Giới thiệu chung, Lịch sử hình thành và phát triển, ý nghĩa của tam tài và ngũ hành 1.1 Giới thiệu chung về Tam tài và Ngũ hành Trong triết học phương Đông, hai khái niệm Tam tài và Ngũ
Trang 1TIỂU LUẬN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
NỘI DUNG: TAM TÀI, NGŨ HÀNH VÀ CÁC ỨNG DỤNG CỦA NGŨ HÀNH
Giáo viên: Nguyễn Thị Châu
Trang 2Họ & Tên Mã số sinh viên Mã lớp học Lớp học
Trang 3MỞ ĐẦU
Vào năm 2002, UNESCO đã quyết định đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua cácthế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống
và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” Bên cạnh định nghĩacủa UNESCO đưa ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhữngcông cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Văn hóa là những gì thuộc về đời sống tâm linh,đời sống tinh thần của con người Việt Nam, được tìm hiểu qua nhiều phương thức khácnhau Môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam giúp người học được tìm hiểu một cách bao quátnhất về những khái niệm cơ bản cùng quá trình hình thành và phát triển của văn hóa ViệtNam Trong số những kiến thức mà tôi đã học được trong học phần này, điều mà tôi tâmđắc nhất đó chính là về tam tài, ngũ hành và những ứng dụng của ngũ hành Trong suốtchiều dài lịch sử, tam tài và ngũ hành đã có sự gắn bó mật thiết với người dân và văn hóaViệt Nam Nó góp phần tạo nên tính đa dạng cho nền văn hóa của đất nước, tạo nên bảnsắc văn hóa riêng của dân tộc Chính vì thế, tôi đã chọn đều tài tiểu luận của mình là “Tam tài, ngũ hành và những ứng dụng của ngũ hành”
Trang 4NỘI DUNG
I TAM TÀI VÀ NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH CỦA TAM TÀI VÀ NGŨ HÀNH
1 Giới thiệu chung, Lịch sử hình thành và phát triển, ý nghĩa của tam tài và ngũ hành
1.1 Giới thiệu chung về Tam tài và Ngũ hành
Trong triết học phương Đông, hai khái niệm Tam tài và Ngũ hành đóng vai trò quan
trọng, không chỉ trong đời sống tâm linh mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa, tưtưởng và các quyết định trong cuộc sống hàng ngày của người dân
Tam tài (Thiên, Địa, Nhân) là sự tổng hòa của ba yếu tố tối cao trong vũ trụ:
Thiên (Trời), Địa (Đất) và Nhân (Con người) Mỗi yếu tố đều có một vị trí và vaitrò riêng, tương tác với nhau để tạo nên sự hài hòa trong vũ trụ Thiên mang tính
vô hạn, Địa là nền tảng sinh ra sự sống, còn Nhân chính là phần kết nối giữa Trời
và Đất, là người thực hiện và áp dụng các quy luật của vũ trụ vào thực tế
Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) là một hệ thống lý thuyết giải thích các
hiện tượng tự nhiên và các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, bao gồm nămyếu tố cơ bản: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa) và Thổ (đất) Mỗihành không chỉ có đặc tính riêng mà còn tạo ra sự tương sinh (hỗ trợ, thúc đẩynhau) và tương khắc (kìm hãm, tiêu diệt nhau) để duy trì sự cân bằng trong vũ trụ Xét về bản chất, tam tài là khái niệm thể hiện triết lí cổ xưa về cấu trúc không gian vũtrụ dưới dạng một mô hình ba yếu tố Thuyết tam tài là thuyết nói đến ba yếu tố cơ bảntrong vũ trụ: Thiên – địa – nhân
Ứng dụng của Ngũ hành và Tam tài là việc vận dụng các lý thuyết về Ngũ hành vàTam tài vào đời sống thực tiễn để tạo ra sự hài hòa, cân bằng, giúp cải thiện các yếu tốliên quan đến môi trường sống, sức khỏe, công việc và các mối quan hệ xã hội Cụ thể,ứng dụng này giúp con người hiểu và khai thác sự tương sinh, tương khắc giữa các yếu tố
tự nhiên, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý, mang lại lợi ích và thành công trong cáclĩnh vực như phong thủy, y học cổ truyền, quản lý, và xây dựng mối quan hệ Liệu nhữngứng dụng này có thực sự mang lại giá trị và hiệu quả trong thực tiễn hay chỉ là nhữngquan niệm văn hóa lâu đời?
