Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để hiểu được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước hết ta phải hiểu một số khái niệm sau:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp là một hệ thống mở có quan hệ khăng khít với môi trường sản xuất, kinh doanh Mỗi một doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống phân công xã hội của nền kinh tế Doanh nghiệp là đơn vị tiêu thụ đồng thời cũng là đơn vị cung cấp trên thị trường mua và bán
Sản xuất là hoạt động có ích của con người trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, thiết bị máy móc, phương pháp quản lý và công cụ lao động khác tác động lờn cỏc yếu tố như: nguyên vật liệu, bán thành phẩm; và biến các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu xã hội.
Các khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Từ trước đến nay mỗi khi đề cập đến hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta vẫn chưa có được quan niệm thống nhất Mỗi lĩnh vực, mỗi giác độ lại có một quan niệm Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
Do sự phát triển của hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau trong lịch sử và do các góc độ nhìn nhận khác nhau mà hình thành các quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quan điểm 1 cho rằng: Trong xã hội tư bản việc phấn đấu tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là đem lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho các nhà tư bản, cho những người nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất qua đó phục vụ cho lợi ích của nhà tư bản Adam Smith cho rằng: “hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được từ hoạt động kinh tế, là doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoỏ” Với quan điểm này ông đồng nhất hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh, nhiều người đánh giá đây là quan điểm phản ánh tư tưởng trọng thương của ông
Quan điểm 2 cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phớ” Quan điểm này biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với chi phí tiêu hao nhưng mới chỉ tính đến hiệu quả kinh doanh trên phần chi phí bổ sung và hiệu quả bổ sung
Quan điểm 3 cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đú” Quan điểm này phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế, đã gắn kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh Tuy nhiên thì quan điểm này vẫn chưa biểu hiện được mối tương quan giữa chất và lượng của kết quả và mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này.
Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp doanh được hiểu trước tiên đó là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng các nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí đó như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí ta cần phải tăng lên vỡ chớnh việc tăng chi phí này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho doanh nghiệp ngày càng giữ vững được vị trí trên thương trường.
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau của vấn đề hiệu quả kinh tế Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng là có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của xã hội nên đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng đến các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu quả sử dụng của các yếu tố sản xuất một cách tốt nhất và tiết kiệm mọi chi phí sao cho nó thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu. Để hiểu rõ hơn về vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ta cần phân biệt hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết mà doanh nghiệp hướng đến Trong khi đó thì khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí cho hoạt động này để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay nói chính xác hơn là đạt được kết quả tối đa với một chi phí nhất định hay ngược lại là đạt kết quả nhất định với một chi phí tối thiểu Chi phí ở đây được hiểu là chi phí để tạo ra nguồn lực và sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là giá trị của sự hy sinh công việc sản xuất kinh doanh khác để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh này Chi phí cơ hội được bổ sung vào chi phí kế toán nhưng không được tính vào lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thật sự Cỏch tính như này sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh trong việc lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, và các mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao.
Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
Trong điều kiện ngày nay nền kinh tế của nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường do đó các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu Đặc biệt sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường vô cùng gay gắt và quyết liệt vì vậy doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có như vậy mới đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp để góp phần tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, giữ vững thị phần và mở rộng thị trường hơn nữa Đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, đóng góp xây dựng xã hội.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của doanh nghiệp
1.2.2.1 Hiệu quả của việc sử dụng lao động
Năng suất lao động của một công nhân viên trong kỳ
Năng suất lao động của
Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
Kết quả sản xuất trên Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ một đồng chi phí tiền l ơng Tổng chi phí tiền l ơng trong kỳ Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí tiền lương trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận trong kỳ tính cho một lao động Tổng số lao động bình quân trong kỳ Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết bình quân một lao động trong kỳ thì làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ đó.
Hệ số sử dụng lao động
Tổng số lao động trong sử dụng
Hệ số sử dụng lao động Tổng số lao động hiện có Ý nghĩa : Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng lao động của một doanh nghiệp.
Nó cho ta biết số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa hay nói cách khác là trong tổng số lao động hiện có thì doanh nghiệp đã thực sự sử dụng bao nhiêu lao động
1.2.2.2 Hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định
Sức sản xuất của vốn cố định
Doanh thu thuÇn Sức sản xuất của vốn cố định Số d bình quân vốn cố định trong kỳ Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cố định trong kỳ thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ đó Sức sản xuất của vốn cố định tính ra càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao, ngược lại nếu sức sản xuất của vốn cố định thấp thì hiệu quả không cao
Sức sinh lợi của vốn cố định
Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lợi của vốn cố định Vốn cố định bình quân trong kỳ Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn cố định trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ đó Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.
Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị
Hiệu suất sử dụng thời gian Thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị làm việc của máy móc thiết bị Thời gian làm việc theo thiết kế Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
1.2.2.3 Hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động
Sức sản xuất của vốn lưu động
Doanh thu thuÇn Sức sản xuất của vốn l u động Vốn l u động bình quân trong kỳ Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn lưu động thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng vốn doanh thu
Sức sinh lợi của vốn lưu động
Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lợi của vốn l u động Vốn l u động bình quân trong kỳ Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn lưu động trong kỳ thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Vốn l u động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm của vốn l u động Doanh thu tiêu thụ trừ thuế Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn đảm nhiệm việc Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết vốn lưu động quay vòng được bao nhiêu vòng trong kỳ Số vòng quay nhiều chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại số vòng quay mà ớt thỡ việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa tốt
Thời gian của một vòng quay
Thời gian của kỳ phân tích Thời gian của một vòng quay Số vòng quay của vốn l u động Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho ta biết doanh nghiệp cần bao nhiêu ngày cho một vòng quay của vốn Thời gian của một vòng quay càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại thời gian của một vòng quay mà lớn thì hiệu quả sử dụng không được cao.
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là nhóm yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được cũng như có thể điều chỉnh ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp Nó gồm các nhân tố sau: Vốn, trình độ đội ngũ lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp, mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường… Mỗi một nhân tố thỡ cú những ảnh hưởng nhất định tùy theo từng doanh nghiệp cũng như loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn là điều kiện, tiên quyết không thể thiếu được để cho doanh nghiệp được thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn giúp cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và đảm bảo các mục tiêu đã đề ra.
Và là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp cũng như quy mô cơ hội có thể khai thác được Do đó ta có thể thấy được vốn là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh Vì vậy việc sử dụng và quản lý vốn hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Trình độ đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Lực lượng lao động có vai trò then chốt trong sản xuất kinh doanh do đó trình độ và năng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đú thỡ việc tổ chức phân công lực lượng lao động hợp lý giữa các bộ phận, cỏc phũng ban trong doanh nghiệp và việc sử dụng đúng người vào đúng việc sao cho tận dụng được tốt nhất năng lực, sở trường của từng người lao động là yêu cầu không thể thiếu của các doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh với hiệu quả cao nhất Nếu nói rằng: “con người phù hợp” là điều kiện cần để sản xuất kinh doanh thì “tổ chức lao động hợp lý” là điều kiện đủ để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình rất quan trọng nó phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản, và đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông thương mại Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp bao gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị, kho bói, nú góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Hoạt động tổ chức và quản lý đóng vai trò quan trọng trong mọi thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nhằm mang lại được kết quả lợi nhuận cao nhất Trình độ quản lý của doanh nghiệp được thể hiện ở trình độ kế hoạch hoá, tổ chức điều hành kiểm tra
Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Tác động của nhân tố này là tác động phi lượng hoá do doanh nghiệp không thể tính toán và đo đạc nó cụ thể bằng các phương pháp thông thường được Các mối quan hệ rộng và uy tín sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn các nguồn lực có lợi nhất cho mình cũng như đem lại ưu thế trong tiêu thụ.
Nhân tố khách quan 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT 15
Nhóm nhân tố khách quan là nhóm nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp một cách ngoài ý muốn mà doanh nghiệp buộc phải tìm biện pháp thích ứng.
Bao gồm: Môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên, môi trường pháp luật và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Bất cứ một doanh nghiệp nào để tham gia vào thị trường kinh doanh một sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nào đó đều cần phải có sự hiểu biết và tính đến các đối thủ cạnh tranh Để có thể đứng vững trên thị trường doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng của sản phẩm, tìm những nguồn cung ứng nguyên vật liệu với giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, hạ giá thành để đẩy mạnh công tác tiêu thụ, và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh cho phù hợp để bù đắp những thiệt hại do cạnh tranh về giá, chất lượng và mẫu mã Điều này cho thấy đối thủ cạnh tranh vừa là nhân tố mang lại khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
Thị trường của doanh nghiệp gồm thị trường đầu vào (nguồn cung cấp) và thị trường đầu ra (nguồn tiêu thụ)
Sơ đồ: Mối liên hệ doanh nghiệp – thị trường của doanh nghiệp
Thị trường đầu vào liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường đầu vào ảnh hưởng đến sự ổn định và hiệu quả của nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như khả năng hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thị trường đầu ra liên quan đến vấn đề tiêu thụ của doanh nghiệp, nó quyết định doanh thu của doanh nghiệp Bất cứ yếu tố nào của thị trường này cũng đều ảnh hưởng đến khả năng thành công hay thất bại trong việc tiêu thụ.
Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng toàn diện đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua việc xác định thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành bố trí sản xuất và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phong tục tập quán khác nhau sẽ hình thành nờn cỏc quan điểm khác nhau về các giá trị cũng như cách tiêu dùng ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, phong tục tập quán cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời tiết, khí hậu, tính chất mùa vụ
Hầu hết các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhân tố này Nó ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất, tiêu dùng trong khu vực, nú cũn ảnh hưởng đến nhu cầu về các loại sản phẩm, các yêu cầu về sự phù hợp đối với sản phẩm
Thị trường đầu vào u vào
Doanh nghiệp Thị trường đầu ra
-Sản xuất: Vị trí của doanh nghiệp mà ở xa với các nguồn cung cấp lao động, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí đầu vào và giá thành của sản phẩm
- Giao dịch: Địa điểm doanh nghiệp đặt có thuận lợi cho việc giao dịch (mua bán) của khách hàng: nơi tập trung dân cư hay trung tâm mua bán Nó ảnh hưởng đến sự chú ý của khách hàng.
- Vận chuyển: Khoảng cách từ vị trí của doanh nghiệp đến cỏc nhúm khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng chinh phục ảnh hưởng đến việc thuận lợi trong vận chuyển và chi phí vận chuyển
Bất cứ một doanh nghiệp nào nếu được nằm trong vùng có vị trí thuận lợi về tài nguyên thì đều có lợi cả doanh nghiệp khai thác lẫn doanh nghiệp có sử dụng tài nguyên thiên nhiên Ngược lại nếu không có được những lợi thế này doanh nghiệp cần phải có những chính sách khắc phục thích hợp bởi đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp luật tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các công cụ luật pháp, các chính sách Luật pháp tác động đến rất nhiều khía cạnh không chỉ các ngành nghề, các mặt hàng sản xuất, phương thức kinh doanh mà nú cũn tác động đến cả chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, chi phí về thuế Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn chịu sự tác động của nhà nước thông qua các chính sách thương mại quốc tế: hạn ngạch, quota, luật bảo hộ, bảo lãnh cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh
Như vậy môi trường luật pháp và sự ổn định của nó là nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu hệ thống luật pháp không đầy đủ, rõ ràng, minh bạch sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại
1.3.2.4 Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Đây là tiền đề cơ bản thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh Sản xuất kinh doanh muốn thu được hiệu quả cao phải giảm thiểu chi phí trong khi đó cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng lớn tới chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông thương mại thông qua hệ thống đường xá, thông tin liên lạc Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế tốt sẽ thúc đẩy đầu tư, doanh nghiệp có điều kiện tiết kiệm được chi phí Ngược lại nếu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế mà thiếu thốn; lạc hậu không đồng bộ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do phải gia tăng chi phí.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
HƯNG PHÁT 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát
Xí nghiệp cơ khí Hưng Phát được thành lập theo quyết định số 01/ 2004/ QĐ-BBVCT do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Bắc Ninh cấp ngày 11/03/2004 và giữ 51% vốn điều lệ Công ty đã chính thức chuyển đổi từ mô hình Xí nghiệp sang mô hình Công ty cổ phần với tên gọi mới là: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất Và Thương Mại Hưng Phát kể từ ngày 08/07/2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2103000247 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Bắc Ninh cấp
Tên công ty : Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát Tên giao dịch quốc tế: Hung Phat Trading Manufactoring And Investment Joint Stock Company
Tên viết tắt: Công ty Cổ phần Hưng Phát
Giám đốc: Trần Văn Thành Địa chỉ : Khu công nghiệp Đa nghề - Lỗ Sung - Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh Điện thoại : 0241.3842896
Website: http://www.hungphat.com.vn
Email: hungphat@hungphat.com.vn
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát 21
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát
Hiện nay ngành vật liệu xây dựng đang trở nên rất phổ biến, do đó có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng nên việc bán hàng của công ty gặp nhiều khó khăn Công ty không những phải cạnh tranh với các đơn vị trong ngành cung ứng dịch vụ mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập Nhìn vào bảng 1 ta thấy:
Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng dần qua các năm điều này thể hiện rằng hoạt động bán hàng của Công ty vẫn được diễn ra tốt đẹp Tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 tăng 30,835,400 nghìn đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 13.76% Năm 2011 tăng 83,814,705 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ là 32.89% Số liệu này cho thấy doanh số bán tăng đáng kể và phù hợp với sự phát triển của ngành Vật liệu xây dựng trong các năm qua, Công ty đã cung cấp sản phẩm hàng hóa của mình cho một số đơn vị khác như ngành Điện lực, cấp thoát nước…việc mở rộng kênh phân phối sản phẩm là xu thế phát triển chung của các Công ty trong nền kinh tế hiện nay.
