1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam
Người hướng dẫn Ts Phùng Trung Tập
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 42,01 MB

Nội dung

Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết cácnhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ khái niệm, các đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển;các điều kiện, các quyền và n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ĐỨC BỀN

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA CHÁU, CHẮT

THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự

Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHÙNG TRUNG TẬP

RƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÒNG ĐỌC 2đ HO

HÀ NỘI 2009 : THƯ VIỆN

Trang 2

Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế

Khái niệm thừa kế

Khái niệm quyên thừa kế

Thừa kế theo pháp luật

Thừa ké theo hàng

Mối liên hệ giữa thừa kế theo trình tự hàng và thừa kế thế vị

Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế theo pháp

luật của cháu, chat

Giai đoạn trước năm 2005

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Cháu, chắt thừa kế theo pháp luật được quy định trong pháp

luật của một số nước

Chương 2: CHAU CHAT ĐƯỢC HƯỚNG THỪA KE THEO QUY ĐỊNH CUA

PHAP LUAT VIET NAM

Cháu, chat hưởng di sản thừa kế theo hàng

Điêu kiện chau, chat hưởng thừa kê theo hang

Quyền và nghĩa vụ của cháu, chat hưởng di sản thừa kế theo

hàng

Những trường hợp cháu, chat bị tước quyền hưởng đi sản

Thừa kế theo hang và thừa kế thé vị của cháu, chat»

Quyền của cháu, chat hưởng thừa kế thé vị

Nghĩa vụ của cháu, chắt hưởng di sản thừa kế thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị, thừa kế theo hàng của con riêng với cha kế, mẹ

VE THỪA KE THEO PHAP LUẬT CUA CHAU, CHAT

Thực trạng áp dụng pháp luật xác định cháu, chat được thừa kế

theo hàng hoặc thừa kế thế vị tại toà án nhân dân ;

Hướng hoàn thiện pháp luật quy định chau, chat được thừa ké

theo hàng hoặc thừa kế thế vị

10 12 14 16 18

4I

49 49

51 51 53

oo 55

61

Trang 3

Nhà xuất bản

Toà án nhân dân Thông tư liên tịch

Trang 4

Cùng với sự phát triển của nên kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội

cũng ngày cảng trở nên đa dạng và phức tạp Vì thé các quyền và lợi ích của

công dân cũng đòi hỏi pháp luật bảo hộ ở mức độ cao hơn Sự vững mạnh của

quốc gia không chỉ dựa trên sự phát triển của nén kinh tế mà còn được đánh

giá trên cơ sở pháp luật bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

như thế nào? Do vậy, Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho công dân thựchiện quyền của mình một cách đầy đủ và toàn diện

Với bản chất là một quan hệ tài sản, quan hệ thừa kế dưới tác động củanền kinh tế thị trường cũng trở nên phong phú và phô biến trong các giao lưudân sự Chính vì vậy, chế định thừa kế có vị trí quan trọng và thực sự cần thiếttrong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam Điều này được minhchứng từ khi nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến nay luôn bảo hộquyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân Điều 58 Hiến phápnăm 1992 (sửa đổi, bố sung năm 2001) khang định:

“Nhà nước bảo hộ quyên sở hữu hợp pháp và quyên thừa kế của công

dân `.

Từ đó đến nay, quy định của pháp luật về thừa kế của nước ta khôngngừng hoàn thiện và mở rộng để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân cũng như việc giải quyết tranh chấp trên thực tế ngày càng hiệu quả hơn.Trên tỉnh thần Hiến pháp năm 1992, Chế định thừa kế ở nước ta hiện nay

được quy định khá đầy đủ trong Bộ luật dân sự năm 2005 nhưng chưa thể dự

liệu hết được những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tiễn Số lượng các

án tồn đọng chưa được giải quyết trên phạm vi toàn quốc hàng năm tăng cao.Trong đó có những tranh chấp kéo dài, qua nhiều lần xét xử vẫn không giảiquyết dứt điểm được Số vụ việc tranh chấp về thừa kế luôn luôn chiếm tỷ lệ

lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính chất phức tạp Sở dĩ còn tổn tai

Trang 5

nhất Ngoải ra những sai sót của toà án thường xảy ra trong việc xác định

người thừa kế theo pháp luật, người không được quyền hưởng di sản đã gây

ảnh hưởng nhất định tới quan hệ thừa kế

Do vậy, vấn đề quan trọng được đặt ra khi giải quyết tranh chấp về thừa

kế là phải xác định đúng tư cách đương sự tham gia vụ án Bởi lẽ, thực tế nhiềunăm qua các cấp toà án chưa đánh giá đầy đủ tính chất quan trọng của việc xác

định tư cách của đương sự mà chủ yếu tập trung vào nội dung giải quyết vụ án

nên nhiều trường hợp việc đó liên quan đến nội dung giải quyết vụ án, liên

quan đến quyền, nghĩa vụ của đương sự Có những trường hợp con dâu, con rể

kiện chia thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ với lý do họ là người thừa kếđương nhiên của người vợ, người chồng đã chết Trong trường hợp này, có toà

án đã chấp nhận đơn yêu cầu khởi kiện của họ với tư cách nguyên đơn, trongkhi đó không dé cập đến thừa kế thé vị của người con của người đã chết mà đặt

những người con này vào tư cách những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan là không chính xác Có những trường hợp khi thấy người thừa kế từ chốinhận hoặc nhường quyền hưởng di sản cho người khác thì toà án để họ rangoài vụ án, không xếp họ tham gia vào tố tụng với tu cách nao

- Một vấn đề quan trọng luôn được đặt ra hàng đầu trong việc giải quyết

tranh chấp thừa kế là việc xác định ai là người thừa kế di sản? Để xác định

được những người có quyền hưởng thừa kế phải dựa vào mối quan hệ của họ

với người dé lại di sản? Bởi vì không phải tat cả những người thuộc diện hưởng

di sản đều được hưởng thừa kế cùng một lúc, mà tuỳ vào mối quan hệ của họvới người để lại di sản như thế nào sẽ được ưu tiên nhận di sản theo một trình

tự do pháp luật quy định Nếu việc thừa kế theo di chúc là sự thê hiện ý chí củangười để lại di sản thì việc xác định những người thuộc diện và hàng thừa kếchỉ xảy ra khi di sản được chia theo pháp luật Việc xác định cháu, chắt thừa kế

Trang 6

thực tế.

Vì vậy nghiên cứu đề tài “Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo

quy định của pháp luật Việt Nam” mang tính cấp thiết không những vẻ lý luận,

mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở nước ta, từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng và

hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, theo đó quyền và

lợi ích hợp pháp về tài sản của công dân được coi trọng bảo vệ phù hợp vớitình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Cùng với sự phát triển kinh tế

xã hội qua các thời kỳ, quyền thừa kế nói chung, quyền thừa kế theo pháp luật

nói riêng của công dân Việt Nam có sự biến đổi theo hướng ngày càng mởrộng hơn.

Một trong những nội dung quan trọng của pháp luật thừa kế là nhữngquy định về cháu, chắt được thừa kế theo pháp luật Cùng với sự phát triển của

pháp luật thừa kế trong chế độ mới ở nước thì quan hệ pháp luật về thừa kế

theo hàng và thừa kế thế vị cũng dần được xây dựng, củng cố, bố sung ngày

càng hoàn thiện hơn |

Các công trình nghiên cứu về thừa kế của các nhà luật học trong nướckhá nhiều Tuy nhiên, trong một số công trình nảy những quy định về cháu,

chat được thừa kế theo pháp luật chỉ được đề cập như một phan của công trình

và ở một khía cạnh, góc độ nhỏ lẻ Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Bách đã có công

trình “Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam” (Nxb trẻ Thành phô

Hồ Chi Minh, 1993); Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện đã có công trình “Mội số suy

nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam” (Nxb trẻ, 1999); Tiến sĩ PhùngTrung Tập đã có các công trình: “Vé các quy định thừa kế theo pháp luật trong

Bộ luật dân sự năm 1995: Những vướng mắc và giải pháp hoàn thiện ” (tạp chí

Trang 7

cháu, chat nội, ngoại thừa kế thế vị và hướng di sản thừa kế theo hàng của

ông, bà nội ngoại, các cụ nội ngoại” (Tạp chí Toà án nhân dân, số 24 năm

2005), PGS.TS Dinh Văn Thanh - Trần Hữu Bién có công trình: “Hoi đáppháp luật về thừa kế `

Nhìn chung, những nghiên cứu về thừa kế có liên quan đến thừa kế theohàng và thừa kế thé vị đều có ý nghĩa nhưng được đề cập trong điều kiện trướckhi có BLDS năm 2005 Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt là một quan hệ

pháp luật về thừa kế có tính chất nhạy cảm, nhưng chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về quan hệ thừa kế này và cũngchưa có sự phân tích từ lý luận đến thực tiễn xét xử tranh chấp về thừa kế theo

pháp luật của cháu, chắt để rút ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy

định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt và nâng cao hiệu

quả xét xử của toà án về tranh chấp thừa kế liên quan đến thừa kế theo phápluật của cháu, chắt |

3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về cháu, chắt thừa kế theo pháp luật của pháp luật

Việt Nam hiện hành Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tham khảo pháp

luật thừa kế Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử và pháp luật một số nướctrên thé giới, các tai liệu chuyên khảo và một số văn bản pháp luật liên quan

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài |

Thực hiện dé tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

như: hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hop, lich sử, cụ thé, logic dé phân tích,

tổng hợp các tri thức khoa học luật dan sự về thừa kế theo hàng va thừa kế thé

VỊ.

Trang 8

cháu, chắt hưởng thừa kế theo pháp luật Trên cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử

các tranh chấp thừa kế liên quan đến thừa kế theo hàng và thừa kế thế vị, nângcao hiệu quả xét xử của Toà án, góp phần 6n định các quan hệ xã hội

Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết cácnhiệm vụ sau:

- Làm sáng tỏ khái niệm, các đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển;các điều kiện, các quyền và nghĩa vụ của cháu, chắt hưởng thừa kế theo phápluật

- Phân tích các trường hợp thừa kế thế vị, thừa kế theo hàng của cháu,chắt và đánh giá thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế liên quan đếnthừa kế theo pháp luật của cháu, chat dé thấy được những tôn tại trong việc áp

dụng pháp luật, tìm ra sự can thiết và từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện

quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo trong khoa học pháp lý Việt

Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệthống về thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt Có thể xem những nội dung

sau đây là những đóng góp của luận văn:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thừa kế theo pháp luật củacháu, chắt trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình áp dụng quy định pháp

luật về thừa kế theo pháp luật của cháu, chat ở Việt Nam

- Kiến nghị hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiệnnhững quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật của cháu, chat, nâng

cao hiệu quả xét xử của toa án về tranh chấp thừa kế liên quan đến thừa ké theoluật của chau, chat.

Trang 9

Chương 1: Những vấn dé lý luận về thừa kế theo pháp luật của cháu,

chắt

Chương 2: Cháu, chắt được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật

Việt Nam.

Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật và hướng hoàn thiện về thừa kế

theo pháp luật của cháu, chắt

Trang 10

1.1 Khái niệm thừa kế va quyền thừa kế

1.1.1 Khái niệm thừa kế

⁄ Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự dịch chuyển tài

sản và quyên sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức cóquyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được

hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Thừa kế là một quan hệ xã hội xuất hiện từ thời sơ khai của xã hội loài

người Cũng chính từ thời kỳ sơ khai đó, sở hữu và thừa kế đã xuất hiện như

một tất yếu khách quan và mang tính chất là một phạm trù kinh tế, giữa chúng

có mối quan hệ ràng buộc, qua lại với nhau Nghiên cứu về thừa kế,

Ph.Angghen đã nhận xét: “Theo chế độ mẫu quyên, nghĩa là chừng nào mà

huyết tộc chỉ kế về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thuỷ trong thị tộcmới được thừa kế những người trong thị tộc chết Tài sản phải để lại trong thị

tộc, nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao cho những người cùng huyếtlộc với người mẹ ” (1)

Sự kế thừa tài sản trong thị tộc, bộ lạc theo chế độ mẫu hệ đã đặt nên

móng ban đầu cho sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của việc thừa kế tài

sản theo huyết thống Theo tiến trình phát triển của xã hội, tương ứng với từnggiai đoạn lịch sử phát triển nhất định là sự phát triển của lực lượng sản xuất,

của hình thức gia đình, của sự thay đổi quan hệ sở hữu và theo đó việc thừa kế

tài sản cũng thay đôi

Thừa kế với nghĩa là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các chủ thểcủa quan hệ thừa kế tham gia vào việc nhận di sản thừa kế Người được hưởngtài sản của người chết để lại gọi là người thừa kế Người để lại đi sản chỉ có thể

là cá nhân, mà không bao giờ là pháp nhân, co quan nhà nước hoặc tô chức;

Trang 11

nhưng người thừa kế có thé là cá nhân, hoặc cơ quan nhà nước hay bat kỳ một

chủ thể nào khác được người có tài sản chỉ định hưởng theo di chúc

Thừa kế là một thực tế xã hội được thé hiện ở sự dịch chuyển tài sản củangười chết cho người còn sống (bao gồm cá nhân, tô chức), nó gan chặt với lợiích của cá nhân, gia đình, cộng đồng dòng ho , vì thé trong bất kỳ chế độ xã

hội nào cũng có sự tác động của các quy tắc xã hội Quy tắc đó được biểu hiện

ở những yếu tố như phong tục, tập quán và cao hơn nữa là quy phạm pháp luật.1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế

Trong khoa học pháp lý quyền thừa kể được hiểu dưới hai ý nghĩa là

theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các quy phạm pháp luậtquy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, hình thức để lại di sản và hưởng di

sản thừa kế và quyền khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền thừa kế của mỉnh và phủ

định quyền thừa kế của người khác Như vậy quyển thừa kế chỉ có được trong

một xã hội có tư hữu, có nhà nước và pháp luật.

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa hẹp là quyền dân sự cụ thể của người

được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Người thừa kế có quyền nhận,

quyền từ chối, quyền hưởng di sản, quyền khởi kiện hay không khởi kiện đểyêu câu bảo vệ quyền hưởng di sản của mình trong thời hiệu khởi kiện về thừakế

Ngoài hai cách hiểu trên, quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệpháp luật dân sự là quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản với nhau

và giữa những người thừa kế với người không có quyền hưởng di sản Quan hệthừa kế là một loại quan hệ pháp luật về di sản Quan hệ này là hệ quả của

quan hệ sở hữu và đồng thời cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu của ngườiđược thừa kế nhận di sản Tính chất hai chiều của quan hệ thừa kế đã tạo điều

kiện cho sự hình thành các quan hệ về tài sản khác của các chủ thể tham giavào quan hệ thừa kế Nếu giải quyết được triệt để quan hệ thừa kế thì sẽ củng

Trang 12

cô được mắt xích quan trọng trong chuỗi các quan hệ tài sản khác mà diện và

hàng thừa kế theo pháp luật đóng vai trò không thể thiếu trong quan hệ đó

Nếu thừa kế là nhóm những quan hệ xã hội phát sinh ngay cả trong một

xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước và nó thuộc phạm trù kinh tế,thì quyền thừa kế chỉ có thê phát sinh trong một xã hội có tư hữu, có nhà nước

và pháp luật Khi nhà nước xuất hiện, bằng pháp luật nhà nước tác động đến

trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống, trong đó quyền

dé lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của các chủ thể được nhà nước ghi

nhận và bảo đảm thực hiện Trình tự dịch chuyển di sản được gọi là quyền thừa

kế Nói cách khác, quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của nó

là xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ các chủ thé trong lĩnh vực thừa kế

Quyền thừa kế được hiểu là một bộ phận của chế định thừa kế, do vậy nóchứa đựng những yếu tó, tính chất, đặc điểm của một chế định pháp luật Chếđịnh thừa kế bảo hộ quyền của cá nhân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của

họ trong việc để lại tài sản sau khi họ chết cho những người còn sống có quyềnhưởng thừa kế theo hình thức nhất định (theo di chúc hoặc theo pháp luật).Quyền thừa kế gắn liền với quyền sở hữu tài sản của cá nhân, vì vậy Điều 58Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyên sở hữu hợp pháp vàquyên thừa kế của công dan” Các hình thức dịch chuyén di sản của một người

đã chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật là những

cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với di sản của người được hưởng thừa kế hợp

pháp.

Quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như

một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân

và gia đình; bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành

niên nhưng không có khả năng lao động Luật thực định đã giải quyết triệt đểquan hệ của những người có quyên thừa kế theo pháp luật Pháp luật tôn trong

quyền để lại di sản và quyền thừa kế của công dân là động lực thúc đây lực

Trang 13

lượng sản xuất trong xã hội phat triển phù hợp với các thành phan kinh tế và

hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay Củng cé sức mạnh trong khối đoàn kết

toàn dân trong từng quan hệ pháp luật dân sự cụ thể mà công dân là chủ thể của quan hệ đó Bảo đảm công bằng, dân chủ, văn minh trong từng quan hệ tai

sản nhất định Diện thừa kế theo pháp luật được mở rộng là phù hợp với thực

tế của các quan hệ xã hội, loại bỏ sự áp đặt thiếu khách quan không toàn diện,không phù hợp với đời sống xã hội và quan hệ huyết thống của những người

trong dòng tộc Đặc biệt là các cháu nội, cháu ngoại, các chắt nội, chắt ngoại

được thừa kế theo hàng nhận di sản thừa kế của người để lại di sản là ông nội,

ông ngoại, bà nội, bà ngoại đã minh chứng cho các nhận trên.

1.1.3 Thừa kế theo pháp luật

Pháp luật về thừa kế của Việt Nam cũng như pháp luật thừa kế của cácnước trên thế giới đều quy định hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di

chúc và thừa kế theo pháp luật Việc dịch chuyển di sản cho những người thừa

kế theo di chúc là dựa trên cơ sở định đoạt ý chí của người lập di chúc khi cònsống Di chúc có thể được pháp luật thừa nhận hay không thừa nhận hoặc chỉ

thừa nhận một phan phụ thuộc vào những điều kiện có hiệu lực của di chúc

do pháp luật quy định.

y Trong thời kỳ đương đại, pháp luật thừa kế của các nước trén thế giới

cũng như của Việt Nam đều quy định và cho phép áp dụng hai hình thức thừa

kế để chia di sản trong trường hợp cụ thể, nghĩa là được đồng thời áp dụngtrong việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật „

Nếu như thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản của một ngườitheo ý chí của người đó khi còn sống cho người, hay té chức được chỉ địnhbằng di chúc, thì người thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân và được pháp luật

quy định trong số những người có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống

và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản Những người thuộc diện thừa

kế theo pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưu tiên

Trang 14

là theo hàng thừa kế Hưởng di sản theo trật tự hàng thừa kế luôn tuân theo

điều kiện do pháp luật quy định, hàng trước loại trừ hàng sau trong việc hưởng

di sản Tuy nhiên, người thuộc hàng thừa kế phải là người có quyền hưởng di sản; những người bị loại trừ khỏi hàng thừa kế là người hoặc là đã chết trước

người để lại di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di

sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật

Theo Điều 674 BLDS năm 2005 quy định: “7hừa kế theo pháp luật làthừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự hàng thừa kế do pháp luật quyđịnh” Thừa kế theo pháp luật vừa bảo đảm quyền đương nhiên của người có

tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những

người có quan hệ huyết thống, gia đình, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thânthuộc với người có tài sản để lại Như vậy hình thức thừa kế theo pháp luật là

hình thức thừa kế truyền thống được bảo tổn trong suốt chiều dài lịch sử phát

triển của xã hội loài người nhằm củng có cơ sở vật chất của mối quan hệ huyếtthống, gia đình - nền tảng của mọi xã hội

Nếu thừa kế theo pháp luật, nhìn từ phương diện chủ quan, là quyền của

cá nhân để lại tài sản của mình cho những người có quan hệ huyết thống, gia

đình, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc với người có tai sản dé lại va

là quyền tự định đoạt của người thừa kế theo pháp luật (nhận hay từ chối nhận

di sản) cùng quyền được bảo vệ được hưởng di sản một cách bình đẳng, ngang

- nhau giữa những người thừa kế cùng hàng khi có sự kiện chết của một cá nhân

có để lại di sản nhưng không có di chúc hoặc tuy có di chúc nhưng người lập

di chúc chỉ định đoạt một phan tài sản dé lại, di chúc không hợp pháp, di chúc

(hoặc một phần di chúc) không có hiệu lực pháp luật hoặc người thừa kế theo

di chúc không có quyền hưởng, từ chối quyền hưởng di sản (toàn bộ hay mộtphần) hoặc khi có những người được thừa kế di sản của người chết để lại

không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Trang 15

Nếu nhìn từ phương diện khách quan, pháp luật thừa kế của Nhà nước taluôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kế hop pháp của công dân trong suốt quá

trình xây dựng và phát triển đất nước Từ năm 1945 đến nay, quyên thừa kếnói chung và thừa kế theo pháp luật của công dân nói riêng ngày càng quy định

cụ thể hơn và quyền đó được pháp luật bảo đảm thực hiện ngày một hiệu quảhơn Đặc biệt, diện những người thừa kế theo pháp luật đã được mở rộng phạm

vi trên cơ sở quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di

sản với những người thừa kế Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật khôngnhững bao gồm những người có nghĩa vụ giám hộ đương nhiên của nhau, màcòn bao gồm những người theo quy định của pháp luật họ không có nghĩa vụgiám hộ đương nhiên của nhau kế cả những người không có nghĩa vụ nuôidưỡng Tuy nhiên, quyền thừa kế theo pháp luật của công dân chỉ là khả năngkhách quan để công dân thực hiện quyền dân sự của mình Quyên thừa kế theopháp luật của công dân có được thực hiện hay không còn tuỳ thuộc vào yếu tốkhác, trong đó có sự định đoạt ý chí của người thừa kế theo pháp luật nhận disản hay từ chối nhận di sản

1.1.3.1 Thừa kế theo hàng

Luật thực định các nước có quy định các hàng thừa kế song chưa có quyđịnh thé nào là hàng thừa kể Tuy nhiên, khái niệm này cũng ít nhiềư được décập tới trong một số tài liệu chuyên khảo

Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Đại học Luật Hà Nội, “Hàng

thừa kế là nhóm người có quan hệ cùng tinh chất gan gũi với người dé lại disản thừa ké” [33, tr 64] Khái niệm này đã nêu bật vấn dé cơ bản là hàng thừa

kế theo pháp luật luôn luôn bao gồm những người có quan hệ gan gũi vớingười để lại di sản Tuy nhiên hiểu như thế nào là nhóm người có quan hệ cùngtính chất gần gũi không phải là van dé đơn giản Nhiều quan điểm thừa nhậnnhững người cùng một bậc trong quan hệ với người để lại di sản là nhữngngười có quan hệ củng tính chat gần gũi Nhưng những người thuộc về các bậc

Trang 16

khác nhau có quan hệ cùng tính chất gần gũi với người dé lại di sản haykhông? Trong cùng một hàng thừa kế cha, mẹ, vợ, chồng và con của người đểlại di sản; ông bà nội, ngoại và các anh chị em ruột của người để lại di sản; các

cụ, bác, chú, cậu, cô, dì ruột có phải là những người có quan hệ cùng tinh chất

gần gũi? Ho là những người có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống

với nhau, những người trong dòng tộc lại thuộc các bậc khác nhau, có khi là

quan hệ huyết thống trực hệ, có khi là quan hệ huyết thống bang hệ, Chính

vì như vậy nên không dé dàng có được một quan điểm thống nhất

Theo cuốn Từ điển Luật học - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa: “ Trongtrường hợp không có di chúc thì hàng thừa kế là thứ tự ưu tiên hưởng di sản

theo quy định của pháp luật” (37, tr 182-183] Dinh nghĩa đã hàm chứa trong

đó yêu cầu phân chia những người thuộc diện thừa kế thành các hàng thừa kếkhác nhau với mức ưu tiên hưởng di sản khác nhau Quan điểm này vẫn cònđiểm chưa đầy đủ đó là: Đâu chỉ có trường hợp không có di chúc thì vấn đề

thừa kế theo pháp luật mới đặt ra Nhiều trường hợp, mặc dù người thừa kế có

để lại di chúc nhưng di chúc đó không được thực hiện hoặc không thực hiệnđược thì việc phân chia di sản thừa kế cũng phải được tiến hành theo hình thứcthừa kế theo pháp luật Như vậy khái niệm này đã không bao quát hết các

trường hợp thừa kế theo pháp luật

Tác gia Phùng Thị Cam Châu trong công trình nghiên cứu về thừa kế lại

đưa ra khái niệm “Hàng thừa kế là một nhóm người thừa kế theo pháp luật có

quyên ngang nhau trong việc hưởng di sản Các hàng thừa kế được sắp xếptheo mot trật tự tuyệt đối trên nguyên tắc những người ở hàng thừa kế trước cómoi quan hệ thân thích gan gũi hơn với người dé lại di sản so với những người

ở hàng thừa kế sau Việc hưởng di sản của hàng thừa kế trước loại trừ quyên

hưởng di sản của hàng thừa kế sau ”

Theo quan điểm cá nhân, xét trên bình diện chung nhất, tôi cho rằng thừa

kế theo hàng là một nhóm người thừa kế theo pháp luật và pháp luật quy định

Trang 17

nhóm người đó theo từng giai đoạn lịch sử, những người trong cùng hang thừa

kế có quyền ngang nhau trong việc nhận di sản của người chết để lại, việchưởng di sản của hàng thừa kế trước loại trừ quyền hưởng di sản của hang thừa

kế sau

Theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005, có ba hàng thừa kế theo

pháp luật Quy định về ba hàng thừa kế đã nhằm bảo đảm quyền thừa kế củanhững người có quan hệ huyết thống không những là các con, mà còn bảo vệquyền của các cháu nội, cháu ngoại, chắt nội, chắt ngoại của người để lại disản Như vậy, kể từ khi BLDS năm 2005 được ban hành, thì cháu, chat của

người là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các cụ nội, cụ ngoại thuộc hàng

thừa kế thứ hai, thứ ba của những người đó sau khi chết

1.1.3.2 Mối liên hệ giữa thừa kế theo trình tự hàng và thừa kế thé viThừa kế thế vị là việc một người theo quy định của pháp luật được thaythế vị trí của một người đã chết để hưởng di sản thừa kế của một người khácchết sau đó Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Trường Đại học Luật

Hà Nội thì: Thừa kế thế vị là: "Thừa kế bằng việc thay vị trí để hưởng thừa

kế" [33, tr 125]

Điều 677 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp con của người

để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm tối người để lại di sản thì

cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc me của cháu được hưởng néu cònsống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại disản thì chắt được hưởng phân di sản mà cha hoặc mẹ của chat được hưởng

néu con sống `

Theo quy định trên thì thừa kế thế vị được hiểu là con thay thế vị trí của

bó hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc

Cụ nội, cụ ngoại, nếu bố, mẹ đã chết trước hoặc cùng thời điểm với những

người này Phân di sản mà người con được hưởng trong di sản của người đề lại

Trang 18

thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của người đó được hưởng nếucòn sống.

Quy định của pháp luật về thừa kế thế vi la bảo vệ trực tiếp quyền lợi củacháu hoặc chắt để có thể thừa kế di sản của ông, bà hoặc các cụ, tránh tình

trang di sản của ông, ba hoặc cụ của chau, chat lại do người khác hưởng BLDS năm 2005 quy định về thừa kế thé vị có những điểm mới so với quy định trong BLDS năm 1995: Các cháu nội, cháu ngoại, chắt nội, chắt ngoại

được thừa ké thé vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của họ chết cùng một thờiđiểm với ông bà nội, ông bà ngoại hoặc các cụ nội, cụ ngoại Quy định như vậythể hiện đúng bản chất của thừa kế thế vị là việc cháu hoặc chắt "thế chân" bó,

mẹ hoặc ông, bà để hưởng thừa kế thế vị và rất phù hợp với thực tế, bảo đảm

được quyên thừa kế thé vị của các cháu, các chat,

Trên cơ sở đó, BLDS năm 2005 quy định những trường hợp sau đâyđược thừa kế thế vị:

- Cháu được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông, bà: Khi bố, mẹ chết

trước hoặc cùng một thời điểm với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì con

thay thé vị trí của người bố, mẹ để hưởng di sản của ông nội, bà nội, ông

ngoại, bà ngoại khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết

- Chắt được thừa kế thế vị hưởng di sản của cụ: Khi ông, bà chết trước

hoặc cùng một thời điểm với cụ, cha hoặc mẹ chết sau ông, bà nhưng vẫn chết

trước hoặc cùng một thời điểm với cụ thì con của người cha hoặc người mẹ đãchết đó (tức là chat của người dé lại di sản) được hưởng nếu còn sống vào thờiđiểm người dé lại di sản chết

Trong thừa kế thế vị, mối quan hệ giữa người được thừa kế thế vị với

người để lại di sản là cháu đối với ông bà nội, ông bà ngoại; chắt đối với cụ

nội, cụ ngoại Phan di sản mà cháu hoặc chat thay thế bố, mẹ họ được hưởngtương ứng với phần di sản mà người bố, người mẹ của người thừa kế thế vị

được hưởng từ di sản của ông, bà hoặc cụ.

THƯ VIÊN |

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI PHÒNG ĐỌC _ 4

Trang 19

Theo tính chất bắc cầu thi quan hệ huyết thống có thé còn có các thế hệ

sau chắt là chút Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện hành mới chỉ quy định

thừa kế thế vị đến đời chắt

1.2 Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế theo pháp

luật của cháu, chắt

1.2.1 Giai đoạn trước năm 2005

Mặc dù thừa kế đã được dé cập trong triều đại nhà Lý, tuy nhiên khi đóchưa có bất kỳ quy định nào về hàng thừa kế Tới thế ký thứ XV, dưới triều đại

nhà Lê, Bộ luật Hồng Đức quy định khi cha mẹ chết không có chúc thư hoặc

chúc thư không hợp pháp thì di sản được chia theo pháp luật Mặc dù chưa thật

rõ ràng nhưng theo tinh thần của các Điều 374, 375, 376, 380, 388 và một sốđiều khoản khác, có thể thấy pháp luật quy định hai hàng thừa kế:

- Hàng thừa kế thứ nhất là các con (con trai, con gái, con vợ cả, con vợ

lẽ, con nàng hau; con nuôi cũng được thừa kế nếu trong văn tự nhận nuôi cóghi rõ cho thừa kế điền sản)

- Hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc người thừa tự

Pháp luật quy định hai hàng thừa kế nhưng không công nhận sự bình

đẳng hưởng quyền thừa kế của những người trong cùng một hàng như: Trong

hàng thừa kế thứ nhất thì phần di sản nhận được của các con vợ cả là như

nhau, phần di sản nhận được của các con vợ lẽ cũng bằng nhau nhưng kémphan của các con vợ cả; con nuôi thừa kế bằng nửa phan của con đẻ

Thời pháp thuộc, trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam được xây dựng

theo khuôn mau luật của Cộng hoà Pháp, có cải biên cho phù hợp với bối cảnhkinh tế - xã hội của Việt Nam đang bị chia làm ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ vàNam kỳ Tại ba kỳ có ba Bộ luật: An Nam pháp quy giản yếu (năm 1833), Dânluật Bắc kỳ (năm 1931), Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (năm 1936, 1938, 1939).Theo quy định của Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ thì quyền thừa

kê trước hêt thuộc về các con của người dé lại di sản; nêu con không còn vả có

Trang 20

cháu thì cháu được thế vị nhận di sản của ông, bà Lần đầu tiên trong pháp luậtdân sự Việt Nam đã quy định thừa kế thế vị, theo quy định tại các điều từ Điều

337 đến Điều 343 Dân luật Bắc kỳ và từ Điều 332 đến Điều 338 Hoàng ViệtTrung kỳ hộ luật đều quy định: “Các con của người để lại di sản; con trai, con

gái được chia đều nhau Nếu có người con nào chết trước thì con cháu của

người ay thé vị” Có thé nói, đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện quy định

về thừa kế thế vị trong pháp luật dân sự quy định về thừa kế

Sau thắng lợi của cách mạng Tháng 8 năm 1945, đất nước ta bước vào

kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, trước yêu cầucấp bách của việc xoá bỏ các tàn tích của chế độ phong kiến trong lĩnh vực dân

sự, Sắc lệnh số 97/SL, ngày 22/5/1950 được ban hành sửa đổi một số quy lệ vàchế định trong dân luật Theo tỉnh thần Điều 9, Điều 10 Sắc lệnh chỉ có mộthàng thừa kế theo pháp luật, gồm: vo god hoặc chồng god, các con của người

để lại đi sản

Vẻ thừa kế thé vị, Sắc lệnh còn quy định cho người đang là con nuôi củangười khác lại chết trước cha, mẹ đẻ, thì các con của người đó được thừa kếthế vị Mặc dù Sắc lệnh số 97 đã quy định một số nguyên tắc về thừa kế nhưngtrường hợp nào được thừa kế theo pháp luật vẫn chưa đề cập

Nhằm khắc phục tình trạng còn thiếu văn bản pháp luật về thừa kế, dựa

trên thực tiễn xét xử, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1742-NBC ngày18/9/1956, trong đó diện thừa kế có mở rộng hơn nhiều Tuy chưa có quy định

cụ thể về hàng thừa kế, nhưng tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư thì thứ tự thừa

kế theo pháp luật bước đầu được xác định:

- Thứ tự thứ nhất gồm có: Vợ hoặc chồng và các con của người chết (là

những người được hưởng di sản trước những người thân thuộc khác của người

để lại di sản); |

- Thứ tự thứ hai gồm có: Cha mẹ của người để lại di sản; sau cha mẹ đếncác hàng thừa kế khác

Trang 21

Về thừa kế thế vị: Các cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản đượcthừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu chết trước ông bà.

Hiến pháp năm 1959 được ban hành đã chính thức ghi nhận quyền thừa

kế tài sản tư hữu của công dân (Điều 14) nhưng lúc này vẫn chưa có pháp luật

dân sự hoàn thiện Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn xét xử, ngày 27/8/1968 Thông

tư số 594/TT - NCLP của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranhchấp về thừa kế được ban hành trong đó quy định về thừa kế thế vị như sau:

“Trong hàng thừa kế thứ nhất, nếu người con lại chết trước người dé lại di sản

thì con cháu của người này được thay mặt bố, mẹ mình đã chết trước ” Cũng

theo Thông tư 594/TT- NCLP, con nuôi và bố mẹ nuôi được thừa kế theo phápluật của nhau ở hành thừa kế thứ nhất, nhưng người đang làm con nuôi củangười khác lại không có quyển thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ và củanhững người cùng huyết thống khác Theo đó con của người đang là con nuôi

của người khác không được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông bà nội, ông bàngoại trong trường hợp cha mẹ đẻ của họ chết trước ông bà Ngược lại nếu con

nuôi chết trước cha mẹ nuôi thì con của người con nuôi đó được thừa kế thế vị

hưởng di sản của ông, bà nhận nuôi cha hoặc mẹ họ.

Về hàng thừa kế, Thông tư quy định hai hàng:

- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ goá (vợ cả goá, vợ lẽ goá) hoặc chồng goá,các con đẻ, các con nuôi, bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi;

- Hàng thừa kế thứ hai: Anh chị em ruột và anh chị em nuôi, ông bà nội

va ngoại.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định việc phân chia di sản được thực

hiện theo nguyên tắc những người thừa kế ở hàng đầu được hưởng toàn bộ disản; nếu không có những người thừa kế ở hàng này hoặc tuy có nhưng họ đều

từ chối quyền hưởng di sản thì những người thừa kế ở hàng tiếp theo được

hưởng di sản.

Trang 22

Thông tư số 81/TT-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân Tối

cao hướng dẫn đường lối giải quyết các tranh chấp vẻ thừa kế di sản có quyđịnh đầy đủ hơn những trường hợp thừa kế theo pháp luật và lần đầu tiên thừa

kế thé vị của con nuôi được đề cập đến trong Thông tư này: “Người con nào(kề cả con nuôi) chết trước người để thừa kế thì các con của người đó (tức là

cháu của người dé thừa kế) sẽ hưởng phân thừa kế của bố, mẹ mình (thừa kế

thé vi)" So với các văn bản trước thì Thông tư số 81/TT-TANDTC có quyđịnh về thừa kế thế vị có sự khác biệt cơ bản là chỉ quy định cháu được thừa kếthế VỊ

Pháp lệnh thừa kế được ban hành ngày 30/8/1990 là văn bản pháp luật

điều chỉnh riêng về lĩnh vực thừa kế ở nước ta Nội dung của Pháp lệnh thừa kế

đã mở rộng phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật và được

xếp thứ tự theo ba hàng thừa kế:

- Hàng thứ nhất: Vợ, chong, cha đẻ, me dé, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,

con nuôi của người chết;

- Hàng thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,

em ruột của người chết; |

- Hàng thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu

ruột, cô ruột, di ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú

ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Quyển thừa kế thế vị được ghi nhận trong một điều luật riêng và được

củng cô bỗ sung phù hợp với điều kiện thực tế hơn những văn bản quy định vềthừa kế thé vị trước đó, Điều 26 Pháp lệnh thừa kế quy định: “Trong trường

hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được

hưởng phan di sản mà cha, me cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũngchết trước người để lại di sản, thì chat được hưởng phan di sản mà cha hoặc

me cua chat được hưởng nêu còn sông `.

Trang 23

Điểm tiến bộ của Pháp lệnh là: Pháp lệnh thừa kế đã quy định mở rộng

số lượng hàng thừa kế, những người được hưởng di sản trong từng hàng cũng

ít nhiều thay đổi Tại hàng thừa kế thứ nhất, người đang là con nuôi của người

khác được bình đắng với những người con khác của người để lại di sản trongviệc hưởng di sản thừa kế của cha đẻ, mẹ đẻ Đây là điểm khác biệt cơ bản với

Thông tư số 81 và trước đó là Thông tư 594 (người đã là con nuôi chỉ được

nhận di sản thừa kế từ cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quyền hưởng thừa kếcủa cha đẻ, mẹ đẻ) Đặc biệt, hàng thừa kế thứ ba đã bao gồm những người

thừa kế lần đầu tiên được pháp luật dưới chế độ mới quy định, đó là cụ nội, cụngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của ngườichết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột

Họ đều là những người có quan hệ huyết thống bàng hệ hoặc trực hệ với người

để lại di sản

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, những quy định về quyền thừa kế của

công dân đã được pháp điển hoá trong BLDS đầu tiên của nước ta năm 1995.Chế định thừa kế trong BLDS năm 1995 đã kế thừa hau hết các quy định củaPháp lệnh thừa kế Do có sự kế thừa, tính thống nhất và toàn vẹn về nhữngtrường hợp thừa kế theo pháp luật, nội dung Điều 24 Pháp lệnh thừa kế đượcsửa đổi, b6 sung thêm trường hợp thừa kế theo pháp luật, được quy định tạiĐiều 678 BLDS năm 1995: “Những người thừa kế theo di chúc đều chết trướchoặc cùng thời điểm với người lập di chic" Có thé nói cho đến thời điểm này,BLDS là thành tựu lớn nhất của 50 năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sựViệt Nam hiện đại Quyền thừa kế theo pháp luật của công dân được quy địnhtrong BLDS là bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở nước ta

1.2.2 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Qua 10 năm thi hành BLDS năm 1995, thực tiễn xét xử cho thấy nhữngquy định của pháp luật về thừa kế đã đi vào cuộc sống Nhưng, do xã hội pháttriển nên có nhiều văn bản pháp luật khác được ban hành như: Luật HN&GD

Trang 24

năm 2000, Luật dat dai năm 2003, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , dẫn

đến những bat cập nhất định, đó là những quan hệ liên quan đến tai san, quyền

sử dụng đất và những quan hệ khác có liên quan đến thừa kế Vì vậy, BLDS

năm 2005 ra đời đã bé sung, chỉnh sửa một số quy định của BLDS năm 1995cho phù hợp và có hiệu quả điều chỉnh cao hơn

Để bảo đảm quyền của người thừa kế được chuyển di sản của họ cho

những người thừa kế gan nhất, Điều 641 đã bổ sung thêm một trường hop

được quyền hưởng thừa kế là thừa kế thé vị quy định tại Điều 677 - Đó là con

hoặc cháu của người để lại di sản chết cùng một thời điểm với người dé lại di

sản thì cháu hoặc chắt vẫn hưởng di sản do người chết để lại Đồng thời trongthừa kế theo hàng tại Điều 676 BLDS năm 2005 cũng được bồ sung: Cháu ruộtcủa người chết mà người chết là ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại tronghàng thừa kế thứ hai; Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụngoại trong hàng thừa kế thứ ba Việc bổ sung những trường hop này nhằm

bảo vệ triệt để hơn nữa quyền lợi của cháu, chắt của người để lại di sản thừa

kế

Mặc dù có những quy định khác nhau về thừa kế theo hàng và thừa kếthế vị qua các thời kỳ lịch sử, tính liên tục tạo thành truyền thống của pháp luậtdân sự Việt Nam BLDS 2005 là sự tiếp tục kế thừa, nâng cao, hoàn thiệntrong điều kiện mới của đất nước Thừa kế theo pháp luật có nhiều thay đổiqua các thời kỳ lịch sử khác nhau và xung quanh vấn đề này còn rất nhiều điềucần nghiên cứu cả vẻ lý luận và thực tiễn

1.3 Cháu, chắt thừa kế theo pháp luật được quy định trong phápluật của một số nước

Nhằm làm rõ tính độc lập về hiện tại của pháp luật Việt Nam quy định vềthừa kế nói chung và quyên thừa kế của các cháu nội, cháu ngoại, chắt nội,chat ngoại của người đê lại di sản là ông nội, ba nội, ông ngoại, bà ngoại, các

Trang 25

cụ nội, cụ ngoại, chúng tôi điểm lại những quy định về thừa kế theo pháp luật

của một số quốc gia dé làm rõ những van dé được đặt ra

Thời La Mã cỗ đại, pháp luật cũng quy định hai hình thức thừa kế theo dichúc và thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc được thực hiện trongtrường hợp người chết có để lại di chúc định đoạt tài sản hợp pháp Một dichúc vào thời La Mã chỉ được coi là hợp pháp nếu thoả mãn điều kiện: Chủ thểlập di chúc và ý chí tự nguyện của chủ thể, nội dung và hình thức của di chúcphù hợp với quy định của pháp luật La Mã thời bấy giờ (thế kỷ thứ VI trướcCông nguyên đến thế kỷ thứ VI - VII sau Công nguyên) Tuy luật La Mã quy

định hai hình thức thừa kế, nhưng lại tuyệt đối hoá sự độc lập của các hình

thức đó với nhau, không thé áp dụng cả hai hình thức thừa kế đó dé chia khối

di sản của người chết dé lại, có nghĩa là pháp luật La Mã không cho phép một

phan di sản chia theo di chúc, một phan di sản chia theo pháp luật [36, tr

169-170].

Vẻ thừa kế thé vị theo Luật của Hoàng dé Justinian quy định: Trong

trường hợp bố, mẹ chết trước ông, bà thì cháu thay thế vị trí của bố, mẹ hưởng

di sản của ông, ba.

a) Theo luật của Cộng hoà Pháp

Điều 740 BLDS Cộng hoà Pháp quy định: “Trong dong trực hệ bê dudi,thế vị đến vô hạn Thế vị được chấp nhận trong mọi trường hợp, hoặc các con

của người chết cùng hưởng di sản với các con chắu của người con chết trước,hoặc nếu tắt cả các con của người chết đều chết trước người dy, thi các con

chdu của người con ay sẽ ở những bậc ngang nhau hoặc không ngang nhau”

[18, tr.209]

Vé thira ké theo hang, Điều 737, Điều 745 BLDS quy định con, cháu

trực hệ là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nhưng con thuộc

bậc thứ nhất, cháu thuộc bậc thứ hai và cứ như thế mà đi cho đến vô tận [18,tr.208, 210] Cháu, chat trong luật của Pháp được xếp vào hàng thừa kế thứ

Trang 26

nhất, do đó là người thừa kế theo pháp luật của người có di sản Khi các điềukiện của thừa kế thế vị hội tụ đủ, họ sẽ "thế chân" người được thế vị để nhận di

sản, nhưng nhân danh chính mình, chứ không phải với danh nghĩa của người

người chết trước Nói cách khác, người thừa kế thế vị mượn thứ bậc của người

được thế vị để thực hiện quyền thừa kế theo pháp luật của mình

b) Theo luật của Nhật Bản

Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định thừa kế thế vị áp dụng cả đối với con

cháu trực hệ của con người có di sản (khoản 2, 3 Điều 887) và con cháu trực hệ

của anh, chị, em người có di sản (khoản 2 Điều 889) Con (cháu) trực hệ củangười được thé vị, được gol thé vị theo thứ tu cháu, chat, chút , thế vị được ápdụng đến vô hạn

Về thừa kế theo hàng, Theo tinh thần Điều 887 và Điều 888 BLDS quy

định:

- Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Con (cháu) trực hệ Hàng thừa kế nàyđược quy định mang tính chất theo bậc và được thể hiện trong trường hợp concủa người để lại di sản chết trước người dé lại di sản hoặc người con đó bị matquyên hưởng di sản trước thời điểm mở thừa kế thì con (cháu) của người đó sẽ

là người thừa kế trong hàng:

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Những người người có quan hệ huyết thống

trực hệ bể trên, với điều kiện giữa những người đứng ở mức độ khác nhau

trong mối quan hệ huyết thống thì người nào gần hơn sẽ được ưu tiên nhận di

sản;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Anh, chị, em của người để lại di sản

c) Theo luật của Thái Lan

Khác với pháp luật Nhật Bản, Bộ luật Dân sự và Thường mại Thái Lan

tại Điều 1629 chia những người thừa kế thành sáu loại, có quyền hưởng thừa

kế theo thứ tự sau đây:

Trang 27

Vậy con cái là ưu tiên hàng đầu hưởng di sản thừa kế của cha mẹ Bộ

luật cũng quy định rõ không chỉ con trong giá thú mà cả con ngoài giá thú,

không chỉ con đẻ mà cả con nuôi hợp pháp của người để lại di sản thừa kế

cũng được quyền thừa kế của cha, me chúng Tiếp theo đó là những người thân

thích trực hệ hay bàng hệ khác Điều 1630 cũng đưa ra nguyên tắc phân chia disản theo hàng là quyền hưởng di sản của những người ở hàng trước sẽ loại trừ

quyên này của người ở hang sau

Về thừa kế thế vị: Bộ luật Dân sự và Thường mại Thái Lan có điều chỉnh

cụ thé vấn dé thừa kế thé vị, nhưng gọi tên bằng một thuật ngữ - “việc đại điện

cho mục đích nhận tài sản thừa kế” Điều 1639 quy định: Nếu bất cứ người

nào có thể là người thừa kế theo quy định tại Điều 1629 (1) (3) (4) hoặc (6)chết hoặc bị loại trừ trước khi người để lại di sản chết, thì con cháu của người

đó, nếu có sẽ là đại điện cho người đó để nhận tài sản thừa kế; nếu bất cứngười nào trong số con cháu của người đó chết hoặc bị loại trừ theo từng cáchtrên, thì con cháu của người chết đó sẽ đại diện cho người đó để nhận tài sảnthừa kế

Trang 28

Chương 2

CHAU, CHAT ĐƯỢC HUONG THỪA KE THEO QUY ĐỊNH

CUA PHAP LUAT VIET NAM

2.1 Cháu, chat hướng di sản thừa kế theo hàng

a) Mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ, con đẻ trong hàng thừa kế

Từ trước đến nay, pháp luật đều quy định con cái được thừa kế tài sảncủa cha mẹ Theo pháp luật phong kiến, các con thuộc thứ tự ưu tiên hưởng di

sản đầu tiên của cha mẹ để lại Tuy nhiên, có sự phân biệt giới tính và đảm bảo

dòng chảy liên tục về huyết thống của dòng tộc nên riêng về đất hương hoả,

nếu giao cho người con gái trưởng chỉ được hưởng trong vòng một đời mà thôi

(Điều 388 Luật Hồng Đức)

Bên cạnh đó pháp luật nhà Lê còn phân biệt giữa con vợ cả, con vợ lẽ.

Nhưng đến pháp luật thực định, quyền thừa kế theo pháp luật của con không

còn phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ Các con đẻ của người

để lại di sản, không phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú hay con ngoài

giá thú, có năng lực hay không có năng lực hành vi dân sự đều thuộc diện thừa

kế của cha mẹ đẻ bởi giữa họ có mối quan hệ huyết thống Trước đây, pháp

luật nước ta gọi con chung bằng thuật ngữ “con chính thức” và phân biệt giữa

con trong giá thú và con ngoài giá thú.

Con ngoài giá thú là thuật ngữ chỉ người con được sinh ra không phải từ

hôn nhân chính thức Vì thế, thời phong kiến, con ngoài giá thú hưởng kỷ phân

ít hơn con chính thức Nhưng theo pháp luật thực định tại điều 676 BLDS năm

2005 thì con thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ (không loại trừ con tronggiá thú hay con ngoài giá thú) Quy định này phù hợp với đạo đức, truyền

thống tốt đẹp của dân tộc cũng như quan niệm hiện đại về quyền con người và

trẻ em bởi con ngoài giá thú không có lỗi gì khi được sinh ra.

So với luật thừa kế Nhật Bản thì hiện nay vẫn còn sự phân biệt giữa con

trong giá thú và con ngoài giá thú: “Phán tài sản được thừa kê của con ngoài

Trang 29

gid thú bằng 1/2 tài sản được hưởng thừa kế của con trong giá thu; anh chị em

cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với người để lại đi sản "(Điều 90 BLDS Nhật Bản) Do vậy việc xác định cha mẹ con cũng là một điều đáng lưu ý trong trường hợp con ngoài giá thú và được quy định từ Điều 63 đến Điều 66 Luật

HN & GD năm 2000 Nhưng Luật HN & GD chưa quy định cụ thể về các

chứng cứ được chấp nhận trong các trường hợp truy nhận con Đây là hạn chế

dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết Trên thực tế, để xác định con

mình, cha, mẹ cần phải cung cấp những chứng cứ có cơ sở pháp lý như giấy

khai sinh, nếu không có giấy tờ pháp lý có liên quan thì có thể đưa ra nhânchứng hoặc xét nghiệm ghen.

Về Vấn dé này Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp quy định cụ thé: “Quan

hệ cha, mẹ, con chính thức được chứng mình bằng chứng thư khai sinh đăng

ký vào số hộ tịch” (Điều 319 BLDS Cộng hoà Pháp) “Nếu không có chứngthư khai sinh, nhưng thực tế vẫn có quan hệ chính thức thì cũng đủ dé chứngminh giữa cha, mẹ, con cái” (Điều 320 BLDS Cộng hoà Pháp) “Tuy nhiên,

nếu viện dân được rằng có sự đánh tráo hoặc thay thế đứa trẻ, dù vô tình

trước hoặc sau khi lập chứng thư khai sinh thì có thé dua ra chứng cứ bằngmọi cách và chứng cứ có thé được chấp nhận Nếu không có tất cả chứng cứ

trên thì chứng cứ về quan hệ cha, mẹ con cái chỉ có thể được xác lập bằng

nhân chứng ” (Điều 322 BLDS Cộng hoà Pháp) |

Tóm lại giữa cha mẹ và con cái có mối quan hệ thiêng liêng và là cơ sở

dé xác định diện thừa kế di sản của nhau theo quy định của pháp luật

b) Mối quan hệ giữa các cụ, ông bà với cháu, chắt trong hàng thừakế

Cũng như cha mẹ, ông bà phải lả người thừa kế theo quy định của pháp

luật mà không phải là người được gọi để thu nhận các tài sản của con, cháu

chết nhưng không có người nối dõi Tuy vậy, ông bà không thé là người được

thửa kê ưu tiên hay cùng hang so với cha, me, chau, chat.

Trang 30

Theo Điều 679 BLDS năm 1995 thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoạicủa người chết; cụ nội, cụ ngoại của người chết được hưởng thừa kế của cháu,chat nhưng cháu, chat không phải là người thừa kế theo pháp luật của họ Quyđịnh này đi ngược với thứ tự ưu tiên hưởng thừa kế theo quan hệ huyết thống

xuôi của cháu chat bởi quan niệm truyền thống thì “nước mắt chảy xuôi” Vìthế, cháu, chắt không được hưởng di sản của ông, bà và các cụ là điều không

hợp lý Chính vì vậy, BLDS năm 2005 đã stra đổi và bổ sung thêm tại Điều

676 Ngoài ra nếu cha hoặc mẹ của cháu, chắt chết trước hoặc cùng một thời

điểm với ông, bà, các cụ thì cháu, chat được hưởng thừa kế thế vị tại Điều 677

BLDS năm 2005.

c) Mối quan hệ giữa những người thân thuộc bàng hệ trong hàng

thừa kế

* Mối quan hệ giữa anh, chị, em và con, cháu của anh, chị, em:

Điều 676 BLDS năm 2005 quy định anh, chị, em ruột là những ngườithuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau cùng với ông nội, bà nội, ông ngoại, bàngoại của người chết Con của anh, chị, em được xếp vào hàng thừa kế thứ ba

bên cạnh cụ nội, cụ ngoại.

Việc pháp luật quy định cho con của anh, chị, em ruột của người chết

-người gọi -người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là hợp với

đạo lý Và vị trí của họ không thể xếp theo thứ tự ưu tiên như cha, mẹ mình

trong việc nhận di sản nên được xếp thứ tự sau cùng là hàng thừa kế thứ ba

* Mối quan hệ giữa những người thân thuộc bàng hệ khác:

Ngoài anh, chị, em và con của anh, chị, em ruột pháp luật hiện hiện hành

chỉ thừa nhận những người nào mà người chết gọi bác ruột, chú ruột, cậu ruột,

cô ruột, di ruột là người thừa kế bàng hệ và được xếp vào hàng thừa kế thứ ba(điểm c khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005) Như vậy họ hưởng di sản cùng

VỚI Cụ nỘI, cụ ngoại của người chết cũng như với con của anh, chị, em của

người chết.

Trang 31

Nhìn chung diện thừa kế theo quan hệ huyết thống quy định tại BLDSnăm 2005 đã được mở rộng đến ông bà nội, ngoại; anh chị em ruột, cháu ruộtcủa người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; cụ nỘi,

cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người

chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô

ruột, di ruột; chat của người chết mà người chết là cu ndi, cụ ngoại

Tuy nhiên, pháp luật cũng loại trừ quyền thừa kế của những người trongdiện thừa kế nếu có hành vi trái pháp luật được quy định tại Điều 643 BLDS

năm 2005 ⁄

d) Mối quan hệ nuôi dưỡng trong hàng thừa kế

S

¡ Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ ma trong đó những người thân thuộc thể

hiện sự quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng nhau.

Với truyền thống gia đình Việt Nam thì nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau giữacác thành viên trong gia đình được xem như chuẩn mực dao đức, thấm nhuantriết lý nhân sinh Chính vì vậy, nguyên tắc về nghĩa vụ kính trọng ông, bà,

cha, mẹ; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa các thanh viên trong gia

đình được ghi nhận khi xây dựng Luật HN & GD Hon thế, Chương 5 Luật HN

& GD năm 2000 là một chương mới có ý nghĩa dé cao vai trò, trách nhiệm

cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, đồng thờikhẳng định quan hệ giữa ông bà và các cháu; giữa anh, chị, em và giữa cácthành viên trong gia đình là một bộ phận của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyếtthống cần được bảo vệ, khuyến khích việc duy trì và phát triển gia đình theotruyền thống Á Đông Vì thế, quan hệ nuôi dưỡng là cơ sở xác định diện thừa

kế theo pháp luật

Trong gia đình, cha mẹ đẻ, con đẻ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc

nhau là điều đương nhiên bởi “máu chảy ruột mềm”, con cái muôn đời vẫn là

niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến của cha mẹ vả sự chăm sóc, nuôi dưỡngnhau giữa họ là nghĩa vụ thiêng liêng Bên cạnh đó giữa các anh, chị, em ruột

Trang 32

cũng thé hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hop cha, mẹ mat sớm

hoặc cha mẹ không có khả năng lao động hoặc không có năng lực hành vi dân

sự Với quan niệm “anh em như thể tay chân” thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng,

bảo bọc nhau giữa các anh chị em ruột cũng là căn cứ để phát sinh quan hệ

thừa kế giữa họ với nhau

Về phía ông bà nội, ngoại ngoài nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu, ông bà còn là

những người giám hộ đương nhiên của nhau và là đại diện theo pháp luật cho

nhau Nếu cháu chưa thành niên hoặc không có khả năng lao động hoặc không

có năng lực hành vi dân sự hoặc không có tài sản để tự nuôi mình thì ông bà

nội, ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu Ngược lại bổn phận của cháu là kínhtrọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà Với lý do đó, ngoài mối quan hệ huyết

thống, dựa trên quan hệ nuôi dưỡng thì ông bà và các cháu thuộc diện thừa kế

theo pháp luật của nhau.

Đối với cha mẹ nuôi với con nuôi, mối quan hệ của họ không phải là

quan hệ huyết thống, quan hệ thừa kế của họ được xác định trên cơ sở quan hệ

nuôi dưỡng và quyên lợi, nghĩa vụ giữa con nuôi và con đẻ như nhau Một khi

nhận nuôi một người con nuôi thì người con nuôi đó đương nhiên trở thành

một thành viên trong gia đình cha, mẹ nuôi Khi mối quan hệ nuôi dưỡng giữacha, mẹ nuôi và con nuôi được thiết lập thi sé phát sinh quyén và nghĩa vụ

chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi, ngược lại người con nuôi phải yêu thương,

kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha, mẹ mặt khác khi một người đi làm

con nuôi người khác sẽ xuất hiện hai mối quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và cha,

mẹ đẻ.

Điều 678 BLDS năm 2005 quy định ngoài việc được hưởng thừa kế củacha, mẹ nuôi, người con nuôi vẫn được thừa kế di sản của cha, mẹ đẻ và nhữngngười trong gia đình cha, mẹ đẻ.

Trang 33

Luật thực định không thừa nhận khái niệm anh chị em nuôi, cháu nuôinên người con nuôi không có quyền thừa kế theo pháp luật của cha mẹ và con

đẻ của người là cha nuôi, mẹ nuôi.

Việc nhận con nuôi phải tuân thủ trình tự, thủ tục, điều kiện nhận nuôi.

Về quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế cũng là một mối quan hệ nhạy

cảm Theo Điều 679 BLDS năm 2005 nếu giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng

có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế

di sản của nhau và được thừa kế theo Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này

Quy định này rất chung chung, không rõ ràng như thế nào mới được xem là

chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp

trên thực tế, việc áp dụng sẽ rất khác nhau Lúc đó quyền lợi giữa con riêng với

bố dượng, mẹ kế khó có cơ sở pháp lý dé dam bảo quyền lợi khi xung quanh

họ còn rất nhiều người có quan hệ thân thuộc, gần gũi năm trong diện thừa kế

Thử hỏi khi có tranh chấp xảy ra, người con riêng có đủ chứng cứ để chứngminh hay không? Tương tự như vậy, con riêng không thuộc diện thừa kế củanhững người khác trong họ hàng, thân thuộc của bố dượng, mẹ ké

2.1.1 Điều kiện cháu, chắt hưởng thừa kế theo hàng

a) Cháu, chắt phải còn sống vào thời điểm mớ thừa kế hoặc sinh ra

và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khingười để lại di sản chết

Theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005 cháu nội, cháu ngoại, chắt

_ nỘI, chắt ngoại của người là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ

ngoại là một quy định mới lần đầu tiên chế định về quyền thừa kế ở nước tađiều chỉnh Với tư cách là chủ thể trong quan hệ thừa kế di sản, thì điều kiệnngười thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế cũng được áp dụng đối

với các cháu, các chat là người thừa kế theo hàng

Điều kiện này xuất phát từ chính quan niệm về cơ sở quyền thừa kế đượcchấp nhận trong các hệ thống luật Quyên thừa kế là điều kiện vật chất của sự

Trang 34

kế tục và tổn tại lâu dài trong gia đình Di sản của người chết phải được truyềnlại cho một người khác, không thê truyền từ người chết này sang người chếtkhác Theo điều kiện thừa kế di sản, người thừa kế phải còn sống vào thời

điểm mở thừa kế Điều 635 BLDS quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải làngười còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời

điềm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người dé lại di sản chết ”

Trong lĩnh vực pháp luật thừa kế, nếu người được sinh ra mà không còn

sống thì không thể được thừa nhận là người thừa kế Khoản 2 Điều 30 BLDSquy định: “Trẻ Sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khaitử; néu chết trước khi sinh hoặc khi sinh ra mà chết ngay thì không phải khai

sinh và khai tir” Có thé nhận thấy rằng luật thực định Việt Nam luôn có xu

hướng dựa vào chế định đăng ký khai sinh dé thiết lập chứng cứ về trẻ sơ sinhcòn sống: Nếu trẻ em đã được đăng ký khai sinh mà bị chết sau khi đã đăng ký

khai sinh thì trẻ được coi như sinh ra và còn sống Theo Quy định tại Điều 23

Nghị định số 158/2005/ND - CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủquy định về đăng ký, quản lý hộ tịch: “7ré em sinh ra sống được từ 24 giờ trởlên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử Nếu cha, mẹ

không đi khai sinh và khai tứ, thì cán bộ tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung

dé ghi vào Số dang ký khai sinh va Sồ đăng ký khai tử Trong cột ghi chú của

Số đăng ký khai sinh và Số đăng ký khai tử phải ghi rõ trẻ chết sơ sinh"

Như vậy, có một vấn đề cần đặt ra là trong trường hợp trẻ sinh ra mà sau

24 giờ mới chết thì liệu việc lập khai sinh trong trường hợp này có đủ dé thiết

lập năng lực pháp luật thừa kế không

Qua sự phân tích trên và theo quy định tại khoản 3 Điều 14 BLDS có thékết luận rằng: người chỉ mới thành thai không có năng lực pháp luật Thếnhưng, người thành thai trước khi mở thừa kế và sinh ra còn sống thì có nănglực pháp luật thừa kế Mặt khác áp dụng nguyên tắc có quyền hưởng di sản lập

Trang 35

tức được thiết lập theo Điều 636 BLDS, người đó có các quyên, nghĩa vụ tàisản do người chết dé lại ngay từ thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp người bị tuyên bố là đã chết là một ngoại lệ của quy định tạikhoản 3 Điều 14 BLDS năm 2005:

Người bị tuyên bé là đã chết được xem như chết vào ngày do toa án xác

định hoặc vào ngày bản án liên quan có hiệu lực pháp luật (khoản 2 Điều 81

BLDS ) Do vậy dù vắng mặt hay mắt tích, cá nhân vẫn có quyền hưởng di san

mở trước ngày chết được xác định như trên Tất nhiên quyền đó được thựchiện nhờ vai trò của người quản lý tài sản của người vắng mặt hoặc bị tuyên bố

mat tích Những tai sản nhận được từ di san của người khác sẽ trở thành mộtphần trong di sản của chính đương sự vào ngày đương sự bị tuyên bố là đã chết

theo bản án của toà án.

Như vậy, người thừa kế là cháu, chắt phải là người còn sống vào thờiđiểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời thời điểm mở thừa kếnhưng đã thành thai trước khi người dé lại sản chết là điều kiện không thé thiếutrong thừa kế Cháu phải còn sống vào thời điểm ông, bà chết mới là ngườithừa kế tài sản của ông, bà Chắt phải còn sống vào thời điểm cụ chết mới là

người thừa kế tài sản của cụ

b) Khi những người thừa kế ở hàng trước không còn ai do đã chết,

không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hướng di sản hoặc từ chối

nhận di sản

Theo quy định tại khoản 3 Điều 676 BLDS năm 2005 thì: “Những người

ở hàng thùa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kếtrước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sảnhoặc từ chối nhận di sản” Mặt khác, cũng tại khoản 1 Điều 676 quy định chocháu được thừa kế tại hàng thừa kế thứ hai và chắt được thừa kế tại hàng thừa

kế thứ ba:

Trang 36

+ Hang thừa kĩ thir hai gom: ông nội, bă nội, ông ngoại, bă ngoại, anhruột, chị ruột, em ruột của người chết; châu ruột của người chết mă người chết

lă ông nội, bă nội, ông ngoại, bă ngoại;

+ Hăng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bâc ruột,

chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; châu ruột của người chết măngười chết lă bâc ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của ngườichết mă người chết lă cụ nội, cụ ngoại

Như vậy châu chỉ được hưởng thừa kế khi những người ở hăng thừa kế

thứ nhất không còn ai do đê chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền

hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản vă chắt chỉ được hưởng thừa kế khi cả

hăng thừa kế thứ nhất vă hăng thừa kế thứ hai không còn ai do đê chết, không

có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

So với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 679 BLDS năm 1995, Điều 676BLDS năm 2005 đê bĩ sung thím “châu ruột của người chết mă người chết lẵng nội, bă nội, ông ngoại, bă ngoại” trong hăng thừa kế thứ hai vă “chắt ruộtcủa người chết mă người chết lă cụ nội, cụ ngoại” trong hăng thừa kế thứ ba.Quy định năy lă rất phù hợp với cuộc sống vì theo theo quan niệm dđn gian thì

“nước mắt chảy xuôi ”

- Châu hưởng di sản thừa kế của ông nội, bă nội, ông ngoại, bă ngoạiTheo quy định trín thì châu được thừa kế theo thứ tự hăng thứ hai, việcquy đỉnh như vậy cũng bởi ông bă, cha mẹ suốt đời vất vả hy sinh cho con,châu, toăn bộ tăi sản cố công xđy dựng cả đời đến khi qua đời cũng chỉ dănhlại cho con, châu mă thôi Di sản được giao đến đời châu đảm bảo hầu nhưchắc chắn của cải được chuyển giao cho những người khai thâc, quản lý trẻ đểtiếp tục kế tục kinh tế gia đình, qua đó góp phần duy trì cuộc sống vă thúc đđy

sự phât triển kinh tế quốc dđn Hơn nữa, châu cũng lă người có bốn phận kínhtrong, chăm sóc va phụng dưỡng ông bă nội, ông ba ngoại theo quy định củaphâp luật Như vậy quy định châu lă người được hưởng di sản thừa kĩ của ông

Trang 37

bà theo trình tự hàng thừa kế thứ hai vừa phù hợp với quy luật cuộc sống, phùhợp với đạo lý, vừa tạo sự nhất thể hoá trong các quy định của pháp luật thừa

kế (ông bà được hưởng thừa kế của cháu và cháu được thừa kế của ông bà),

hơn nữa quy định như vậy rat phù hợp với Luật HN & GD khi quy định về

quan hệ giữa ông bà và cháu.

Cũng theo quy định trên pháp luật đã đặt ngang hàng quan hệ huyết

thống cả về bên nội và bên ngoại Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại cũng

như các cháu nội, cháu ngoại đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo cùngmột hàng

- Chắt được hưởng di sản thừa kế của cụ nội, cụ ngoại

Theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005, thì chắt được thừa kế theothứ tự hàng thứ ba và chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ

ngoại (cụ nội, cụ ngoại va chắt là những người thân thích trực hệ) Trên thực

tế, mặc dù không nhiều nhưng vẫn còn những gia đình tứ đại đồng đường — Tứ

đại đồng cư, gia đình có tới bốn thế hệ chung sống với nhau, trong dé có cácchắt và các cụ, ông bà, bố mẹ Việc giữa chắt và cụ nội, cụ ngoại có quyênhưởng di sản của nhau theo pháp luật nếu xét trong mối quan hệ huyết thốngnhư vậy là có cơ sở Tuy nhiên, nếu xét quy định về hàng thừa kế này trongmối quan hệ pháp luật HN & GD, có thé thấy rằng cụ nội, cụ ngoại va chat

ruột không phải là những người có nghĩa vụ pháp lý với nhau trong gia đình

diện hay giám hộ cho nhau Thực tiễn, cụ và các chắt thường cũng không nuôidưỡng nhau, bởi giữa họ còn có thế hệ ông bà và cha mẹ, hơn nữa nếu di sảncủa cụ được dé lại đến thế hệ chat thì sự manh min tài sản là rất lớn Ngượclại, di sản của chắt mà được phân chia cho các cụ là điều rất ít xảy ra, bởi vì rất

it trường hợp chat lại chết trước các cụ Việc quy định cho chat nội, chat ngoạiđược thừa ké theo hàng thứ ba hưởng di sản của người chết là cụ nội, cụ ngoại

của chat nhăm bảo đảm cho khôi di sản của cụ được chuyên dịch cho các chat

Trang 38

hưởng trong trường hợp không còn những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ

nhất và hàng thứ hai Quy định này đã nhằm bảo vệ quyền dân sự của cá nhân

vừa mang tính chất pháp lý, vừa bảo đảm và củng cố quan hệ huyết thốngtrong gia đình Ban chat của pháp luật thừa kế được thé hiện rõ trong quy định

này.

c) Người thừa kế là cháu, chat trực hệ của người chết

Cháu, chắt chỉ được hưởng thừa kế theo hàng thứ hai và thứ ba khi đượcxác định là cháu ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là ông bà nội,ông bà ngoại hay cụ nội, cụ ngoại Mặt khác theo quy định của pháp luật HN

& GD cũng như BLDS Việt Nam, con của một người được xác định dựa trên

quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng với người đó Vì thế, thừa kế theohàng được xác định theo quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữangười dé lại di sản và người hưởng di sản là nhằm bảo vệ quyền thừa kế tài sảncủa cháu, chắt khi người hưởng thừa kế ở hàng trước không còn ai do đã chết,không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận disản.

Như vậy, các con dé của người dé lại di sản, không phân biệt con tronggiá thú hay con ngoài giá thú đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ(Điều 676 BLDS) và con của họ (Cháu của người để lại di san) thuộc hàngthừa kế thứ hai, con dé của cháu (Chắt của người dé lại di sản) thuộc hàng thừa

kế thứ ba

2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của cháu, chắt hưởng di sản thừa kế theo

hàng

2.1.2.1 Quyền của cháu, chắt hưởng di sản thừa kế theo hàng

a) Cháu, chat thừa kế theo hàng phan di sản chia theo pháp luậtCháu, chắt được thừa kế theo hàng không phát sinh từ quan hệ theo dichúc mà chỉ phát sinh trong quan hệ thừa kế theo pháp luật, một người đượcchỉ định thừa kế theo di chúc mà chết trước người lập di chúc thì phần di sản

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN