1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dược phẩm minh hạnh1

74 6 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Chuỗi Cung Ứng Dược Phẩm Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dược Phẩm Minh Hạnh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,45 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan về hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm của các doanh nghiệp (8)
    • 1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng (8)
    • 1.1.2. Tổ chức chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp (10)
    • 1.1.3. Tổng quan Ngành dược phẩm Việt Nam (17)
  • 1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa chuỗi cung ứng dược phẩm của doanh nghiệp và phương pháp xác định (25)
    • 1.2.1. Dịch vụ khách hàng (25)
    • 1.2.2. Đo lường hiệu suất hoạt động nội bộ (27)
    • 1.2.3. Đo lường khả năng phản ứng linh hoạt trước biến động cầu (31)
    • 1.2.4. Đo lường khả năng phát triển sản phẩm (31)
  • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm nói chung hiện nay và Công ty TNHH TM dược phẩm nói riêng (32)
    • 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp dược phẩm (32)
      • 1.3.1.1. Sản xuất (32)
      • 1.3.1.2. Hàng tồn kho (33)
      • 1.3.1.3. Vị trí (33)
      • 1.3.1.4. Vận chuyển (34)
      • 1.3.1.5. Thông tin (34)
    • 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Công ty TNHH TM dược phẩm (35)
      • 1.3.2.3. Hoạt động Marketing (36)
      • 1.3.2.4. Khả năng liên danh, liên kết (37)
      • 1.3.2.5. Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu (37)
  • CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG DƯỢC PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TM DƯỢC PHẨM MINH HẠNH (40)
    • 2.1. Đặc điểm hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm của Công ty (40)
      • 2.1.1. Giới thiệu về hoạt động của Công ty TNHH TM dược phẩm (40)
      • 2.1.2. Thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty (42)
    • 2.2. Phân tích thực trang hiệu quả chuỗi cung ứng sản dược phẩm của Công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh trong thời gian qua (46)
      • 2.2.1. Hệ thống chuỗi cung ứng của Công ty TNHH TM dược phẩm (48)
      • 2.2.2. Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty TNHH dược phẩm Minh Hạnh (50)
        • 2.2.2.1 Mô hình tại Hà Nội (50)
        • 2.2.2.2 Mô hình kênh trung gian ( Kênh phân phối gián tiếp ) (50)
      • 2.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động của các thành viên kênh (51)
    • 2.3. Đánh giá về hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm của Công ty (53)
      • 2.3.1. Những ưu điểm (54)
      • 2.3.2. Những hạn chế (54)
      • 2.3.3. Những vấn đề đặt ra (55)
    • 3.1. Mục tiêu phát triển của công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh trong những năm tới (56)
      • 3.1.1. Tổng quan về chuỗi giá trị nghành công nghiệp dược Việt Nam (56)
        • 3.1.1.1 Tổng quan về chuỗi giá trị (56)
        • 3.1.1.2. Hệ thống phân phối thuốc (57)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển nghành dược Việt Nam (60)
        • 3.1.2.1 Mục tiêu chung (60)
        • 3.1.2.2. Định hướng cụ thể đến năm 2020 (60)
      • 3.1.3. Những mục tiêu , cơ hội và thách thức cho công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh trong những năm tới (61)
        • 3.1.3.1 Mục tiêu (61)
        • 3.1.3.2 Cơ hội (61)
        • 3.1.3.3 Thách thức (62)
    • 3.2. Phương hướng phát triển hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm của công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh (63)
      • 3.2.1. Nghiên cứu về môi trường kinh doanh và thị trường (63)
      • 3.2.2. Những cơ hội kinh doanh (64)
      • 3.2.3. Những thách thức đối với công ty (65)
      • 3.2.4. Kế hoạch hoạt động kinh doanh của ty TNHH TM dược phẩm (65)
        • 3.2.4.1. Phát huy và nâng cao hoạt động chuỗi cung ứng cả về chiều rộng và chiều sâu (66)
    • 4.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh (69)
    • 4.2. Huy động tối đa nguồn vốn (69)
    • 4.3. Xây dựng chính sách giá hợp lý (70)
    • 4.4. Xây dựng hệ thống mở (70)
    • 4.5. Hiện đại hóa trang thiết bị và nâng cao đội ngũ nhân viên (71)

Nội dung

Tổng quan về hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm của các doanh nghiệp

Khái niệm về chuỗi cung ứng

Chúng ta đang sống và làm việc trong thế kỉ XXI , với nhiều bộn bề và cạnh tranh để thanh công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào các doanh nghiệp không chỉ tập chung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó Do đó, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu ; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp ; cách thức vận chuyển , bảo quản sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng vì thực tế là có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt , chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải ( VD : truyền thông di động, Internet và kênh phân phối hàng hóa ), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó.

Vậy chuỗi cung ứng là gì ? Có rất nhiều định nghĩa về quản chị chuỗi cung ứng, nhưng chúng ta bắt đầu với khái niệm : ‘‘ Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng ’’ Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:

Hình 1-1 : Chuỗi cung ứng điển hình

 “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của

Lambert, Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14)

 “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1)

 “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and

 “Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng” – Mentzer, De Witt, Deebler, Min

Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng:

“ Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường ”

Hình 1.2: Các giai đoạn của chuỗi cung ứng bột giặt

Tổ chức chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

SCM hầu như xuyên suốt mọi họat động của doanh nghiệp, do vậy chúng ta có thể tưởng tượng mức độ phức tạp của nó khi phải quản lý tất cả các nhà cung ứng ngược về điểm xuất phát, đồng thời quản lý tất cả các sản phẩm, dịch vụ đến điểm tiêu dùng. Để tổ chức SCM thành công, trước hết các nhà quản lý doanh nghiệp phải đổi mới quan điểm từ chức năng quản lý các cá nhân sang quản lý hợp nhất các hoạt động theo những quy trình chuỗi Bên cạnh đó, phải tổ chức tốt luồng thông tin trong chuỗi, sao cho thông tin luôn được luân chuyển và cập nhật thường xuyên Một hệ thống tốt đòi hỏi thông tin phải chính xác và kịp thời Trong toàn bộ quá trình này, khách hàng là mối quan tâm hàng đầu và quan hệ với các nhà cung ứng là việc làm cần thiết để kiểm soát tính bất ổn về cung

Các bước cần thiết khi thiết lập chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

- Đặt ra các mục tiêu cho chuỗi cung ứng

- Thiết lập chiến lược chuỗi cung ứng

- Đưa ra các phương án tổ chức

- Đánh giá ưu/nhược của các phương án.

- Lựa chọn phương án tối ưu

- Đo lường và đánh giá hoạt động của chuỗi

- Đánh giá những phương án thay thế khi mục tiêu hoạt động của chuỗi không đạt được hoặc khi có những lựa chọn khác hấp dẫn hơn.

Phạm vi hoạt động của chuỗi cung ứng khá rộng, yêu cầu hợp tác và chia sẻ thông tin mang tính sống còn của chuỗi vì vậy nó đòi hỏi phải có một người quản lý cấp cao có khả năng xem xét mọi hoạt động trong chuỗi Ngoài ra, việc tổ chức chuỗi cung ứng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng, quy mô hoạt động, đặc thù sản phẩm, nguồn lực của doanh nghiệp

Làm thế nào để tổ chức một chuỗi cung ứng hiệu quả? Trong thực tế, không thể có một cách làm chung cho tất cả doanh nghiệp Mỗi công ty,mỗi doanh nghiệp phải có cách tiếp cận riêng tuỳ điều kiện, hoàn cảnh của mình, tuy nhiên, dù thế nào thì một tổ chức hiệu quả cũng phải có những yêu cầu sau:

- Hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp

- Phát huy tối đa những kỹ năng, năng lực lõi của doanh nghiệp hoặc của các đối tác chiến lược trong họat động của chuỗi

- Thiết lập được các công cụ đo lường hiệu quả họat động.

- Tuân thủ tốt những quy tắc họat động đã được đặt ra.

Trong đó, công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ là một việc làm vô cùng quan trọng, là cơ sở để đánh giá hiệu quả họat động của các thành viên và của tòan chuỗi, qua đó cấp quản lý có thể xem xét và điều chỉnh hệ thống hợp lý, kịp thời Để làm được điều này, trước tiên doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống đánh giá chất lượng hoạt động bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng, từ đó xác định mục tiêu cho từng bộ phận để chuỗi đạt hiệu quả cao nhất, theo đúng định hướng hoạt động của toàn hệ thống.