Cùng với sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Công ty cũng phải nhập thêm một số lượng lớn nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường mà nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất của Công ty lại chủ yếu là nguyên liệu nhập ngoại nên giá vốn hàng bán cũng tăng dần qua các năm nguyên nhân chính là do giá nguyên vật liệu tăng cao, cộng với sự gia tăng của đồng đô la….
Mặc dù giá vốn hàng bán năm 2010 tăng lên so với năm 2009 nhưng mức tăng của doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng lên nhanh hơn nên lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 vẫn tăng lên 5,136,093 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ 17.17% Nhưng năm
2011 thì lợi nhuận này có giảm 1,064,008 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ là 3.04% nguyên nhân là do mức tăng của giá vốn hàng bán năm
2011 so với năm 2010 nhanh hơn so với mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Song song với việc nỗ lực tăng doanh thu Công ty phải mất một khoản chi phí cho hoạt động bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Các chi phí này giảm dần qua các năm, nó cho thấy hoạt động quản lý của Công ty đã ngày càng có hiệu quả hơn.
Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010 cũng tăng so với năm 2009, năm 2011 giảm so với năm 2010 điều này là do :
Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009 trong khi đó lợi nhuận này năm 2011 lại giảm so với năm 2010
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty tăng dần qua các năm Tuy nhiên, năm 2011 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng không nhiều (7.5%) so với năm 2010 Doanh thu tài chính tăng liên tục trong những năm qua thể hiện khả năng và trình độ quản lý, phân phối và sử dụng vốn của Công ty hợp lý và hiệu quả.
Bảng 1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư
Sản Xuất Và Thương Mại Hưng Phát qua các năm 2009-2011 Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ 224,050,451 254,857,248 339,087,492 30,806,797 13.75 84,230,244 33.05 2.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 224,021,848 254,857,248 338,671,953 30,835,400 13.76 83,814,705 32.89 3.Các khoản giảm trừ doanh thu 28,603 0 415,539 -28,603 415,539
4.Giá vốn hàng bán 194,108,122 219,807,429 304,686,142 25,699,307 13.24 84,878,713 38.62 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 29,913,726 35,049,819 33,985,811 5,136,093 17.17 -1,064,008 -3.04 6.Doanh thu hoạt động tài chính 101,573 113,060 121,544 11,487 11.31 8,484 7.50
7.Chi phí tài chính 3,077,389 4,371,710 9,780,169 1,294,321 42.06 5,408,459 123.71 8.Chi phí bán hàng 15,548,087 14,829,755 10,727,419 -718,332 -4.62 -4,102,336 -27.66 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,668,131 4,956,857 4,153,658 -711,274 -12.55 -803,199 -16.20 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5,721,692 11,004,557 9,446,109 5,282,865 92.33 -1,558,448 -14.16
13.Lợi nhuận khác 3,609 -35,181 -54,831 -38,790-1074.81 -19,650 55.85 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5,725,301 10,969,376 9,391,278 5,244,075 91.59 -1,578,098 -14.39 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,603,084 3,071,425 2,629,558 1,468,341 91.59 -441,867 -14.39 16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4,122,217 7,897,951 6,761,720 3,775,734 91.59 -1,136,231 -14.39
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất Và Thương Mại Hưng Phát
Xuất Và Thương Mại Hưng Phát
2.2.2.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp
Sức sản xuất của vốn
Bảng 2: Bảng đánh giá chỉ tiêu sức sản xuất của vốn qua các năm 2009 – 2011 Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ 224,050,451 254,857,248 339,087,492 30,806,797 13.75 84,230,244 33.05 Tổng vốn kinh doanh trong kỳ 134,075,652 191,766,234 265,557,367 57,690,582 43.03 73,791,133 38.48 Sức sản xuất của vốn 1.67 1.33 1.28 -0.34 -20.36 -0.05 -3.76
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Qua bảng 2 ta nhận thấy rằng:
Sức sản xuất của vốn giảm dần qua các năm 2009, 2010, 2011 Mức giảm nhiều nhất là năm 2010 giảm những 0.34 lần tương ứng với tỷ lệ là 20.47% nguyên nhân là do tổng vốn kinh doanh trong kỳ tăng lên rất nhiều trong khi doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ cũng tăng nhưng mức độ tăng chậm hơn Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Sức sản xuất của vốn qua các năm 2009 - 2011
