Vì vậy, việc tận dụng quảng cáo trực tuyến để tối đa hóa doanh số bán hàng, tăng cường tương tác và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng là một thách thức đối với các doanh nghiệp hoạ
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN
Tổng quan về hoạt động quảng cáo quảng cáo
Trong cuốn “Marketing căn bản”, Philip Kotler (1988) cho rằng: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí” Ta có thể thấy rằng, quảng cáo không chỉ là truyền thông tin mà còn là hoạt động mang tính thương mại và có chi phí
Nhà kinh tế học Robert Larue (2010) theo một cách ngắn gọn: “Quảng cáo là tất cả những phương tiện thông tin và thuyết phục quần chúng mua một món hàng hay một dịch vụ”
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình (Theo Điều 102 Luật Thương mại 2005)
Trong khi đó, Luật Quảng cáo quy định về quảng cáo như sau: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”
Qua đó, ta thấy được rằng có nhiều quan điểm khác nhau về quảng cáo, nhưng nhìn chung thì quảng cáo đều hướng đến mục đích là thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, kích thích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm Quảng cáo là một hoạt động tính phí, nội dung là cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh
Thứ nhất, về phía doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp nhờ sự trợ giúp của quảng cáo mà có thể đưa sản phẩm của họ đến gần hơn với người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu cho sản phẩm, tăng sức mua của
4 người tiêu dùng, giúp thương nhân mở rộng thị phần của họ trong thị trường Ngoài ra quảng cáo còn giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu của họ, tạo ra sự nhận diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng bằng việc tăng tần suất và mật độ quảng cáo cho sản phẩm của họ
Bên cạnh đó, quảng cáo hỗ trợ thúc đẩy cho khâu bán hàng của doanh nghiệp, chi phí cho việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được giảm một cách đáng kể lí do là người tiêu dùng sẽ tự tìm đến và mua sản phẩm Doanh nghiệp cần phải truyền tải thông tin về sản phẩm một cách tốt nhất, tạo ra ấn tượng tốt trong lòng khách hàng để từ đó có thể khai thác được tối đa tiềm năng từ thị trường
Việc quảng cáo này là quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó còn giúp cho doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển thương hiệu trong mắt khách hàng, cũng như vấn đề bảo vệ cho hình ảnh của doanh nghiệp
Thứ hai, về phía người tiêu dùng:
Quảng cáo cung cấp cho khách hàng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, mang đến cho khách hàng sự lựa chọn, và hơn thế giúp khách hàng thương hiệu, giá thành, nơi bán…
Quảng cáo cũng đã góp phần hướng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ Hoạt động quảng cáo đem lại cho khách hàng đa dạng sự lựa chọn về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bằng việc tiếp cận các thông tin của sản phẩm đến từ quảng cáo
Thứ ba, đối với xã hội:
Quảng cáo thương mại là công cụ để truyền tải thông tin chủ yếu về hàng hóa, dịch vụ đến với khách hàng Vì vậy, những thông tin về sản phẩm từ quảng cáo sẽ kích thích nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp tăng sức bán, từ đó có thêm vốn để ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mở rộng quy mô doanh nghiệp
1.1.3 Mục đích của quảng cáo:
Mục đích chính của việc quảng cáo là để thông báo tới mọi người về một sản phẩm hoặc dịch vụ mới được cung cấp bởi doanh nghiệp, thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc sử dụng các dịch vụ được cung cấp và sau đó là đề thuyết phục khách hàng tiếp tục duy trì mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó, đồng thời thu hút thêm
5 một lượng khách hàng mới có nhu cầu hoặc đang sử dụng sản phẩm cung cấp bởi hãng khác chuyển sang sử dụng sản phẩm của mình
Quảng cáo giúp công ty có được thêm các khách hàng mới và những khách hàng hiện có sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ Đồi với một số doanh nghiệp thì họ lại cần đến một lượng lớn các quảng cáo để có thể vượt qua một số các chướng ngại đến từ các đổi thủ cạnh tranh khác trong ngành
Ngoài ra việc quảng cáo cũng giúp công ty thiết lập cho mình một hình ảnh thương hiệu - điều này sẽ đem tới sự tin tưởng nhất định cho những khách hàng tiềm năng vào chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cung cấp
Tổng quan về quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo trực tuyến: hay còn được gọi là quảng cáo online (Online Advertising) là cách thức truyền tải thông tin tiếp thị, giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu đến người tiêu dùng thông qua mạng Internet Người dùng tiếp cận được với dịch vụ quảng cáo online thông qua việc truy cập vào mạng bằng các thiết bị điện tử như: máy tính, laptop, điện thoại thông minh,…
Quảng cáo trực tuyến cũng giống như các loại hình quảng cáo khác, đều có mục đích cung cấp thông tin về sản phẩm đến khách hàng một cách rộng rãi hơn Hơn nữa, quảng cáo trực tuyến còn tạo cơ hội cho khách hàng có thể tương tác với quảng cáo, thậm chí còn có thể mua hàng trực tuyến từ quảng cáo
1.2.2 Các loại hình quảng cáo trực tuyến:
1.2.2.1 Email marketing: Đây có thể được xem là khởi nguồn của các hình thức quảng cáo online Email quảng cáo được gửi hành loạt đến danh sách khách hàng theo yêu cầu để giới thiệu về sản phẩm hay các chương trình khuyến mại Tuy nhiên hãy cẩn thận vì các email quảng cáo đang gặp tình trạng vào hộp thư “Spam” khá nhiều, dễ bị khách hàng bỏ qua
1.2.2.2 Quảng cáo hiển thị (Display Advertising):
Quảng cáo hiển thị là dạng quảng cáo được hiển thị trên các website khác có liên quan đến nội dung truyền thông mà bạn đang truyền tải Display Ads cũng đang là hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, với các định dạng hiển thị khác nhau bằng: hình ảnh, văn bản, biểu ngữ, popup, flash, video…
1.2.2.3 Quảng cáo qua công cụ tìm kiếm (SEO – SEM):
Là hình thức quảng cáo trực tuyến có mức độ tin cậy cao, được khách hàng chủ động tìm kiếm theo nhu cầu Quảng cáo tự nhiên tiếp cận chính xác với đối tượng khách hàng mục tiêu qua việc truyền tải thông tin dựa trên các từ khóa tìm kiếm phổ biến của người dùng Internet
Trong đó SEM là hoạt động dựa trên từ khóa mà bạn và các doanh nghiệp khác đấu giá trên mỗi từ khóa thông qua công cụ tìm kiếm nhằm nỗ lực tăng hạng trang web của bạn trên kết quả công cụ tìm kiếm Trong SEM có 3 khái niệm cần quan tâm là: SEO (Search Engine Optimization): Là việc tối ưu hóa, đảm bảo website của bạn có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm với một vài từ khóa mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến
PPC (Pay Per Click): Hình thức trả phí để website của mình hiển thị ở đầu kết quả tìm kiếm (tính phí dựa trên số lần click của người dùng)
CPM (Cost Per Thousand): Hình thức tính giá với một mức giá cố định cho 1000 lần hiển thị quảng cáo
1.2.2.4 Quảng cáo Video/Rich Media:
Quảng cáo video đang được xem là xu hướng quảng cáo online “lên ngôi” Loại hình quảng cáo này được người dùng yêu thích bởi sự sinh động, thú vị, tạo ra thiện cảm và gần gũi với khách hàng thông qua những câu chuyện, những đoạn video, âm nhạc về sản phẩm, thương hiệu
Video quảng cáo có thể được sử dụng và đăng tải trên nhiều nền tảng như: Youtube, Facebook, Twitter, Website,…
1.2.2.5 Quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Ads):
Mạng xã hội là nơi mà người ta thấy rõ sự tương tác mạnh mẽ nhất từ người dùng Internet Đó là lý do mà các nhà quảng cáo đã tận dụng kênh truyền thông này để kết nối đến khách hàng của mình, nhắm mục tiêu một các chuẩn xác và rõ ràng
