1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của pháp luật Việt Nam

70 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tác giả Nguyen Ngọc Bích
Người hướng dẫn TS. Hoang Thi Loan
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 11,21 MB

Nội dung

Bảo lưu quyên sở hữu mặc dù không phải là quy định mới, nội dungpháp lý này đã được ghi nhân trong BLDS năm 2005 với tu cách la một điềukhoản trong hợp đông mua ban tài sản va tính chất

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN NGỌC BÍCH

453545

BẢO LƯU QUYEN SỞ HỮU THEO QUY

ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

Hà Nội - 2024

Trang 2

BO TƯ PHAP BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

NGUYEN NGỌC BÍCH

453545

BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU THEO QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dâm sự

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC

TS HOANG THI LOAN

Ha Nội - 2024

Trang 3

Xác nhận của

giảng viên hướng dẫn

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan Gay là công trinh nghiên cửu.

của riêng tôi, các kết luận, số liêu trong khoáluận tốt nghiệp là trung thực, dam bdo độ tin

cậ/

Tác giả khoá luận tốt nghiệp

(Ky và ghi rõ họ tên)

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Trang 5

MỤC LỤC

Trang bìa phu S2:EiEEEEEUac2iSiHiEgrnEpsioei tes i

Damhi rane các chítviết tắt, S2 cae sp ii TẾ

MỞ ĐẦU s-1558800081nrrrirrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre Ï

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

nv

2 Tình hình nghiên cứu dé tai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu sos ses see sue cou eee uses

4 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu cor sen eee bee ene sec

6 Ý nghữa lý luận và thực tiễn - cọc cà cos eee seenth m0

tn

7 Kết cầu của luận van

Chương 1 MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO LƯU QUYEN SỞ

HỮU À nu t ( Ể, ( 6

1.1.Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu.

1.2.Đặc điểm của bảo hru quyền sở hữu - 7 1.3.Sự khác biệt giữa bảo lưu quyền sở hữu tài sản với hợp đông mua

1.4.Qua trình hình thành và phát triển quy định pháp luật Việt Nam về

bảo lưu quyên sở liữu - sec neeereeirereerrrrrrrrserksrreeree L7)KET LUẬN CHƯƠNG 1 5-‹xeccerrrieeerrrisssrrrreeessee TỔ Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VẺ BẢO LƯU QUYEN SỞ HỮU 222222S2CttttrerevvEEEEErrrrrrrrrrrre 17

Trang 6

2.1 Quy định của pháp luật về bảo hưu quyền sở hữu 17

2.1.1 Đối trong và phạm vi bảo đâm của bảo hen quyén sở hitu 17

211.1 Đỗi tương của bảo tun quyền sở hữiut VT2.112 Phạm vì bdo dain của bảo lun quyền sỡ lứa 1B2.12 Hình thức của bảo lưu Quyén sở lưff ee 202.13 Hiệu lực và hiệu lực đối kháng với người thứ ba của bảo haiquyên sở hitn

2.13.1 Các điều kiện có hiểu lực của bdo lưu quyên sở hiểm

2.13.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực của bão lưu quyền sở hữm 232.13.3 Hiệu lực đối khang với người thit ba của bảo lim quyền sở

2.1.4 Quyên và nghĩa vu của cúc bên trong quan hệ bảo lưu quyên sở

2.141 Quyén và nghĩa vụ của bên bản tài sản 282.1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản 312.1.5 Chẩm ditt bão lưat quyen sở Ïưữfg -c e e 32

2.2 Đánh giá quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu

2.2.1 Những un điểm của quy định về bảo leu quyén sở lưi 342.2.2 Nhiing han chế của quy định về bảo lun quyén sở lưim 35

KẾT DƯAN CHU ONG 2 cinaaaoinantiioiadgitndaadiiiitisbstwsalsbuf5 Chương 3 THỰC TIEN AP DUNG VÀ MỘT SÓ KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHAP LUAT VE BẢO LƯU QUYEN SỞ HỮU 46 3.1 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về bảo hru quyền sở

hữu „.46

Trang 7

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hru quyền

sở hữu ccsseserreerrrrerrrrrrirrrrrrrrrrrrrrrrrrrsrrrsreooee.Đ

KET LUẬN 'CHƯƠNG 8 scenaccusniooabdgasgnaustsaangssarsail

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO sssrree 54

Trang 8

MO ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong pháp luật dan su, nghia vụ va bao dam thực hiện nghĩa vụ là hai

phân quan trong, tương đôi gắn kết với nhau, bởi nghĩa vụ sinh ra là để thựchiện và thông thường nghĩa vụ được thực hiên đây đủ một cách tự nguyện

Tuy nhiên, vi một ly do nao do, nghĩa vụ đôi khi không thực hiện đúng hoặc

đây đủ và người có quyên cân có các biện pháp bảo dim dé bão vệ quyền, lợiích hop pháp của mình Do đó, chế định nảy có vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy sự phát triển các giao dich dân sự, gián tiếp đóng vai trò trong sựphát triển kinh tế, xã hội

Từ Bộ luật dân sự năm 1995 đến nay (Bộ luật dân sự nằm 2015), chếđịnh nay trai qua kha nhiêu thay đôi cả về tư tưởng chủ đạo trong việc xâydựng chế định cũng như các quy định cu thé trong lĩnh vực nay Bồ luật dan

sự năm 2015 đã có khá nhiêu thay đôi trong việc quy định các biện pháp bảodam thực hiện nghia vu, sư thay dai rõ rang nhất là ghi nhận thêm hai biệnpháp bao dam mới là cam giữ tải sản và bảo lưu quyên sở hữu

Bảo lưu quyên sở hữu mặc dù không phải là quy định mới, nội dungpháp lý này đã được ghi nhân trong BLDS năm 2005 với tu cách la một điềukhoản trong hợp đông mua ban tài sản va tính chất “bảo dam” của biện phápnay gan như rat ít được phô biến trong thực tế, có 1é vi thé nên việc sử dụngđiều khoản nảy để dự phòng cho việc không thực hiện nghĩa vụ của bên cónghĩa vụ khá hạn chế trên thực tế Tuy nhiên, lân dau tiên trong Bô luật dan

sự năm 2015, bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận là một trong các biện phápbảo đảm thực hiện nghĩa vu Theo đó, bao lưu quyên sở hữu la “trong hopđồng mma bán, quyền sở hitu tài sản có thé được bên bán bảo Ìưm cho đến khinghĩa vụ thanh toán được thực hiện đây đủ, Bao lun quyền sở hitu phải duoclập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hop đồng mua bán”, việc ghinhận nảy một mặt được coi là kip thời, hợp lý và đáp ứng được yêu cầu cả về

lý luận cũng như thực tiễn Tuy nhiên một số các quy định van còn chưa rõ

Trang 9

rang, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng Tác giả lựa chọn dé tài “Báo lunquyền sở hiữm theo qy dinh của pháp luật Viet Nam” làm khóa luận với mongmuốn làm rõ hơn các quy định của pháp luật về bảo lưu quyên sở hữu hiệnhành, từ đó đưa ra một số kiền nghị góp phân hoàn thiện pháp luật.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Khi nghiên cứu về lính vực nghĩa vụ và bảo đâm thực hiện nghĩa vụ, tácgiả thay có sự đa dạng về số lượng bài viết, công trình nghiên cứu Đối với détài về biện pháp bao lưu quyền sở hữu trong BLDS năm 2015, có thể kế đếncác công trình sau đây:

- Đoàn Thị Phương Diệp, “Cam giữ tai sản, bảo lưu quyền sở hữu theo

bộ luật dan sự năm 2015”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, 2017”: công trình

nảy nghiên cứu sơ lược về hai biện pháp bao dam mới được ghi nhận trongBLDS năm 2015 là cam giữ tai sản va bão lưu quyền sở hữu, có liệt kê, phântích một số nội dung cơ bản của hai biện pháp nảy về: (1) Xác lập biện pháp

bao dam và (2) hiệu lực của biện pháp bao dam.

- Nguyễn Minh Tuan (chủ biên), "Bình luận khoa học Bô luật Dân sự

của nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015”, Nzb Tư pháp,

2016: Công trình nghiên cứu này đã phân tích, bình luận và đưa ra một số vi

dụ thực tiễn để dẫn giải cho từng điều luật trong Bộ luật Dân sự năm 2015.Đồng thời, còn nghiên cứu một cách toàn diện, chỉ ra những điểm mới của

các quy định trong BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005

- Nguyễn Thi Phương Hải, “Mét số van dé về quy định biện pháp bảolưu quyên sở hữu và biện pháp cam giữ tài sản trong BLDS năm 2015", Tapchi Khoa học Kiểm sát, Dai học Kiểm sát Hà Nội, số 2/2016: Công trình naynghiên cứu hai biện pháp bảo dam được liệt kê thêm trong BLDS 2015 là camgiữ tải sản va bảo lưu quyền sở hữu, chủ yêu nhân mạnh bảo lưu quyền sở

hitu không phải là biên pháp bảo dam mới được ghi nhận trong pháp luật dan

sự Việt Nam

Trang 10

Nhìn chung, công trình nghiên cứu về quy định bao lưu quyền sở hữumặc dù không phải là quy định mới tuy nhiên, lan dau tiên BLDS năm 2015ghi nhận bảo lưu quyên sở hữu là một trong các biên pháp bao dam thực hiệnnghĩa vụ nên qua tìm hiểu của tác giả, phân lớn các công trình hiện nay liênquan đến dé tải nảy chưa có điêu kiện dé nghiên cứu sâu hơn, tiếp cận dướinhiều góc độ từ văn bản pháp luật, thực tiễn xét xử, kinh nghiệm nước ngoàiđến quan điểm của các chuyên gia luật, từ đó đánh gia, phát hiện van dé dé đêxuất hướng hoản thiện.