Trang 51.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Khái niệm về Ngũ hành và Tam tài đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, được ghi nhận
trong các văn bản triết học của Trung Hoa, đặc biệt là trong Chu Dịch (I Ching), một
trong những tác phẩm vĩ đại và có ảnh hưởng lớn đối với triết học phương Đông Đặcbiệt, trong nền văn hóa Việt Nam, các khái niệm này đã được tích hợp vào nhiều lĩnh vựcnhư phong thủy, y học cổ truyền, mệnh lý, và thậm chí trong các nghi lễ tâm linh Trongsuốt lịch sử, Ngũ hành và Tam tài đã trở thành nền tảng giúp con người hiểu rõ hơn về sựvận hành của vũ trụ và ảnh hưởng của nó đến đời sống
Tam tài bao gồm bộ ba thành tố có mối liên hệ âm dương từng đôi một Trong Tamtài, mối quan hệ âm dương gồm hai yếu tố âm và dương đụng chạm với thành tố thứ ba vàlập thành quan hệ bộ ba cũng theo nguyên lý âm dương Thành tố mới này cũng có quan
hệ âm dương với từng thành tố trong cặp cũ Như thế, ba thành tố có cùng quan hệ âmdương theo từng đôi một và trong mỗi quan hệ, một thành tố có thể đóng vai trò khácnhau, lúc thì âm, lúc thì dương Chẳng hạn, vợ chồng là hai thành tố trong âm dương,nhưng sau đó đứa con xuất hiện như là thành tố mới can dự vào quan hệ trước Đứa con
so với cha là âm, nhưng so với mẹ lại là dương Như thế, xét cho cùng, tam tài cũng làmột nguyên lý vận hành của vũ trụ với ba thành tố
1.3 Ý nghĩa và tầm quan trọng
Sự tồn tại và ứng dụng của Ngũ hành và Tam tài không phải là những lý thuyếtthuần túy mà mang đậm giá trị thực tiễn Các nguyên lý này giúp con người:
Định hướng cuộc sống: Ngũ hành cung cấp phương thức lựa chọn nghề nghiệp,
bạn đời, màu sắc, cách sống sao cho hòa hợp với quy luật tự nhiên và tạo ra maymắn
Điều hòa âm dương: Giúp cân bằng các yếu tố trong cơ thể và môi trường sống,
từ đó cải thiện sức khỏe, tạo ra sự thuận lợi trong công việc, gia đình
Thể hiện mối quan hệ giữa vạn vật: Nhờ Ngũ hành, con người hiểu rõ hơn về
mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó cócách ứng xử phù hợp
II NGŨ HÀNH, ĐẶC TRƯNG NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA NGŨ HÀNH 2.1 Hà đồ - Cở sở của ngũ hành
A Khái niệm Hà Đồ
Trang 6C Ngũ hành theo HÀ ĐỒ
Mỗi phương- hướng trong Hà Đồ lại tương ứng với một hành cụ thể
Ở hướng Bắc 1 chấm trắng bên
trong, 6 chấm đenbên ngoài
Tương ứng với saoHuyền Vũ
Ngũ hành là thủy(tượng trưng chonước)
Ở hướng Nam 3 chấm trắng bên
trong, 8 chấm đenbên ngoài
Tương ứng với saoThanh Long
Ngũ hành là mộc(tượng trưng chocây, gỗ)
Ở hướng Đông 2 chấm đen bên
trong, 7 chấm trắng
Tương ứng với saoChu Tước
Ngũ hành là hỏa(tượng trưng cho
Trang 7bên ngoài lửa)
Ở hướng Tây 4 chấm đen bên
trong, 9 chấm trắngbên ngoài
Tương ứng với saoBạch Hổ
Ngũ hành là kim(tượng trưng chokim loại, vàng)
Ở giữa (trung tâm) 5 chấm trắng bên
trong, 10 chấm đenbên ngoài
Ngũ hành là thổ(tượng trưng chođất)
Tứ tượngSự sắp xếp các hành theo phương phản ánh rõ về nguồn gốc nền nôngnghiệp Việt Nam của Ngũ hành Đối với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam củachúng ta, để trồng trọt được thì không có gì quý và quan trọng hơn đất, do vậy Thổ đượcđặt vào vị trí trung ương, đây là vị trí của số tham thiên lưỡng địa Sau sự quan trọng củađất thì chính là nước, nước giúp cho cây cối tốt tươi, ra hoa, đâm chồi nảy lộc; Thủy ứngvới số 1 trong Hà Đồ, biểu tượng cho sự khởi đầu (nguyên thủy, thủy chung)
2.2 Ngũ hành và mối quan hệ tương sinh, tương khắc
Hình 2.1 Ngũ hành tương sinh, Ngũ hành tương khắc
Mỗi hành trong Ngũ hành đều có đặc tính và tính chất riêng Các hành tương sinh vàtương khắc nhau, tạo nên một vòng tuần hoàn để duy trì sự cân bằng Việc hiểu rõ quyluật này sẽ giúp chúng ta vận dụng Ngũ hành vào cuộc sống một cách hiệu quả
- Chi tiết về từng hành
Trang 8 Kim (Kim loại): Kim tượng trưng cho sự cứng rắn, bền bỉ, tổ chức và sự sáng tạo.