Các trang mạng xã hội làm quảng cáo tiêu biểu hiện nay chính là: Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter, LinkedIn,…
1.2.3 Đặc điểm quảng cáo trực tuyến:
Nhìn chung, hình thức quảng cáo trực tuyến có đặc điểm là người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo, có thể mua hàng với vài cú nhấp chuột vào quảng cáo, sử dụng thông tin của sản phẩm, từ đó cũng có thể so sánh các sản phẩm cũng như các nhà cung cấp
Loại hình quảng cáo này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn được khách hàng mục tiêu và tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới Từ đó giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, đồng thời nâng cao hiệu quả của kinh doanh Đây là đặc điểm cơ bản nhất mà các loại hình quảng cáo khác không có được
1.2.4 Hiệu quả của quảng cáo:
Quảng cáo trực tuyến mang đến một hiệu quả vô cùng to lớn Khi mà thời buổi Internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay, chỉ cần một vài click chuột là bất cứ đâu trên thế giới này bạn cũng có thể biết thông tin của bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hay các thông tin mà bạn muốn
Giúp cho bạn lựa chọn định vị được khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu Do đó, sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh
1.2.5 Ưu điểm của quảng cáo trực tuyến:
Khả năng phân khúc, chọn lọc chính xác nhóm khách hàng mục tiêu theo nhiều yếu tố khác nhau: vị trí địa lý, giới tính, độ tuổi, sở thích, thu nhập,…
Dịch vụ quảng cáo online có thể được đo lường chính xác dựa trên: số lượt click vào quảng cáo, lượt xem quảng cáo, xu hướng tìm kiếm của khách hàng,…
Tạo ra sự tương tác trực tiếp, trao đổi qua lại, kết nối nhà đầu tư đến gần hơn với người tiêu dùng Định dạng quảng cáo được hiển thị ấn tượng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, luôn tươi mới, hấp dẫn trong mắt của công chúng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quảng cáo
1.3.1 Nhân tố từ bên trong doanh nghiệp:
1.3.1.1 Mục tiêu của doanh nghiệp:
Trong một môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện giờ sẽ không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại vĩnh cửu nếu họ không xác định được mục tiêu hoạt động cho mình Những mục tiêu này phải xuất phát từ những quyết định về thị trường mục tiêu, về việc định vị sản phẩm hàng hóa của công ty trên thị trường và về marketing-mix
Tùy theo điều kiện cụ thể đó mà các công ty sẽ có những mục tiêu khác nhau, dẫn đến những quyết định về hoạt động quảng cáo cũng khác Thông thường mục tiêu của công ty thường hướng vào những vấn đề sau đây:
Tăng số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường truyền thống: Với mục tiêu này, hoạt động quảng cáo của công ty thường tập trung vào giai đoạn thâm nhập, phát triển của sản phẩm
Mở ra thị trường mới: Hoạt động quảng cáo sôi động từ trước khi tung sản phẩm ra thị trường đến khi sản phẩm thâm nhập vào thị trường
Giới thiệu sản phẩm mới: Hoạt động quảng cáo này thường được tập trung ở hai giai đoạn đầu trong chu kỳ sống của sản phẩm
Xây dựng và củng cổ uy tín của những nhãn hiệu hàng hóa và uy tín của công ty: Hoạt động quảng cáo thường xuyên được chú ý trong cả thời gian tồn tại loại hàng hóa đó và thời gian tồn tại của công ty Song những thời điểm mang ý nghĩa quan trọng là khi mặt hàng mới có cùng giá trị sử dụng của công ty khác ra đời hoặc một công ty mới được thành lập kinh doanh các mặt hàng tương tự
Tùy theo những điều kiện cụ thể mà các mục tiêu trên được doanh nghiệp lựa chọn và sắp xếp ở các khác nhau
1.3.1.2 Khả năng tài chính: Đối với doanh nghiệp khả năng tải chính cũng là một yếu quan trọng, ảnh hướng trực tiếp đến hoạt động quảng cáo của họ Đây chính là yếu tố mà một doanh nghiệp phải tính đến đầu tiên khi bắt tay vào thực hiện một chiến dịch quảng cáo bởi dựa vào khả năng tải chính của doanh nghiệp, dựa vào ngân sách mà doanh nghiệp có thể đáp ứng cho việc quảng cáo mà các nhà marketer của họ sẽ tiền hành nghiên cứu và cân nhắc để lựa chọn những giải pháp, cách thức quảng cáo sao cho hiệu quả quảng cáo đạt được là tốt nhất so với khả năng của ngân sách dành cho việc quảng cáo Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay mới tham gia vào thị trường thì không thể có khả năng vì các “ông lớn” đã có xuất hiện trên thị trường trước và có được một vị thế trên thị trường Thông thường họ sẽ lựa chọn những phương tiện quảng cáo ít kinh phí hơn so với các kênh truyền thống như quảng cáo trên truyền hình Ví dụ, với doanh nghiệp hướng tới nhóm tiêu dùng mục tiêu là nhân viên văn phòng thì trong giai đoạn đầu sẽ đăng quảng cáo lên những trang báo như báo Tuổi trẻ hay Thanh niên trong giai đoạn mới giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, nhưng về lâu dài kênh truyền thông internet, các hoạt động quảng cáo tại hội chợ, hội thảo, hội nghị khách hàng có giá trị truyền thông nhắc nhở rất tốt, không quá tốn kém nhưng lại lĩnh hoạt và dễ để lại ấn tượng với khách hàng Đối với những doanh nghiệp lớn có khả năng tải chính mạnh thì họ sẵn sảng để chi ra những khoản kinh phí không nhỏ cho việc quảng cáo, có thể sử dụng không chỉ một mà nhiều kênh quảng cáo khác nhau miễn sao có thẻ đạt được hiệu quả quảng cáo ở mức cao nhất Ví dụ, hãng Coca Cola chỉ trả ngân sách cho hoạt động quảng cáo mỗi năm hơn 3 tỷ USD và trong chiến dịch quảng cáo “Share a Coke” (Chia sẻ chai Coca Cola) được thực hiện từ tháng 6 năm 2014 đã tạo nên cơn sốt trong nhiều tháng, đảo ngược xu hướng giảm tiêu thụ Coca Cola tại Mỹ suốt cả thập kỷ nay Doanh thu của Coca Cola tại Mỹ đã tăng hơn 2% chỉ trong mùa hè đó, sau khi chiến dịch quảng cáo cho đồ uống được tung ra Hãng đã lên kế hoạch tăng ngân sách quảng cáo thêm 1 tỷ USD trong 3 năm tới Năm ngoái, ngân sách này là 3,3 tỷ USD
1.3.1.3 Nguồn lực của công ty:
Có thể nói một loại “tài sản” giá trị mà mọi doanh nghiệp, tổ chức đều sở hữu đó chính là tập thể cần bộ nhân viên hay còn gọi là nguồn nhân lực của công ty Họ chính lã những người tham gia vào công cuộc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của công ty, vai trò và tằm quan trọng của nguồn nhân lực đồi với tổ chức là điều không thể phủ nhận Đồi với hoạt động quảng cáo nhảm quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp thì chính những nhân viên của họ hoạt động trong bộ phận này sẽ là thành phần chủ chốt đóng vai trò tối quan trọng đối với chiến lược quảng cáo từ khâu lên ý tưởng quảng cáo, thiết kế thông điệp quảng cáo và các công tác khác liên quan lực đến hoạt động quảng cáo sao cho chiến dịch được diễn ra một cách thuận lợi nhất Tuy nhiên, nhân sự của tổ chức không phải lúc nào cũng có đủ để tham gia vào các hoạt động về quảng cáo của họ, nhất là trong những khoảng thời gian cao điểm cuối năm Đây là lúc công ty thực hiện việc quảng cáo của mình thông qua một đối tác kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo, cách này tuy chỉ phí tương đối cao nhưng đem lại hiệu quả khá tốt và giải quyết được vấn đề thiếu nhân sự, là giải pháp phù hợp nhất mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lựa chọn
1.3.1.4 Các yếu tố thuộc về sản phẩm:
Mỗi một chương trình quảng cáo của một sản phẩm nhất định phụ thuộc nhiều vào đặc tính của sản phẩm Chính đặc tính này sẽ quyết định cách thức thiết lập chương trình quảng cáo và các thông mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng Đặc tính sản phẩm còn ảnh hưởng tới sự quyết định quảng cáo trên phương tiện nào, vào thời điểm, thời gian nào trong năm