Qua bảng 2 và biểu đồ 1 ta thấy năm 2010 doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong tổng vốn kinh doanh tăng 73,791,133 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 38.48% Điều này cho thấy việc huy động và sử dụng vốn của Công ty chưa cao
Tỷ suất doanh thu trên chi phí
Bảng 3: Bảng đánh giá chỉ tiêu tổng chi phí phát sinh trong kỳ qua các năm 2009 – 2011 Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chi phí bán hàng 15,548,087 14,829,755 10,727,419 -718,332 -4.62 -4,102,336 -27.66 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,668,131 4,956,857 4,153,658 -711,274 -12.55 -803,199 -16.20 Tổng chi phí phát sinh trong kỳ 215,324,340 239,594,041 319,567,219 24,269,701 11.27 79,973,178 33.38
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Nhận xét: Tổng chi phí của các năm tăng lên, và tăng nhiều nhất là năm
2011 Năm 2010 chi phí này tăng lên 24,269,701 nghìn đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 11.27% Năm 2011cũng tăng lên 79,973,178 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ 33.38% nguyên nhân của việc tăng lên này là do sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần Riêng năm 2011 chi phí này tăng lên nhiều như vậy ngoài nguyên nhân trên cũng do sự biến động của thị trường nên chi phí nguyên vật liệu tăng cao, và do lạm phát vì vậy tiền Việt Nam mất giá. Để hiểu rõ hơn về tổng chi phí phát sinh trong kỳ, ta nhìn vào biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Các chỉ tiêu thể hiện chi phí phát sinh trong kỳ qua các năm
Qua biểu đồ 2 ta thấy rằng chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng dần qua các năm
2009, 2010, 2011 Các chỉ tiêu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì giảm dần qua các năm Trong đó chỉ tiêu giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong khi các chi phí chiếm tỷ trọng rất nhỏ, điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bảng 4: Bảng đánh giá chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên chi phí qua các năm 2009 – 2011 Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 224,050,451 254,857,248 339,087,492 30,806,797 13.75 84,230,244 33.05
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Tỷ suất doanh thu trên chi phí 1.041 1.064 1.061 0.023 2.21 -0.003 -0.28
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì ta thu lại được bao
Ta có thể nhận thấy rằng tỷ suất doanh thu trên chi phí năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0.023 tương ứng với tỷ lệ 2.21% tuy nhiên mức tăng này không cao nhưng nó cũng cho ta thấy được Công ty đã cố gắng tiết kiệm được chi phí sản xuất và tiêu thụ khiến cho một đồng chi phí bỏ ra thu về được nhiều đồng doanh thu hơn Đây là một điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2011 thì tỷ suất này có giảm nhưng cũng không nhiều chỉ có 0.28% mặc dù chi phí trong năm 2011 tăng lên rất nhiều nhưng cùng với đú thỡ doanh thu của năm 2011 cũng tăng lên rất nhiều, sự tăng lên của doanh thu vẫn chậm hơn sự tăng của chi phí sản xuất trong kỳ nên năm 2011 tỷ suất này giảm
Biểu đồ 3: Các chỉ tiêu thể hiện tỷ suất doanh thu trên chi phí qua các năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy cả 2 chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và chỉ tiêu tổng chi phí phát sinh trong kỳ đều tăng dần qua các năm 2009,
2010, 2011 Và tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí phát sinh trong kỳ Tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn lắm.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu
Bảng 5: Bảng đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu qua các năm 2009 – 2011 Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi nhuận sau thuế 4,122,217 7,897,951 6,761,720 3,775,734 91.59 -1,136,231 -14.39 Tổng doanh thu 224,050,451 254,857,248 339,087,492 30,806,797 13.75 84,230,244 33.05
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Năm 2009 một đồng doanh thu của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất Và Thương Mại Hưng Phỏt thỡ cú 0.018 đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2010 do doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận cũng tăng lên, mức tăng của lợi nhuận chậm hơn so với mức tăng của doanh thu nên một đồng doanh thu của năm 2010 thỡ cú 0.031 đồng lợi nhuận sau thuế => mức lợi nhuận sau thuế của một đồng doanh thu bán hàng năm 2010 tăng lên 72.22% so với năm 2009 điều này chứng tỏ rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên Năm 2011 doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm vì vậy một đồng doanh thu chỉ có 0.020 đồng lợi nhuận giảm 35.48% so với năm 2010.
