1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề hoạch Định chiến lược kinh doanh Ống hút cỏ bàng của công ty tnhh greenjoy giai Đoạn 2025 2027

51 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Ống Hút Cỏ Bàng Của Công Ty TNHH GreenJoy Giai Đoạn 2025-2027
Tác giả Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Nguyễn Thanh Tuấn Đạt, Nguyễn Ngọc Lộc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Minh Trâm
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Chiến Lược
Thể loại Tiểu luận môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 599,51 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC (10)
    • 1.1. Khái niệm, vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược (10)
      • 1.1.1. Khái niệm chiến lược (10)
      • 1.1.2. Vai trò của chiến lược (10)
      • 1.1.3. Khái niệm quản trị chiến lược (10)
      • 1.1.4. Vai trò của quản trị chiến lược (10)
    • 1.2. Phân tích hoạch định triển khai (10)
      • 1.2.1. Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu (11)
      • 1.2.2. Bước 2: Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (EFE) 2 1.2.3. Bước 3: Đánh giá năng lực nội tại (IFE) (11)
      • 1.2.4. Bước 4: Xem xét lại mục tiêu và thiết lập mục tiêu dài hạn (13)
      • 1.2.5. Bước 5: Đề xuất chiến lược (13)
      • 1.2.6. Bước 6: So sánh, đánh giá và lựa chọn chiến lược (QSPM) (15)
      • 1.2.7. Bước 7: Thiết lập mục tiêu ngắn hạn (15)
      • 1.2.8. Bước 8: Chính sách và nguyên tắc (15)
      • 1.2.9. Bước 9: Phân bổ nguồn lực (15)
  • PHẦN 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP GREENJOY (16)
    • 2.1. Giới thiệu doanh nghiệp (16)
    • 2.2. Thành tựu đạt được (17)
    • 2.3. Ngành nghề kinh doanh (17)
      • 2.3.1. Kinh doanh- sản xuất ống hút cỏ bàng (17)
    • 3.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu của công ty (19)
      • 3.1.1. Tầm nhìn (19)
      • 3.1.2. Sứ mệnh (19)
      • 3.1.3. Giá trị cốt lõi (19)
    • 3.2. Phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài và thiết lập ma trận EFE (19)
      • 3.2.1. Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài của GreenJoy (19)
      • 3.2.2. Hình thành ma trận EFE (27)
    • 3.3. Phân tích, đánh giá môi trường nội tại và thiết lập ma trận IFE (28)
      • 3.3.1. Phân tích và đánh giá năng lực nội tại của doanh nghiệp dựa vào thực hiện chuỗi giá trị (28)
      • 3.3.2. Hình thành ma trận IFE (37)
    • 3.4. Xem xét và thiết lập lại mục tiêu dài hạn (38)
    • 3.5. Đề xuất chiến lược (39)
      • 3.5.1. Ma trận SPACE (39)
      • 3.5.2. Ma trận SWOT (40)
    • 3.6. So sánh, đánh giá, lựa chọn chiến lược (43)
    • 3.7. Thiết lập mục tiêu ngắn hạn (44)
  • PHẦN 4: KẾT LUẬN (44)
  • PHỤ LỤC (46)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)

Nội dung

Thông qua bài tiểu luận này nhóm chúng emxin trình bày hoạch định chiến lược của một doanh nghiệp với đề tài “Hoạch địnhchiến lược kinh doanh ống hút cỏ bàng của Công ty TNHH GreenJoy gi

TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Khái niệm, vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược

Theo Stuart Well: Chiến lược thực sự là định vị những lợi thế cạnh tranh trong tương lai Bất kì tư duy chiến lược nào cũng đều phản ánh điều cơ bản này, đó là mục đích dẫn dắt chiến lược.

1.1.2 Vai trò của chiến lược Định hướng theo khách hàng: cung cấp những giá trị cao nhất cho khách hàng để tạo ra rào cản vững chắc đối với đối thủ cạnh tranh Định hướng cạnh tranh: Tạo ra sự khác biệt rõ rệt vượt qua (và chống lại) đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường.

Sử dụng hiệu quả nguồn lực: Phân bổ nguồn lực hợp lí, tối ưu hoá hiệu quả hoạt động từ đó nâng cao năng suất.

1.1.3 Khái niệm quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các yếu tố của môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.

1.1.4 Vai trò của quản trị chiến lược

Peter Drucker: "Một trong những mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp là đặt ra câu hỏi: 'Chúng tôi là ai? Chúng tôi làm gì? Chúng tôi nên làm gì?”