Chu kỳ sống của sản phẩm cũng có ảnh hưởng lớn tới chương trình quảng cáo của sản phẩm đó, Ta có thể hiểu rõ hơn về điều này qua các giai đoạn của vòng đời sản phẩm ở hình vẽ sau:
Hình 1.1 Vòng đời của sản phẩm
(Nguồn: GS.TS Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing Căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân) Ở giai đoạn thâm nhập thị trường một sản phẩm mới được tung ra sẽ có rất ít người biết đến do đó cần phải có một kế hoạch quảng cáo đủ để cho khách hàng nhận biết được sự có mặt của sản phẩm trên thị trường cũng như những công dụng, tính năng của sản phẩm
Tiếp theo đó là giai đoạn phát triển, tăng trưởng của sản phẩm, trong giai đoạn này cần phải đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên tất cả các phương tiện có thể bởi trong giai đoạn này hình ảnh của sản phẩm đã bắt đầu hình thành và được lưu giữ phần nào trong tâm trí một số bộ phận khách hàng, đây chính là cơ hội mà doanh nghiệp cần phải tận dụng để tạo được dấu ấn đậm nét về sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng Ở giai đoạn chín muồi doanh số và lợi nhuận đều đạt mức tối đa, mức cạnh tranh khá gay gắt Tuy nhiên, vào cuối giai đoạn này, sau khi đạt được cực đại, doanh số và lợi nhuận bão hòa một thời gian nhất định rồi bắt đầu xuất hiện những dầu hiệu trì trệ và giảm sút cục bộ Đó là bước chuyên tiếp báo hiệu vòng đời sản phẩm sắp bước sang giai đoạn suy thoái, lúc này song song với việc tiền hành các hoạt động quảng cáo cho sản phẩm doanh nghiệp cũng bắt đầu thực hiện các thiết kế, thử nghiệm ra các sản phẩm mới cho mình
Cuối cùng, khi sản phẩm bước vào thời kỳ thay thể và suy thoái ta không nên tiếp tục thực hiện các chương trình quảng cáo nữa bởi hoạt động quảng cáo lúc này sẽ không mang lại hiệu quả cao và những đồng chỉ phí đó sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn khi được dùng vào việc khác cần thiết hơn như nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
1.3.1.5 Các công cụ marketing khác:
Qua phân tích ở trên ta có thể thầy yếu tổ sản phẩm có ảnh hưởng rất quan trọng đến các quyết định quảng cáo của doanh nghiệp Yếu tố này chính là một trong bốn thành phần cơ bản của Marketing-mix (Marketing hỗn hợp) bao gồm: Sản phẩm
(Product), Giá (Price), Phân phối (Place), Xúc tiền hỗn hợp (Promotion)
Vậy Marketing-mix là gì? Theo Philip Kotler: "Marketing-mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu.” (Trích: Quản trị Marketing: Philip Kotler; NXB Thống kê)
Ta có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa yếu tố sản phẩm với các yếu tố còn lại trong marketing-mix qua mô hình sau:
Hình 1.2 Mô hình phối hợp các thành phần của Marketing - mix
(Nguồn: Philip Kotler, Marketing căn bản, NXB Thống kê) Đình chóp của marketing-mix (M.M) tỏa ra 4 trục chính hướng xuống các đỉnh của 4P (P1-Product, P2-Price, P3-Plaee, P4-Promotion), hình thành sự phối hợp giữa các
P trong cả quá trình Tại bất cứ điểm P nào cũng có sự liên hệ với 3P còn lại Mối
14 liên hệ giữa các P là mối liên hệ 2 chiều Các P này luôn có sự hỗ trợ, tương thích với nhau để xây dựng nên một chiến lược marketing-mix hoàn chỉnh vả hiệu quả Qua phân tích vừa rồi ta có thể thầy rằng ngoài yếu tổ thuộc về sản phẩm thì 3P còn lại trong marketing-mix cũng có những ảnh hưởng lớn đến các quyết định quảng cáo của doanh nghiệp
Quy trình quảng cáo
Quảng cáo là một hoạt động vừa có tính nghệ thuật vừa có tính thương mại Do đó, để có một chương trình quảng cáo có hiệu quả, sự sáng tạo cũng phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản về truyền thông và marketing thì mới phát huy được các chức năng của quảng cáo Sau đây ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách thực hiện một chương trình quảng cáo thông qua mô hình 5M
1.4.1 Xác định mục tiêu quảng cáo (Mission): Đây là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng một chương trình quảng cáo Những mục tiêu này phải xuất phát từ những quyết định trước đó về thị trường mục tiêu, định vị thị trường và marketing-mix Các chiến lược định vị và marketing-mix quyết định nhiệm vụ mà quảng cáo thực hiện trong chương trình marketing toàn diện Có thể phân loại các mục tiêu quảng cáo thành hai nhóm chính như sau:
1.4.1.1 Nhóm hướng đến số cầu (Demand-Oriented):
Mục tiêu thông tin: mục tiêu này được nhắn mạnh trong giai đoạn giới thiệu nhằm hình thành nhu cầu gốc
Mục tiêu thuyết phục: là những mục tiêu quan trọng trong những giai đoạn cạnh tranh nhằm thiết lập nhu cầu lựa chọn một nhãn hiệu cụ thể Hầu hết các quảng cáo hướng đến mục tiêu này Một số quảng cáo thuyết phục thể hiện dưới hình thức so sánh với những sản phẩm cạnh tranh để tạo sự ưa thích
Mục tiêu nhắc nhở: là mục tiêu quan trọng cho những sản phẩm sẽ cần thiết trong tương lai gần hay trong mùa ế khách Quảng cáo cũng có thể nhắc khách hàng biết nơi có bán sản phẩm và giúp sản phẩm có vị trí hàng đầu trong tâm trí khách hàng
1.4.1.2 Nhóm hướng đến hình ảnh (Iimage-Oriented):
Những quảng cáo theo mục tiêu này thường kết hợp với hoạt động quan hệ công chúng nhằm giúp họ biết đến hình ảnh của ngành, của doanh nghiệp và của thương hiệu
Sau đây là một số mục tiêu của quảng cáo:
Mục tiêu hướng theo nhu cầu: Khi mục tiêu hướng theo nhu cầu là thông tin thì sẽ có những mục tiêu cụ thể như sau: Xây dựng nhận thức của thị trường mục tiêu về nhãn hiệu mới; tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về cửa hàng, cách bán hàng mới; giảm thời gian nhân viên bán hàng giải thích những điều cơ bản cho khách hàng Khi mục tiêu hướng theo nhu cầu thuyết phục thì sẽ có những mục tiêu cụ thể sau: Để đạt được sự ưa thích nhãn hiệu; gia tăng mức dự trữ; xây dựng sự trung thành nhãn hiệu…
Mục tiêu hướng theo hình ảnh: Khi mục tiêu hướng theo hình ảnh công ty thì sẽ có những mục tiêu cụ thể sau: Phát triển và duy trì hình ảnh tốt đẹp của Công ty; tạo nhu cầu cho lựa chọn Khi mục tiêu hướng theo hình ảnh thương hiệu thì sẽ có những mục tiêu cụ thể sau: Xây dựng và phát triển danh tiếng cho thương hiệu; quảng bá thương hiệu…
1.4.2 Xác định ngân sách quảng cáo (Money):
Sau khi xác định xong mục tiêu quảng cáo công ty có thể bắt tay vào xác định ngân sách quảng cáo cho từng sản phẩm của mình Thông thường, những sản phẩm mới thường nhận được mức ngân sách quảng cáo lớn để tạo sự biết đến và kích thích
21 người tiêu dùng thử Những sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường thì thường chỉ được hỗ trợ bằng khoản ngân sách nhỏ hơn theo mức tỷ lệ với doanh số bán Sau đây là một số phương pháp xác định ngân sách quảng cáo mà các doanh nghiệp thường sử dụng:
Phương pháp tính theo phần trăm của doanh thu: Phương pháp này được xác định dựa trên mồi quan hệ với doanh thu đạt được của năm trước đó Ví dụ: 5-10% doanh thu của năm trước sẽ dành cho quảng cáo năm nay, phương pháp này được sử dụng nhiều nhất Ưu điểm là phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và dễ được chấp nhận, có tính đến những thay đổi trong môi trường, thị trường và dự báo doanh thu, Với đặc điểm của phương pháp này là chi phí quảng cáo gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh (với doanh thu, lợi nhuận ) nên đảm bảo cho sự ồn định của ngân sách quảng cáo
Nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động quảng cáo và doanh số bán Nó được xác định kinh phí theo quỹ tiền mặt chứ không phải khả năng hiện có quỹ công ty Cách xác định này phù hợp với chiến dịch ngắn hạn, nên gây khó khăn cho việc lập kế hoạch dài hạn Bên cạnh đó, khó xác định được tỷ lệ phần trăm bao nhiêu là phù hợp
Phương pháp cân bằng cạnh tranh: Trong thị trường sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng, chi phí quảng cáo của công ty so với toàn ngành có liên hệ chặt chẽ với thị phần Vì vậy mà các công ty xác định ngân sách của mình bằng cách điều chỉnh lên xuống theo đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như uy tín, tiềm lực về tài chính, cơ may và mục tiêu của từng công ty khác nhau nên chắc chắn kết quả đạt được cũng khác nhau Ưu điểm lớn nhất của phương pháp nảy là giúp cho công ty ổn định được thị phần trên thị trường
Nhược điểm của nó là vì công ty xác định ngân sách theo đối thủ cạnh tranh nên khi đối thủ cạnh tranh hoạch định ngân sách tùy tiện thì công ty rất có thể sẽ đi vào vết xe đổ Ngoài ra, sử dụng phương pháp này không phục vụ mục tiêu riêng và không khai thác được những điều kiện của công ty Hơn thể nữa, việc thu thập được đầy đủ và chính xác về thông tin của đối là một việc rất khó
Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: Phương pháp này đòi hỏi nhà quản trị phải lập ngân sách bằng cách xác định mục tiêu của doanh nghiệp sau đó xác định những công việc, chương trình cần thực hiện đề đạt được mục tiêu (quảng cáo trên báo chí, truyền hình, radio như thể nảo?), cuối cùng ước tính chỉ phí để hoàn thành công việc, tổng số chỉ phí này chính là ngân sách quảng cáo đề nghị cho năm tới Ưu điểm của phương pháp này là giúp nhà quản trị quảng cáo nắm được mục tiêu là gì, thiết lập được một hệ thống thông tin đo lường tiến độ và cung cấp thông tin phản hồi Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cho việc hoạch định chiền lược dài hạn của công ty và gia tăng tính chủ động trong việc chi tiêu ngân sách quảng cáo
Nhược điểm, trở ngại chính khi thực hiện phương pháp này đó là việc áp dụng khá khó khăn, cần có nhiều thời gian và chỉ phí đề thực hiện
1.4.3 Quyết định nội dung truyền đạt (Messages):
GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢNG CÁO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VNE
Tổng quan về Công ty Cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE
Công ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE (VNE Ecommerce) là hệ thống kinh doanh thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á Công ty chuyên cung cấp hàng loạt những mặt hàng sản phẩm đa dạng từ sản phẩm cơ khí, mặt hàng gia dụng, nhà bếp hay các dụng cụ tiện ích, Danh mục sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong đời sống của người tiêu dùng Hiện nay, với quy mô ngày càng phát triển, công ty VNE đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây
Tên chính thức: Công ty Cổ phần Kinh doanh thương mại Điện tử VNE
Tên quốc tế: VNE ECOMMERCE BUSINESS JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính: Số 57 phố Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Website: https://vneecom.com/home
Người đại diện pháp lý: Nguyễn Sơn Tùng
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ngoài Nhà nước
( Nguồn: https://vneecom.com/home )
2.1.1.2 Lịch sử Công ty Cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE:
Trong thời buổi Internet kết nối vạn vật, chúng ta có thể thấy xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng hiện nay Người người, nhà nhà mua hàng online, việc kinh doanh online như một làn sóng mới đối với người tiêu dùng tại Việt Nam nói riêng cũng như nói chung trên toàn thế giới Từ đó, hình thức kinh doanh thương mại điện tử ra đời, và thời gian trở lại đây thương mại điện tử đang phát triển một cách nhanh chóng và bùng nổ Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại điện tử VNE ra đời vào thời điểm những xu thế mới này đang diễn ra mạnh mẽ tại các nước Đông Nam Á
Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại điện tử VNE được thành lập từ cuối 2019, sau khoảng 4 năm hoạt động, công ty đang từng bước phát triển để trở thành doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp đồ gia dụng không chỉ ở Việt Nam mà là cả thị trường Đông Nam Á Đây cũng là những bước đầu thành công trong con đường phát triển của VNE
Với mục tiêu vươn tầm quốc tế, sau khi thành lập được 1 thời gian ngắn, VNE đã đặt thêm 2 cơ sở tại Philippines và Indonesia, với mục tiêu phân phối mở rộng các sản phẩm của mình đến với thị trường khách hàng quốc tế Tiếp đó, khoảng 1 năm sau, khi nhận thấy tiềm năng từ các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Công ty đã đặt thêm cơ sở tại Malaysia, Thái Lan để mở rộng quy mô phân phối
Hiện tại, công ty đang tập trung kinh doanh trong lĩnh vực đồ cơ khí, gia dụng, cho người tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á, chủ yếu là các nước: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia Trải qua 4 năm hình thành và phát triển, công ty VNE đã không ngừng phát triển và mở rộng Cho đến nay, công ty đã có hơn 6 triệu khách hàng tại thị trường Đông Nam Á
Công ty thương mại điện tử (e-commerce) là một doanh nghiệp hoạt động trên mạng Internet và chuyên kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ thông qua việc mua bán trực tuyến Các công ty thương mại điện tử thường tạo ra và quản lý các trang web bán hàng trực tuyến, cho phép khách hàng truy cập vào các sản phẩm, đặt mua và thanh toán trực tuyến
Các công ty thương mại điện tử có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm bán lẻ, dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, mua sắm trực tuyến, giao dịch bất động sản, và nhiều hơn nữa Hình thức kinh doanh trực tuyến này đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế hiện đại, với sự phát triển của Internet và sự gia tăng của việc mua sắm trực tuyến
Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại điện tử VNE hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh các ngành hàng cơ khí, gia dụng, tiện ích, qua hình thức kinh doanh online Và hiện tại, công ty đang phân phối các sản phẩm của mình trong thị trường Đông Nam Á
2.1.1.4 Giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh:
Các doanh nghiệp đều có một tầm nhìn, sứ mệnh của riêng mình, để cho khách hàng của họ thấy được về văn hóa doanh nghiệp và xu hướng phát triển trong tương lai VNE ECOMMERCE đem đến giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh của riêng với việc đề cao lợi ích của khách hàng
Giá trị: VNE ECOMMERCE mang đến một sự tiện ích hơn cho cuộc sống, đảm bảo mọi nhu cầu được đáp ứng đúng lúc
Tầm nhìn: VNE ECOMMERCE không chỉ thống trị thị trường trong nước, mà còn không ngừng đổi mới và sáng tạo để tạo ra sản phẩm và dịch vụ độc đáo Mục tiêu của công ty là trở thành một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, nằm trong danh sách top 10
Sứ mệnh: Với mục tiêu nâng cao chất lượng sống của khách hàng, VNE cung cấp những dòng sản phẩm gần gũi và thiết thực Công ty hướng tới tương lai bền vững bằng cách tập trung vào các thương hiệu đồ gia dụng chất lượng cao
2.1.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Sơ đồ 2 1 Cơ cấu Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại điện tử VNE
2.1.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc, đứng đầu là giám đốc điều hành Nguyễn Sơn Tùng:
Chịu trách nhiệm điều hành, ra quyết định chung cho mọi hoạt động của công ty Ban giám đốc đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch chiến lược và đưa ra tầm nhìn và sứ mệnh cho toàn bộ đội ngũ nhân viên trong công ty Từ đó, ban giám đốc cùng với các cấp dưới hợp tác để biến chiến lược thành các mục tiêu và nhiệm vụ chi tiết theo từng thời gian khác nhau
