1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hiệu quả chuỗi cung Ứng tại công ty cổ phần bibica

80 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Bibica
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Các vấn đề đó có liên quan tới: lập kế hoạch, sản xuất, nguyên vậtliệu, phân phối và giao hàng, chăm sóc khách hàng...Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng tại Bibica, giúp công

Trang 1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Tốc độ tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ trong chuỗi cung ứng giúp ngànhbánh kẹo và thực phẩm trên toàn cầu đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về sảnphẩm và chất lượng dịch vụ Theo báo cáo dử liệu Statista, doanh thu trong thịtrường bánh kẹo dự kiến đạt 189,10 triệu USD vào năm 2024 Doanh thu dự kiến sẽcho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2024-2029) là 15,65%, và dự kiếndẫn đến khối lượng thị phần là 391,20 triệu USD vào năm 2029 Với nhu cầu tiêuthụ bánh kẹo ngày càng tăng nên việc quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quantrọng đảm bảo sự hiệu quả của sản xuất và phân phối trong ngành thực phẩm nóichung và bánh kẹo nói riêng

Theo dữ liệu từ Euromonitor nternational, trong giai đoạn từ năm

2020-2025, doanh số bánh kẹo và thực phẩm trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 2-3% mỗinăm, vì thế nên việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng có thể giúp giảm thiểu chi phísản xuất và vận chuyển trong sản xuất cũng như phân phối hàng hóa Không nhữngvậy, việc tối ưu hóa tồn kho trong chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu lãng phí, chi phílưu trữ và có thể giảm chi phí tồn kho từ 20-50% trích từ báo cáo McKinsey &Company

Nhờ vào việc áp dụng công nghệ hiện đại và đa dạng hóa sản phẩm, ngànhbánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn định trong những năm gầnđây, có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành thị trường lớntrong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân củaViệt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là2,8kg/người/năm theo Công ty Cổ phần chứng khoán Trí Việt TVSC

Thị trường bánh kẹo hiện nay vô cùng sôi động với sự tham gia của hơn 30doanh nghiệp lớn nhỏ BIBICA, một trong 5 "ông lớn" hàng đầu trong ngành, luônphải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Haihaco, Hữu Nghị vàđặc biệt đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành bánh kẹo là công ty Tập Đoàn Kinh

Đô với sản phẩm được phân phối nhiều và rộng khắp trong nước và nước ngoài, tốc

Trang 2

độ tăng trưởng trung bình hằng năm của công ty dao động từ 25-30%, không nhữngvậy công ty mở rộng bộ phận cơ cấu chuỗi cung ứng, mục đích nhằm chuyên trách

về các hoạt động sản xuất thành phẩm, kiểm soát chất lượng, hậu cần và kho vậntạo nên thế mạnh cốt lõi của Tập đoàn

Tuy nhiên để vận hành cả một công ty có bước phát triển vượt bật, chuỗicung ứng là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp Tất cảcác doanh nghiệp đều mong muốn có được một chuỗi cung ứng tốt với chi phí thấp,doanh thu cao, quy trình vận hành hiệu quả, sản phẩm chất lượng, khách hàng hàilòng, ít rủi ro Không những vậy, việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúptăng cường hiệu quả hoạt động mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận và cả uy tín củadoanh nghiệp

Công ty Cổ phần Bibica là một doanh nghiệp trải qua gần 30 năm hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân phối ngành bánh kẹo Công ty Cổ phầnBibica không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng mà còn có một hệ thốngchuỗi cung ứng với quy mô chuyên nghiệp Với bề dày lịch sử cùng với những đầu

tư lớn, Bibica đã xây dựng và phát triển được hệ thống nhà máy quy mô lớn, hệthống phân phối sản phẩm ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước Tuy vẫn luôn liêntục hoạt động với những mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng, nhưng với quy

mô lớn như hiện nay, công ty vẫn không tránh khỏi còn thiếu sót lớn nhỏ trongchuỗi cung ứng, mà những thiếu sót này là những nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc liên tục cải thiện

và nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng là chìa khóa cho sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp Có một vài hạn chế đang còn xảy ra trong chuỗi cung ứng

có liên quan để cả hai hoạt động sản xuất và bán hàng như: thời gian đặt hàng trướccòn khá dài (3-4 tháng), dư thừa dây chuyền sản xuất gây lãng phí, mức tồn nguyênvật liệu bao bì khá cao, hoạt động sản xuất tốn nhiều thời gian ở các giai đoạn, dịch

vụ chăm sóc khách hàng còn thiếu sót Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu vềCông ty, tác giả nhận thấy còn cần phải cải thiện một số vấn đề trong chuỗi cung

Trang 3

ứng của mình Các vấn đề đó có liên quan tới: lập kế hoạch, sản xuất, nguyên vậtliệu, phân phối và giao hàng, chăm sóc khách hàng

Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng tại Bibica, giúp công tycải thiện những hạn chế đang tồn tại nên tác giả đã chọn đề tài: Giải pháp nâng caohiệu quả chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica làm đề tài nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica như thế nào?

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng?

Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần BibicaPhạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần BibicaPhạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hiệu quả chuỗi cung ứng tại Công ty Cổphần Bibica trong giai đoạn từ tháng 5/2024 đến tháng 9/2024

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng cụ thểnhư sau:

Phương pháp định tính: Thông qua phỏng vấn 8 chuyên gia (cấp quản lý trựctiếp, bộ phận quản lý các phòng ban có liên quan và chuyên gia trong bộ phận xử lýkinh doanh phân phối sản phẩm) Lập bảng câu hỏi phỏng vấn xuất phát từ khung lý

Trang 4

thuyết đã xây dựng, nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho việc kiểm định các giảthuyết nghiên cứu.

Phương pháp định lượng: Thực hiện khảo sát với nhân viên và khách hàngbằng cách lập bảng câu hỏi bằng cách gửi Google form cho các đối tượng liên quan

để khảo sát, kết quả thu thập được khoảng 200 mẫu và sẽ được xử lý bằng SPSS22.0 Sau đó tập hợp các câu trả lời bằng các phương pháp phân tích, thống kê, đánhgiá độ tin cậy của thang đo đã thiết kế

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài có một số đóng góp tri thức mới về mặt

lý luận và thực tiễn, cụ thể như sau:

Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống và tổng quát hoá một số vấn đề lý luận

về chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp

Về thực tiễn: Đề tài kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ định được các tồn tạitrong quản lý chuỗi cung ứng tại đơn vị cụ thể là Công ty cổ phần Bibica, trongcông tác lập kế hoạch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí đầuvào, giảm chi phí hoạt động, mở rộng thị trường, tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp

và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường để từ đó đưa ra các giảipháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng, giúp công ty ổn định vàphát triển

1.7 Kết cấu bài nghiên cứu

Chương 1: Phần mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất

Chương 3: Thực trạng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và phương phápnghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Giải pháp và kế hoạch triển khai

Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp không thểchỉ hoạt động độc lập mà cần phải có một cái nhìn toàn diện về toàn bộ chuỗi cungứng Từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối chođến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, tất cả đều cần được kết nối vàquản lý một cách chặt chẽ

Từ các phân tích trên, các định nghĩa về chuỗi cung ứng rất đa dạng vàkhông thống nhất, điều này là do chúng được nhìn nhận qua nhiều góc độ nghiêncứu khác nhau

Blanchard (2010) cho rằng “chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động vàquá trình liên quan đến vòng đời của sản phẩm, từ giai đoạn ra đời cho đến khi kếtthúc" Đây là một khái niệm toàn diện về chuỗi cung ứng Để minh họa cho quanđiểm này, tác giả đưa ra ví dụ về quy trình sản xuất bỏng ngô của General Mills.Ban đầu, người nông dân trồng ngô, sau đó thu hoạch và bán cho nhà máy Tại đây,ngô được chế biến thành bỏng, đóng gói và lưu kho Sau đó, sản phẩm được vậnchuyển từ kho đến nhà phân phối, các hệ thống bán lẻ, và cuối cùng là đến tayngười tiêu dùng Những sản phẩm không được tiêu thụ sẽ bị tiêu hủy khi hết hạn sửdụng Tất cả các công đoạn này đều là một phần của chuỗi cung ứng