Hoạch định chiến lược đóng một vai trò tiên quyết cực kì quan trọng trong quá trình quản lí và phát triển của một doanh nghiệp

Phân tích hoạch định triển khai

Quá trình hoạch định luôn là một phần nội dụng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ và thực hiện để xây dựng được một chiến lược hoàn chỉnh nhất cùng với đầy đủ cách thức triển khai Các bước trong quá trình hoạch định chiến lược:

Hình 1.1 Sơ đồ phân tích hoạt động triển khai 1.2.1 Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu

 Tầm nhìn là mục tiêu dài hạn, gợi ra một định hướng, khát vọng hay hình ảnh trong tương lai mà doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành.

 Sứ mệnh được hiểu là lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp.

 Mục tiêu là những trạng thái, đích đến cụ thể mà công ty muốn đạt được trong thời gian nhất định Mục tiêu cụ thể hóa nội dung và là phương tiện thực hiện tầm nhìn và sứ mạng.

1.2.2 Bước 2: Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài của doanh nghiệp (EFE)

Môi trường tổng quát bao gồm 6 yếu tố:

2 Yếu tố chính trị - pháp luật

3 Yếu tố văn hóa – xã hội

4 Yếu tố công nghệ - kỹ thuật

Môi trường ngành (Môi trường vi mô) là môi trường nằm bên ngoài tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức Các yếu tố môi trường ngành tác động độc lập lên tổ chức.

Môi trường ngành gồm 5 yếu tố:

4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Các bước để xây dựng ma trận EFE:

Bước 1: Lập danh mục khoảng từ 10 đến 20 yếu tố, gồm những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ quan trọng của doanh nghiệp đối với yếu tố đó, trong đó: 4- phản ứng tốt; 3- phản ứng trên trung bình; 2- phản ứng trung bình; 1- phản ứng yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng

Bước 5: Cộng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác đinh tổng số điểm của ma trận IFE

1.2.3 Bước 3: Đánh giá năng lực nội tại (IFE)

Môi trường bên trong hay đánh giá năng lực nội tại của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó Các yếu tố bên trong bao gồm:

2 Nghiên cứu và phát triển (R&D)

Một trong những mục tiêu của quản trị chiến lược là phải thiết lập được những chiến lược hoàn hảo để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu bên trong, tận dụng được những cơ hội, né tránh được những nguy cơ bên ngoài Chính vì vậy, nghiên cứu/đánh giá môi trường bên trong là không thể thiếu của quản trị chiến lược, đánh giá năng lực đáp ứng và khả năng huy động nguồn lực phục vụ chiến lược, qua đó xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) tóm tắt và đánh giá cần thực hiện 5 bước:

Bước 1: Lập danh mục khoảng từ 10 đến 20 yếu tố, gồm những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ quan trọng của doanh nghiệp đối với yếu tố đó, trong đó: 4- phản ứng tốt; 3- phản ứng trên trung bình; 2- phản ứng trung bình; 1- phản ứng yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng

Bước 5: Cộng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận IFE.

1.2.4 Bước 4: Xem xét lại mục tiêu và thiết lập mục tiêu dài hạn

1.2.5 Bước 5: Đề xuất chiến lược

 Ma trận SWOT để chỉ ra mối quan hệ tương tác giữa điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài Đây là một công cụ hữu hiệu được các nhà quản trị sử dụng trong phân tích và hoạch định chiến lược Sự kết hợp của các yếu tố trong mô hình SWOT đưa ra 4 chiến lược cơ bản bao gồm: Chiến lược điểm mạnh và cơ hội (SO), Chiến lược điểm mạnh và thách thức(ST), Chiến lược điểm yếu và cơ hội (WO), Chiến lược điểm yếu và thách thức (WT).

Hình 1.2 Mô hình ma trận SWOT

 Ma trận SPACE cho phép các doanh nghiệp phân tích lựa chọn chiến lược theo hướng tấn công, thận trọng, phòng thủ hay cạnh tranh đối với mỗi đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) Bốn yếu tố đóng vai trò quan trọng, tác động đến chiến lược của doanh nghiệp gồm: Sức mạnh tài chính (FS), Lợi thế cạnh tranh (CA), Sự ổn định của môi trường (ES), Sức mạnh ngành (IS).

Hình 1.3 Mô hình ma trận SPACE

 Ma trận BCG được hình thành dựa trên hai biến số quan trọng là tốc độ tăng trưởng ngành (%) và thị phần tương đối của doanh nghiệp Mục đích sử dụng ma trận này giúp các nhà quản trị có thể phân loại và đánh giá các đơn vị kinh doanh khác nhau của công ty dựa trên các vị trí tương ứng Ma trận BCG được chia thành 4 ô gồm: ngôi sao, dấu hỏi, bò sữa và con chó Dựa vào ma trận BCG có thể xây dựng các chiến lược có thể áp dụng: Chiến lược xây dựng, chiến lược giữ, chiến lược thu hoạch và chiến lược từ bỏ.

Hình 1.4 Mô hình ma trận BCG

1.2.6 Bước 6: So sánh, đánh giá và lựa chọn chiến lược (QSPM)

1.2.7 Bước 7: Thiết lập mục tiêu ngắn hạn

1.2.8 Bước 8: Chính sách và nguyên tắc

1.2.9 Bước 9: Phân bổ nguồn lực

GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP GREENJOY

Giới thiệu doanh nghiệp

Tên đầy đủ : Công ty TNHH GREENJOY

Tên viết tắt: GREENJOY CO.,LTD

Ngày tháng năm thành lập: 10/10/2018

Cơ sở sản xuất: Ấp Tràm Lạc, Đức Hoà, Long An, Việt Nam

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Trụ sở: Văn phòng 2, Tầng 10, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Phường

25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Hình 2.1 Logo Công ty TNHH GreenJoy

Greenjoy là công ty chuyên về các sản phẩm làm từ thiên nhiên với mặt hàng chủ yếu là ống hút cỏ bàng Hiện công ty đang có sự kết hợp giữa việc trực tiếp bán lẻ, phân phối bán sỉ và sản xuất sản phẩm trên quy mô trong nước lẫn quốc tế Các sản phẩm mà công ty cung cấp được làm từ nguyên liệu chính là cỏ bàng, khai thác những công dụng truyền thống từ trước đến nay của cỏ bàng như đan lát để làm thành giỏ xách, ly, ví, thân thiện với môi trường, cùng với những khám phá mới trong công dụng của loại cây này để tạo thành hai loại ống hút cỏ bàng tươi và khô

Greenjoy là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh và sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên và thân thiện với môi trường Câu chuyện của Greenjoy bắt nguồn từ những cảm xúc bất bình, bứt rứt với hình ảnh một nhà nghiên cứu về các sinh vật biển đang cố lấy một chiếc ống hút nhựa kẹt trong mũi của một chú rùa rất tội nghiệp và bên cạnh đó là những bãi biển tràn ngập đầy những loại rác khó phân hủy Greenjoy cũng đã thấu hiểu được lối sống vội, sống nhanh, sử dụng hàng tiêu dùng nhanh của mọi người và Greenjoy cũng muốn lan truyền lối sống xanh, bảo vệ môi trường, vì một cộng đồng không rác thải vô cơ Chính vì vậy Greenjoy đã tạo ra và đang phát triển nhiều sản phẩm rất thân thiện với môi trường như: Ống hút cỏ bàng, ví cỏ bàng, ly cỏ bàng và giỏ cỏ bàng Với những sản phẩm này Greenjoy mong muốn có thể góp phần thay đổi nhận thức, lối sống và tư duy tiêu dùng của cộng đồng

Thành tựu đạt được

 Năm 2018, Quán quân Falling Wall Lab Việt Nam

 Năm 2019, Giải nhì Doanh nhân Cộng đồng Blue Venture

 Năm 2020, Quán quân cuộc thi EPPIC – Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa của UNDP

 Năm 2021, Giải thưởng Nhà đổi mới sáng tạo quốc tế năm 2022

 Năm 2021, Quán quân cuộc thi Khởi nghiệp toàn ầu Vietchallenge

 Năm 2022, Quán quân SUP challenge của Incubation Network

 Năm 2022, Quán quân chương trình Thành phố sạch, Đại dương xanh USAID

Ngành nghề kinh doanh

2.3.1 Kinh doanh- sản xuất ống hút cỏ bàng

Công Ty TNHH GREENJOY thành lập theo giấy phép số 0054/NH – GP, được thành lập vào ngày 10/10/2018 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0315318999, do sở kế hoạch và đầu tư TP HCM cấp ngày, dưới hình thức kinh doanh đơn ngành trong dịch vụ phục vụ đồ uống Sản phẩm giúp công ty định vị thương hiệu của mình trên thị trường sản xuất sản phẩm phục vụ đồ uống đó là ống hút cỏ tươi/ cỏ khô Ổng hút cỏ bàng là một loại ống hút được làm từ cây cỏ bàng Cỏ bàng có tên khoa học gồm 2 phần là Lepironia articulata, thuộc chi Lepironia Đây là một loại cây mọc dọc theo các tỉnh đông bằng sông Cửu Long, có thân dưới cứng, to khoảng 8-10 nm nên thường được bà con nông dân dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ như đan nệm, rèm, nón, giỏ xách và lợp nhà chòi… Ngoài ra cây cỏ bàng còn là nguồn thức ăn quý giá của loài sếu đầu đỏ, đây là phân loài chim quý hiếm tại Việt Nam Việc trồng, sản xuất, bảo tồn và phát triển các cánh đồng cỏ bàng giúp bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và tạo ra một nguồn thức ăn dồi dào cho loài sinh vật quý hiếm Chính vì vậy, ống hút thiên nhiên của Greenjoy được làm từ cây cỏ bàng được cho là một giải pháp tối ưu thay thế ống hút nhựa Ngoài ra, GreeJoy còn tạo ra những sản phẩm từ cỏ, gỗ, mo cau.

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu của công ty

Green Joy đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp ống hút cỏ bền vững hàng đầu và đáng tin cậy trên toàn cầu Chúng tôi cố gắng hỗ trợ, nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng cho người tiêu dùng muốn áp dụng lối sống bền vững hơn và tổ chức hướng tới bền vững đang tìm cách giảm lượng khí thải carbon của họ trong nền kinh tế tuần hoàn mới.

3.1.2 Sứ mệnh Đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng cách tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc thực vật bền vững và giá cả phải chăng nhất.

Giá trị cốt lõi của Green Joy luôn kết nối với các tiêu chí phát triển bền vững củaLiên Hợp Quốc

Phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài và thiết lập ma trận EFE

3.2.1 Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài của GreenJoy

Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao

Với việc có những cải cách kinh tế từ năm 1986, Việt Nam đã từng bước vươn lên từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao, qua đó nhận được sự quan tâm và chú ý nhiều hơn từ các nền kinh tế lớn khác trên thế giới đầu tư vào, thuận lợi cho định hướng toàn cầu hóa, đưa sản phẩm được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến của GreenJoy.

Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024, tình hình năm 2024 trình bày tại

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho biết một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2023 đạt cao hơn số liệu ước tính đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, tốc độ tăng GDP năm đạt 5,05% (đã báo cáo đạt trên 5%), tuy thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức cao trên thế giới và khu vực Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao.

Không chỉ đóng vai trò trong việc tạo ra cơ hội việc làm mới, phát triển kinh tế còn nâng cao chất lượng cuộc sống Từ “ăn no mặc ấm’” người dân sẽ chuyển sang

“ăn ngon mặc đẹp”, các sản phẩm có giá cao nhưng chất lượng, an toàn sức khỏe, sẽ được người dân quan tâm hơn Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để mở rộng sản xuất và kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn và nguồn nhân lực mới, đồng thời có cơ hội để mở rộng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.

Việt Nam và Liên minh Châu Âu hiệp định thương mại tự do EVFTA

Các thị trường xuất khẩu tiềm năng của nước ta hiện nay bao gồm các thị trường Nhật Bản (chiếm 10,26% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước), Hàn Quốc (chỉ tính riêng tại TPHCM kim ngạch xuất khẩu đã xấp xỉ 1,8 tỷ USD), thị trường Hoa Kỳ, EU Đây cũng là các thị trường mà GreenJoy đang nhắm đến và cũng đã có những hợp đồng xuất khẩu đầu tiên nhằm hiện thực hóa giấc mơ toàn cầu hóa sản phẩm ống hút cỏ của mình Chính vì lẽ đó, GreenJoy cũng sẽ được hưởng lợi về các chi phí, thuế quan từ các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các thị trường kể trên.

Green Joy muốn tạo ra sự thay đổi và tìm ra giải pháp thay thế từ thiên nhiên. Green Joy hướng tới nền kinh tế tuần hoàn bằng cách sử dụng tất cả các nguyên liệu từ cỏ để đa dạng hóa danh mục sản phẩm Với sự nghiên cứu của mình trên lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, kinh doanh, Green Joy đã thực sự đem đến các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, chẳng hạn như tiên phong là sản phẩm ống hút cỏ, đối tượng mà các sản phẩm này hướng tới là không có giới hạn, bất kỳ giới tính, độ tuổi, và đặc biệt là đến từ bất kỳ quốc gia nào.

Chiều ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp địnhThương mại tự do Liên minh châu Âu (EVFTA), đánh dấu một chương mới trong quan hệ Việt Nam – EU, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính phủ có các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tính hình chính trị tương đối ổn định, cùng với đó là chủ trương “ Cả hệ thống chính trị đồng hành cùng doanh nhân, doanh nghiệp”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò doanh nhân, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nhờ đó mà GreenJoy có thể an tâm hoạt động sản xuất và kinh doanh mà không sợ bị tác động bởi những ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình chính trị trong nước.

Chính phủ Việt Nam cũng đang có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ như miễn giảm thuế, hỗ trợ về đất đai chi phí cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động cũng như sản phẩm thân thiện với môi trường Điều này hỗ trợ rất nhiều cho không chỉ GreenJoy mà còn rất nhiều doanh nghiệp khác đang làm về vấn đề bảo vệ môi trường trong việc sản xuất và kinh doanh Tại Việt Nam, chính sách tài chính hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xanh được triển khai từ chính sách thu NSNN thông qua các khoản thuế, phí và lệ phí; chính sách chi NSNN dành cho chi sự nghiệp bảo vệ môi trường (BVMT) và các chính sách tài chính khác như: tín dụng xanh, trái phiếu xanh, thị trường tín chỉ carbon

Tăng trưởng xanh được xác định là một chiến lược nhằm hướng đến phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh đa dạng sinh học bị suy giảm và môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong khi các thảm họa do thiên tai và biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn đối với các quốc gia trên toàn cầu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược TTX) và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 (Kế hoạch hành động) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 và Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022.Tiếp sau đó, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về tăng trưởng xanh (Ban Chỉ đạo), giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và điều phối giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong quá trình triển khaiChiến lược.

Thị hiếu người tiêu dùng quan tâm đến “Tiêu dùng xanh”

Ngày nay, người dân Việt Nam cũng đang ngày một dành nhiều sự quan tâm hơn cho các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường Họ đang dần chuyển hướng sang ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường Điều này thuận tiện cho việc marketing, quảng bá sản phẩm ống hút cỏ của GreenJoy được đông đảo mọi người biết đến và tin dùng

Người dân nước ta cũng dễ dàng chấp nhận những cái mới mẻ, mang tính cách tân, chào đón các sản phẩm mới miễn là nó phù hợp với cách sống, cách tư duy.

“Tiêu dùng xanh” đang là xu thế phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới Một trong các quốc gia đi đầu chính là Nhật Bản Họ đã bắt đầu có những quy định, chính sách liên quan đến thúc đẩy mua sắm xanh Các nhà cung cấp cũng xác nhận doanh số bán hàng sản phẩm xanh gia tăng trong những năm qua, sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm xanh cũng tăng lên đáng kể Bên cạnh đó còn có thị trường Hoa Kỳ Theo một thống kê của Cone Communications năm 2013, có tới 71% người tiêu dùng quan tâm đến môi trường khi họ mua sắm Đây là những tín hiệu cực kì đáng mừng bởi đây đều là những thị trường mà GreenJoy đang nhắm tới, giúp họ có thể dễ dàng đưa và kinh doanh sản phẩm của mình tại các thị trường đó.

Bên cạnh đó, với việc giáo dục nhận thức về môi trường trong nhà trường không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới đang được đẩy mạnh, thân thiện với môi trường đang dần trở thành yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng của mọi người dân, khiến họ không ngần ngại bỏ thêm một chút tiền để mua các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn, giúp sản phẩm như của GreenJoy có được đôi chút ưu thế so với các sản phẩm ống hút thông thường khác.

Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành

Phân tích, đánh giá môi trường nội tại và thiết lập ma trận IFE

3.3.1 Phân tích và đánh giá năng lực nội tại của doanh nghiệp dựa vào thực hiện chuỗi giá trị

 Các hoạt động chủ yếu

Tạo dựng thương hiệu trên thị trường

Trong công ty, bà Võ Quốc Thảo Nguyên – Founder công ty là người tham gia nhiều cuộc thi khởi nghiệp với dự án Green Joy và giành được nhiều giải thưởng:

+ 4/2018: Tham gia cuộc thi Falling Walls Lab Vietnam và đã dành được giải nhất chung cuộc.

+ 8/2018: Tham gia cuộc thi khởi nghiệp vì môi trường của trung tâm Hoa Kỳ thuộc Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, trải qua 3 tháng hướng dẫn và dìu dắt để đưa ý tưởng ống hút cỏ thành một startup.

+ 11/2018: Green Joy đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Falling Walls Lab ở Berlin, Đức và nhận được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ của bạn bè quốc tế. + 12/2018: Greenjoy tham gia “Hành trình thanh niên khởi nghiệp của Techfest”.

+ 1/3/2019: Greenjoy được các khách hàng trong nước và quốc tể tiếp cận và mong muốn hợp tác lâu dài.

+5/2019: Greenjoy vinh dự nằm trong Top 100 Shark Tank Việt Nam để trình bày ống hút cỏ cho các nhà đầu tư tương lai.

Cộng đồng trên nền tảng mạng trực tuyến:

+ Trang fanpage của Green Joy đạt 4.6 sao đánh giá với 5K người theo dõi.

+ Green Joy xây dựng hình ảnh là một doanh nghiệp vì môi trường xanh, giảm thiểu rác thải nhựa và cải thiện sinh kế cho người dân Đồng bằng Sông Cửu Long.

Danh tiếng đến từ mối quan hệ với khách hàng: doanh thu bán sỉ và xuất khẩu từ năm 2019 – 2021 tăng và mở rộng sang nhiều nước cho thấy khách hàng đánh giá cao chất lượng, sự đáng tin của Green Joy và có mối quan hệ lâu dài.

Danh tiếng đến từ nhà đầu tư: nhà đầu tư lớn của Green Joy là bà Đỗ Thị Kim Liên

- chủ tịch Quỹ môi trường xanh Việt Nam và lợi nhuận chia theo tỷ lệ sở hữu của bà sẽ được chuyển thẳng vào Quỹ môi trường xanh Việt Nam.

