1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường

96 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Truyền Thông Thương Hiệu Công Ty Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất Và Thương Mại Tiến Trường
Tác giả Vũ Thị Bích Phương
Người hướng dẫn PGS,TS Nguyễn Quốc Thịnh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing Thương Mại
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 14,77 MB

Nội dung

Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt cùng với việc khách hàng trở nên thông thái hơn, việc xây đựng và phát triển truyền thông thương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VŨ THỊ BÍCH PHƯƠNG

PHAT TRIEN TRUYEN THONG THUONG HIEU CÔNG

TY CUA CONG TY CO PHAN DAU TU SAN XUAT VA

THUONG MAI TIEN TRUONG

LUAN VAN THAC Si KINH TE

Hà Nội, 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VŨ THỊ BÍCH PHƯƠNG

PHAT TRIEN TRUYEN THÔNG THƯƠNG HIỆU CONG

TY CUA CONG TY CO PHAN DAU TU SAN XUAT VA

THUONG MAI TIEN TRUONG

Chuyên ngành : Marketing Thương mại

Mã số : 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE

Người hướng dẫn khoa học:

PGS,TS Nguyễn Quốc Thịnh

Hà Nội, 2023

Trang 3

số liệu, kết quả trong đề tài là do tôi thực hiện dưới sự hỗ trợ, tham khảo của

các tư liệu, giáo trình liên quan Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của

minh

Tac giả luận văn

Vũ Thị Bích Phương

Trang 4

il

LOI CAM ON

Trong quả trình làm luận văn của mình, em đã nhận được nhiều sự giúp

đỡ đến từ Ban Giám hiệu, khoa Sau Đại học cùng các thầy cô giáo khoa Marketing - Trường Đại học Thương mại Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn

chân thành đến thầy PGS.TS Nguyến Quốc Thịnh, người đã tận tình hướng

dẫn và chỉ bảo em trong quá trình làm luận văn này Bên cạnh đó, em xin cảm

ơn sự giúp đỡ quý báu từ Ban Giám đốc, các anh chị phòng kinh doanh, Phòng Tài chính Kế toán của công ty Cô phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu, nhận thức tình hình đề thực hiện đề tải phục vụ cho quá trình nghiên cứu

Trong quả trình hoàn thiện luận văn, do thời gian có hạn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy em rất mong nhận được sự thông cảm

và chỉ bảo của thầy cô để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

MUC LUC

MUC LUC cece

DANH MUC CAC TU VIET TAT - TỪ TIỀNG ANH 225-222 vi

PHAN MO DAU VA TONG QUAN NGHIEN CUU DE TÀI .- 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 222-S22222222222222222222222- 22 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài -©22222s22222 222222 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -222222222222E2221722121222211212222122 6

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài ©2222 222222C22E2121222121222221212 222122 6

6 Kết cấu của luận văn 22-©22222222221212227112122271111271211.2117122.21121 2.221 xe 8

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN VE PHAT TRIEN

TRUYÊN THÔNG THƯƠNG HIỆU 2222222222EEEEEEE2222222222 2.22 9

1.1 Khái quát về thương hiệu ©2222 22ECE2222E21222223121222211222127122221221 X7 9

1.1.1 Khái niệm và vai trò của thương hiệu 2-5552 +25+£+z++ezezxrrzrrrxrsrrrrere 9 1.1.2 Phân loại thương hiệu

1.1.3 Tài sản thương hiệu theo tiêp cận khách hàng

1.2 Truyền thông thương biệu -22222SECE22EEEE2SEE23222272712222222122 2222222 17

1.2.1 Khái niệm và vai trò về truyền thông thương hiệu -522 17 1.2.2 Yêu cầu và nội dung của truyền thông thương hiệu - 22 20 1.2.3 Một số công cụ phát triển truyền thông thương hiệu cơ bản 24

1.3 Phát triển truyền thông thương hiệu: c222+222EE222222zz22EZrze+ 29

1.3.1 Nội dung của phát triển truyền thông thương hiệu: -22 29 1.3.2 Các yêu tô ảnh hưởng tới phát triển truyền thông thương hiệu 32

Trang 6

1V

CHƯƠNG 2 THUC TRANG PHÁT TRIEN TRUYEN THONG THUONG

HIEU CUA CONG TY CO PHAN DAU TU SAN XUAT VA THUONG MAI TIỀN TRƯỜNG 2222222222222222171212 2222271711212 xe 37

2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến

2,1,1; Giới thiện khái quất VỀ Công EÝ tsscsosnoiioerebbiretougeitotoigoitiotgUnovee 37

2.1.3 Cơ cầu tô chức bộ máy và nguồn lực của công ty

2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2021

2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty Cổ phần Đầu

tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường ¬ 2.2.1 Giới thiệu về thương hiệu công ty cô phan dau tư thương mại Tiến Trường.50 2.2.2 Thực trạng nhận thức về đầu tư cho hoạt động TTTH của công ty 5 Ì 2.2.3 Các hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty đang được triển khai 55 2.3 Đánh giá chung về hoạt động TTTH của Công ty cổ phần đầu tư sản xuất

và thương mại Tiến Trường -22+22C22+2222E1222222212222221112221712 271.1 e-crer 63

2.3.1 Những kết quả đạt được -2222222222222222222112227121222211112221121 2.112 ce 63 2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 2222VE22222EEEE22222222222222222222222z-2 65

CHUONG 3 MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN TTTH CONG TY CUA

CONG TY CO PHAN DAU TU SAN XUAT VA THUONG MAI TIEN

3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm phát triển TTTH của công ty 68 3.1.1 Dự báo triển vong thi trO ng 68 3.1.2 Quan diém phat trién truyén thông thương hiệu công ty của công ty Cổ phần Dau tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường

3.2 Một số giải pháp phát triển thương hiệu của công ty trong những năm tới 71 3.2.1 Giải pháp về nhận thức của công ty cho hoạt động truyền thông thương hiệu

lò 0 71

Trang 7

3.2.3 Giải pháp về phát triển TTTH công ty trong khu vực Hà Nội 78

3.3 h0 0i) 8n 4+4 80

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

Trang 8

1 WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World

Intellectual Property Organ1zation)

2 Sub-brand Thương hiệu phụ hay còn là thương hiệu con

3 LOGO biểu tượng thương hiệu (Logotype)

5 CBBE Mô hình xây dựng thương hiệu của KELLER

(Customer-Based Brand Equity)

6 KOLs một người hoặc nhóm người có tầm ảnh hưởng

đến cộng đồng (Key Opinion Leaders)

7 PR Quan hệ công chúng (Public Relations)

Trang 9

DANH MUC HINH - BANG BIEU

B 2.1.Co cầu nguồn nhân lực của công ty -22-222 2222222222222: 41 B2.2 Tình hình tài chính của công ty CP đầu tư sản xuất và thương mại Tiến

Trữ0ng năm:2019— 2021 sai s10 TSEEĐGBISADEBSERISHHEUIGISHNSĐSMES80090xE8 43

B2.3 Báo cáo tài chính của công ty năm 2021-2022 -+-2c+c+~+.+zcse 45 B2.4 Ngân sách chỉ cho hoạt động truyền thông thương hiệu - #2 HL.Logorchinh.thite tavcOne ly cesssesnesineiirinedrdienniiidigtsssigssasgtsssrspsssgsgerssngsszTiL H2 Banner quảng cáo 1 chiến dịch khai trương showroom mới của công ty treo ở lon ki 7 H3 Trích đoạn video quảng cáo trên kênh V'TCIl -255+s+z+=+z=z-= -8 H4 Trích đoạn video quảng cáo chạy trên youfube -c - 2Ø Hình 5 Hoạt động thiện nguyện của công ty ở vùng cao -. -c+-c+<++ 61 Hình 6 Các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường . -+ z+ <=+se+s++ 61

Hình 7 Công ty tham gia triển lãm quốc tế VietBuil năm 2022 - 63

SDI Quá trình lưu chuyển hàng hóa tại Công ty -22©22222z2222222zcc2zzzez 48 BD.I Tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu 53 BĐ.2 So sánh tỷ lệ số người đồng ý và không đồng ý trong khảo sát 55

BĐ 3 Mức độ nhận biết thương hiệu công ty 23S011995391901534095900809030083650sx:2SIÕ BĐ.4 Các công cụ truyền thông thương hiệu chủ yếu của công ty Ÿ7 BĐ.5 Các loại hình quảng cáo được khách hàng biết đến - #9 BD.6 Cam nhận quảng cáo của khách hàng - 552 +25++z+E+£+zz>xzezzzrrrerxrr 60 BĐ.7 Mức độ nhận biết của KH về hoạt động công đồng của công ty 62