Không chỉ vậy, ban giám đốc còn có trách nhiệm kiến tạo và định hướng một hệ thống khoa học trong hoạt động quản trị và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban Điều này cung cấp một cơ sở cho việc áp dụng chính sách và định hướng chiến lược một cách sâu sắc đối với từng cá nhân trong công ty Ban giám đốc cũng cần phải tạo liên kết chặt chẽ với các quản lý cấp dưới để có thể triển khai chiến lược một cách
32 trọn vẹn nhất, thúc đẩy nhân viên hoàn thành mục tiêu Cuối cùng là giám sát và điều khiển các hoạt động kinh doanh Đội ngũ Ban lãnh đạo của VNE ECOMMERCE, dù tuổi còn khá trẻ, nhưng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý và đào tạo nhân sự trên đa dạng các lĩnh vực CEO VNE ECOMMERCE, Nguyễn Sơn Tùng, cùng với các thành viên trong Ban lãnh đạo, đều là những người lãnh đạo tận tụy, luôn kiên quyết và định hướng để VNE ECOMMERCE ngày càng phát triển về quy mô và thương hiệu trên thị trường
Kế toán có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu, chi phí, thuế định kỳ Giải trình các số liệu, thống kê và tổng hợp số liệu, lưu trữ, bảo quán chứng từ, bảo mật số liệu kế toán
Thực trạng hoạt động quảng cáo trực tuyến của Công ty
2.2.1 Thực trạng về hoạt động quảng cáo trực tuyến của Công ty:
Mỗi một chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau, vì vậy việc xác định đúng mục tiêu quảng cáo là không thể thiếu và phải được thực hiện rất kỹ càng Bởi từ đó, công ty sẽ có được những thông tin về khách hàng mục tiêu rồi định hướng, hoạt động, chiến lược cụ thể
Sơ đồ 2.2 Quy trình xác định mục tiêu quảng cáo
Việc xác định được mục tiêu quảng cáo cho mỗi chiến dịch, công ty cần dựa vào 3 yếu tố để có thể thực hiện phân tích và đưa ra mục tiêu phù hợp nhất đó là: Sản phẩm chính của chiến dịch, thị trường mục tiêu và tình hình của thị trường hiện nay Đầu tiên, đó chính là việc đánh giá và lựa chọn sản phẩm Nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú trong các sản phẩm gia dụng, tiện ích và cơ khí phản ánh sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ trong công nghệ Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng và tính năng của sản phẩm, mà còn đặt trọng tâm vào thiết kế thẩm mỹ, tiện nghi, và tác động tích cực đến môi trường Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải nắm bắt xu hướng và sáng tạo để đáp ứng và vượt qua sự mong đợi ngày càng cao của khách hàng Nhu cầu của người tiêu dùng ngày một đa dạng và phong phú về cả số lượng, chất lượng, những tiện ích mới lạ, hay những sự khác biệt khác so với những sản phẩm truyền thống Khách hàng đang có những nhu cầu lớn hơn về chức năng, công dụng, của sản phẩm, cần có thêm nhiều tiện ích hơn nữa Đánh giá và lựa chọn sản phẩm Lựa chọn thị trường mục tiêu Nghiên cứu tình hình thị trường
Như hiện nay, sản phẩm máy cắt cỏ không còn gì xa lạ với người tiêu dùng, vì vậy họ cần một sản phẩm mới, mang đến nhiều sự tiện lợi Do đó, khách hàng không chỉ muốn mua những chiếc máy cắt cỏ thông thường Mà họ đang tìm kiếm những sản phẩm mới lạ, nhiều tiện ích, công dụng mới So với những sản phẩm máy cắt cỏ thông thường thì đều cồng kềnh, vướng víu, khó di chuyển và công dụng chủ yếu chỉ là để cắt cỏ trong sân vườn Do đó, công ty đã hiểu được nỗi đau này của khách hàng và đã tìm ra sản phẩm máy cắt cỏ mới, với nhiều tiện ích và chức năng hơn Về chức năng: sản phẩm không chỉ có công dụng cắt cỏ trong sân vườn mà còn có thể cắt các loại cỏ dạ, cỏ già, cắt lúa, cắt cành cây nhỏ Về thiết kế: được thiết kế với hình thức cầm tay nên máy rất nhỏ gọn, tiện dụng, dễ dàng sử dụng, dễ dàng mang đi Máy sử dụng pin, không sử dụng xăng, điều này sẽ khiến người dùng tiết kiệm chi phí nhiên liệu, và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường Và đó chính là sự khác biệt của sản phẩm máy cắt cỏ mà công ty hiện đang cung cấp ra thị trường
Thứ hai, lựa chọn thị trường mục tiêu Hiện nay, có rất nhiều nhóm khách hàng mục tiêu trên thị trường đều có nhu cầu về sản phẩm đồ gia dụng, cơ khí,… Công ty
Cổ phần Kinh doanh Thương mại điện tử VNE đã lựa chọn tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu như sau:
Vì các sản phẩm mà công ty hiện đang cung cấp ra thị trường đều mang tính chất là hỗ trợ các công việc trong gia đình, biến các công việc thường ngày trong gia đình trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn, đem đến nhiều sự tiện ích, nhiều điểm khác, mới lạ so với các sản phẩm truyền thống như máy cắt cỏ chạy bằng pin, máy rửa xe chạy bằng pin, keo dán dính siêu chắc, đèn năng lượng mặt trời, hay đến các sản phẩm về cơ khí như máy khoan sử dụng pin, máy cưa xích, máy cưa kiếm sử dụng pin
Do đó, đối tượng khách hàng mục tiêu mà công ty muốn nhắm đến đó là những người tiêu dùng có độ tuổi từ 24-65 tuổi, không phân biệt giới tính, ngành nghề, thu nhập, không cụ thể ở nhóm người nhất định nào Bởi các sản phẩm đều có những công dụng giúp ích các công việc trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần khách hàng có nhu cầu và đủ khả năng chi trả đều có thể mua
Thứ ba, nghiên cứu tình hình thị trường Trong thị trường thương mại điện tử, nhu cầu của khách hàng thường không cố định theo một khuôn khổ nhất định, có thể tăng hoặc giảm theo từng giai đoạn Ví dụ như sản phẩm đèn lồng có nhu cầu cao vào
41 các dịp lễ tết Ngoài dịp đó thì nhu cầu về sản phẩm sẽ rất thấp, vậy nếu không tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng thì sẽ khó đạt được hiệu quả trong quá trình hoạt động quảng cáo Hơn thế nữa, do xu thế của thị trường, các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng phát triển nhiều hơn, có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn Doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp để ứng phó với đối thủ cũng như ứng phó với sự thay đổi của thị trường Tại các nước Đông Nam Á mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì đều có những đặc điểm tương đồng về dân số, đều là các nước đang phát triển, nên người dân có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm tiện ích
Từ các yếu tố trên, Công ty đã đưa ra mục tiêu nói chung cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp đó là tập trung đẩy mạnh kinh doanh và một phần xây dựng thương hiệu vững chắc Cụ thể như sau:
Bảng 2.2 Mục tiêu quảng cáo của Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại điện tử VNE tại thị trường Việt Nam
Thời gian Mục tiêu quảng cáo Mục tiêu quảng cáo trực tuyến Quý IV/ Năm 2019 20.000 đối tượng khách hàng tiềm năng mua hàng thông qua Facebook Ads
Tăng 10% nhu cầu tìm kiếm thông qua quảng cáo trực tuyến
40.000 khách hàng đăng ký mua hàng qua trang đích Đạt 10 triệu lượt tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo
Năm 2020 100.000 đối tượng khách hàng tiềm năng mua hàng thông qua Facebook Ads
Tăng 15% nhu cầu tìm kiếm thông qua quảng cáo trực tuyến
200.000 khách hàng đăng ký mua hàng qua trang đích Đạt 40 triệu lượt tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo
Năm 2021 150.000 đối tượng khách hàng tiềm năng mua hàng thông qua Facebook Ads
Tăng 15% nhu cầu tìm kiếm thông qua quảng cáo trực tuyến
400.000 khách hàng đăng ký mua hàng qua trang đích Đạt 50 triệu lượt tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo
Năm 2022 200.000 đối tượng khách hàng tiềm năng mua hàng thông qua Facebook Ads
Tăng 10% nhu cầu tìm kiếm thông qua quảng cáo trực tuyến
500.000 khách hàng đăng ký mua hàng qua trang đích Đạt 70 triệu lượt tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo
Năm 2023 250.000 đối tượng khách hàng tiềm năng mua hàng thông qua Facebook Ads
Tăng 10% nhu cầu tìm kiếm thông qua quảng cáo trực tuyến
700.000 khách hàng đăng ký mua hàng qua trang đích Đạt 100 triệu lượt tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo
Từ bảng trên, ta có thể thấy được mục tiêu của doanh nghiệp qua từng năm Doanh nghiệp đều có sự thay đổi mục tiêu qua mỗi năm, vẫn giữ vững mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu thêm vững chắc Về thị trường mục tiêu, đây là thị trường mục tiêu gần như xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho đến thời điểm hiện tại và doanh nghiệp vẫn tiếp tục lựa chọn hoạt động ở thị trường mục tiêu này, có thể sẽ mở rộng danh mục sản phẩm và thị trường mục tiêu trong tương lai Do trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như nghiên cứu thị trường, Công ty nhận thấy nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của mình còn rất lớn vì vậy nên mục tiêu quảng cáo được tăng qua các năm, để mở rộng kinh doanh, mở rộng thị phần sao cho vẫn phù
43 hợp với nguồn lực doanh nghiệp cũng như có thể tận dụng khai thác thị trường tiềm năng Và mục tiêu cuối cùng vẫn là phát triển kinh doanh, tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Qua đó, Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại điện tử VNE đã thấy được là để có thể có chỗ đứng vững chắc và tiếp tục phát triển với sức cạnh tranh khốc liệt từ thị trường thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch marketing cụ thể là quảng cáo Và hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội vẫn là nguồn chính đem lại doanh thu cho doanh nghiệp nên cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa Ngoài việc các mục tiêu quảng cáo như tạo sự thu hút đối với khách hàng, tạo sự khác biệt và mang lại giá trị chuyển đổi, tăng doanh số bán hàng, kêu gọi hành động từ khách hàng như thông thường công ty vẫn đang làm thì việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cũng rất quan trọng
2.2.1.2 Ngân sách quảng cáo trực tuyến:
Bảng 2.3 Ngân sách quảng cáo quảng cáo trực tuyến trong giai đoạn 2020-2022 của Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại điện tử VNE Đơn vị: triệu đồng
Năm Doanh thu Ngân sách
Mỗi chiến dịch quảng cáo thì sẽ có những mức ngân sách khác nhau sao cho phù hợp Vì vậy, việc xác định ngân sách quảng cáo có yếu tố quyết định đến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Việc lựa chọn ngân sách sẽ ảnh hưởng đến những yếu tố như hình thức, phương tiện, phạm vi Do đó, Công ty rất quan tâm đến việc xác định ngân sách cho chiến dịch quảng cáo
Qua bảng trên, ta có thể thấy được công ty sẵn sàng chi một khoản ngân sách lớn cho hoạt động quảng cáo trực tuyến Năm 2020, ngân sách chiếm khoảng 40%, tương tự các năm về sau ngân sách công ty sẵn sàng chi trả là khoảng 40% doanh thu Tuy nhiên trên thực tế thì chưa có năm nào tiêu hết mức ngân sách đó Công ty luôn
44 kiểm soát ngân sách chi tiêu cho quảng cáo cũng như quảng cáo trực tuyến, sao cho luôn giữ được lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì là quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội nên có những lúc các chiến dịch quảng cáo thành công một cách bất ngờ, việc đưa ra một ngân sách lớn như vậy để phòng các trường hợp này xảy ra mà khi đó ngân sách lại không đủ để tiếp tục duy trì chiến dịch, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trực tuyến cũng như kết quả kinh doanh của công ty
Đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo của Công ty Cổ phần Kinh
Thương mại điện tử VNE
Tương tự như các công cụ marketing khác trên nền tảng số, quảng cáo trên Facebook, Tiktok luôn đi đôi với việc đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Người quảng cáo thường dựa vào các chỉ số quan trọng và dữ liệu liên quan đến ngành nghề, thị trường để đánh giá hiệu suất của chiến dịch, sự chính xác trong việc nhắm đối tượng mục tiêu, và sự phù hợp, hấp dẫn của nội dung quảng cáo với khách hàng tiềm năng Dựa trên những số liệu cụ thể này, doanh nghiệp (người quảng cáo) có thể đưa ra các giải pháp tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo, không dựa trên phỏng đoán hay cảm tính cá nhân của người thực hiện chiến dịch quảng cáo Ưu điểm của quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội đó là khả năng đo lường hiệu quả bằng những dữ liệu cụ thể mà các nền tảng này sẽ cung cấp Để đạt được hiệu quả trong quảng cáo trên Facebook hay Tiktok đều, các doanh nghiệp (nhà quảng cáo) cần đo lường và đánh giá hoạt động của quảng cáo một cách liên tục và thời gian thực Chỉ khi có thông tin này, họ có thể điều chỉnh và thay đổi chiến lược quảng cáo
50 để tiết kiệm chi phí quảng cáo, đồng thời tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Khi thiết lập quảng cáo trên Facebook, Tiktok, doanh nghiệp và nhà quảng cáo cần định rõ mục tiêu của chiến dịch Mục tiêu có thể là thu hút tương tác bài viết, tiếp cận đến nhiều người, tăng số lượt chuyển đổi mua hàng trên website, và nhiều mục tiêu khác Dựa trên mục tiêu này, Facebook, Tiktok sẽ tối ưu phân phối quảng cáo của doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất, tiếp cận đến khách hàng tiềm năng và tạo ra nhiều chuyển đổi, lượt nhắn tin đến doanh nghiệp Tuy nhiên, kết quả cuối cùng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài mục tiêu của chiến dịch quảng cáo
Hiện tại, mục tiêu chủ yếu của công ty là lượt chuyển đổi đăng ký mua hàng
Do đó, chỉ số mà khi làm quảng cáo cần quan tâm đó là lượt chuyển đổi mua hàng, lượt nhắn tin, lượt tương tác bài viết, Ngoài ra cũng cần cân nhắc đến các chỉ số khác như: CPA (Cost per Acquisition) - chi phí cho một lượt khách hàng mới, CPM (Cost per Miles) - chi phí trên 1000 lượt hiển thị quảng cáo, CPC (Cost per Click) - chi phí trên 1 lần nhấp chuột, CTR (Click Through rate) - tỷ lệ nhấp chuột vào liên kết, các chỉ số này liên quan chặt chẽ với nhau và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo
2.3.1 CPM (Cost Per Mile) - Chi phí trên 1000 lượt hiển thị:
Chỉ số CPM sẽ cho doanh nghiệp biết được chi phí mà họ phải bỏ ra cho 1000 lần hiển thị quảng cáo cho người dùng, Điều này cho thấy được mức độ hiệu quả trong quá trình các nền tảng Facebook, Tiktok phân phối quảng cáo của doanh nghiệp Khi chỉ số CPM thấp, đồng nghĩa với việc quảng cáo của doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhiều người dùng hơn Ngược lại, khi CPM tăng, ngân sách cho chiến dịch sẽ được chi tiêu nhanh hơn, điều này có thể dẫn đến giảm số lượt hiển thị và số lần quảng cáo được hiển thị cho mỗi người dùng cũng giảm, từ đó hiệu quả quảng cáo cũng sẽ giảm đi
Bảng 2.8 CPM trung bình của sản phẩm trong chiến dịch quảng cáo năm 2022 Đơn vị: USD
Sản phẩm của chiến dịch quảng cáo CPM trung bình
Qua bảng trên, ta có thể thấy rằng, đối với mỗi sản phẩm khác nhau thì chỉ số sẽ khác nhau Các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm máy cắt cỏ, máy rửa xe, máy hàn mini, đều có mức CPM khá thấp, điều này cho thấy khách hàng có sự quan tâm về các sản phẩm này, và lượt hiển thị các các quảng cáo này ở mức hiệu quả Các sản phẩm có chỉ số CPM thấp (dưới 2 USD) đều là các sản phẩm bán chạy, số lượng bán trong ngày đều ở mức ổn định Ngoài ra, một phần có thể do video quảng cáo, video quảng cáo hay, lôi cuốn người xem sẽ dễ dàng mang đến nhiều lượt tương tác hơn, giúp quảng cáo được hiển thị nhiều hơn khiến chỉ số CPM này giảm Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần chú trọng vào mục tiêu quảng cáo là lượt chuyển đổi đăng ký mua hàng, vì vậy cần phải cân nhắc về chỉ số này
2.3.2 CPC (Cost per Click) - Chi phí trên một lần nhấp vào liên kết: Đối với mục tiêu của chiến dịch quảng cáo là chuyển đổi mua hàng, đặc biệt là thông qua website hoặc landing page, chỉ số CPC (Chi phí trên mỗi lần nhấp chuột) trở nên quan trọng Chỉ số này cho thấy mức độ quan tâm và tương tác của người dùng với quảng cáo của doanh nghiệp CPC cũng có thể được sử dụng để đánh giá các chỉ số khác như CPM (Chi phí trên 1000 lượt hiển thị) và CTR (Tỷ lệ nhấp chuột) Tương tự, CPC thấp thì hiệu quả của quảng cáo sẽ cao hơn