Qua quá trình phát triển, cách thức tổ chức chuỗi cung ứng thay đổi theo từng thời kỳ, tương ứng với lịch sử phát triển của nó Dưới đây là một số mô hình tiêu biểu:

Mô hình tổ chức theo chức năng, phổ biến ở thập kỷ 70 và 80, và nhiều doanh nghiệp ngày nay vẫn còn sử dụng mô hình này:

Hình 1.3: Tổ chức chuỗi cung ứng theo chức năng

Khi sự kết hợp giữa các bộ phận vượt ra ngoài phạm vi chức năng, ví dụ : sản xuất và logistics kiêm luôn quản lý nhà cung ứng và nhận đơn hàng , lúc này người ta chuyển sang mô hình chuyển đổi

Tài chính và hành chính

Nghiên cứu và phát triển

Hình 1.4: Chuỗi cung ứng trong thời kỳ quá độ

Cuối thập kỷ 90, quá trình hợp nhất chuỗi cung ứng bắt đầu diễn ra, nhưng mới là hợp nhất từng phần, mô hình tổ chức ở thời kỳ này là:

Tài chính và hành chính

Nghiên cứu và phát triển

Quản lý nhà cung ứng

Thực hiện đơn hàng Sản xuất

Chuỗi cung ứng Sản xuất7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTT: Nguyễn Quang Hiệp

Hình 1.5: Chuỗi cung ứng hợp nhất từng phần

Chuỗi cung ứng hợp nhất toàn diện mới ra đời trong những năm gần đây, trong đó tổ chức chuỗi cung ứng có chức năng,“lãnh địa” riêng quản lý từ khâu cung ứng nguyên liệu đến sản xuất và thực hiện đơn hàng. chính hàng phát triển

Quản lý chuỗi cung ứng

Hình 1.6: Tổ chức chuỗi cung ứng hợp nhất

Cách thức tổ chức chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp là bước đi đầu tiên và có ý nghĩa chiến lược đối với các bước tiếp theo, do vậy khi lập kế hoạch, thiết kế, phát triển và thực hiện cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, trong đó cần chú ý một số vấn đề sau:

- Tổ chức phải phù hợp với chức năng, theo quy trình rõ ràng

- Đối với mỗi quy trình cần quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan

- Các thành viên trong chuỗi phải biết, giữ và phát triển năng lực lõi của doanh nghiệp mình

- Tổ chức chuỗi sao cho doanh nghiệp đạt được những kỹ năng cần thiết

Tài chính và hành chính

Nghiên cứu và phát triển

Quản lý nhà cung ứng

Sản xuất chứ không phải tổ chức theo những gì mình đang có.

Tổng quan Ngành dược phẩm Việt Nam

a) Lịch sử hình thành và phát triển

Thời Bắc thuộc, do đặc điểm địa lý và quan hệ chính trị, nền y dược Việt Nam có sự giao thoa và chịu nhiều ảnh hưởng từ nền y dược Trung Quốc Qua trao đổi học hỏi những vị thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh kết hợp với các loại thảo dược bản địa đặc thù đã tạo nền móng đầu tiên cho mảng Đông dược nói riêng và ngành dược Việt Nam nói chung

Năm 938, thời kỳ Bắc thuộc kết thúc, ngành y dược Việt Nam tiếp tục phát triển Từ thời Lê, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn và triều Nguyễn, nền y dược dân tộc đã được chú trọng đáng kể

Từ năm 1858, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã đưa Tây y vào nước ta, năm 1902 mở trường đào tạo Dược sĩ Hà Nội, tổ chức một số bệnh viện, bệnh xá ở các tỉnh, thành phố, phủ, huyện Dưới sức ép của Pháp, nhiều dược sĩ không được phép mở cửa hiệu, viện nghiên cứu khai thác dược liệu trong nước cũng bị chèn ép, mảng Đông dược bị kìm hãm phát triển

Giai đoạn 1946 - 1954 kháng chiến chống Pháp ngành dược vừa thiếu dược sĩ, công nhân, trang thiết bị, vật tư, vừa thiếu kinh nghiệm và tổ chức quản lí Ngành chủ yếu phát triển theo hướng tự lực cánh sinh, tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có từ cây thuốc trong nước Thời kì này, Việt Nam đã sản xuất được thuốc chiến thương, Filatov, ống tiêm, kìm kẹp máu, dao mổ, kim khâu Cũng ở trong giai đoạn này, tại Thanh Hóa, chính quyền đã mở các lớp trung cấp dược, ở chiến khu Việt Bắc có viện đại học dược và mở nhiều lớp dược tá ở các liên khu

Giai đoạn 1954 - 1975, miền Bắc tiến hành cải tạo ngành dược tự doanh, xây dựng phát triển ngành dược quốc doanh Năm 1965, nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh, nên hầu hết các xã đều có phong trào trồng và sử dụng cây thuốc nam, hình thành một mạng lưới sản xuất dược hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương để có thể sản xuất thuốc men theo từng vùng theo hướng tự cung tự cấp

Giai đoạn sau 1975, ngành dược phát triển qua 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 (1975 - 1990): Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sức sản xuất không đáng kể Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người thời kỳ này đạt vào khoảng 0,5 - 1USD/năm Do thuốc trong thời kỳ này khan hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng

Giai đoạn 2 (1990 - 2005): Các nhà thuốc và các công ty sản xuất thuốc phát triển rất nhanh, sản phẩm dược đa dạng, phong phú hơn Đặc biệt sau khi có Nghị quyết Trung ương IV và Quyết định 58 của Thủ tướng chính phủ về công nghiệp dược đã có những bước phát triển đáng kể, đảm bảo phần lớn nhu cầu về thuốc chữa bệnh, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc của nhiều năm trước đây Giai đoạn này cũng chứng kiến quá trình cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp dược quốc doanh theo chủ trương cổ phần hóa của nhà nước

Giai đoạn 3 (từ năm 2005 đến nay): Các công ty dược đẩy mạnh quá trình nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất lên GMP-ASEAN  GMP-WHO  PIC/

S  EU-GMP… nhằm thích ứng với yêu cầu về chất lượng ngày càng gia tăng và phù hợp với quá trình toàn cầu hóa của ngành dược Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới b) Trình độ phát triển và định vị trên bản đồ thế giới

Theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược: Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược theo 5 mức phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại vàPhát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:

 Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc

 Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc generic; đa số thuốc phải nhập khẩu

 Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu được một số dược phẩm

 Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới

Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam đang ở gần cấp độ 3 theo thang phân loại của WHO Còn nếu theo thang phân loại 5 mức phát triển của UNIDO thu công nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở mức 3, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”

Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ… Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxicillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm, và chủ yếu chỉ đủ phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ

Về định vị ngành dược Việt Nam trên bản đồ dược thế giới, theo cách đánh giá phân loại của IMS Health, Việt Nam thuộc nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển (pharmerging countries) Cách phân loại này dựa trên tiêu chí cốt lõi là tổng tiền thuốc tiêu thụ hàng năm, bên cạnh đó, IMS Health cũng sử dụng các tiêu chí tham khảo khác như mức độ năng động, tiềm năng phát triển của thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến động về chính sách quản lý ngành dược tại các quốc gia này. Theo đánh giá của IMS Health, có tất cả 17 quốc gia thuộc nhóm

“pharmerging”, chia thành 3 nhóm nhỏ:

Nhóm 1: Trung Quốc, quốc gia này ghi nhận hơn 40 tỷ USD tổng tiền sử dụng thuốc trong năm 2013 Tăng trưởng chính chủ yếu đến từ các thuốc generic được sản xuất và tiếp thị bởi các doanh nghiệp nội địa, bên cạnh nhu cầu đối với các thuốc phát minh mới ngày càng tăng cao, đặc biệt là tại khu vực thành thị

Nhóm 2: Brazil, Nga, Ấn Độ Nhóm quốc gia này ghi nhận tổng tiền sử dụng thuốc từ 5-15 tỷ USD trong năm 2013 Brazil và Nga đang đạt được mức tăng trưởng “hai con số” trong các năm gần đây, trong khi Ấn Độ ghi nhận sự nổi lên của nhóm dân cư thuộ tầng lớp trung lưu với sự cải thiện đáng kể của hệ thống cơ sở hạ tầng y tế và nhận thức về chăm sóc sức khỏe. Nhóm 3: Gồm 13 quốc gia: Venezuela, Ba Lan, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico,ViệtNam, Nam Phi, Thái Lan, Indonesia, Rumani, Ai Cập, Pakistan và Ucraina Các quốc gia này ghi nhận tổng tiền thuốc sử dụng từ 1 - 5 tỷ USD trong năm 2013 Nhóm này cũng có mức tăng trưởng nhanh nhất trong

3 nhóm, có thể đến 20%/năm với sự linh hoạt và chủ động thay đổi để thích nghi với các biến động trong chính sách, vốn chưa được hoàn thiện, của cơ quan quản lý sở tại c) So sánh với các quốc gia khác trong khu vực

Theo dự phóng của IMS Health, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 23% trong giai đoạn 2008 -

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa chuỗi cung ứng dược phẩm của doanh nghiệp và phương pháp xác định

Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng đo lường khả năng đáp ứng những mong đợi từ khách hàng của chuỗi cung ứng Tuỳ thuộc vào đặc điểm của thị trường tương ứng, khách hàng sẽ có những mong đợi khác nhau về dịch vụ khách hàng Khách hàng trong một vài thị trường sẽ hi vọng và sẵn sàng chi trả cho sự sẵn có của sản phẩm và việc nhanh chóng giao một lượng nhỏ hàng hoá mà họ đã mua sắm Khách hàng ở thị trường khác thì lại sẵn sàng chờ đợi lâu hơn và mua sản phẩm với số lượng lớn hơn Dù là thị trường nào đi chăng nữa thì chuỗi cung ứng phải đáp ứng những yêu cầu về dịch vụ khách hàng.

Giáo sư Warren Hausman của trường Đại học Stanford cho rằng “ dịch vụ bao gồm khả năng dự báo, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng những sản phẩm được thiết kế riêng cho từng cá nhân và được giao hàng đúng hạn “ ( Hausman , WarrenH, 2000 “ Hệ đo lường năng lực chuỗi cung ứng “, Phòng Quản trị Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Stanford ) Chức năng cơ bản của công ty là cung cấp dịch vụ cho khách hàng Nguyên nhân mà một chuỗi cung ứng nào đó tồn tại là nhằm phục vụ cho thị trường của chính nó Các phương pháp này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như cách thức hỗ trợ thị trường đạt hiệu quả tối ưu của một chuỗi cung ứng, có 2 bộ hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng, tuỳ theo mục đích của công ty :

+ Sản xuất theo lượng hàng tồn kho ( Build to Stock – BTS )

+ Sản xuất theo đơn đặt hàng ( Buil to Order – BTO )

Đo lường hiệu suất hoạt động nội bộ

-Hiệu suất nội bộ là khả năng cao của một công ty hay chuỗi cung ứng trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra mức lợi nhuận tối đa trong thời gian sớm nhất có thể Tài sản bao gồm những giá trị hữu hình như nhà máy , máy mọc thiết bị, hàng tồn kho và tiền mặt Một số thước đo hiệu quả nội bộ phổ biến là

+ Giá trị hàng tồn kho

+ Vòng quay hàng tồn kho

+ Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu – ROS ( Retủn on sales )

+ Vòng quay mặt đất a) Giá trị hàng tồn kho

-Thước đo này phải được đo lường tại một thời điểm cụ thể cũng như tính trung bình cho cả giai đoạn Tài sản cơ bản của chuỗi cung ứng là hàng tồn kho được duy trì trong suốt chu kỳ hoạt động của chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng và các công ty tham gia luôn tìm cách để giảm thiểu lượng hàng tồn kho trong khi vẫn đảm bảo chất lượng vượt trội của dịch vụ khách hàng Điều này đồng nghĩa với việc cân đối lượng hàng tồn kho sẵn có ( lượng cung) với lượng hàng bán được ( lượng cầu ) và không để tình trạng ứ đọng hàng hoá trong kho Chỉ có một thời điểm duy nhất mà công ty sẽ muốn để hàng lưu kho vượt mức bán ra chính là khi thị trường tăng trưởng , lúc này giá trị của hàng tồn kho sẽ gia tăng Tuy nhiên, thị trường luôn biến đổi và theo quy luật thông thường thì biện pháp tối ưu nhất là tránh tích trữ quá nhiều hàng hoá trong kho. b) Vòng quay hàng tồn kho

-Đây là phương pháp đo lường khả năng sinh lợi của hàng hoá trong kho bằng cách theo dõi tốc độ hàng bán ra hoặc xoay vòng hàng hoá trong suốt khoảng thời gian một năm Phương pháp này thường được gọi là T&E [ Turn

& Earn – Xoay vòng và tiêu thụ] và đươc tính toán bằng công thức sau :

Thông thường, tỉ lệ quay vòng tồn kho càng cao càng tốt mặc dù vâyh, doanh nghiệp vẫn cần chuẩn bị sẵn một số mặt hàng có vòng quay chậm hơn để đáp ứng dịch vụ khách hàng cũng như sự co giãn linh hoạt của lượng cầu. c) Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu – ROS

ROS là chỉ số đo lường tình trạng và hiệu suất của quy trình hoạt động.ROS đo lường công tác quản lý chí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận ròng phát sinh tren doanh thu :

ROS càng cao thì càng tốt Có những thời điểm mà công ty có thể cố ý giảm chỉ số này ( bằng cách cắt giảm số đơn hàng ) để tranh giành hoặc củng cố thị phần hoặc khi cần dồn tiền cho các mục tiêu kinh doanh khác. d) Vòng quay tiền mặt Đây là khoảng thời gian tính từ khi một công ty trả tiền nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cho đến khi công ty nhận được phần thanh toán từ khách hàng của mình Thời gian này có thể được ước tính theo công thức sau :

Vòng quay này càng ngắn thì càng tốt Một công ty có thể cải thiện tình trạng của khoản phải trả và khoản phải thu tốt hơn so với việc giảm lượng hàng hoá tồn kho của mình Khoản phải thu có thể là một con số tương đối lớn, nguyên nhân là vì thanh toán chậm trễ do lỗi ghi hoá đơn hoặc bán hàng cho những khách hàng có khả năng tín dụng kém Công ty cần phải quản lý vấn nạn này tương tự như việc giám sát hàng tồn kho.

Đo lường khả năng phát triển sản phẩm

Hệ thống này đo lường khả năng của một công ty hay chuỗi cung ứng trong việc thiết kê, phát triển và tạo ra những sản phẩm mới phục vụ cho thị trường của mình trong bối cảnh các thị trường này biến đổi không ngừng biến đổi theo thời gian Khả năng bám đuổi song song với nhịp độ biến đổi của thị trường có thể được đo lường nhờ những hệ thống sau :

 Phần trăm tổng sản phẩm bán ra đã được giới thiệu trong năm vừa qua

 Phần trăm tổng doanh số sản phẩm đã được giới thiệu trong năm vừa qua

 Thời gian cua chu kỳ phát triển và phân phối sản phẩm mới

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm nói chung hiện nay và Công ty TNHH TM dược phẩm nói riêng

Các yếu tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp dược phẩm

Sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm Các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy,cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị Quyết định cơ bản đặt ra cho các giám đốc khi quyết định sản xuất là làm thế nào đáp ứng nhanh và hiệu quả Nếu các nhà máy và kho được xây dựng dư thừa công suất, chúng có khả năng đáp ứng mau chóng nhu cầu sản phẩm đa dạng Mặt khác, công suất dư thừa không phát sinh lợi nhuận Vì thế càng tồn tại nhiều công suất thừa, sản xuất càng kém hiệu quả.

Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ Một lần nữa, các giám đốc phải quyết định họ muốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả Tồn trữ một lượng lớn hàng cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt

Vị trí là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện của chuỗi cung ứng Nó cũng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần được thực hiện bởi từng phương tiện Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả là quyết định có cần tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm được chi phí nhờ qui mô và hiệu quả, hay giãn hoạt động ra nhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn

Khi đưa ra quyết định về vị trí, các nhà quản lý cần xem xét một loạt nhân tố liên quan với một vị trí nào đó, bao gồm chi phí phương tiện, chi phí nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng Các quyết định về vị trí có xu hướng là những quyết định mang tính chiến lược vì chúng gắn chặt một lượng tiền lớn với các kế hoạch dài hạn

Các quyết định về vị trí có tác động mạnh mẽ đến chi phí và các đặc tính của chuỗi cung cấp Sau khi xác định xong kích cỡ, số lượng và vị trí thiết bị, cũng cần quyết định các con đường mà sản phẩm có thể đến với khách hàng cuối cùng Các quyết định về vị trí cũng phản ánh chiến lược cơ bản của công ty trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường

Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng Trong vận chuyển, sự cân nhắc là giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện qua việc lựa chọn cách thức vận chuyển Các cách thức vận chuyển nhanh thì lại rất tốn kém, các cách thức vận chuyển chậm thì chi phí vừa phải nhưng không đáp ứng nhanh Vì chi phí vận chuyển có thể chiếm một phần ba chi phí kinh doanh của chuỗi cung ứng, nên các quyết định về vận chuyển cũng rất quan trọng

Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (nghĩa là dữ liệu chính xác, kịp lúc và đầy đủ), từng công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ Đây cũng là xu hướng tối đa hóa tính lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng

Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (nghĩa là dữ liệu chính xác, kịp lúc và đầy đủ), từng công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ Đây cũng là xu hướng tối đa hóa tính lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng

Sản xuất cái gì, bằng cách nào và khi nào?

2 HÀNG TỒN KHO Sản xuất ra bao nhiêu và trữ kho bao nhiêu?

5 THÔNG TIN Nền tảng để

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTT: Nguyễn Quang Hiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến Công ty TNHH TM dược phẩm

1.3.2.1 Tài chính Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh Với nguồn lực tài chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân

Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết rằng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp thì chủ đầu tư thường chú trọng đến các vấn đề:

(i) Cán bộ quản trị cấp cao (ban giám đốc) là những người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, điều hành và quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào các quyết định của họ Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo chủ đầu tư thường quan tâm đến các tiêu thức như kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản lý doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năng xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình cho công việc Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lực cạnh tranh.

(ii) Cán bộ quản trị cấp trung gian là những người đứng dưới quản trị viên cao cấp và đứng trên quản trị viên cấp cơ sở Ở vị trí này họ vừa quản trị

3 VỊ TRÍ Nơi nào tốt nhất cho hoạt động nào?

Chuyên chở sản phẩm bằng cách nào và khi nào? đưa ra các quyết định các quản trị viên cấp cơ sở thuộc quyền, vừa điều khiển các nhân viên khác. Chức năng của họ là thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp bằng cách phối hợp thực hiện các công việc nhằm dẫn đến hoàn thành mục tiêu chung Để đánh giá năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ cấp này chủ đầu tư thường xem xét trên các mặt:

+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thâm niên nghề nghiệp, tác phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật.

+ Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ qua đó cho biết trình độ chuyên môn hoá và khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp. Thường thì đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản trị và nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực chính của doanh nghiệp phải chiếm tỷ trọng ít nhất là 60%. (iii) Các chuyên viên, đây là một trong những khác biệt so với các ngành khác Họ là những người không làm quản lý mà chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn đơn thuần Đó là những kỹ sư, cử nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như lập dự toán, giám sát và vai trò của họ cũng rất quan trọng

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Marketing là một công cụ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hiệu quả của doanh nghiệp Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược marketing và biết cách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp đó giữ được ưu thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong lĩnh vực dược phẩm, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngành này là không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như các ngành công nghiệp khác được mà chủ yếu dựa vào danh tiếng,thương hiệu, chất lượng của của những sản phẩm đã được khách hàng xem xét và tìm đến yêu cầu sản xuất sản phẩm Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp dược phẩm chủ yếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu. Thành tích và thương hiệu của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp càng cao Do đó trước khi đấu thầu cần phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao mức độ tin cậy của chủ đầu tư với doanh nghiệp, từ đó góp phần vào việc nâng cao khả năng trúng thầu.

1.3.2.4 Khả năng liên danh, liên kết

Khả năng liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân kinh tế để tạo thành một pháp nhân mới nhằm tăng sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, tài chính và thiết bị công nghệ, giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với những dự án có quy mô lớn, những yêu cầu kỹ thuật đôi khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp thì để tăng khả năng trúng thầu các doanh nghiệp thường liên danh, liên kết với nhau để tăng năng lực của mình trên thị trường Đây là một trong những giải pháp quan trọng và phù hợp nhất, qua đó doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, mức độ phức tạp cũng như quy mô của công trình, của dự án

1.3.2.5 Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu Đây là công việc hết sức quan trọng vì khả năng cạnh tranh trong đấu thầu phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ sơ dự thầu Nhà thầu có thể bị loại ngay từ vòng đầu do hồ sơ không đảm bảo yêu cầu Do đó chất lượng hồ sơ thầu là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định nhà thầu có trúng hay không Việc tổ chức lập hồ sơ dự thầu đòi hỏi phải trải qua các bước sau:Trước tiên là nghiên cứu hồ sơ mời thầu, đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của nhà thầu khi tham gia đấu thầu, vì vậy công việc này đòi hỏi phải tiến hành một cách tỷ mỷ, nghiêm túc, đầy đủ các nội dung trong hồ sơ mời thầu Yêu cầu phải nắm được tính chất, quy mô, phạm vi đấu thầu, mức độ phức tạp về kỹ thuật, các yêu cầu về tiến độ thi công, thời hạn hoàn thành, nguồn vốn đầu tư, phương thức thanh toán, các thông tin về cơ quan tư vấn, giám sát, Đồng thời tiến hành tìm hiểu môi trường đấu thầu, khảo sát hiện trạng mặt bằng sản xuất, lập phương án sản xuất, xây dựng giá dự thầu Việc tìm hiểu môi trường đấu thầu bao gồm việc tìm hiểu các điều kiện về sản xuất, vị trí địa lý, điều kiện địa hình địa chất, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điều kiện cung ứng vật tư, nguyên liệu, giá cả thị trường, khả năng khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, lao động phổ thông, khả năng về cung cấp lương thực, thực phẩm, môi trường thiên nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội của dự án những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến phương án thi công và giá thành công trình Vì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu rất ngắn nên để khảo sát và xử lý hàng loạt số liệu, thông tin nói trên đòi hỏi nhà thầu phải có một đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và am hiểu kỹ càng tất cả các lĩnh vực.

Công việc cuối cùng, sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, xử lý tất cả các vấn đề có liên quan là công tác xác định giá dự thầu, đây là công việc quan trọng, phức tạp quyết định đến việc trúng thầu, do đó công việc này đòi hỏi phải do một bộ phận chuyên nghiệp thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng và kịp thời của các bộ phận chuyên môn khác.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG DƯỢC PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TM DƯỢC PHẨM MINH HẠNH

Đặc điểm hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm của Công ty

TM dược phẩm Minh Hạnh

2.1.1 Giới thiệu về hoạt động của Công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh a) Quá trình hình thành và phát triển công ty

Ngày 27/02/2012 công ty TNHH TM Dược phẩm Minh Hạnh chính thức được thành lập và đi vào hoạt động , là doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực dược phẩm, nhằm mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển ngành dược Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Trụ sở chính : Số nhà 42/112 Ngọc Khánh, P.Giảng Võ, Ba Đình , Hà Nội

Mục tiêu kinh doanh : Hoàn thành kế hoạch kinh doanh , và vượt doanh số cao hơn so với năm 2014 b) Cơ cấu tổ chức

Công ty tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng , chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động của công ty là Giám đốc , giúp việc cho giám đốc là các bộ phận chức năng

Phòng kế toán & hành chính : Tập hợp chứng từ, hạch toán quá trình kinh doanh , tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, chỉ đạo các bộ phận theo chức năng tham mưu quản lý và giám sát toàn bộ các hoạt động tài chính của Công ty theo quy định của nhà nước Tham mưu giúp Giám đốc công ty trong các lĩnh vực tổ chức , nhân sự , lao động, tiền lương.

- Phòng kinh doanh : Cung cấp các thông tin về chương trình bán hàng đến khách hàng , như chính sách chiết khấu, hoa hồng, khuyến mại Soạn thảo hợp đồng mua bán với các đại lý, tuyến bệnh viện, nhà thuốc Tiếp nhận và xử lý đơn hàng, theo dõi và đôn đốc thanh toán đúng hạn, tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng.

- Phòng kho vận : Có nhiệm vụ lưu trữ hàng hóa , nhập hàng và xuất hàng để giao hàng cho khách hàng theo đúng số lượng và đúng thời gian c)Kết quả hoạt động kinh doanh:

- Hiện tại sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ trên phạm vi cả nước , chất lượng sản phẩm và thương hiệu “ Pro “ đã được khẳng định trên thị trường Nhiều mặt hàng được người tiêu dùng tín nhiệm và là những mặt hàng đứng đầu dòng sản phẩm như : ProAlgeva, Proboss, Provita, Progin, Proimu NEW Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm và khá ổn định , bảng dưới đây cho chúng ta số liệu doanh thu của công ty trong những năm vừa qua:

P Kế toán & hành chính P Kinh doanh P Kho vận

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 13 699 739 045 15 369 452 488

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1 168 604 308 1 560 864 827

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 12 531 134 737 13 808 587 661

4 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 8 904 830 379 9 990 144 117

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 3 626 304 358 3 818 443 544

6 Doanh thu hoạt động tài chính 627 643 035 629 570 901

- Trong đó: Chi phí lãi vay 310 412 763 358 843 225

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 985 975 842 1 016 751 621

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) -

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 2 147 461 435 2 351 558 162

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 536 865 359 587 889 541

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 37 310 638 49 639 906

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 1 573 285 438 1 714 028 716

( Nguồn số liệu báo cáo của công ty ) 2.1.2 Thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty a) Sơ đồ chuỗi cung ứng:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTT: Nguyễn Quang Hiệp

Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng

Trong sơ đồ trên, đường nét liền diễn tả mối liên hệ trực tiếp, còn đường nét đứt nối với bộ phận mua hàng và kế hoạch sản xuất của công ty biểu diễn mối quan hệ gián tiếp, quản lý về mặt nghiệp vụ, do hai bộ phận này thuộc quản lý trực tiếp và hưởng lương theo chế độ độc lập của công ty.

Như vậy, chuỗi cung ứng được hình thành bắt đầu từ đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm, bắt đầu từ bộ phận mua hàng (SC-Purchaser), đảm bảo việc cung ứng hàng hóa thông suốt cho công ty và kết thúc là trung tâm phân phối (Distribution Center) – chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đến các đại lý và đến từng hiệu thuốc (Pharmacy), dưới đây được gọi chung là khách hàng, còn SC Logistics là cầu nối, nhằm đảm bảo việc cung ứng hàng hóa ra thị trường với mức chi phí hợp lý.

- Đứng đầu chuỗi cung ứng là Giám đốc chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm về mọi họat động của chuỗi theo đúng chức năng của bộ phận như: bảo đảm lượng hàng cung cấp cho thị trường; lưu trữ và bảo quản hàng hóa theo đúng các yêu cầu của ngành dược; mức độ tồn kho hợp lý; đảm bảo hàng hóa

Hồ Chí MinhNhân viên Logistic không bị tồn kho quá lâu; đóng gói và giao hàng cho khách hàng theo đơn đặt hàng…

- Phụ trách chất lượng: chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của hệ thống; các vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa, chất lượng họat động của các bộ phận trong chuỗi; đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ số KPI – Key Performance Indicators.

- Phụ trách logistics: chịu trách nhiệm về việc cung ứng hàng hóa, đảm bảo luôn có đủ hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thị trường với chi phí hợp lý.

- Phụ trách phân phối: chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo quản hàng hóa theo đúng quy định của Bộ Y tế; tiếp nhận và phân phối hàng theo nguyên tắc hạn dùng gần xuất trước, hạn dùng xa xuất sau; đóng gói và phân phối hàng hóa đến tay khách hàng theo từng đơn đặt hàng cụ thể.

- Phụ trách phát triển thị trường xuất khẩu: phối hợp với bộ phận Marketing trong các chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu; chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc cung ứng và xuất khẩu hàng hóa. b) Hoạt động của chuỗi cung ứng

- Để lập kế hoạch, trước tiên chúng ta phải dự đoán được những khả năng có thể xảy ra trong tương la Trong khi đó, về lý thuyết, hoạt động của chuỗi cung ứng được thực hiện từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, do vậy mọi quyết định trong hoạt động chuỗi cung ứng phải dựa vào việc dự báo nhu cầu và dự báo khả năng cung ứng Trên cơ sở số lượng cầu dự báo, một loạt các quyết định liên quan sẽ được thực hiện

- Bộ phận marketing: bố trí lực lượng bán hàng; kế hoạch xúc tiến bán hàng; giới thiệu sản phẩm mới

- Bộ phận tài chính : lập kế hoạch ngân sách , đầu tư vào máy móc thiết bị

- Bộ phận nhân sự : chuẩn bị lực lượng lao động, tuyển dụng, sa thải

-Mua hàng là một hoạt động rất quan trọng của chuỗi cung ứng, bao gồm : mua nguyên vật liệu, thành phẩm, dịch vụ và các nguồn lực khác phục vụ hoạt động của công ty Do đặc thù của sản phẩm là dược phẩm, có yêu cầu về chất lượng chất lượng cao và ngặt nghèo , vì vậy việc lựa chọn nhà cung cấp đòi hỏi sự tham gia vủa nhiều phòng ban chức năng bao gồm : phòng mua hàng, phòng thẩm định, phòng kiểm nghiêm chất lượng

Phân tích thực trang hiệu quả chuỗi cung ứng sản dược phẩm của Công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh trong thời gian qua

Nhìn chung, các loại dược phẩm tại Việt Nam đang phải qua nhiều khâu trung gian phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng Do đó, giá thành của các loại thuốc mà người bệnh phải chi trả thực tế có thể cao hơn nhiều lần giá thành xuất xưởng của các nhà sản xuất, Công ty Minh Hạnh là một trong những nhà phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam

-Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực dược phẩm, nhằm mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển ngành dược Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

-Công ty Minh Hạnh có nhiệm vụ khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, sau khi nhập các sản phẩm , phòng kinh doanh triển khai kế hoạch bán đến các hiệu thuốc Ngoài ra, công ty kết hợp cả phân phối trung gian và phân phối trực tiếp đến khách hàng cuối cùng Với cách phân phối thông qua các đại lý ở các tỉnh và hệ thống nhà thuốc giúp công ty tiết kiệm được chi phí ( thuê mặt bằng, chi phí điện, nước…) Mặt khác thông qua hình thức này thì công ty dễ dàng kiểm soát được hệ thống phân phối của mình hơn việc phân phối đến các nhà bán lẻ hoặc bán hàng trực tiếp thông qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối.

-Về hệ thống kho bãi và vận chuyển, công ty Minh Hạnh có một kho hàng 2 tầng với diện tích 1200 m 2 , đủ lớn để nhập hàng, xuất hàng, lưu trữ và bảo quản hàng hóa Và áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy, và đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa theo quy định của Bộ y tế Về nhân sự trong kho, có tất cả 15 người gồm : thủ kho, 2 nhân viên kho, còn lại là nhân viên giao hàng , ngoài ra công ty có một chiếc xe tải

5 tạ nhằm giúp cho việc giao hàng đến khách hàng một cách nhanh chóng và với số lượng lơn.

-Tại thị trường Hà Nội, đội ngũ các trình dược viên luôn theo sát tình hình biến động của thị trường dược phẩm, chăm sóc và đẩy mạnh việc bán hàng cho các nhà thuốc, bao gồm 10 trình dược viên, mỗi trình dược viên sẽ phụ trách một khu vưc có thể là 2 quận hoặc 2 huyện để bàn hàng và hoàn thành doanh số mà phòng kinh doanh đã nên kế hoạch

-Ở các địa phương, các tỉnh thì mạng lưới các đại lý, nhà thuốc dày đặc, khách hàng cũng dễ dàng để mua được sản phẩm của Công ty Minh Hạnh

-Bên cạnh đó, dựa trên các đơn hàng trực tuyến từ khách hàng và nhà phân phối Khi có đơn hàng , phòng kinh doanh yêu cầu nhà cung ứng cung cấp các sản sản phẩm để đáp ứng một cách tốt nhất trong thời gian sơm nhất.

-Có hai cách để công ty đưa sản phẩm đến với khách hàng là : giao hàng trưc tiếp và thông qua hệ thống kênh bán sỉ và bán lẻ, khi có nhu cầu bất ngờ thì nhà phân phối sẽ dự trữ hàng để đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất.

-Trên thực tế mỗi khách hàng đều có nhu cầu phục vụ khác nhau Chính vì vây, với chiến lược kinh doanh của mình, công ty đã tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau và theo đó mực phục vụ cũng khác nhau tương ứng theo từng sản phẩm

-Công ty luôn ứng dụng công nghệ thông tin khá nhiều vào hệ thồng chuỗi cung ứng của mình, công ty đã mua phần mềm “ Quản lý doanh nghiệp , kế toán FAST “ nhằm mục đích theo dõi , kiểm tra và điều hành hoạt động của công ty như : Quản lý kho hàng, hệ thống khách hàng, tính các chi phí kinh hoanh, đơn hàng, cải thiện mức độ dự báo nhu cầu và giao hàng , theo dõi nhu cầu khách hàng

2.2.1 Hệ thống chuỗi cung ứng của Công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh Để trở thành hàng thị trường thì một mặt hàng mới có thể qua nhiều con đường như : kê đơn của bác sĩ, quảng cáo, tiếp thị… khi người tiêu dùng đã biết được tính năng công dụng của thuốc và được sử dụng một cách rộng rãi nó có thể thành hàng thị trường Tuy vậy một số loại thuốc mặc dù đã biết rõ tác dụng nhưng không được dùng như mặt hàng thị trường ví dụ : các loại thuốc gây nghiện, thuốc an thần, gây ngủ…

Từ đặc điểm của các loại hàng trên ta có thể thấy được hai loại trung gian chủ yếu của chi nhánh là các nhà thuốc bán lẻ và các bệnh viện, đặc biệt là khoa dược trong các bệnh viện.

- Khách hàng của Công ty : yếu tố khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động marketing cũng như kinh doanh của Công ty Đối tượng khách hàng của Công ty có thể được xác định là các trung gian, nhưng người tiêu dùng cuối cùng Khách hàng ở đây có những nét đặc biệt đó là nó gắn liền với lĩnh vực y tế Khách hàng của Công ty bao gồm :

+ Các Công ty dược phẩm: thông thường các Công ty dược phẩm ở các tỉnh kinh doanh đa dạng hoá các loại mặt hàng, họ sẽ phải mua nhiều loại mặt hàng của nhiều Công ty khác nhau, nhiều Công ty loại này được chọn làm đại lý cho công ty.

+ Các nhà thuốc bán buôn và bán lẻ : Đây cũng là điểm mạnh của Công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh, tạm thời tất cả những sản phẩm của Công ty Minh Hạnh nhập về chủ yếu là hàng OTC tức là những sản phẩm không cần kê toa của Bac Sỹ bệnh viện, những sản phẩm OTC đó Công ty sẽ phân phối trực tiếp tại các nhà thuốc bán lẻ và những nhà thuốc bán buôn trên chợ thuốc Habu ở Lê Văn Lương.

Đánh giá về hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm của Công ty

Nhìn chung, chuỗi cung ứng của công ty cũng đã có những đóng góp tích cực, góp phần vào thành công của công ty trong những năm qua Chuỗi cung ứng đã thực hiệt tố cam kết của công ty đối với khách hàng nhà thuốc là giao hàng trong vòng 24h, kể từ lúc nhận đơn hàng Bên cạnh đó nhu cầu của các đối tượng khách hàng là đại lý, công ty liên doanh cũng được đáp ứng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Đánh giá một cách tổng thể về công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty nói chung, chứ không đơn thuần là đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận chuỗi cung ứng, chúng ta có thể nhận thấy công ty còn có nhiều mặt được và hạn chế sau

- Nhận thức rõ ràng của người lãnh đạo về tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng, từ đó định hướng tổ chức hoạt động theo Những kiến thức , kỹ thuật trong quản lý luôn được cập nhật thường xuyên để áp dụng trong hoạt động của doanh nghiệp

- Việc quản lý nhà cung cấp , đặc biệt là hệ thống khách hàng luôn được chú trọng Công ty cũng đã đầu tư phần mềm quản lý doanh nghiệp và kế toán, một công cụ tối quan trọng để thực hiện theo chuỗi cung ứng

- Luôn có sẵn hàng cung cấp cho thị trường , thông qua mạng quản lý và lượng hàng tồn kho được cập nhật hàng ngày cho các đối tượng phòng ban bao gồm : bộ phận bán hàng, logistics, quản lý kho hàng do vậy không bao giờ thiếu hàng cho thị trường , dù là Hà Nội hay các tỉnh.

- Dịch vụ khách hàng tốt, công ty cam kết thực hiện dịch vụ giao hàng tận tay khách hàng trong vòng 24h kể từ lúc nhận đơn hàng, ngoài ra triển khai các chương trình khuyến mại hiệu quả và được khách hàng đánh giá cao

- Công ty thích ứng và đáp ứng kịp thời với những biến đổi nhanh của thị trường dược phẩm.

- Cơ cấu tổ chức tuy khá đầy đủ nhưng còn chưa rõ ràng, không phân định rõ khu vực trách nhiệm đối với từng quy trinh, từng đối tượng phục vụ của chuỗi cung ứng

- Chưa xây dựng được chiến lược hoạt động tổng thể, chưa chú ý tới điều tiết và quản lý vầu mà chủ yếu chỉ chạy theo doanh số Tình trạng đơn hàng dồn về cuối tháng xảy ra thường xuyên , còn đầu tháng thì rất ít đơn hàng, điều này gây nên các tác động xấu sau :

+ Gây áp lực lớn cho phân phối trong những thời điểm cuối tháng

+ Nhiều trường hợp khách hàng chưa cần hang ngay, dẫn đến tình trạng giao đi giao lại nhiều lần, gây lãng phí lớn về nhân lực và chi phí.

+ Dễ xảy ra sai sót trong hoạt động kho , do không kiểm soát hết

- Không có chính sách riêng cho khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng , vì vậy không khuyến khích tốt đối tượng khách hàng này trong việc đẩy mạnh bán hàng của công ty

2.3.3.Những vấn đề đặt ra

-Khắc phục những mặt hạn chế, đưa ra một số giải pháp giải quyết những hạn chế đã nêu trên

-Phát huy những ưu điểm và nâng cao chất lượng của chuỗi cung ứng

-Đưa ra các kiến nghị để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm tại công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh.

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG DƯỢC PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH

TM DƯỢC PHẨM MINH HẠNH

Mục tiêu phát triển của công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh trong những năm tới

3.1.1 Tổng quan về chuỗi giá trị nghành công nghiệp dược Việt Nam

3.1.1.1 Tổng quan về chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dược Việt Nam được chia làm 3 nhóm chính:

-Nhóm sản xuất: Bao gồm các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất dược phẩm, các công ty dược nội địa, các công ty dược FDI

-Nhóm phân phối: Bao gồm các nhà phân phối sỉ, phân phối lẻ nội địa và nước ngoài, hệ thống chợ sỉ

-Nhóm bán lẻ: Bao gồm bệnh viện, nhà thuốc, các phòng mạch tư nhân… Đây là nhóm trực tiếp phân phối thuốc tến tay người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị

3.1.1.2 Hệ thống phân phối thuốc

Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan Cụ thể, hệ thống phân phối tại Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính như sau:

1 Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp a Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước b Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân c Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài

2 Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối

4 Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân

6 Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tư nhân

Theo tìm hiểu của tôi, 3 nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là ZuelligPharma(ThụySĩ),DiethelmVietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ đến khoảng 40% thị phần Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng

897 nhà phân phối trong nước đang chiếm thị phần còn lại

Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM và Hà Nội Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam Để tổng quát hóa quá trình và đường đi của thuốc tại Việt Nam, tôi sử dụng mô hình ma trận bên dưới với một số điểm chính như sau:

Thuốc sản xuất tại Việt Nam (mũi tên màu xanh lá cây): Nhóm thuốc này đến được tay bệnh nhân thông qua 4 con đường sau:

 Thuốc sản xuất  Đấu thầu  Bệnh viện  Bệnh nhân

 Thuốc sản xuất  Nhà thuốc/phòng mạch  Bệnh nhân

 Thuốc sản xuất  Nhà phân phối sỉ nước ngoài/nội địa

(Chợ sỉ) Nhà thuốc/phòng mạch  Bệnh nhân

 Thuốc sản xuất Chợ sỉ Nhà thuốc/phòng mạch  Bệnh nhân

Thuốc nhập khẩu chính ngạch (mũi tên màu xanh dương): Nhóm thuốc này đến tay bệnh nhân qua 3 con đường sau:

 Thuốc sản xuất  Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa  Đấu thầu  Bệnh viện  Bệnh nhân

 Thuốc sản xuất  Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa  Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân

 Thuốc sản xuất  Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa  Chợ sỉ  Nhà thuốc/phòng mạch  Bệnh nhân

Các thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, thuốc lậu (mũi tên màu cam):

Nhóm thuốc này chủ yếu đi qua kênh chợ sỉ rồi phân phối cho các nhà thuốc/phòng mạch hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng có nhu cầu

Qua sơ đồ mạng lưới phân phối thuốc trên, các loại dược phẩm tại Việt Nam đang phải qua nhiều tầng nấc phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng Do đó, giá thành người bệnh phải chi trả thực tế có thể cao hơn nhiều lần giá thành xuất xưởng của các nhà sản xuất

Các loại thuốc nhập khẩu vẫn chưa được cơ quan quản lê kiểm soát giá cả một cách hiệu quả do sự bắt tay giữa một số doanh nghiệp nắm thị phần chi phối thị trường như Zuellig Pharma, DKSH, Mega Products (hơn 40% thị phần cả nước) với công ty mẹ ở nước ngoài

Nạn thuốc giả, thuốc nhái, thuốc kém chất lượng vẫn còn tồn tại song song với sự tồn tại của hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM và Hà Nội Tuy nhirn, tôi cho rằng hệ thống chợ sỉ này vẫn sẽ tồn tại trong thời gian sắp tới do chưa có kênh trung gian nào hiệu quả hơn để thay thế

3.1.2 Định hướng phát triển nghành dược Việt Nam

-Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác

-Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.

-Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.

-Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.

-Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.

3.1.2.2 Định hướng cụ thể đến năm 2020

-100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh.

-Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.

-Phấn đấu có 40% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu có số đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học và sinh khả dụng.

-100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).

-50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.

-Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%.

3.1.3 Những mục tiêu , cơ hội và thách thức cho công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh trong những năm tới

-Là nhà phân phối thuốc hàng đầu trong lĩnh vực dược tại Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động; góp phần xây dựng và phát triển ngành dược, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân

-Hỗ trợ cho hoạt động và phát triển nền y học của nước nhà

- Đáp ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với chất lượng cao

Phương hướng phát triển hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm của công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh

3.2.1 Nghiên cứu về môi trường kinh doanh và thị trường

Ngày nay với xu thế hội nhập, đất nước ta đang chuyển mình sang một nền kinh tế mới Một nền kinh tế đầy triển vọng, trong đó có ngành Dược phẩm mà Đảng và Nhà Nước cũng như dư luận đang rất quan tâm, không những về giá cả leo thang, chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm cả về đối tác nước ngoài trong việc nhập khẩu dược phẩm…Vừa qua ngành dược đã bắt một Dược sỹ chỉ vì ham lợi mà sản xuất thuốc giả, đây quả là vấn đề hết sức bất bình trước dư luận xã hội cũng như ngành Dược phẩm… làm ảnh hưởng nhiều uy tín trong ngành dược.

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt sẽ diễn ra trong các năm tiếp theo, đòi hỏi Công ty phải có các biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường của mình Một biện pháp quan trọng mà công ty sử dụng đó là liên tục củng cố và phát triển, đào tạo, tổ chức hệ thống kênh phân phối sản phẩm nhằm tạo ra cho mình lợi thế trong tình hình thị trường sắp tới.

Từ những mục tiêu chung của Công ty đã xây dựng các mục tiêu chiến lược cụ thể như chiến lược về sản phẩm, về giá cả, nhất là về chất lượng sản phẩm, xúc tiến hỗn hợp, về kênh phân phối Mỗi chiến lược này sẽ có những mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể này nhằm xây dựng chiến lược chung của công ty, giữa chúng có sự liên kết, mối quan hệ với nhau Chiến lược về phân phối của công ty là : phát triển sâu rộng hệ thống kênh phân phối, đầu tư phát triển ở một số thị trường trọng điểm đi đôi với việc mở rộng và phát triển hệ thống phân phối tới một số khu vực thị trường nông thôn, miền núi, tạo cơ sở chắc chắn cho hoạt động phân phối sau này Với các thành viên kênh liên tục mở ra các lớp đào tạo về quản lý, nâng cao khả năng quản lý, thu thập thông tin và tạo nên các liên kết dọc trong kênh tạo ra các mối quan hệ tốt với các đại lý trên tinh thần hợp tác cùng có lợi để đạt được các mục tiêu mà chi nhánh đã đề ra.

Các mục tiêu chiến lược trên sẽ được thực hiện, có hiệu quả nếu chi nhánh thực hiện tốt việc tổ chức và điều hành hệ thống kênh phân phối của mình Điều này đòi hỏi nỗ lực của toàn Công ty, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận cũng như sự cộng tác và giúp đỡ của các thành viên kênh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá.

3.2.2 Những cơ hội kinh doanh

Với ưu thế của một công ty đang nắm giữ hai lợi thế rất mạnh trong nghành dược là khả năng nghiên cứu và phát triển thị trường và đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm Ngoài ra với mạng lưới hoạt động ở hầu hết các tỉnh trên Việt Nam , giúp công ty dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về tinh hình các loại bệnh lý , cũng như các kết quả nghiên cứu khoa học ngoài công ty Hơn thế, công ty còn sở hữu một tài sản vô giá là thương hiệu Pro – HD , một thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường trong nước Trong bối cảnh công nghiệp dược Việt Nam còn là một nghành công nghiệp non trẻ, có tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu về các loại thuốc chữa bệnh của người dân ngày càng tăng, điều này hứa hẹn một thị trường dược phẩm vô cùng tiềm năng, đó là cơ hội rất lớn cho công ty Minh Hạnh tham gia

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã thúc đẩy hệ thống luật pháp hoàn thiện hơn, hiện nay chúng ta có 5 bộ luật quan trọng để điều phối hoạt động kinh doanh trong nghành dược đó là : Luật dược, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đầu tư và Luật cạnh tranh Điều này đã giúp môi trường kinh doanh nói chung và môi trường kinh doanh trong nghành dược nói riêng được minh bạch và rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn.

3.2.3 Những thách thức đối với công ty

- Hiện nay công ty đang phải đối đầu với một vấn đề vô cùng nan giải là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… vấn đề này đang gây tổn thất nghiêm trọng cho công ty cả về uy tín thương hiệu và doanh thu bán hàng.

- Ngoài ra, có một số mặt hàng chưa hết hạn bản quyền đã bị các công ty đưa ra sản xuất đại trà như Plavix , đây là những vấn đề vượt ngoài khả năng kiểm soát của công ty, vì vậy với sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ, hy vọng rằng công ty có thể giải quyết vấn đề này một cách triệt để và hiệu quả hơn.

- Sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam làm cho môi trường dược phẩm giữa các công ty cạnh tranh ngày càng khốc liệt

3.2.4 Kế hoạch hoạt động kinh doanh của ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh năm 2015

Căn cứ vào “ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 , những cơ hội và thách thức qua nghiên cứu thị trường dược phẩm, công ty đưa ra một số kết hoạch như sau :

3.2.4.1 Phát huy và nâng cao hoạt động chuỗi cung ứng cả về chiều rộng và chiều sâu

-Điều phối hoạt động chuỗi cung ứng một cách nhịp nhàng và quản lý chuỗi cung ứng sao cho sự phối hợp giữa các yếu tố sau một cách liên tục và hiệu quả

+ Đặt hàng theo lô, theo chu kì nhằm giảm thiểu chi phí thực hiện quy trình và chi phí vận chuyển

+ Phân bổ đơn hàng sản phẩm dựa trên số lượng đơn hàng nhận được+ Định giá sản phẩm

+ Tạo động lực gia tăng năng suất

+ Triển khai kế hoạch kinh doanh theo đúng lộ trình

-Tuyển dụng thêm vị trí Kinh doanh, nhằm nâng cao doanh số và mở rộng thị trường của công ty

-Thuê hoặc xây dựng thêm một kho hàng với diện tích 600m 2

3.2.4.2 Mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực.

-Xây dựng và phát triển thêm một phòng kinh doanh 2 để kinh doanh sang một mảng mới đó là : Thiết bị y tế

-Nghiên cứu thị trường thiết bị y tế và lập kế hoạch ,chiến lược kinh doanh

-Mua, nhập hàng một số thiết bị y tế phổ biến để bán, phân phối để lấy ngăng nuôi dài

-Lựa chọn sản phẩm thiết bị y tế chủ lực nhằm mang lại vị thế của công ty trên thị trường thiết bị y tế và năng cao khả năng cạnh tranh

-Từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thiết bị y tế.

-Tìm kiếm và xây dựng hệ thống đại lý để có một số lượng khách hàng ổn định và đem lại doanh thu cho Công ty

-Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về chuyên môn nhằm bồi dưỡng và nâng cao năng lực và chất lượng hoàn thành công việc của từng nhân viên

PHẦN IV : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CHUỖI CUNG ỨNG DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH

TM DƯỢC PHẨM MINH HẠNH Để nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng, chúng ta cần khác phục được những hạn chế và nâng cao một số ưu điểm của công ty Minh Hạnh như sau :

-Tái cơ cấu lại bộ máy nhân sự và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân và phòng ban

-Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 và nhu cầu của khách hàng, để xây dựng kế hoạch kinh hoanh 2015 và đưa ra chiến lược tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

-Sắp xếp lại các đơn đặt hàng để triển khai và bố trí giao hàng theo đúng thời gian và địa điểm, gom các đơn hàng nhỏ chuyển lên xe ôtô  giao được nhiều đơn hàng giảm thiểu chi phí xăng xe và tiết kiệm thời gian

-Kiểm soát quá trình nhập kho và xuất kho tránh thất thoát hàng hóa và chất lượng hàng hóa

-Tổ chức và tuyển thêm nhân sự ở vị trí “ chăm sóc khách hàng “ , thúc đẩy việc mua của khách hàng , giải quyết các khiếu lại cho khách hàng

-Có chiến lược kinh doanh cụ thể đối với khách hàng lớn và khách hàng tiềm năng,

-Mở rộng phòng kinh doanh, xây dựng thêm phòng kinh doanh mới về “ thiết bị y tế “ nhằm đa dạng hóa sản phẩm và cải thiện môi trường kinh doanh

Nâng cao khả năng cạnh tranh

a) Lựa chọn mặt hàng chiến lược:

Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao, rất đa dạng, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì công ty phải đa dạng hóa sản phẩm Tuy nhiên nếu đầu tư vào quá trình sản phẩm thì phải tốn rất nhiều chi phí mà chưa chắc đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Hơn nữa , đây cũng là một hướng đi để phát triển thương hiệu cúng như là một tên loại thuốc có trong tu thuốc của mỗi gia đình. b) Nâng cao chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng của sản phẩm là yếu tố quyết định của công ty để tăng khả năng cạnh tranh với các công ty khác và nâng cao vị thế của công ty trong thị trường dược phẩm Ngoài việc nâng cấp thiết bị và máy móc sản xuất , còn phải nghiên cứu và tìm được những nhà cung cấp có uy tín và chất lượng, để có hướng kinh doanh đúng hướng và hiệu quả Từ đó tạo ra niềm tin cho khách hàng khi mua và sử dụng thuốc của công ty Minh Hạnh

Huy động tối đa nguồn vốn

“ Kinh doanh tài - không bằng dài vốn “

Công ty muốn thực hiện được tất cả khối lượng công việc thì phải có vốn, vốn có thể là vốn của chủ sở hữu hoặc có thể là vốn của cổ đông Nếu nguồn vốn kinh doanh thấp thì công ty sẽ bị động trong kinh doanh và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh làm suy yếu khả năng cạnh tranh, nếu nguồn vốn dồi dào thì sẽ tạo ra sự chủ động trong kinh doanh và trong mọi hoạt động của công ty Khi có vốn, thì việc sử dụng đúng lúc và đúng việc luôn là kim chỉ nam cho mọi công ty phân đấu.

Xây dựng chính sách giá hợp lý

Với xu hướng toàn cầu hóa và thị trường dược phẩm luôn là miếng bánh hấp dẫn, do đó có rất nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này, có rất nhiều cách “cạnh tranh “ giữa các công ty, một trong số đó là “ giá của sản phẩm “ , thông thường thì chất lượng sẽ đi kèm với giá cả “ tiền nào của ấy “, tuy nhiên với sự phát triển về khoa học kỹ thuật , chất lượng của sản phẩm được nâng cao rất nhiều và giá trị của sản phẩm ngày càng giảm , giúp người mua dễ dàng mua được sản phẩm mình mong muốn Mỗi công ty đều muốn giá của sản phâm phù hợp với túi tiền của khách hàng , và cũng có thể trang trải mọi chi phí và lợi nhuận của công ty Đây là bài toán khó, mà công ty nào cùng giành nhiều thời gian để giải quyết Một số công ty còn xây dựng hẳn một chiến lược về giá của sản phẩm, để quyết định sự thành , bại của công ty.,

KIẾN NGHỊ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TM DƯỢC PHẨM MINH HẠNH

Qua thực tế hoạt động của công ty và đánh giá của cá nhân,để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh ngiệp nói chung và chuỗi cung ứng nói riêng, tôi có một số kiến nghị như sau :

Xây dựng hệ thống mở

-Do điều kiện kinh doanh và môi trường pháp lý luôn biến đổi, trong khi những quy định, quy trình lại không được thay đổi và cập nhật thường xuyên, do vậy việc tổ chức công việc chủ yếu được thực hiện theo thói quen, lỗi mòn, làm mất tính chủ động và sáng tao, thiếu linh hoạt trong cách xử lý công việc. Để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả, điều cần thiết là phải tổ chức doanh nghiệp theo hướng phát huy tính chủ động , sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên , hướng tới mực tiêu chung của doanh nghiệp Do vậy cần thiết phải xây dựng bộ phận theo dõi chất lượng hoạt động, có chức năng rà soát lại các quy trình, tiếp nhận những ý kiến, khiếu nại của khách hàng và của các bộ phận trong nội bộ nhằm thực hiện các cải tiến hoạt động của phòng ban chức năng trong toàn doanh nghiệp

-Đây là bộ phận đóng vai trò chủ yếu tiếp nhận, đề xuất các phương án cải tiến liên tục và toàn diện hệ thống, đồng thời thực hiện chức năng đánh giá, thanh tra nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ ,lệch lạc trong hoạt động của tổ chức để có chấn chỉnh kịp thời.

Hiện đại hóa trang thiết bị và nâng cao đội ngũ nhân viên

-Mua sắm và trang bị một số thiết bị văn phòng để cho nhân viên sử dụng hiệu quả và thao tác nhanh để tăng tiến độ hoàn thành công việc

-Các quy trình, form , tài liệu , catalog được các nhân viên và cán bộ thực hiện và sử dụng đầy đủ và thuận tiện cho công việc.

-Tổ chức những khóa đào tạo nhăng hạn nhằm nâng cao kỹ năng và trình độ nhân viên trong công ty.

-Xây dựng một đội ngũ nhân viên có tri thức , trình độ, luôn sẵn sàng thích ứng với các điều kiện kinh doanh mới của công ty.

Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập , trải nghiệm thực tế tại Công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh, em đã được biết về thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng dược phẩm của công ty Bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn những hạn chế cần khắc phục Đặc biệt là việc quản lý chuỗi cung ứng dược phẩm phù hợp với sự biến đổi không ngừng của thị trường dược phẩm và nhu cầu dược phẩm ngày càng cao về chất lượng và số lượng của người dân Do đó tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm tại Công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh và các kiến nghị nhằm mục đích đưa vị thế của công ty nên một tầng cao mới.

Tuy đề tài còn mới , tài liệu còn nhiều hạn chế, nhưng tôi cũng đã cố gắng hết sức thu thập các tài liệu từ nhiều nguồn sách như : Quản trị chuỗi cung ứng – NXB tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, Luật doanh nghiệp, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng – Michael Hugos, Báo cáo nghành dược phẩm tháng 04-2014, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013 của Công ty Minh Hạnh cùng với những kinh nghiệm thực tế để giải quyết một số vấn đề sau :

-Khái niệm, lịch sử ra đời của “ quản trị chuỗi cung ứng”, và vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp.

-Nêu nên thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh , những điểm được và những hạn chế

-Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng dược phẩm của công ty

Việc nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng góp phần vào sự phát triển đi lên của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH TM dược phẩm Minh Hạnh nói riêng Do đó rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của Quý thầy cô để em hoàn thiện chuyên đề này.

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY TNHH TM DƯỢC PHẨM

Hà Nội , ngày… Tháng….năm 2015

Xác nhận của công ty

Ngày đăng: 23/05/2023, 08:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w