Trang 10

PHAN MO DAU VA TONG QUAN NGHIEN CUU DE TAI

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt cùng với việc khách

hàng trở nên thông thái hơn, việc xây đựng và phát triển truyền thông thương hiệu giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và duy trì khách hàng hiện tại Với việc mở cửa thị trường và sự xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu của các công ty nước ngoài, đặc biệt là tại Hà Nội - một thị trường phát triển sôi nổi, việc xây

dựng một thương hiệu riêng biệt là yếu tố quyết định dé đạt được lợi thế cạnh

tranh trong môi trường kinh doanh này Tuy nhiên, việc chỉ đơn thuần xây

dựng thương hiệu là chưa đủ Để thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận được đến đông đảo khách hàng, các doanh nghiệp cần triển khai chiến dịch truyền

thông thương hiệu tới các khu vực thị trường khác nhau Truyền thông thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng

và phát triển thương hiệu Truyền thông thương hiệu giúp thương hiệu tiếp cận với khách hàng tiềm năng, tạo ra nhận thức và liên tưởng thương hiệu trong tâm trí khách hàng Do đó, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là một nhiệm vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp và là một đề tài có tính cấp thiết cao Nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của truyền thông thương hiệu, từ đó xây dựng và triển khai các chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và thành công của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường đã nhận thức được rằng trong những năm đầu hoạt động, vì hạn chế về tài chính và nhân sự, vấn đề phát triển truyền thông thương hiệu chưa được đặc biệt chú trọng Tuy nhiên, hiện tại khi công ty đã đạt đến mức ổn định, Công ty Cỗ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường nhận thấy tầm quan trọng

Trang 11

bách để tăng cường khả năng thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường trong

và ngoài nước, đặc biệt khi thị trường cung ứng nhân sự chất lượng cao tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua và tiềm năng thị trường vẫn còn rất lớn Do đó, việc nghiên cứu

và phát triển truyền thông thương hiệu cho công ty là một yêu cầu cấp thiết hiện nay

Với mong muốn tìm hiểu và phát triển truyền thông thương hiệu công ty, tôi đã chọn đề tài “Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường” làm đề tải luận văn thạc

sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Phát triển truyền thông thương hiệu là một phần quan trọng của quá trình

phát triển thương hiệu Nghiên cứu về phát triển truyền thông thương hiệu đã

được triển khai từ rất sớm, với nhiều công trình nghiên cứu quan trọng ở ngoai nước được công bố Các nghiên cứu này đã tập trung vào các khía cạnh khác nhau của phát triển truyền thông thương hiệu

Quan điểm về truyền thông thương hiệu được đề xuất bởi David A Aaker (1991), liên quan đến việc sử dụng truyền thông thương hiệu để xây dựng nhận thức thương hiệu: "7z~yên thông thương hiệu là một cách hiệu quả

để xây dựng nhận thức thương hiệu Khi khách hàng tiếp xúc với nhiễu thông điệp về một thương hiệu, họ sẽ bắt đầu nhận ra thương hiệu đó Nhận thức thương hiệu là một yếu tố quan trọng của tài sản thương hiệu, vì nó cho phép doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Bởi vậy, phát triển truyền thông thương hiệu như một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng và củng cố thương hiệu

Trang 12

Những đóng góp của Aaker cho phát triển truyền thông thương hiệu đã được các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trên thế giới ghi nhận Mô hình phát triển truyền thông thương hiệu của Aaker đã trở thành một công cụ hữu ich dé các doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Với tác giả Mare Gobé (2001), cho rằng truyền thông thương hiệu không

chỉ là truyền tải thông điệp về một thương hiệu đến khách hàng tiềm năng Nó

còn là về việc tạo ra kết nối cảm xúc với khách hàng Gobé tin rằng khách hàng không chỉ mua sản phẩm hoặc dịch vụ, họ còn mua cảm xúc Do đó, truyền thông thương hiệu hiệu quả là truyền thông thu hút cảm xúc của khách hàng Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các yếu tố cảm xúc

như niềm vui, sự hài lòng, sự phấn khích, v.v "Ki khách hàng cảm thấy kết

nối cảm xúc với một thương hiệu, họ sẽ có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó Họ cũng sẽ có nhiễu khả năng trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu." Những quan điểm này của Gobê

đã góp phần định hình cách tiếp cận truyền thông thương hiệu hiện đại Các

doanh nghiệp ngày nay ngày cảng chú trọng đến việc tạo ra kết nối cảm xúc với khách hàng thông qua các hoạt động truyền thông thương hiệu

"Truyền thông thương hiệu là một cuộc chiến giành vị trí trong tâm trí khách hàng " hay "Truyên thông thương hiệu cần tập trung vào việc tao ra sự khác biệt cho thương hiệu." Quan điểm của tác gia Al Ries va Jack Trout (2001) cho rằng truyền thông thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng và định vị thương hiệu Họ tin rằng truyền thông thương hiệu cần tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng Điều này cho thấy truyền thông thương hiệu cần tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu và lặp đi lặp lại thông điệp thương hiệu để tạo ra sự ghi nhớ Những quan điểm này đã góp phần định

hình cách tiếp cận truyền thông thương hiệu hiện đại.

Trang 13

thương hiệu ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan điểm mới về truyền thông thương hiệu, phù hợp với thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam Một số quan điểm nghiên cứu phát triển truyền thông thương hiệu ở trong nước có

thể kể đến như:

Theo quan điểm của thầy PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh (2018), phát triển thương hiệu là quá trình tăng cường và gia tăng giá trị chất lượng của thương

hiệu Điều này được thể hiện qua việc củng có, duy trì, bảo vệ, hồi sinh va

làm mới giá trị của thương hiệu trong tâm trí khách hàng Quan điểm này cũng cho rằng một thương hiệu không thể phát triển, thậm chí khó có thể tồn tại, nếu chủ sở hữu thương hiệu không áp dụng các chiến lược hợp lý để duy

trì và phát triển dựa trên yếu tố thị trường và định hướng phát triển chung của

công ty Quá trình duy trì và phát triển thương hiệu có thể bao gồm nhiều hoạt

động liên tục và kết hợp nhau nhằm nuôi dưỡng hình ảnh thương hiệu trong

tâm trí khách hàng, tạo cơ hội thu hút một số lượng ngày càng lớn khách hàng

để họ biết, chấp nhận, ghi nhớ và có thái độ tích cực đối với thương hiệu của

doanh nghiệp

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), về vai trò của truyền thông thương hiệu đối với sự thành công của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng truyền thông thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp gia tăng nhận thức và liên tưởng thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang, (2015), về các yếu tố tác động đến hiệu quả truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu đã xác định một số yếu tố tác động đến hiệu quả truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm:

Trang 14

- Thông điệp thương hiệu: Thông điệp thương hiệu cần rõ ràng, súc tích

và phù hợp với đối tượng mục tiêu

- Kênh truyền thông: Kênh truyền thông cần phù hợp với đối tượng mục tiêu và mục tiêu truyền thông

- Nội dung truyền thông: Nội dung truyền thông cần hấp dẫn và thu hút

- Sự phát triển của công nghệ truyền thông: Sự phát triển của công nghệ truyền thông đã mở ra nhiều kênh truyền thông mới cho doanh nghiệp

- Sự cá nhân hóa của truyền thông thương hiệu: Truyền thông thương

hiệu cần được cá nhân hóa để phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng

- Sự tương tác của truyền thông thương hiệu: Truyền thông thương hiệu cần tạo ra sự tương tác với khách hàng đề thu hút sự quan tâm và gắn bó của họ Những quan điểm nghiên cứu phát triển truyền thông thương hiệu ở trong nước đã góp phần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của truyền thông thương hiệu Các đoanh nghiệp đã có những đầu

tư tích cực hơn cho hoạt động truyền thông thương hiệu để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình Từ đó, có thể thấy rằng quan niệm về xây dựng

thương hiệu và phát triển thương hiệu là khác nhau từ quan điểm của các tác

giả trong và ngoài nước, các nghiên cứu đó chỉ mới đề cập đến việc xây dựng thương hiệu, nhưng chỉ là việc xây dựng thương hiệu trong mối quan hệ với giá trị thương hiệu và chưa đưa ra quan điểm tiếp cận sâu sắc về phát triển thương hiệu

Trang 15

triển truyền thông thương hiệu của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường Từ đó, nhiệm vụ nghiên cứu gồm:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển truyền thông thương hiệu của công ty

- Phân tích thực trạng phát triển truyền thông thương hiệu của Công ty

Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường giai đoạn 2020-2022,

từ đó, đưa ra những đánh giá và chỉ ra được những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế đó

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty Tiến Trường

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về phát triển truyền thông thương hiệu nói chung và tại Công ty Cổ phần Đầu

tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường nói riêng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu định hướng của phát triển truyền thông thương hiệu của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường theo các nội dung như: thực trạng nhận thức, thực trạng đầu tư và thực trạng phát triển truyền thông thương hiệu

- Phạm vi thời gian: dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và các số liệu

thu thập từ các phòng chức năng trong công ty từ năm 2020 — 2022, các giải pháp đưa ra được áp dụng trong khoảng thời gian 3 năm từ 2023 — 2025

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: tìm kiếm từ các nguồn nội bộ

Trang 16

và ngoại bộ Nguồn thông tin nội bộ bao gồm các báo cáo tải chính của công

ty qua các năm, cung cấp dữ liệu chính xác và đáng tin cậy dé phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại của công ty Ngoài ra, thông tin từ các nguồn bên ngoài như bài báo, đánh giá và thông tin trên internet cũng cung cấp thông tin về sự phát triển của công ty và hướng đi trong tương lai, đồng thời cung cấp hình ảnh về thương hiệu công ty trong mắt khách hàng Việc

tìm hiểu và thu thập dữ liệu từ các nguồn này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn

tổng quan về Công ty và tạo ra cơ sở để phát triển các chiến lược vả quyết định kinh doanh hiệu quả Sự kết hợp giữa thông tin nội bộ và ngoại bộ sẽ

mang lại cái nhìn toàn diện về tình hình và tiềm năng của công ty, từ đó định

hình được hướng phát triển và xây đựng một thương hiệu mạnh mẽ, đáng tin cậy trong tâm trí khách hàng

-_ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập từ khảo sát khách hàng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

thuận tiện tại Hà Nội Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 180 phiếu, thu về 180 phiếu Thời gian tiến hành khảo sát là từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2023 tại một số

điểm bán của Công ty với những khách hàng ngẫu nhiên có mua sản phẩm và một

số khách hàng quen thuộc của Công ty (khách hàng dự án)

5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Sau khi thu thập các dữ liệu, tác giả áp dụng các phương pháp phân tích

khác nhau để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh vả phát triển thương hiệu

của công ty

Phương pháp tổng hợp, trong đó tác giả thống kê và tổng hợp thông tin

từ phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn trực tiếp vả các nguồn dữ liệu thứ cấp Qua việc so sánh, phân tích và đánh giá các vấn đề có liên quan, để tạo ra cái nhìn tổng quan và những thông tin cần thiết

Phương pháp so sánh cũng được áp dụng, dựa trên thông tin và dữ liệu

thu thập, tác giả rút ra kết luận về tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động

Trang 17

Những phương pháp này cung cấp cơ sở để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kinh doanh và phát triển thương hiệu của công ty, từ đó đưa ra những quyết định và chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ

6 Kết cầu của luận văn

Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, chương mở đầu, kết luận, các danh mục và phụ lục, luận văn cấu trúc như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển truyền thông thương hiệu

Chương 2: Thực trạng phát triển truyền thông thương hiệu của công ty

cổ phân đâu tư sản xuất và thương mại Tiễn Trường

Chương 3: Một số giải pháp phát triển truyền thông thương hiệu công ty của công ty cổ phân đâu tư sản xuất và thương mại Tiễn Trường

Trang 18

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN VE PHAT TRIEN

TRUYEN THONG THUONG HIEU 1.1 Khái quát về thương hiệu

1.1.1 Khái niệm và vai trò của thương hiệu

Thương hiệu không chỉ đơn giản là một dấu hiệu đề phân biệt sản phẩm

và dịch vụ của một công ty với các đối thủ khác, mà còn mang một vai trò quan trọng hơn trong việc xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và

vị trí, hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng Việc xây dựng một thương

hiệu đáng tin cậy là một quá trình đòi hỏi sự cống hiến không ngừng và đầu tư

đáng giá từ phía công ty Tuy nhiên, thực tế các công ty vẫn chưa thực sự nhận thức được vai trò quan trọng của thương hiệu và gặp khó khăn trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình Điều này chính là lý do luận văn này muốn nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu Mục tiêu là giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sức mạnh của thương hiệu và cung cấp hướng dẫn về cách phát triển và bảo vệ nó một cách hiệu quả

Trong kinh doanh và tiếp thị, thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp Các khái niệm về thương hiệu trên thế giới và Việt Nam có những điểm tương đồng và

khác biệt, chủ yếu liên quan đến văn hóa, thị trường và xu hướng tiêu dùng

Dựa trên quan điểm "Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp sự thể

hiện của các thành tố thương hiệu trên các phương tiện và môi trường khác

nhau nhằm nhận biết, phân biệt và thể hiện đặc tính thương hiệu” (Thịnh &

Trung, 2019) Cac tác giả này đưa ra quan điểm tiếp cận thương hiệu mới, đó

là “thương hiệu là kinh nghiệm” Đây là một quan điểm tiếp cận khác với

quan điểm truyền thống về thương hiệu là một tên gọi, một logo, một thông điệp quảng cáo, hay một bộ nhận diện thương hiệu Theo quan điểm này,

Trang 19

thương hiệu không chỉ đơn thuần là một cái tên hay một logo mà còn là trải nghiệm mà khách hàng nhận được từ sản phẩm hay dịch vụ của công ty Thương hiệu được xây dựng dựa trên những kết quả mà khách hàng trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó Tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường chăm sóc khách hảng và tạo ra các trải nghiệm tích cực cho khách hàng là điều công ty cần phải quan tâm đến Quan

điểm này đánh giá hiệu quả thương mại dựa trên kết quả thực tế, do đó nó tập

trung vào những trải nghiệm thực tế của khách hàng thay vì chỉ quan tâm đến những thông điệp truyền tải từ quảng cáo Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư thêm vào việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng thực sự muốn trải nghiệm, đề xây dựng và giữ chân được khách hàng trung thanh

Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và định vị của doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng Trong quá trình quyết định mua hàng, khách hàng thường dựa trên những cảm nhận cá nhân của mình Thương hiệu giúp tạo ra những ấn tượng và hình ảnh đặc biệt

về sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó thúc đây khách hàng chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp trong một thị trường đầy cạnh tranh, trong đó có nhiều sản phẩm có chức năng tương tự từ các doanh nghiệp khác Thương hiệu là lời cam kết, lời hứa giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng: Một khi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm với một thương hiệu nào đó, họ chấp nhận rằng họ tin tưởng thương hiệu đó Người tiêu dùng tin tưởng vào một thương hiệu, tiềm năng và chất lượng nhất quán của các mặt hàng họ sử dụng mang thương hiệu đó, hoặc về mặt cung cấp một sản phẩm, dịch vụ vượt trội hoặc định vị

rõ ràng - dễ dàng tạo ra giá trị cá nhân độc đáo cho người dùng Tắt cả những điều

nảy giống như một cam kết thực sự giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Về cơ bản, khi khách hàng đón nhận một thương hiệu, điều đó có nghĩa

là họ tin rằng lời cam kết của doanh nghiệp sẽ luôn được thực hiện Kế quả

Trang 20

11

là, các doanh nghiệp vi phạm các cam kết mang tính ràng buộc pháp lý hoặc ngầm định đều có nguy cơ bị khách hàng quay lưng Thương hiệu giúp lôi kéo nhà đầu tư và củng cô các mối quan hệ với bạn hàng, nhà cung ứng Khi thương hiệu trở nên noi tiéng, khang dinh duoc vi thé trong thị trường sẽ thu

hút các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp, từ đó tạo nên một môi trường

thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần

hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô

Thương hiệu là tải sản vô hình có giá trị của doanh nghiệp và có giá đối với doanh nghiệp, việc chuyển nhượng hay chuyển giao quyền sử dụng

thương hiệu sẽ trở nên giá trị hơn nhiều nhiều so với tổng tài sản hữu hình của

doanh nghiệp khi thương hiệu đó có giả trị

1.1.2 Phân loại thương hiệu

Phân loại thương hiệu trước hết giúp các nhà quản trị nhận dạng rõ hơn

từng loại thương hiệu gắn với các đặc trưng nhất định, để từ đó đưa ra cách thức tiếp cận đúng đắn hơn về chúng, bởi mỗi loại thương hiệu sẽ có phạm vi

bao trùm và đối tượng công chúng đối thoại là khác nhau, mang những đặc

trưng khác nhau, được định vị riêng Vì thế phân loại và phân cấp thương hiệu

sẽ thực sự cần thiết để thiết lập sơ đồ kiến trúc thương hiệu và xây dựng danh

mục thương hiệu chiến lược trong mỗi doanh nghiệp, thông qua đó, phục vụ cho công tác hoạch định và phát triển chiến lược thương hiệu Khi thương hiệu được phân cấp tức là xác định rõ những loại sản phẩm mang thương hiệu, mối liên lệ giữa chúng, các mô hình thương hiệu được lựa chọn phù hợp Từ đó đưa ra những biện pháp quản trị tương thích cho từng loại và cấp

