1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị thành long

87 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Nhập Khẩu Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây Lắp Chế Tạo Và Cung Cấp Thiết Bị Công Nghiệp Thành Long
Tác giả Trần Minh Thành
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Minh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,68 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (13)
    • 2.1. Mục đích nghiên cứu (13)
    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Kết cấu của chuyên đề (13)
  • CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY LẮP CHẾ TẠO VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH LONG (15)
    • 1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH xây lắp và chế tạo thiết bị công nghiệp Thành Long (15)
      • 1.1.1. Thông tin chung về Công ty (15)
        • 1.1.1.1. Một số thông tin khái quát (15)
        • 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (16)
      • 1.1.2. Cơ cấu tổ chức (17)
        • 1.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty (17)
        • 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban (18)
      • 1.1.3. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty (20)
        • 1.1.3.1. Sản phẩm và dịch vụ (20)
        • 1.1.3.2. Khách hàng và thị trường (21)
      • 1.2.1. Các nhân tố bên ngoài Công ty ảnh hưởng tới hiệu quả kinh (22)
        • 1.2.1.1. Môi trường kinh doanh quốc gia (22)
        • 1.2.1.2. Môi trường kinh doanh quốc tế (31)
      • 1.2.2. Các nhân tố bên trong Công ty ảnh hưởng tới hiệu quả kinh (31)
        • 1.2.2.1. Nguồn lực vật chất của Công ty (31)
        • 1.2.2.2. Trình độ tổ chức kinh doanh của Công ty (33)
        • 1.2.2.3. Trình độ quản lý của Công ty (36)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ (40)
    • 2.1. Kết quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Thành Long giai đoạn 2008-2012 (40)
      • 2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2008-2012 (40)
      • 2.1.2. Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty (43)
      • 2.1.3. Các thị trường nhập khẩu của Công ty (44)
      • 2.1.4. Hình thức nhập khẩu (46)
    • 2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Thành Long giai đoạn 2008-2012 (47)
      • 2.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp (47)
        • 2.2.1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận (47)
      • 2.2.2. Các chỉ tiêu bộ phận (50)
        • 2.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn (50)
        • 2.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động (53)
      • 2.3.1. Các biện pháp nhằm tăng doanh thu nhập khẩu (54)
        • 2.3.1.1. Tổ chức Marketing nhằm tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường (54)
        • 2.3.1.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng (55)
        • 2.3.1.3. Cập nhật những chủng loại hàng hóa mới phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau trong nước và áp dụng các biện pháp xúc tiến bán (56)
        • 2.3.1.4. Tạo mối quan hệ tốt với các khách hàng đã có, xây dựng và nâng cao uy tín của Công ty, phát triển mối quan hệ với đối tác nước ngoài (56)
        • 2.3.1.5. Tổ chức thực hiện tốt hợp đồng đã kí kết, tránh phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu (57)
      • 2.3.2. Các biện pháp nhằm giảm chi phí nhập khẩu (57)
        • 2.3.2.1. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động nhập khẩu giúp giảm chi phí và rút ngắn thời gian kinh doanh (57)
        • 2.3.2.2. Tham khảo giá quốc tế trước khi đàm phán hợp đồng nhập khẩu, kiểm tra kĩ trước khi kí kết và thực hiện hợp đồng (58)
    • 2.4. Đánh giá chung về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long giai đoạn 2008-2012 (59)
      • 2.4.1. Những ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long giai đoạn 2008-2012 (59)
        • 2.4.1.1. Giá trị trung bình mỗi hợp đồng nhập khẩu có xu hướng gia tăng (59)
        • 2.4.1.2. Hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng vượt trội (59)
        • 2.4.1.3. Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu tăng mạnh qua các năm (59)
        • 2.4.1.4. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu bước đầu đã đem lại lợi nhuận thực tế cho Công ty (60)
        • 2.4.1.5. Tỷ suất lợi nhuận đạt mức khá (60)
        • 2.4.1.6. Nguồn vốn cho kinh doanh liên tục có sự gia tăng qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn khả quan (60)
        • 2.4.1.7. Hiệu quả sử dụng lao động đạt mức khá và có xu hướng gia tăng (60)
      • 2.4.2. Những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long giai đoạn 2008-2012 (61)
        • 2.4.2.1. Kim ngạch nhập khẩu và quy mô doanh thu chưa lớn (61)
        • 2.4.2.2. Chi phí kinh doanh liên tục gia tăng rất nhanh (61)
        • 2.4.2.3. Lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế chưa cao, có thời điểm chịu thua lỗ (61)
        • 2.4.2.4. Tỷ suất lợi nhuận không ổn định (62)
        • 2.4.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn diễn biến thất thường (62)
        • 2.4.2.6. Số vòng quay của vốn có xu hướng giảm, thời gian xoay vòng vốn có xu hướng gia tăng (62)
      • 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế (63)
        • 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan (63)
        • 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan (67)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XÂY LẮP CHẾ TẠO VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH LONG ĐẾN NĂM 2015 (70)
    • 3.1. Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long giai đoạn 2013-2015 (70)
      • 3.1.1.1. Về công tác kinh doanh nhập khẩu (70)
      • 3.1.1.2. Về công tác tổ chức-nhân lực (71)
      • 3.1.1.3. Về công tác quản trị tài chính (71)
      • 3.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty (71)
        • 3.1.2.1. Các mục tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận (71)
        • 3.1.2.2. Các mục tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và lao động (72)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp và chế tạo thiết bị công nghiệp Thành Long đến năm 2015 (73)
      • 3.2.1. Các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (73)
        • 3.2.1.1. Hoạch định nguồn vốn cho kinh doanh nhập khẩu (73)
        • 3.2.1.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức phòng tài chính - kế toán, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ liên quan đến quản lý nguồn vốn (74)
        • 3.2.1.3. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch về nguồn vốn và điều chỉnh hợp lý nếu cần (74)
      • 3.2.2. Các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản (75)
        • 3.2.2.1. Áp dụng phương pháp quản lý tồn kho khoa học (75)
        • 3.2.2.2. Duy trì mức tiền mặt nắm giữ hợp lý (75)
        • 3.2.2.3. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu (75)
      • 3.2.3. Các giải pháp giúp cắt giảm chi phí nhập khẩu (76)
        • 3.2.3.1. Mở rộng thị trường nhập khẩu tới các nước gần gũi trong khu vực (76)
        • 2.3.2.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương cho các cán bộ nhập khẩu (76)
        • 2.3.2.3. Thí điểm nhập khẩu theo điều kiện FOB (77)
        • 3.2.3.4. Lựa chọn thời điểm kí kết hợp đồng nhập khẩu có lợi nhất (77)
      • 3.2.4. Các giải pháp marketing (78)
        • 3.2.4.1. Xây dựng bộ phận chức năng marketing trong Công ty (78)
        • 3.2.4.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của Công ty (79)
        • 3.2.4.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, lựa chọn chính xác các mặt hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao (79)
        • 3.2.4.4. Hoàn thiện dịch vụ khách hàng (80)
        • 3.2.4.5. Đa dạng hóa các kênh phân phối và cách thức bán hàng, sử dụng các biện pháp xúc tiến hỗn hợp (80)
      • 3.2.5. Các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực (81)
    • 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước (82)
      • 3.3.1. Về môi trường kinh tế (82)
      • 3.3.2. Về môi trường chính trị-luật pháp (82)
      • 3.3.3. Về môi trường công nghệ (83)
      • 3.3.4. Về môi trường lao động - xã hội (83)

Nội dung

Kết cấu của chuyên đề

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục hình, danh mục các từ viết tắt,chuyên đềgồm có ba chươngđượcbố cục như sau:

Chương 1.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long.

Chương 2.Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long giai đoạn 2008-2012.

Chương 3.Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu củaCông ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long đến năm 2015.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY LẮP CHẾ TẠO VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH LONG

Giới thiệu chung về Công ty TNHH xây lắp và chế tạo thiết bị công nghiệp Thành Long

1.1.1.Thông tin chung về Công ty

1.1.1.1.Một số thông tin khái quát

Tên doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long

Tên giao dịch quốc tế: ThanhLongINDCO.,LTD.

Trụ sởCông ty đặt tại: P502/A2, Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành PhốHà Nội. Điện thoại liên hệ: 84 – 4 – 62813676

Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Cung cấp các loại vật liệu, máy móc,thiết bị vàphụ tùng công nghiệptheo yêu cầu của khách hàng.

- Chuyển giao công nghệ và tư vấn, hỗ trợ lắp ráp, vận hànhdây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị trong lĩnh vực cơ khí, điện và tự động hóa.

- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghiệp dùng trong nhà máy, đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hoá quá trình gia công sản phẩm.

- Gia công các chi tiết cơ khí để lắp đặt máy công nghiệp theo yêu cầu của khách hàng.

Với phương châm phục vụ: Hiệu quả-chất lượng-đúng thời gian, Công ty cam kết mang lại lợi ích tối đa choKhách hàng.

1.1.1.2.Quá trìnhhình thành vàphát triển

Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long là một doanh nghiệp tư nhân được thànhlập vào tháng 3 năm 2008 theo giấy chứng nhậnđăng kí kinh doanh số0102033953 do Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.Công ty do 2 thành viên đồng sáng lập với số vốnđiều lệ ban đầu là 680 triệu đồng, mỗi thành viên nắm giữ một sốvốn điều lệnhất định.Tổngnguồn vốn của Công ty khi thành lập là1.500.000.000 đồng.Trong đó, vốn chủ sở hữu là808.204.000 đồng, chiếm 54%.Vốn vay nợ là691.796.000 đồng, chiếm 46% tổng nguồn vốn.Công ty được tổ chứctheo loại hình Công ty TNHH Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạmvi số vốn cam kếtđóng góp Ngườiđại diệntheo phâp luật của Công ty lẵng Phan Quyết Long Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chịu trách nhiệm về kinh tế, nhân sự, về các hoạt động và tài sản của mình Công ty hoạt động theo luật pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngay từ khi ra đời, Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long đãphải đối mặt với nhiều thách thức to lớn Công ty vừathành lập, có quy mô nhỏ, tất cả các nguồn lực vật chất, uy tín thương hiệu, nguồn nhân lực, kinh nghiệm, khách hàng… đều thiếu, lại chịuảnh hưởngtiêu cựctừ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và những bấtổn kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Do đó, trong năm đầu tiên thực hiện sản xuất- kinh doanh, Công ty chưa đạt được kết quả nhưý muốn và chịu thua lỗ Tuy nhiên, Công ty bước đầuđãtạo lập đượcnhững tiền đềđầu tiêncho sự phát triển sau này, đó là thiết lập được những mốiquan hệ đầu tiên với khách hàng và đối tác, tạo dựnguy tíncũng nhưtích lũykinh nghiệm.