Ngoài ra, Blanchard (2010) cũng đề cập rằng chuỗi cung ứng có thể đượchiểu là các hoạt động bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên, cụ thể là người nông dântrồng ngô trong ví dụ trên, cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.Hai định nghĩa này của Blanchard có nội dung tương tự nhưng được trình bày theohai cách khác nhau

Chuỗi cung ứng có thể được hiểu là một mạng lưới các hoạt động sản xuất vàphân phối, bao gồm quá trình mua nguyên vật liệu, biến đổi chúng thành thànhphẩm – bán thành phẩm, rồi phân phối đến tay khách hàng (Ganeshan và Harrison,1995) Chuỗi này bao gồm tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia trực tiếp hoặc

Trang 6

gián tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Chuỗi cung ứng hiệu quả làquá trình biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng một cách nhanh chóng

và đáp ứng nhu cầu của thị trường Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa

về chuỗi cung ứng, chẳng hạn:

Theo Chopra và Meindl (2001), chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạnliên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nókhông chỉ giới hạn ở các nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn bao gồm các nhà vậnchuyển, kho lưu trữ, nhà bán lẻ và khách hàng

Hồ Tiến Dũng (2015), Chuỗi cung ứng được hiểu là một mạng lưới các hoạtđộng liên kết, từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng, nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách hàng thông qua việc trao đổi thông tin và thực hiện các hoạt động kinhdoanh

Ngoài các doanh nghiệp chính tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng, còn cónhiều doanh nghiệp liên quan gián tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc phân phốisản phẩm tới tay khách hàng Những doanh nghiệp này cung cấp các dịch vụ nhưvận tải hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy, hệ thống thông tin, và dịch

vụ kho bãi Các dịch vụ này hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bằngcách giúp khách hàng mua sản phẩm ở nơi cần thiết, phục vụ các thị trường xa xôi

và tiết kiệm chi phí vận chuyển quốc tế hay nội địa, đồng thời đảm bảo cung cấpdịch vụ khách hàng tốt nhất với chi phí tối thiểu

Từ các định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng, Chuỗi cung ứng là một hệthống bao gồm toàn bộ các hoạt động Nói cách khác, chuỗi cung ứng là quá trìnhbắt đầu từ nguyên liệu thô đến khi sản phẩm hoàn thiện và được phân phối chongười tiêu dùng, nhằm đạt được hai mục tiêu chính: xây dựng mối liên kết với nhàcung cấp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vì họ là những người ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả của chuỗi cung ứng

2.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng

Theo Goldratt (1984) cho rằng chuỗi cung ứng đóng vai trò cốt lõi trong hoạtđộng kinh doanh, nhờ khả năng tối ưu hóa dòng chảy nguyên vật liệu và sản phẩm

Trang 7

hoàn thiện Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí, tăng năng suất và đápứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, theo Hugos (2006), chuỗi cung ứng hiệu quả là yếu tố then chốtthúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cácdoanh nghiệp thành công thường sở hữu một chuỗi cung ứng được vận hành trơntru Ngược lại, những doanh nghiệp không chú trọng đến việc xây dựng chuỗi cungứng hiệu quả thường gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường

Chuỗi cung ứng không chỉ đơn thuần là một công cụ hỗ trợ mà còn là mộtđòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược marketing 4P Mỗiquyết định liên quan đến chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất, quản lý tồn kho, lựachọn kênh phân phối, vận chuyển đến việc thu thập và phân tích thông tin, đều tácđộng trực tiếp đến việc thực hiện hiệu quả các yếu tố 4P

2.1.3 Lợi ích của chuỗi cung ứng

Thứ nhất, "Mỗi điểm chạm trong chuỗi cung ứng đều góp phần tạo nên giátrị cho khách hàng Nhờ đó, doanh nghiệp và các đối tác trong chuỗi cung ứng cóthể xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững

Thứ hai, Mục tiêu hàng đầu của chuỗi cung ứng là tăng cường giá trị tổngthể Giá trị của chuỗi cung ứng được đo lường bằng hiệu quả trong việc chuyển đổiđầu vào thành sản phẩm cuối cùng có giá trị cao trong mắt khách hàng

Với doanh nghiệp sản xuất, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng bởi lẽ nógiải quyết cả vấn đề đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp Lợi ích mà nó mang lạilà: giảm bớt trung gian, giảm bớt sự phụ thuộc vào vị trí của khách hàng cuối cùng,giảm bớt chi phí đơn vị với đơn đặt hàng lớn (Lambert và cộng sự, 1998)

2.1.4 Cấu trúc chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng không chỉ giới hạn ở các nhà sản xuất và nhà cung cấp, màcòn bao gồm các công ty vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ và khách hàng nội bộ trongmỗi tổ chức Những chức năng này không chỉ dừng lại ở việc phát triển sản phẩmmới, mà còn bao gồm các hoạt động như marketing, sản xuất, phân phối, tài chính

và dịch vụ khách hàng

Trang 8

Hình 2.1 Chuỗi cung ứng đơn giản

Nguồn: Hugos (2006)

Theo Hugos (2006), Mô hình chuỗi cung ứng truyền thống thường bao gồm

ba đối tác chính: nhà cung cấp, doanh nghiệp sản xuất và khách hàng cuối cùng.Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp buộc phải xây dựng chuỗicung ứng có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường một cách linh hoạt Sự phát triểncủa chuỗi cung ứng mở rộng là kết quả tất yếu của xu hướng hợp tác và chia sẻnguồn lực trong kinh doanh Chuỗi cung ứng mở rộng được mô tả như sau:

Hình 2.2 Chuỗi cung ứng mở rộng

Nguồn: Hugos (2006)

2.1.5 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng

Mô hình Tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (Supply Chain OperationReference - SCOR) được xây dựng vào năm 1996 bởi Hội đồng Chuỗi Cung Ứng(Supply Chain Council - SCC), được dùng như là một mô hình tham khảo quy trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh Đến năm 2014, sau khi SCC được sáp nhập vàoHiệp hội quản lý chuỗi cung ứng ASCM, mô hình tiếp tục được tổ chức này cậpnhật thường xuyên để thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn chuỗi cung ứng

Mô hình SCOR là một công cụ mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp đánh giá và hoànthiện quản lý chuỗi cung ứng với độ tin cậy, nhất quán và hiệu quả

Trang 9

Mô hình SCOR là quy trình tích hợp 5 quy trình quản lý chính Plan - Source

- Make - Deliver - Return

2.1.5.1 Lập kế hoạch (Plan)

Kế hoạch là nền tảng vững chắc cho sự thành công của mọi chuỗi cung ứng.Một kế hoạch toàn diện là yếu tố then chốt để đảm bảo sự liên kết và hiệu quả củacác hoạt động trong chuỗi cung ứng Kế hoạch giúp cân đối nhu cầu nguyên vậtliệu, tối ưu hóa sản xuất và đảm bảo giao hàng đúng hạn, đáp ứng nhu cầu kháchhàng một cách linh hoạt và hiệu quả

Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp và khách hàng là nền tảng đểxây dựng kế hoạch sản xuất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường Đối với sản phẩm

dễ hư hỏng, việc duy trì nguồn cung ổn định là vô cùng quan trọng Để đáp ứng nhucầu sản xuất liên tục, nguồn cung nguyên vật liệu phải được đảm bảo đầy đủ và kịpthời Đồng thời, năng lực sản xuất phải linh hoạt để đáp ứng cả thị trường nội địa vàxuất khẩu, đảm bảo giao hàng đúng hẹn và chất lượng sản phẩm Để đáp ứng đadạng nhu cầu của thị trường, kế hoạch sản xuất cần linh hoạt và được điều chỉnhthường xuyên Việc chia sẻ thông tin minh bạch giữa các đối tác trong chuỗi cungứng là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả và tối ưu hóa quá trình sản xuất Nhucầu sản phẩm là căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất Nhu cầu này trước tiênthường được thu thập từ phía khách hàng, kết hợp với những đánh giá của bộ phậnbán hàng, marketing về khả năng nhu cầu thực của khách hàng, cộng với các phântích về xu hướng tiêu dùng, các vấn đề xã hội để có thể đưa ra được dự báo nhucầu phù hợp nhất để đưa vào lập kế hoạch