3 Đối trợng và phạm vi nghiên cứu

Về đôi tượng nghiên cửa: Bài tuận tập trung nghiên cứu quy định về biệnpháp bảo lưu quyên sở hữu trong BLDS năm 2015

Về phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Dé tài về nghĩa vụ và bao đăm thực hiện nghĩa vụ là nộidung rồng, đóng vai trò cực kỹ quan trong trong đời sông x4 hội, bản thân các

biện pháp bảo dam thực hiện nghĩa vụ cũng phát huy được vai trò trong đời

sông, tạo khung pháp ly an toàn trong các giao dịch Tuy nhiên, trong khỏaluận nảy, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật về bảolưu quyền sé hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và thực tiến áp dụng quyđịnh về bao lưu quyên sở hữu Từ đó, dé xuất hướng hoàn thiện quy định vềquy định bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là một biện pháp bảo dam thực

hiện nghĩa vụ ở Việt Nam hiện nay.

Về thời gian: Khoa luận nghiên cứu vé bão lưu quyền sở hữu theo quyđịnh của BLDS năm 2015 va một số điều khoản hướng dẫn thi hành tại Nghịđịnh số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ Đông thời, bài viết cũng sử dụng vanbản pháp luật cũ là BLDS năm 1995 va BLDS năm 2005 dé đôi chiếu, so

sánh.

Về mặt không gian: Khoá luận tap trung nghiên cứu các quy định hiện

hanh về bảo lưu quyển sở hữu và thực tiễn thi hanh các quy định nảy tại Việt

Nam

Trang 11

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của khóa luận nhằm tìm hiểu, phân tích một số vân dé lý luận

và thực tiễn các quy định của pháp luật về bao lưu quyền sở hữu để có một cáinhìn tông quát cũng như có chiều sâu về bao lưu quyên sở hữu Từ đó, sinhviên sẽ đưa ra mét sô hạn chế, bất cập của quy định pháp luật và dé ra nhữngkiến nghị gop phân hoàn thiện pháp luật về bao lưu quyên sở hữu

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận: việc nghiên cứu sẽ dựa trên cơ sở phương pháp

luận duy vật biện chứng vả duy vật lich sử của Chủ fighia Mác - Lénin Day được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cu

thể của tác giã trong quá trình thực hiện bai luận Phương pháp nay được tacgiả sử dụng để nghiên cứu các vân đề lý luận trong luận văn

* Phương pháp nghiên cửa cụ thé: trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghia Mác - Lénin, trong quá trình nghiên cửu luận văn, tac gia sẽ sử dung

các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau

- Phương pháp phân tích và bình luân dé làm rõ những van đê lý luận vaquy định pháp luật hiện hành về bão lưu quyên sở hữu,

- Phương pháp tong hợp nhằm khái quát hoá thực trang pháp luật bao lưu

quyền sở hữu, nhằm đưa ra những kiến nghị phủ hop;

- Phương pháp so sánh dé nhằm chỉ ra những điểm tương đông và khác

biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kì

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghia ij luận: bài luận là công trình khoa học nghiên cứu một cáchtoan diện các vân dé lý luận về bao lưu quyên sở hữu Do đó, việc nghiên cứu

sẽ góp phan hình thành một bức tranh tổng thể các vân đề lý luận về bão lưuquyển sở hữu Tac giả ky vọng rang sé đưa ra những cách hiểu thống nhất vềkhái niệm, bản chất và những giá trị pháp lý của việc nghiên cứu quy định vềbao lưu quyền sở hữu

Trang 12

Ý nghĩa tine tiễn: Những phân tích, đánh giá các quy định của BLDSnăm 2015 là cơ sở quan trọng cho việc hoản thiện quy định về bảo lưu quyên

sở hữu Qua đó, góp phân vào việc nâng cao hiệu qua áp dụng pháp luật vàogiải quyết các vụ việc có liên quan đến bảo lưu quyên sở hữu Việc nghiêncứu các quy định về bao lưu quyên sỡ hữu trong các van bản khác nhau ở các

thời kì sẽ cho thây những thay đổi tích cực trong các quy định vê bảo lưu

quyền sở hữu

1 Kết cấu của luận văn

Ngoài phân mục lục, phan mở đâu, bảng từ viết tắt, danh mục tai liệu tham

khảo, nôi dung cũa bai luận được kết cầu theo 3 chương:

Chương 1 Một số vẫn đề ì luận về bảo lun quyền sở him

Chương 2 Thực trang quy định của pháp luật về bảo lun quyền sở hitu

Chương 3 Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghi hoàn thiện pháp luật vềbảo ưu quyền sở hit

Trang 13

Chương 1

MỘT SÓ VAN BE LÝ LUẬN VE BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU

1.1 Khái niệm bảo hru quyền sở hữu

Trong các văn bản pháp luật trước đây, bảo lưu quyên sở hữu được ghinhận với góc độ là một quyên luật định của bên bán trong hợp đông mua bántai sản ma bên mua được trả chậm, trả dân tiên mua tai sản trong một thời hạn

theo thỏa thuận của các bên Theo đó, bên bán tài sản được thực hiện quyên

bảo lưu quyên sở hữu đối véi.tai sản bản và đã giao cho bên mua nhằm buộcbên bán thanh toán day đủ tiên mua tai sản cho minh, Vi vậy, trước ngayBLDS năm 2015 được ban hành, bảo lưu quyền sở hữu chỉ được biết đến dướigóc độ là mét biên thể của biên pháp bảo dam bởi bản thân của bảo lưu quyên

sở hữu trong mua tra chậm, tra dan là hành vi được phép thực hiện của bênbán mà không phụ thuộc vào y chí của bên mua va không cân phải xác địnhtrước trong hop đồng mua ban hay bằng văn bản riêng Tuy nhiên, bên banthực hiện quyên nay bao giờ cũng với mục đích buộc bên mua phải thực hiệnđây di nghĩa vụ thanh toán tiên mua tài sản Trong BLDS hiện hanh thì baolưu quyên sở hữu được ghi nhận la một trong chín biện pháp bảo dam thựchiện nghĩa vu, dong thời van xác định bao lưu quyền sở hữu la một quyên luậtđịnh của bên ban trong hợp dong mua tra chậm, trả dan’

Khi quy định bảo lưu quyên sở hữu với góc đô là một biện pháp bão damthực hiện nghĩa vu, nha lam luật chưa đưa ra khải niệm về biện pháp nay, nộidung của biện pháp bão đảm nay được zác định theo nội dung của hop đồngmua trả chậm, tra dan nên chưa có sự rành mạch giữa bảo lưu quyền sở hữuvới góc độ là một biên pháp bao dam thực hiện nghia vụ với bảo lưu quyền sởhữu với góc đô là một quyên luật định của bên bán tài sản trong mua trảcham, tra dân Hiện nay có rat nhiều quan điểm vẻ định nghĩa bao lưu quyền

sở hữu Trong Cuôn “Luật dan sự Việt Nam lược giải — Các hợp đồng dan sự

' Trường Daihoc Luật Hi Nội 2022), Giáo tinh Luật Din sự Việt Nam tập II, Nsb.Tw pháp, Hà

Néi,tr.142-143

Trang 14

thông đụng”, tac giã Nguyễn Mạnh Bach đã định nghĩa “báo inn quyền sởhữm là điều khoản trì hoãn việc chuyén quyền sở hữm cho đến khi bên rmathanh toán day aii tiền mua tài sản?” Tiên si Phạm Văn Tuyết lại từng đìnhnghĩa “báo in quyền sở hit được hiểu là người có quyền sở hitu đối với mộttài sản đã ban được giữ lại quyền sở hiểu dis tài sản đã được chuyén giao chonigười mua?” Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về bao lưu quyên sở hữu dướicác cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên có thể thây rằng bản chất của biệnpháp bão lưu quyên sở hữu lả không thay đổi, đó là nhằm bảo đảm cho việcthực hiện nghia vu chính trong hợp dong mua bán tai sản được thực hiện theođúng thỏa thuận: Theo Từ điển Tiếng việt, bao lưu lả giữ nguyên như cũ, bảolưu quyền sở hữu nghĩa 1a giữ nguyên quyên sỡ hữu, mặt khác, bảo lưu quyên

sở hữu hiện nay được BLDS năm 2015 ghi nhận với hai tư cách pháp lý, là

quyên của bên bán trong hợp đồng mua bán trả châm, trả dan, hoặc là một

biện pháp bảo dam thực hiện nghia vụ dan su Do đó, theo tac giả việc định

nghĩa bảo lưu quyên sở hữu nên được đưa ra để không chỉ người đọc có cáchtiếp cân dé dang thì còn dam bao su khác bit so với quyên bảo lưu quyên sởhữu của bên bán trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dân Vì vậy, theo tácgiả có thé định nghĩa biện pháp bao lưu quyên sở hữu như sau: Báo hei quyên

SO hit là biện pháp bdo dam thực hiện nghia vu, trong đó, các bên thoa

thuận về việc bên bán được giữ lai quyền sở itu đối với tài sẵn trong hợpđồng mua bản a bảo đãm bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối

với bên ban.