Danh tiếng từ đối tác: từ thời điểm sáng lập đến hiện tại, đối tác của Green Joy ngày càng tăng:

+ Các tổ chức phi chính phủ: chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc, trung tâm hỗ trợ phát triển xanh, tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

+ Các trường đại học, viện nghiên cứu: Đại học RMIT, Đại học FULBRIGHT… + Các vườn ươm doanh nghiệp, viện nghiên cứu.

+ Tập đoàn: Unilever, AB Inbev.

Tác động môi trường: thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc:

+ Mục tiêu 12 – Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm: Sử dụng 100% nguyên liệu thiên nhiên, góp phần bảo tồn hệ sinh thái cánh đồng cỏ bàng 100 hecta, và giảm thiểu 5 tỉ ống hút nhựa trước năm 2025.

+ Mục tiêu 14 – Tài nguyên và môi trường biển: Giảm thiểu việc tiêu dùng ống hút nhựa và giữ cho đại dương sạch hơn.

+ Mục tiêu 8 – Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế: Thông qua quá trình sản xuất và các cơ hội hợp tác, Green Joy mang lợi cơ hội việc làm và phát triển kinh tế địa phương.

+ Mục tiêu 1 – Xoá nghèo: Đặt mục tiêu cải thiện sinh kế cho hơn 1000 nông dân và nhân công địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long tới năm 2025.

+ Mục tiêu 5 – Bình đẳng giới: Tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ và các em gái địa phương Green Joy là doanh nghiệp được lãnh đạo bởi nhà sáng lập nữ và hơn 70% nhân viên là nữ giới được hưởng các quyền lợi bình đẳng.

+ Mục tiêu 13 – Hành động vì khí hậu: Toàn bộ quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa lượng khí thải carbon, không có bãi chôn lấp và không tái chế nhựa + Mục tiêu 17: Quan hệ đối tác vì các mục tiêu: Green Joy đẩy mạnh hợp tác với nông dân, hội nhóm địa phương, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước và viện nghiên cứu/ trường đại học để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

=> Đây là nguồn lực đáp ứng nguyên tắc RBV thứ 3: thúc đẩy một tỷ lệ sinh lợi cao và được kiểm soát bởi bản thân công ty Green Joy đã làm rất tốt trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm ống hút cỏ thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe, hỗ trợ sinh kế cho người dân Điều này càng có sức lan tỏa rộng nhờ vào ảnh hưởng truyền thông của các cuộc thi, làm hình ảnh thương hiệu của Green Joy ngày càng tốt ở thị trường trong nước và ngoài nước Khi đơn đặt hàng tăng, hình ảnh thương hiệu đã xây dựng (từ các cuộc thi startup) kết hợp với doanh thu tăng (từ các đối tác mới) dẫn đến độ nhận diện thương hiệu ngày càng lan rộng -> thúc đẩy tỉ lệ sinh lợi cao Từ quá trình đầu vào đến đầu ra, Green Joy tự sản xuất và tiêu thụ nên lợi nhuận được kiểm soát bởi bản thân công ty.

=> Qua phân tích nguồn lực công nghệ và danh tiếng, nhận định đây là hai nguồn lực tốt để góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho Green Joy.

Đội ngũ sáng lập công ty có kinh nghiệm ở các lĩnh vực phục vụ cho hoạt động kinh doanh

- Founder: cử nhân ĐH Ngân hàng, 2 năm du học MBA, 8 năm làm trong lĩnh vực ngân hàng, từng là trưởng bộ phận thanh toán và vận hành của một công ty nước ngoài ở Việt Nam.

- Nguyễn Văn Danh - Giám đốc kỹ thuật: Có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Nguyễn Thị Mỹ Thảo - Phụ trách tài chính và cố vấn: Sở hữu 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh doanh, cố vấn cho mảng khách hàng B2BHoreca các dự án khách sạn, nhà hàng.

- Phạm Thành Đô - Trưởng phòng kinh doanh và Marketing: Phụ trách phát triển kinh doanh và Marketing Giám đốc các dự án phát triển cộng đồng và sống xanh tại Trường Đại học Ngoại Thương.

Xem xét và thiết lập lại mục tiêu dài hạn

Tăng trưởng vững chắc thông qua các động lực tăng trưởng như: Liên tục đổi mới và sáng tạo để phát triển thị trường theo chiều sâu; Tập trung tái cơ cấu danh mục sản phẩm - giới thiệu thêm nhiều dòng sản phẩm mới;

Làm mới cách thức thực hiện và phối hợp công việc bằng cách tái thiết kế các quy trình làm việc, tối ưu hóa vận hành dựa trên ứng dụng công nghệ, từ đó tối ưu chi phí nhân sự cũng như chi phí vận hành;

Song song đó, cũng cố nền tảng năng lực và phát triển về chiều sâu nội lực.Đầu tư và nâng cấp công nghệ để tối ưu hóa chi phí sản xuất, tạo sức bật trong dài hạn Năng lực Marketing tiếp tục được nâng cao và “tiến hóa sáng tạo” Tập trung đầu tư sản xuất để giúp GreenJoy trở thành công ty hàng đầu khu vực.

Chú trọng vào việc làm giàu tài nguyên bên cạnh việc tăng trưởng bền vững và phát triển năng lực, thông qua những khía cạnh sau: Làm giàu tài sản quan hệ khách hàng thông qua hướng tiếp cận và tương tác mới, với phương châm “lấy khách hàng làm trọng tâm”; Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; Nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Đề xuất chiến lược

Vị trí bên trong Vị trí bên ngoài

Lợi thế cạnh tranh (CA) Điểm Sức mạnh của ngành (IS) Điểm

2 Chất lượng sản phẩm -2 2 Lợi nhuận ngành +3.5

3 Hệ thống phân phối -3.5 3 Vốn đầu tư +3.4

4 Hiệu quả chi phí -2.3 4 Đối thủ cạnh tranh +2.1

5 Thị phần -3.2 5 Quy mô thị trường +4.3 Điểm trung bình -2.62 Điểm trung bình +3.5

Tổng điểm trên trục hoành: +0.88

Sức mạnh tài chính (FS) Điểm Sự ổn định của môi trường (ES) Điểm

1 Khả năng huy động vốn +4 1 Lạm phát -3

2 Khả năng thanh khoản +4.5 2 Rủi ro chính trị -2.5

3 Tỉ suất sinh lời +4.5 3 Lãi suất -3.5

4 Tốc độ quay vòng vốn +4 4 Sự thay đổi công nghệ -3

5 Tài sản ròng 3.5 5 Biến động thị trường -3 Điểm trung bình +4.1 Điểm trung bình -3

Tổng điểm trên trục tung: +1.1

 Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy, vecto nằm ở góc nghiêng thứ 1 (góc tấn công), điều này biểu thị rằng doanh nghiệp đang ở trong một vị thế thuận lợi về sức mạnh tài chính và lợi thế cạnh tranh Dưới đây là đề xuất một số chiến lược mà GreenJoy

Việt Nam có thể áp dụng các chiến lược như: chiến lược tập trung, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thâm nhập thị trường.

S1: Nguồn nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên S2: Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn

S3: Khả năng huy động vốn S4: Nguồn nhân công có tay nghề trong việc thu hoạch nguyên liệu Điểm yếu (W)

W1: Tạo dựng thương hiệu trên thị trường

W2: Kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử

W3: Khả năng cạnh tranh về giá

W4: Qui trình sản xuất tự động hoá

S5: Đội ngũ sáng lập công ty có kinh nghiệm ở các lĩnh vực phục vụ cho hoạt động kinh doanh

O1: Thị hiếu người tiêu dùng quan tâm đến “Tiêu dùng Xanh”

O2: Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao

O3: Chính phủ có các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

O4: Việt Nam và Liên minh Châu Âu ký hiệp định thương mại tự do

O5: Sự phát triển của các nền tảng phân phối

S1+S3+O1+O2+O3: Chiến lược phát triển sản phẩm

W1+W2+O1+O2+O3: Chiến lược thâm nhập thị trường

T1: Áp lực từ các sản phẩm thay thế

T2: Rào cản phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

T3: Rào cản gia nhập ngành

T4: Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành

T5: Công nghệ hỗ trợ sản xuất ống hút cỏ

S1+T2+T4+T5: Chiến lược chi phí thấp

W1+W3+T1+T3+T4: Chiến lược hội nhập dọc trước

Dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên và khả năng tạo ra được những sản phẩm chất lượng, GreeJoy tự hào khi có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng dưới bàn tay kinh nghiệm của các nhân viên có tay nghề cùng với đội ngũ công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Đây là lợi thế để cho doanh nghiệp khi có thể tạo ra sản phẩm với chi phí thấp dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có Cùng với việc người tiêu dùng có xu hướng “tiêu dùng xanh” và kèm theo chính phủ hỗ trợ thì chiến dịch này giúp doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm khác biệt, thân thiện với môi trường kèm theo chi phí cạnh tranh.

S1+S2+O1+O2+O3: Chiến lược phát triển sản phẩm

GreenJoy tập trung vào xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng là ngày càng quan tâm đến xu hướng sử dụng những sản phẩm mang tính thân thiện với môi trường cao, GreeJoy phát triển và tạo ra sản phẩm ống hút cỏ thân thiện với môi trường, cùng với khả năng huy động vốn thì trong tương lai, GreenJoy sẽ tạo ra nhiều hơn các sản phẩm mang tính “xanh”.