Trong tự nhiên, Kim bao gồm các vật thể như kim loại, đá quý, khoáng sản
Mộc (Gỗ): Mộc là biểu tượng của sự sinh trưởng, phát triển, sáng tạo Mộc trong
thiên nhiên là cây cối, thực vật Mộc cần nước (Thủy) để sinh trưởng và có thể tạo
ra lửa (Hỏa)
Thủy (Nước): Thủy là yếu tố linh hoạt, điều hòa, có khả năng hòa nhập và thay
đổi Nước có khả năng dập tắt lửa (Hỏa) nhưng nuôi dưỡng cây cối (Mộc)
Hỏa (Lửa): Hỏa là biểu tượng của năng lượng, sự chuyển động mạnh mẽ và tiêu
diệt Lửa có thể làm tan chảy kim loại (Kim) nhưng lại cần gỗ (Mộc) để cháy
Thổ (Đất): Thổ mang lại sự ổn định và sự nuôi dưỡng Thổ có thể sinh ra kim loại
(Kim) nhưng cũng có thể bị nước (Thủy) cuốn trôi
- Mối quan hệ tương sinh, tương khắc:
Tương sinh: Mộc sinh Hỏa (Gỗ làm cháy lửa), Hỏa sinh Thổ (Lửa đốt cháy thành
tro, nuôi dưỡng đất), Thổ sinh Kim (Đất sinh ra kim loại), Kim sinh Thủy (Kimloại tan chảy thành nước), Thủy sinh Mộc (Nước giúp cây cối sinh trưởng)
- Tương khắc: Hỏa khắc Kim (Lửa làm tan chảy kim loại), Kim khắc Mộc (Kim
loại cắt gỗ), Mộc khắc Thổ (Cây hút chất dinh dưỡng từ đất), Thổ khắc Thủy (Đấtngăn nước chảy), Thủy khắc Hỏa (Nước dập tắt lửa)
2.2 Các ứng dụng của Ngũ hành trong đời sống
2.2.1 Phong thủy
Trang 9Hình 2.2 Bản đồ hướng nhà theo Mệnh
Phong thủy là ứng dụng nổi bật nhất của Ngũ hành trong đời sống con người Cácyếu tố trong phong thủy được điều chỉnh dựa trên các nguyên lý của Ngũ hành để tạo
ra không gian sống hài hòa, giúp gia chủ gặp may mắn và thuận lợi
Hướng nhà: Hướng nhà được chọn theo mệnh của
Vật liệu xây dựng: Sử dụng các vật liệu phù hợp với hành của gia chủ Ví dụ,người mệnh Kim có thể dùng vật liệu kim loại, trong khi người mệnh Mộc nên sửdụng gỗ
2.2.2 Ẩm Thực
Người Việt Nam chúng ta phân biệt món ăn theo năm mức độ hay còn gọi là năm mức
âm dương ứng với ngũ hành, luật âm dương bù trừ và chuyển hóa được tuân thủ nghiêmngặt trong hầu hết các món ăn ngay từ khâu chế biến Người Việt chia thức ăn ra nămmức âm dương tương ứng với ngũ hành:
- Thực phẩm có tính Hàn (lạnh), âm thịnh ứng với hành Thuỷ
Trang 10- Thực phẩm có tính Nhiệt (nóng), dương (thịnh) ứng với hành Hoả
- Thực phẩm có tính Ôn (âm), dương ít ứng với hành Mộc
- Thực phẩm có tính Lương (mát), âm ít ứng với hành Kim
- Thực phẩm có tính Bình (trung tính) ứng với hành Thổ, ẩm thực Việt rất nghiêm ngặtcũng rất chú trọng theo quy luật âm dương, bù trừ và chuyển hóa khi chế biến món ăn