1.2 Đặc điểm của bảo hru quyền sở hữu

BLDS năm 2015 xác định bảo lưu quyên sở hữu là một biện pháp baođảm thực hiện nghĩa vụ Do đó, bảo lưu quyền sở hữu có đây đủ các đặc điểmcủa một biện pháp bao dam thực hiện nghia vu nói chung Cụ thể

ˆ Nguyễn Mark Bich (1997), Luật din sự Việt Num hroc gi - Các hop đồng din sự thông dung, Nxb.Chinh

trị quốc ga, Ha Nội,tr32

-` Pham Vin Tuyết (2022), Một số vin đề c tiếp tục nghiin cu đề hoàn thin quy định của pháp hắt vì bio

ưu quyền sở hồu, Tạp chỉ Luật học số 03/2022

Trang 15

Tint nhất là được xác lập đâm bảo việc thực hiện nghĩa vụ chính Theo

đó, bảo lưu quyên sở hữu được xác định 1a biên pháp bảo dam cho nghĩa vụthanh toán của bên mua trong hợp đồng mua bán, dam bảo cho bên mua (bênbảo dam) thực hiện đúng thöa thuận trong hợp đông mua ban tải sản đối vớibên bán (bên nhận bảo dam) Việc bảo lưu quyên sở hữu, nghĩa 1a tam thời

chưa chuyển giao quyên sở hữu đổi với tai sản trong hợp đồng mua ban tai

sản cho bên mua tải san nhằm một mặt bao vệ quyền lợi cho bên ban tronggiao dich mua ban tài sản khi bên mua chưa thực hiện xong nghia vụ thanhtoán của minh trong hợp đồng mua bán tai san, mặt khác nhằm thúc day bên

mua thực hiện đúng ngiña vụ thanh toản của mình trước bên bán tài sản khi

ho mong muôn được xác lập quyên sở hữu đối với tài san Trường hợp cácbên thöa thuận về việc áp dụng biện pháp bảo lưu quyển sở hữu thì khi bênmua (bên bao dam) vi phạm nghĩa vụ thanh toán của mình, bên bán có quyênđược tiền hành các xử sự pháp luật cho phép (như đòi lại tai sản là đối tượngcủa hợp đông mua ban tai sản, quyền yêu cau bôi thường ) dé ran de, trừngphạt đôi với bên mua khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán Do đó, BLDS năm

2015 ghi nhận biện pháp bao lưu quyên sở hữu được xác lập nhằm thúc đâynghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán được thực hiện đúng thỏa thuận

Thứ hai là hình thành do sự thỏa thuận của hai bên Nguyên tắc xuyênsuốt trong hệ thông pháp luật dân sự đó là tôn trong sự thỏa thuận của các bênđương sự, bảo lưu quyên sở hữu cũng không 1a ngoại lệ Việc áp dụng biệnpháp này phụ thuộc vao sự théa thuận của hai bên trong hợp đồng mua ban,không thé áp dụng biện pháp này khí chi có một bên trong hợp đồng mua bánhang hóa quyết định theo ý chí đơn phương của ho ma không co sự thỏa thuậnvới bên còn lại Điều nay có ngiữa là nêu trong hợp đồng mua bán, bên mua

và bên bán thỏa thuận về việc hai bên áp dụng biện pháp bảo lưu quyên sởhữu thì quyên, nghĩa vụ của hai bên trong giao dịch bảo đâm này mới đượcxác lập, trường hợp hai bên không có thỏa thuận về việc áp dụng biện phápnảy thì bao lưu quyên sở hữu không đương nhiên được áp dung, ngược lại,

Trang 16

quyển va nghĩa vụ của các bên có thé được áp dung theo quy định của BLDSnăm 2015 vê hợp đông mua trả châm, trả dần (Điều 453) nhưng với tư cách laquyên của bên bán mà không phải 1a biên pháp bảo dam cho nghia vụ thanhtoán trong hợp đông mua bán.

Ngoài các đặc điểm chung của một biện pháp bao dam thực hiên nghĩa

vụ, bảo lưu quyên sở hữu được coi là “giao dich bảo đâm đặc thù", do đó, baolưu quyên sở hữu có những đặc điểm đặc thủ so với các biện pháp bao damthực hiện nghia vu khác Cu thé

Một là, chủ thé của bao lưu quyền sở hữu cũng chính la chủ thé của hợpđồng mua ban tai sản Trong đó, bên bão lưu chính là bên mua tai sản va chapnhận việc chứa được chuyên giao quyền sở hữu đối với tai sản mua, bên nhânbảo lưu chính là bên bán và thực hiện việc lưu giữ lai quyền sở hữu đối với tảisản đã bản.

Hai là, biện pháp bảo lưu quyên sở hữu tai sản phải được lập thành vănbản riêng hoặc phải được ghi trong hợp đồng mua bán Việc quy định xác lậpbảo lưu quyên sở hữu bằng văn bản để nhằm bão vệ chặt chế quyên lợi củabên bán nếu người mua định đoạt tai sản nhưng không thực hiên nghĩa vuthanh toán, đông thời, việc xác lập bang văn ban là chứng cứ hữu hiệu chobên bán khi có tranh chap xảy ra liên quan dén nghĩa vu thanh toán va các van

dé phát sinh trong hợp đông mua bán tài sản liên quan đến biện pháp này.Trong trường hợp các bên không xác định bảo lưu quyên sở hữu theo hình

thức văn bản thì bão lưu quyền sở hữu được coi là quyên mặc nhiên theo luật

định của bên bán trong trường hợp mua trả chậm, trả dân.

Ba id, đôi tượng của bảo lưu quyền sở hữu là hoạt động đối kháng quyêngiữa bên mua và bên bán Có thể thây bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bãođảm hết sức đặc thủ được thé hiện qua đặc điểm này Đôi tương dùng dé bao

dam trong các biện pháp bao dam thực hiện nghĩa vu thường là tai sản (cam

*Lé Thủ Hảo (2022), Bio hm quyền sở hữu theo quy định của Bộ Mật Dân sự năm 2015, Luận vin thác sĩ,

Hi N6i,tr.17-18

Trang 17

cô, thé chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, câm giữ) hoặc là công việc do bên bảo

dam phải thực hiện trước bên nhận bao dam (bảo lãnh) thi trong biện pháp

bảo lưu quyên sở hữu lại là hành vi do chính bên nhân bao đảm thực hiện.Không có căn cứ nao đề có thé xác định đối tượng dùng để bao dam thực hiệnnghĩa vụ trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là tai sản, công việc phải thựchiện hay uy tin nên phải xác định đối tượng ma thông qua đó để thực hiện

việc bao dam trong biện pháp này cũng chính là hành vi đáp tra’.

Bốn ia bảo lưu quyên sở hữu là biên pháp bao đảm gắn liên với hợpđồng mua bán tai san Thông thường, pham vi áp dụng của biện pháp bao dam

sẽ phụ thuộc vào su thỏa thuận lựa chọn của các bên tại thời điểm xác lập.Tức lả, biên pháp bảo đảm thường được xác lập dé bảo dam cho việc thựchiện nghĩa vu phát sinh từ bat kỳ căn cứ nào (nghĩa vụ phat sinh từ hợp đồnghoặc nghĩa vu ngoài hợp đông) Tuy nhiên, bao tưu quyền sở hữu thức chất làviệc bền bán tạm ngừng thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tai sản cho bênmua cho đến khi bên mua thanh toán hết tiền mua tải sản Do đó bảo lưuquyên sở hữu là biện pháp bao dam được xác lập chỉ nhằm bao dam cho việcthanh toán tiên mua tai sản phat sinh từ hợp đông mua bản tải sản

Năm id, bên bán có quyên đòi lại tải sản khi bên mua vi phạm nghĩa vuthanh toán Tại Điều 290 BLDS 2015 quy định về trường hợp xử lý tài sảnbảo dam, theo đó, khi đến hạn mà bên có nghia vụ không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được quyên xử lý tải sảnŠ Tuynhiên, bao lưu quyền sở hữu là ngoại lệ Cu thé, ngoài quy định tại Điều 299thì BLDS 2015 không quy định về việc xử lý tải sản khi bên mua vi phạmnghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua ban co thỏa thuận về việc ap dungbiện pháp bảo lưu quyên sở hữu, ma khi bên mua vi pham nghia vụ thanhtoán thì bên bán được tiến hanh đòi lại tai sản, yêu cầu bổi thường makhông quy định vé việc xử lý tải sản của biện pháp nảy Quy định nay là hoản