độ, dễ dàng hơn trong sảng lọc để đầu tư hoặc giảm đầu tư đối với một

thương hiệu nhất định

Một số tiêu chí chủ yếu thường được dùng để phân loại thương hiệu:

- Dựa vào mức độ bao trùm của thương hiệu:

Trang 21

- Dựa vào vai trò của thương hiệu

- Dựa vào đối tượng mang thương hiệu

- Dựa vào phạm vi sử dụng thương hiệu

Luận văn này sẽ tập chung phân loại thương hiệu dựa trên vai trò của thương hiệu, bao gồm:

Thương hiệu mẹ: là thương hiệu có một hoặc nhiều thương hiệu con Thương hiệu mẹ cũng có thể được gọi là thương hiệu ô dù hoặc thương hiệu gia đình, là thương hiệu đóng vai trò chủ đạo, thể hiện rõ nét và nỗi bật trên sản phẩm và trong các hoạt động truyền thông Đây là thương hiệu thường được thể hiện nổi bật, rõ ràng cả trên sản phẩm, các ấn phẩm và hoạt động truyền thông

Thương hiệu con: Thương hiệu con (Sub-brand) có thể là một công cụ chiến lược để các nhà quản lý thương hiệu sửa đổi những mong đợi của khách hàng Một sub-brand là một thương hiệu trực thuộc một thương hiệu Một thương hiệu con sử dụng một tên riêng cho một sản phẩm và dịch vụ có thể phát triển thương hiệu của chính nó Thương hiệu con có những kỳ vọng và tính cách khách hàng riêng khác với thương hiệu mẹ Sub-brand có thể là một công cụ mạnh mẽ cho các nhà tiếp thị Chúng tôi khám phá một số nghiên

cứu điển hình về các Sub-brand đã được sử dụng thành công đề phân biệt một

sản phẩm hoặc nhằm mục tiêu vào thị trường thích hợp Một Sub-brand là một thương hiệu nằm trong một thương hiệu Sub-brand là một tên duy nhất được kết hợp với thương hiệu mẹ Sub-brand luôn xuất hiện trong bối cảnh của thương hiệu mẹ Sub-brand có thể có thương hiệu con của riêng nó Cách

dễ dàng để biết một công ty có coi một thứ gì đó là một Sub-brand hay không

là có dấu hiệu của nhãn hiệu đăng ký, nhãn hiệu bản quyền hoặc nhãn hiệu

bên cạnh tên sản phẩm

'Ví dụ về một thương hiệu con thành công đang hoạt động ngày nay: Công ty mẹ: Tập đoàn MecDonald”s

Trang 22

13

Thương hiệu mẹ: MeDonald”s

Sub-brand: Big Mac

Sản phẩm: Hamburger hai tầng, Hamburger hai tầng Patty

Các thương hiéu phu khac: McChicken, McCafe, Egg McMuffin,

Mighty Angus

McDonald’s Big Mac là một ví dụ tuyệt vời về cách một thương hiệu con có thể sửa đổi kỳ vọng của khách hàng Họ có thể gọi nó là hamburger hai tầng, nhưng bạn sẽ mong đợi một thứ hoàn toàn khác so với Big Mac Một Big Mac có nước sốt đặc biệt thay vì gia vị Big Mac đã có một cuộc sống của riêng mình, và điều đó xảy ra bởi vì giám đốc điều hành MeDonald's vào năm

1967 quyết định tạo ra một sản phẩm mang nhãn hiệu con thay vì một chiếc bánh hamburger cũ đơn thuần với nhiều thịt hơn

1.1.3 Tài sản thương hiệu theo tiếp cận khách hàng

Phát triển thương hiệu nói chung và phát triển truyền thông thương hiệu nói riêng nhằm mục đích cuối cùng đề gia tăng nhận diện, nâng cao nhận thức của công chung về thương hiệu Từ đó danh tiếng của thương hiệu được công

chúng ghi nhận góp phần khẳng định danh tiếng uy tín thương hiệu đi cùng

với chất lượng sản phẩm Trong nghiên cứu marketing, cách tiếp cận tài sản thương hiệu dựa vào khách hàng (CBBE) được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ hơn bởi “nếu một thương hiệu không có ý nghĩa với khách hàng thì không một định nghĩa nào về tài sản thương hiệu là thực sự có ý nghĩa” (C.J Cobb- Walgren, C Beal, N Donthu, 1995, tr 25-40) Suy cho cùng, nguồn gốc của tất cả mọi hoạt động đều phải xuất phát từ khách hàng Do vậy, cách tiếp cận

CBBE chính là tiền đề cho cách tiếp cận tài sản thương hiệu theo quan điểm

tài chính Theo đó, trong luận văn này, tài sản thương hiệu được tiếp cận dựa trên quan điểm khách hàng Khái niệm phổ biến được chấp nhận rộng rãi trong lý luận về tải sản thương hiệu là định nghĩa của Aaker (1991) Theo

Trang 23

Aaker (1991), tài sản thương hiệu là một tập hợp các tài sản và nghĩa vụ liên quan đến tên và biểu tượng của thương hiệu, làm gia tăng hay giảm đi giá trị

mà một sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho một công ty và/hoặc khách hàng của công ty Đây cũng là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu sau này trích

dẫn nhiều

Aaker được coi là một trong những chuyên gia thương hiệu đầu tiên đề cập tới khái niệm này với mô hình tài sản thương hiệu dựa vào khách hàng, được công bố trong một bài báo xuất bản năm 1991 Aaker đã xây dựng một

mô hình tài sản tài sản thương hiệu với bốn yếu tố cầu thành chính:

- Nhận biết thương hiệu đề cập đến khả năng của khách hàng trong việc nhận dạng và nhớ rõ một thương hiệu cụ thể trong bộ sưu tập của họ Điều này ám chỉ đến việc thương hiệu đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và gắn kết trong tâm trí khách hảng

Khi khách hàng có khả năng nhận biết thương hiệu một cách dễ dàng

và chính xác, thì thương hiệu đã đạt được một mức độ nhận thức cao trong

tâm trí của họ Điều này có thể đảm bảo rằng thương hiệu sẽ được ghi nhớ và

gợi lên sự quan tâm khi khách hàng đối mặt với quyết định mua hàng

Nhận biết thương hiệu còn liên quan đến việc tạo ra các yếu tố độc đáo

và phân biệt cho thương hiệu Khi khách hàng có thể nhận biết và phân biệt

thương hiệu một cách đễ dàng, thì thương hiệu đó có thể xây dựng một vị thế

độc quyền và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh

Do đó, nhận biết thương hiệu theo Aaker đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và thành công, bằng cách tạo ra sự nhớ đến và tạo nên sự khác biệt trong tâm trí khách hàng

- Liên tưởng thương hiệu liên quan đến các ý tưởng, hình ảnh và giá trị

mà thương hiệu kích hoạt trong tâm trí khách hàng Khi khách hàng nghe đến tên thương hiệu hoặc nhìn thấy biểu trưng của nó, liên tưởng thương hiệu sẽ

Trang 24

kích hoạt những khái niệm, cảm xúc và kính nễ liên quan đến thương hiệu đó Điều này có thể bao gồm các trải nghiệm trước đây với thương hiệu, thông tin

quảng cáo và truyền thông, đặc điểm sản phẩm, giá trị đại diện, cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng mà khách hàng gắn kết với thương hiệu

Liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ có thể tạo ra một ấn tượng sâu sắc và đặc biệt trong tâm trí khách hàng, giúp thương hiệu nổi bật và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh Nó cũng có thể gợi lên những cảm xúc tích cực và tạo

ra sự kích thích, thu hút khách hàng đến với thương hiệu và sản phẩm của nó

Qua việc xây dựng liên tưởng thương hiệu chính xác và khéo léo, thương hiệu có thể tạo ra một bản sắc riêng biệt và truyền tải những giá trị và

ý nghĩa đặc trưng của mình cho khách hàng Điều này giúp thương hiệu xây

dựng một hệ thống giá trị và kết nối sâu sắc với khách hàng, tạo ra lòng tin va

Chất lượng cảm nhận cũng liên quan đến sự đồng nhất và nhất quán

trong trải nghiệm khách hàng với thương hiệu Nếu khách hàng nhận thấy sự

phù hợp và tương thích giữa những gì thương hiệu hứa hẹn và những gì thương hiệu thực sự mang lại, họ sẽ cảm nhận được chất lượng của thương hiệu và cảm thấy hải lòng với trải nghiệm của mình

Chất lượng cảm nhận là một yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin va

sự cam kết từ phía khách hàng Khi khách hàng có cảm nhận tích cực về chất

Trang 25

lượng của thương hiệu, họ có xu hướng trở thành những người ủng hộ và

trung thành với thương hiệu đó Điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng và

thành công dài hạn cho thương hiệu

Do đó, chất lượng cảm nhận theo Aaker đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và định hình hình ảnh và đặc điểm của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, cung cấp một trải nghiệm tốt và đáp ứng mong đợi của họ

- Trung thành thương hiệu đề cập đến mức độ mà khách hàng cam kết

và duy trì sự ủng hộ đối với một thương hiệu trong thời gian dài

Khi khách hàng trung thành với một thương hiệu, họ có xu hướng mua sắm và

sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó liên tục Họ hiểu rằng thương hiệu đáng tin cậy và đáp ứng mong đợi của họ, và do đó, họ không có nhu cầu tìm kiếm các lựa chọn thay thế từ các thương hiệu khác

Trung thành thương hiệu cũng liên quan đến sự tương tác và tương tác tích cực giữa khách hàng và thương hiệu Khách hàng trung thành có thể có

sự kết nối tâm lý với thương hiệu, cảm thấy hải lòng và hỗ trợ giá trị và tầm nhìn của thương hiệu Họ có thể truyền tải sự hải lòng của mình cho người

khác và đóng vai trò như những nhân viên quảng cáo không trực tiếp của thương hiệu

Đối với một doanh nghiệp, trung thành thương hiệu là mục tiêu quan trọng, bởi vì khi khách hàng trung thành, họ thường sẵn lòng trả giá cao hơn, tao ra giá trị lâu dài và có khả năng tạo ra doanh thu ổn định trong tương lai Ngoài ra, khách hàng trung thành cũng có khả năng kháng cự trước các chiến dịch tiếp thị của đối thủ và có sẵn lòng chấp nhận sự thay đổi trong thương hiệu một cách tích cực

Tổng quát, trung thành thương hiệu theo Aaker đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ dang tin cậy và lâu dài giữa thương hiệu và

khách hàng Điều này đòi hỏi sự cung cấp liên tục và đáng tin cậy của giá trị

Trang 26

17

và trải nghiệm từ phía thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển

và thành công bền vững của thương hiệu

Ngoài ra còn có các tài sản thương hiệu độc quyền khác như bản quyền, bằng sáng chế Các yếu tố cấu thành trong nghiên cứu của Aaker (1991) được coi là hướng nghiên cứu chính về CBBE Mô hình CBBE của Aaker (1991) được xem là một trong những mô hình đo lường tài sản thương hiệu dựa vào khách hàng có tính khái quát cao, đã được các nhà nghiên cứu tiến

hành kiểm chứng thực tiễn cho nhiều loại sản phâm, nhiều ngành khác nhau

1.2 Truyền thông thương hiệu

1.2.1 Khái niệm và vai trò về truyền thông thương hiệu

Khái niệm về truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu là một hoạt động của truyền thông marketing, là hoạt động mang tính xã hội “Truyền thông thương hiệu thực chất là một hoạt động trong những hoạt động truyền thông marketing, theo đó Truyền thông thương hiệu (Brand Communication) là quá trình tương tác và chia sé thông tin về thương hiệu giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, cộng đồng và các bên có liên quan Như vậy, truyền thông thương hiệu như là hoạt động giao tiếp chủ yếu nhất của doanh nghiệp (hoặc một tổ chức, cá nhân, địa phương) với các bên có liên quan trong hoạt động của mình, gồm cả bên trong

và bên ngoài của doanh nghiệp/tổ chức đó ”(Thịnh, 2018, tr.167)

Mục tiêu của truyền thông là giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của thương hiệu trên thị trường, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp Điều nay rat quan trong dé tạo nên sự tín nhiệm và niềm tin của khách hàng vảo thương hiệu của doanh nghiệp Truyền thông thương hiệu còn tạo niềm tin

của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp Nếu khách hàng

tin tưởng và thấy được giá trị của thương hiệu, họ sẽ hải lòng với sản

Trang 27

phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và dễ đảng quay lại mua tiếp truyền thông

thương hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thông

qua các phương tiện truyền thông khác nhau như truyền hình, báo chí, truyền thông trực tuyến, v.v Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ, đồng thời tăng doanh số bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp Thêm vào đó truyền thông giúp tạo ra nhu cầu tiêu dùng cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thông qua việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo và thu hút mùa thu Việc tạo ra nhu cầu tiêu dùng sẽ giúp tăng doanh số bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp doanh nghiệp duy trì và phát triển thương hiệu thông qua việc liên tục cập nhật và phát triển các chiến lược

truyền thông mới dé phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng TTTH

là một hoạt động quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu ngay từ khi doanh nghiệp gia nhập thị trường Hoạt động này không chỉ có tác dụng ngắn hạn mà còn kéo dài và tiếp tục thay đổi theo thời gian, nhằm đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của khách hàng TTTH giúp tạo ra sự đồng thuận và tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua các hoạt động giao tiếp

và tương tác như trò chuyện, thăm dò ý kiến, đánh giá phản hồi v.v.v Điều

này giúp tạo ra một môi trường tin cậy và thân thiện với khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp bám bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hảng

Vai trò của truyền thông thương hiệu trong phát triển doanh nghiệp Tạo đựng niềm tin

- Vai trò đầu tiên của việc truyền thông cho một thương hiệu là tạo dựng niềm tin của công chúng về thương hiệu đó Khách hàng sẽ chỉ quyết định mua sản phẩm, dịch vụ, của thương hiệu mà họ tin tưởng

- Niềm tin trong lòng khách hàng có thể được tạo dựng nên thông qua

những chiến dịch truyền thông quy mô lớn và liên tục Việc nhắc đi nhắc lại

về thương hiệu sẽ khiến cho mọi người có xu hướng dần tin vào điều đó, trừ

những điều thực sự hư cấu và vô lý

Trang 28

19

- Bên cạnh đó, người làm truyền thông cũng thường sử dụng những phương pháp khác như mời các KOLs nhằm đánh vào tâm lý đám đông, hay đưa ra những dẫn chứng, bằng chứng tin cậy để xua tan đi sự nghỉ ngờ của công chúng

Thay đổi quan điểm, định hướng hành vi

- Một chiến dịch truyền thông thương hiệu thành công là phải thay đổi

được quan điểm của công chúng về thương hiệu và định hướng hành vi của

họ theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có thể tạo

dựng được niềm tin mà vẫn không thể khiến khách hàng thay đổi hành vi thi thương hiệu đó vẫn thất bại

- Doanh nghiệp sẽ thay đổi quan điểm của khách hàng bằng cách tập trung vào vấn đề của họ, sau đó tìm ra đáp án hay động lực giúp họ giải quyết

vấn đề Chứng minh cho khách hàng thấy nhãn hiệu mới này là một nhãn hiệu

uy tín, rằng sản phẩm nảy là lựa chọn tốt nhất cho họ

- Thông thường khách hàng sau khi xem quảng cáo sẽ không mua ngay

Họ cần được tác động bởi những chiến lược phù hợp để đưa ra lựa chọn cuối

cùng Những chiến lược đó có thể là tạo ra sự tò mò, kích thích đối với khách hàng, từ đó đần dần thay đổi hành vi của họ, hướng họ đến quyết định mua và

sử dụng sản phẩm, dịch vụ

Trở nên quen thuộc trong tâm trí khách hàng

- Sau khi đã được khách hàng tin tưởng và lựa chọn, truyền thông

thương hiệu sẽ tiếp tục đóng vai trò làm cho thương hiệu trở thành một điều

không thể thiếu trong lòng khách hàng

- Các doanh nghiệp, thậm chí cả khi đã chiếm lĩnh gần như toản bộ thị

trường, vẫn tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, không ngừng quảng cáo sản phẩm Mục đích của họ là tiếp tục tạo ra sự quen thuộc, khiến cho những yếu tế nhận diện của thương hiệu ăn sâu vào trong tâm trí khách hàng Điều này cũng

Trang 29

giống như khi học thuộc một bài thơ, bài văn vậy, liên tục nhắc lại cho khách

hàng nhớ về thương hiệu

- Một khi khách hàng đã có thói quen, có dấu ấn trong tâm trí, họ sẽ là những khách hàng thân thiết tiềm năng cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đó

Nâng cao giá trị thương hiệu

- Giá trị của một thương hiệu không phải giá trị hiện vật khối tài sản của

doanh nghiệp, nó được định giá bằng mức độ tin cậy của khách hang, bang su

ảnh hưởng sâu rộng của thương hiệu đó với thị trường, với người tiêu dùng

Các chiến lược truyền thông thương hiệu làm gia tăng niềm tin của

khách hàng, hướng được càng nhiều người lựa chọn, thì cũng đồng thời làm

cho giá trị thương hiệu không ngừng tăng lên

- Bên cạnh giá trị thương hiệu, giá trị của sản phẩm mà thương hiệu cung cấp cũng được tăng lên theo đó

Kích cầu tiêu thụ sản phẩm

- Xét đến cùng thì mọi nỗ lực quảng bá, truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp thì đều là nhắm đến mục tiêu bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, tức là gia tăng doanh số và tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Truyền thông thương hiệu hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đưa

sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp gần hơn đến nhiều người tiêu dùng Bằng

cách tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng, truyền thông thương hiệu tạo

ra sự nhận thức và thúc đây nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp Điều nảy đồng nghĩa với việc tăng cơ hội tiếp cận thị trường và tạo động lực cho người tiêu đùng chọn lựa và sử đụng sản phẩm từ doanh nghiệp hơn

1.2.2 Yêu cầu và nội dung của truyền thông thương hiệu

TTTH là một khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một thương hiệu Nội dung TTTH cần bám sát vào những yêu cầu vả nguyên tắc cơ bản trong TTTH

Trang 30

Ø1

Đảm bảo sự trung thực và minh bạch: TTTH cần tuân thủ nguyên tắc

trung thực và minh bạch Điều này đòi hỏi thông tin về thương hiệu và sản

phẩm phải được đưa ra một cách trung thực, không gian dối Trung thực không chỉ là một yêu cầu pháp lý, mà còn là một nguyên tắc đạo đức trong lĩnh vực quảng cáo Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, việc truyền thông không đúng sự thật làm hoài nghỉ và sự thiếu tin tưởng từ phía khách hàng và công chúng Điều này sẽ gây hại cho việc xây dựng thương hiệu nói chung và hoạt động truyền thông thương hiệu nói riêng

Ngoài ra, truyền thông cũng cần được thực hiện một cách minh bạch

Điều này đòi hỏi chúng ta phải truyền tải đầy đủ và rõ ràng những thông tin

cần thiết đến công chúng và khách hàng Không nên che giấu các hạn chế của sản phẩm hay thương hiệu mà chúng ta đại diện Việc che giấu những thông tin này sẽ chỉ gây ra khó khăn và khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp, đặc biệt khi nguồn gốc của vấn đề lại nằm bên trong doanh nghiệp, từ

chính nhân viên

Để đạt được sự thành công trong truyền thông thương hiệu, chúng ta cần bám trung thực và minh bạch trong mọi hoạt động Điều này sẽ giúp xây

dựng lòng tin và niềm tin từ khách hàng và công chúng, đồng thời tạo ra môi

trường lành mạnh và bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp Tối ưu hiệu quả hoạt động truyền thông: Hiệu quả là một yếu tố quan trọng cần được chú trọng trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động truyền thông

thương hiệu Tuy hiệu quả thường được đo bằng mối liên hệ giữa kết quả và

chi phí, nhưng trong quá trình xây dựng thương hiệu, nó còn điểm mấu chốt

hơn nhiều là sự nhận thức về thương hiệu và các liên tưởng thương hiệu mà

doanh nghiệp tạo ra qua hoạt động truyền thông

Việc đánh giá hiệu quả của TTTH giữa hoạt động quảng cáo và hoạt động quan hệ công chúng (PR) có thể khác nhau Khi đề cập đến hiệu quả của

Trang 31

TTTH, các nhà quản lý thường xác định rõ các kết quả đã đạt được và liên kết

chúng với tổng chỉ phí của các hoạt động truyền thông Tuy nhiên, kết quả không chỉ bao gồm sự gia tăng doanh thu mà còn đánh giá mức độ nhận thức

và cảm nhận của khách hàng về thương hiệu và sản phẩm

Vi vay, dé tối ưu hiệu quả hoạt động truyền thông, chúng ta cần xem xét cách tiếp cận khác nhau và tìm ra các phương pháp đo lường phù hợp Mục tiêu không chỉ là tăng doanh thu, mà còn là xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và được khách hàng tin tưởng Qua đó, việc nắm bắt nhận thức và cảm nhận của khách hàng sẽ giúp chúng ta định hình và điều chỉnh chiến lược

để đạt được kết quả tốt nhất

- Đồng hành với ý tưởng truyền tải: Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu đối với hoạt động TTTH Thành công trong việc truyền tải ý tưởng

không thể thiếu việc chuyển đổi chúng thành các thông điệp truyền thông

Việc biến đổi ý tưởng thành thông điệp không phải lúc nảo cũng đơn giản, yêu cầu sự hiểu biết rõ về đối tượng nhận thông điệp và những ý tưởng cần được truyền tải Bằng việc tuân thủ các nguyên tắc truyền tải ý tưởng, chúng

ta có thể tạo ra các thông điệp phù hợp với người nhận, giúp họ hiểu rõ và tương tác một cách chính xác và hiệu quả Sự thiếu sót trong việc tuân thủ nguyên tắc truyền tải ý tưởng có thể dẫn đến kết quả truyền thông không như mong đợi, gây khó khăn cho công chúng và khách hàng trong việc hiểu rõ ý tưởng thương hiệu của doanh nghiệp

- Tao ra gia trị cho các đối tac va cộng đồng: Truyền thông, đặc biệt là hoạt động quan hệ công chúng (PR), không chỉ đem lại lợi ích cho những người tham gia truyền thông, mà còn quan trọng hơn là phải mang đến giá trị cho các đối tác liên quan và cộng đồng Giá trị này có thể được nhìn thấy qua những giá trị tỉnh thần mà công chúng nhận thức và trải nghiệm, cũng như những ảnh hưởng vật chất mà hoạt động truyền thông thương hiệu mang lại

Trang 32

23

(như tổ chức sự kiện hoặc tài trợ chương trình khuyến mãi) Khách hàng sẽ

nhận thức tích cực hơn, thu hút sự quan tâm và khả năng ghi nhớ cao hơn đối với thương hiệu khi doanh nghiệp hoạt động TTTH đem lại lợi ích cho cộng đồng và khách hàng Điều này cũng đồng nghĩa với việc truyền thông thành công có thé xây dựng một kết nói tốt hơn và tăng cường quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng Việc đạt được giá trị đa phương qua hoạt động TTTH đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hình ảnh tích cực và đáng tin cậy cho doanh nghiệp Doanh nghiệp không chỉ tăng cường lòng tin và sự trung thành của khách hàng, mà còn tạo ra một tác động tích cực và sâu sắc

đến quan hệ với các đối tác khác, từ nhà quản lý đến công chúng

Bằng cách mang đến lợi ích cho các bên liên quan và cộng đồng, hoạt động truyền thông thương hiệu không chỉ tạo ra mối quan hệ tốt hơn và lòng tin từ khách hàng, mả còn xây dựng một vị thế tin cậy cho thương hiệu trong tâm trí và tâm hồn của mọi người

TTTH không chỉ đáp ứng đủ văn hóa và thẩm mỹ mà còn cần phải có cái nhìn toàn diện và thấu hiểu chúng Sự thành công của chương trình TTTH

càng cho thấy sự hiểu biết và tôn trọng những giá trị truyền thống, bản sắc

văn hóa của mỗi vùng đất mà đoanh nghiệp hướng đến

Các yếu tố văn hóa bao gồm việc hiểu và tôn trọng các giá trị văn hoá địa phương, thể hiện sự đồng cảm và sự kết nối với cộng đồng mục tiêu Đồng thời, yếu tố thẩm mỹ đòi hỏi sự sáng tạo, sự đẹp mắt và phù hợp với

mắt nhìn và giá trị về thẩm mỹ của khách hang

Ranh giới nghệ thuật, sáng tạo rất mong manh trong phạm trù về chuẩn

mực văn hóa và thẩm mỹ, một khi chiến dịch TTTH phạm phải điều đó,

doanh nghiệp sẽ gặp phản ứng từ phía người tiêu dùng và công chúng Việc

không tuân thủ văn hoá địa phương có thể gây phản cảm và đánh mắt lòng tin

của khách hàng Nếu không đáp ứng được yêu cầu thâm mỹ, chương trình

Trang 33

truyền thông có thể bị coi là thiếu chuyên nghiệp và không thu hút sự quan tâm từ công chúng

Việc thỏa mãn các yêu cầu về văn hóa và thâm mỹ là một yếu tố quan trọng trong thành công của chương trình truyền thông thương hiệu Bằng cách tôn trọng và đáp ứng các giá trị văn hoá và thẩm mỹ, chương trình truyền thông sẽ tạo được sự tương tác tích cực và tạo dựng lòng tin từ khách hàng và công chúng

1.2.3 Một số công cụ phát triển truyễn thông thương hiệu cơ bản

“Truyền thông Marketing Tích hợp là những hoạt động marketing có sự phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm truyền tải các thông điệp rõ ràng, nhất quán, xuyên suốt và có tính thuyết phục đến khách hàng mục tiêu về một doanh nghiệp hay những sản phẩm của doanh nghiệp đó”(Armstrong & Kotler, 2005) Trong bối cảnh thị trường kinh doanh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc khách hàng phải tiếp nhận những thông tin không chính

thống về đến đoanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi Vì thế, việc ứng

dụng truyền thông marketing tích hợp sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu và chinh phục khách hàng mục tiêu hiệu quả Chiến lược truyền thông marketing tích hợp bao gồm 4 công cụ điển hình: quảng cáo, hội chợ triển lãm, quan hệ công chúng PR và các công cụ truyền thông khác

1.2.3.1 Công cụ quảng cáo

Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá và duy trì thương hiệu không chỉ trong giai đoạn khởi đầu mà còn trong quá trình phát triển đoanh nghiệp Qua hoạt động quảng cáo, thương hiệu được giới thiệu và

chia sẻ với người tiêu dùng, tạo ra sự nhận thức và gắn kết với khách hàng

Quảng cáo không chỉ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự nhận thức của người tiêu dùng về thương

Trang 34

hiệu trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp Nhờ quảng cáo, thông điệp và giá trị của thương hiệu được lan tỏa và duy trì trong tâm trí khách hàng, giúp tạo ra một liên kết vững chắc và tạo sự tín nhiệm với thương hiệu Phương tiện quảng cáo là một phần của chiến dịch quảng cáo Lựa chọn phương tiện quảng cáo để phù hợp, hiệu quả với ngân sách chiến dịch quảng cáo cũng như nhắm trúng khách hàng mục tiêu là mục tiêu của chiến dịch quảng cáo Hiện nay, các phương tiện quảng cáo trở nên đa dạng hơn rất nhiều Các phương tiện quảng cáo sẽ được phân loại như sau:

-_ Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bản hàng cá nhân

Sử dụng bán hàng chuyên nghiệp, tỉnh táo, tận dụng để quảng bá và giới thiệu cho KH Đi sâu vào KH từng thị trường, đặt vào trong tâm trí họ những hạt mầm về thương hiệu, sau đó khích lệ KH sử dụng Bán hàng quảng

cáo về hàng, điểm mạnh, dịch vụ, giá cả, thương hiệu hấp dẫn Đội ngũ bán hàng rất quan trọng đối với hình ảnh đoanh nghiệp và thương hiệu Cần đảo tạo kỹ năng, hiểu khách hàng, doanh nghiệp, triết lý thương hiệu, sản phẩm,

ban hang, va phat trién phẩm chất cá nhân thông qua lắng nghe, thông cảm, và tỏa sáng với cái tôi của thương hiệu

-_OC trên phương tiện truyền thong (media ad)

Các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, báo và tạp chí đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Truyền hình và QC trên truyền hình tác động mạnh mẽ thông qua hình ảnh, âm thanh, chuyền động và màu sắc, mang đến trải nghiệm đa chiều cho người xem và nghe Tuy nhiên, việc quảng cáo trên truyền hình có chỉ phí cao và thời gian phát sóng giới hạn theo khu vực

Radio có khả năng truyền thông nhanh chóng và lan rộng, nhưng hạn chế trong việc mô tả hình ảnh và màu sắc QC trên báo mang lại tỷ lệ tiếp cận cao, định vị được địa phương và lĩnh vực mục tiêu Tuy nhiên, báo có tuổi thọ ngắn và hình ảnh không đa dạng

Trang 35

QC qua tạp chí mang đến sự lựa chọn đa dạng, với tuổi thọ lâu hơn

và nội dung có thể được xem nhiều lần Tạp chí cũng thu hút được độc giả với hình ảnh đẹp Tuy nhiên, cạnh tranh trên tạp chí là khá cao và chi phi cũng cao hơn so với báo, đồng thời thời gian duyệt bản thảo trên tạp chí cũng lâu hơn

Mỗi phương tiện truyền thông đều có đặc trưng riêng, điểm mạnh và điểm yếu Dựa vào mục tiêu và tài chính mà doanh nghiệp có những lựa chọn

ưu tiên riêng

-_ÓOC trực tiếp (Direct Response Ad)

Điện thoại, e-mail, thư tín, internet, gửi cataloge, tờ rơi, hàng qua bưu

điện Hiệu quả về kinh tế, truyền tải thông tin trực tiếp đến khách hàng mục

tiêu, thường dùng với khách hàng quen Công ty như Prudential hoặc MobiFone gửi thiệp chúc mừng, hoa va qua sinh nhật vào ngày sinh khách hàng, qua e-card thông qua danh sách thư điện tử Phương thức này kịp thời, lựa chọn đối tượng Dù vậy, người tiêu dùng thường không muốn nhận "thư rác" và khả năng chấp nhận thư thấp do có quá nhiều đoanh nghiệp sử dụng phương thức này

- QC phan phéi (Place Ad)

QC bằng băng rôn, phương tiện giao thông (xe buyt, xe taxi, ),pano,

áp phích, bảng led, khai thác kích cỡ, hình đạng khác nhau với màu sắc, hình vẽ đơn giản cho quảng cáo Sử dụng vật phẩm như ô đù, móc khóa, bút viết như quà tặng lưu giữ thương hiệu Coca-Cola sử dụng xe hàng sơn đỏ với chữ Coca-Cola chạy Nam-Bắc, hiệu ứng lan toá "spill over effect" giúp định vị thương hiệu

- QC tai diém ban (Point-of-Purchase Ad)

Để tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp, các công ty có thể tận dụng các yếu tố trong khu thương mại như người giao hàng, không gian lối đi, quầy

Trang 36

27

kệ, âm thanh, tivi, video và các phương tiện truyền thông khác tại cửa hàng Công ty phân phối sẽ tận dụng điểm bán lẻ và đánh giá chúng dựa trên việc áp dụng chiết khấu đoanh thu Để cạnh tranh với nhau, các công ty sẽ thay đổi biển quảng cáo để tạo sự khác biệt

Tuy nhiên, việc có một số lượng lớn điểm bán lẻ đòi hỏi đầu tư chỉ phí

cao và không phù hợp với các công ty nhỏ Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sé x4y dựng thương hiệu của mình trong không gian hẹp bằng cach dán quảng cáo hoặc trưng bay hàng một cách hợp lý

Unilever đánh giá và điểm từng điểm bán dựa trên bố trí và trưng bày

thương hiệu Nỗ lực này tạo chiến lược tiếp theo cho thành công và niềm tin của người tiêu dùng

Tạo mailing list, bản tin điện tử, diễn đàn để giao tiếp với khách hàng Một số

công ty mua danh sách email khách hàng và gửi quảng cáo Các doanh nghiệp nước ngoài thường dùng phương tiện này nhưng KH nhận thấy là thư rác và không có ích lợi từ việc duy trì nhận thư tự động

1.2.3.2 Quan hệ công chúng PR

Quan hệ công chúng PR là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài Một số hình thức quan hệ công chúng phô biến như:

Trang 37

- Marketing su kién va tai tro (Event marketing and sponsorship) Doanh nghiép tổ chức hoặc thuê công ty dịch vụ tổ chức các sự kiện như kỷ niệm, khai trương, khánh thành, gây quỹ, trao đôi, ngoại giao Tổ chức chiến lược tạo cơ hội giao lưu, tương tác với khách hàng, thương hiệu để xây dựng niềm tin Gắn kết nhân viên, tập trung vào giá trị doanh nghiệp Quản lý

sự kiện chuyên nghiệp cần kiểm soát công việc và tránh sai sót để tránh thất bại Tận dụng sự kiện văn hóa, âm nhạc, thể thao để quảng bá thương hiệu trực tiếp hoặc tài trợ Tài trợ phổ biến trong sự kiện lớn, cạnh tranh PR Nhà tài trợ cần quan hệ tốt với những người có quyết định Công ty duy trì quan hệ chính quyền để đạt hợp đồng tài trợ sự kiện

-_ Các ấn phẩm của công ty

Công ty tập trung vào các ấn phẩm như tạp chí, báo, sách, brochure, tờ rơi, banner quảng cáo trên trang web, video quảng cáo, v.v Mỗi loại ấn phẩm truyền thông có những đặc điểm riêng, nhưng chung quy lại, chúng đều có mục đích giúp người đọc hoặc khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm Các ấn phẩm từ bên ngoài đa dạng hơn nhờ cơ quan in ấn Đôi khi, hợp đồng quảng cáo chỉ là giá để duy trì mối quan hệ bảo trợ của cơ quan có ấn phẩm

-_ Các hoạt động cộng đông

Tai tro cho hoạt động cộng đồng để giúp xã hội phát triển cũng giúp

công ty duy trì hình ảnh tốt

- Phim anh

Xây dựng phim giới thiệu công ty và thành công đạt được là cô gắng dé

thể hiện hình ảnh tốt Các công ty cũng tạo phim nội tuyến đề thể hiện quá

trình làm thương hiệu Thành công trong cải tiến đầu ra va quy trình quản lý được ghi nhận Hình ảnh và văn hoá tích cực truyền tải thông qua phim Quan trị thương hiệu ngoại tuyến mua bản quyền phim và tài trợ Cách này thành công ở Nhật Bản và Hàn Quốc Phim tạo ấn tượng qua diễn viên, âm nhạc, và

Trang 38

29

tình tiết Tất cả giúp cho mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp thành công Vấn đề chính là tài chính để mua và tài trợ phim

-_ Tham gia hội chợ triển lãm

Hội chợ, triển lãm là hoạt động quan trọng để truyền thông thương hiệu

và giúp doanh nghiệp đạt các mục đích như quảng bá thương hiệu, tiến hành giao dịch thương mại và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh Lựa chọn triển lãm cần tính toán kỹ cảng và đáp ứng các yếu tố như loại hình, quy mô, địa điểm và tầm quan trọng đối với công ty và thị trường

1.2.3.3 Các công cụ truyền thông khác

Ngoài công cụ truyền thông chủ yếu đã nêu, có nhiều công cụ khác để phát triển thương hiệu như xúc tiến bán, truyền thông qua nhân viên Khuyến mại và quả tặng là công cụ truyền thông phổ biến Một điều cần lưu ý

là việc lạm dụng các chương trình khuyến mại có thê gây tổn hại đến hình ảnh của thương hiệu, đặc biệt là đối với những thương hiệu cao cấp Truyền thông thông qua nhân viên là một công cụ phức tạp và đa dạng Do đó, các doanh nghiệp cần tận dụng quá trình giao tiếp này nhằm thúc đấy truyền thông về thương hiệu của mình Một phương pháp khác để TTTH là đưa thương hiệu vào trong các bộ phim (Product Placement - PP) Phương pháp này là việc tích hợp sản phẩm và thương hiệu vảo trong cốt truyện của phim Điều này tạo ra sự tự nhiên và thu hút sự chú ý từ khách hàng và người xem Sản phẩm

và thương hiệu có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên hoặc được đặt cố ý trong phim nhằm tạo ra thông điệp mạnh mẽ

1.3 Phát triển truyền thông thương hiệu:

1.3.1 Nội dung của phát triển truyền thông thương hiệu:

Phát triển truyền thông thương hiệu là quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông nhằm mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết, giá

Trang 39

trị cảm nhận và sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu Khái niệm này bao gồm các yếu tố sau:

« Xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông: Đây là hoạt động cốt lõi của phát triển truyền thông thương hiệu Các hoạt động truyền thông cần được xây dựng và triển khai một cách bài bản, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và đối tượng mục tiêu

s Nâng cao nhận thức, hiểu biết, giá trị cảm nhận và sự gắn bó của khách

hàng với thương hiệu: Đây là mục tiêu của phát triển truyền thông thương hiệu Các hoạt động truyền thông cần được thiết kế và triển khai nhằm đạt được các mục tiêu này

Phát triển truyền thông thương hiệu là một quá trình quan trọng trong

việc xây dựng và phát triển thương hiệu Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm

túc và bài bán cho hoạt động này để nâng cao giá trị thương hiệu và thành công trong kinh doanh Đầu tư vào phát triển truyền thông thương hiệu doanh nghiệp sẽ đạt được những hiệu quả sau:

a Tăng nhận thức thương hiệu: Doanh nghiệp cần xây dựng các chiến dịch truyền thông thương hiệu đa đạng và sáng tạo, nhằm tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn Các chiến dịch truyền thông nảy cần tập trung vào

việc truyền tải thông điệp thương hiệu một cách rõ ràng và dễ hiểu, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu Các chiến lược hiệu quả giúp tăng

cường nhân thức thương hiệu đoanh nghiệp có thé sự dụng như là:

se Sử dụng các kênh truyền thông đa dạng, bao gồm truyền hình, báo chí, đài phát thanh, mạng xã hội, truyền thông trực tiếp

« Tạo ra các nội dung truyền thông hấp dẫn và thu hút sự chú ý của khách hàng

« Sử dụng các công cụ và công nghệ mới đề tạo ra các chiến địch truyền thông hiệu quả

Trang 40

31

b Tăng cường sự hiểu biết thương hiệu: Doanh nghiệp cần cung cấp cho

khách hàng nhiều thông tin về thương hiệu, bao gồm lịch sử hình thành, sứ mệnh, tầm nhìn, sản phẩm/dịch vụ, giá trị cốt lõi, Các thông tin này cần được truyền tải một cách hấp dẫn và thu hút, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu và tạo dựng niềm tin đối với thương hiệu

+ Tao ra các nội dung truyền thông mang tính giáo dục và chia sé

« Sử dụng các công cụ truyền thông xã hội để tương tác với khách hàng

và trả lời các câu hỏi của họ

« Tổ chức các sự kiện và hoạt động để khách hàng có thể trải nghiệm

thương hiệu trực tiếp

c Tăng giá trị cảm nhận thương hiệu: Doanh nghiệp cần tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng, từ đó giúp khách hàng cảm nhận được

giá trị của thương hiệu Các trải nghiệm này có thể đến từ sản phẩm/dịch vu,

dịch vụ khách hàng, hoặc các hoạt động truyền thông thương hiệu

« Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao

s Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và chu dao + Tao ra các chiến dịch truyền thông thương hiệu mang tính cảm xúc

d Gia tăng nói về thương hiệu với người khác: Doanh nghiệp cần tạo

dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, từ đó khuyến khích khách hàng

chia sẻ về thương hiệu với người khác Các hoạt động truyền thông thương hiệu cần tập trung vảo việc tạo ra sự tương tác với khách hàng, giúp khách

hang cam thấy được kết nối với thương hiệu

+ Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn

¢ Tang quà cho khách hàng khi họ giới thiệu thương hiệu cho người

khác

« Tổ chức các cuộc thi va minigame để khuyến khích khách hàng tham gia và chia sẻ vê thương hiệu

Ngày đăng: 08/11/2024, 22:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w