Hình 2.3 Phân chia thức ăn của người ViệtNgười Việt có thói quen sử dụng rất nhiều loại gia vị, gia vị giúp kích thích dịch vị,dậy lên mùi thơm của món ăn, ngoài ra còn chứa kháng sinh thực vật giúp bảo quản thức
ăn, hạn chế sự sinh sôi này nở của các vi sinh vật, điều hòa âm dương, hàn nhiệt trongthức ăn Khi chế biến còn kết hợp rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau một cách hài hòatheo quy tắc âm dương ngũ hành để món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn Ngoài ra còntùy theo vùng miền mà cách chế biến món ăn được thay đổi theo khẩu vị cũng như tínhlinh hoạt trong quy tắc âm dương ngũ hành nhằm đảm bảo sự cân bằng âm dương giữacon người và môi trường Người Việt chúng ta cũng thường có thói quen ăn uống theo khíhậu và theo mùa:
- Mùa hè nóng nực mang tính nhiệt
- Hành hoả thì ăn các loại thức ăn tính hàn (mát), có nước (âm-hành thuỷ), vị chua(âm) dễ ăn, dễ tiêu hoá, giải nhiệt
- Mùa đông lạnh mang tính hàn (âm) ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ, cay nồng nhưcác món chiên, xào để vừa ngon vừa làm ấm cơ thể Theo quan niệm của người Việt,
Trang 11con người mắc bệnh là do sự mất cân bằng âm dương của cơ thể, và thức ăn thường lạichính là liều thuốc hữu hiệu cho sự mất cân bằng âm dương ấy, giúp cơ thể phục hồinhanh chóng.
* Ứng dụng của ngũ hành trong văn hóa Việt Nam
Ví dụ: xôi ngũ sắc:
Hình 2.4 Xôi ngũ sắc – Đặc sản Mộc ChâuXôi ngũ sắc được xem như là một nét văn hóa trong ẩm thực người Việt Namchúng ta nói chung và các dân tộc thiểu số ít người như Tày, Nùng, Mường nói riêng.Người xưa cho rằng sự tồn tại của năm vật chất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo nên sự tươitốt của thiên - địa - nhân, năm màu xôi ngũ sắc tượng trưng cho triết lý âm dương ngũhành và con người hòa hợp với nhau, xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống trong các dịp lễ,Tết Ăn xôi năm màu sẽ mang lại sự may mắn, tốt lành
Xôi ngũ sắc hội tụ những giá trị truyền thống, hiện đại vừa mang ý nghĩa về quanniệm vũ trụ vừa mang triết lý âm dương, vừa mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, Màu đỏ(hoả) tượng trưng cho khát vọng, Màu vàng (thổ), màu tím đen (thuỷ) tượng trưng chotrái đất trù phú, màu xanh (mộc) tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc, Màutrắng (kim) tượng trưng cho tình yêu trong trắng thủy chung
2.2.3 Hôn nhân
a) Nhẫn cưới
Trang 12Hình 2.5 Nhẫn cưới – Kỉ vật chuyện hôn nhânNhững kỷ vật trong chuyện hôn nhân cũng biểu hiện rất nhiều triết lý âm dươngngũ hành Nhẫn cưới là một vòng tròn khép kín, không có điểm dừng và điểm kết thúc.
Nó biểu hiện cho một thái cực hoàn chỉnh có âm có dương, một dành cho nam, một dànhcho người nữ Nhẫn cưới thường có màu vàng hoặc trắng, biểu thị cho một tình yêu luônvàng son, trong sáng và đẹp đẽ nhất Nhiều khi nhẫn còn đính thêm kim cương như biểuthị cho vẻ đẹp bất tử, trường tồn của tình yêu hay hạnh phúc gia đình
Trang 13Hình 2.6 Sính lễ cưới
c) Màu sắc trong lễ cưới
Hình 2.7 Sính lễ cưới
Lễ vật trong hôn nhân, được đựng trong hộp màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ Màu
đỏ màu của sự sống (dương), sự vui mừng, hạnh phúc Trang phục trong lễ cưới cũng nhưtrong trang trí của người Á Đông thường chọn màu đỏ làm chủ đạo Theo quan niệm ngũhành, màu đỏ là màu của phương Nam, màu của niềm vui và mọi sự tốt lành Các đámcưới hiện đại ngày nay cũng hay chọn trang phục với nam là vest đen, cô dâu mặc váytrắng Đen – trắng hai màu chủ đạo của hai thái cực âm dương, sự tổng hòa ngẫu nhiên
mà lại cực kỳ hợp lý theo âm dương ngũ hành.
Trang 14Việc chọn ngày, giờ, tháng tốt để tiến hành lễ cưới sử dụng thiên can, địa chi, âmdương, ngũ hành… Nó cũng cho thấy âm dương ngũ hành được trọng dụng tới nhườngnào trong quan niệm về một sự viên mãn vuông tròn của người Á Đông ta
Lễ cưới được tổ chức có sự hiện diện của hai bên gia đình, bạn bè, cô dâu chú rểdưới sự chứng giám của Tổ Tiên, các bậc tiền nhân Từ đây hai tiếng vợ chồng vang mãitới “đầu bạc răng long” Đây được coi là nghi thức sống động về một sự thông cáo rõ ràngcho sự hòa hợp của hai cá thể nam nữ với vũ trụ về sự thống nhất giữa hai thực thể âmdương xác định
2.2.4 Y học
Trong y học cổ truyền, học thuyết ngũ hành được ứng dụng rộng rãi và được xem
là kim chỉ nam cho hoạt động khám chữa bệnh Kết hợp học thuyết âm dương với y học
để hình thành nên học thuyết âm dương được ứng dụng trong y học Từ đó thuyết âmdương ngũ hành được phổ biến rộng rãi, là một phạm trù không thể thiếu trong y học,ngoài nhiều nền y học phát triển trên thế giới áp dụng thì nền y học Việt Nam cũng không
là một ngoại lệ
Về cấu tạo: Tổ chức bộ phận trên cơ thể, yếu tố dượng đại diện cho những bộ phậnbên ngoài thường có thể nhìn được băng mặt thường như: mặt ngoài, tứ chi, bìmao, lục phủ, yếu tố âm đại diện cho những bộ phận bên trọng như: mặt trong tửchỉ, cân cốt, ngũ tạng trong các bộ phận đó lại có thể chia nhỏ với các phần âm -dương luôn tồn tại
Về thay đổi bệnh lí: Nhân tố gây bệnh được chia thành 2 loại âm tà, dương tà,…vềchẩn đoán bệnh tật, các chứng thuộc dương sẽ là: sắc sáng, thạnh âm to rõ, tiếngthở thô, sốt, các chứng thuộc ẩm: sắc tối, thanh âm thấp bé, tiếng thứ vũ lực, sợlạnh
Nguyên tắc điều trị: Có hai nguyên tắc chính, là: âm dương thiên thắng và âmdương thiên suy với âm dương thiên thăng thì dương thăng thì âm bệnh và ngượclại, với âm dương thiên suy thì âm hư không chệ được dương gây, chứng hư nhiệt,dương hư không chế được âm gây chứng hư hành Liên hệ với thuyết âm dương thì
từ đó cũng sản sinh ra thuyết ngũ hành ứng dụng trong y học đặc biệt là y học cổtruyền, được áp dụng nhiều nơi thuyết ngũ hành với nằm đặc tính: kim, mộc, thuỷ,hoà, thổ qua đó cách chuẩn đoán bệnh cũng dựa trên các đặc tính này, dựa vào đó
mà căn cứ biểu hiện của sắc, vị mạch để chẩn đoàn tạng bị bệnh, sắc mặt xanh thìthích ấn độ chua, mạch huyền thì có thể chẩn đoán can bệnh, mặt sắc đỏ thì miệngđặng, mạch hồng có thể chẩn đoán tầm hòa khang thịnh về cách xác định các