1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1

105 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Chi Nhánh Sở Giao Dịch 1 Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Hà
Người hướng dẫn TS. Trần Ngọc Mai
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,38 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (11)
  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các vấn đề trong đề tài (11)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Những đóng góp mới của luận văn (13)
  • 7. Bố cục đề tài (14)
  • CHƯƠNG 1 (15)
    • 1.1 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp (15)
      • 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp (15)
      • 1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với người cho vay (16)
      • 1.1.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp tại NHTM (16)
    • 1.2 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp (18)
      • 1.2.1 Lập kế hoạch phân tích (18)
      • 1.2.2 Thu thập thông tin và xử lý thông tin (19)
      • 1.2.3 Xác định những biểu hiện đặc trưng (22)
      • 1.2.4 Phân tích (22)
      • 1.2.5 Tổng hợp và dự đoán (22)
    • 1.3 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp (22)
      • 1.3.1 Phương pháp so sánh (23)
      • 1.3.2 Phương pháp phân tổ (24)
      • 1.3.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ (25)
      • 1.3.4 Phương pháp Dupont (26)
      • 1.3.5 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế (27)
    • 1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp (30)
      • 1.4.1 Phân tích ngành nghề kinh doanh (30)
      • 1.4.2 Phân tích khái quát kết quả kinh doanh (30)
      • 1.4.3 Phân tối mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn (32)
      • 1.4.4 Phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp (38)
      • 1.4.5 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp (42)
    • 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến PTTC (44)
      • 1.5.1 Nhân tố khách quan (44)
      • 1.5.2 Nhân tố chủ quan (45)
  • CHƯƠNG 2 (48)
    • 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH SGD1 (48)
      • 2.1.1 Khái quát về tình hình kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)-Chi nhánh SGD1 (48)
      • 2.1.2 Tổng quan về chi nhánh SGD1 (49)
      • 2.1.3 Phân tích khái quát tình hình kinh doanh tại chi nhánh SGD1 (49)
    • 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO (50)
      • 2.2.1 Thực trạng về cơ sở dữ liệu và quy trình phân tích tại Ngân Hàng TMCP đầu tư và Phát Triển Việt Nam BIDV-Chi nhánh SGD1 (50)
      • 2.2.2 Thực trạng công tác phân tích tại chi nhánh SGD1 Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông qua trường hợp cho vay Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam. 41 (51)
    • 2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)- CHI NHÁNH SGD1 (60)
      • 2.3.1 Những kết quả đạt được trong quá trình phân tích (60)
      • 2.3.2 Những hạn chế trong quá trình thực hiện phân tích của ngân hàng (62)
      • 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế (62)
  • CHƯƠNG 3 (65)
    • 3.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh SGD1 (65)
      • 3.1.1 Về quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp (65)
      • 3.1.2 Về cơ dữ liệu phân tích (65)

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại VPBANK – Chi nhánh Nam Định” của sinh viên Phạm Thị Hoa K15 TCL trưởng H

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngành ngân hàng là một trong những ngành trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam kể từ sau thời kì đổi mới năm 1986 Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế và giúp ngân hàng nhà nước thực hiện những chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy duy trì ổn định của nền kinh tế

Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng đã có những mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng với tỷ lệ tăng trưởng thường xuyên ở mức 2 con số và có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu trong những năm gần đây ngành ngân hàng vẫn còn có những tồn động như tỷ lệ nợ xấu của một vài ngân hàng vẫn còn cao thậm chí có một vài ngân hàng đã có dấu hiệu mất khả năng trả nợ buộc ngân hàng nhà nước phải mua lại với giá 0 đồng

Từ những luận cứ trên đề tài nghiên cứu của luận văn “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh SGD 1” có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra giải pháp góp phần cải tiến hoàn thiện quy trình cấp tín dụng của ngân hàng.

Tổng quan các công trình nghiên cứu về các vấn đề trong đề tài

Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” của Học Viện Ngân Hàng do tiến sĩ

Lê Thị Xuân viết đề cập đến cơ sở lý luận căn bản về phân tích Tài chính doanh nghiệp cung cấp những cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các đối tượng khác nhau như nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước

Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện phân tích tài chính tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản khu vực Tây Nam Bộ” của tác giả Võ Thị Vân Na viết về đề tài khảo sát việc phân tích tài chính dưới góc độ người quản lý doanh nghiệp tại một nhóm doanh nghiệp cụ thể

Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác phân tích tài các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ hoạt động cho vay tại các Ngân Hàng Thương Mại” của nghiên cứu sinh

Nguyễn Thu Trang tập trung nghiên cứu về các phương pháp phân tích và nội dung mà ngân hàng phân tích nhằm phục vụ hoạt động cho vay tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại VPBANK – Chi nhánh Nam Định” của sinh viên Phạm Thị Hoa K15 TCL trưởng Học Viện Ngân Hàng viết về công tác cho phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng VP Bank chi nhánh Nam Định đã hệ thống cơ sở lý luận và nêu ra được thực trạng phân tích tài chính tại

VP Bank chi nhánh Nam Định tuy nhiên phần giải pháp vẫn chưa đi vào cụ thể, chi tiết

Luận văn Thạc sĩ kế toán “Hoàn thiện công tác phân tích BCTC khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi” của Thạc sĩ kế toán Nguyễn Văn Tuấn của trường Đại Học Kinh Tế thuộc trường Đại Học Đà Nẵng

➢ Sau quá trình nghiên cứu giáo trình và các luận án có liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung đã được xuất bản và công bố tác giả cho rằng các công trình này mới chỉ đề cập đến cơ sở lý luận hoặc mới chỉ khảo sát về công tác phân tích tài chính dành cho một nhóm doanh nghiệp mà chưa đi sâu vào việc phân tích phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng tại một doanh nghiệp cụ thể ngoài ra phần giải pháp trong các luận văn văn và luận án ở bên trên vẫn chưa đi đúng trọng tâm hoặc chưa đi vào cụ thể, chi tiết Đây chính là khoảng trống cần nghiên cứu, vì vậy tác giả viết luận văn này nhằm mục đích tạo nên cầu nối giữa cơ sở lý luận và thực tiễn thông qua đánh giá việc ngân hàng phân tích một khách hàng cụ thể để làm cơ sở để phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là hệ thống hóa lại cơ sở lý luận từ đó làm nền tảng để xem xét thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phân tích tài chính của ngân hàng

• Hệ thống hóa các cơ sở lý luận phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng

• Nêu ra và đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng BIDV – Chi nhánh SGD 1 thông qua việc đánh giá một bản phân tích mà Cán bộ phân tích tài chính Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) nhằm mục đích cho vay ngắn hạn

• Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính nhằm phục vụ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Sở Giao Dịch 1.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp định tính thông qua số liệu từ BCTC đã được kiểm toán của doanh nghiệp nộp cho ngân hàng Kèm theo phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá để mô tả thực trạng phân tích ngân hàng Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình, cơ sở, nội dung và phương pháp phân tích tài chính tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV).

Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn tông hợp lí thuyết về cơ sở lý luận nhằm mục đích phục vụ hoạt động cho vay trong ngân hàng đánh giá thực trạng trong công tác tín dụng của ngân hàng và đề xuất những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng.

Bố cục đề tài

Gồm 03 chương, ngoài phần Mở Đầu và Phụ Lục

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng

Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh SGD1

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV)-Chi nhánh SGD1.

Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó giúp cho nhà phân tích ra các quyết định tài chính có liên quan tới lợi ích của họ trong doanh nghiệp đó

Phân tích tài chính doanh nghiệp trước hết thường tập trung vào các số liệu được cung cấp trong BCTC của doanh nghiệp, kết hợp với các thông tin bổ sung từ các nguồn khác nhau, làm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, chỉ ra những thay đổi chủ yếu, những chuyển biến theo xu hướng, tính toán những nhân tố, những nguyên nhân của sự thay đổi trong các hoạt động tài chính, phát hiện những quy luật của các hoạt động, làm cơ sở cho cá quyết định hiện tại và những dự báo trong tương lai

Trong nền kinh tế thị trường, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người:

• Các nhà quản trị doanh nghiệp

• Các cổ đông hiện tại hoặc người đang muốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp

• Các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp

• Nhà nước, cơ quan thuế

• Các doanh nghiệp tham gia đầu tư để đa dạng hóa rủi ro

• Các nhà cho vay: NH, các định chế tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, công ty mẹ

Những người phân tích tài chính doanh nghiệp ở những cương vị khác nhau nhắm đến các mục tiêu khác nhau

1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với người cho vay

Với các quyết định cấp hay không cấp tín dụng, cấp tín dụng ngắn hạn hay dài hạn, người cho vay đều quan tâm đến doanh nghiệp thực sụ có nhu cầu vay vốn hay không? Khả năng thực hiện các cam kết trong quá khứ, các bổn phận của người vay cũng như khả năng xử lý nợ nần và thiện ý của doanh nghiệp trong trả nợ trước các chủ nợ Đặc biệt người cho vay quan tâm đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng hiện tại và trong tương lai như thế nào? Tuy nhiên, đứng trước các quyết định khác nhau, ở vị thế khác nhau, nội dung dung và kỹ thuật phân tích có thể khác nhau Phân tích tài chính đối với những khoản cho vay dài hạn khác với những khoản cho vay ngắn hạn Nếu trước quyết định cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, thì trước quyết định cho vay dài hạn, người cho vay lại đặc biệt quan tâm đến khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp cũng rất cần thiết đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra

1.1.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp tại NHTM Đối với các NHTM, là tổ chức cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mối quan tâm hàng đầu trong phân tích tài chính doanh nghiệp là khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp Phần thu nhập mà các ngân hàng thương mại được chính là các khoản lãi từ tiền cho vay đó Phân tích tài chính đối với cho vay ngắn hạn cũng khác với cho vay dài hạn Đối với những khoản vay ngắn hạn: Ngân hàng quan tâm tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với khoản vay dài hạn: Ngân hàng quan tâm tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp, từ đó hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng

Phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong những quyết định được đưa ra của ngân hàng thương mại Các mảng hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại gắn với nghiệp vụ tín dụng-cho vay, nghiệp vụ đầu tư, các hoạt động kinh doanh khác Có thể nói việc phân tích tài chính doanh nghiệp là cần thiết để đưa ra các nhận định liên quan đến nghiệp vụ trên Cụ thể vai trò của phân tích tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động các ngân hàng thương mại được thể hiện như sau:

- Thứ nhất, đối với nghiệp vụ tín dụng mà nổi bật nhất là hoạt động cho vay: Việc thực hiện thẩm định các dự án vay vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mại để đưa ra quyết định có hay không cho các doanh nghiệp vay dự án mới Trong quá trình thẩm định, chuyên viên phân tích doanh nghiệp sẽ đưa ra đánh giá về dòng tiền phát sinh từ dự án bao gồm cả dòng tiền vào và dòng tiền ra, những kế hoạch cũng như chính sách tài chính của doanh nghiệp

- Thứ hai, đối với hoạt động đầu tư của các ngân hàng, việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ góp phần đưa đến quyết định đầu tư chính xác nhất.Bằng cách tính toán và sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính cũng như phân tích dòng tiền, ngân hàng có thể đảm bảo nắm bắt được về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để đưa đến những quyết định mang lại nhiều lợi ích nhất cho bản thân ngân hàng lẫn doanh nghiệp.Những thông tin tài chính thể hiện trên các BCTC của doanh nghiệp có thể được coi là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp hỗ trợ cho các nhà đầu tư bao gồm các ngân hàng thương mại có ý định sử dụng nguồn vốn huy động để tạo ra lợi ích và giá trị tăng thêm trong việc nhìn nhận và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp Kết luận phân tích là cơ sở cho việc đầu tư bên cạnh những đánh giá về môi trường kinh doanh, sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, tiềm năng phát triển của công ty Có thể nói, quyết định đầu tư vào doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại phải được dựa trên nền móng là những phân tích chính xác ban đầu về doanh nghiệp Thiếu đi các phân tích tin cậy, việc đầu tư sẽ không thể mang lại hiệu quả, đồng thời các ngân hàng thương mại không thể đưa ra những tư vấn và những lời khuyên cụ thể và hữu ích đối với sự phát triển của doanh nghiệp

- Thứ ba, nhìn ở góc độ vĩ mô, việc phân tích các doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại có thể được xem là nguồn tin tổng hợp cho việc nhìn nhận tiềm năng phát triển của phân khúc thị trường này, giúp cho ngân hàng có được định hướng phát triển đúng đắn cho những dự định trong tương lai đối với phân khúc thị trường các doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau.Các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp đơn lẻ sẽ không mang lại giá trị nếu không được đặt trong bối cảnh toàn thị trường, cũng như không được đem so sánh với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề kinh doanh.Vì vậy việc phân tích và tổng hợp thông tin là rất cần thiết.Việc phân tích chính xác và theo đúng tiêu chuẩn của các nguồn thông tin thu thập được sẽ mang lại kết quả đáng tin cậy cho nhà đầu tư không chỉ trong bản thân ngân hàng thương mại mà cho toàn thị trường nói chung Đồng thời, nó cũng đem đến những lợi ích cho hoạt động tư vấn đầu tư và đem lại đánh giá chính xác về phân khúc thị trường này

- Từ những nhận xét trên, có thể khẳng định vai trò nền tảng, cơ sở của phân tích tài chính đối với hoạt động tín dụng, tư vấn, đầu tư của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong điều kiện phát triển đầy tiềm năng của phân khác thị trường khách hàng này đối với hệ thống ngân hàng TMCP trong thời gian gần đây.

Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một quá trình phức tạp liên quan quan đến nhiều người, nhiều bộ phận bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Để có được thông tin một cách hữu ích để ra quyết định tài chính, công tác phân tích tài chính cần được tổ chức một cách khoa học

Mỗi đối tượng phân tích khác nhau có thể có một quy trình phân tích khác nhau phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phân tích và ra các quyết định tài chính của hộ Sau đây là một số bước (hay nội dung công việc) chủ yếu trong một quy tình phân tích chung: Lập kế hoạch phân tích, thu thập và xử lí thông tin, xác định những biểu hiện đặc trưng, phân tích và cuối cùng là bước tổng hợp dự đoán

1.2.1 Lập kế hoạch phân tích

Lập kế hoạch phân tích là xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ chức phân tích

Nội dung phân tích cần xác định rõ các vấn đề cần được phân tích: có thể toàn bộ hoạt động tài chính hoặc chỉ ở một trong các vấn đề cụ thể nào đó ví dụ như là cơ cấu vốn, khả năng thanh toán…Đây là cơ sở để xây dựng đề cương cụ thể để tiến hành phân tích

Phạm vi phân tích có thể là toàn đơn vị hoặc một số đơn vụ được chọn làm điểm để phân tích; tùy theo yêu cầu và thực tiễn quản lý mà xác định nội dung và phạm vi phân tích tổng hợp