Dự báo về nhu cầu của công ty được chuẩn bị trước cho một khoảng thờigian nhất định, ví dụ như 6 tháng, 1 năm, 5 năm Các biến động, các thông tin thayđổi cần được cập nhật thường xuyên, có thể là mỗi tháng hoặc mỗi 3 tháng để có thểkịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp nhất với nhu cầu thực tế

2.1.5.2 Cung ứng nguyên vật liệu (Source):

Cung ứng nguyên vật liệu là các quy trình mua sắm hàng hóa và dịch vụ đểđáp ứng nhu cầu theo kế hoạch hoặc thực tế

Trang 10

Công tác cung ứng nguyên vật liệu gồm các vấn đề liên quan tới quản lý nhàcung cấp và quản lý nguyên vật liệu Các nhà cung cấp phải đáp ứng được các yêucầu về số lượng, giá cả, chất lượng nguyên vật liệu, thời gian giao hàng, điều kiệnthanh toán Các tiêu chuẩn chất lượng cũng phải được thiết lập bởi nhà cung cấp

để đáp ứng yêu cầu sản phẩm

Tồn kho nguyên vật liệu được quản lý hiệu quả khi nguyên vật liệu luônđược cung ứng đúng, đù và kịp thời cho hoạt động sản xuất Đồng thời, chất lượngcủa các nguyên vật liệu tồn kho đều phải được đảm bảo đúng với yêu cầu sản phẩm

và sản xuất, tối thiểu hao hụt do bảo quản không đúng hay hết hạn sử dụng

2.1.5.3 Thực hiện (Make)

Thực hiện là quá trình biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùngnhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Quá trình sản xuất bao gồm một chuỗi các hoạtđộng liên kết, từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thiện và đếntay người tiêu dùng Các hoạt động sản xuất phải được thiết kế linh hoạt để đáp ứngnhu cầu đa dạng và thay đổi của khách hàng Để duy trì tính cạnh tranh, doanhnghiệp cần không ngừng cải tiến quy trình sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầukhách hàng Các phương pháp và tiêu chuẩn chất lượng sẽ được đề xuất để hỗ trợkiểm soát quá trình sản xuất từng bước từ nguyên liệu thô đến thành phẩm, cũngnhư các luồng sản xuất và sản lượng cũng cần được nhấn mạnh của các bước này.Đây là quá trình sản xuất thực hiện theo đơn đặt hàng, sản xuất để lưu kho, hoặcthiết kế theo đơn đặt hàng Bước thực hiện bao gồm hoạt động sản xuất, dân dụngsản phẩm và bán hàng, quản lý mạng lưới sản xuất, thiết bị và cơ sở vật chất và vậnchuyển Dựa trên các quy trình sản xuất thi công ty sẽ sắp xếp phù hợp cho hệ thốngsản xuất để hoạt động trơn chu giữa các hệ thống với nhau Chúng ta cần lựa chọnxây dựng nên hệ thống sản xuất phù hợp với mô hình sản xuất của công ty và nănglực sản xuất để đạt hiệu quả tối ưu nhất

2.1.5.4 Giao hàng (Deliver)

Quá trình đưa sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng được gọi làquản lý chuỗi cung ứng Quá trình này bao gồm việc quản lý từ khâu tiếp nhận đơn

Trang 11

hàng, lập kế hoạch sản xuất, quản lý kho bãi, vận chuyển đến khi sản phẩm đượcgiao đến tay khách hàng Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là đảm bảo sảnphẩm được giao đúng thời hạn, đúng địa điểm và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu củakhách hàng, đồng thời tối ưu hóa chi phí và nguồn lực Quản lý hiệu quả trong quytrình này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hài lòng của khách hàng và giảm thiểu chiphí.

2.1.5.5 Trả hàng (Return)

Trả hàng là quy trình có liên quan tới việc trả hàng hoặc nhận lại hàng bị trả

về vì một lý do nào đó Các quy trình này có thể mở rộng thành những hỗ trợ kháchhàng hậu giao hàng Thực hiện tốt quản lý trả hàng và trả nguyên vật liệu thô có thể

là một vấn đề quan trọng tạo nên các lợi thế cạnh tranh Cho dù việc giao hàng đượcthực hiện tốt và hàng hóa có chất lượng, thì việc trả hàng vẫn có thể xảy ra, do đócần mang đến cho khách hàng một dịch vụ trả hàng hiệu quả cho phép trả lời kháchhàng đúng thời gian đối với từng trường hợp, giảm thiểu ảnh hưởng mối quan hệvới khách hàng và cũng quản lý quy trình trả hàng cho nhà cung cấp trong trườnghợp nhận phải sản phẩm bị lỗi, quá hạn hay dư thừa số lượng Công ty cần phải có

sự chuẩn bị để đối mặt với các vấn đề từ việc trả hàng như là vận chuyển, đóng góihoặc sản phẩm hư hỏng Việc trả về được ghi nhận bằng việc quản lý các nguyêntắc của công ty, hàng tồn kho trả về, tài sản, vận chuyển, những yêu cầu về luậtđịnh

Mô hình SCOR bao gồm bốn cấp độ:

ứng nguyên vật liệu, Thực hiện, Giao hàng và Trả hàng Cấu trúc cơ bản của

mô hình tham chiếu tập trung vào các quy trình này Đây là điểm mà mộtcông ty thiết lập nên các mục tiêu cạnh tranh trong chuỗi cung ứng của mình

chức có thể tinh chỉnh các hoạt động theo trường hợp lý tưởng hoặc thực tếdựa trên chiến lược, cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng cách sử dụng các quy trìnhnày

Trang 12

 Cấp độ 3: Cấp độ này cung cấp thông tin cần thiết để lập kế hoạch thànhcông và thiết lập mục tiêu cải thiện chuỗi cung ứng Chúng bao gồm xácđịnh các yếu tố của quy trình, thiết lập các mục tiêu đo lường, xác định cácphương pháp hay nhất và cải thiện các khả năng của phần mềm hệ thống, chophép đưa ra cách làm tốt nhất

vào để trở thành hành động

Quy trình SCOR này giúp công ty hiểu được cách thức 5 bước trên được lặp

đi lặp lại giữa các nhà cung cấp, công ty và khách hàng Mỗi bước là một cầu nốiquan trọng trong chuỗi cung ứng để đưa ra được sản phẩm một cách thành công ứngvới từng mức độ

2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài

2.2.1.1 Nghiên cứu của Kankam và cộng sự (2023)

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Kankam và cộng sự (2023)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bài viết này làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa người mua và nhà cung cấp,đặc biệt là về khía cạnh chia sẻ thông tin, chất lượng thông tin và hiệu quả củachuỗi cung ứng Chúng tôi cho thấy rằng các đối tác trong chuỗi cung ứng phối hợphoạt động thông qua việc cung cấp thông tin chất lượng cao, giúp tăng cường sựtương tác giữa người mua và nhà cung cấp Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chia sẻ

Trang 13

thông tin đóng vai trò trung gian giữa chất lượng thông tin và hiệu quả chuỗi cungứng.

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp định lượng, với dữ liệu thu thập từkhảo sát các nhà cung cấp thuộc các doanh nghiệp sản xuất lớn Dữ liệu được phântích bằng cách sử dụng phân tích nhân tố xác nhận và mô hình phương trình cấutrúc (CB-SEM) với mẫu gồm 20 công ty sản xuất Kết quả cho thấy có sự tác độngtrung gian một phần giữa chất lượng thông tin và sự hài lòng về hiệu quả chuỗicung ứng thông qua quá trình chia sẻ thông tin Do đó, nghiên cứu này tập trung vàovai trò của việc chia sẻ và chất lượng thông tin đối với hiệu suất của chuỗi cungứng

2.2.1.2 Nghiên cứu của Hamister (2012)

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Hamister (2012)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mục đích của nghiên cứu này là điều tra việc áp dụng và triển khai các hoạtđộng chuỗi cung ứng của các công ty bán lẻ nhỏ Các nghiên cứu trước đây đã xácđịnh được lợi ích của các hoạt động chuỗi cung ứng đối với hiệu suất của các doanhnghiệp lớn, nhưng tác động của các hoạt động này đối với các nhà bán lẻ nhỏ cần

Trang 14

được chú ý do tầm quan trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế và sự khác biệt vềmặt tổ chức do quy mô.