Sang tới các năm 2009, 2010, tình hình hoạt động của Công ty có những bước tiến khả quan.Nhu cầu máy móc thiết bị nhập khẩu để phục vụ cho các ngành công nghiệptrong nước là rất lớn.Năm 2009, Công ty lần đầu tiên có lãi.Tuy nhiên, mức lãi còn rất khiêm tốn, khoảng 50.000.000 đồng.Quan hệ bạn hàng được mở rộng hơn, có sự gia tăng về số lượng và giá trị các hợp đồng thực hiện.Cũng trong năm này, Công ty gia tăng tổng nguồn vốn cho sản xuất – kinh doanh lên gần 3 lần, đạt4.399.000.000 đồng.Vốn chủ sở hữuđạt860.000.000 đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giảm xuống còn khoảng 20%.Vốnnợlà3.539.000.000 đồng, chiếm 80%.Năm 2010, mức lợi nhuận của Công ty gia tăng vượt trội, tổng lợi nhuận trước thuếđạt 1.362.000.000 đồng Tổng vốn tiếp tục gia tăng gấp 2 lần, đạt9.076.000.000 đồng Quan hệ khách hàng và đối tác tiếp tục được phát triển, uy tín Công ty ngày càng đượcnâng cao trên thị trường.Số lượng nhân sự gia tăng, cùng vớiđó là sự mở rộng bộ máy tổ chức của Công ty đểđápứng nhu cầu phát triển.

Bước sang năm 2011 và cho tới nay, Công ty tiếp tục có những bướctiếnđáng khích lệ Các sản phẩm, dịch vụ của Công ty ngày càng đượcđa dạng hóa với nhiều chủng loạiphong phú, có khả năng ứng dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, do đóngày càngđápứng tốt hơn các nhu cầu khác biệt của khách hàng Nguồn cung cấp của Công ty được mở rộng, tạo lập được những mối quan hệđáng tin cậy với đối tác trong và ngoài nước.Cơ sở vật chất, hạ tầng, máy móc, thiết bị đượcđầu tư nâng cấp khang trang và hiệnđại hơn.Nguồn vốn cho sản xuất – kinh doanh tiếp tục gia tăng.Chất lượng nguồn nhân lực có sự nâng cao nhấtđịnh Qua 5 năm hoạt động, Ban giám đốc cũng như tất cả các thành viên trong Công ty đãthu được nhiều kinh nghiệm quý báu về tổ chức sản xuất – kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp Uy tín và vị thế thị trường của Công ty không ngừng được củng cố và phát triển.

Tuy nhiên, cho tới nay, Công ty Thành Long vẫn đứng trước nhiều thử thách.Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày một gia tăng.Năm 2011, do chi cho đầu tư tăng cao, Công ty đãphải đối mặt với tình trạnglợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng Bối cảnh kinh tế khó khăn trong năm 2011 cho tới quý 3 năm

2012 cũngđã tạo nhiềuáp lực Dự đoán trong tương lai gần, kinh tế ViệtNam vẫn chưa thể lấy lạiđà tăng trưởng.Nhu cầu trong nước tiếp tục giảm sút, tồn kho tăng cao và những yếu kém kinh tế nội tại của ViệtNamlà những trở lực mà Công ty cần phải vượt qua Có thể nói, đây đang là thờiđiểmcần một sự thay đổi bước ngoặt để tiến lên trên con đường phát triển của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long.

1.1.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty

Công ty TNHH Thành Long xây dựng tổ chức bộ máy quản trị dựa trên điều kiện cụ thể củaCông ty, đó là các nhân tố về quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trình độ và năng lực của nhà quản trị, cũng như giai đoạn phát triển hiện tại của Công ty, đồng thời tuân thủ các quy định của Nhà nước về cơ cấu tổ chức của loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định trong bộ Luật Doanh Nghiệp 2005.

Hình 1.1 thể hiện mô hình tổ chức bộ máyquản trịcủa Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long (Năm 2012).

Theo đó, Công ty tổ chức bộ máy quản trịtheo kiểu trực tuyến-chức năng Đây là mô hình màởđó lãnhđạo mỗi cấp có sử dụng các bộ phận chức năng để tham mưu cho riêng mình trong việc ra quyếtđịnh, còn các quyếtđịnh quản lý lại được truyền xuốngtheo tuyến dọc Công ty thực hiện chế độ mộtthủ trưởng.Trên hình 1.1, các đường mũi tên chỉ quan hệ trực tuyến, cácđường thẳng chỉ quan hệ chức năng.

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty TNHH Thành Long

(nguồn: Phòng hành chính-nhân sự) 1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Hội đồng thành viên: Là cơ quan quyếtđịnh cao nhất của Công ty, gồm các thành viên có vốn góp Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của Công ty.

 Quyếtđịnh tăng giảm vốnđiều lệ, thờiđiểm và phương thức huy động thêm vốn.

 Quyếtđịnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợpđồngđối với Giámđốc, Kế toán trưởng và người quản lý kháctheo quy định tạiĐiều lệ Công ty.

 Quyếtđịnh cơ cấu tổ chức quản lý Công ty.

 Các quyền và nhiệm vụ kháctheo quy định của pháp luật vàĐiều lệ Công ty.

Tổng Giám đốc:Là ngườiđiều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình Tổng Giám đốc là ngườiđại diệntheoủy quyền của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 Đề xuất, kiến nghị về chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh của Công ty.

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty Điều hành mọi hoạtđộng kinh doanh hàng ngày của Công ty nhằmđạtđược các mục tiêu đã xácđịnh.

 Kiểm tra việc thực hiện các quyếtđịnh sản xuất kinh doanh.

 Tuyển dụnglaođộng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý.

 Kí kết các hợpđồng kinh tế và hợpđồnglaođộng.

Phó giám đốc kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế thi công và vận hành máy móc thiết bị, điều độ sản xuất toàn Công ty nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, giúp việc cho Tổng Giám đốc giải quyết các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực chuyên môn và phụ trách các phòng ban phân xưởng có liên quan.

Phòng thương mại: Có chức năng tham mưu, thực hiện các hoạt độngxúc tiến thương mại, lập phương án kinh doanh Quản lý thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty.Quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu.Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Kết quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Thành Long giai đoạn 2008-2012

2.1.1.Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2008-2012

Tốc độ tăng trưởng hay giảm sút của hoạt động nhập khẩu thể hiện qua tình hình biến độngkim ngạch nhập khẩu của Công ty Bởi vậy, cần xem xét tình hình biến độngkim ngạch nhập khẩu của Công ty theo thời gian cả về số tuyệt đối (quy mô) và số tương đối (tốc độ tăng trưởng) Bảng 2.1 thể hiện quy mô, mức tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng củakim ngạch nhập khẩu qua các năm của Công ty TNHH Thành Long và của toàn ngànhgiai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long và kim ngạch nhập khẩu toàn ngành giai đoạn 2008-2012

Kim ngạch nhập khẩu Công ty Thành

Tăng (giảm) so với năm trước

Kim ngạch nhập khẩu toàn ngành (triệu USD)

Tăng (giảm) so với năm trước

(nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của Công ty)

Từ bảng 2.1 ta thấy, năm 2008 là năm đầu tiên hoạt động của Công ty TNHH Thành Long, bởi vậy, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa là rất khiêm tốn, chỉđạt 535 triệu đồng Lý do là Công ty mới thành lập, sự hiện diện trên thị trường còn hạn chế do đó hợp đồng nhận được không nhiều, giá trị hợp đồng không lớn Cụ thể hơn, theo dõi trên bảng 2.2 ta thấy, trong năm này Công ty chỉ nhận được duy nhất mộtđơn hàng cho máy móc nhập khẩu Đây là sự khởi đầu đầy khó khăn cho Công ty.

Tuy nhiên sang tới năm 2009, đã có sự gia tăng rõ rệt trong kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Công ty Giá trị nhập khẩu cả năm đạttrên 8,8 tỷ đồng, tức là gia tăng quy mô hơn 8 tỷ đồng so với năm 2008 Đáng chúý, đây là năm mà kim ngạch nhập khẩu toàn ngành giảm sút 2,15% so với năm trước Do đó, sự tăng lên mạnh mẽ của hoạt động nhập khẩu của Công ty Thành Long chứng tỏ Công ty đã bước đầu tạo được sức cạnh tranh trên thị trường Theo dõi trên bảng 2.2, chúng ta cũng có thể thấy số lượngđơn hàng nhận được của Công ty đã gia tăng đáng kể, lên mức 8 đơn hàng/năm với giá trịđơn hàng trung bình tăng gấpđôi so với năm 2008, đạt 1,1 tỷ đồng/1 đơn hàng.

Bảng 2.2: Số lượng đơn hàng nhập khẩu và giá trị trung bình 1 đơn hàng của Công ty TNHH Thành Long giai đoạn 2008 - 2012

Năm Số lượngđơn hàng nhập khẩu (đơn hàng)

Giá trịđơn hàng trung bình (tỷ đồng)

(nguồn: Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu thường kỳ)

Năm 2010 tiếp tục chứng kiến sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty thêm 26,21% so với năm 2009, lên mức 11,127 tỷ đồng Đây là mức tăng cao hơn so với mức tăng trung bình 13,9% của ngành cho thấy sức cạnh tranh của Công ty tiếp tục được nâng cao Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn so với năm 2009 Sốđơn hàng cũng gia tăng lên mức 13 đơn hàng/năm Như vậy, trung bình mỗi tháng Công ty nhận thêm được 1 đơn hàng nhập khẩu.Tuy nhiên, giá trị trung bình mỗiđơn hàng này có sự giảm nhẹ so với năm 2009, đạt mức 856 triệu đồng/1 đơn hàng.