Nhìn vào biểu đồ 4 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm 2009, 2010, 2011 Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng lên so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lợi nhuận sau thuế lại bị giảm, điều này làm
Biểu đồ 4: Các chỉ tiêu đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm 2009 - 2011
Qua việc phân tích chỉ tiêu này ta thấy hoạt động kinh doanh ở Công ty vẫn có hiệu quả tuy nhiên năm 2011 mặc dù doanh thu tăng lên rất nhiều nhưng chi phí cho nó cũng tăng lên không kém nên lợi nhuận mang về cho Công ty không cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
Bảng 6: Bảng đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuõn trờn tổng vốn qua các năm 2009 - 2011 Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi nhuận sau thuế 4,122,217 7,897,951 6,761,720 3,775,734 91.59 -1,136,231 -14.39 Tổng vốn kinh doanh 134,075,652 191,766,234 265,557,367 57,690,582 43.03 73,791,133 38.48
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn 0.031 0.041 0.025 0.01 32.26 -0.016 -39.02
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Nhìn vào bảng 6 ta thấy cứ một đồng vốn thì năm 2009 tạo ra được 0.031 đồng lợi nhuận, năm 2010 tạo ra được 0.041 đồng lợi nhuận, năm 2011 tạo ra được 0.025 đồng lợi nhuận Như vậy có thể thấy mức tăng của lợi nhuận trên một đồng vốn năm 2010 so với năm 2009 là 0.010 đồng tương ứng với tỷ lệ 32.26% nó chứng tỏ khả năng lợi dụng vốn của Công ty đã cao hơn Năm 2011 giảm so với năm 2010 là 0.016 đồng tương ứng với tỷ lệ là 39.02%, nguyên nhân của sự giảm này là do tổng lợi nhuận của Công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 theo phân tích ở trên trong khi đó thì tổng vốn của Công ty lại tăng lên vì thời gian này Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần của mình. Để hiểu rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh ta nhìn vào biểu đồ sau:
Biểu đồ 5: Các chỉ tiêu đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh qua các năm 2009 - 2011
Qua biểu đồ 5 ta thấy rằng tổng vốn kinh doanh tăng lên qua các năm 2009,
2010, 2011 Theo như phân tích ở trên lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng so với
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
Bảng 7: Bảng đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ qua các năm 2009 – 2011 Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng 29,913,726 35,049,819 33,985,811 5,136,093 17.17 -1,064,008 -3.04
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ 215,324,340 239,594,041 319,567,219 24,269,701 11.27 79,973,178 33.38
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí phát sinh trong kỳ
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Ta thấy rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra thì Công ty tạo ra được 0.139 đồng năm 2009, 0.146 đồng năm 2010, và 0.106 đồng năm 2011 Điều này cho thấy lợi nhuận trên một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ phải bỏ ra năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 0.007 đồng tương ứng với tỷ lệ 5.04% như vậy năm 2010 Công ty đã tiết kiệm được một phần chi phí so với năm 2009, có sự tăng lên này là do tỷ lệ mà lợi nhuận tăng lên cao hơn so với tỷ lệ tăng của tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Năm 2011 thì lợi nhuận trên một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ phải bỏ ra giảm 0.040 đồng tương ứng với tỷ lệ là 27.40% nguyên nhân là do lợi nhuận từ hoạt động bán hàng của Công ty giảm 3.04%
Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Qua bảng 8 ta thấy được cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì Công ty thu về được 0.185 đồng năm 2009, 0.254 đồng năm 2010, và 0.105 đồng năm 2011.Như vậy lợi nhuận do một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 0.069 đồng tương ứng với tỷ lệ là 37.30% do lợi nhuận và vốn chủ sở hữu đều tăng nhưng lợi nhuận vẫn tăng nhiều hơn, năm 2011 giảm so với năm 2010 là 58.66% vì vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng lợi nhuận lại giảm.
Bảng 8: Bảng đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu qua các năm 2009 - 2011 Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi nhuận 4,122,217 7,897,951 6,761,720 3,775,734 91.59 -1,136,231 -14.39 Vốn chủ sở hữu 22,324,413 31,111,598 64,371,130 8,787,185 39.36 33,259,532 106.90
Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu 0.185 0.254 0.105 0.069 37.30 -0.149 -58.66
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán) 2.2.2.2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản
Hiệu quả sử dụng vốn
Trong sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của một Công ty Để biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như việc sử dụng vốn của Công ty có hiệu quả hay không ta cần nghiên cứu cơ cấu vốn theo vốn cố định và vốn lưu động.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Nhìn vào bảng 9 ta thấy rằng sức sản xuất của vốn cố định năm 2010 giảm so với năm 2009 là 38.84% do tuy là doanh thu tăng lên nhưng tốc độ tăng vẫn chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn cố định Năm 2011 sức sản xuất của vốn vốn cố định ở Công ty là tương đối tốt đây là kết qủa của việc đầu tư có hiệu quả vào công nghệ sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lý, hoàn chỉnh cơ cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu và lạc hậu của quy trình công nghệ. Năm 2011 sức sinh lợi của vốn cố định giảm so với năm 2010 vì mặc dù Công ty vẫn cố gắng đầu tư công nghệ mới nhưng vì năm 2011 mọi thứ đều đắt đỏ và lạm phát thì tăng cao nên sức mua của khách hàng cũng vì thế mà giảm nên mặc dù doanh thu tăng lên rất nhiều nhưng lợi nhuận của Công ty vẫn giảm chính vì lẽ đó mà sức sinh lợi của vốn cố định của năm 2011 giảm.