Bảng 2.9 CPC trung bình của các sản phẩm trong chiến dịch quảng cáo năm
Sản phẩm của chiến dịch quảng cáo CPC trung bình
Chỉ số CPC của các sản phẩm bán chạy thường thấp (dưới 0,2 USD), qua 2 chỉ số trên có thể đánh giá 1 phần về hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm máy cắt cỏ, máy hàn mini, máy rửa xe, đều được khách hàng quan tâm nhiều, mức độ khách hàng nhấp vào liên kết trang đích xem thông tin sản phẩm là tương đối lớn Các chiến dịch có tỷ lệ CPM, CPC thấp đều là những sản phẩm hiện đang bán chạy của doanh nghiệp
2.3.3 CTR (Click Through Rate) - Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo:
Chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả của mẫu quảng cáo đối với khách hàng tiềm năng Nó cho phép xác định liệu quảng cáo có thực sự hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của người dùng hay không, cũng như xem liệu nó
53 có thể đáp ứng được tâm lý của khách hàng hay chưa Từ đó, có thể tiếp tục sử dụng mẫu quảng cáo này cho các chiến dịch tiếp theo hay không
Mỗi sản phẩm được quảng cáo sẽ có tỷ lệ CTR khác nhau Tỷ lệ này càng cao thì tỷ lệ cho ra lượt chuyển đổi đăng ký mua hàng càng nhiều
Bảng 2.10 CTR trung bình của các sản phẩm trong chiến dịch quảng cáo năm
Sản phẩm của chiến dịch quảng cáo CTR trung bình
Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo càng cao thì chứng tỏ rằng khách hàng có sự quan tâm lớn đến sản phẩm của doanh nghiệp Với các sản phẩm bán chạy như máy cắt cỏ, máy rửa xe, máy hàn mini có tỷ lệ nhấp vào liên kết dẫn đến trang đích khá cao, cho thấy mức độ hiệu quả của chiến dịch đang bước đầu thu hút được sự chú ý của khách hàng về việc họ muốn tìm hiểu về thông tin sản phẩm Tỷ lệ nhấp được đánh giá là mức tốt (trên 2%)
2.3.4 CR (Conversion rate) - Tỷ lệ chuyển đổi:
Chỉ số này được sử dụng như một KPI chính để đo lường và tối ưu hiệu quả của chiến dịch quảng cáo bởi hầu hết các doanh nghiệp và nhà quảng cáo Ngoài tỷ lệ chuyển đổi, một chỉ số quan trọng khác mà họ quan tâm là chi phí trên mỗi chuyển đổi (CPA - Cost Per Action) Dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp có thể đánh giá liệu tỷ lệ chuyển đổi hiện tại có mang lại lợi nhuận hay không Thường khi tỷ lệ chuyển
54 đổi (CR) tăng, thì CPA thường giảm, và điều này cho thấy chiến dịch quảng cáo đang đạt được hiệu quả cao
Bảng 2.11 CR trung bình của các sản phẩm trong chiến dịch quảng cáo năm
Sản phẩm của chiến dịch quảng cáo CR trung bình
Tỷ lệ này được cho là hiệu quả nếu từ 0,8% trở lên Tỷ lệ này có nghĩa là số lượng chuyển đổi trên tổng số lượt khách hàng truy cập vào trang đích của sản phẩm
Và đều là các sản phẩm mà hiện doanh nghiệp đang bán chạy
2.3.5 CPA (Cost Per Action) - Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi đăng ký mua hàng:
Chỉ số này là đặc biệt quan trọng khi đánh giá về việc quảng cáo có mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp không Khi đã có lượt chuyển đổi thì cần phải xem CPA cao hay thấp để có thể điều chỉnh lại chiến dịch quảng cáo sao cho có thể đem lại tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp
Bảng 2.12 CTR trung bình của các sản phẩm trong chiến dịch quảng cáo năm
Sản phẩm của chiến dịch quảng cáo CR trung bình
Phòng marketing sẽ đưa giá mức CPA cho phép đối với mỗi sản phẩm sau khi đã được kiểm nghiệm trong 1 thời gian, sao cho mức CPA vẫn sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Mức chi phí CPA trên là mức trung bình để khi theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch có thể dựa vào đó mà điều chỉnh để đạt hiệu quả cũng như tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
2.3.6 Chất lượng video quảng cáo:
Đánh giá quy trình quảng cáo trực tuyến của Công ty
Việc đánh giá hoạt động quảng cáo giúp công ty nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động quảng cáo trực tuyến của mình, từ đó tạo ra các biện pháp cải thiện và nâng cao hoạt động quảng cáo trong tương lai Dưới đây là một số đánh giá về các ưu điểm và hạn chế của hoạt động quảng cáo trực tuyến của công ty trong thời gian gần đây
Về mục tiêu quảng cáo: Công ty đã xác định được cho mình một đối tượng khách hàng mục tiêu tương đối chính xác dành cho hầu hết các sản phẩm Chân dung khách hàng mục tiêu này được áp dụng cho hầu hết các chiến dịch quảng cáo hiện nay của doanh nghiệp Đó là những người có đặc điểm nhân khẩu học như sau: Tuổi từ 24-65 tuổi, không phân biệt giới tính, ngành nghề Xác định mục tiêu chính xác giúp doanh nghiệp tập trung vào nhóm khách hàng cần tiếp cận Tập trung vào một khách hàng mục tiêu cho phép doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, thói quen mua hàng, sở thích và yêu cầu của khách hàng Điều này giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, tạo ra tương tác tốt hơn và xây dựng lòng tin với khách hàng Ngoài ra, tập trung vào khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh bằng cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và tạo ra giá trị đặc biệt Tập trung vào khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị, tùy chỉnh thông điệp và kênh tiếp Điều này cũng giúp tiết kiệm nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng đăng ký mua hàng
Về ngân sách: Doanh nghiệp hiện đang sẵn sàng chi trả cho một mức ngân sách lớn đối với các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội là khoảng 40% so với doanh thu Việc đầu tư mức ngân sách lớn cho quảng cáo trực tuyến cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng mục tiêu, tăng cơ hội tương tác và chuyển đổi Điều cho phép doanh nghiệp thử nghiệm và áp dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm tìm ra phương pháp, cách thức thực hiện chiến dịch quảng cáo trực tuyến hiệu quả tốt nhất, mang lại sự linh hoạt và khả năng điều chỉnh để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo dựa trên kết quả và phản hồi từ khách hàng Ngân sách sẵn sàng chi lớn cũng giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực
58 quảng cáo Do có khả năng đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo, doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và vượt qua đối thủ cạnh tranh, chiếm ưu thế hơn trong lòng khách hàng
Về phương tiện: Hiện tại, công ty vẫn đang dồn chủ yếu nguồn lực của mình vào hình thức quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Tiktok) Điều này mang đến nhiều ưu điểm như phạm vi tiếp cận rộng, dễ dàng đo lường hiệu quả nhờ các công cụ sẵn có trên các nền tảng, tính tương tác của quảng cáo cao, chi phí quảng cáo linh hoạt có thể từ ngân sách nhỏ và tăng dần khi có hiệu quả
Về ngân sách quảng cáo: Việc đầu tư một ngân sách lớn vào quảng cáo có thể gặp rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt nếu không đạt được hiệu quả mong đợi Quản lý không cẩn thận có thể dẫn đến tổn thất lớn về nguồn lực và vốn của doanh nghiệp Mặc dù đầu tư một ngân sách lớn, tuy nhiên hiệu quả của chiến dịch quảng cáo không luôn được đảm bảo Đôi khi, chi phí quảng cáo có thể vượt quá giá trị trả lại, dẫn đến sự lãng phí tài nguyên và không đạt được mục tiêu kinh doanh Để bỏ ra một ngân sách lớn cho quảng cáo, cần tiến hành đo lường và phân tích kết quả chi tiết Nếu không có sự theo dõi và phân tích cẩn thận, doanh nghiệp sẽ không thể đánh giá chính xác hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh để cải thiện kết quả