5 Trưởng Đạihọc Luật Hi Nội 2022), Giáo trish Luật Din sự Việt Nem tập I, Neb Tư pháp, Hi Nội,

M3-M4

* Điều 299 Bộ hit Dân srnim 2015

Trang 18

toàn thong nhất với các quy định khác có liên quan trong BLDS năm 2015 vàđặc thù của bảo lưu quyển sở hữu so với các biện pháp bảo dam thực hiệnnghĩa vụ khác Cu thé: (i) đổi tượng dùng dé bảo dam là hoạt đông đôi khángquyên giữa bên mua va bên ban; (ii) tai sản trong hợp đồng mua bán về matpháp lý vẫn la tai sản thuộc sở hữu của bên bán (bên nhận bảo dam) vì khi cácbên thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, về mặt pháp lý, bênbán vẫn chưa chuyên giao quyền sở hữu tải sẵn cho bên mua Do đó, khôngđặt ra van dé xử lý tai sản thuộc sở hữu của bên nhận bảo dam dé bảo vệquyển lợi cho bên nhận bao đảm, nên các nha làm luật không đặt ra vân đê xử

lý tai sản áp dụng biện pháp bảo lưu quyên sỡ hữu khi nghĩa vu chính bi viphạm trong Hợp đông mua bán là phủ hợp

13 Sự khác biệt giữa bảo hru quyền sở hữu tài sản với hợp đồng mua

trả chậm, trả dần

Bảo lưu quyên sỡ hữu la biện pháp bao dam va bảo lưu quyền sở hữu taisản trong hợp đồng mua trả chậm, trả dan lả hai chế định chưa có sự phântách rổ rang, dẫn đến “sự hiểu nhâm” khi lựa chon áp dung bão lưu quyên sởhữu với tư cách là biên pháp bão đảm thực hiện nghĩa vụ với quyền bảo lưutai sản của người bán trong hợp dong mua bán trả chậm, tra dân

Từ Bộ luật Dân sự năm 2015, bảo lưu quyên sé hữu được ghi nhận lamột biên pháp bao dam thực hiện nghia vụ, được quy định từ Điều 331 - Điều

334 BLDS 2015 Còn hợp đồng mua bán trả chậm, trả dân la một giao dichdân sư được quy định tại Điêu 453 BLDS 2015 Hai chế định nay có nhiều néttương đồng, thường gây nhâm lẫn với nhau, tuy nhiên, van có một sô đặcđiểm riêng biệt để phân biệt hai chế định:

Thứ nhất, về ban chất Biện pháp bảo lưu quyên sở hữu là biện phápbảo đâm thực hiện nghĩa vụ có thể áp dung cho tat cả các quan hệ mua bannói chung Còn hợp đồng mua ban tra cham, trả dan là một loại hợp đồng muabán có điều khoản về bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là quyên của người

Trang 19

bán, nhằm bảo dam cho quan hệ mua bán hàng hóa bằng hình thức trả chậm,

Tint hai, về ý chí của các chủ thể Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của bên mua và bên bán Trong hợp

đồng mua bán, bên mua và bên bán théa thuận về việc áp dung bao lưu quyên

sở hữu thì biên pháp bảo lưu quyên sở hữu mới được xác lập, trường hợp haibên không có thöa thuận về việc áp dụng biện pháp nảy thì bảo lưu quyền sởhữu không được áp dụng Đối với hợp đông mua bán trả châm, trả dân thì bảolưu quyên sỡ hữu lả quyên pháp định của bên bán, không phụ thuộc vao ý chicủa người mua.‹Bên bán được bảo lưu quyên sở hữu đôi với tài sản bán chođến Ihi bên mua trả đủ tiền

Thự ba, về hình thức Biện pháp bảo lưu quyên sở hữu phai lập thảnhvăn bản dưới hình thức là một điều khoản trong hợp đồng mua bán hoặc lapthành văn bản riêng Còn trong hợp đồng mua ban trả chậm, tra dan thì bảolưu quyên sé hữu không cân lập thành văn bản riêng, đó lả quyền của bên bánđược ghi tại điều khoản của hợp dong

Thứ te về hiệu lực đôi khang với người thứ ba Khi đã thỏa thuận thực

hiện biện pháp bao dam và thực hiện việc đăng ký biện pháp bao dam thì biện

pháp bảo lưu quyên sở hữu sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

kế từ thời điểm đăng ký Trong khi đó, bảo lưu quyên sở hữu trong quan hệ

mua bán trả chậm, trả dân không có cơ chế phat sinh hiệu lực đổi kháng với

người thứ ba’.

1.4 Quá trình hình thành và phát triển quy định pháp luật Việt Nam về

bảo hru quyền sở hữu

Bảo lưu quyên sở hữu không phải là quy định mới lân đầu tiên được ghinhận tai BLDS năm 2015, song ở mỗi thời kì khác nhau, pháp luật dân sự

nước ta ghi nhận quy định này ở các địa vị pháp lý khác nhau.

ˆ Tưởng Duy Lượng (2019), Búp hật Din sự - Kinh tế vị thục tiến xát xử, Tập 1, Nxb Tư pháp, Hi Nội,

7.160

Trang 20

Theo đó, trước khi BLDS đâu tiên của nước ta ra đời (BLDS năm 1995),việc mua bán trả chậm, tra dân chưa được ghi nhân Thời kì Pháp lệnh Hợpđồng kinh tê sô 24-LCT/HĐNNS ngay 25/9/1989 của Hội đông Nhà nước rađời Thời điểm pháp luật Việt Nam nói chung vả pháp luật dân sự Việt Namnói riêng còn sơ khai, mua bán trả chậm, trả dân chưa được ghi nhận TaiPháp lệnh Hop đông kinh tế sô 24- LCT/HĐINN8 chỉ ghi nhận về việc các bênđược quyền thanh toán theo thỏa thuận va chỉ quy định 03 biện pháp bảodam thực hiện hợp đồng kinh tế, gônr thể chấp tai sản, cảm có, bảo lãnh taisản” Theo đó, có thé thay rang pháp luật dân sự thời kì nảy chỉ quy định cácquy phạm liên quan đến hơp đông kinh tế và biện pháp bảo đảm thực hiệnhợp đông kính tế ma chưa quy đính đối với các giao dịch dân sự khác, đồngthời, chưa có sự ghi nhận về biện pháp bao dam bảo lưu quyển sở hữu DénPháp lệnh số 52-LCT/HĐNN8 ngảy 07/5/1991 của Hội đông Nhà hước quyđịnh về hợp đồng dân su Pháp luật dân sự thời 1a nay đã mở rộng phạm vi

điều chỉnh, không chỉ bao gồm hợp đồng kinh tế như tại Pháp lệnh Hợp dong

kinh tê sô 24-LCT/HĐNNS ma quy đính mở réng ra các hợp đông dân su",Tuy mở rông phạm vi hợp đồng trong dân sự, song Pháp lệnh này vẫn chưaghi nhân về việc mua ban tra châm, tra dân!!, đồng thời, ngoài 03 biện phápbảo dam như Pháp lệnh Hợp dong kinh té số 24-LCT/HENNS quy định, thi cothêm biện pháp đặt cọc, theo đó các biện pháp bao dam thực hiện hợp đồng

dân sự bao gồm 04 biện pháp, gồm thể chấp tai san, cam cổ tai sản, bao lãnh,

đặt coc ma không có sự ghi nhận biện pháp bao lưu quyên sở hữu.

Dén thời ki ra đời BLDS năm 1995, bao lưu quyên sở hữu mặc du đượcghi nhận nhưng với tư cách là quyên của bên bán trong hop đông mua bán taisản có trả chậm, trả dân Đây là lân đầu tiên pháp luật về dân sự nước ta được

quy định và nâng lên thành một đạo luật, trong đó ghi nhận 07 biện pháp bảo

` Điều 23 Pháp lành Hop đồng kith tế số 24- LCT/HĐNNS

? Điều 5 Pháp lệnh Hợp đông kinh t! số 24- LCT/HDNN

ˆ° Điệu 1 Pháp lệnh số 52-LCT/HDNNS ngày 07/5/1991 của Hội đồng Nhà nước

!! Điều 20 Pháp lệnh số 52-LCT/HBNNS ngày 07/5/1901 của Hội dong Nhà moe

Trang 21

dam thực hiện nghia vụ dan sự, gồm cam có tài san, thé chap tai san, dat coc,

ký cược, ký quỹ, bảo lãnh va phạt vi phạm So với các Pháp lệnh dan sự ở thời ky trước, BLDS 1995 quy định thêm 03 biện pháp bao dam mới đó là ky

cược, ký quỹ va phạt vi phạm Có thể thấy rằng, mặc dù BLDS năm 1995chưa ghi nhận bảo lưu quyển sở hữu lả một biện pháp bảo đảm thực hiện

nghia vụ, song so với pháp luật dan sự thời ki trước, BLDS năm 1995 đã quy

định về trường hợp mua bán trả chậm, trả dân, cụ thé tại Điều 457 BLDS

1995 quy định: "Các bên có thê thỏa thuận về việc bên mua trả châm hoặc tradaa tiền mua trong mét thời han sau khi mua bên ban được bảo lưu quyên sởhữm của mình đối với vật bản cho đến khi bên mua trả đu tiền, trừ trường hop

có thôa thuận khác Hợp đồng mua trả chậm hoặc tra dần phải được lập

thành văn ban Bền na có quyền sử dung vật mua trả chậm, trả dan và phải

chịu rủi ro trong thời gian sit dung trừ trường hợp có thỏa thuận khác??" Mặc

du pháp luật mới chỉ ghi nhân về việc mua bán trả chậm, tra dân với tư cách

lả quyên của các bên trong hợp đông mua bán ma không phải là biện phápbảo dam, tuy nhiên quy định nay là tiên dé để biện pháp bao đâm bao lưuquyên sở hữu sau nảy ra đời