Bảng 9: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần 224,021,848 254,857,248 338,671,953 30,835,400 13.76 83,814,705 32.89 Lợi nhuận sau thuế 4,122,217 7,897,951 6,761,720 3,775,734 91.59 -1,136,231 -14.39 Vốn cố định 19,911,126 37,065,227 44,315,660 17,154,101 86.15 7,250,433 19.56 Sức sản xuất của vốn cố định 11.25 6.88 7.64 -4.37 -38.84 0.76 11.05
Sức sinh lợi của vốn cố định 0.207 0.213 0.153 0.006 2.90 -0.06 -28.17
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT 47
Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát trong những năm tới 47
3.1.1 Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát trong những năm tới
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát là đơn vị sản xuất kinh doanh, do đó Công ty hoạt động luôn hướng tới lợi nhuận Muốn vậy Công ty phải quan tâm đến điểu hòa vốn và thời gian điều hòa vốn, từ đó xác định được doanh số bán hàng, thời gian cho lãi và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Mục tiêu của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát
Mục tiêu chung: trong quá trình hoạt động, Công ty đã xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cụ thể:
+ Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách và nâng cao mức sống cho người lao động.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm thỏa mãn khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm, chú trọng hơn về khâu Marketing nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới.
Năm 2012 và những năm tiếp theo Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh Quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch do UBND tỉnh,
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Bắc Ninh giao cho và cụ thể mục tiêu năm
2012 của Công ty đề ra là:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu tăng trưởng 12% so với năm 2011 + Nộp ngân sách tăng 10 – 15% so với cùng kỳ
+ Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động
+ Cố gắng nâng mức thu nhập bình quân trên 4,000,000 đồng/ người/ tháng
Kế hoạch sản xuất năm 2012
Tổng doanh thu: 4,000,000 nghìn đồng
3.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát
Từ việc phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, sự biến động các nhân tố của môi trường kinh doanh cũng như xu thế phát triển của thị trường trong nước và thế giới Công ty Cổ phần Đầu Tư Sản Xuất Và Thương Mại Hưng Phỏt đó đề ra phương hướng trong các năm tới là:
Tăng cường vốn kinh doanh.
Mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh kết hợp giữa việc kinh doanh các mặt hàng chính truyền thống với việc kinh doanh các mặt hàng mới
Áp dụng công nghệ mới vào sản xuất: Cần tiến hành đầu tư theo chiều sâu, áp dụng đưa công nghệ mới vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường vật liệu xây dựng ở trong ngành và khu vực
Nâng cao năng lực lao động: Phải có những biện pháp kinh tế phù hợp nâng cao năng lực sử dụng lao động để tăng doanh thu, giữ vững mối đoàn kết nội bộ,phát huy cao nhất quyền làm chủ tập thể của người lao động, tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao duy trì nghiêm túc nội quy lao động; nội quy, quy định của Công ty và pháp luật Nhà nước đề ra.
Mở rộng sản xuất kinh doanh, năng động sáng tạo tìm hướng làm ăn mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động từng bước nâng cao thu nhập và đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Xây dựng nội quy và quy chế về lao động, thực hiện an toàn vệ sinh lao động: khen thưởng, kỷ luật và trách nhiệm vật chất.
Thường xuyên phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện tiết kiệm trong chi phí sản xuất để sản xuất có năng suất chất lượng và hiệu quả cao Cố gắng đảm bảo 100% sản phẩm sau khi xuất xưởng đều đạt yêu cầu, và được khách hàng chấp nhận nhằm nâng cao uy tín và tăng doanh thu cho Công ty
Xây dựng thương hiệu hình ảnh của Công ty trên thị trường trong nước và thế giới thêm vững mạnh.