Về thông điệp quảng cáo: Một hạn chế của thông điệp quảng cáo là khả năng trở nên nhàm chán và mất hiệu quả Khi thông điệp quảng cáo trở nên quá phổ biến và lặp đi lặp lại nhiều lần, khách hàng có thể cảm thấy không hứng thú, không quan tâm Điều này dẫn đến sự phản đối hoặc bỏ qua thông điệp quảng cáo, không tạo được sự tương tác và tác động mong đợi tới khách hàng Ngoài ra, đôi khi thông điệp được doanh nghiệp lựa chọn và đưa ra lại chưa có sự phù hợp với khách hàng, gây hiểu lầm, thiếu rõ ràng, khiến khách hàng chưa ra quyết định mua sản phẩm
Về phương tiện quảng cáo: Với hình thức quảng trên nền tảng mạng xã hội cũng mang đến một số nhược điểm Sử dụng các công cụ chặn quảng đã trở thành một hành động phổ biến của nhiều người dùng, điều này dẫn đến việc giảm khả năng hiển thị và tương tác của khách hàng mục tiêu Hiệu quả và độ tin cậy của dữ liệu đôi khi không chính xác, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Tiếp đó,
59 việc thay đổi thuật toán và chính sách trên các nền tảng mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và ổn định của chiến dịch quảng cáo Sự cạnh tranh cao trong quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là các mạng xã hội lớn như Facebook, Tiktok
2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến nhược điểm:
Về vấn đề doanh nghiệp sẵn sàng chi ngân sách quảng cáo lớn nhưng khó khăn hơn trong việc kiểm soát là do số lượng nhân sự tương đối lớn, việc quản lý hoàn toàn sẽ gặp nhiều trở ngại Sự thiếu hiểu biết và kiểm soát nội bộ cũng góp phần vào việc không đạt được sự kiểm soát chặt chẽ trong chi tiêu quảng cáo Việc thực hiện theo dõi và đo lường kết quả quảng cáo chưa chính xác sẽ khiến doanh nghiệp không có thông tin về hiệu quả và lợi nhuận của các chiến dịch Việc thiếu phân tích và đo lường cẩn thận có thể gây lãng phí tài nguyên và không tối ưu hóa chi phí quảng cáo Thị trường cạnh tranh và biến đổi làm tăng chi phí quảng cáo do sự tăng cường đối thủ cạnh tranh và sự cạnh tranh về không gian quảng cáo Doanh nghiệp không đáp ứng kịp xu hướng tiêu dùng thay đổi sẽ làm giảm hiệu quả và giá trị của chiến dịch quảng cáo
Việc quảng cáo bị bỏ qua, bị khách hàng không quan tâm có những nguyên nhân như sau: Quảng cáo không phù hợp với nhu cầu khách hàng có thể bị bỏ qua Thông điệp quảng cáo chưa được rõ ràng và hiệu quả hoặc hiểu sai Một phần nguyên nhân cũng đến từ việc chất lượng video quảng cáo chưa hiệu quả, nội dung trong video quảng cáo chưa gây được sự chú ý với người xem, chưa có sự độc đáo, mới lạ, đôi khi có những lỗi nhỏ trong video gây ảnh hưởng đến tâm lý người xem
Nguyên nhân dẫn đến nhưng hạn chế trong quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội đó là nội dung chưa nhiều sự sáng tạo, hấp dẫn để gây được sự chú ý đối với khách hàng Hình thức các video quảng cáo, bài viết quảng cáo chưa đa dạng Chưa tối ưu các chiến dịch quảng cáo một cách triệt để Chưa có sự lắng nghe thấu đáo ý kiến và phản hồi từ khách hàng Nguyên nhân của việc thông điệp quảng cáo chưa phù hợp với khách hàng, gây hiểu lầm, thiếu rõ ràng, có thể do thiếu nghiên cứu và hiểu rõ về đặc điểm, nhu cầu và sở thích của khách hàng, xu hướng tiêu dùng, chưa cập nhật tình hình thị trường kịp thời
Chương 2 đã đưa ra được những thông tin chung về Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại điện tử VNE, khái quát tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội của Công ty Qua đó, ta có thể thấy là ngoài những điểm mạnh, vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhưng mục tiêu quảng cáo thì đã đạt được những thành công nhất định Đến với chương 4 sẽ đem đến một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội của công ty
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VNE
Kế hoạch và phương hướng kinh doanh
3.1.1 Kế hoạch phát triển thị trường:
Hiện nay, nền kinh tế đang bước vào một chu kỳ suy thoái mới, vì vậy công ty cũng đã có những nhìn nhận chung để từ đó đưa ra những định hướng trong cả ngắn hạn và dài hạn nhằm giảm thiểu những rủi ro Giai đoạn 2020-2022 là giai đoạn mà Công ty đã có những bước phát triển đột phá về cả doanh thu cũng như lợi nhuận Năm
2021, doanh thu đạt 34.277,817 triệu đồng, tăng 60% so với 2020, lợi nhuận đạt 15% doanh thu Năm 2022, doanh thu đạt 45.274,475 triệu đồng, lợi nhuận đạt 20% doanh thu Những con số này đều cho thấy những kết quả tích cực trong quá trình vận hành và kinh doanh của Công ty Để tiếp tục phát triển, Công ty cũng cần có những định hướng để tiếp tục thúc đẩy doanh thu đem về lợi nhuận tối đa
Về hoạt động kinh doanh: Cần nâng cao hiệu quả của các phòng ban trong công ty để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu trong hoạt động kinh doanh, để có thể tạo ra hiệu quả tối đa nhất Tăng doanh thu, lợi nhuận, từng bước phát triển và đạt vị trí cao trong lĩnh vực thương mại điện tử Cụ thể: Mục tiêu trong năm 2023, đạt 60 tỷ doanh thu, thu về lợi nhuận 28% tương ứng với 16,8 tỷ đồng Bên cạnh đó mở rộng thị trường sang Campuchia, Lào Từng bước xây dựng thương hiệu ngày một vững chắc tạo chỗ đứng vững vàng cho doanh nghiệp Mục tiêu trong 5 năm tới, mở rộng thị trường sang một số quốc gia khác trong Đông Nam Á, châu Á Trở thành top 8 doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử
Do đó, mục tiêu trong năm 2023 về quảng cáo của doanh nghiệp đó là tăng tối đa lượt truy cập và tăng doanh số bán hàng Đạt 300.000 khách hàng tiềm năng sẵn sàng mua sản phẩm; tăng 10% nhu cầu tìm kiếm thông qua quảng cáo trực tuyến Từ đó, doanh nghiệp đưa ra mục tiêu cho quảng cáo trực tuyến đó là đạt 700.000 khách hàng đăng ký mua hàng qua trang đích; đạt 100 triệu lượt tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo
Về cơ cấu tổ chức: Tiếp tục củng cố, sắp xếp, cơ cấu lại các hoạt động của các phòng ban Có thể xem xét bổ sung thêm các phòng ban cần thiết, để giảm tải khối lượng
62 công việc dành cho mỗi phòng ban Từ đó, chất lượng đầu ra của công việc cũng được nâng cao, tặng hiệu quả hoạt động kinh doanh
Về sản phẩm: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các sản phẩm hiện có, tích cực đẩy hàng tồn kho Bên cạnh đó liên tục tìm kiếm các sản phẩm mới để mở rộng danh mục sản phẩm cũng như nhanh chóng bắt kịp xu hướng mới của các sản phẩm tiện ích
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý và tạo sự quan tâm của khách hàng Nó được sử dụng như một công cụ để kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Công ty hiện nay chủ yếu thực hiện hoạt động marketing qua các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội Đặc điểm của loại hình quảng cáo này là cần nhanh chóng, kịp thời bắt kịp xu hướng Từ đó, Công ty đã đưa ra những định hướng chung như sau: Định hướng kinh tế: Việc sử dụng quảng cáo như một công cụ hữu ích là một phần quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên những định hướng của Công ty Quảng cáo phải đưa ra thông tin đến người tiêu dùng về giá trị và lợi ích của sản phẩm mà Công ty cung cấp, đồng thời kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Về định hướng xã hội: Qua việc thực hiện các hoạt động quảng cáo, Công ty muốn truyền tải thông điệp về việc quan tâm đến các vấn đề liên quan đến chăm sóc các hoạt động đời sống hàng ngày trong cộng đồng, cung cấp sản phẩm đem lại lợi ích cho xã hội
Về định hướng nội dung: Công ty luôn đẩy mạnh việc khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong tư duy, cách làm việc, nội dung hoạt động quảng cáo bằng việc đầu tư vào nghiên cứu, tìm tòi những điều mới, những điều hay, nhằm nâng cao chất lượng, hình thức cũng nội dung của quảng cáo.