Một công cụ khảo sát dựa trên các thang đo hiện có được phát triển và phânphối cho các nhà bán lẻ nhỏ ở Upstate New York Tổng cộng đã nhận được 79 phảnhồi hợp lệ Một mô hình lý thuyết được phát triển liên quan đến việc triển khai cáchoạt động quản lý chuỗi cung ứng với hiệu suất ở cả cấp độ bán lẻ và nhà cung cấp

Mô hình lý thuyết đã được kiểm tra bằng phương pháp bình phương tối thiểu từngphần (PLS) Nghiên cứu này cho thấy các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng có liênquan tích cực đến hiệu suất ở cả cấp độ bán lẻ và nhà cung cấp Mức độ triển khaivừa phải của các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng được báo cáo trong số các nhàbán lẻ nhỏ được nghiên cứu

2.2.1.3 Nghiên cứu của Abdallah, Obeidat & Aqqad (2014)

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra tác động của các hoạt động quản lýchuỗi cung ứng đối với hiệu quả chuỗi cung ứng Ngoài ra, chúng tôi nghiên cứu tácđộng điều tiết của cường độ cạnh tranh đối với mối quan hệ giữa các hoạt độngquản lý chuỗi cung ứng và hiệu quả chuỗi cung ứng

Nghiên cứu định lượng Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập từ 104công ty sản xuất tại Jordan Hồi quy phân cấp được sử dụng để kiểm tra các mốiquan hệ giả thuyết

Kết quả chỉ ra rằng ba hoạt động quản lý chuỗi cung ứng, tích hợp nội bộ,chia sẻ thông tin và sự trì hoãn, nhưng không phải tích hợp nhà cung cấp và tíchhợp khách hàng, ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến hiệu suất hiệu quả chuỗi cungứng Cường độ cạnh tranh điều tiết mối quan hệ giữa từng hoạt động tích hợp nội

bộ, tích hợp nhà cung cấp và tích hợp khách hàng, và hiệu suất hiệu quả chuỗi cungứng Kết quả cũng cho thấy rằng ba hoạt động quản lý chuỗi cung ứng, tích hợp nội

bộ, tích hợp khách hàng và hoãn lại, nhưng không phải tích hợp nhà cung cấp vàchia sẻ thông tin, ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến hiệu suất hiệu quả chuỗi cungứng Cường độ cạnh tranh điều tiết mối quan hệ giữa từng hoạt động tích hợp kháchhàng và chia sẻ thông tin, và hiệu quả chuỗi cung ứng

Trang 15

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Abdallah, Obeidat & Aqqad (2014)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Một khuôn khổ nghiêncứu được phát triển trong đó việc chia sẻ thông tin đóng vai trò là trung gian giữachất lượng thông tin và hiệu suất của chuỗi cung ứng Những phát hiện thực nghiệm

từ một cuộc khảo sát 61 công ty sản xuất tại Hy Lạp đã xác nhận vai trò trung giancủa việc chia sẻ thông tin Ý nghĩa chính của những phát hiện này đối với các nhàquản lý là việc chia sẻ thông tin giữa các đối tác dọc theo chuỗi cung ứng tạo điềukiện cho hiệu suất chung cao hơn, do các hoạt động Quản lý chuỗi cung ứng đượcthực thi nâng cao độ tin cậy và chất lượng thông tin

2.2.1.4 Nghiên cứu của Koçoğlu (2011)

Nghiên cứu trước đây về quản lý chuỗi cung ứng (SCM) cho thấy rằng chia

sẻ thông tin đã trở thành động lực chính của lợi thế cạnh tranh Trong bối cảnh nềnkinh tế ngày càng toàn cầu hóa và cạnh tranh, nơi các tổ chức là một phần của môitrường được đặc trưng bởi các mạng lưới các mối quan hệ giữa các tổ chức và trong

tổ chức, một điều kiện tiên quyết quan trọng của việc chia sẻ thông tin nổi lên làtích hợp chuỗi cung ứng (SCI) Tuy nhiên, ít chú ý đến tác động của tích hợp chuỗicung ứng đối với việc chia sẻ thông tin Nghiên cứu này tập trung vào ảnh hưởngcủa tích hợp chuỗi cung ứng đối với việc chia sẻ thông tin và hiệu quả chuỗi cung

Trang 16

ứng (SCP) và vai trò của việc chia sẻ thông tin trong việc định hình hiệu quả chuỗicung ứng Do đó, mục đích chính của nghiên cứu này là chứng minh ảnh hưởng củatích hợp chuỗi cung ứng đối với việc chia sẻ thông tin và hiệu quả chuỗi cung ứng

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Koçoğlu (2011)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hơn nữa, việc cải thiện sự phối hợp chuỗi cung ứng, chất lượng sản phẩm vàdịch vụ, giảm chi phí chuỗi cung ứng và đạt được lợi thế cạnh tranh có liên quantrực tiếp đến việc chia sẻ thông tin hiệu quả Do đó, chia sẻ thông tin đã trở thànhmột vấn đề quan trọng đưa nghiên cứu này vào để tiếp tục điều tra tác động của việcchia sẻ thông tin đối với hiệu quả chuỗi cung ứng Mô hình khái niệm bao gồm 3giả thuyết nghiên cứu với 3 cấu trúc chính; tích hợp chuỗi cung ứng chia sẻ thôngtin và hiệu quả chuỗi cung ứng Tuy nhiên, chúng tôi phân loại các cấu trúc thành;tích hợp với khách hàng, tích hợp với nhà cung cấp và tích hợp liên tổ chức như cáccấp độ của tích hợp chuỗi cung ứng; bốn loại chia sẻ thông tin cụ thể là; chia sẻthông tin với khách hàng, chia sẻ thông tin với nhà cung cấp, chia sẻ thông tin liênchức năng và chia sẻ thông tin nội bộ tổ chức; và 4 cấu trúc của hiệu quả chuỗi cungứng là chi phí, sử dụng tài sản, độ tin cậy của chuỗi cung ứng và tính linh hoạt vàkhả năng phản ứng của chuỗi cung ứng Các cấu trúc được đo lường bằng các biệnpháp được hỗ trợ tốt trong tài liệu Các giả thuyết được kiểm tra thông qua mộtnghiên cứu thực nghiệm trong đó dữ liệu được thu thập từ 158 công ty sản xuất tạiThổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu là Khu vực Marmara, nằm trong số 500 công ty sản xuất hàngđầu của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010 do Phòng Thương mại stanbul liệt kê

Trang 17

Kết quả cho thấy vai trò của tích hợp chuỗi cung ứng rất quan trọng trongquá trình chia sẻ thông tin vì nó củng cố sự kết nối, phối hợp và cộng tác giữa cácthành viên của chuỗi cung ứng Hơn nữa, những phát hiện của nghiên cứu cung cấpnhững hiểu biết hữu ích về cách các tổ chức nên hưởng lợi từ việc chia sẻ thông tin

để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng của họ

2.2.1.5 Nghiên cứu của brahim & Hamid (2014)

Hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng giúp mang lại nhiều lợi ích trực tiếp

và gián tiếp cho các nhà cung cấp và công ty sản xuất, trong đó thể hiện khả năngsáng tạo và tạo ra các giải pháp mang lại nhiều giá trị hơn cho (khách hàng) so vớicác giải pháp hiện có, hiệu quả cũng rất quan trọng đối với cả công ty sản xuất,mạng lưới nhà cung cấp và các bên khác Bằng cách sử dụng lý thuyết quan điểmdựa trên Nguồn lực, nghiên cứu này nhằm xác định tác động của các chiều hướngkhác nhau của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (SCMP) đối với hiệu quả hoạtđộng của chuỗi cung ứng (SCPE) của các công ty sản xuất ở Sudan Phương phápđịnh lượng được sử dụng với phương pháp lấy mẫu thuận tiện Dữ liệu đã được thuthập thông qua các bảng câu hỏi được gửi đến các nhà quản lý chuỗi cung ứng hoặccác giám đốc điều hành cấp cao trong 150 tập đoàn sản xuất lớn trong số các công

ty Sudan được niêm yết và đăng ký tại Bộ công nghiệp Các bảng câu hỏi được traotận tay và chuyển đến từng cá nhân, và cũng được gửi qua email đến các công tycông nghiệp Sudan Cuối cùng, sau khi loại bỏ các cuộc khảo sát không đầy đủ, có

110 phản hồi hoàn chỉnh và có thể sử dụng được, thể hiện tỷ lệ phản hồi là 80%

Trang 18

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của brahim & Hamid (2014)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nghiên cứu đã tìm thấy nhiều kết quả thực nghiệm cho thấy hoạt động quản

lý của nhà cung cấp có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của chuỗicung ứng Hơn nữa, kết quả phân tích nhân tố bổ sung một chiều hướng mới chohoạt động quản lý chuỗi cung ứng của các công ty sản xuất ở Sudan Mặt khác,nghiên cứu này có một số hạn chế khi tập trung vào lĩnh vực sản xuất Ngoài ra, dữliệu chỉ được thu thập từ những người trả lời đơn lẻ trong một tổ chức Ý nghĩa thựctiễn của nghiên cứu này có thể giải thích cho những người ra quyết định và quản lý

về tầm quan trọng của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng đối với việc tăng hiệu quảhoạt động của chuỗi cung ứng

2.2.2 Nghiên cứu trong nước

2.2.2.1 Nghiên cứu của Lan, Hùng & Đăng (2013)

Trang 19

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Lan, Hùng & Đăng (2013)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá mối quan hệ giữa mức độ tíchhợp chuỗi cung ứng, hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thành viên và hiệu quảtổng thể của chuỗi Thông qua việc phân tích dữ liệu từ 161 doanh nghiệp tại Thànhphố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận bằng mô hình phương trình cấu trúc (SEM),kết quả cho thấy tích hợp cao và chia sẻ thông tin thường xuyên giữa các thành viên

có mối liên hệ mật thiết với hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng Hai yếu tố nàygiải thích khoảng 71% sự biến động về hiệu quả hoạt động Ngoài ra, nghiên cứucòn cho thấy rằng việc nâng cao tích hợp trong chuỗi cung ứng sẽ thúc đẩy mạnh

mẽ quá trình chia sẻ thông tin giữa các thành viên

2.2.2.2 Nghiên cứu của Diễm (2023)

Tác giả chọn đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu: thứ nhất là xác định cácnhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng công ty BrenntagViệt Nam Thứ hai, đánh giá được mức độ chênh lệch giữa mong muốn cần đạtđược và thực trạng hiện tại của doanh nghiệp Brenntag Việt Nam Thứ ba, đưa racác giải pháp để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng Đểgiải quyết được những mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu địnhtính và phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu định tính giúp tácgiả tiếp cận được thông tin doanh nghiệp qua góc nhìn của các đáp viên, họ là

Trang 20

những nhà quản lý có kinh nghiệm lâu năm và có cái nhìn rất tổng quan và sự chia

sẻ của họ rất sâu sắc, từ đó tác giả đúc kết các thông tin nhận được từ đáp viên và sựtìm hiểu thông tin chính thống qua các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng để giải quyếtvấn đề nghiên cứu đặt ra

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Diễm (2023)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả nghiên cứu cho thấy, để nâng cao được hiệu quả hoạt động củachuỗi cung ứng công ty Brenntag Việt Nam, doanh nghiệp cần phải cải thiện cácnhân tố: (1) Hỗ trợ từ nhà quản lý, (2) Tính nhanh nhạy, (3) Quan hệ khách hàng,(4) Mức độ và chất lượng thông tin chia sẻ

Các giải pháp tác giả đưa ra để cải thiện bốn yếu tố nhằm đề xuất nâng caohiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng lần lượt là giải pháp cải thiện thời gian raquyết định của nhà quản lý và sự đánh giá của nhà quản lý đến hoạt động của đốitác, giải pháp phân chia chuỗi cung ứng riêng biệt cho từng nhóm kinh doanhBrenntag Essentials (BES) và Brenntag Specialities (BSP), giải pháp nâng cao kiểmsoát chất lượng hàng hóa, cải thiện quan hệ khách hàng, giải pháp giảm công việcthủ công gây ra sự chậm trễ và sai sót tiềm ẩn bằng việc chuẩn hóa thông tin dữ liệu

Trang 21

chính xác Hơn thế nữa, bài luận văn còn có ý nghĩa, góp ý cho những doanh nghiệpcùng ngành.

Bảng tổng hợp kết quả các nghiên cứu liên quan

am và cộng sự (2023)

Hamis ter (2012)

Abdall ah, Obeid

at &

Aqqad (2014)

Koço ğlu và cộng sự (2011 )

Ibrah

im &

Hami d (2014 )

Lan, Hùng

&

Đăng (2013 )

Diễ m (202 3)

Quản lý mối quan hệ

Trang 22

2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ mô hình kế thừa của Kankam và cộng sự (2023) cùng với brahim &Hamid (2014) và kết quả khảo sát của các anh chj quản lý/trưởng nhóm, tác giả rút

ra được 04 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng tại công ty Bibica baogồm: (1) Chất lượng thông tin, (2) Chia sẻ thông tin, (3) Quản lý mối quan hệ kháchhàng và (4) Quản lý mối quan hệ nhà cung cấp Từ đó tác giả đề xuất mô hìnhnghiên cứu như hình 2.10

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Chất lượng thông tin bao gồm các khía cạnh như tính chính xác, kịp thời, đầy

đủ và độ tin cậy của thông tin được trao đổi Mặc dù chia sẻ thông tin là quan trọngnhưng tầm quan trọng của tác động của chia sẻ thông tin đối với hiệu quả chuỗicung ứng phụ thuộc vào thông tin nào được chia sẻ, thời điểm và cách thức chia sẻcũng như với ai (Khalil & Khan (2019); Li (2006))

Có ý kiến cho rằng các tổ chức sẽ cố tình bóp méo thông tin để có thể tiếpcận không chỉ đối thủ cạnh tranh mà còn cả nhà cung cấp và khách hàng của chính

họ (Li, 2006) Dường như có sự miễn cưỡng cố hữu trong các tổ chức trong việccung cấp nhiều thông tin hơn mức tối thiểu vì việc tiết lộ thông tin được coi là mấtquyền lực Với những khuynh hướng này, việc đảm bảo chất lượng thông tin trởthành một khía cạnh quan trọng của hiệu quả chuỗi cung ứng

Do đó, các tổ chức cần coi chất lượng thông tin là quan trọng và là tài sảncủa tổ chức và đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt ít chậm trễ và biến dạng nhất(Li và cộng sự, 2006) Có ảnh hưởng tích cực của chất lượng thông tin đến hiệu quả

tổ chức cũng như hiệu quả chuỗi cung ứng (Li và cộng sự, 2006)

Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:

Giả thuyết H1 Chất lượng thông tin có tác động tích cực đến hiệu quả chuỗi cung ứng.

Chia sẻ thông tin là khả năng của doanh nghiệp trong việc chia sẻ kiến thứcvới các đối tác trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả Chia sẻ thông tin hiệu quả

Trang 23

được coi là một trong những khả năng quan trọng nhất của quá trình chuỗi cungứng Chia sẻ thông tin là một trong những công cụ quan trọng nhất để đạt được mộtchuỗi cung ứng tích hợp và phối hợp Làn sóng công nghệ nternet và thương mạiđiện tử tạo ra một cơ hội mới để tạo ra một chuỗi cung ứng tích hợp “thông minh”(Ibrahim & Hamid, 2014).

Chia sẻ thông tin là việc truy cập dữ liệu riêng tư giữa các đối tác kinhdoanh, do đó cho phép họ theo dõi tiến trình của sản phẩm và đơn hàng khi chúng

đi qua các quy trình khác nhau trong chuỗi cung ứng (Ibrahim & Hamid, 2014) Họxác định một số yếu tố bao gồm chia sẻ thông tin, bao gồm thu thập dữ liệu, xử lý,lưu trữ, trình bày, truy xuất và phát sóng dữ liệu nhu cầu và dự báo, tình trạng và vịtrí hàng tồn kho, trạng thái đơn hàng, dữ liệu liên quan đến chi phí và trạng thái hiệusuất nternet, ntranet và Extranet có thể được phân biệt dựa trên các đặc điểm baogồm quyền truy cập, người dùng và thông tin nternet là một mạng công cộng đượctruy cập bởi người dùng chung Tuy nhiên, do định dạng không nhất quán và nộidung đa dạng, thông tin có sẵn trên nternet là phân mảnh Ngược lại, ntranet, thôngqua công nghệ nternet, là một mạng riêng được thiết lập bên trong một tổ chức;thông tin là độc quyền và chỉ dành cho thành viên trong tổ chức

Việc chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng được coi làmột yếu tố cốt lõi để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ chuỗi (Lan, Hùng &Đăng, 2013) Thông tin, khi được chia sẻ một cách thường xuyên và minh bạch, tạo

ra một hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các thành viên, giúp họ phối hợp hoạt độngmột cách hiệu quả hơn Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Zhou(2007) về việc thông tin là một loại tài sản đặc biệt, càng được chia sẻ và ứng dụngthì càng tạo ra nhiều giá trị hơn Các nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rõràng mối quan hệ tích cực giữa việc chia sẻ thông tin và hiệu quả của chuỗi cungứng (Lan, Hùng & Đăng, 2013)

Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:

Giả thuyết H2 Chia sẻ thông tin có tác động tích cực đến hiệu quả chuỗi cung ứng.

Trang 24

Các tổ chức phụ thuộc vào khách hàng của họ và do đó nên hiểu nhu cầuhiện tại và tương lai của khách hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phấn đấuvượt quá mong đợi của khách hàng Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là mộtthành phần quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả chuỗi cung ứng Các hoạtđộng quản lý quan hệ khách hàng của một doanh nghiệp có thể tạo ra thành công tổchức trong các nỗ lực thực hiện chuỗi cung ứng cũng như hiệu suất của nó, đượcxem xét khi quản lý quan hệ khách hàng có thể được coi là hoạt động tổ chức nhấtquán trong việc sử dụng chiến lược bán hàng, tiếp thị và dịch vụ tích hợp Đó là cốgắng xác định nhu cầu thực sự của khách hàng bằng cách doanh nghiệp tích hợp cácquy trình và công nghệ khác nhau, trong việc yêu cầu cải tiến sản phẩm và dịch vụnội bộ, nhằm hướng tới việc nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của kháchhàng

Giả thuyết H3 Quản lý mối quan hệ khách hàng có tác động tích cực đến hiệu quả chuỗi cung ứng.

Mối quan hệ với nhà cung cấp thể hiện mối quan hệ lâu dài giữa tổ chức vànhà cung cấp Quản lý mối quan hệ nhà cung cấp hiệu quả có thể là một thành phầnquan trọng của một chuỗi cung ứng hàng đầu (Ibrahim & Hamid, 2014) Thông quaquan hệ đối tác chiến lược với nhà cung cấp, các tổ chức có thể làm việc chặt chẽvới các nhà cung cấp có thể chia sẻ trách nhiệm cho sự thành công của công ty

Theo brahim & Hamid (2014) nhận thấy rằng sự hợp tác với các công tyhoặc tổ chức khác, bao gồm cả nhà cung cấp, có tác động tích cực đáng kể đến đổimới quy trình và đổi mới sản phẩm tăng dần Những quan hệ đối tác chiến lược vớinhà cung cấp như vậy nên tạo điều kiện cho hoạt động chuỗi cung ứng thành công

Một số nhà nghiên cứu trước đây giải thích rằng quản lý tốt mối quan hệ vớinhà cung cấp được thiết kế để thúc đẩy khả năng hoạt động cũng như chiến lượccủa các công ty tham gia của nhân viên nhằm tạo điều kiện cho họ đạt được nhữnglợi thế đáng kể về sau (Khalil & Khan, 2019) Hơn nữa, quan hệ nhà cung cấp cóchủ ý làm nổi bật mối quan hệ trực tiếp, lâu dài và thúc đẩy việc lập kế hoạch chungcũng như nỗ lực giải quyết vấn đề (Khalil & Khan, 2019)

Trang 25

Quản lý mối quan hệ nhà cung cấp cho phép các tổ chức hoạt động hiệu quảhơn với các nhà cung cấp (Li và cộng sự, 2006) Một số nghiên cứu trước đây chothấy Quản lý mối quan hệ nhà cung cấp có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến hiệuquả chuỗi cung ứng (Khalil & Khan, 2019; Li và cộng sự, 2006).

Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết H4 Quản lý mối quan hệ nhà cung cấp có tác động tích cực đến hiệu quả chuỗi cung ứng.

Để mang tính khách quan và phù hợp với tình hình công ty Bibica Việt Nam,xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài này, tác giả kết hợp giữa công trìnhnghiên cứu trước đây và nghiên cứu định tính Kết quả thảo luận nhóm với 5 anhchị là quản lý/trưởng nhóm các phòng ban tại công ty Bibica Việt Nam để rút ra cácyếu tố anh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng Các biến trong mô hình được đúckết từ nhiều bài báo khoa học đáng tin cậy, thuộc Scopus

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 26

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Bibica

3.1.1 Sự thành lập và phát triển

Công ty cổ phần Bibica (thành viên của Tập đoàn PAN) là một trong nhữngdoanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo Thương hiệuBibica được biết đến với logo kết hợp hài hòa hai màu trắng sáng và đỏ tươi, phảnánh sự tươi vui, hạnh phúc mà vẫn đậm nét truyền thống

Hình 3.1 Logo công ty Cổ phần Bibica

Bibica trước đây là ba phân xưởng sản xuất Bánh, Kẹo, và Mạch nha, thuộccông ty đường Biên Hòa Vào ngày 16/01/1999, Bibica đã được thành lập Qua hơn

23 năm đầu tư và phát triển, Bibica hiện đã chứng minh công ty xứng đáng là mộttrong những nhà sản xuất bánh kẹo uy tín hàng đầu tại Việt Nam

Với tầm nhìn không chỉ là trở thành một thương hiệu hàng đầu về bánh kẹotại Việt Nam mà còn vươn ra thị trường quốc tế, Bibica cam kết duy trì sứ mạng củamình là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi gia đình thông qua từng sảnphẩm chất lượng cao

Hiện nay, Bibica đã phân phối sản phẩm trên toàn quốc và xuất khẩu hơn 21quốc gia khác nhau, trong đó có Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Cuba, Mông

Cổ, Trung Quốc, Đài Loan, Sản phẩm của Bibica luôn nhận được đánh giá cao vềchất lượng từ phía người tiêu dùng

Giá trị cốt lõi của Bibica là chất lượng, sáng tạo, tận tâm, và trách nhiệm Họkhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng công nghệ tiên

Trang 27

tiến, quản lý chất lượng nghiêm ngặt, và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm vànhiệt huyết.

Cho đến nay, Bibica đã đạt được nhiều chứng nhận uy tín về chất lượng như

SO 2200, HACCP và giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn SO9001: 2008 do tổ chức BVQI Anh quốc cấp

Với gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành, Bibica đã xây dựng được uy tínvững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế Công ty không ngừng phát triển và

mở rộng thị trường, góp phần làm đẹp hình ảnh thương hiệu Việt Nam trên trườngquốc tế Lịch sử hình thành và phát triển của Bibica chứng tỏ sự kiên nhẫn, quyếttâm và sự cam kết với chất lượng và sáng tạo

Bibica, một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo tạiViệt Nam, đã được niêm yết với mã BBC trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thànhphố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2001 Đến cuối phiên giao dịch vào lúc 15 giờngày 30/10/2023, giá trị vốn hóa thị trường của BBC đạt 975.139.724.000 VNĐ

Vào cuối năm 2019, Bibica có gần 1.000 nhân viên làm việc tại nhiều công

ty thành viên Nhân lực được coi là tài sản quan trọng, là yếu tố cốt lõi để duy trì sựtăng trưởng cao và bền vững Do đó, Bibica luôn thiết lập những chính sách quantâm, coi trọng để có được sự ủng hộ, cống hiến và hợp tác lâu dài từ người laođộng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực, đặc biệt là đối với người laođộng có kinh nghiệm và trình độ

Sở hữu 3 nhà máy lớn tại Biên Hòa, Long An và Hà Nội, cùng với 10 dâychuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại, Bibica tự hào là một trong những doanh nghiệpsản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam Với năng lực sản xuất lên đến 70 tấn bánhkẹo mỗi ngày, kết hợp với hệ thống an toàn công nghệ thông tin được đầu tư mạnh

mẽ, Bibica đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng kịp thời nhu cầucủa thị trường

Trang 28

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý và chặt chẽ là cơ sở để hoạt độngkinh doanh của công ty được diễn ra một cách thuận lợi Hiểu được ý nghĩa đó,ngay từ những ngày đầu thành lập, ông Trương Phú Chiến – người sáng lập công ty

đã chú trọng việc xây dựng cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Cơcấu tổ chức của công ty Cổ phần Bibica là cơ cấu tổ chức theo chức năng điển hình.Với một công ty cổ phần với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới phân phối rộngkhắp cả nước như Bibica, việc xây dựng cơ cấu tổ chức như vậy là hoàn toàn hợp

lý Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm cho một chuyên môn riêng biệt, điều này giúpcông ty tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm, mang tính chuyên môn hóa cao, giúpgiảm thời gian và chi phí cho từng khâu sản xuất kinh doanh Cơ cấu tổ chức được

Trang 29

chia thành ba mảng chính là sản xuất, kinh doanh và hành chính – nhân sự Việcchia thành các mảng hoạt động này giúp cho công tác quản lý hiệu quả hơn, đồngthời các bộ phận thành phần được tạo điều kiện hỗ trợ và liên kết với nhau chặt chẽhơn.

3.1.3 Một số sản phẩm chính

Hình 3.3 Các sản phẩm nhóm bánh bông lan Hura

Trang 30

Hình 3.4 Các sản phẩm nhóm bánh khô

Dòng sản phẩm bánh mì của Bibica, mang các nhãn hiệu như Lobaka vàO'live, được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ chất lượng vượt trội và bao bì hấpdẫn Đây là lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngàycủa nhiều khách hàng

nhóm bánh mì

Bánh trung thu: Với thương hiệu uy tín và kinh nghiệm lâu năm, Bibica cungcấp các sản phẩm bánh Trung thu đa dạng về hương vị và bao bì Công ty không

Trang 31

ngừng nỗ lực giới thiệu những hương vị mới, giàu dinh dưỡng và có nguồn gốc tựnhiên, từ đó ngày càng củng cố vị thế trong top đầu thị trường bánh Trung thu.

Hình 3.6 Các sản phẩm nhóm bánh Trung Thu Bibica

Với đa dạng các dòng sản phẩm, từ kẹo cứng như Migita, Michoco, BốnMùa đến kẹo mềm như Sumika, Cheery và kẹo dẻo như Zoo Original, Bibica đã tạonên một thế giới kẹo đầy màu sắc Là doanh nghiệp tiên phong và duy nhất tại ViệtNam sản xuất đồng thời cả ba loại kẹo cứng, mềm và dẻo, Bibica đã khẳng định vịthế dẫn đầu trong ngành Với chất lượng vượt trội, các sản phẩm kẹo của Bibica đãchiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam và trở thành một thương hiệuquen thuộc trên mọi miền đất nước

Trang 32

Hình 3.7 Các sản phẩm nhóm kẹo Bibica Nhóm dinh dưỡng: Bibica không chỉ nổi tiếng với các loại kẹo mà còn cung

cấp các giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho mọi đối tượng Quasure Light là lựachọn hoàn hảo cho người ăn kiêng, Mumsure chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và mẹđang cho con bú, còn Growsure giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh Các sản phẩmdinh dưỡng của Bibica được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo an

toàn và chất lượng

Hình 3.8 Các sản phẩm nhóm bánh dinh dưỡng

3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bibica

Nguồn: Báo cáo thường niên công ty Bibica

Trang 33

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 20230

Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Bibica giai đoạn 2020-2023

Nguồn: Báo cáo thường niên Bibica

Qua bảng số liệu 3.1 và biểu đồ 3.1 chúng ta thấy:

Trong giai đoạn 2020-2023: Tổng tài sản của Bibica tăng trưởng ổn định, cụthể: Năm 2020, tổng tài sản đạt 1.543.120 triệu đồng, đến năm 2023 đã tăng lên2.327.791 triệu đồng Điều này cho thấy Bibica đã không ngừng mở rộng quy môhoạt động, đầu tư vào sản xuất và phát triển hạ tầng Việc tổng tài sản tăng gần800.000 triệu đồng trong vòng bốn năm cho thấy khả năng tài chính mạnh mẽ, cũngnhư sự đầu tư hiệu quả của Bibica vào các nguồn lực để gia tăng giá trị doanhnghiệp Đây là dấu hiệu cho thấy Bibica đang tập trung vào việc phát triển dài hạn,thông qua việc nâng cấp nhà máy sản xuất và mở rộng mạng lưới phân phối, đặcbiệt là ở thị trường quốc tế

Doanh thu thuần của Bibica biến động đáng kể trong giai đoạn này Năm

2020, doanh thu thuần đạt 1.218.556 triệu đồng, giảm nhẹ vào năm 2021 xuống còn1.091.174 triệu đồng, phản ánh những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19.Đại dịch đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ và sứcmua của người tiêu dùng Tuy nhiên, Bibica đã hồi phục mạnh mẽ vào năm 2022khi doanh thu thuần tăng lên 1.612.663 triệu đồng, đạt mức cao nhất trong giai đoạn

Trang 34

4 năm Đây là là kết quả của việc công ty thích ứng với tình hình kinh tế hậu đạidịch, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu thị trường Đến năm

2023, doanh thu thuần giảm nhẹ xuống 1.487.690 triệu đồng, do cạnh tranh gay gắttrong ngành bánh kẹo cùng với xu thế biến động kinh tế toàn cầu, nhưng mức doanhthu này vẫn cao hơn giai đoạn trước năm 2021

Lợi nhuận gộp của Bibica cho thấy xu hướng tăng trưởng rõ rệt trong giaiđoạn 2020-2023 Năm 2020, lợi nhuận gộp đạt 329.255 triệu đồng, giảm nhẹ vàonăm 2021 xuống còn 321.168 triệu đồng, tương tự xu hướng doanh thu thuần Tuynhiên, năm 2022 là điểm sáng khi lợi nhuận gộp tăng mạnh lên 476.671 triệu đồng,

và tiếp tục tăng nhẹ lên 496.548 triệu đồng vào năm 2023 Điều này cho thấy Bibica

đã cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh, giảm thiểu chi phí sản xuấthoặc tối ưu hóa quá trình quản lý chi phí, giúp gia tăng biên lợi nhuận Mức tăngtrưởng lợi nhuận gộp ấn tượng này là kết quả từ việc đa dạng hóa sản phẩm và mởrộng thị trường, cũng như hiệu quả từ các khoản đầu tư chiến lược

Lợi nhuận trước thuế của Bibica lại có sự dao động lớn qua các năm Năm

2020, lợi nhuận trước thuế đạt 122.849 triệu đồng, nhưng giảm mạnh xuống còn29.893 triệu đồng vào năm 2021, cho thấy những thách thức từ đại dịch đã ảnhhưởng lớn đến lợi nhuận của công ty Mặc dù doanh thu thuần chỉ giảm nhẹ, nhưnglợi nhuận trước thuế lại giảm đáng kể, có thể do các chi phí hoạt động gia tăng hoặcảnh hưởng từ những yếu tố kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, đến năm 2022, Bibica đã phụchồi mạnh mẽ với lợi nhuận trước thuế tăng vọt lên 233.023 triệu đồng, phản ánh sựthành công của các biện pháp tái cơ cấu và cải thiện hoạt động Đến năm 2023, lợinhuận trước thuế giảm xuống còn 106.336 triệu đồng, do một số yếu tố không thuậnlợi trong điều kiện thị trường nguyên vật liệu, chi phí hoạt động tăng cao, nhưngmức lợi nhuận này vẫn tương đối ổn định so với giai đoạn trước

Lợi nhuận sau thuế của Bibica trong giai đoạn 2020-2023 có nhiều biến độngnhưng cũng phản ánh sự phục hồi sau đại dịch Năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt96.616 triệu đồng, nhưng năm 2021 chứng kiến sự sụt giảm mạnh xuống chỉ còn22.400 triệu đồng, có thể do chi phí kinh doanh gia tăng, sự bất ổn của nền kinh tế

Trang 35

toàn cầu và tác động tiêu cực từ đại dịch Tuy nhiên, Bibica đã phục hồi mạnh vàonăm 2022 với lợi nhuận sau thuế đạt 192.917 triệu đồng, gần gấp đôi so với năm

2020, thể hiện sự thành công trong việc điều chỉnh chiến lược và tận dụng cơ hộihậu đại dịch Năm 2023, lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 96.162 triệu đồng,tương đương với mức của năm 2020, cho thấy công ty vẫn phải đối mặt với một sốthách thức nhưng đã duy trì được mức lợi nhuận tương đối ổn định

