1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trong dự Án thực tế tham gia phiên tòa tại các tòa Án trong nội thành tp hồ chí minh

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tham Gia Phiên Tòa Tại Các Tòa Án Trong Nội Thành Tp Hồ Chí Minh
Tác giả Dương Thế Tài, Lê Thị Khánh Linh, Bích Thị Minh Nguyệt, Lương Huỳnh Tuấn Lâm, Phạm Việt Hoàng, Nguyễn Ngọc Tú, Trần Nguyên Phúc, Phạm Trần Minh Tuyên
Người hướng dẫn Nguyễn Triều Hoa
Trường học Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Bài Báo Cáo Đi Thực Tế Phiên Tòa
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 257,67 KB

Nội dung

Sự hòa nhập này không chỉ mở ra một cánh cửa rộng lớn để chúng tôi tiếp cận vàhiểu rõ hơn về hệ thống pháp luật liên quan đến kinh doanh, mà còn đánh dấu một bướctiến quan trọng trong vi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

BÀI BÁO CÁO ĐI THỰC TẾ PHIÊN TÒA

TÊN GIẢNG VIÊN: Nguyễn Triều Hoa

MÃ HỌC PHẦN: 24D1LAW51100107 KHOÁ - LỚP: K49 - IBP002

TP Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên sinh viên MSSV Tỉ lệ đóng góp

Dương Thế Tài (nhóm trưởng) 31231024722 100%

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CỦA NHÓM 4

1.1 Những khó khăn và cập rập lúc ban đầu 4

1.2 Niềm vui khi tòa án Tân bình là nơi xử án sau khi bao thời gian chờ đợi

1.3 Quá trình phân chia nhiệm vụ trong và sau khi diễn ra phiên xét xử 4

CHƯƠNG II: TÓM TẮT VỤ ÁN 6

CHƯƠNG III: THỦ TỤC 7

3.1 Khai mạc phiên tòa 7

3.2 Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu 7

CHƯƠNG IV: XÉT XỬ 9

4.1 Thành phần đương sự 9

4.2 Tình tiết 9

4.3 Quá trình chất vấn của hội đồng xét xử 10

4.3.1 Phần chất vấn của chủ tòa 10

4.3.2 Phần chất vấn của kiểm soát viên 11

4.3.3 Phần chất vấn của công tố viên 11

4.4 Khoảng nghỉ giữa phiên tòa 12

4.5 Nhận định của toà án 12

4.6 Quyết định của toà án 13

4.7 Kết luận của hội đồng xét xử 15

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 16

5.1 Bình luận về phần xét hỏi giữa nguyên đơn, bị đơn và hội đồng xét xử 16

5.2 Cảm nhận của sinh viên về chuyến đi thực tế ở phiên tòa lần này 16

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Môn học Luật Kinh Doanh không chỉ đơn thuần là một phần không thể thiếu trongchương trình đào tạogiáo dục mà còn đóng vai trò to lớn là nền tảng cốt lõi giúp chúng tahiểu rõ và áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh Ngoàiviệc cung cấp kiến thức về các quy định pháp luật, môn học còn giúp chúng ta phát triểnkhả năng phân tích và áp dụng các quy định đó vào các tình huống thực tế trong kinhdoanh Bằng cách này, Luật Kinh Doanh không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quyđịnh pháp luật, mà còn tạo ra một bản lĩnh pháp lý, giúp chúng ta tự tin và chắc chắn khiđối mặt với các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh

Trong dự án thực tế "Tham gia phiên tòa tại các tòa án trong nội thành TP Hồ ChíMinh", chúng tôi đã tích hợp những kiến thức và kỹ năng mà chúng tôi đã học từ mônLuật Kinh Doanh vào quá trình phân tích và đánh giá sâu hơn về tác động của các quyđịnh pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việc tham gia vàocác phiên tòa trong nội thành TP Hồ Chí Minh cung cấp cho chúng tôi cơ hội thực tiễn