Kim ngạch nhập khẩu của Công ty tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm

2011 Giá trị tăng thêm so với năm trước là trên 10,8 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trên 95% Đây cũng là xu thế phù hợp với tình hìnhchung khi kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị cả nước cũng có sự tăng trưởng tích cực. Trong năm này, số lượngđơn hàng của Công ty là 18 đơn hàng, giá trị trung bình mỗiđơn hàngđạt trên 1,2 tỷ đồng.Điều này phảnánh khả năng tìm kiếm khách hàng vàđàm phán hợp đồng của Công ty cũng ngày được cải thiện.

Sang tới năm 2012, tình hìnhkim ngạch nhập khẩu của Công ty diễn biến khả quan Qua 9 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu của Công ty đãđạt gần bằng mức cả năm 2011 là 20,17 tỷ đồng Dự kiến đến hết năm nay, mức tăng trưởng có thểđạt được là khoảng 20% Giá trị trung bình mỗiđơn hàngđạt 1,44 tỷ.

Vềkim ngạch nhập khẩu của từng quý, các số liệu này được thể hiệnở bảng 2.3 Như ta có thể quan sát thấy, giá trị nhập khẩu của Công ty thườngđạt cao nhấtở Quý 3 hàng năm Đây là giai đoạn các doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp chuẩn bị gia tăng sản lượng nhằmđạt được các mục tiêu sản xuất cả năm Do đó, nhu cầu về các máy móc thiết bị cũng tăng cao hơn các quý còn lại.Công ty TNHH Thành Long chủ động nhập khẩu thêm hàng hóa nhằmđápứng nhu cầu thị trường.

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu hàng quý của Công ty TNHH Thành

Quí I Quí II Quí III Quí IV

(nguồn: tổng hợp từ báo cáo xuất nhập khẩu thường kỳ)

Như vậy, qua gần 5 năm hoạt động, kim ngạch nhập khẩu của Công tyTNHH Thành Long liên tục có sự tăng trưởng nhanh chóng Tổng giá trị nhập khẩu tăng trên 40 lần Giá trị trung bình mỗiđơn hàng tăng gần gấp 3 lần Sự hiện diện trên thị trường của Công ty được nâng cao đáng kể.

2.1.2 Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty

Bên cạnh việc xem xét tình hình tăng trưởng tổngkim ngạch nhập khẩu của Công ty, ta còn phảiđi sâu tìm hiểu cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu Bảng 2.4 thể hiện các mặt hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long, giá trị nhập khẩu và tỷ trọng của mỗi mặt hàng qua các năm, từ năm 2008 đến 2012.

Bảng 2.4: Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long giai đoạn 2008 - 2012

Máy cắt kim loại 0 0 2150,4 24,4 2870 25,8 6854,4 31,1 5600 27,7 Máy tiện các loại 174,2 32.5 977,2 11,08 1242,3 11,2 3141 14,2 3769,2 18,6

Máy biến dòng ba pha

Máy làm lạnh nướccông nghiệp

Máy hút bụi công nghiệp

Lưỡi cắt máy kim loại

Phụ tùng công nghiệp khác

(nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu thường kỳ)

Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là máy cắt, máy tiện, máy khoan phay, máy biến dòng máy làm lạnh nước công nghiệp, máy cắt đột và dao cắt các loại Tỷ trọng các mặt hàng này trong cơ cấu hàng nhập khẩu có sự thay đổi nhấtđịnh qua các năm, tuy nhiên mức thay đổi thường không lớn.Cơ cấu các mặt hàng là khá đồng đều.Nếu có tăng, giảm thì thường chỉở trong giới hạn vài phần trăm trong tổng giá trị.Trong năm đầu tiên thành lập.Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty Thành Long chỉ là máy tiện T14B, máy khoan phay KF120 và máy cắt đột CĐ13C Các năm tiếptheo, danh mục các sản phẩm của Công ty ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn Đa số các mặt hàng nhập khẩu đều có giá trị nhập tăng dầntheo các năm, đóng góp vào sự tăng trưởng tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty.

Mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu của Công ty có thể thấy làmáy cắt vàmáy tiện các loại Tỷ trọng mặt hàng này luôn chiếm từ 30 – 40% kim ngạch nhập khẩu của Công ty tùy từng năm Tiếptheo là các loại máy khoan, biến dòng và máy làm lạnh nước công nghiệp thường chiếm trên dưới 10% tổng giá trị nhập khẩu Một số mặt hàng nhập khẩu không ổn định, có năm nhập và có năm không nhập, đó là dao tấm cắt đột, dao cắt tôn, máy hút bụi công nghiệp và các loại phụ tùng công nghiệp khác Những thay đổi này cũng dễ hiểu vì Công ty TNHH Thành Long thực hiện nhập khẩu theo nhu cầu của thị trường Những sản phẩm nào không có mức tiêu thụ tốt Công ty sẽ không tiếp tục nhập khẩu để tránh việc tồn kho.Ngược lại, những mặt hàng nhập khẩu thường xuyên là những mặt hàng được thị trườngưa chuộng.

2.1.3 Các thị trường nhập khẩu của Công ty

Công ty TNHH Thành Long có nhiều mối quan hệ bạn hàng với các đối tác quốc tế tại các nhiều quốc gia khác nhau Sản phẩm của Công ty, do đó, cũng có nguồn gốc từ nhiều thị trường trên thế giới Đó là những quốc gia, vùng lạnh thổ có nền công nghiệp cơ khí chế tạo phát triển như Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Đài Loan … Số lượng thị trường nhập khẩu của Công ty cũng gia tăng theo thời gian, từ 1 thị trường duy nhất là Nhật Bản năm 2008, đến nay Công ty đã nhập khẩu hàng hóa từ tổng cộng 6 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Bảng 2.5 cho ta thấyđiều này.

Bảng 2.5: Các thị trường nhập khẩu của Công ty Thành Long (2008-2012)

(nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu thường kỳ của Công ty)

Từ bảng 2.5 ta có thể thấy, thị trường cung cấp lớn nhất của Công tyTNHH Thành Long qua gần 5 năm vẫn là thị trường Nhật Bản Tỷ trọng giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường này luôn chiếm từ 42% đến 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Đặc điểm này cũng phù hợp với hiện trạng chung của ngành máy móc thiết bị nhập khẩu của Việt Nam Lý do là vìNhật Bản là nhà cung cấp truyền thống những loại máy móc công nghiệp có chất lượng cao, uy tín, được các nhà sản xuất Việt Nam rấtưa chuộng và tin tưởng Mặt khác, giao thương giữa Việt Nam và Nhật bảnđang trên đà phát triển, vẫn chuyển hàng hóa bằng đường biển giữa hai quốc gia cũng khá thuận lợi Do đó, thị trường này là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đứng thứ 2 phải kể đến thị trường Cộng hòa Liên bang Đức Đây cũng là một cường quốc công nghiệp truyền thống với tiêu chuẩn kĩ thuật và công nghệ hiệnđại Các sản phẩm của Đức cũng có uy tín hàng đầu thế giới và có sức cạnh tranh cao.Tuy nhiên, do điều kiệnđịa lý cách khá xa khu vựcĐông Nam Á nên quy mô nhập khẩu từ thị trường này hạn chế hơn so với từ thị trường Nhật Bản, giá bán các sản phẩm cũng thường cao hơn.Tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Đức thường chiếm từ 11% tới 27% tổng giá trị nhập khẩu của Công ty, con số này có sự biến động qua từng năm.

Hai thị trường tiếptheo là Hàn Quốc vàĐài Loan Sản phẩm từ hai thị trường này thường chiếm trên dưới 10% kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Với chất lượng tương đối tốt và giá cả phải chăng, các sản phẩm từ Hàn Quốc và Đài Loan cũng có vị thế cạnh tranh nhấtđịnh Công ty Thành Long cũng nhập khẩu một lượng nhấtđịnh hàng hóa từ Trung Quốc vớiưu thếđịa lý gần gũi và giá rẻ, chất lượng tuy chưa thể bằng Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng cũng đã dần được cải thiện Những năm gầnđây còn nổi lên một thị trường khác là Italia, ban đầu chỉ chiếm khoảng 4% giá trịkim ngạch nhưng đang có xu hướng gia tăng qua các năm.

Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp ThànhLong hoạt động kinh doanh nhập khẩu dưới hai hình thức, đó là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩuủy thác.Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là hình thức nhập khẩu trực tiếp.Hình thức này luôn chiếm trên 90% giá trị nhập khẩu hàng năm của Công ty.Công ty chỉ tiến hành nhập khẩuủy thác trong những giai đoạn khó khăn ngắn hạn về vốn và nhân lực.Điềuđó cho thấy trình độ thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu của độingũ cán bộ của Công ty là khá cao Bảng2.6 cho ta biết giá trị và tỷ trọng cụ thể của từng hình thức nhập khẩu qua các năm của Công ty.Theo đó, tỷ trọngđóng góp của hình thứcủy thác có xu hướng giảm.

Bảng 2.6: Các hình thức nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long

(nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu thường kỳ)

Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Thành Long giai đoạn 2008-2012

2.2.1.Các chỉ tiêu tổng hợp

Chỉ tiêu đầu tiên cần xem xét để có thểđánh giá về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long đó chính là chỉ tiêu về lợi nhuận.Lợi nhuận là phầnthu nhập thực tế còn lại của Công ty sau khi chi trả các chi phí cho hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Một Công ty được coi là làmăn có hiệu quả thìđiều kiện đầu tiên cầnđạt được là kinh doanh phải có lãi Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc không có lãi trong ngắn hạn chưa thể phảnánh được hiệu quả hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp Do đó, ta cần xem xét chỉ tiêu lợi nhuận trong cả một quá trình và có sự so sánh giữa năm sau so với năm trước Bảng 2.7 thể hiện các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty TNHH ThànhLong trong giai đoạn từ năm 2008 tới hết năm tài chính 2011 Lợi nhuậnởđây được tính bằng cách lấy tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu,trừđi tổng các loại chi phíđã bỏ ra cho hoạt độngđó Lợi nhuận được giữ lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp.