Không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa, Bibica còn tập trung mở rộng sangthị trường quốc tế Một số thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty bao gồm khuvực Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu Với mụctiêu đưa sản phẩm bánh kẹo Việt Nam vươn ra thế giới, Bibica đã không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt về vệsinh an toàn thực phẩm, qua đó tạo dựng niềm tin và sự hài lòng từ phía người tiêudùng nước ngoài Điều này giúp Bibica từng bước khẳng định vị thế của mình trêntrường quốc tế và đóng góp đáng kể vào doanh thu từ hoạt động xuất khẩu

3.1.6 Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu của Công ty Bibica rất đa dạng, bao gồm nhiều nhómtuổi và đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn và người cao tuổi

Trang 36

Đầu tiên, nhóm khách hàng trẻ em là đối tượng quan trọng của Bibica Cácsản phẩm như kẹo gôm, kẹo mềm hay bánh quy Hura luôn thu hút được sự chú ýcủa trẻ em nhờ hương vị ngọt ngào và thiết kế bao bì màu sắc, bắt mắt Đặc biệt,Bibica cũng phát triển những dòng sản phẩm có hình thù ngộ nghĩnh, phù hợp với

sở thích của trẻ nhỏ, giúp gia tăng tính hấp dẫn đối với nhóm khách hàng này

Đối với người lớn, đặc biệt là các gia đình, Bibica hướng tới việc cung cấpcác sản phẩm bánh kẹo chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị

đa dạng Các sản phẩm như bánh Trung thu, bánh bông lan, và snack không chỉ làmón quà biếu tặng vào dịp lễ, mà còn là thực phẩm hàng ngày Nhóm khách hàngnày thường chú trọng đến yếu tố dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, do đó Bibicaluôn đảm bảo các tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm

Ngoài ra, Bibica cũng không quên tập trung vào nhóm khách hàng người caotuổi, những người có nhu cầu đặc biệt về sức khỏe Công ty đã phát triển các sảnphẩm dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu của nhómnày Đây là một thị trường tiềm năng khi xã hội ngày càng quan tâm hơn đến sứckhỏe và chất lượng cuộc sống

3.2 Tổng quan về hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Bibica

3.2.1 Tình hình hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Bibica

Ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng Giám Đốc của công ty cho biết:” Công tyBibica sản xuất tốn nhiều chi phí để gầy dựng thương hiệu và tạo ra sản phẩm chongười tiêu dùng Tuy nhiên, nguồn lực để tự phát triển hệ thống phân phối và kênhbán hàng có thể chưa thành lợi thế, các doanh nghiệp nhỏ với sản phẩm tốt cũng chỉphát triển ở vùng nhỏ Trên cơ sở đó, công ty PanCG ra đời để tạo ra mạng lướiphân phối các sản phẩm Bibica rộng khắp đất nước và cùng các đơn vị nhỏ giớithiệu sản phẩm đến người dùng” Sau nhiều năm gia nhập ngành công nghiệp sảnxuất bánh kẹo, sau đây là mô hình chuỗi cung ứng hiện tại của doanh nghiệp

Trang 37

Hình 3.9 Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Bibica

Nguồn: Hành chính nhân sự

Nguyên liệu chính: hầu hết là các đối tác nhà cung cấp trong nước, nhà cungcấp có uy tín lâu năm và có ký kết hợp đồng với Bibica

Nguyên liệu phụ: có một số loại nguyên vật liệu ở Việt Nam không có phảinhập khẩu từ các doanh nghiệp nước ngoài hoặc làm việc trao đổi trực tiếp với cácnhà cung cấp ở nước ngoài nhưng có văn phòng đại diện ở Việt Nam

Nguyên phụ liệu bao bì: liên hệ với các nhà cung cấp có uy tín và lớn của cácnhà cung cấp tại Việt Nam Ngoài ra, còn có các loại nguyên liệu khác nhập khẩu từcác nước như: Trung Quốc, Malaysia, Mexico, Canada, Pháp

3.2.2 Vấn đề lập kế hoạch

Trang 38

Các cán bộ Công ty cho biết dữ liệu đầu vào cho việc dự báo chủ yếu là từ:các đơn đặt hàng đã đặt trước, kế hoạch đặt hàng của khách hàng, số liệu doanh sốcủa các năm trước, các thông tin thị trường, những thay đổi có thể dự đoán đượccủa môi trường bên ngoài như quy định ngành, kinh tế, xã hội Các dữ liệu chủ yếuchiếm trọng số cao dùng để dự báo là doanh số năm trước và đơn đặt hàng củakhách hàng là truyền thống Các dữ liệu còn lại càng biến động nhiều càng gây ra sựkhác biệt giữa như cầu và dự báo Khi đã có được được dự báo, công ty sẽ tiến hànhlập kế hoạch dựa trên dự báo đó và mục tiêu, kỳ vọng của công ty Ngoài các kếhoạch dài hạn được lên trước đó 25 năm, 10 năm, 5 năm cho các mục tiêu và sựphát triển dài hạn thì kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm thường sẽ được lênvào giữa năm trước thông qua cuộc họp giữa Ban Giám Đốc và lãnh đạo các phòngban, nhà máy, trung tâm phân phối để thông qua và phân chia các chỉ tiêu, doanh

số Vào đầu các quý trong năm, kế hoạch sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tìnhhình thực tế dựa trên cơ sở các chỉ tiêu, kế hoạch năm đã xây dựng trước đó Việclên kế hoạch tốt cho sản xuất kinh doanh giúp giảm bớt tình trạng dư thừa hay thiếuhụt nguyên vật liệu, thành phẩm, nhân công, giảm chi phí tồn kho, cung cấp đượcđầy đủ các đơn hàng đã đặt trước và phát sinh mới, giảm thiểu thời gian chờ đợigiao hàng của khách hàng

Công tác dự báo và lập kế hoạch của Bibica được đánh giá là khá, có đápứng được các đơn hàng của khách hàng Từ năm 2021 đến năm 2023, trung bìnhcông ty đáp ứng được 92% các đơn hàng thường xuyên Các đơn hàng thườngxuyên, có nằm trong dự báo đều được cung ứng khá tốt, đầy đủ số lượng hàng hóa.Đối với các đơn hàng đột xuất, khả năng cung ứng được thấp hơn so với các đơnhàng đặt trước, khoảng 32% đơn được

Về mặt thời gian giao hàng, Công ty chỉ được đánh giá ở mức trên trung bìnhvới 2 chỉ tiêu giao hàng đúng hạn và lead-time ngắn Các đơn hàng được giao đầy

đủ, đúng mặt hàng và số lượng nhưng còn nhiều đơn giao chưa được đúng hạn nhưyêu cầu của khách hàng

Trang 39

Các chuyên gia của Bibica cho biết, Công ty có kế hoạch dữ trữ nguyên vậtliệu đủ để đưa vào sản xuất ra đủ số lượng hàng hóa theo yêu cầu phát sinh, tuynhiên thời gian thao tác cho các giai đoạn của các quá trình trong chuỗi cung ứngcòn dài và dư thừa dẫn đến sản xuất chậm và ảnh hưởng thời gian giao hàng cũngnhư lead- time đặt hàng.

3.2.3 Tình hình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và hệ thống thu mua

Trang 40

Bảng 3.2 Danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong và ngoài nước của

Công ty Bibica ST

Nhà cung cấp trong nước

Nhà cung cấp nước ngoài

màu

TrungQuốc

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp rất được chú trọng tại Bibica Công

ty có hoạt động đánh giá nhà cung ứng định kỳ dựa trên hồ sơ Ngoài ra còn kết hợpvới đánh giá tại chỗ nhà cung ứng với đội ngũ đánh giá của Bibica gồm các nhân sự

có hiểu biết về các tiêu chuẩn chất lượng nguyên vật liệu Đối với những là cungcấp có nguyên vật liệu bị thay đổi chất lượng hoặc chất lượng không ổn định, công

ty sẽ cân nhắc tiến hành đánh giá đột xuất để chấm dứt sớm những rủi ro có thể đến

từ nhà cung ứng này Ngoài ra, công ty cũng có xây dựng những tiêu chuẩn đánhgiá rõ ràng, đặc biết xét đến hệ thống chất lượng của nhà cung cấp như chứng nhận

an toàn thực phẩm (như HACCP, SO 22000), giấy chứng nhận xuất xứ nguyên vậtliệu

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w