Dé đáp ứng sự phát triển của nên kinh tế thi trường va sự phát triển củacác giao dich dân sự ở nước ta, Quốc hội đã ban hanh BLDS năm 2005, thaythé cho BLDS năm 1995, trong đó quy định 07 biện pháp bảo đảm thực hiện

nghia vụ dân sự, gồm cẩm có tai sản, thé chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh va tin chấp So với BLDS 1995, BLDS 2005 đã loại bỏ biệnpháp phạt vi pham, bỗ sung thêm biển pháp tín chấp và có sự điều chỉnh nộidung các biện pháp bảo đảm cho phù hợp với thực tiễn Còn bảo lưu quyên sởhữu, BLDS năm 2005 cũng mới chỉ ghi nhận với tư cách la quyên của bênbán trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dân mà chưa quy định bảo lưuquyền sở hữu la một biện pháp bao dam thực hiện nghĩa vụ

`2 Điệu 457 Bộ hit din sự 1995

Trang 22

Đến BLDS năm 2015, đánh dầu một bước tiên mới khi nha lam luật ghinhận bảo lưu quyên sở hữu với hai tư cách, hai chức năng khác nhau, đó lảquyên của bên bán trong hợp đông mua ban trả chậm, tra dan va là một biênpháp bảo đâm thực hiện nghĩa vu trong hop đồng mua ban Trong đó, các nha

lam luật đã quy định lên 09 biện pháp bao dam thực hiện nghĩa vu, tăng 02

biện pháp so với BLDS năm 2005, gồm: Cam cô tai sản, thé chap tai sản, đặtcoc, ký cược, ký quỹ, bao lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chap va cam giữ tàisản (bô sung thêm 02 biện pháp là bão lưu quyên sở hữu va cam giữ tải sản).Tại BLDS năm 2015, bão lưu quyên sở hữu lân đầu tiên được ghi nhận là mộtbiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tải sản

Song dù ghi nhận ở địa vị pháp lý nào thì có thể thây rằng, ở mỗi thời kìkhác nhau thì việc mua ban tra chậm, trả dan đều đạt được những mục dichnhất định tại thời điểm đó, trong do mục dich cuối củng đó là tạo điều kiênthúc đẩy quá trình lưu thông hảng hóa trong thị trường, phát triển kinh tê xãhội của đất nước Bởi việc áp dụng mua bản tra chậm, trả dân giúp nhữngngười mua tải sản chưa có điêu kiên thanh toán hết trong một lần được tiếpcận đến tai sản, những người có điều kiện thanh toán nhưng lựa chọn phươngthức thanh toán thành nhiêu lan để sử dụng tiền cho các nguôn dau tư khác,

qua đó, hàng hóa được lưu thông trong thị trường

Trang 23

Trên cơ sở nghiên cứu và xây đừng khái niệm bảo lưu quyền sở hữu,cùng với những nghiên cứu liên quan đến các van dé lý luận về bảo dam thựchiện nghia vu noi chung, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm riêng của biện phápbảo lưu quyển sở hữu

Ngoài ra, trên cơ sé những nghiên cứu về bao dam thực hiện nghia vụ,tác giả đã chỉ ra một sô điểm khác biệt giữa bảo lưu quyển sở hữu với hợpđồng mua bán trả chậm, trả dan Cu6i cùng, tác giả khái quát sự phát triển quyđịnh pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu qua các thời ky

Trang 24

Chương 2

THUC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE BẢO LƯU QUYEN

SỜHỮU 2.1 Quy định của pháp luật về bảo hru quyền sở hữu.

2.1.1 Đối tượng và phamvi bão dam cia bảo hen quyén sở lướt

3.11.1 Đối tượng của bão hen quyền sở hit

Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về đối tượng của bảo lưuquyên sở hữu Vì vậy, hiện nay-có nhiều quan điểm khác nhau vé doi tượngcủa bảo lưu quyền sở hữu Nếu theo quy định tại khoan-2 Điều 8 Nghị định số21/2021/NĐ-CP về tài sản dùng để bao dam thực hiên nghĩa vụ dân sự “Tatsản ding dé bảo dam thực hiên nghia vụ bao gồm: Tài sản bản trong hopđồng mua bán tài sẵn có bảo iu quyền sở hữa¿®” thì có thé cho rằng tài sản

là đôi tượng của biện pháp bảo lưu quyên sở hữu Có quan điểm lại cho rằngđối tượng của bảo lưu quyên sở hữu 1a quyên sở hữu đối với tải sẵn là đốitượng của hợp đồng mua ban tai sản ma không phải là tải sản đó, bởi lệ tải sancủa hợp đồng mua bán về mặt pháp lý vẫn thuộc quyền sở hữu của bên nhậnbảo dam ma chưa phải là tài sản của bên bảo dam, do do, không thể coi tải sản

là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu và xử lý đối tượng nảy khí bên bảodam vi phạm ngiữa vụ thanh toán Có quan điểm khác lại cho rang, đối tượngcủa bảo lưu quyên sở hữu la hoạt động mang tính đối kháng về quyển giữa

bên mua và bên bán!#.

Mỗi quan điểm déu có những lý lẽ riêng và có những tranh cãi xungquanh, tuy nhiên, theo tác giả, tác giã đông ý với quan điểm đối tượng củabảo lưu quyên sở hữu là hoạt đông mang tính đối kháng về quyên giữa bênmua vả bên ban, đó là việc bên bán giữ lại quyền sé hữu đối với tải sản tronghợp đông mua bán dam bao bên mua thực hiện hết nghĩa vụ thanh toán của

© Khoản 2 Điều $ Nghi đãh số 21/2021/NĐ-CP của Chinh phủ về việc quy đãnh thi hành Bộ hit Dân sự vềbảo đầm thục hiện nghĩa va có

ˆ* Phạm Vin Tuyết (2022), Một số vin dé cin tấp tục nghiền cứu dé hoàn thiện quy dinh của pháp hit về

bảo ha quyền sở hữn, Tap chí Luật học số 03/2022

Trang 25

hợp đồng chính Trong bảo lưu quyền sở hữu thì quyên sở hữu đối với tài sản

sẽ được bên bán giữ lại cho đến khi bên mua thanh toán hết nghia vu Chỉ khinao bên mua hoản thành nghĩa vụ thanh toán thì khi đó quyên sở hữu tai sảnmới thuộc về ho Tai sản bảo đâm khi chưa thanh toán hét vẫn thuộc sở hữucủa bên nhận bảo dim Do đó, tài san không thé là đôi tượng của biện phápbảo lưu quyên sở hữu, nó chỉ là đôi tượng của hợp đồng mua bán tai sản có ápdụng biện pháp bảo lưu quyên sở hữu Đông thời, cũng không thé cho rằngquyển sở hữu đối với tải sản là đối tượng bảo đảm của biện pháp bảo lưuquyên sở hữu, bởi 1é khi các bên tham gia hợp đồng mua ban có thỏa thuận ápdụng biện pháp bảo lưu quyên sở hữu thì quyên sở hữu đổi với tai sản đangthuộc về bên ban, khi đó bên bán (bên nhận bảo dam) không thé đưa quyên sởhữu đôi với tai sản của minh bảo dam cho nghia vu của bên mua đang thực

hiện giao dịch với mình.

Khác với các biện pháp bão đảm bằng tải sản khác, đổi tương của biệnpháp bao đảm thường là tai sản thuộc sở hữu của bên bao dam thì đổi tượngcủa biện pháp bão lưu quyên sở hữu lại mang tinh đặc thù Đó là hoạt đôngmang tính đối kháng quyên, bên bán giữ lại quyên sở hữu tai sản đền khi bênmua (bến bảo dam) thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán ở hợp đông chính.Bỡởi 1é, bên mua vả bên bán trong hợp đồng mua bán thỏa thuận áp dụng biênpháp bảo lưu quyên sé hữu hướng tới quyền sở hữu đối với tải sản trong hợpdong mua bán tài sản Mặc dù, khi hai bên giao kết hop dong mua bán tai sảnkhông áp dụng biện pháp bao lưu quyên sở hữu thi quyên sở hữu tai sản xác

lập cho bên mua theo quy định của pháp luật nhưng khi các bên thỏa thuận áp

dụng bảo lưu quyên sở hữu tải sản, mặc di tài sản đã chuyên giao cho bênmua nhưng bên ban van có quyên được bảo lưu quyền sở hữu đối với tai sản

đó cho đến khi bên mua thực hiên đây đủ nghĩa vu thanh toán của mình Do

đó, đôi với hợp đông mua bán có áp dụng biện pháp bảo lưu quyên sở hữu thì

'° Nguyễn Thị Phương Hii 2021), Một s6 vin di về biên pháp bio bra quyền sở hiểu theo quy canh của Bộ

Init Din sựnăm 2015, Tap chú Khoa học Kiểm sit số 02/2021

Trang 26

đối tương hướng đến ở đây chính là quyền sở hữu đôi với tải sản là đối tượngcủa hợp đồng mua ban hang hóa Điều đó đông nghĩa với việc khi bên mua tảisẵn vi phạm nghĩa vụ thanh toán của hợp dong chính, không xảy ra hậu quảpháp ly la xử lý tai sẵn la đối tượng của hợp đông mua bán mà các nhà lamluật chỉ quy định hậu quả pháp lý đó là bên ban được "quyền doi lại tai san",bởi tai san đến thời điểm nay van thuộc sở hữu của bên ban tai san.