Bảng 2.7: Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của

Công ty TNHH Thành Long giai đoạn 2008 – 2011.

GT (triệu đồng) TĐ (%) GT (triệu đồng)

TĐ (%) Doanh thu 885,644 11314,334 1177,5 17027,975 50,38 29325,312 72,22 Giá vốn hàng bán 768,820 10276,696 1236,68 14166,206 37,85 26253,087 85,32 Chi phí

QLDN 200,468 816,502 307,3 1151,761 41,06 2292,086 99,007 Lợi nhuận trước thuế

Thuế thu nhập phải nộp

(nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm của Phòng Tài chính-Kế toán)

Nhận xétchung vềtình hình lợi nhuận của Công ty ta thấy, ngoài năm đầu tiên mới thành lập chịu thua lỗ, các năm hoạt động sau này Công ty TNHH Thành Long đều có mức lợi nhuận sau thuế dương Tuy nhiên mức lợi nhuận này không tăng trưởngổnđịnh mà diễn biến khá thất thường.

Năm 2008, mức thua lỗ của Công ty là khá nhỏ, chỉ bằng khoảng 10% vốn chủ sở hữu năm đó.Tuy nhiên đây không thể coi là kết quả khả quan cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Nguyên nhân là do, tuy giá vốnhàng bán thấp hơn doanh thu khoảng 13%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty lại lớn tương đối, bằng khoảng 25% doanh thu Bởi vậy,Công ty phải chịu một mức lợi nhuậnâm.

Sang năm 2009, Công ty TNHH Thành Long lần đầu tiên có lãi.Doanh thu trong năm này của Công ty đã tăng hơn 12 lần, đạt mức 11,314 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuếđạt 221,136 triệu đồng.Công ty được hưởngưu đãi miễn thuế.Tuy nhiên, mức lợi nhuận này còn rất hạn chế Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng rất nhanh Giá vốn tăng gấp hơn 13 lần so với năm 2008, con số này đối với chi phí quản lý doanh nghiệp là 4 lần Với mức chi phí gia tăng nhanh chóng như vậy, hiển nhiên lợi nhuận của Công ty sẽ chịuảnh hưởng tiêu cực Tuy nhiên, so với kết quả năm

2008, đây cũng có thể coi là tín hiệu khả quan bước đầu cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

Năm 2010 chứng kiến sự gia tăng tiếp tục của doanh thukinh doanh nhập khẩuvới mức tăng trên 50% Các chi phí quản lý và giá vốn cũng gia tăng nhưng tốc độđã thấp hơn năm trước, tương ứng là 41% và 37,8% Do đó, mức lợi nhuận của năm 2010 có sự gia tăng đáng kể, đạt mức trên 1,282 tỷ đồng, tăng 479% so với năm 2009 Bên cạnhđó, Công ty cònđóng góp 427 triệu đồng tiền thuếthu nhập doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước.

Bước sang năm 2011, doanh thu của Công ty gia tăng 72,2% vàđạt mức cao nhất kể từ ngày thành lập: 29,325 tỷ đồng Tuy nhiên mức tăng này chịu sự bù trừ mạnh mẽ từ tốc độ tăng nhanh chóng của chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 99%) và giá vốn hàng bán (tăng 85,32%) Do đó, xét về khía cạnh hiệu quả, lợi nhuận sau thuế của Công ty sụt giảm hơn 54%, về mức chỉ gấpđôi so với năm 2009 là 585,104 triệu đồng.

Như vậy qua 4 năm, từ 2008 tới 2011, tổng lợi nhuận mà Công ty thu đượcđạt2,005 tỷ đồng Đây là một con số rất khiêm tốn Nguyên nhân chủ yếu là do mức chi phí liên tục tăng cao Tuy nhiên do mức doanh thu ngày càng tăng vàđủ bù đắp cho các chi phí nên Công ty vẫn có cơ sở tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình Thành quả mà Công ty thu được còn bao gồm chỗ đứng trên thị trường, các mối quan hệ khách hàng, đối tác, uy tín và kinh nghiệm tổ chức kinh doanh Do vậy, nếu Công ty thực hiện tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tiềm năng gia tăng mức lợi nhuận trong tương lai vẫn rất lớn.

2.2.1.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

Phân tích lợi nhuận mới chỉ cho ta cái nhìn khái quát về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Để tìm hiểu thực chất hơn, ta cần tính toán các chỉ tiêu liên quan tới tỷ suất lợi nhuận, trong đó, rất quan trọng là 2 chỉ tiêu: tỷsuất lợi nhuậntheo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí 2 chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu - 1,95 - 7,53 +5,58 1,99 -5,54

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí - 1,99 - 8,37 +6,38 2,05 -6,32

(nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2011)

Do năm 2008, Công ty kinh doanh không có lãi nên ta không tính các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Sang năm 2009, mức lãi của Công ty còn khiêm tốn nên các chỉ tiêu này cũng có giá trịkhông thực sự lớn Tỷ suất sinh lời của Công ty năm 2009 theo doanh thu là 1,95%, tức là cứ 100 đồng doanh thu mới cho 1,95 đồng lợi nhuận Đối với chí phí, cứ 100 đồng chi phí bỏ ra, lợi nhuận thu về là 1,99 đồng Điều này hàmý rằng các nguồn lực của Công ty chưa được sử dụnghoàn toànhiệu quả.

Năm 2010 đánh dấu một sự cải thiệnđáng kể trong hiệu quả kinh doanh của Công ty Tỷ suất lợi nhuận là 7,53 và 8,37 lần lượt theo doanh thu và chi phí, tức là tăng khoảng gần 4 lần Do đây là năm mà lợi nhuận của Công ty đạt lớn nhất Sang tới năm 2011, các chỉ tiêu hiệu quả lại suy giảm, về mức 1,99 đối với tỷ suất doanh lợi và 2,05 đối với tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Như vậy, nhìnchung, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH Thành Long là không ổnđịnh, diễn biến thất thường qua các năm Điều này thể hiện chất lượng sử dụng các nguồn lực và khả năng quản lý hiệu quả là chưa đồng đều và bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào biến động của môi trường bên ngoài.

2.2.2 Các chỉ tiêu bộ phận

2.2.2.1 Các chỉ tiêu phảnánh hiệu quả sử dụng vốn

Các chỉ tiêu phảnánh hiệu quả sử dụng vốn cho biết mộtđơn vị vốn (vốn lưu động, vốn cốđịnh, tổng vốn) bỏ vào kinh doanh đem lại mấyđơn vị lợi nhuận sau thuế Đồng thời cho biết một đồng vốn quay vòng được bao nhiêu lần trong một năm tài chính của Công ty.Đây là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu khi phảnánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty vì suy cho cùng,tất cả các hoạt động kinh doanh đều hướng vào mụcđích tốiđa hóa giá trị cho chủ sở hữu.Trị số này càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả càng cao.Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHHThành Long được tính toán tại bảng 2.8.

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH

(triệu đồng) 393,521 512,399 30,21 779,077 52,04 799,058 2,56 Vốn lưu động

(triệu đồng) 1100,550 3886,433 242,1 8297,473 113,5 14266,279 71,93 Tổng vốn (triệu đồng) 1494,071 4398,832 194,4 9076,55 106,3 15065,337 65,98 Mức sinh lời của

Số vòng quay tổng vốn - 3,84 - 2,527 -34,2 2,429 -3,9

(nguồn: tổng hợp từ phòng tài chính - kế toán giai đoạn 2008 – 2011)

Trước hết, ta xem xét diễn biến nguồn vốn của Công ty.Có thể nhận thấy rõ rằng, tổng nguồn vốn liên tục gia tăng qua các năm Mức tăng mạnh nhất là 194,4% vào năm 2009 và 106,3% năm 2010 Tới năm 2011, tổng nguồn vốnđạt 15,065 tỷ, tức là gấp hơn 10 lần so với năm 2008.Trong đó, vốn lưu động có xu hướng tăng nhanh hơn vốn cốđịnh. Đi sâu và các chỉ tiêu phảnánh hiệu quả sử dụng vốn, ta quan tâm tới mức sinh lời của vốn cốđịnh, vốn lưu động, số vòng quay vốn lưu động cũng như số vòng quay của tổng vốn.

Về mức sinh lời của vốn cốđịnh, năm 2009, trị số nàyđạt 0,488, tức là với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản cốđịnh: Cơ sở vật chất, hạ tầng, kho tàng, thiết bị, hệ thống thông tin… của Công ty, mức lợi nhuậnđem lại là 0,488 đồng So với các doanh nghiệp khác ra đời trước, mức sinh lời này là khá khả quan.Tuy nhiên, vì nguồn vốn đầu tư cho tài sản cốđịnh của Công ty vẫn còn hạn chế, nên số lợi nhuận tuyệt đốiđem lại vẫn chưa lớn.Năm 2010, chỉ số này có sự gia tăng mạnh mẽ, lên mức 1,986 Sự gia tăng này xuất phát từ mức lợi nhuận tăng cao trong năm của Công ty Nhưđã phân tíchở bảng 2.7, lợi nhuận năm này tăng 480% trong khi đó, lượng vốn đầu tư vào tài sản cốđịnh chỉ tăng khoảng 50%, kết quả là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tuy nhiên, đến năm

2011, chỉ tiêu mức sinh lời của vốn cốđịnh giảm trở lại dưới mức 1, đạt 0,741 đồng lợi nhuận/1 đồng vốn cốđịnh.

Mức sinh lời của vốn lưu động cũng diễn biến tương tự: tăng cao trong năm 2010 và giảm trở lại vào năm 2011 Tuy nhiên, chỉ số này có giá trị nhỏ hơn so với chỉ số mức sinh lời của vốn cốđịnh.Bởi vì vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …Với hoạt động kinh doanh nhập khẩu như của Công ty TNHH Thành Long thì vốn lưu động trong lưu thông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động Vốn lưu động lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn nên mức sinh lời của loại vốn này sẽ nhỏ hơn chỉ số tương tự đối với vốn lưu động vì chúng cùng được tính dựa vào một mức lợi nhuận chung.Ởđây, 1 đồng vốn lưu động của Công ty TNHH Thành Long sẽ cho lần lượt 0,089; 0,21 và 0,052 đồng lợi nhuận tại các năm 2009, 2010 và 2011 So với 1 doanh nghiệp trung bình cùng ngành tại miền Bắc là Công ty Cổ phần cơ khí Hải Phòng, các chỉ tiêu của công ty này năm 2010 và 2011 lần lượt là0,118 và 0,088, thì hiệu quả kinh doanh của Công ty Thành Long có thểđánh giáở mức trung bình khá, tuy nhiên chưa thậtổnđịnh.Các chỉ tiêu so sánh tương ứng của Công ty Cổ phần cơ khí Hải phòng được phảnánh tại bảng 5.9.

Về chỉ tiêu liên quan đến số vòng quay vốn lưu động và tổng vốn, một điềuđáng quan ngại là các chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần từ năm 2009 tới năm 2011 Năm 2009, số vòng quay vốn lưu động của Công ty là 4,537, chỉ số này giảm 38,4% năm 2010, giảm 7% năm 2011 Số vòng quay tổng vốnđạt3,84 năm 2009 nhưng đến năm 2011 chỉ còn khoảng 2,43 Điều này cho thấy tốc độ xoay vòng vốn của Công ty Thành Long đang có xu hướng giảm dần, vốn bịứđọng lâu hơn trước khi đượcđưa vào tái đầu tư Có thể do công tác thực hiện hợp đồng vàthu tiền hàng của Công ty ngày càng bị kéo dài Công ty có thểđang bị chiếm dụng vốn bởi các khách hàng trả chậm Trong khi đó, các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp so sánh là Công ty Cổ phần cơkhí HảiPhòng lại có xu hướng tăng trong những năm gầnđây Do vậy, Công ty TNHHThành Long cần phải xem xét xácđịnh cụ thể nguyên nhân để tìm hướng khắc phục kịp thời.

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần cơ khí Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2011

Vốn cố định bình quân năm (đồng) 6.369.277.378 5.540.298.188

Vốn lưu động bình quân năm (đồng) 18.072.813.704 20.951.775.198

Lợi nhuận sau thuế (đồng) 2.127.490.060 1.836.550.607

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 0,034 0,021

Mức sinh lời của VCĐ 0,330 0,331

Mức sinh lời của VLĐ 0,118 0,088

Số vòng quay tổng vốn 2,56 3,24

(nguồn: báo cáo tài chính 2010, 2011 Công ty CP cơ khí Hải Phòng)

2.2.2.2 Các chỉ tiêu phảnánh hiệu quả sử dụnglao động

Đánh giá chung về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long giai đoạn 2008-2012

2.4.1.Những ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long giai đoạn 2008-2012

2.4.1.1 Giá trị trung bình mỗi hợp đồng nhập khẩu có xu hướng gia tăng.

Từ năm 2008 tới nay, không chỉ kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có sự tăng trưởng mà mỗiđơn hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long cũng ngày càng có giá trị lớn hơn Từ con số chỉ khoảng 500 triệu đồng, tới nay, trung bình mỗi hợp đồng Công ty nhận được có giá trị bình quân khoảng 1,4 tỷ đồng Việc gia tăng giá trị mỗi lần nhập khẩu khiến hoạt động kinh doanh nhập khẩu diễn ra hiệu quả hơn, do tiết kiệm được chi phí nhập khẩu mà lạiđem về doanh thu lớn, quay vòng vốn được nhanh hơn Có đượcđiều này là do uy tín của Công ty ngày một được nâng cao, năng lực thực hiện được những hợp đồng ngày càng lớn, khách hàng ngày càng tin tưởng đến với Công ty.

2.4.1.2 Hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng vượt trội.

Trong cơ cấu hình thức nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long, chiếm tỷ trọng áp đảo là hình thức nhập khẩu trực tiếp, cụ thể là hơn 90%.Hơn nữa, tỷ lệ này lại có xu hướng gia tăng.Khi sử dụng hình thức này, Công tychấp nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình.Độ rủi ro của hình thức nhập khẩu trực tiếp cao hơn song lại đem lại lợi nhuận cao hơn so với các hình thức khác Do đó, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được nâng cao tương đối.Điều này cho thấycác cán bộ thương mại củaCông ty cókinh nghiệm nhấtđịnhvà nắm khá chắc nghiệp vụ kinh doanh.

2.4.1.3 Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu tăng mạnh qua các năm.

Nhưđã thể hiện tại bảng 2.7, doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long luôn tăng trưởngmạnh mẽqua các năm. Năm 2009, doanh thu tăng gấp 13 lần, năm 2010 tăng 1,5 lần, năm 2011 tăng 1,7 lần Đến nay, doanh thu hàng năm của Công ty đãđạt mức 30 tỷ đồng, vượt xa so với con số năm 2008 Doanh thu liên tục gia tăng đã chứng minh hoạt động kinh doanh của Công ty không ngừng được mở rộng, sự hiện diện trên thị trường được củng cố tăng cường, số lượng khách hàng gia tăng và tiềm năng của thị trường còn rất lớn Đây là cơ sởđể Công ty tiếp tục phát triển kinh doanh nhập khẩu trong tương lai.

2.4.1.4 Hoạt động kinh doanh nhập khẩu bước đầu đã đem lại lợi nhuận thực tế cho Công ty.

Ngoại trừ năm 2008 là năm mà Công ty mới thành lập, từ năm 2009 tới nay, dù cho có các biến động tiêu cực của thị trường tác động, Công ty TNHH Thành Long vẫn kinh doanh có lợi nhuận Điều này thể hiện rằng tốc độ tăng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu, nhìn chung, là cao hơn tốc dộ tăng của chi phí bỏ ra Lợi nhuậnđem lại là minh chứng cho tiềm năng phát triển trong tương lai của Công ty, do đó là nguồn khích lệ, động viên tất cả các thành viên tiếp tục cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu, mở rộng thị trường và tìm kiếmthêm khách hàngmới Nguồn lợi nhuận này cũng cung cấp thêm nguồn vốn cho tái đầu tư kinh doanh, cung cấp tài chính để thực hiệnđãi ngộ, động viên đối với ngườilao động vàđóng góp thuế cho ngân sách nhà nước

2.4.1.5 Tỷ suất lợi nhuận đạt mứckhá

Trong 3 năm từ 2009 tới 2011, tỷ suất lợi nhuận của Công ty đềuđạt mức trung bình khá, cả về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và theo chi phí. Đặc biệt có năm chỉ số này tăng khá cao thể hiện rằng hiệu quả kinh doanh của Công ty cũng có những bước tiến nhấtđịnh, đồng thời cho thấy kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị là một ngành có nhiều tiềm năng lợi nhuận Nếu duy trì được mức tỷ suất như vậy trong tương lai, vớiđiều kiện doanh thu kinh doanh nhập khẩu tiếp tục gia tăng với tốc độ cao như những năm vừa qua, lợi nhuận thực tế của Công ty sẽ có nhiềukhả năng tăng trưởng rấtđáng kể.

2.4.1.6 Nguồn vốn cho kinh doanh liên tục có sự gia tăng qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn khả quan.

Từ năm 2008 đến nay, nguồn vốn cho kinh doanh của Công ty có sự gia tăng liên tục Vốn cốđịnh được tăng cường thông qua đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng Đây là nguồn vốn quan trọng của Công ty Vốn cốđịnh tới năm 2011 đã tăng gấpđôi Vốn lưu động tăng nhanh hơn, tới 13 lần Mức sinh lời của vốnđạt mức khá so với các doanh nghiệptrong nội bộ ngành, thờiđiểm năm 2010, mức sinh lời của vốn cốđịnh và lưu động đều tăng cao, cho thấy mỗi đồng vốn bỏ ra đềuđem lại thêm mức lợi nhuận nhấtđịnh cho Công ty.Thời gian quay vòng vốn khá nhanh.Đây là cơ sởđể Công ty TNHH Thành Long chủ động bổ sung nguồn vốnkinh doanh trong tương lai.

2.4.1.7.Hiệu quả sử dụnglao động đạt mức khávà có xu hướng gia tăng.

Các chỉ tiêu doanh thu lao động bình quân và mức sinh lời lao động bình quân của Công ty đềuđạt mức khá cao vàđang có xu hướng gia tăng qua các năm Năm 2008, mỗi lao động cho 63,2 triệu đồng doanh thu, đến 2011, con số nàyđã tăng lên 1,2 tỷ đồng Tương tự đối với mức lợi nhuận.Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Công ty ngày càng được nâng cao đáng kể, năng suấtlao động có sự gia tăng Có thể do các cán bộ nhân viên cũ ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc và bên cạnhđó, Công ty đã tuyển dụng được thêm những nhân viên giỏi vào độingũ Đây là mộtđiểm sáng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

2.4.2 Những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long giai đoạn 2008-2012

2.4.2.1 Kim ngạch nhập khẩu và quy mô doanh thu chưa lớn

Tuy doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long gia tăng nhanh chóng qua các năm, nhưng xét về giá trị tuyệt đối, thì mức doanh thu này vẫn còn rất khiêm tốn, kim ngạch nhập khẩu chưa cao.

9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị cả nước đạt khoảng 12,7 tỷ USD, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Công ty chỉ khoảng hơn 20 tỷ đồng, tức là khoảng 1 triệu USD Do đó có thể thấy khả nănggia tăng kim ngạch nhập khẩu, tăng doanh thu kinh doanh nhập khẩu của Công ty Thành Long vẫn còn rất hứa hẹn.

2.4.2.2 Chi phí kinh doanh liên tục gia tăng rất nhanh

Tuy doanh thu kinh doanh nhập khẩu của Công ty diễn biến tích cực, nhưng kèm theo đó là sự tăng lên nhanh chóng của chi phí kinh doanh Có những thời điểm, chi phí gia tăng đột biến gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của Công ty Nếu như năm 2008, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ ở mức 768 triệu đồng thì sang năm 2009, chi phí này tăng lên trên 10 tỷ đồng, mức tăng này tương đương với mức tăng doanh thu do vậy đã cắt giảm tương đối một lượng lớn lợi nhuận của doanh nghiệp Các năm 2010, 2011 tiếp tục chứng kiến sự gia tăng của chi phí thêm 37,8% và 85,3% nữa Với mức tăng cao như vậy, tỷ suất lợi nhuận của Công ty đã bị hạ thấp đáng kể Điều đó cho thấy rằng, chi phí của Công ty chưa được kiểm soát triệt để, các khoản chi chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn tồn tại những thất thoát, lãng phí.

2.4.2.3 Lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế chưa cao, có thời điểm chịu thua lỗ.

Năm 2008, Công ty TNHH Thành Long chịu thua lỗ -83,6 triệu đồng, năm 2009, con số lãi cả năm chỉ là hơn 220 triệu đồng Các năm tiếp theo tuy quy mô lợi nhuận có những cải thiện tuy nhiên mức lợi nhuận này vẫn rất khiêm tốn Chỉ có duy nhất năm 2010 Công ty có lợi nhuận trên 1 tỷ đồng Các năm còn lại vẫn chỉ dừng ở mức hàng trăm triệu Đối với một doanh nghiệp, trị số lãi này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh Do đó, Công ty vẫn thường phải đi vay vốn để tái đầu tư, phải chịu phụ thuộc ngày càng lớn vào vốn vay và chịu thêm chi phí vốn Do vậy, trong tương lai, Công ty cần hết sức chú trọng vận dụng các biện pháp để nâng cao giá trị lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.

2.4.2.4 Tỷ suất lợi nhuận không ổn định.

Trong những năm qua, tuy đạt được mức tỷ suất lợi nhuận khá so với các doanh nghiệp trong ngành, nhưng chỉ số này chưa thật sự ổn định và đáng tin cậy Điển hình như năm 2010, tỷ suất lợi nhuận tăng cao từ 5 đến 6 đơn vị, nhưng chỉ sang tới năm 2011, chỉ số này lại sụt giảm về mức cũ Sự trồi sụt bất thường này cho thấy hoạt động của Công ty vẫn chưa đi vào nền nếp, chưa ổn định, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào biến động của môi trường bên ngoài để tạo ra lợi nhuận.Chất lượng và hiệu quả kinh doanh chưa đạt được trình độ bền vững Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty trong tương lai dường như vẫn rất bấp bênh.

2.4.2.5 Hiệu quả sử dụng vốn diễn biến thất thường.

Cũng giống như tỉ suất lợi nhuận, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cũng có trị số biến động mạnh qua thời gian Mức sinh lời của vốn tăng lên trong năm 2010 nhưng giảm sâu trong năm tiếp theo Như vậy, chúng ta chưa thể hoàn toàn tin tưởng và độ chính xác của các chỉ tiêu này trong việc biểu hiện cho hiệu quả sử dụng đồng vốn của Công ty mà chỉ có thể nói, hiện nay, chỉ số đó ở mức chấp nhận được Điều này cho thấy chất lượng quản trị tài chính của cán bộ Công ty chưa thực sự ổn định, chưa có những quy trình, nguyên tắc quản trị chặt chẽ để kiểm soát và phân bổ nguồn vốn hợp lý, vẫn còn hiện tượng sử dụng vốn lãng phí, thiếu hiệu quả Tuy nhiên nó cũng gợi ý rằng, nếu khắc phục kịp thời những hạn chế, tiềm năng gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ còn rất lớn.

2.4.2.6 Số vòng quay của vốn có xu hướng giảm, thời gian xoay vòng vốn có xu hướng gia tăng.

Số vòng quay của vốn thể hiện tốc độ tái đầu tư kinh doanh của Công ty.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XÂY LẮP CHẾ TẠO VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH LONG ĐẾN NĂM 2015

Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long giai đoạn 2013-2015

3.1.1 Phương hướng phát triển đến năm 2015 của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long

3.1.1.1 Về công tác kinh doanh nhập khẩu

Trong những năm tới Công ty TNHH Thành Long tập trung điều hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hướng duy trì, giữ vững khách hàng và thị phầnđã có, tích cực tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ ra các tình thành phía Bắc Gia tăng số lượng và giá trịđơn hàng nhập khẩu Ban giám đốcđã khẳngđịnh kinh doanh nhập khẩu là một mũi nhọn trong chiến lược phát triển của Công ty

Về nguồn hàng nhập khẩu, Công ty chủ trương tiếp tục mở rộng mối quan hệ đối tác với các bạn hàng trên nhiều quốc gia khác nhau, củng cố làm sâu sắc thêm các quan hệđã có, đảm bảo nguồn cung dồi dào với chất lượng và giá cả hợp lý.Ưu tiên các thị trường BắcÁ và Đông Nam Á Công ty cũng chủ trương vừađa dạng hóa mặt hàng nhập khẩu một cách hợp lý, vừa tập trung phát triển các mặt hàng thế mạnhđem lại hiệu quả kinh tế cao Bên cạnhđó, từng bước nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hợp đồng, chất lượng cung cấp dịch vụ nhằmđảm bảo tiêu chí: chất lượng-Hiệu quả-Đúng thời gian Từđó nâng cao uy tín và vị thế của Công ty.

3.1.1.2 Về công tác tổ chức-nhân lực

Xácđịnh nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty TNHH Thành Long chủ trương phải giữ chân được những nhân viên có trình độ nghiệp vụ giỏi, có kinh nghiệm làm việc Bên cạnh đó, đầu tư bồi dưỡng kĩ năng, kiến thức cho các cán bộ chủ chốt, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phấn đấu thực hiện chế độđãi ngộ tốt với độingũ công nhân viên

Tiếp tục tăng cường lực lượnglao động phù hợp với quy mô phát triển của Công ty.Song song vớiđó, cần sắp xếp và phân công lạilao động cho hợplý hơn, bổ sung nhân viên vào những phòng ban còn thiếu.Đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch phát triển trong tương lai.

3.1.1.3 Về công tác quản trị tài chính

Thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh và an toàn với vốn, tài sản.

Tiếp tục tăng vốn theo lộ trình hợp lý, quản lý cơ cấu vốn theo hướng cân bằng, hiệu quả Tranh thủ các nguồn vốn giá rẻ.

Quản lý chặt chẽ dòng tiền, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng, sử dụng vốn lãng phí thiếu hiệu quả.

3.1.2 Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long đến năm 2015

3.1.2.1 Các mục tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Trong những năm tiếp theo, với nhận thức về bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn và tiềm lực của Doanh nghiệp, Công ty TNHH Thành Long phấn đấuđạt được các mục tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu như sau:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thành Long đến năm 2015.

Mục tiêu đến 2015 % tăng so với 2011 Giá trịđạt (tỷ đồng)

(nguồn: Phòng tài chính, kế toán)

Nhìn chung, đây là những mục tiêu khá tham vọngđòi hỏi để có thểđạt được thì Công ty TNHH Thành Long cần phải rất nỗ lực trong thời gian tới.

3.1.2.2 Các mục tiêu về hiệu quả sử dụng vốn vàlao động Để có thể thực hiện được các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận như trên, Công ty dự kiến cần phải gia tăng nguồn vốn kinh doanh theo lộ trình thích hợp Các mục tiêu về vốn của Công ty được thể hiện tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Mục tiêu tăng vốn của Công ty TNHH Thành Long đến năm

Mục tiêu đến 2015 % tăng so với 2011 Giá trịđạt (tỷ đồng)

(nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Công ty TNHH Thành Long không xácđịnh cụ thể các mục tiêu về hiệu quả sử dụng vốn vàlao động như mức sinh lời của lao động, mức sinh lời của vốn Tuy nhiên, từ những mục tiêu trên của Công ty, chúng ta có thể phần nào xácđịnh được mức độ mà những chỉ tiêu đó cầnđạt được để Công ty có thể hoàn thành mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận của mình Những tính toán này được thể hiện tại bảng 3.3 Lưu ý rằngđây hoàn toàn là các tính toán của tác giả dựa trên các mục tiêu đã được công bố của Công ty với giảđịnh rằng số lượng lao động đến năm 2015 của Công ty là khoảng35 người.

Bảng 3.3: Tính toán các chỉ tiêu bộ phận đến năm 2015

Mục tiêu đến 2015 % tăng so với 2011 Giá trịđạt

Doanh thu trên 1 lao động bình quân ≈ 40 ≈ 1,7 tỷ đồng

Mức sinh lời lao động bình quân ≈ 300 ≈ 100 triệu đồng

(nguồn: tính toán của tác giả)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp và chế tạo thiết bị công nghiệp Thành Long đến năm 2015

Để có thể thực hiện được các mục tiêu đầy tham vọngđã đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, Công ty TNHH Thành Long cần chủ độngáp dụng đồng bộ các giải pháp về vốn, về tổ chức kinh doanh, các giải pháp về marketing và sử dụng nhân lực, qua đó mở rộng thị trường, nâng cao mức doanh thu, kiểm soát tốt chi phí, hạn chế tốiđa thất thoát và lãng phí trong cả chuỗi giá trị của mình Có như vậy mới có thểđem lại lợiích cho khách hàng, tạo dựng vị thế và tuy tín của Công ty.Đây là con đường để Công ty cóthể phát triển nhanh và bền vững Một số các giải pháp dướiđây được đềxuất dựa trên cơ sở cân nhắc đặcđiểm kinh tế kĩ thuật, cácưu điểm và hạn chế cũng như các trở lực đối với Công ty TNHH Thành Long.

3.2.1 Các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

3.2.1.1.Hoạchđịnh nguồn vốn cho kinh doanh nhập khẩu.

Bất kì một hoạt động kinh doanh nào cũng cần có vốn.Đảm bảo nguồn vốnđủ khả năng đápứng với chi phi hợp lý là cơ sở để tiến hành kinh doanh có hiệu quả.Đề làm đượcđiềuđó, công tác rất quan trọng cần thực hiện là hoạchđịnh nguồn vốn của doanh nghiệp.

Hoạchđịnh nguồn vốn phải bắt đầu với việc xácđịnh chính xác nhu cầu vốn của Công ty vể cả quy mô và thời gian dựa trên kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt Thực chất của vấn đề này, là Công ty phải dự toán được lượng vốn mình cần trong tương lai là bao nhiêu, phục vụ cho hoạt động gì và khi nào thì cần bổ sung vốn? Do đó, kế hoạch kinh doanh phải được chuẩn bị cẩn thận và sát với tình hình thực tế Nếu dự đoán sai nhu cầu vốn, Công ty có thể rơi vào tình trạng thiếu vốn hoạt động trong tương lai Do đó, khi xácđịnh nhu cầu vốn, Công ty cần phải dựa vào các phân tích về khả năng tài chính hiện tại, tình hình kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong tương lai của Doanh nghiệp và tính thời vụ của sản phẩm Việc hoạchđịnh này có thể được thực hiện từ dưới lên, tức là mỗi phòng ban lập dự toán nhu cầu tài chính của mình và trình lên cấp trên xem xét.Tốt nhất là Công ty nên lập quy hoạch nguồn vốn đồng thời với việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và lấyý kiến đóng góp vào bản quy hoạch từ tất cả các phòng ban trong Công ty.

Mặt khác, công tác hoạchđịnh nguồn vốn còn bao gồm việc hoạchđịnh cơ cấu vốn và nguồn huy động Công ty cần phải xácđịnh xem đâu là cơ cấu vốn lý tưởng đểđảm cảo cân bằng khả năng thanh toán, hạn chế rủi ro và tối thiểu hóa chi phí vốn Mức thuếthu nhập doanh nghiệp cũng là một cơ sở để xem xét cơ cấu vốn nào là phù hợp Việc sử dụng vốn nợ có thể phát huy lợi thế củađòn bẩy tài chính, đem lại mức lợi nhuận cao hơn và hạn chế số thuế phải nộp.Tuy nhiên trong những thời điểm thị trường khó khăn như hiện nay, đây có thể là một lựa chọn nhiều rủi ro và không dễ thực hiện khi nguồn vốn vẫn khan hiếm và chi phí vay khá cao Do đó, Công ty Thành Long có thể xem xét các nguồn vốn khác như vốn góp của chủ sở hữu, vốn từ lợi nhuận được giữ lại, các khoản tín dụng thương mại Chuyển đổi mô hình từ công ty TNHH sang công ty cổ phần cũng là một lựa chọn mà hội đồng thành viên có thể cân nhắc để có thể huy động vốn từ nguồn trái phiếu và cổ phiếu.

Bên cạnh việc hoạchđịnh nhu cầu vốn, cơ cấu vốn và nguồn huy động, Công ty còn cần phải dự trù các nguồn tài chính để chi trả lãi vay cũng như trả gốc vay nếu đến thời gian đáo hạn Nguồn tài chínhđó có thể đến từ doanh thutừ hoạt động kinh doanh, từ tiền đòi nợ hàng trả chậm hay từ việcđảo nợ. Tuy nhiên vận dụng cụ thể thế nào còn tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh của Công ty một cách linh hoạt.Điều quan trọng là không để Công ty rơi vào tình thế bị động về vốn mà luôn sẵn sàng nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

3.2.1.2.Hoàn thiệnbộ máy tổ chức phòng tài chính - kế toán, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ liên quan đến quản lý nguồn vốn.

Phòng tài chính, kế toán là bộ phận chức năng chuyên trách về các vấn đề kế toán của Công ty.Hiện nay, Công ty chưa có bộ phận quản lý tài chính tách riêng với chức năng kế toán thông thường.Công ty cũng chưa có một chức danh quản lý riêng về tài chính như phó giám đốc tài chính.Do vậy, chức năng, nhiệm vụ về quản lý nguồn vốn vẫn chưa được phân công một cách rõ ràng màđược phụ trách bất thành văn bởi cả giám đốc và kế toán trưởng Trong điều kiện như vậy, rất cần thiết có sự phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa các nhà quản trị này để tránh sự chồng chéo trong quản lý gây mất hiệu quả và nảy sinh những quyếtđịnh vượt quyền.

3.2.1.3 Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch về nguồn vốn vàđiều chỉnh hợp lý nếu cần.

Song song với công tác hoạchđịnh nguồn vốn, Công ty Thành Long cũng cần phải thường xuyên theo sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nguồn vốn được tiến hành như thế nào Điều này không chỉđảm bảo thực hiệnđúng kế hoạchđãvạch ra, đánh giá những kết quảđãđạt được mà còn giúp ban lãnhđạoCông ty phát hiện nhữngđiểm còn bất cập để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.Trong quá trình kiểm tra phải dựa vào những mục tiêu đã đềđạt đểđánh giá.Những thay đổi trong kế hoạch kinh doanh, nếu có, cần phải luôn được rà soát, cập nhật và bổ sung vào kế hoạch nguồn vốn để Công ty có thể phảnứng tốt nhất với các biến động môi trường Thông tin kiểm tra cần được báo cáo kịp thời với ban giám đốc.

3.2.2 Các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản

3.2.2.1.Áp dụng phương pháp quản lý tồn kho khoa học

Hàng tồn kho là một tất yếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên việc quản lý tồn kho hiệu quả có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí Với Công ty TNHH Thành Long, công tác quản lý hàng tồn kho vẫn được tiến hành một cách giảnđơn và dựa nhiều vào phánđoán và kinh nghiệp chủ quan của người quản lý Các phương tiện như máy tính, phần mềm mới chỉ được sử dụngở mức kê khai, kiểm đếm hàng hóa mà chưa tính đến các loại chi phí phát sinh như chi phí bốc xếp, chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển, chi phí do hao hụt và giảm giá trị Việcáp dụng một phương pháp quản lý tồn kho khoa học có thể giúp Công ty tiết kiệm được mộtlượng chi phí nhấtđịnh đồng thờiđảm bảoổnđịnh lượng hàng cung ứng cho thị trường.Hiện nay, các doanh nghiệp thườngáp dụng phương pháp quản lý tồn kho theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất – EOQ Phương pháp này kháđơn giản nhưng có thể cung cấp các phương tiện hữu dụng để ra các quyếtđịnh liên quan đến thờiđiểm đặt hàng và lượng dự trữ tốiưu Do đó Công ty có thể cân nhắcáp dụng vào hoạt động quản lý của mình để gia tăng hiệu quả

3.2.2.2 Duy trì mức tiền mặt nắm giữ hợp lý

Việc nắm giữ tiền mặt đểđảm bảo khả năng thanh toán và giao dịch hàng ngày là cần thiết, tuy nhiên tỷ lệ nắm giữ quá nhiều là một trong những nguyên nhân làm cho vốn bịứ đọng, làm giảm số vòng quay của vốn.Bản thân tiền mặt là một loại tài sản không sinh lãi Do đó, Công ty cần xácđịnh tỷ lệ nắm giữ nào là hợp lý Để làm đượcđiềuđó, Công ty cần dự kiến chính xác luồng tiền vào, ra của mình trong tương lai.Tuy nhiên trong thực tếđiều này rất khó để thực hiện vì luồng tiền của doanh nghiệp thường diễn biến thất thường. Bởi vậy Công ty có thể xácđịnh một khoảng nắm giữ tiền mặtan toàn tương đối vàđưa lượng tiền còn lại vào lưu thông để sinh thêm lợi nhuận, gia tăng số vòng quay của vốn.

3.2.2.3 Quản lý chặt chẽ các khoảnphảithu Để hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn và rủi ro khi bán chịu hàng hóa, Công ty cần phải thực hiện quản lý các khoản phảithu một cách chặt chẽ hơn trong thời gian tới Trước hết là cần phải cân nhắc kĩ càngthu nhập và chi phí tăng thêm trước khi quyếtđịnh cấp tín dụng thương mại Bởi vì, bên cạnh tác động làm tăng doanh thu thì tín dụng thương mại còn có thể làm phát sinh thêm các chi phí cho Công ty như chi phí quản lý, chi phíđòi nợ, chi phí do giá trị thời gian của tiền, mặt khác còn có thể phát sinh những rủi ro từ phía khách hàng Công ty cần phải dự kiến trước và so sánh những chi phíđó với lượngthu nhập tăng thêm để từđó quyếtđịnh có nên cho phép khách hàng mua chịu, trả chậm hay trả góp hay không Và nếu có thì cần quy định cácđiều khoản nào cho phù hợp và chặt chẽ. Để giảm thiểu rủi ro và chi phí, Công ty chỉ nên cấp tín dụng thương mại cho những khách hàng quen thuộc, có uy tín và tình hình tài chính lành mạnh Trong trường hợp cần phải cho phép khách hàng lạ trả chậm vì lý do doanh thu hay lợi nhuận lớn thì cần phải phân tích, đánh giá kĩ lưỡng khả năng tín dụng của khách hàng, xácđịnh năng lực trả nợ thông qua kiểm tra các tài liệu có thể sử dụng như bảng cân đối tài sản, bảng kế hoạch ngân quỹ, phỏng vấn trực tiếp, tới tận nơi để xác minh hoặc tìm hiểu thông qua những khách hàng, đối tác khác Công ty cũng nên xây dựng cho mình một hệ thống tiêu chuẩn tín dụng hợp lý làm cơ sở đểđánh giá khách hàng.

Bên cạnhđó, Công ty cũng cầntheo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán của các đối tượng trả chậm tiền hàng Công ty cũng có thể sắp xếp các khoản phảithu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết thu nợ khi đến hạn.Các giao ước về thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và hình phạt cần được quy định cụ thể trong hợp đồng.

3.2.3 Cácgiải pháp giúpcắt giảm chi phí nhập khẩu

3.2.3.1.Mở rộng thị trường nhập khẩu tới các nước gầngũi trong khu vực

Hiện nay, không chỉ những nước công nghiệp phát triển truyền thống như Nhật Bản, Đức hay Hàn Quốc mới có thế mạnh về máy móc thiết bị công nghiệp Tuy chưa thể sánh bằng về chất lượng và công nghệ nhưng có rất nhiều các quốc gia kháctrong khu vựcĐông Á vàĐông Nam Á sở hữu những lợi thế về giá cả vàđịa lý mà Công ty TNHH Thành Long có thể khai thác để giảm giá vốn hàng bán cũng như chi phí nhập khẩu Đó là các quốc gia như Singapore, Indonexia, Trung Quốc, Đài Loan, Malayxia, Thái Lan… Đây là những nước có vị trí địa lý gầngũi, giúp Công ty giảm thiểu chi phí vận chuyển và rủi ro Một số quốc gia còn cùng là thành viên trong khu vực thương mại tự do ASEAN cùng với Việt Nam Do đó hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia này sẽ được hưởng nhữngưu đãi nhấtđịnh Do đó, Công ty TNHH Thành Long nên mở rộng thị trường nhập khẩu tới các quốc gia này, tìm kiếm các đối tác cung cấp và sản phẩm tiềm năng Với các quốc gia đã có quan hệ làmăn từ trước thì có thể cận nhắc nâng cao quy mô nhập khẩu.

2.3.2.2 Bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương cho các cán bộ nhập khẩu

Một bộ phận thời gian và chi phí của Công ty tiêu tốn và việc thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu, trong đó có việc hoàn thiện các loại hồ sơ, tờ khai khác nhau, xin các giấy phép cần thiếttheo quy định của pháp luật về thủ tục nhập khẩu Những quy định này lại thường xuyên đượcđiều chỉnh, sửa đổi Do đó, để rút ngắn thời gian nhập khẩu và tránh những nút thắt có thể gặp phải, các cán bộ, nhân viên thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hoặc mua hàng cần thường xuyên được cập nhật, bồi dưỡng về các quy định pháp luật hiện hành, các quy trình mới đượcáp dụng Công tác bồi dưỡng cần được thực hiệnđịnh kì hàng năm và phải tới đượcđúng đối tượng cần thiết.

2.3.2.3.Thíđiểm nhập khẩutheođiều kiện FOB

Từ trước tới nay, Công ty TNHH Thành Long chỉ sử dụng điều kiện CIF trong nhập khẩu hàng hóa Lý do có thể do cán bộ của Công ty chưa thông thạo các nghiệp vụ thuê tàu và mua bảo hiểm Nhập theo điều kiện CIF có thể đơn giản hơn nhưng lại ẩn chứa nhiều bất lợi Thực tế, rủi ro của cả hai hình thức CIF và FOB đều như nhau (đều tính thời điểm hàng qua "lan can tàu" tại cảng xếp - theo INCOTERMS 2000) Do đó, mọi rủi ro trên đường vận chuyển phải do Công ty chịu, nhưng khâu thuê tàu và mua bảo hiểm lại do đối tác thực hiện Điều này làm mất đi tính chủ động của người nhập khẩu.Trên thực tế, Công ty không thể kiểm soát được lộ trình của tàu, cước phí vận chuyển và bảo hiểm.Thông thường, cước phí bảo hiểm của các nước phát triển thường rất cao Điều này cũng góp phần làm tăng giá vốn hàng hóa

Khi chuyển sang nhập theo hình thức FOB, quyền chủ động phương tiện thuộc về Công ty Công ty sẽ được nhận ưu đãi mà hãng tàu dành cho, có thể chọn lựa được những hãng tàu rẻ hơn nhằm tiết kiệm chi phí; hơn nữa, khi thuê những hãng tàu của Việt Nam, Công ty sẽ nhanh chóng nhận được các chứng từ cần thiết để nhanh chóng nhận hàng, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả cho việc giao nhận Mặt khác, khi nhập khẩu giá FOB, Công ty phải ký quỹ để mở L/C ít hơn, khi hàng cập cảng mới phải trả tiền cước tàu, do đó Công ty không bị dồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu.

Một số kiến nghị với Nhà nước

3.3.1 Về môi trường kinh tế

Trong bối cảnh hiện nay, để có thể giúp đỡ cho các doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng, Nhà nước cần tiếp tục thực thi hiệu quả những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổnđịnh kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường kinh doanh ổnđịnh, lành mạnh Hạn chế sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện để tháo gỡ phần nào khó khăn về chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp Bên cạnhđó, có những biện pháp giúp từng bước phục hồiđà tăng trưởng hợp lý cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh Nhà nước cần có lộ trìnhđiểu chỉnh hạ dần mức lại suất cho vay và cácđiều kiện tín dụng để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn kinh doanh; Ổnđịnh giá trịđồng nội tệ, hạn chế sự biến động của tỷ giá hốiđoáiđể hoạt động ngoài thương diễn ra được thuận lợi

3.3.2 Về môi trường chính trị-luật pháp

Nhà nước, Chính phủ cần tiếp tụcđơn giản hóa thủ tục nhập khẩu, điều chỉnh các quy định hành chính theo hướng giảm bớt các giấy tờ không thực sự cần thiết, trồng chéo, tạođiều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiệnđúng quy định pháp luật về quản lý hoạt động nhập khẩu, rút ngắn thời gian xin giấy phép nhập khẩu, hạn chế các sai sót không đáng có do thủ tục rườm rà Qua đó, vừa có thể tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí quản lý nhà nước, lại khuyến khích giao thương mang lại lợiích cho toàn nền kinh tế.

Minh bạch hóa hoạt động hải quan, nâng cao năng lực thực thi pháp luật và chính sách Khung pháp luậtđã có, nhưng công tác thực thi vẫn còn nhiều bất cập, hướng dẫn của các cơ quan chức năng vẫn chưa rõ ràng.Đôi khi độingũ cán bộ hải quan cònáp dụng quy định luật pháp theo ý kiến suy diễn chủ quan gây khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu Do đó cần phải có biện pháp kiểm tra, kiểm soát quá trình thực thi luật hải quan, luật thuế và cán bộ thực hiện nhằm tạo sự công bằng cho doanh nghiệp, tránh các tiêu cực nảy sinh Đồng thời nên tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên cho độingũ nhân viên hải quan nhằm nâng cao chất lượng phục vụ

3.3.3 Về môi trường công nghệ Để khuyến khích chuyển giao kĩ thuật, công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển về trong nước, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi thích hợp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhưưu đãivềvay vốn, ưu đãi về thuế nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu… để từng bước nâng cao trình độ kĩ thuật – công nghệ trong nước ngày càng tiến gần tới trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới Bên cạnhđó, Nhà nước cũng cần đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng thông tin, hạ tầng giao thông để tạođiều kiện tiếp thu tốt những kĩ thuật – công nghệ mới đồng thời tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình

3.3.4 Về môi trường lao động-xã hội

Việc cần thiết nhất là phải nhanh chóngđổi mới nền giáo dụcđào tạo nóichung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngoại thương nói riêng.Nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì nước ta có nền giáo dục khá tụt hậu về phương châm cũng như phương pháp giáo dục Do vậy, nguồn nhân lựcđào tạo ra vẫn chưa đápứng được cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trườngđang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Nguồn nhân lực ngoại thương trong những năm vừa qua đã có sự cải thiệnđáng kể về trình độ ngoại ngữ và kĩ năng nghiệp vụ, tuy nhiên vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên chưa thể phát huy ngay hiệu quả Do vậy, chủ động chuyển đổi mô hìnhđào tạo sang định hướngđáp ứng nhu cầu của thị trường,đào tạo dựa trên thực tiễn là một phương hướng cấp thiết trong những năm tới.

Cùng với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu hiện nay có một vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nóichung và lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói riêng Nhập khẩu hàng hóagóp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, tạođiều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ và giúp chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng công nghiệp hóa - hiệnđại hóa đất nước.

Trong dòng chảyđó, Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị công nghiệpThành Long là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp Là một công ty non trẻ với nguồn lực hạn chế, nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh mang ý nghĩa quan trọng quyếtđịnh tới khả năng tồn tại và phát triển của Công ty Qua một thời gian tiến hành thực tập tại Công ty TNHH Thành Long, tôi nhận thấy ngoài cácưu điểm, công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục Bởi vậy, tôiđã đề xuất đề tài“Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây lắp chế tạo và cung cấp thiết bị Thành Long” làm đề tài cho bản chuyên đề thực tập lần này.

Qua hơn 70 trang viết, bản chuyên đề nàyđã giải quyết được các vấn đề sau: Thứ nhất, chuyên đềđãchỉ ra và phân tích đượcảnh hưởng của các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Thành Long trong giai đoạn từ năm 2008 tới đầu năm 2012; Thứ hai, chuyên đềđãphân tích được thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty trong phạm vi thời gian nghiên cứu, chỉ ra nhữngưu điểm và hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩucũng như nguyên nhân của những hạn chếđó; Thứ ba, chuyên đềđã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Thành Long tới năm 2015, bao gồm các giải pháp về nguồn vốn, giải pháp về marketing, giải pháp về kiểm soát chi phí nhập khẩu và quản trị nguồn nhân lực. Nhữnggiải pháp này sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất nếuđược thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và bài bản

Tuy nhiên, do những hạn chế về nguồn lực và khả năng củacá nhân tôi,nên bản chuyên đề này chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót, khiếm khuyết Những phân tích và biện pháp đượcđưa ra có thể còn chưa sâu sắc, chưa thực sự toàn diện Bởi vậy, bản chuyên đề này rất cần có sự phản biện, gópý, bổ sung, sửa đổi củacác giảng viên, cácbạnđọc để ngày càng có chất lượng tốt hơn, đúng đắn hơn, có thểđem lại kết quả tích cực trong thực tiễn Tôi rất vui lòng được tiếp nhận nhữngý kiếnđóng góp quý báuđó.

Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảmơn chân thành tới ban lãnhđạo và tập thể các cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Thành Long, những ngườiđã tạođiều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian tôi thực tập Tôi cũng gửi lời cảmơn tới thầy giáo Nguyễn Anh Minh, ngườiđã hướng dẫn cho tôi trên mỗi bước đường để tôi cuối cùng có thể hoàn thiện bản chuyên đề này

Hà Nội, tháng 11 năm 2012 Sinh viên: Trần Minh Thành

Ngày đăng: 24/05/2023, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w