W1+W2+O1+O2+O3: Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược đưa ra nhằm mục đích mở rộng quy mô và thị phần ở thị trường Viêt Nam với những sản phẩm hiện tại như ống hút cỏ Chiến lược này không cần đầu tư mới, tận dụng ưu thế tại thị trường Việt Nam khi Việt Nam và Liên minh Châu Âu ký hiệp định thương mại tự do EVFTA và xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam ngày càng có sự quan tâm đến việc “tiêu dùng xanh” Chiến dịch này còn giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cá nhân và phát triển kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

S1+T4+T5: Chiến lược chi phí thấp

Chiến lược này đưa ra khi doanh nghiệp có điểm yếu về công nghệ sản xuất cũng áp lực từ các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên lại có lợi thế về nguồn nguyên liệu tự nhiên có sẵn nên đã tận dụng được nguồn cung tại chỗ giá rẻ đồng thời lại có thêm sự hỗ trợ từ chính phủ trong việc sản xuất kinh doanh đã giúp cho GreenJoy tạo được lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.

W1+W2+T3+T4: Chiến lược hội nhập dọc trước

Chiến lược này chủ yếu thiết lập một hệ thống, kênh bán hàng để người tiêu dùng có thể tham khảo và xem sản phẩm trước khi chính thức đặt mua giúp cho doanh nghiệp có thể cải thiện danh tiếng của thương hiệu để tiếp cận khách hàng để giảm bớt sức cạnh tranh từ các đối thủ khác, cũng như tìm kiếm được các nhà phân phối cho sản phẩm.

→ Nhận xét: Dựa vào các nhóm chiến lược đã đề xuất trong ma trận SWOT thì nhóm chiến lược SO là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp Thực hiện chiến lược này giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những điểm mạnh và cơ hội của thị trường

So sánh, đánh giá, lựa chọn chiến lược

Thông qua các ma trận IFE, EFE, ma trận SWOT và ma trận SPACE thì doanh nghiệp nên phát triển các chiến lược tập trung và thâm nhập thị trường Chiến lược tập trung giúp doanh nghiệp phát triển những sản phẩm theo hướng khác biệt hoá dựa với chi phí cạnh tranh dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có Mục đích của chiến lược này là doanh nghiệp tìm tạo ra lợi thế về sự khác biệt sản phẩm hoặc lợi thế về chi phí thấ cách đầu tư bằng cách kiểm soát hoạt động đầu vào của mình cũng như kiểm soát nguồn cung nguyên vật liệu Việc đưa ra chiến lược này khá phù hợp bởi lẽ chiến lược đã tận dụng được tiềm lực về nguồn nguyên liệu và sự khác biệt trong sản phẩm của mình của mình nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh bởi các đối thủ cạnh tranh và sự đa dạng về sản phẩm thay thế như hiện nay.

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT - Chủ Đề hoạch Định chiến lược kinh doanh Ống hút cỏ bàng của công ty tnhh greenjoy giai Đoạn 2025 2027
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT (Trang 5)
Hình 1.1 Sơ đồ phân tích hoạt động triển khai 1.2.1. Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu - Chủ Đề hoạch Định chiến lược kinh doanh Ống hút cỏ bàng của công ty tnhh greenjoy giai Đoạn 2025 2027
Hình 1.1 Sơ đồ phân tích hoạt động triển khai 1.2.1. Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu (Trang 11)
Hình 1.2. Mô hình ma trận SWOT - Chủ Đề hoạch Định chiến lược kinh doanh Ống hút cỏ bàng của công ty tnhh greenjoy giai Đoạn 2025 2027
Hình 1.2. Mô hình ma trận SWOT (Trang 14)
Hình 1.3. Mô hình ma trận SPACE - Chủ Đề hoạch Định chiến lược kinh doanh Ống hút cỏ bàng của công ty tnhh greenjoy giai Đoạn 2025 2027
Hình 1.3. Mô hình ma trận SPACE (Trang 14)
Bảng 3.1. Ma trận EFE - Chủ Đề hoạch Định chiến lược kinh doanh Ống hút cỏ bàng của công ty tnhh greenjoy giai Đoạn 2025 2027
Bảng 3.1. Ma trận EFE (Trang 28)
Bảng 3.2. Ma trận IFE - Chủ Đề hoạch Định chiến lược kinh doanh Ống hút cỏ bàng của công ty tnhh greenjoy giai Đoạn 2025 2027
Bảng 3.2. Ma trận IFE (Trang 38)
Bảng 3.1. Ma trận SPACE - Chủ Đề hoạch Định chiến lược kinh doanh Ống hút cỏ bàng của công ty tnhh greenjoy giai Đoạn 2025 2027
Bảng 3.1. Ma trận SPACE (Trang 39)
Bảng 3.5. Ma trận SWOT - Chủ Đề hoạch Định chiến lược kinh doanh Ống hút cỏ bàng của công ty tnhh greenjoy giai Đoạn 2025 2027
Bảng 3.5. Ma trận SWOT (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w