để áp dụng và kiểm chứng những khái niệm và nguyên lý pháp lý mà chúng tôi đã học,đồng thời giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về cách thức mà các quy định pháp luật ảnh hưởngđến hành vi kinh doanh và quản lý trong thực tế doanh nghiệp

Nhóm của chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đại học Kinh Tế TP Hồ ChíMinh vì đã thúc đẩy sự tích hợp môn Luật Kinh Doanh vào chương trình giảng dạy củatrường Sự hòa nhập này không chỉ mở ra một cánh cửa rộng lớn để chúng tôi tiếp cận vàhiểu rõ hơn về hệ thống pháp luật liên quan đến kinh doanh, mà còn đánh dấu một bướctiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa của chương trình học

Đặc biệt, chúng tôi muốn gửi lời biết ơn sâu sắc đến giảng viên của chúng tôi Sự tận tâm

và nhiệt huyết của cô không chỉ xuất phát từ việc truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng

và dễ hiểu, mà còn thể hiện qua sự tương tác chặt chẽ và sự quan tâm đến sự phát triển cánhân của từng sinh viên Cô đã không ngừng khích lệ và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình

Trang 5

tìm hiểu và áp dụng những khái niệm phức tạp trong môn học này Sự đóng góp và sự tậntâm không ngừng của cô đã tạo ra một môi trường học tập tích cực và thú vị, giúp chúngtôi phát triển không chỉ là những sinh viên mà còn là những người tự tin và có khả năngthích ứng với môi trường làm việc thực tế Chúng tôi rất biết ơn và trân trọng những điềunày.

Trang 6

CHƯƠNG I:

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CỦA NHÓM

1.1 Những khó khăn và cập rập lúc ban đầu

Ngày 16/3, sau cuộc họp bàn tròn, chúng tôi đã quyết định tìm kiếm tòa án ở các quậnkhác nhau và ưu tiên xử án liên quan đến tranh chấp thương mại Vào ngày 21/3, chúngtôi bắt đầu tiến hành khảo sát các tòa án, lần lượt là quận 5, 10 và 8, với hy vọng tìmđược tòa án phù hợp và thống nhất chốt địa điểm tại quận 8

Tuy nhiên, mọi sự cực khổ bắt đầu xuất hiện khi chúng tôi đến tòa án quận 8 Mặc dù đãđến đúng theo lịch trình, nhưng không một vụ án nào được diễn ra Lý do dời lịch, thiếungười xử lý, và những rắc rối khác đã khiến cho mỗi lần đến tòa án đều trở nên vô ích

Thậm chí, sau ba lần đến tòa án quận 8, với hy vọng sẽ gặp phải một phiên xử, nhưng kếtquả vẫn là thất vọng Tình hình cũng không khác gì khi chúng tôi chuyển hướng sang tòa

án quận 10 Tại đây, lịch trình các vụ xử án được đăng trên giấy tờ dán trên bảng thôngbáo thì đều hoàn toàn trái ngược với hiện thực khi không có vụ án nào diễn ra

Đó là lúc Tài, nhóm trưởng của nhóm, đề xuất rằng chúng tôi nên mở rộng phạm vi tìmkiếm đến các tòa án thuộc địa bàn của mỗi người trong nhóm Quận 6, 5, 10, 8, Tân Bình

và Phú Nhuận được chọn làm các điểm đến tiếp theo, với sự tập trung vào các vụ án liênquan đến kinh tế

Tiến hành đi tòa án Phú Nhuận theo lịch trình soạn sẵn vào lần lượt 2 ngày là ngày 15 vàngày 16 tháng 4 nhưng đều nhận được kết quả là không tham gia được

Trang 7

1.2 Niềm vui khi tòa án Tân bình là nơi xử án sau bao thời gian chờ đợi

Niềm vui của chúng tôi không thể diễn tả được khi biết rằng sau những chặng đường dài

đi trải nghiệm ở các tòa án ở TP Hồ Chí Minh và chứng kiến hàng loạt các vụ án bị tạmhoãn; cuối cùng, Tòa án Quận Tân Bình lại mở ra cánh cửa cho một phiên xét xử thực sự.Ngày hôm đó, nhóm 4 đã đến tòa án trước 7 giờ sáng và ngồi chờ bên ngoài để được vôcổng sau 7 giờ, tiếp tục chờ các vụ án xét xử, tới 8 giờ 30 phút sáng và 8 giờ 45 phút sángthì phiên tòa xét xử chính thức được diễn ra Cảm giác này không thể diễn tả bằng lời, nógiống như một cơn gió mạnh mang theo làn hơi của hy vọng, thổi bay đi mọi sự thất vọng

và lo lắng Việc này không chỉ đảm bảo rằng chúng tôi sẽ có đủ tư liệu để hoàn thành báocáo một cách chất lượng, mà còn là cơ hội quý báu để trải nghiệm sự thực của hệ thống

tư pháp Đó là cơ hội cho chúng tôi không chỉ để thực hành và áp dụng những kiến thức

đã học trong lớp mà còn để trải nghiệm sự thật của hệ thống tư pháp

1.3

Quá trình phân chia nhiệm vụ trong và sau khi diễn ra phiên xét xử

Việc tách thành hai nhóm để xem các vụ án khác nhau đã giúp chúng tôi tổ chức côngviệc hiệu quả hơn và đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng được ghi lại một cách chitiết và chính xác

Nhóm điều tra vụ án hình sự về ma túy đã chuẩn bị tinh thần và trang bị đầy đủ để đốimặt với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra Họ đã ghi chép và ghi lại thông tin một cáchchính xác nhất Điều này là cực kỳ quan trọng vì tính bất ngờ của các vụ án hình sựthường cao và việc có đủ bằng chứng và ghi chú có thể là yếu tố quyết định trong quátrình xét xử

Trong khi đó, nhóm còn lại đã tập trung vào vụ án liên quan đến kinh tế Dù không chắcchắn về việc vụ án này có được xử hay không vì các cô chú trong tòa án nói rằng là hôm

ấy có lịch xét xử vụ án dân sự về kinh tế thôi chứ vẫn không biết rằng có diễn ra hay

Trang 8

không, nên nhóm ấy vẫn phải bắt buộc ngồi đợi, họ vẫn quyết định đầu tư thời gian vàtâm huyết vào việc ghi chép chi tiết và nắm bắt mọi thông tin cần thiết Điều này đã phảnánh tinh thần trách nhiệm và chuyên nghiệp của nhóm trong việc hoàn thành nhiệm vụcủa mình.

May mắn thay, cả hai nhóm đều đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.Đặc biệt, nhóm tham gia vụ án kinh tế đã ghi chép thật kỹ lưỡng, chi tiết và hoàn thànhbiên bản đi toà, để lại nhiều điều thú vị và quan trọng cho quá trình trình bày sau này

Sau khi tham gia vụ án kinh tế, nhóm đã tổ chức một buổi trao đổi nhanh chóng và hiệuquả vào tối ngày 25/4/2024 Việc quyết định rõ ràng vai trò của mỗi thành viên trongnhóm, từ người thuyết trình đến người làm nội dung và PowerPoint, video, đã giúp chúngtôi tổ chức công việc một cách có hệ thống và hiệu quả nhất

Cuối cùng, việc chọn Tài và Khánh Linh làm người thuyết trình đã phản ánh sự sáng suốtcủa nhóm khi hướng đến mục tiêu đạt điểm cao cho bài làm này Sự thảo luận sôi nổi vàquyết đoán đã làm nên thành công cho cả nhóm, và chúng tôi rất hạnh phúc vì đã hoànthành nhiệm vụ một cách xuất sắc

Trang 9

CHƯƠNG II:

TÓM TẮT VỤ ÁN

Vụ án nợ của ông Trần Minh Sơn và bà Ngô Thị Bé là một ví dụ điển hình cho nhữngkhó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến vay vốn ngân hàng Vụ ánnày thu hút sự chú ý bởi số tiền nợ lớn, thời gian nợ kéo dài và những mâu thuẫn giữa haibên liên quan

Theo thông tin được cung cấp, ông Trần Minh Sơn và bà Ngô Thị Bé đã vay ngân hàng

số tiền 4 tỷ 7 trăm triệu đồng Tuy nhiên, do chậm trễ thanh toán, số tiền nợ của họ Tínhđến thời điểm 25/4/2024 đã tăng lên 5.832.442.586 đồng, bao gồm cả gốc và lãi Trong

đó, lãi quá hạn là một phần quan trọng của tổng số nợ, đạt tổng cộng 800.428.591 đồng.Ngoài ra, lãi phạt cũng là một phần của tổng số nợ, đạt tổng cộng 331.959.995 đồng

Bị đơn, ông Trần Minh Sơn và bà Ngô Thị Bé, đã phản hồi rằng họ đã trả một phần gốc.Tuy nhiên, họ không cung cấp thông tin cụ thể về số tiền đã trả và cũng không đưa rabằng chứng chứng minh cho lời khai của mình Việc thiếu hợp tác từ phía bị đơn đãkhiến cho quá trình điều tra và xử lý vụ án gặp nhiều khó khăn

Trong quá trình xử lý, bị đơn không tham gia chủ động và không cung cấp đầy đủ thôngtin về tình trạng tài chính của họ Điều này tạo ra sự khó khăn trong việc xác định số liệuchính xác và giải quyết vụ án một cách minh bạch và công bằng

Bên cạnh đó, bị đơn còn bày tỏ sự không đồng ý với số tiền lãi và số liệu nợ do ngânhàng cung cấp Họ cho rằng các thông tin này thiếu minh bạch và không được giải thích

rõ ràng Yêu cầu này của bị đơn là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ việc đảm bảo tính minh bạchtrong các giao dịch tài chính là vô cùng quan trọng

Trang 10

Tòa án đã yêu cầu ngân hàng cung cấp đầy đủ thông tin về cách tính lãi và số liệu nợ cho

bị đơn Ngân hàng đã đưa bảng và giấy tờ về cách tính lãi, phương pháp tính lại cho tòa

án và bên bị đơn nhưng không giải thích chi tiết lại về phương pháp tính toán Điều nàycàng khiến cho bị đơn thêm bức xúc và tốn thời gian để hiểu

Tình hình này gây ra một loạt các thách thức trong việc đưa ra quyết định công bằng từphía tòa án, đặc biệt là khi không có đủ thông tin và sự hợp tác từ cả hai bên Điều nàythể hiện sự cần thiết của việc có một quá trình xử lý rõ ràng và minh bạch, cũng như sựhợp tác từ tất cả các bên liên quan, để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong hệthống pháp luật

Trang 11

CHƯƠNG III:

THỦ TỤC

3.1

Khai mạc phiên tòa

 Thời gian khai mạc : 8 giờ 45 phút ngày 25/04/2024

 Địa điểm : Tòa án quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

 Người tiến hành tố tụng:

o Thẩm phán chủ tọa phiên tòa: Bà Tô Trần Ái Vy;

o Các hội thẩm nhân dân: Ông Nguyễn Đình Tuấn, Bà Lê Thị Ánh Thủy;

o Thư ký: Bà Võ Từ Xuân Anh;

o Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận Tân Bình: Bà Đoàn Thị Ngọc Tuyền

 Hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan đã được cung cấp ở lần sơ thẩm đầu tiên

 Người tham gia tố tụng:

o Bị đơn: ông Trần Minh Sơn và bà Ngô Thị Bé, đại diện là luật sư Lê Đức

o Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank, đại diện

là bà Hoàng Thị Mai Loan

3.2 Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu

Hỏi nguyên đơn:

Chủ tòa: Xin mời nguyên đơn có yêu cầu thay đổi gì về nội dung hay không?

Trang 12

Nguyên đơn: Không thay đổi và không bổ sung gì.

Chủ tòa: Tại phiên tòa hôm nay bà có yêu cầu gì khác không?

Nguyên đơn: Thưa Hội đồng xét xử, nguyên đơn muốn bên bị đơn trả lại đúng số tiền Chủ tòa: Tại phiên tòa hôm nay bà có thêm tài liệu cũng như chứng cứ gì không?

Nguyên đơn : Không, thưa Hội đồng xét xử.

Chủ tòa: Tại phiên tòa hôm nay bà có muốn hòa giải về nội dung vụ án ngày hôm nay

không?

Nguyên đơn: Thưa Hội đồng xét xử, đề nghị tòa tiến hành xét xử theo quy định của pháp

luật

Hỏi bị đơn:

Chủ tòa: Xin mời nguyên đơn có yêu cầu thay đổi gì về nội dung hay không?

Bị đơn: Không thay đổi và không bổ sung gì.

Chủ tòa: Tại phiên tòa hôm nay có yêu cầu gì khác không?

Bị đơn: Không, thưa Hội đồng xét xử.

Chủ tòa: Tại phiên tòa hôm nay có thêm tài liệu cũng như chứng cứ gì không?

Bị đơn: Không, thưa Hội đồng xét xử.

Chủ tòa: Tại phiên tòa hôm nay có muốn hòa giải về nội dung vụ án ngày hôm nay

không?

Trang 13

Bị đơn: Thưa Hội đồng xét xử, bị đơn muốn ngân hàng tính rõ hơn cũng như cách tính về

số phải trả cho khoản vay

Chủ tòa: Ngoài ra mình còn gì tranh luận về cáo trạng không?

Bị đơn: Không, thưa Hội đồng xét xử.

 Trong trường hợp này, cả nguyên đơn và bị đơn đều không có yêu cầu thay đổi hay

bổ sung gì về nội dung vụ án Điều này cho thấy cả hai bên đều quyết tâm và tự tin vềlập luận và chứng cứ của mình Tuy nhiên, bị đơn đưa ra một yêu cầu cụ thể liên quanđến việc ngân hàng tính rõ hơn và giải thích cách tính số tiền phải trả cho khoản vay.Điều này cho thấy bị đơn muốn có sự minh bạch và hiểu biết rõ ràng về các yếu tốliên quan đến nợ để có thể đưa ra lập luận hợp lý và chống lại yêu cầu của nguyênđơn

Tổ chức phiên tòa có cơ hội cho cả hai bên để thể hiện quan điểm của mình và cơ hội

để giải quyết các tranh chấp thông qua việc hòa giải Tuy nhiên, trong trường hợp này,

cả hai bên đều không có mong muốn hòa giải và quyết định tiến hành xét xử theo quyđịnh của pháp luật

Trang 14

4.2 Tình tiết

Trong vụ án dân sự này, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank do bàHoàng Thị Mai Loan đại diện khởi kiện ông Trần Minh Sơn và bà Ngô Thị Bé vì khôngtrả đượcnợ Phiên tòa xét xử diễn ra tại Tòa án quận Tân Bình vào ngày 25/4/2024.Nguyên đơn không yêu cầu thay đổi nội dung vụ kiện và không đưa ra thêm tài liệu,chứng cứ nào tại phiên tòa Bị cáo do luật sư Lê Đức đại diện yêu cầu ngân hàng làm rõcách tính số tiền phải trả cho khoản vay và khẳng định không đồng tình với số tiền ngânhàng yêu cầu Bị cáo cũng đề cập đến những khó khăn tài chính liên quan đến việc thanhtoán

Thẩm phán yêu cầu nguyên đơn trình bày yêu cầu của mình, nguyên đơn cho rằng bị đơnkhông hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ Ngân hàng yêu cầu các bị cáo phải thựchiện nghĩa vụ trả nợ và số tiền đến hạn tính đến ngày 25/4/2024 là 5.832.442.586 đồng.Các bị cáo trước đó đã nộp hơn 300 triệu đồng nhưng tính toán của ngân hàng cho thấyvẫn còn dư nợ Sau đó, bị cáo được mời trình bày ý kiến và họ cho biết không đồng tìnhvới số tiền ngân hàng yêu cầu Thẩm phán yêu cầu nguyên đơn giải thích cách tính lãiquá hạn và nguyên đơn cho rằng ngày tính lãi quá hạn bắt đầu từ ngày 26/12/2022

Trang 15

Sau khi giải thích xong, bên nguyên đơn đưa ra thêm yêu cầu ngoài các khoản tiền nợphải trả cho bên ngân hàng gồm tiền gốc và tiền lãi, bên bị đơn phải chịu trách nhiệmtoàn bộ về chi phí tố tụng cho bên nguyên đơn, đồng thời chịu các án phí vì đã nhiều lầnlàm mất thời gian của bên nguyên đơn và cơ quan toà án.

Viện kiểm sát cũng hỏi bị cáo về tình trạng tài sản của họ đang được cho thuê Bị cáo xácnhận tài sản vẫn đang được cho thuê nhưng không nắm rõ nội dung hợp đồng thuê Thẩmphán nhắc nhở bị đơn rằng họ có nghĩa vụ trả hết nợ, nếu không thực hiện thì tài sảntrong hợp đồng thế chấp sẽ bị thanh lý để thu hồi nợ

Không khí xét xử diễn ra rất căng thẳng, đặc biệt là giữa chủ tọa và bên bị đơn, gần nhưbên bị đơn không có phản hồi nào đủ chắc chắn hay cứng rắn để phản bác lại thẩm pháncũng như bên nguyên đơn Sau đó, thẩm phán mời bồi thẩm đoàn đặt câu hỏi nhằm tổngkết lại ý kiến của bên nguyên đơn và bị đơn và cho mọi người giải lao để trong lúc đó,hội đồng xét xử thảo luận và đưa ra kết quả

Trong lúc nghỉ giữa giờ, bên nguyên đơn có chủ động đến bắt chuyện với bên bị đơn,kiểm sát viên và thư ký Bất ngờ thay, chúng tôi cũng có cơ hội được trò chuyện với hai

cô chú đại diện phía ngân hàng Thông qua trao đổi, nhóm có góc nhìn khách quan vàthực tế hơn về sự khác nhau giữa vụ án hình sự và dân sự

Sau khoảng 20 phút trao đổi, thẩm phán tuyên bố kết quả kết thúc phiên tòa, chấp nhậnyêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả số tiền 5.832.442.586 đồng cả gốc và lãivới số tiền gốc là 4 tỷ 7 trăm triệu đồng, lãi quá hạn là 800.428.591 đồng và tiền phạt lãi331.959.995 đồng Ngoài ra, còn phải bổ sung thêm các chi phí như án phí và chi phí tốtụng Chi phí tố tụng thuộc bên ngân hàng Vietinbank, bên bị đơn sẽ không phải chịutrách nhiệm hoàn trả nhưng các chi phí liên quan đến việc xét xử tại toà án thì phải hoàntrả theo đúng quy định của pháp luật Các bị cáo phải nộp đủ số tiền trước ngày26/4/2024, nếu không nộp đủ thì phải bán tài sản Nếu giá trị giải ngân nhỏ hơn số tiềnthanh toán thì cả hai buộc phải thanh toán cho đến khi đủ số tiền Nếu giá trị giải ngânlớn hơn số tiền thanh toán thì ngân hàng phải hoàn trả số tiền vượt quá cho bị đơn

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w