Thực hiện hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất bộ máy quản trị, thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược ngay từ đầu.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công
ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát
3.2.1 Một số giải pháp của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát
Tăng cường huy động vốn kinh doanh
Qua phân tích ở chương 2, hiện tại Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn kinh doanh Chính sự thiếu hụt này đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi vì Công ty phải đi vay ngắn hạn để có đủ vốn kinh doanh và phải trả lãi ngân hàng cao do đó làm giảm lợi nhuận
Với đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bằng chất dẻo, sản phẩm từ gang thép, kết cấu bê tông, cáp thông tin, dây điện và những vật liệu khỏc nờn tất yếu Công ty cần nhiều vốn(máy móc để sản xuất, nguyên vật liệu) để tiến hành sản xuất Hơn nữa trong thời gian gần đây Công ty đang triển khai kế hoạch đổi mới sản phẩm (không chỉ tập trung ở các sản phẩm truyền thống mà còn mở rộng sản xuất sang các sản phẩm mới: sản phẩm cáp đồng… Các sản phẩm mới chiếm tới 60% giá trị tổng sản phẩm Điều này có nghĩa là Công ty vừa phải chế thử, vừa sản xuất các sản phẩm đó vì vậy cần nhiều tiền, tài sản cho sản xuất kinh doanh là tất yếu.
Đổi mới trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Việc đổi mới máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường, tăng trưởng nhanh và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc đầu tiên là tiến hành thanh lý các máy móc thiết bị không dung hoặc hiệu quả sử dụng thấp do đã tồn kho nhiều năm hoặc tận dụng phụ tùng ở các thiết bị này để giảm chi phí cho phụ tùng thay thế.
Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường của Công ty Để đảm bảo tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải quan tâm là phải nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường Công ty đã tiến hành theo các bước:
+ Tổ chức thực hiện công tác điều tra, khảo sát và thu thập các thông tin về cầu của thị trường đối với các loại sản phẩm, máy móc thiết bị chuyên ngành.
+ Tiến hành phân tích và xử lý thông tin đã thu thập về các loại sản phẩm.
+ Xác định lượng cầu thị trường căn cứ vào kết quả của công tác phân tích và xử lý thông tin Dựa vào kết quả của việc xác định cầu, Công ty có quyết định hợp lý trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng và kế hoạch mua các yếu tố đầu vào để phục vụ quá trình sản xuất.
Nâng cao trình độ, ý thức kỷ luật của đội ngũ lao động và tạo động lực cho cá nhân và người lao động
Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiện nay Công ty có 471 cán bộ công nhân viên Trong đó có trình độ đại học chiếm 14.01% tổng số cán bộ công nhân viên, công nhân kỹ thuật chiếm 19.96% và lao động phổ thông chiếm 31.85% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty
Công ty cú cỏc chính sách đào tạo để nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên như sau:
+ Đào tạo trong phạm vi trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên.
+ Cử cán bộ công nhân viên đi dự các khóa huấn luyện hoặc hội thảo ở Công ty và các trường đào tạo khi có điều kiện.
+ Tạo cho công nhân những cơ hội để ho sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình một cách hợp lý Tạo nhiều hình thức để khuyến khích người lao động sử dụng thời gian nhàn rỗi để trau dồi kiến thức.
3.2.2 Một số giải pháp của bản thân với Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất và Thương Mại Hưng Phát
Qua việc phân tích, khái quát chung nhất những lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời qua việc phân tích thực trạng và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất
Và Thương Mại Hưng Phát Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại và nguyên nhân đã phân tích ở phần trước, phương hướng của Công ty trong thời gian tới Em xin đưa một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải chủ động sáng tạo và vận dụng tổng hợp các biện pháp Sau đây là một số biện pháp mà Công ty có thể áp dụng.
Biện pháp về quản lý chất lượng sản phẩm
Trên con đường hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế, mỗi tổ chức doanh nghiệp phải có chính sách thích hợp để tạo ra những thương hiệu riêng cho mình Quản lý chất lượng được coi là một biện pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh thương mại hóa toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sức cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp
Hoạt động quản lý chất lượng là thiết yếu cho công việc sản xuất kinh doanh của Công ty Nếu như sản phẩm và dịch vụ do Công ty cung cấp mà không phù hợp với những quy tắc của thị trường thì Công ty có thể đánh mất khách hàng, và do đó việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ bị giảm sút, và gặp phải những khó khăn trong xây dựng hoặc phục hồi hình ảnh thương hiệu của Công ty. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng của sản phẩm là nhân tố hàng đầu và quan trọng để Công ty có thể tồn tại và phát triển, điều này được thể hiện ở chỗ: Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, đồng thời là nhân tố tạo dựng lên uy tín và danh tiếng cho Công ty.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty vì chất lượng sản phẩm mà được nâng cao thỡ nú làm tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm được lượng nguyên vật liệu sử dụng ,giảm chi phí sản xuất.
Quản lý chất lượng không hề đơn giản do đó Công ty cần phải cần nắm được một cách căn bản về quản lý chất lượng, bao gồm cả kiểm soát và đảm bảo chất lượng.
Chất lượng của sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khâu sản xuất và nhập kho thành phẩm Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty cần phải thực hiện các biện pháp: