1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cơ sở văn hóa việt nam lễ hội ok om bok và sự tiếp nhận văn hóa khmer tại tỉnh trà vinh

18 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lễ Hội Ok Om Bok Và Sự Tiếp Nhận Văn Hóa Khmer Tại Tỉnh Trà Vinh
Tác giả Bùi Ngọc Hoa
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp.Hcm
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Long An
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 335,24 KB

Nội dung

Trong sự giàu đẹp của nền văn hóa dân tộc Khmer, bên cạnh các phong tục tập quán như tu báo hiếu, hỏa táng hay nam ở rể thì ở phần lễ hội có các lễ hội lớn và được tổ chức nhộn nhịp hằng

Trang 1

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

2411LITR191220

LỄ HỘI OK OM BOK VÀ SỰ TIẾP NHẬN VĂN

HÓA KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH

SVTH: Bùi Ngọc Hoa STT-MSSV: 7 - 50.11.601.007

Lớp: 50.11.SPVAN

Long An, tháng 11/2024

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học 3

5 Thực tiễn đề tài nghiên cứu 3

Chương 1: Cơ sở lý luận 4

1.1 Định nghĩa văn hóa 4

1.2 Các đặc trưng và chức năng văn hóa 4

Chương 2: Cơ sở thực tiễn 5

2.1 Văn hóa Khmer ở Nam Bộ 5

2.2 Văn hóa Khmer tại tỉnh Trà Vinh 5

Chương 3: Lễ hội Ok Om Bok 6

3.1 Khái quát về Lễ hội Ok Om Bok 6

3.1.1 Tên gọi 6

3.1.2 Ý nghĩa lễ hội 6

3.2 Phần lễ của lễ hội Ok Om Bok 7

3.2.1 Nghi lễ cúng trăng 7

3.2.2 Lễ thả đèn nước 8

3.3 Phần hội của lễ hội Ok Om Bok 8

3.3.1 Đua ghe ngo 8

3.3.2 Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 9

Chương 4: Sự tiếp nhận văn hóa Khmer của người Kinh tại tỉnh Trà Vinh 10

4.1 Khảo sát thực tế về sự tiếp nhận văn hóa Khmer của người Kinh 10

4.2 Những điểm mạnh/hạn chế trong tiếp nhận 14

4.3 Phương hướng và giải pháp thực tiễn 15

Kết luận: 16

Tài liệu tham khảo: 17

Trang 3

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã răn dạy về những đức tính sống đoàn kết giữa các dân tộc Điều đó được biểu hiện rõ nét trong các câu ca dao, tục ngữ như “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” Chiều sâu văn hoá đó là những công trình được xây dựng nhờ vào những “chất liệu” giá trị văn hóa vật chất

và giá trị văn hóa tinh thần của 54 dân tộc anh em Chính vì thế, có thể nói rằng văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú

Xuôi dòng về vùng văn hóa Tây Nam Bộ, ta ghé thăm tại vùng đất Trà Vinh - nơi được mệnh danh là xứ sở của những ngôi chùa Khmer cổ kính Trong sự giàu đẹp của nền văn hóa dân tộc Khmer, bên cạnh các phong tục tập quán như tu báo hiếu, hỏa táng hay nam ở rể thì ở phần lễ hội có các lễ hội lớn và được tổ chức nhộn nhịp hằng năm như Chol Chnam Thmay, Sene Dolta và Ok Om Bok Trong đó lễ hội Ok

Om Bok nhận được nhiều sự quan tâm và thu hút của người dân bởi có lẽ Ok Om Bok có nhiều hoạt động văn hóa tâm linh và tín ngưỡng mang đậm đà văn hoá dân tộc Khmer nhất Lễ hội Ok Om Bok của người dân Khmer Trà Vinh nói riêng hay Nam Bộ nói chung đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trở thành một niềm tự hào của người dân và của cả dân tộc ta

Sự đậm đà bản sắc trong văn hóa Khmer đã trở thành chiếc chìa khóa của sự kết nối và gắn bó không chỉ giữa những người dân Khmer mà còn là sự giao thoa và tiếp nhận với các dân tộc khác Bên cạnh việc lưu giữ những giá trị truyền thống văn hóa vốn có của dân tộc mình, các dân tộc khác khi cùng chung sống, họ cũng tạo nên một chiếc cầu nối giữa những nét văn hóa đẹp đẽ với nhau Việc tiếp nhận văn hóa Khmer cần nhận được nhiều sự quan tâm từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn đời sống Chính

vì thế, đề tài Lễ hội Ok Om Bok và sự tiếp nhận văn hóa Khmer tại tỉnh Trà Vinh

đã được đưa vào nghiên cứu và từ đó có những phương hướng bảo tồn và lưu giữ văn hoá Khmer phù hợp nhất

2 Mục đích

Trang 4

Đề tài cung cấp thông tin từ khái quát đến chi tiết về Lễ hội Ok Om Bok tại tỉnh Trà Vinh các hoạt động trong tuần lễ tổ chức lễ hội Ok Om Bok Tạo một không gian

để người đọc có thể được ngắm nhìn và tham gia lễ hội gián tiếp thông qua bài luận Đồng thời, mục đích chính còn là nghiên cứu từ thực tiễn thông qua khảo sát về sự hiểu biết và góc nhìn của những người dân về văn hóa Khmer cũng như lễ hội Ok

Om Bok để từ đó có những phương pháp và cách thức dễ dàng áp dụng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Khmer

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Ok Om Bok tại tỉnh Trà Vinh, sự tiếp nhận văn hóa Khmer của người Kinh

- Phạm vi nghiên cứu: Các tỉnh/thành thuộc vùng văn hóa Nam Bộ, trong đó nhiều nhất là tỉnh Trà Vinh

4 Ý nghĩa khoa học

Từ lý thuyết dựa trên cơ sở lý luận, tiếp tục khai thác và tìm hiểu sâu về lễ hội

Ok Om Bok Tạo nguồn tài liệu tham khảo và cung cấp thêm một góc nhìn mới về văn hóa Khmer tại tỉnh Trà Vinh

5 Thực tiễn đề tài nghiên cứu

Từ sự hiểu biết về những nét văn hóa lâu đời của lễ hội Ok Om Bok và văn hóa Khmer, lựa chọn biện pháp, cách thức để giải quyết những điểm còn hạn chế thiếu sót và đồng thời lưu giữ và phát huy những điểm tốt đã có

Trang 5

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Định nghĩa văn hóa

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc và khi các trang mạng xã hội ngày càng phổ biến thì xuất hiện cụm từ “văn hóa ứng xử trên không gian mạng” Cụm từ như một sự nhắc nhở đối với người dùng mạng xã hội sao cho có chuẩn mực đạo đức nhất định Đó là một loại văn hoá, cụm từ văn hoá đã xuất hiện từ khá sớm và khi đi ngược lại và bước vào quá trình hình thành, con người dùng cụm từ văn hóa để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo,…) Theo

PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

1.2 Các đặc trưng và chức năng văn hóa

Văn hóa có những đặc trưng và chức năng nhất định để khi nghiên cứu về các vấn đề của văn hóa thì người nghiên cứu có thể dựa vào để khai thác và tránh bị sa lầy vào những vấn đề bên ngoài của văn hóa Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm, văn hóa bao gồm các đặc trưng tương ứng với các chức năng:

+ Tính hệ thống thực hiện chức năng tổ chức xã hội, văn hóa làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội các phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

+ Tính giá trị thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển xã hội

+ Tính nhân sinh thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết mọi người lại với nhau

+ Tính lịch sử thực hiện chức năng giáo dục, từ đó chức năng phái sinh là đảm bảo kế tục của lịch sử

Tóm lại, nhờ vào những đặc trưng và chức năng của văn hóa mà chính bản thân văn hóa có thể tiếp tục phát huy những giá trị vốn có và sáng tạo ra những giá trị mới

Trang 6

sao cho phù hợp với cái đã có Cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Văn hóa còn là dân tộc còn”, tức nghĩa văn hóa là nền tảng cơ bản để mỗi đất nước phát triển, là minh chứng cho quá trình hình thành đất nước và con người của mỗi quốc gia dân tộc

Chương 2: Cơ sở thực tiễn

2.1 Văn hóa Khmer ở Nam Bộ

Người Khmer là một trong những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, thuộc ngữ hệ Nam Á Khu vực sinh sống tập trung chủ yếu của người dân Khmer là

ở các tỉnh Nam Bộ Người Khmer Việt Nam có nguồn gốc từ sự di cư của một bộ phận Khmer Cam-pu-chia nên giữa văn hóa Khmer Việt Nam và văn hóa Khmer Cam-pu-chia có những nét tương đồng Tuy nhiên, người Khmer Việt Nam vẫn có nét văn hóa riêng biệt và đặc sắc trong phong tục, tập quán, lối sống, nghệ thuật, ngôn ngữ,… Người dân Khmer có nhiều hình thức văn hóa như lễ hội, nghề nghiệp, tín ngưỡng mang đậm nét giao thoa văn hóa dần xuất hiện Người Khmer Nam Bộ sáng tạo các loại hình nghệ thuật sân khấu như hát Dù Kê, múa Rô-băm, múa Sa-dam, múa chằn, ngũ âm,…tạo nên sự độc đáo trong các loại hình văn nghệ biểu diễn thu hút nhiều sự quan tâm của du khách và bạn bè quốc tế Bên cạnh đó, những làng nghề nổi tiếng như dệt chiếu bằng sợi lát (ở Trà Vinh, Sóc Trăng) vẫn tiếp tục phát triển,

họ cũng tham gia và tổ chức cúng phước trên biển (ở Sóc Trăng), tổ chức trò chơi đua bò (ở An Giang) và những lễ hội như Chol Chman Thmay, Sene Dolta, Ok Om Bok để ăn mừng sau mùa vụ và chuẩn bị cho các vụ mùa tiếp theo Bản sắc văn hoá Khmer tại Nam Bộ vô cùng đặc sắc và đậm đà bản sắc của dân tộc

2.2 Văn hóa Khmer tại tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống Theo số liệu thống kê vào tháng 11/2024, hiện nay tỉnh Trà Vinh có hơn 300.000 người Khmer, chiếm hơn 31,5% số dân của tỉnh Nơi đây được mệnh danh là xứ sở của những ngôi chùa Khmer

cổ kính vì có 143 ngôi chùa Khmer Phật giáo Nam tông đã tạo nên một xứ sở đậm đà bản sắc dân tộc Khmer với các lối kiến trúc, nghệ thuật đặc trưng và riêng biệt Để tạo điều kiện cho việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa, tỉnh Trà Vinh đã đưa ra nhiều chính sách như phát triển làng văn hóa, trường học dạy chữ Khmer, xây dựng khu bảo tàng

Trang 7

văn hóa Khmer, tổ chức các lễ hội, tuần lễ văn hóa để quảng bá đến du khách và bạn

bè quốc tế

Về làng văn hóa tại tỉnh Trà Vinh, có thể kể đến làng văn hóa Khmer tại phường

8, thành phố Trà Vinh Trong làng có chùa Âng là một trong những ngôi chùa Khmer được xây dựng sớm nhất ở Tây Nam Bộ vào những năm 990, thắng cảnh Ao Bà Om, trường trung cấp Pali Đặc biệt là bảo tàng văn hoá dân tộc Khmer nơi lưu giữ nhiều hiện vật và loại hình nghệ thuật văn hóa Khmer mang giá trị văn hóa vật chất lẫn giá trị văn hóa tinh thần Tỉnh Trà Vinh đang nỗ lực để giữ nguyên vẹn những nét giá trị văn hóa Khmer đặc sắc và độc đáo ấy, bên cạnh đó cũng là sự thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện sống ngày nay của người dân Khmer

Chương 3: Lễ hội Ok Om Bok

3.1 Khái quát về Lễ hội Ok Om Bok

3.1.1 Tên gọi

Lễ hội Ok Om Bok (phiên âm: Ak Ambok), theo tiếng Khmer “Ok” có nghĩa là đút còn “Om Bok” là cốm dẹp, nên lễ hội còn có tên là lễ hội đút cốm dẹp, hay một cái tên quen thuộc khác nữa là lễ hội cúng trăng Lễ hội được tổ chức vào vào ngày

14 và 15 tháng Ka-Đâk (tức tháng 12 theo lịch pháp của người Khmer Nam Bộ, tháng

10 âm lịch) Thời gian lễ hội cũng là thời gian chuyển từ mùa mưa sang mùa nắng và

là chuyển từ mùa gieo trồng sang mùa thu hoạch

3.1.2 Ý nghĩa lễ hội

Ý nghĩa về tên lễ hội đúc cốm dẹp: vào ngày Ok Om Bok thì người dân Khmer

sẽ bày một mâm lễ vật bao gồm dừa, khoai và một thứ không thể thiếu đó chính là cốm dẹp Có thể là cốm vị nguyên bản hoặc là cốm trộn chung với dừa khô nạo để cúng ông Trăng Tới phần Ok, người dân sẽ được các cụ hoặc sư cho cốm vào miệng sau đó cắn một miếng chuối và vỗ vào lưng 3 cái Sau đó các cụ hoặc sư sẽ hỏi người

ăn muốn ước nguyện những gì và có thể nói ra điều ước nguyện khi trong miệng có đầy cốm và chuối

Ý nghĩa với tên lễ hội cúng trăng: với truyền thống nông nghiệp lâu đời, người

Khmer Nam Bộ luôn tin vào các thần sẽ giúp đỡ cho việc canh tác vụ mùa được thuận

Trang 8

lợi Theo quan niệm của người Khmer, Mặt Trăng được tôn kính như một vị thần trông coi và cai quản việc thời tiết, khí hậu cũng như thủy văn nên tổ chức lễ hội cúng trăng như thể hiện sự tạ ơn với thần Mặt Trăng và đồng thời thể hiện niềm tin và hi vọng cho một mùa màng bội thu tiếp theo

Cũng như nhiều lễ hội khác của đồng bào Khmer, lễ hội Ok Om Bok tích hợp

cả yếu tố nông nghiệp lẫn yếu tố Phật giáo Một lễ hội có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Khmer mang đến một mùa màng bội thu Hằng năm, lễ hội cũng được tổ chức vô cùng nhộn nhịp và thu hút nhiều sự tham gia của các du khách không chỉ trong nước mà còn là du khách quốc tế

3.2 Phần lễ của lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh được chia ra thành 2 phần, gồm phần lễ có nghi lễ cúng trăng và lễ thả đèn nước, còn phần hội được tổ chức nhộn nhịp với các hoạt động mang đậm nét văn hóa như đua ghe ngo, biểu diễn văn hóa nghệ thuật,…

3.2.1 Nghi lễ cúng trăng

Nghi lễ cúng trăng thường được tổ chức ở nhà mỗi người dân hoặc theo các phum, sóc tùy theo truyền thống văn hóa mỗi gia đình sẽ có những cách thức khác nhau nhưng nhìn chung họ vẫn giữ những nét văn hóa cơ bản của nghi lễ Nghi lễ không phân biệt độ tuổi hay giới tính của người tham gia Về phần chủ trì nghi lễ thường là người trụ cột của gia đình hoặc các cụ lớn tuổi có uy tín trong các phum sóc Mở màn của buổi lễ có sự biểu diễn của những điệu nhảy Khi mặt trăng lộ diện,

lễ vật sẽ được bày lên bàn thờ Cốm dẹp là lễ vật không thể thiếu, bên cạnh đó còn có chuối, khoai, trái cây, bánh kẹo,… Chủ trì thắp nhang và rót trà rồi sẽ tiến hành cầu nguyện mùa màng mưa thuận gió hoà Sau phần nghi lễ, người chủ trì vừa đúc cốm dẹp và chuối cho trẻ em và hỏi về những ước muốn của trẻ dự lễ để có thể cầu chúc cho ước mơ của trẻ có thể thành hiện thực Cuối cùng, người dự lễ cùng nhau xem múa các điệu múa truyền thống hay hát những lời ca dân tộc

Nghi lễ cúng trăng được xem như là phần lễ cốt lõi của toàn thể các hoạt động văn hóa của lễ hội Ok Om Bok Nghi lễ được diễn ra với không gian trang trọng nhưng không kém phần nhộn nhịp Nghi lễ này cũng là dịp để gia đình, con cháu

Trang 9

cùng nhau tụ họp và quây quần bên nhau Phum sóc cũng sẽ trở nên đoàn kết và gắn

bó với nhau

3.2.2 Lễ thả đèn nước

Người Khmer là cư dân gốc nông nghiệp lúa nước nên đối với người dân nước

là một yếu tố rất quan trọng trong văn hóa Lễ thả đèn nước ở Trà Vinh thường được

tổ chức tại danh lam thắng cảnh quốc gia Ao Bà Om

Người Khmer Trà Vinh thường làm đèn để thả bằng thân và bẹ chuối Bên trong đèn có gắn đèn cầy và đựng lễ vật như bánh kẹo, trái cây,… Hiện nay, đèn cũng được biến tấu và cách tân theo nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau có mô hình kiến trúc chùa hay tháp Khmer và xung quang mô hình có thể trang trí bằng giấy kiếng và

dây đèn, điều này tạo nên sự độc đáo và lung linh sắc màu trên mặt nước Chùa Âng

có lẽ là một trong những ngôi chùa Khmer tổ chức lễ rước đèn lớn nhất tại tỉnh Trà Vinh Các vị sư trụ chì đọc các câu tụng để thể hiện sự tạ ơn của người dân đối với

các vị thần Người dự lễ sẽ đem đèn xuống gần Ao Bà Om để thả và chiếc đèn sẽ

mang theo lời tạ ơn cũng như sự hi vọng cho mùa màng bội thu tiếp theo

Nghi lễ thả đèn nước của lễ hội Ok Om Bok là một nghi thức không thể thiếu đối với người dân Khmer Trà Vinh Với sự quan niệm về nước, người dân luôn thể hiện sự biết ơn với các vị thần đã giúp họ có một mùa màng bội thu và hạn chế được thiên tai Người Khmer sống hòa hợp với thiên nhiên và trân quý các tài nguyên mà theo họ quan niệm là các vị thần đã ban tặng Việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đó sẽ là một trong những phần trách nhiệm quan trọng

3.3 Phần hội của lễ hội Ok Om Bok

3.3.1 Đua ghe ngo

Phần hội đua ghe ngo được diễn ra tấp nập và nhộn nhịp trên dòng sông Long Bình tại thành phố Trà Vinh Đua ghe ngo không chỉ là một trò chơi mà nó còn mang tính thể thao và văn hóa Khmer độc đáo Trà Vinh là một vùng đất sông ngồi kênh rạch chằng chịt và vốn là cư dân nông nghiệp lúa nước, sinh sống chủ yếu ở ven sông nên ghe ngo phương tiện di chuyển chủ yếu của người Khmer xưa

Ghe ngo tiếng Khmer gọi là tuk ngô và là thuyền độc mộc bằng cây sao có tuổi thọ cao để có thân thuyền rắn chắt Chiều dài chiếc ghe thông thường khoảng

Trang 10

25m-30m có thể chở 1 đội đua ghe ngo gồm 70-80 người (gồm cả chính thức lẫn dự bị) Đầu nge được đục đẽo nhọn, các mảnh gỗ ở thân được đóng lại với nhau bằng đinh Các mối nối phải thật chặt và khít với nhau để không bị thấm nước Sau các công đoạn đục đẽo, nghệ nhân đóng thuyền sẽ vẽ trang trí với nhiều màu sắc và hình dạng phong phú, sinh động Các hình trang trí ghe thường là các vật linh thiêng trong văn hóa Khmer như rồng, lân, rắn, cọp,…

Các đội đua ghe ngo được chia theo bảng để thi đấu với nhau và thi đấu theo cặp từ đó chọn ra 2 đội xuất sắc nhất để vào chung kết tranh hạng Bên cạnh yếu tố chiếc ghe chắc chắn, các đội đua cũng tập luyện thường xuyên trước khi lễ hội diễn

ra vài tháng Phía trên đầu ghe có người điều khiển họ có thể điều khiển bằng tay hoặc còi để ra hiệu cho đồng đội Bên cạnh kỹ năng chèo thuyền thì sự đồng đều, nhịp nhàng và tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong đội là điều vô cùng quan trọng

Không chỉ là một cuộc đua vui mà đua ghe còn mang tính rèn luyện sức khỏe

và biểu hiện đặc trưng văn hóa Cùng với sự cỗ vũ nồng nhiệt của người dân xem hội, các đội như được tiếp thêm tinh thần và sự nhiệt huyết để dành chiến thắng Hội đua ghe ngo thể hiện một tinh thần đoàn kết và gắn bó không chỉ giữa những người dân Khmer mà còn đối với người dân các dân tộc khác

3.3.2 Biểu diễn văn hóa nghệ thuật

Sân khấu dù kê: là sự kết hợp độc đáo và đặc sắc các loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hoá Khmer như ca hát, đối thoại, diễn xuất, hội hoạ, hoá trang,…

Ta có thể kể về nghệ thuật hoá trang có hoá trang thành người, hoá trang thành chằn Nhạc cụ đuược sử dụng trong sân khấu dù kê có: bộ dây, bộ gõ và dàn nhạc ngũ âm Các điệu múa có thể mang các chủ đề khác nhau như: múa được mùa, múa hầu rượu, múa chúc mừng,… Dựa vào những cốt truyện dân gian, truyển cổ tích xưa của người Khmer mà người dân đã mang lên sân khấu và bộc lộ các giá trị văn hoá tinh thần Mỗi tác phẩm biểu diễn đều đem đến cho người xem một bài học nhân văn sâu sắc

mà người dân muốn giáo dục đến thế hệ mai sau

Múa Rô-băm: thường được biểu diễn ở các dịp lễ lớn của người Khmer Múa Rô-băm không chỉ có thể biểu diễn ở các lễ lớn mà người dân còn múa rô-băm trong

Ngày đăng: 05/12/2024, 21:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w