Thời gian và ấn định trong kế hoạc phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành công tác phân tích

Trong kế hoạch phân tích cần phân công trách nhiệm cho các bộ phận trực tiếp thực hiện và bộ phận phục vụ công tác phân tích tài chính: cũng như các hình thức hội nghị phân tích nhằm thu nhập nhiều ý kiến đánh giá đúng thực trạng và phát triển đầy đủ tiềm năng giúp doanh nghiệp phấn đấu đạt kết quả cao trong kinh doanh 1.2.2 Thu thập thông tin và xử lý thông tin

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích cần phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin, thông tin từ nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài, từ những thông tin số lượng đến những thông tin giá trị từ những thông tin lượng hóa được đến những thông tin ko lượng hóa được

1.2.2.1 Thông tin tài chính Để có được nguồn thông tin tài chính, cần thu thập các kế hoạch tài chính chi tiết và tổng hợp, các BCTC, báo cáo kế toán quản trị, các tài liệu kế toán chi tiết có liên quan

1.2.2.2 Thông tin phi tài chính

Sự phát triển của doanh nghiệp do tác động của nhiều nhân tố trong và ngoài doanh nghiệp Phân tích tài chính là việc phân tích hướng tới tương lai của doanh nghiệp Bởi vậy, ngoài các thông tin tài chính hiện tại và quá khứ, việc phân tích tài chính doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều thông tin phi tài chính khác: Thông tin về môi trường chung về kinh tế, chính trị, luật pháp…; thông tin về ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động; thông tin về doanh nghiệp

Là những thông tin về môi trường kinh tế, chính trị, luậ pháp có liên quan đến cơ hội của một doanh nghiệp như:

- Sự tăng trưởng hay suy thoái của một nền kinh tế Chẳng hạn khi cơ hội thuận lợi, các hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận cũng như giá cổ phiếu trên thị trường sẽ tăng lên và ngược lai Khi phân tích, điều quan trọng là phải nhận thấy sự xuất hiện của cơ hội mang tính chu kỳ, qua giai đọan tăng trưởng sẽ đến giai đoạn suy thoái và ngược lại

- -Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: biện pháp giúp đỡ tài chính, chính sách thuế khóa, chính sách tiền tệ; quy định giá cả bắt buộc, chính sách ưu đãi…

*Các thông tin ngành kinh tế theo lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực hoạt động là tập hợp các doanh nghiệp cùng thực hiện các hoạt động chính như nhau, ví dụ:

• Ngành thủ công mỹ nghệ

Nội dung nghiên cứu trong pham vi ngành là đặt sự phát triển của DN trong mối liên hệ với hoạt động chung của ngành kinh doanh

- Nghiên cứu theo ngành cần thấy được đặc điểm kinh doanh của ngành có liên quan đến”

- Tính chất của của sản phẩm: Đã chế biến hay nguyên vật liệu thô; giá trị gia tăng nhiều hay ít; thiết yếu hay thông thường; có mặt hàng thay thế hay không; tính phức tạp hay đơn giản của quy trình sản xuất

- Chu kì phát triển của các sản phẩm trong ngành

- Công nghệ: Tình trạng hiện tại, khả năng đối mới công nghệ của ngành

- Xu thế biến động của ngành (tăng trưởng, suy thoái hay bão hòa)

- Áp lực trong cạnh tranh: Bằng việc phân tích nguy cơ có ngành có đối thủ cạnh tranh mới, mức cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành, áp lực của các sản phẩm thay thế…

Các thông tin về doanh nghiệp:

- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Hình thức sở hữu vốn, hình thức hoạt động thâm niên, quy mô của doanh nghiệp

- Giá trị của doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ với giá trị của những người làm việc tại doanh nghiệp Đặc biệt doanh nghiệp càng nhỏ càng phục thuộc vào những người làm việc tại doanh nghiệp

- Chủ doanh nghiệp: Cần tìm kiếm thông tin về phương diện các nhân như tuổi, tình hình gia đình, nguồn gốc đào tạo, con đường tiến tới trách nhiệm, nhân cách đạo đức, thái độ, sức khỏe, …Về người thừa kế như khung cán bộ hay sự hình thành ê kíp lãnh đạo, việc tuyển lựa đề bạt Về nhân viên như kết cấu lao động, trình độ lành nghề, bầu không khí tập thể, việc thay thế nhân viên…

- Mục tiêu của nhà lãnh đạo: Tăng trưởng mạnh doanh thu sẽ kéo theo tăng chi phí quảng cáo, tăng phải thu do tăng điều kiện ưu đãi để khuyến khích bán hàng, tăng lượng hàng tồn kho để đáp ứng các đơn hàng lớn…

Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính là một hệ thống bao gồm các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồn dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, nhà phân tích có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp phân tích khác nhau tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu phân tích hoặc thuộc vào nguồn số liệu thu thập trong quá trình phân tích Các phương pháp chủ yếu thường được sử dụng trong phân tích tài chính là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp Dupont, phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị, biểu đồ, phương pháp toán học, …

1.3.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp thường được sử dụng phổ biến và thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các mục đích:

• Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả kì này và kết quả kì trước

• Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh giữa kết quả của bộ phận hay đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác cùng quy mô trong cùng một lĩnh vực hoạt động

Tuy nhiên vấn đề cần chú ý là khi thực hiện phép so sánh, để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn, hai số liệu đưa ra so sánh phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được Các điều kiện đó là:

• Cùng nôi dung kinh tế

• Phải thống nhất về phương pháp tính

• Phải cùng một đơn vị đo lường và phải thu thập trong cùng một độ dài thời gian

Ngoài ra, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng một quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau

Về kỹ thuật so sánh có thể so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân:

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kì phân tích so với trị số của chỉ tiêu kì gốc Kết quả so sánh biểu hiện khối lương, quy mô biến động của các hiện tượng kinh tế

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế hoặc giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung của chỉ tiêu phân tích

- So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng số đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất

Một hiện tượng kinh tế do nhiều bộ phận cấu thành.Nếu chỉ nghiên cứu hiện tượng kinh tế qua chỉ tiêu tổng hợp thì không thể hiểu sâu sắc hiện tượng kinh tế đó.Do vậy, cần có những chỉ tiêu chi tiết để nghiên cứu từng bộ phận, từng mặt cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác, phải sử dụng phương pháp phân tổ.Phân tổ là phân chia sự kiện nghiên cứu, cá kết quả kinh tế thành nhiều bộ phận, nhiều tổ theo những tiêu thức nhất đinh.Thông thường trong phân tích người ta có thể phân chia cá kết quả kinh tế theo các tiêu thức sau:

• Phân chia theo thời gian: tháng, quý, năm

• Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là môt quá trình diễn ra trong một thời gian nhất định Trong một khoảng thời gian khác nhau, sự kiện kinh tế chịu sự tác động của các nhân tố và những nguyên nhân ảnh hưởng khác nhau Do vậy, việc phân tích theo thời gian giúp nhà phân tích đánh giá chính xác KQKD, từ đó có thể đưa ra cá biện pháp cụ thể trong từng khoảng thời gian cho phù hợp

• Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh

• Kết quả hoạt động kinh doanh theo nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nê Việc phân tích chi tiết này nhằm đánh giá KQKD của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau từ đó khai thác các mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu của từng bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau

• Chi tiết các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích

• Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích Việc nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích

Ví dụ: Chỉ tiêu tổng giá thành sản phẩm được chi tiết theo giá thành của từng loại sản phẩm Trong mỗi loại sản phẩm, giá thành lại được chi tiết theo các khoản mục chi phí sản xuất

1.3.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Một tỷ lệ toán học là sự biểu hiện một mối quan hệ giữa một lượng này với một lượng khác Chẳng hạn, tỷ lệ của 600 và 200 là 3:1 hoặc là 3 Tuy nhiên, trong phân tích tài chính, một tỷ lệ được sử dụng cần gắn với một ý nghĩa kinh tế cụ thể Một tỷ lệ muốn có ý nghĩa kinh tế nào đó thì yếu tố cấu thành nó phải thể hiện mối quan hệ có nghĩa.Ví dụ: mối quan hệ giữa lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm với doanh thu tiêu thụ sản phẩm; mối liên hệ giữa tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp với tổng tài sản…

Mặt khác, một tỷ lệ nói chung khó có thể đánh giá là tốt hay xấu, thuận lợi hay không thuận lợi, nhưng nếu nó so sánh với các tỷ lệ trước dây của cùng một doanh nghiệp, so sánh với cùng một tỷ lệ của các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động hoặc so sánh với tỷ lệ của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành đó, có thể có được những chỉ dẫn đáng chú ý hay một kết luận quan trọng

Ngoài những vấn đề đã nêu trên, sử dụng số tỷ lệ trong phân tích tài chính, nhà phân tích cần thấy được hạn chế sau đây:

Các số tỷ lệ phản ánh các điều kiện, các hoạt động kinh doanh, các giao dịch, các sự kiện hoàn cảnh trong quá khứ

Các tỷ lệ phản ánh giá trị ghi sổ

Việc tính số tỷ lệ chưa được tiêu chuẩn hóa hoàn toàn

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.1 Phân tích ngành nghề kinh doanh Để phân tích tiềm năng sinh lời của một doanh nghiệp, nhà phân tích trước hết cần đánh giá tiềm năng lợi nhuận của mỗi ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia cạnh tranh bởi vì khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp khác nhau và có thể dự đoán được Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về từng nhân tố định hướng lợi nhuận này a Mức độ cạnh tranh thực tế và tiềm năng Ở mức độ cơ bản nhất, lợi nhuận của một ngành là hàm số của mức giá tối đa mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ của ngành đó.Một trong những nhân tố chủ chốt quyết định mức giá chính là mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại hoặc tương đương.Ở một thái cực, nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì lý thuyết kinh tế học vi mô dự đoán rằng giá cả sẽ chỉ vừa bằng chi phí cận biên và có rất ít khả năng doanh nghiệp sẽ thu được siêu lợi nhuận.Ở thái cực còn lại, nếu thị trường là độc quyền thì doanh nghiệp độc quyền sẽ có khả năng thu được lợi nhuận độc quyền

Trong một số ngành kinh doanh, thường có ba nguồn cạnh tranh tiềm năng: (1) sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại, (2) sự đe dọa từ các doanh nghiệp mới gia nhập, (3) sự đe dọa từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế

1.4.2 Phân tích khái quát kết quả kinh doanh

Sau khi tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan tới môi trường cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể bắt đầu tìm hiểu tình hình và KQKD của doanh nghiệp đó thông qua các báo cáo KQKD dạng so sánh.Các báo cáo sẽ giúp nhà phân tích có được cái nhìn tổng quát về những thay đổi trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua thời gian; cũng như cái nhìn mang tính so sánh giữa donah nghiệp đang phân tích và các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành của nó a Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh ngang

Báo cáo kết quả dạng so sánh theo hàng ngang có thể thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu phản tình hình và kết quả HĐKD của công ty bằng cả số tuyệt đối và số tương đối.Báo cáo này rất hữu ích với nhà phân tích bởi lẽ nó cho thấy số liệu không phải chỉ của một năm mà còn gồm cả các thông tin cần để nghiên cứu các xu hướng hoạt động kinh doanh cũng như xu hướng tài chính của công ty qua một thời kì dài.Báo cáo này cho thấy rõ hơn bản chất và xu thế của những thay đổi đang diễn ra có ảnh hưởng tới KQKD của doanh nghiệp

Về mặt lí thuyết, sau khi lập được báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh, nhà phân tích cần cân nhắc những thay đổi của các chỉ tiêu một cách riêng rẽ, hoặc trong mối tương quan với nhau- nếu các chỉ tiêu có liên hệ trực tiếp- để, nếu có thể thì xác định xem sự thay đổi đó là tích cức hay tiêu cực và nguyên nhân của sự thay đổi là gì b Báo cáo dạng so sánh dọc

Phương pháp phân tích ngang BCTC như trình bày ở phần trên, nhìn ching, có một nhược điêm là không giúp nhà phân tích nhìn thấy rõ hoặc hiểu được những thay đổi về giá trị của các chỉ tiêu từ năm này sang năm khác trong mối quan hệ với doanh thu thuần hoặc tổng doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp.Nhược điểm này càng rõ rệt hơn khi nhà phân tích muốn so sánh nhiều công ty với nhau hay so sánh một công ty với mức trung bình của ngành, bởi lẽ khi đó anh ta không có một cơ sở chung cho con số tuyệt đối.Tuy nhiên, nếu số liệu trên báo cáo thu được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm so với doanh thu thuần thì ta lại có được một mặt bằng chung để so sánh số liệu của các công ty khác nhau như vậy.Các báo cáo dưới dạng này được gọi là các báo cáo so sánh theo hàng dọc hay đơn giản là các báo cáo đồng quy mô

Như vậy, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đồng quy mô cho thấy tỷ lệ phần trăm doanh thu thuần đã phải chi cho các loại chi phí như thế nào và phần còn lại bao nhiêu Trong những thời kì mà công ty có nhiều hoạt động tài chính hay phát sinh các khoản thu nhập và chi phí khác thì do các khoản này không liên quan tới hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ nên nhà phân tích cũng có thể phân tích trên cơ sở tính cơ cấu của các khoản thu nhập và chi phí khác nhau của công ty so với tổng doanh thu và thu nhập khác hay tổng chi phí của công ty

1.4.3 Phân tối mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn a Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn Để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn, phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp so sánh với kỹ thuật so sánh ngang và so sánh dọc

Bằng việc so sánh ngang (so sánh các chỉ tiêu trên bảng CĐKT giữa cuối kỳ so với đầu năm) có thể thấy được sự biến động về mặt thời gian của quy mô tổng tài sản , tổng nguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của một doanh nghiệp, qua đó đối chiếu với yêu cầu sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp; các chính sacsh bán hàng, dự trữ của doanh nghiệp; xem xét các nhân tố tác động đến sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tính hợp lí hay không hợp lí của sự biến động đó.Chẳng hạn khi xem xét sự biến động của khoản mục nguyên vật liệu cần xét đến nhu cầu vật tư sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp, phương thức thanh toán tiền hàng, nguồn cung cấp vật tư hay chính sách dự trữ vật tư hay sự biến động về giá vật tư trên thị trường… Hay sự biến động của tài sản cố định có thể do sự thay đổi về quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hay đó có thể là chiến lược cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp…

Một vấn đề thường gặp là rất khó so sánh sự biến dộng về tình hình tài sản, nguồn vốn của cá doanh nghiệp khác nhau qua thời gian bởi các doanh nghiệp có thể có sự khác biệt về đơn vị tiền tệ trong BCTC hoặc các doanh nghiệp khác nhau thường có quy mô khác nhau.Nếu chỉ so sánh tổng tài sản, nguồn vốn, chúng ta không thể hiểu đước các vấn đề bên trong một cách sâu sắc, trừ khi các số liệu được đưa về cùng tỷ lệ.Bởi vậy việc so sánh dọc ( báo cáo theo tỷ trọng) thường được dùng để chuẩn hóa các chỉ tiêu trong bảng CĐKT bằng cách biểu diễn chúng dưới dạng phần trăm (%) của một chỉ tiêu được lấy làm gốc có liên quan.Ví dụ như các chỉ tiêu trong bảng CĐKT có thể biểu diễn dưới dạng % của tổng tài sản, tổng nguồn vốn

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên nhìn nhận một cách phiến diện các báo cáo theo tỷ trọng chỉ là sự chuẩn hóa về mặt quy mô.Các báo cáo này còn cung cấp thông tin hữu ích cho cho những phân tích đầu tiên trong việc nâng cao tầm hiểu biết đối với các đặc trưng kinh tế của các ngành khác nhau và của doanh nghiệp khác nhau trong cùng một lĩnh vực hoạt động.Chẳng hạn, với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nặng, tài sản dài hạn đặc biệt là tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, còn doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì tỷ trọng này lại nhỏ.Hay đối với tài sản ngắn hạn, tỷ trọng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất thường cao hơn, khoản mục thành phẩm, hàng hóa doanh nghiệp thương mại đặc biệt là các doanh nghiệp bán buôn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn…

Mặt khác những thay đổi về tỷ lệ thời gian trong một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp có thể thể xuất phát từ những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tổ chức tốt cá hoạt động của mình song cũng có thể xuất phát từ những thay đổi trong chiến lược giá, những quyết định trong hoạt động kinh doanh, quyết định tài chính và quyết định đầu tư của ban điều hành cũng như từ các nhân tố khách quan khác.Bởi vậy trong phân tích, để có đánh giá đúng sự biến động của một tỷ trọng nào đó trong tài sản, nguồn vốn cần xem xét một cách kỹ lưỡng, trên mọi khía cạnh cùng với nhân tố khách quan, chủ quan tác động b Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Xét trên quan điểm tài trợ nguồn vốn, mỗi loại tài sản cần được tài trợ bằng một nguồn vốn nhất định.Việc sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho những nhu cầu vốn trong doanh nghiệp thường được xem xét trên nguyên tắc cân đối, điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải tính đến cả hai yếu tố an toàn trong cơ cấu vốn nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu vốn tương đối hợp lí nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn mong muốn.Vấn đề này thường được xem xét qua các mối quan hệ trong bảng CĐKT

Các mối quan hệ trên bảng CĐKT được thể hiện qua ba chỉ tiêu: Vốn lưu động ròng hay còn được gọi là (vốn lưu động thường xuyên), nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng

• Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn hay còn gọi là nguồn vốn thường xuyên với tài sản đài hạn trong doanh nghiệp

• Như vậy thực chất vốn lưu động ròng một phần nguồn vốn dài hạn được doanh nghiệp dùng cho việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn

• Để xác định vốn lưu động ròng trên bảng CĐKT, có thể xác định theo hai cách sau:

Cách 1: VLĐ ròng= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Trong đó nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu

Cách 2: VLĐ ròng= Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn

Vốn lưu động ròng lớn hơn 0, thể hiện phần nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn Để xác định vốn lưu động ròng trên bảng CĐKT, có thể xác định theo hai cách sau:

Cách 1: VLĐ ròng= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Trong đó nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu

Cách 2: VLĐ ròng=Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn

Các nhân tố ảnh hưởng đến PTTC

1.5.1.1 Yếu tố môi trường kinh tế

Yếu tố về môi trường kinh tế như lãi suất ngân hàng, biến động của tỷ giá, làm phát Cụ thể, mức lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, sự biến động về tỷ giá sẽ làm thay đổi điều kiên kinh doanh, tạo ra những cơ hội cũng như thách thức khác nhau đối với doanh nghiệp Yếu tố lam phát cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, trong trường hợp lạm phát tăng cao sẽ tạo ra những rủi ro lớn cho các khoản đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời sức mua của xã hội cũng giảm, hơn nữa đồng tiền có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động PTTC của DN

1.5.1.2 Yếu tố về môi trường chính trị và pháp luật

Các yếu tố về chính trị và pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp Sự ổn định về chính trị tạo môi trường cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động Về pháp luật, bên cạnh những quy định và ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ, thì Chính phủ cũng rất tích cực trong việc tham gia các tổ chức thương mại, kinh tế thế giới mà một số doanh nghiệp có ngành hàng xuất khẩu là đối tượng được hưởng lợi Chính sự can thiệp của Chính phủ đã tạo ra những cơ hội, và thuận lợi nhưng bên cạnh đó là những khó khăn và thách thức khác nhau cho từng doanh nghiệp Do đó các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có PTTC cũng sẽ chịu ảnh hưởng

1.5.2.1 Chất lượng cơ sở dữ liệu phân tích Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng PTTC Yếu tố thông tin đầu vào quyết định trực tiếp kết quả đầu ra, kết quả của quá trình phân tích có ý nghĩa hay không phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng thông tin sử dụng phân tích Nếu chất lượng thông tin không đáng tin cậy thì cả quá trình phân tích xem như không ưcó ý nghĩa Thông qua những cơ sở dữ liệu đáng tin cậy bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, nhà phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự báo tăng trưởng trong tương lai

1.5.2.2 Trình độ cán bộ thực hiện phân tích

Với nguồn cơ sở dữ liệu chính xác đầy đủ nhưng kết quả phân tích được như thế nào sẽ phụ thuộc vào khâu xử lí phân tích và trình bày kết quả của nhà phân tích Giữa các con số rời rạc, tỷ lệ riêng rẽ chưa thể phản ánh được tình hình, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, trình độ cán bộ thực hiện phân tích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của phân tích

1.5.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc trưng nhất định, doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh có thể thuộc một ngành cụ thể hoặc có thể thuộc nhiều ngành Theo đó PTTC cũng sẽ có những điểm riêng nhất định, đặc biệt là về nội dung phân tích với những nết đặc trưng mà doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác không có

Chương 1 hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp với các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận phân tích tài chính doanh nghiệp với các nội dung liên quan như khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp, các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH SGD1

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)-Chi nhánh SGD1

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ ra rằng thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của doanh nghiệp tăng trong năm 2019 tuy nhiên gần như đứng yên trong giai đoạn năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 và chính sách giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước nhằm giúp các doanh nghiệp ổn định trong đại dịch Kết quả là thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay của ngân hàng trong năm 2020 giảm nhẹ 181,009 tỷ đồng so với năm 2019 tương đương với tỷ lệ 0.5% Ngoài ra trong năm 2021 nhờ chiến dịch tiêm vac xin diện rộng của Chính phủ thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của chính phủ tăng nhẹ 320.406 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 0.3%

Mặc dù thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của doanh nghiệp chỉ tăng 320.406 tỷ đồng trong năm 2021 tuy nhiên thu nhập lãi thuần của doanh nghiệp trong năm 2021 lại tăng mạnh 11,026 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 30.8% nguyên nhân là do chi phí huy động của ngân hàng giảm 10,706 tỷ đồng so với năm 2020 Đại dịch Covid 19 không chỉ ảnh hướng tới nguồn thu của ngân hàng trong năm

2021 nó còn ảnh hưởng tới chi phí (đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) Cụ thể là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng đã tăng 6,162 tỷ đồng lên 29,481 tỷ đồng đồng chiếm 29.2% tỷ trọng lãi và các khoản thu nhập tương tự dẫn đến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trong năm 2020 chỉ còn 10,841 tỷ đồng đồng chiếm tỷ trọng là 10.7%

2.1.2 Tổng quan về chi nhánh SGD1

Vào ngày 21/3/2021, chi nhánh SGD1-BIDV đã kỷ niệm 30 năm thành lập Từ

16 cán bộ ban đầu, chi nhánh đã trở thành đơn vị chủ lực, đóng góp lớn vào vào KQKD của toàn bộ hệ thống, tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Hiện nay chi nhánh SGD1 – BIDV bao gồm 276 cán bộ được chia thành 4 khối chính bao gồm Khối bán buôn (76 cán bộ), Khối bán lẻ (80 cán bộ), Khôi tác nghiệp

(68 cán bộ) và Khối nội bộ (46 cán bộ) Cơ cấu tổ chức được thể hiện một cách trực quan qua sơ đồ sau

Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV

(Nguồn: Tạp chí 30 năm chi nhánh SGD1)

Ngoài ra tính đến hết năm 2020 chi nhánh SGD1 đã làm việc với hơn 134,500 khách hàng trong đó có 130,000 khách hàng cá nhân và 4,500 khách hàng doanh nghiệp trải rộng trong vô số ngành nghề và địa bàn trên cả nước

Nhờ góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước, chi nhánh SGD1 đã nhận được rất nhiều những huân chương cao quý của Đảng, Chính Phủ và Nhà nước và các cấp lãnh đạo BIDV như Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Anh hùng lao động thời kì đổi mới và nhiều phần thưởng cao quý khác

2.1.3 Phân tích khái quát tình hình kinh doanh tại chi nhánh SGD1

Bảng so sánh ngang về tình hình kinh doanh của chi nhánh SGD1 – Ngân Hàng TMCP Đầu tư được nêu ở phần phụ lục trong 3 năm từ năm 2019 và 2021.Trong 3 năm 2019,2020 và 2021, nghiệp vụ huy động vốn của doanh nghiệp có sự tăng trưởng ấn tượng ở mức 10% trong đó chủ yếu tăng trưởng ở tiền gửi không kỳ hạn.Còn về hoạt động tín dụng của doanh nghiệp trong giai đoạn 2019-2021, ngân hàng đều có mức cho vay tăng trưởng liên tục đặc biệt là trong năm 2021 cho vay ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp tăng trưởng lần lượt 14% và 17%.Kết quả là lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong 3 năm tăng trưởng liên tục ở mức 18% và đã đạt trên 1000 tỷ đồng vào nâm 2021

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO

2.2.1 Thực trạng về cơ sở dữ liệu và quy trình phân tích tại Ngân Hàng TMCP đầu tư và Phát Triển Việt Nam BIDV-Chi nhánh SGD1

2.2.1.1 Về quy trình phân tích

Hiện nay chi nhánh mới chỉ có quy trình phân tích tín dụng chưa có quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp cụ thể mà theo đó chỉ thực hiện trực tiếp phân tích theo kinh nghiệm Và khi hoàn thành phân tích, nhân viên phân tích chưa thực hiện đánh giá và rút kinh nghiệm vào lần sau

2.2.1.2 Về cơ sở dữ liệu dùng để phân tích Đa số dữ liệu phân tích đều được thu thập một cách không thường xuyên chỉ phát sinh khi có yêu cầu của cấp trên hoặc khi cấp khoản vay mới.Do tính không thường xuyên này nên nhân viên phân tích chưa chú ý đến việc tổng hợp, thống kê,lưu trữ thông tin phân tích.Ngoài ra thông tin chủ yếu mà đa số ngân hàng sử dụng để phân tích là Bảng CĐKT và KQKD một vài trường hợp có sử dụng Báo cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ để phân tích và chỉ có một số rất ích các ngân hàng chú ý đến các yết tố về vĩ mô và ngành nghề trong quá trình phân tích

2.2.2 Thực trạng công tác phân tích tại chi nhánh SGD1 Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông qua trường hợp cho vay Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam

Dưới đây là bản phân tích tình hình kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được cán bộ tín dụng ngân hàng thực hiện nhằm phục vụ mục đích cho vay ngắn hạn

1 Phân tích theo BCTC hợp nhất của khách hàng

- Theo BCTC hợp nhất năm 2019,2020 và năm 2021 đã được kiểm toán bởi KPMG, tình hình hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu hợp nhất của doanh nghiệp trong giai đoanh 2018-2021 như sau:

1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh a Doanh thu

• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ hợp nhất năm 2020 của doanh nghiệp đạt 123,919 tỷ đồng, giảm 65,685 tỷ đồng (tương đương 34.6%) so với năm 2019, nguyên nhân là do ản hưởng của dịch Covid 19 đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự sụt giảm của giá dầu trong giai đoạn nửa đầu năm 2020.Tuy nhiên sang năm 2021 doanh thu thuần cung cấp dịch vụ và hợp nhất của doanh nghiệp tăng lại 45,104 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 36.4%

- Doanh thu tài chính hợp nhất năm 2020 của doanh nghiệp đạt 917 tỷ đồng, giảm 87 tỷ đồng (tương đương 8.7%) so với cùng kỳ năm 2019 tập trung chủ yếu ở các khoản mục lãi tiền gửi, tiền cho vay (690 tỷ đồng – 75% doanh thu tài chính) và lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện (193 tỷ đồng – 21% doanh thu tài chính) Sang năm

2021 khoản doanh thu tài chính của doanh nghiệp đã tăng 83 tỷ đồng lên 1000 tỷ tương đương với tỷ lệ 9% b Chi phí

• Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2020 là 113,879 tỷ đồng, giảm

61,555 tỷ đồng (tương đương giảm 35.1%) so với năm 2019.Sang năm 2021, do doanh thu của doanh nghiệp tăng dẫn đến giá vốn hàng bán của doanh nghiệp cũng bật tăng 42,506 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 37.3% nhìn chung doanh nghiệp đã kiểm soát giá vốn hàng bán ở mức hợp lý trong tìn hình giá xăng dầu trên thế giới biến động bất thường

• Các chi phí khác: Nhìn chung, doanh nghiệp đã kiểm soát tương đối tốt các loại chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tương tốt trong cả 3 năm 2019,2020,2021 từ đó giúp doanh nghiệp ổn định trong giai đoạn khó khăn của thị trường khi phải đối mặt với đại dịch Covid 19 c Lợi nhuận

- Do doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính giảm trong khi giá trị các khoản mục chi phí vẫn duy trì tương đương năm 2019 nên lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2020 chỉ đạt 1,253 tỷ đồng, giảm 3,424 tỷ đồng (tương đương 73.2%) so với năm 2019.Tuy nhiên sang đến năm 2021, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế dẫn đến các khoản doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính tăng trưởng kết quả là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 149.3% lên 3.124 tỷ đồng

- Nhận xét: Dưới tác động tiêu cực của dịch Covid 19, doanh nghiệp đã triển khai đồng bộ và quyết liệt các biện pháp để duy trì hiệu quả kinh doanh Hoạt động kinh doanh năm 2020 vẫn có lãi xong chưa tương xứng với quy mô của doanh nghiệp

1.2 Tình hình tài chính: ĐVT: Tỷ đồng a Phân tích chung

- Tổng tài sản thời điểm 31/12/2021 của doanh nghiệp đạt 64,784 tỷ đồng, tăng 3,600 tỷ đồng (tương đương 6%) so với năm 2020, trong đó cả tài sản ngắn hạn và tài sarnn dài hạn đểu tăng so với cùng kì năm trước Về cơ cấu tổng tài sản, tỷ lệ tài sản ngắn hạn/ tài sản dài hạn không thay đổi nhiểu trong giai đoạnh 2018-2021 (ở mức khoảng 65/35) Nhìn chung cơ cấu tài sản như hiện tại là tương đối hợp lí đối với doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại xăng dầu

- Tổng nguồn vốn: Tương tự tổng tài sản, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cũng tăng, chủ yếu do sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu (tăng 4,138 tỷ đồng tương đương 17.2%) trong khi nợ phải trả giảm ( 1,772 tỷ đồng tương giảm 4.8%)

- Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp luôn ở mức cao, chi tiết như sau: ĐVT: Tỷ đồng

Bảng 2 1 Vốn lưu động ròng của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: Bản phân tích của cán bộ tín dụng của chi nhánh

Nhận xét: Doanh nghiệp có quy mô tài sản- nguồn vốn lớn với cơ cấu khá an toàn và hợp lý, khả năng tự chủ tài chính tốt b Các khoản mục tài sản chủ yếu:

- Tiền và tương đương tiền đạt 6,193 tỷ đồng, chiếm 9.6% tổng tài sản, trong đó bao gồm các khoản mục sau:

+ Tiền: có giá trị 2,999 tỷ đồng Giá trị khoản mục này giảm 4,418 tỷ đồng (tương đương tăng 41.6%) so với năm 2020, chủ yếu do danh nghiệp sử dụng nhiều số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu năm 2021 nhiều hơn so với năm 2020

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)- CHI NHÁNH SGD1

2.3.1 Những kết quả đạt được trong quá trình phân tích a Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Trong phần phân tích KQKD cả hợp nhất lẫn riêng lẻ, doanh nghiệp đã thực hiện sử dụng một vài phương pháp phân tích như sau:

• Đầu tiên là về phương pháp phân tích, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh khi lập bảng so sánh ngang và so sánh dọc cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó giúp ngân hàng nắm bắt được sự biến động của các chỉ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp qua thời gian

• Đối với phương pháp so sánh dọc (đồng quy mô) cho thấy tỉ lệ phần trăm doanh thu thuần đã phải chi cho các loại chi phí như thế nào và phần lợi nhận còn lại là bao nhiêu Từ đó là cơ sở cho ngân hàng so sánh số liệu của công ty với mặt bằng chung và các công ty khác không cùng quy mô

• Ngoài ra thông qua thuyết minh BCTC tác giả cũng phân tích kỹ thêm cách chỉ tiêu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, giá vốn hàng bán, chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp b Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Trong phần phân tích bảng CĐKT, ngân hàng đã thực hiện một vài phương pháp phân tích sau đây đối với doanh nghiệp:

• Cụ thể là ngân hàng đã lập các bảng so sánh ngang và so sánh dọc đối với toàn bộ chỉ tiêu trong bảng CĐKT trong 4 năm từ năm 2018-2021 qua đó giúp ngân hàng theo dõi được các chỉ tiêu biến động của ngân hàng qua thời gian và có thể so sánh với trung bình ngành hoặc các doanh nghiệp không cùng quy mô

• Thêm nữa ngân hàng cũng tính các chỉ tiêu liên quan đến vốn lưu động ròng của doanh nghiệp trong 4 năm 2018,2019 ,2020 và 2021qua đó đánh giá được cơ cấu nguồn vốn và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp

• Ngoài ra thông qua thuyết minh BCTC của doanh nghiệp ngân hàng cũng đã phân tích chi tiết từng chỉ tiêu trong bảng CĐKT của doanh nghiệp c Phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp

Ngân hàng đã tiến hành tính toán, phân tích và so sánh 4 nhóm chỉ số chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong ba năm 2019 và 2020 và 2021, bao gồm:

• Chỉ số liên quan đến phân tích năng lực hoạt động của tài sản bao gồm các chỉ số như phân tích vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp

• Các chỉ số liên quan đến khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp như chỉ số về khả năng thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện hành), chỉ số về khả năng thanh toán nhanh, chỉ số về khả năng thanh toán tức thời của ngân hàng và so sánh chúng với mặt bằng chung của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại

• Các chỉ số về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp bao gồm các chỉ số như Nợ phải trả/Tổng tài sản, Tỷ lệ đòn bẩy

• Các chỉ số phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp như các chỉ số liên quan đến Lợi nhuận gộp/Doanh thu, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần, ROE, ROA của doanh nghiệp

2.3.2 Những hạn chế trong quá trình thực hiện phân tích của ngân hàng

Tuy rằng ngân hàng đã thực hiện phân tích một cách tương đối chi tiết về báo cáo KQKD và bảng CĐKT tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót trong quán trình phân tích a Về nội dung phân tích

Trong bản phân tích kêt quả kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng chưa đề cập đến vấn đề phân tích về ngành nghề kinh doanh của khách hàng Bao gồm các nội dung phân tích như sau

Tại phần phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, ngân hàng mới chỉ tính các chỉ số liên quan đến vốn lưu động ròng của doanh nghiệp trong 3 năm 2019 và 2020 và 2021 tuy nhiên chưa hề tính toán nôi dung liên quan nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng của doanh nghiệp từ đó đặt vào mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng, ngân quỹ ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng từ đó có nhận xét các mối quan hệ đó

Thứ ba là ngân hàng cũng chưa phân tích khái quát về báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp và tính các tỷ số tài chính liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp từ đó có thể đánh giá chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp

Cuối cùng là tại phần tính chỉ số tài chính, ngân hàng mới chỉ tính chỉ số tài chính của doanh nghiệp qua các năm 2018,2019,2020 và 2021 mà chưa có sự so sánh các chỉ số tài chính đó với trung bình của ngành b Về phương pháp phân tích

Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh SGD1

3.1.1 Về quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Như đã nêu ở trên phần thực trạng, hiện nay chi nhánh chưa xây dựng quy trình phân tích mà chỉ thực hiện trực tiếp phân tích Vì vậy tôi đề xuất ngân hàng có thể áp dụng quy trình phân tích gồm 5 bước đã được nêu ở phần cơ sở lý luận bên trên:

3.1.2 Về cơ dữ liệu phân tích

Một trong những cơ sở dữ liệu chính phục vụ cho hoạt động PTTC của ngân hàng là BCTC và BCQT của doanh nghiệp tuy nhiên để công tác phân tích được đầy đủ và toàn diện người phân tích cần phải thu thập thêm các thông tin liên quan đến vĩ mô của nền kinh tế và các chỉ số liên quan đến trung bình ngành của doanh nghiệp

Vì vậy người thực hiện luận văn cho rằng đối với báo cáo phân tích mà cán bộ phân tích phân tích đã phân tích và được nêu ra ở tại phần thực trạng việc phân tích nên được bổ sung thêm các mục liên quan đến phân tích tình hình vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp Phần phân tích vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ được đề cập tại phần sau của bài luận văn

Ngoài ra ngân hàng cũng có thể áp dụng những thành tựu công nghệ như dữ liệu lớn (Big data), hay Machintie Learning giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí phân tích, ngoài ra kết quả phân tích sẽ trở nên sâu sắc và chi tiết và đáng tin câỵ hơn từ đó hỗ trợ ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng một cách nhanh chóng, chính xác, hạn chế rủi ro nợ xấu của ngân hàng

3.1.3 Về nội dung phân tích

3.1.3.1 Bổ sung phần phân tích tình hình vĩ mô liên quan đến doanh nghiệp

Theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 3 năm 2019,2020 và 2021 lần lượt tăng trưởng ở mức 7.02%,2.91% và 2.58% Trong đó GDP của Việt Nam trong 2 năm 2019 và 2020 là ấn tượng nhất khi trong năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp mà GDP của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7% còn năm 2020 mặc dù thế giới đố mặt với đại dịch Covid 19 tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương

Ngoài ra về cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong suốt các giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 thì cơ cấu chủ yếu của nền kinh tế đến từ ngành dịch vụ, thứ 2 là ngành công nghiệp và cuối cùng là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Ngoài ra xu hướng chung trong tương lai của Việt Nam là tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp sẽ có xu hướng tăng trưởng, và tỷ trong của ngành nông lâm nghiệp sẽ có xu hướng giảm đi

Từ đó chúng ta thấy rằng nhu cầu tiêu thụ dầu của Việt Nam sẽ dần có xu hướng tăng lên do hai lí do chính Thứ nhất lượng tiêu thụ dầu tăng lên là do nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng nhanh hơn so với trung bình của thế giới mà dầu khí là một nguồn nguyên liệu thiết yếu trong nền kinh tế Thứ hai là sự tăng trưởng từ tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, đây là những ngành tiêu thụ rất nhiều dầu khí

- Bổ sung phần phân tích ngành nghề kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh: Như chúng ta đã biết tiêu thụ xăng dầu gắn liền với hoạt động sản xuất và vận tải, do đó phụ thuộc lớn nhất vào nền kinh tế hay chỉ số GDP Việt Nam luôn là một trong các nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới vì vậy trong tương lai nhu cầu tiêu thụ xăng dầu vẫn tiếp tục tăng trưởng nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất, vận tải của nền kinh tế Ngoài ra theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng EIA thống kê rằng hiện nay mức tiêu thụ xăng dầu trên thế giới rơi vào mức khoảng 100 triệu thùng/ngày Điều đó đã cho chúng ta thấy tính thiết yếu của ngành xăng dầu

Hình 3 1 Nhu cầu tiêu thụ dầu ở Việt Nam

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành của BSC

Về mức độ tập trung và sự cân bằng giữa các đối thủ cạnh tranh: Theo website của công ty xăng dầu, hiện nay Tập đoàn xăng dầu có 43 đơn vị thành viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu, 5500 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc và chiếm 50% thị phần nội địa

Về sự đe dọa của sản phẩm thay thế: Hiện nay nhà nước đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ các nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió Ví dụ như trong năm 2019 năng lượng tái tạo chỉ chiếm 0.5% tổng sản lượng điện của quốc gia tuy nhiên sang năm 2021 sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đã chiếm 11.8% trên tổng sản lượng điện của Việt Nam

Về nguồn cung cấp xăng dầu của Tập đoàn: Hiện nay sản lượng dầu thô khai thác của Việt Nam đang có xu hướng giảm trung bình khoảng 10% năm qua đó càng tăng phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu trên thế giới từ đó khiến doanh nghiệp phải tăng nhu cầu nhập khẩu xăng dầu dẫn tới tăng nguy cơ phơi nhiễm rủi ro tỷ giá

Hình 3 2 Sản lượng khai thác và nhập khẩu dầu ở Việt Nam

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành của BSC

Nhìn chung về ngành xăng dầu Việt Nam là một ngành thiết yếu trong nền kinh tế cộng với việc nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh so với thế giới từ đó cũng kéo theo sự tăng trưởng của ngành xăng dầu.Ngoài ra doanh nghiệp còn là một doanh nghiệp đầu ngành phân phối trong ngành xăng dầu với hơn 5500 cửa hàng trên toàn quốc và chiếm 50% thị phần nội địa đây đều là những lợi thế vô cùng lớn của doanh nghiệp.Tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải đỗi mặt các thách thức như sự thay thế nhanh chóng của những nguồn nhiên liệu xanh và việc sản lượng dầu thô đang có xu hướng giảm dần qua các năm từ đó dẫn đến tăng nhu cầu nhập khẩu làm cho nguồn cung dầu của doanh nghiệp không có được sự ổn định về giá cả

- Bổ sung phần tính nhu cầu vốn lưu động và ngân quỹ ròng của doanh nghiệp

❖ Tính nhu cầu vốn lưu động

Nợ kinh doanh được tính bằng các khoản nợ ngắn hạn – Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

Bảng 3 1 Nhu cầu vốn lưu động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) ĐVT: Tỷ đồng

_Tài sản ngắn hạn khác 1,433 1,533 1,569 2,085

_ Vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 7,137 8,672 10,079 9,264

Nhu cầu vốn lưu động 3,103 5,161 1,744 4,880

(Nguồn: Dựa trên các chỉ số liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp)

Khi tài sản kinh doanh của doanh nghiệp lớn hơn nợ kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động xác định ở đây một số dương, doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn do có một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba

Bảng 3 2 Ngân quỹ ròng Tạp đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX)

_Tiền và tương đương tiền 6,680 7,187 7,801 3,540 _Đầu tư tài chính ngắn hạn 3,748 4,065 6,777 9,135

(Nguồn: Dựa trên số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp)

Trong cả 4 năm 2018,2019, 2020 và 2021 ngân quỹ có > ngân quỹ nợ (ngân quỹ ròng dương) có nghĩa là doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ điều đó chứng rỏ rằng doanh nghiệp có khả năng hoàn trả nợ vay ngay khi cần thiết

Xác định mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động và ngân quỹ ròng

➢ Việc ngân quỹ ròng, vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp dương trong cả 3 năm chứng tỏ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn

• Bổ sung phần phân tích khái quát báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

Ngày đăng: 09/11/2024, 15:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.0.1 Thành phần nhu cầu vốn lưu động - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 1.0.1 Thành phần nhu cầu vốn lưu động (Trang 35)
Bảng 1.0.3 Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 1.0.3 Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Trang 40)
Bảng 1.0.4 Chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 1.0.4 Chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính (Trang 41)
Bảng 1.0.5 Chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 1.0.5 Chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Trang 42)
Bảng 1.0.6 Tỷ số phản ánh kết hoạt động từ dòng tiền của doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 1.0.6 Tỷ số phản ánh kết hoạt động từ dòng tiền của doanh nghiệp (Trang 43)
Bảng 1.7 Chỉ số phản ánh khả năng trả nợ từ dòng tiền của doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 1.7 Chỉ số phản ánh khả năng trả nợ từ dòng tiền của doanh nghiệp (Trang 44)
Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV (Trang 49)
Bảng 2 1 Vốn lưu động ròng của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 2 1 Vốn lưu động ròng của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) (Trang 53)
Hình 3 1 Nhu cầu tiêu thụ dầu ở Việt Nam - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Hình 3 1 Nhu cầu tiêu thụ dầu ở Việt Nam (Trang 67)
Hình 3 2 Sản lượng khai thác và nhập khẩu dầu ở Việt Nam - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Hình 3 2 Sản lượng khai thác và nhập khẩu dầu ở Việt Nam (Trang 68)
Bảng 3 1 Nhu cầu vốn lưu động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 3 1 Nhu cầu vốn lưu động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) (Trang 69)
Bảng 3 3 Chỉ số dòng tiền phản án HĐKD của doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 3 3 Chỉ số dòng tiền phản án HĐKD của doanh nghiệp (Trang 78)
Bảng 3 6 Chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 3 6 Chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp (Trang 80)
Bảng 3 7 Chỉ số phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sgd 1
Bảng 3 7 Chỉ số phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w