2.1.1.2 Phạm vì bảo dam của báo ium quyền sở lim

Bảo lưu quyên sở hữu là biên pháp bảo đâm được xac lập nhằm bao damcho nghĩa vụ thanh toán của bên mua đối với bên bán}ế Theo nguyên tắcxuyên suốt của pháp luật dân sự đó là tôn trong sự tự do thỏa thuận của cácđương sự, pham vi của bảo lưu quyên sở hữu do bên mua và bên bán tự

nguyện thöa thuận và ghi nhận vào văn bản thỏa thuận ap dụng biện pháp bao

lưu quyên sở hữu, có thể thỏa thuận về việc bao dam mét phân hay toàn bônghĩa vu thanh toán tién mua tai sản trong hop đông mua ban tải sản, tùy

thuộc vào phân nghĩa vụ thanh toản con lại của bên mua tải sản Thỏa thuận

về bao lưu quyên sở hữu được xác lap nhằm dam bao cho nghĩa vụ thanh toáncủa bên mua tải sản, do đó phạm vi bảo dam không thé lớn hơn nghĩa vuthanh toán Đồng thời, tủy thuộc vào phân nghĩa vụ thanh toán ma bên mua

đã thực hiện dé các bên thöa thuận về phạm vi bảo đảm phù hợp, có thể toan

bô nghia vụ thanh toân còn lại hoặc một phân nghia vu thanh toán con lại của

bên mua”,

Theo quy định tại Điều 203 BLDS năm 2015: “Nghia vụ có thé đượcbảo dam một phần hoặc toàn bộ theo théa thuận hoặc theo quy đinh của phápluật, nêu không có thỏa thuận và pháp luật không quy đmh phạm vi báo đảmthì nghĩa vụ coi nine được bdo dam toàn bộ, kê cả nghia vụ tra lãi, tiền phat

‘© Lién Đăng Phước Hai 2023), Biên pháp bão dim bio bra quyên sở hữu theo pháp nit Việt Nam và một so

quốc ga, Tạp chi Tòa m nhân din, lứtos/Aapch#oasey

wvbien-phup-bao-dam-bao-bar-quyen-so-lum-theo-phap-hut-vietaum-va-mot-so-quoc-gu87$7 hen], truy cập ngày 21/2/2024

` Lê Thị Hão (2022), Bảo Am quyền sở hữu theo quy dinh của Bộ bật Din sự năm 2015, Luận vin thạc sĩ,

Hà Nội,tr45

Trang 27

và bôi thường thiệt hai 1!" Theo đó, phân nghiia vụ được bảo đảm bằng biệnpháp bảo lưu quyền sở hữu chính lả nghia vụ thanh toán của bên mua, nghĩa

vụ thanh toán có thé là toản bộ nghĩa vụ thanh toán trong hợp đông mua bannéu bên mua chưa thanh toán phan nào hoặc phân nghĩa vụ thanh toán còn lạinếu bên mua đã thực hiện môt phân nghia vụ thanh toán Trường hợp hai bênkhông thỏa thuận về phạm vi của bảo lưu quyền sở hữu thì phạm vi bảo lưuquyền sở hữu bảo dam cho toàn bộ nghĩa vụ thanh toán còn lại của hợp đồngchính, bao gôm cả nghĩa vu bồi thường thiệt hại (nếu có), dam bao phủ hợpvới nguyên tắc phạm vi bảo dam không lớn hơn nghĩa vụ được bao dam

2.12 Hình thie của bảo hen quyén sở lún:

Theo qúy định tại Khoản 2 Điều 331 BLDS 2015: “Báo ie quyén sởhữm phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hop đồng vima bán?”

Sở di BLDS quy định phải được xác lập bằng văn bản vi bảo lưu quyển sởhữu lả một trường hợp đặc biệt của hợp đông mua bán, thời điểm chuyểnquyền sở hữu 1a thời điểm bên mua trả hết tiên mua tải sản Néu các bên cóthöa thuận về việc bảo lưu quyên sở hữu thì bên ban có quyên doi lại tài sảnkhi bên mua vi pham nghĩa vụ thanh toán Nếu không thöa thuận hoặc thỏathuận bằng miéng thì khi tranh chap xảy ra, bên bán khó có thể chứng minh

sự thỏa thuận đó 1a có thật Điêu này sẽ gây kho khăn trong qua trình giảiquyết tranh chap, có thé anh hưởng đến quyên và lợi ich hợp pháp của các

bên Do đó, trong trường hợp có tranh chap xay ra thi văn bản thỏa thuận la

bằng chứng để chứng minh các bên đã thỏa thuận về việc áp dụng biện phápbảo lưu quyển sở hữu

2.13 Hiệu lực và liệu lực đối khang với người tlưt ba của bảo len quyén sở

Jitu

2.13.1 Các điều Miện có hiệu lực của bảo iu qmyễn SỞ lim

!! Điều 203 Bộ hật Dân sự năm 2015

1° Khoản 2 Điều 331 Bộ lật Dân sự năm 2015

Trang 28

Bảo lưu quyên sở hữu hình thành theo sự thỏa thuận của các bên tronghợp đồng mua ban, được lập thanh văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng muabán Do đó, xét về bản chat, thỏa thuận về bảo lưu quyên sở hữu chính là mộtloại giao dịch dân sự (một loại hợp đồng) Hiện nay, BLDS không có quyđịnh riêng về về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung, hợp đôngbao dam nói riêng Do đó, để xác định các điều kiên có hiệu lực của bão lưuquyền sở hữu, cần phải căn cứ vào quy định vé điều kiện có hiệu lực của giaodịch dân sự tại Điều 117 BLDS năm 201529 Theo đó, bão lưu quyên sở hữuphat sinh hiệu lực khi có đây đủ bốn điều kiện sau:

Thứ nhất chủ thé tham gia giao dich có năng lực pháp luật dan

sự, năng lực hành vi dan sự phù hợp với giao dịch dan sự được xác lập Bảo

1ưu quyên sở hữu gắn liên với hợp đông mua bán tải sản, và mục dich của bảolưu quyền sở hữu là bao dam cho ngiữa vụ thanh toán của bên mua trong hợpdong mua ban tai sản Đông thời, chủ thé của hop đông mua ban tai sản cũngchính fa chủ thé của bảo lưu quyên sở hữu Do đó, năng lực pháp luật dân sự

va năng lực hanh vi dan sự của các bên trong quan hệ bao lưu quyên sở hữuphải phù hợp với hop đông mua ban tài sản Theo đó, nêu các bên chủ thékhông đủ điều kiện về năng lực chủ thé khi giao kết hợp dong mua ban tai sảnthì cũng không đủ điều kiên về năng lực chủ thé dé thỏa thuận vé bảo lưuquyên sở hữu Tuy nhiên, sự vi pham về năng lực chủ thé không phải la yêu tôđương nhiên dẫn đến sự vô hiệu của hợp đông mua bán nói chung, bao lưuquyên sở hữu nói riêng: Theo quy định từ các Điều từ Điều 122 đến Điều 132BLDS năm 2015, có một số trường hợp giao dich vi phạm quy định về nănglực chủ thể nhưng không đương nhiên vô hiệu mà phụ thuộc vào yêu cầu củachính chủ thể đó hoặc của người đại điện

Thứ hai, chủ thể tham gia giao dich dân sự hoàn toàn tự nguyện Su tựnguyên khi giao kết giao dịch dân sư thể hiện ở chỗ khi giao kết giao dịch,phải có su thông nhất giữa ý chí và sự bay tỏ ¥ chỉ của các bên Nghĩa la khi3° Điều 117 Bộ hiật Dân sự năm 2015

Trang 29

các bên phải có mong muốn vả bảy té được mong muôn về bảo lưu quyên sởhữu ra bên ngoài Sự tự nguyên của các bên trong bão lưu quyền sở hữu cũnghoản toàn là sự tự nguyện của các bên khi giao kết hợp đông mua ban tai san.Theo đó, khi giao kết hợp đông mua bán, một bên sẽ không được coi là tựnguyện néu thuộc một trong các trường hợp như: có sự giả tao trong giao kết;

bị nhâm lẫn, bị lừa dồi; bi đe doa hoặc cưỡng ép, không nhận thức và lam chủđược hành vi tại thời điểm xác lập giao dịch Cũng giống như giao dich dân

sự được xác lap ma có sự vi phạm về nang lực chủ thể, giao dịch được xác lập

mA có sự vi phạm ý chi tư nguyện của một hoặc hai bên thì hop đồng mua bánnói chung, bảo lữu quyên sở hữu nói riêng bị vô hiệu (trừ trường hợp có sựgiả tạo khi xác lập hợp đồng mua ban’) Khi giao dich được xác lap ma viphạm điều kiện về sự tự nguyên, hau hết các trường hợp giao dich chỉ vô hiệunéu có yêu câu của một trong các bên vả yêu cau đó phải thực hiện trong thờihiệu được quy định tại Điều 131 BLDS năm 2015

Thứ ba, mục đích va nội dung của giao dich dân sự không vi phạm điềucam của luật, không trai đạo đức xã hội Theo quy định tại Điều 123 BLDSnăm 2015, “Điều cấm của iuật ia nhiững quy định của luật không cho phép

ch thé thee hiên những hành vì nhất dinh” “Dao đức xã hội là những chuẩnmực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được công đồng thừa nhân và tôntrong””” Trong trường hợp hợp đồng mua bán được xác lập ma vi phạm điềucâm của luật, hoặc là trái đạo đức xã hội thì hợp đồng mua bán đương nhiên

vô hiệu ma không cân yêu cau của bat cứ chủ thé nào Khi đó, thỏa thuận vềbảo lưu quyển sở hữu cũng sẽ vô hiệu

Thứ tte hình thức giao dịch phù hợp với quy định của luật Tại khoản 2

Điều 117 BLDS năm 2015 quy định: “Hinh Đức của giao dich ia điều Miện có

hiệu lực của giao dich đân sự trong trường hop luật có quy dinh?” Theo do,

chỉ trong trường hợp luật có quy định vé hình thức cụ thé thi giao dich mới

`! Điều 123 BS hit Dân sư năm 2015

* Khoản 2 Điều 117 Bỏ hật Dân srnim 2015

Trang 30

bắt buộc phải được xác lập theo hình thức đó Theo quy định tại khoản 2 Điêu

331 BLDS năm 2015, bao lưu quyển sở hữu bắt buộc phải được zác lập thànhvăn bản Đây được coi là điêu kiện bắt buộc dé bảo lưu quyền sở hữu phátsinh hiệu lực Tuy nhiên, cũng không có quy đính nao cho thay néu bao lưuquyên sở hữu không được tuân thủ quy định về hình thức sé vô hiệu Do đó,việc bão lưu quyên sở hữu được xác lap mà không tuân thủ quy đính về hìnhthức có vô hiệu hay không hoàn toàn tuân theo quy định vé giao dịch dân sự

vô hiệu do vi phạm quy đính vẻ hình thức được quy định tại Điêu 120 BLDS

năm 201533.

2.13.2 Thời đễm phát sinh hiệu lực của bảo ina quyển sở hữu

BLDS Hiện hảnh không có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực củathỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu Tuy nhiên, theo tác giả, thời điểm phátsinh hiệu lực của thỏa thuận về bao lưu quyên sở hữu phụ thuộc vảo sự théa

thuận của các bên, dam bảo phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự.

Các bền có thể théa thuận có hiệu lực tử thời điểm hợp đông mua ban tai sin

có hiệu lực pháp luật hoặc một thời gian sau khi hợp đông mua ban tài san cóhiệu lực pháp luật, các bên không thé thöa thuận biên pháp bảo lưu quyền sởhữu có hiệu lực trước hiệu lực của hợp đồng chính Bởi lễ, việc giao kết vềgiao dich bảo lưu quyền sở hữu nhằm dam bảo cho nghĩa vụ của hop đồngchính được thực hiện, khi hợp dong chính chưa co hiệu lực thi giao dich baolưu quyền sở hữu cũng chưa thé xác lập hiệu lực

Trường hợp hai bên không có thỏa thuận, hiệu lực của thỏa thuận vé bảolưu quyền sở hữu tuân thủ nguyên tắc có hiệu lực của giao dịch dân sự Cụ thểtheo quy định tại khoản 1 Điều 401 BLDS năm 2015 quy định “Hop đồngđược giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điễm giao kết, trừ trường hợp cóthöa thuận khác hoặc luật liên quan có quy dinh khác?“" Mặt khác, tại Điều

22 Nghị định số 21/2021/D-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi

> Giáp Minh Tâm (2017), Bio lau quyền sở hữu theo phíp init din sự Việt Nam, Luận vin thạc số, Hi Nội,

tr460-50

* Khoản 1 Điều 401 Bộ Bật Dân sự năm 2015

Trang 31

hanh BLDS về bảo dam thực hiện nghĩa vụ quy đính: “Hop đồng bảo đảm

được công chứng chứng thực theo quy) đïnh của Bộ iuât Dân sự iuật Rhác liên

quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời diém được công chứng chứngthực Hợp đồng bdo dam không thuôc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thờiđiểm do các bên thôa thuận Trường hop không có thôa thuận thì có hiệu lực

từ thời điểm hợp đồng được giao kết ””“ Theo đó, nêu trường hợp các bên cóyêu cầu về việc công chúng, chúng thực giao dịch bảo lưu quyên sỡ hữu thithỏa thuân về bảo lưu quyên.sở hữu có hiệu lực thi thời điểm công chứng,chứng thực Trường hợp không có yêu câu về công chứng, chứng thực thì bảolưu quyền sở hữu có hiệu lực từ thời điểm hợp đông mua bán được giao kết

Tuy nhiên là giao dịch được xác lập đi kèm với hợp đồng mua bán, do

đó, hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu còn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp

đồng mua ban Theo đó, mặc dù thöa thuận vé bảo lưu quyên sở hữu đáp ứng

đây đủ yêu cầu về điều kiện có hiệu lực của giao địch dân sự theo quy địnhcủa BLDS năm 2015 nhưng vẫn có thể bị vô hiệu nếu hợp đồng mua bán tảisản bị vô hiệu, hủy bỏ hoặc đơn phương châm dứt thực hiện hợp đồng Taikhoản 2 Điều 20 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành B6 luật Dân

sự về bao dam thực hiện nghĩa vu quy đính: “7?ường hop hop đồng có ngiữa

vụ được báo Adin bị vô hiệu hoặc bị hiy bỏ, bị don phương chẩm đứt thựchiện thì giải quyết nine sau: a) Các bên chưa thực hiện hợp đồng có nghĩa vuđược báo dara thì hợp đồng bảo đãm chấm đứt, b) Các bên đã thực hiện một

phẩn hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo ddm thi hop đồng bảo

dam không chấm đứt Bên nhận bảo Gain có quyền xứ If tài sản bảo đấm đềthanh toán nghĩa vụ hodn trả của bên cô nghĩa vụ đối với mìnj?Ê” Theo đó,

có thé thay rằng, thöa thuan về bao lưu quyên sở hữu có thé cham dứt hiệu lựctrong trường hợp hợp đồng mua bán bị vô hiệu, hủy bö, đơn phương châm dứt

`* Điều 22 Nghỉ định số 21/2021/Đ-CP ngày 19/3/2031 cũa Chinh phủ quy dinh thủ hành BLDS về bão dim

** Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy dah thì hành BLDS vì

bão đảm thục hiện nghất va

Trang 32

và các bên chưa thực hiện nghĩa vụ trong hợp đông mua bán Trường hợp cácbên đã thực hiện một phan hoặc toản bộ nghĩa vu trong hợp đồng mua ban thithda thuận về bao lưu quyên sở hữu không châm dứt Quy định này là hoantoản phủ hợp, bởi vì về nguyên tắc quy định tại BLDS thì hợp đông mua bán

là hop đông chính, thỏa thuận về bảo lưu quyên sé hữu la hợp đông phụ Do

đó, khi hợp đồng chính châm dứt hiệu lực thi hợp đông phụ cũng chấm dứthiệu lực, trường hợp pháp luật quy định thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữukhông cham dứt ngay hiệu lực là khi các bên đã thực hiện một phan hoặc toản

bô nghia vụ trong hợp đông mua ban, quy định nay dam bảo giải quyết hauquả pháp lý đôi voi phân nghĩa vu ma các bên đã thực hiện với nhau

2.13.3 Hiên lực đối kháng với người taba của bão lưu quyền sở hữm

Tại Khoản 1 Điều 297 BLDS năm 2015 quy định: “Biên pháp bdo damphát sinh liêu lực đối Rháng với người thứ ba từ khi đăng ki biên pháp bảodam hoặc bên nhận bdo ddan nắm giữ hoặc chiêm giữ tài sản bảo đâm ?7”Theo đó, BLDS quy định tủy thuộc vào biện pháp bảo đảm mà thời điểm phatsinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba được xác định là thời điểm đăng ký,thời điểm bên nhân bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tải sản Tại khoản 3Điều 331 BLDS năm 2015 quy định “Báo lun quyền sở hit phát sinh hiệulực đối kháng với người thir ba kê từ thời điểm đăng ký?!” Khác với một sôbiện pháp bảo dam bang tai sản khác, BLDS quy định bao lưu quyền sở hữuphat sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba từ thời điểm đăng ký Việc xácđịnh thời điểm nay là hoàn toản phù hợp, bởi lẽ, đối với hợp dong mua bán có

áp dụng bao lưu quyển sở hữu, mặc đủ về mặt pháp lý tai san vẫn thuộc sởhữu của bên nhận bao dam nhưng trên thực tế, tài sản đã chuyển giao cho bên

bảo dam (bên mua tai san) sử dung, khai thác tai san Do đó, bên thứ ba khi

xác lập giao dịch liên quan đến tài sản với bên mua tải sản không thể lườnghết được, cũng như không thé xác minh được tình trạng pháp lý của tải sản

*' Khoin 1 Điều 297 Bộ kật Dân sự năm 2015

3! Khoản 3 Điều 331 Bộ mật Dân sự năm 2015

Trang 33

nên việc bảo vê quyên lợi của bên thứ ba ngay tình van có thể được xác lap

trong trường hợp nay và bên ban tai sản không được bảo vệ hoàn toàn trước

bên thứ ba khi không đăng kí biên pháp bảo lưu quyền sở hữu Ngược lại, khibên bán đăng kí biện pháp bảo lưu quyên sở hữu, bên thứ ba hoan toàn có thé

kiểm tra được tình trạng pháp lý của tải sản, do đó, BLDS năm 2015 trao cho

bên bán tai sản được quyền đòi lại tài sản và quyển wu tiên thanh toán khi xử

2015 chưa bat buộc bên bán phải đăng kí biện pháp bảo lưu quyên sỡ hữu manhả làm luật mới chỉ quy định "khuyến khích" việc đăng ký Do đó mà khôngphải moi thöa thuận về bao lưu quyền sé hữu đều phát sinh hiệu lực đối khángvới bên thử ba, song việc không phát sinh hiệu lực đôi kháng không ảnhhưởng đến hiệu lực của biện pháp này Điều nay có nghĩa là néu bên bán tảisan không đăng ký biên pháp bảo lưu quyền sở hữu thi hiệu lực đồi kháng củabên thứ ba đổi với biện pháp nảy không được áp dung Mặc dù không phátsinh hiệu lực đôi kháng với bên thứ ba nhưng nếu tuân thủ đây đủ điều kiên

có hiệu lực của giao dich thì biên pháp bao lưu quyên sở hữu vẫn có hiệu lực

va có gia trị ràng buộc đối với hai bên trong hợp đông chính

Về nội dung của hiệu lực đôi khang với người thứ ba của biện pháp bao

lưu quyền sở hữu, BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quanchưa quy định cụ thể Theo đó, về nguyên tắc, bão lưu quyền sở hữu là một

biện pháp bảo dam thực hiện nghĩa vụ trong BLDS năm 2015 thì việc xác

định hiệu lực đối kháng với người thứ ba được tiếp cận theo nguyên tắc quyđịnh tại Điều 297 BLDS năm 2015 Khoản 2 Điêu 297 BLDS năm 2015 quyđịnh: “Khi biện pháp bảo dam phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Trang 34

thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đơi tài sản bảo âm và duoc quyềnthanh toản theo quy định tại Điều 308 Bộ luật này và luật khác cĩ liênquan®®” Theo đĩ, vi BLDS năm 2015 khơng quy định cụ thé về hiệu lực đốikháng với người thứ ba của biện pháp bảo lưu quyên sở hữu nên việc xác địnhhiệu lực đơi kháng của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu được xác định theonguyên tắc trên, bao gồm quyền được truy địi lại tài sản và ưu tiên thanh tốn

khi xử lý tài sản bao dam.

Quyển truy địi được thực hiện khí khơng thé địi lại tải sin từ chủ thé cĩnghĩa vụ vì tài sản đã được chuyển giao cho người thử ba Hay nĩi cách khác

là người bán thực hiện quyên truy doi tải sản khi cĩ đủ các điều kiện cân vađủ: điêu kiện cân là trong hợp đơng cĩ điều khoăn bảo lưu quyên sở hữu vabiện pháp bảo dam nay đã được đăng ký, điều kiện đủ là người mua khơngcịn chiếm giữ tai sản san mua bán được bảo lưu quyên sở hữu va tài san đã

được người mua ban cho người thứ ba?9 Ví du: Anh A bán tai sản cho anh B

va trong hợp đơng anh A cho phép anh B trả chậm Trong hợp dong ghi nhận

điều khoản bao lưu quyền sở hữu đối với tải sản đĩ của anh A Hợp đồng vabiện pháp bảo lưu quyền sở hữu này được đăng ký va cĩ hiệu lực pháp luật.Sau khi nhân tải sin từ anh A, anh B bán tải sản cho anh C Đến thời hạn, anh

B khơng thực hiên nghĩa vụ thanh tốn đơi với anh A Theo quy định tại Điều

332 BLDS 2015, anh A cĩ quyền doi lại tai sản từ anh B, nhưng vi tải sản đã

bị anh B bán cho anh C nên anh A cĩ quyên truy địi tải sản từ anh C

Theo quy định của pháp luật, khi biên pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực

đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyển ưu tiên thanhtốn khi xử lý tài sản Tuy nhiên, quyển được ưu tiên thanh tốn khi tải san bị

xử lí dé thực hiện nghĩa vụ khơng phải là quyền mặc nhiên của bên ban maquyển ưu tiên đĩ phải xác định theo quy định của pháp luật về bảo dam thực

hiện nghĩa vụ Vi dụ, bên A (bên ban) đã giao tai sản cho bên B (bên mua)

È* Ehộn 2 Điều 297 Bộ hật Dân sựnăn 2015 l

`° Dương Anh Sơn 2018), Bảo bra quyền sở hiểu vì hiệu hye đối kháng với người thứ ba, Tap chí Nhà nước

và pháp hait số 02/2018,tr.22-23

Trang 35

trong một hợp đông mua trả châm, trả dan và bên B dùng tai sản đó dé théchấp bảo dam nghĩa vụ tra nợ vay thì bên nhận thé chap sé được ưu tiên thanhtoán trước nêu biên pháp thé chap đã được đăng kí Trong trường hợp các bêntrong mua bán đã thoả thuận xác lập về biện pháp bảo lưu quyên sỡ hữu vabiện pháp đó đã đăng kí thi quyên ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ

tự thời điểm phát sinh hiệu lực đôi kháng đôi với người thứ ba của biện phápbảo lưu vả biên pháp thé chấp?! Thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tạiĐiều 308 BLDS năm 2015

Tuy nhiên, có thể thay rằng, biện pháp bao lưu quyên sở hữu trongtrường hợp bên bán không đăng kí tại cơ quan có thấm quyền thi không phátsinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba nhưng BLDS năm 2015 vẫn trao chobên bán được quyền doi lại tai sản khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán(Điều 332 BLDS năm 2015) Mặc du quyên doi lại tài sản (Điều 332) vaquyên truy đòi tài sản (Điều 297) có căn cứ phát sinh, áp dụng va niôi dungkhác nhau nhưng xét về mặt ban chat ca hai quyên này déu nhằm bảo vệ bên

bán được đòi lại tài sản của minh khi bên mua tải san vi phạm nghia vụ, nghĩa

là da có đăng kí biện pháp này hay không thì bên bán đều được “doi lại” tai

sản thuộc sỡ hữu của mình, từ bên mua hoặc bên thứ ba (khi biện pháp nay có

đăng kí) Đông thời, biện pháp bao lưu quyên sở hữu do tính chất đặc thu của

nó nên không có hậu quả xử lý tài sản khi có vi pham nghĩa vụ của bên mua

(bên bảo dam), do vay ma nếu áp dụng "quyên ưu tiên thanh toán" khi phátsinh hiệu lực đôi kháng với bên thứ ba van còn la vân dé còn gây tranh cãi??.2.14 Onpôtvù nghia vu của các bên trong quan hé bảo hen quyén sở lướt

2.141 Quyénvanghiavuctia bên bán tài sản

BLDS năm 2015 không có quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của bênban tải sản tương tự như về quyển va nghia vu của bên mua tai sản trong hop

*! Pham Vin Tuyết (2022), Một so vin đề can tiếp tục nghiền cứu đã hoàn thiện quy dinh của pháp lật về bảo hm quyên sở him, Tap chi Luật học số 03/2022,tr37

“ Lé Thị Hảo (2022), Bio bm quyền sở hiểu theo quy định của Bộ butt Dân srnim 2015, Luận vin thạc sĩ

Luậthọc, Hà Nội,tr.S1

Ngày đăng: 08/11/2024, 03:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nguyễn Thi Phương Hai (2021), Mat số vân dé về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Tạp chí khoa học Kiếm sát sô 02/2021 Khác
10.Phạm Văn Tuyết (2022), Một sô vân dé cân tiếp tục nghiên cửu dé hoàn thiện quy định của pháp luật vẻ bảo lưu quyền sở hữu, Tạp chí Luật hoc sô 03/2022 Khác
11.Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II, Nxb. Tư pháp, Hà Nội Khác
12.Trường Đại học Luật Hà Nội (2023), Những điểm mới của Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bao đâm thực hiện nghĩa vu và các dự báo vướng mắc trong quá trình thực hiện, Dé tai nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội Khác
13.Tưởng Duy Lượng (2019), Một sô van dé cơ bản về biện pháp bao đảm bao lưu quyền sở hữu, Tạp chí Kiểm sat số 13 Khác
14.Tưởng Duy Lượng (2018), Những van dé can lưu y khi ap dụng Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp sô09/2018 Khác
15. Doan Thi Ngọc Hải (2023), Hoan thiện quy định pháp luật vẻ bảo lưuquyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Tạp chí Tòa án nhândan, https /tapchitoaan vr/hoan-thien-quy-dinh-phap-luat-ve-bao-luu-guyen-so-huu-trong-bo-luat-dan-su-nam-20157950.html Khác
16.Liên Đăng Phước Hai (2023), Biện pháp bảo đảm bảo lưu quyén sở hữu theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia, Tap chí Tòa án nhândan, https//tapchitoaan vn/bien-phap-bao-dam-bao-luu-quyen-so-huu-theo-phap-luat-vi et-nam-va-mot-so-quoc-gia8787 html Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w