1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thừa kế phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Việt Nam

86 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thừa Kế Phần Vốn Góp Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Phạm Cao Sơn
Người hướng dẫn PGS. TS Ngô Huy Cương
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân Sự
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 18,44 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM CAO SƠN

THỪA KE PHAN VON GÓP TRONG

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM CAO SƠN

THỪA KE PHAN VON GÓP TRONG

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Dan sự và Tố tụng dân sự Mã so : 8380101.04

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGÔ HUY CƯƠNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nao khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực.

Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét dé tôi có thé

bảo vệ luận văn.

Tôi xin chân thành cảm on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

PHẠM CAO SƠN

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAM ĐOAN ó5 2c 21 212212211221211211 1111.1101.111 rree i "95210257 ::1 |

1 Sự cần thiết của đề tài s- sc 2s22x 2 2221122121121 21.1 |

2 Tình hình nghiên CỨU - - (1E 1211191118 1 E911 91 1 v1 vn kg cư, 13 Mục đích nghiÊn CỨU - - óc SG 119219911911 910 9n ng ng ng 2

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2-2 2sz=s+csz=szsz 2

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - 5 + E311 E 1891 E SE vn nh rệt 2

6 Bố cục của luận VAN ¿tk St 2k E11 EE2E1E111151E11115112111 112 3 Chương 1 : LÝ LUẬN VE THỪA KE PHAN VON GÓP TRONG CONG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2- 2 ©22+2E++Ex2E++Extzzxerxesrxees 4 I4 100 0.7 4 1.2 Khái quát về phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn và những van đề pháp lý phat sinh khi thừa kế phần vốn góp trong công ty trách nhiệm

hữu hạn 2E E2 2111%122311 1 23 11 12531 1n ng ng ngư 11

1.3 Pháp luật điều chỉnh van dé thừa kế phần vốn góp trong công ty trách

nhiệm hữu hạn + - 2 233221113 12231131 1 5311 1 2931 11993 1 kg ng cư 21

Kết luận Chương 1 ooeeeceececceccsscssessessessesessessessesscsessessessesseseesessssseseseesteseeseesees 25 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỪA KÉ PHẢN VON GÓP TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 26 2.1 Khái quát pháp luật Việt Nam hiện hành về thừa kế phần vốn góp trong

công ty trách nhiệm hữu hạn - - + E22 E1 E +9 EE#sEESeEEssekrrekesseervee 26

2.2 Phân tích và áp dụng các quy định cụ thê của pháp luật Việt Nam về thừa kế phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn - 5: 2-52 33

il

Trang 5

2.3 Nguyên nhân của những khiếm khuyết trong các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế phần vốn góp của các thành viên trong công ty trách

nhiệm hữu hạn Ă G2 211211112111 111111031111 111181111 ng ng kg kg 68

Kết luận Chương 2 2-2 + ©t+SE2EE2EE2E15E1EE1571712112112112111111 111 xeE 70 Chương 3 : NHỮNG KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHAP LUẬT VE THỪA KE PHAN VON GÓP TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 71 3.1 Hoàn thiện và phương hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế phần vốn

góp trong công ty trách nhiệm hữu han - 5 5525 ++++vesseessess 71

3.2 Những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về thừa kế phan vốn

góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn 5 555 S+*++sv+eesseeseess 73

Kết luận Chương 3 -¿- 2-2 ©SSE2EE2EE2E12EEEE1571717112112112111111 111 xe 75 KET LUẬN CHUNG 2 eStSSESEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEkSErrkrkerree 76 TÀI LIEU THAM KHẢO - c5 St kềSk+EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkeEkrkererkrri 78

11

Trang 6

MỞ DAU

1 Sự cần thiết của đề tài

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một hình thức công ty phổ biến ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam Việc thành lập và vận hành công ty đơn giản hơn so với các hình thức công ty khác Do đó nó là sự lựa chọn của nhà đầu tư

kinh doanh ở quy mô nhỏ và vừa.

Tuy nhiên trong đời sống, có những câu chuyện hoàn toàn không mong muốn xảy ra khiến pháp luật phải điều chỉnh, như: cái chết và để lại di sản thừa kế.

Một chủ sở hữu phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn khi qua đời dé lại phần vốn góp cho người thừa kế Nhưng phan vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại tài sản vô hình đặc biệt không giống như các tài sản hữu hình và cũng không giống với cô phan trong công ty cỗ phan Nó có một qui chế pháp lý riêng Việc thừa kế phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn là sự đan xen của nhiều chế định pháp luật trong dân sự và thương mại Hiện pháp luật và thực tiễn áp dụng liên quan có nhiều điểm chưa

rõ ràng gây khó khăn lớn cho việc giải thích và áp dụng pháp luật, cũng nhưtrong hoàn thiện pháp luật.

Với các lẽ chủ yếu đó tôi lựa chọn đề tài “Thừa kế phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn

thạc sỹ luật học của mình.2 Tình hình nghiên cứu

Đề tài này có tính chất liên ngành luật dân sự và luật thương mai và chỉ đi vào vấn đề thừa kế một loại tài sản đặc biệt, vì vậy chưa thấy công trình nao tap trung nghiên cứu ở cấp độ Thạc sĩ về công trình này trong nước cho đến hiện

tai.

Trang 7

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích nghiên cứu:

(1) Các vấn đề lý luận bao quát và hệ thống về thừa kế phần vốn góp trong

công ty trách nhiệm hữu hạn;

(2) Phan tích thực trạng các qui định pháp luật liên quan và tìm ra nhữngđiêm thiêu sót, hạn chê;

(3) Tìm ra phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam

về thừa kế phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn 4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ nghiên cứu các vấn đề pháp lý chứ không nghiên cứu các vấn đề liên quan tới xã hội và kinh tế liên quan.

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các vấn đề lý luận về pháp luật liên quan trực tiếp tới thừa kế vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, không nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thừa kế hoặc không nghiên cứu sâu về phần vốn góp.

Luận không nghiên cứu các vấn đề có tính cách lịch sử của chế định này.

Luận văn chỉ nghiên cứu pháp luật hiện hành và kiến giải cho pháp luật hiện

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên nền tảng các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh, và những quan điểm

của Đảng cộng sản Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên

cứu như:

¢ Phuong pháp phân tích qui phạm, phân tích vụ việc;¢ Phuong pháp phân loại pháp lý;

Trang 8

* Phuong pháp đối chiếu, so sánh pháp luật; * _ phương tông hop, thống kê;

* Phuong pháp khái quát hoá để giải quyết các nội dung khoa học của dé tài luận văn.

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chủ yêu

của Luận văn được chia thành ba chương như sau:

Chương I- Lý luận về thừa kế phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu

Chương 2- Thực trạng pháp luật Việt Nam về thừa kế phần vốn góp trong

công ty trách nhiệm hữu hạn

Chương 3- Những kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về thừa kế phần vốn góp

trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Trang 9

Chương 1 : LÝ LUẬN VE THỪA KE PHAN VON GÓP TRONG CONG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

1.1 Khái luận về thừa kế

Trong pháp luật dân sự, vấn đề thừa kế luôn là vấn đề phức tạp do xung đột quyên lợi của các bên và xuất phát từ đặc trưng là các bên tham gia quan hệ này đều có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam từ Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đến Bộ luật dân sự 2005 và mới đây nhất là Bộ

luật dân sự 2015 Trong những năm gần đây số lượng các vụ tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính phức tạp Bởi vậy việc nghiên cứu, nắm rõ và vận dụng tốt các quy định pháp luật về thừa kế là đòi hỏi cấp thiết của các cơ quan tiến hành tổ tụng khi giải quyết

loại tranh chấp này.

Quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế là một trong những quyền cơ bản của

công dân được pháp luật bảo hộ Tuy nhiên, do phong tục tập quán, tình cảm

gia đình đã làm không ít người bỏ qua quyên thừa kế và quyền được để lại thừa kế Bên cạnh đó cũng có những trường hợp người dé lại thừa kế đã lập di chúc nhưng do chưa hiểu các quy định pháp luật thừa kế nên di chúc đó không phù hợp với quy định pháp luật, khiến những người thừa kế phải giải

quyết tranh chấp bằng pháp luật, làm mat đi tình cảm gia đình.

Việt Nam ngày càng phát triển về kinh tế - xã hội, khối lượng tài sản thuộc sở

hữu tư nhân có giá trị ngày càng cao và quyền sở hữu cá nhân được luật pháp công nhận và bảo vệ Tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Moi người có quyên sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải dé dành, nhà ở, tư liệu sinhhoạt, tư liệu sản xuất, phan vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ

Trang 10

chức kinh tế khác; Quyên sở hữu tư nhân và quyên thừa kế được pháp luật

bảo hộ ”.

Thừa kế là một thực tiễn tồn tại ở tất cả các nước khi mà tài sản là thứ không thê thiếu trong đời sống của con người vì ít nhất người ta phải ăn, mặc, ở Khi một người chết, trừ khi có tục lệ lạc hậu, man rợ chôn theo người đó tất

cả những gi thuộc về người đó, trong vài trường hợp kế cả người thân, thi tài sản để lại cho người còn sống Xã hội càng hiện đại thì sự phân chia tài sản cho người còn sống càng phức tạp vì trước hết, số lượng tài sản hữu han trong khi số người có nhu cầu được chia thì lớn, thứ đến, nhiều loại tài sản mới ra đời khó khăn trong việc năm bắt và phân chia, ví dụ như quyền sở hữu công nghiệp, phần vốn góp, phần lợi trong các công ty, tài sản ảo

Vì thế thừa kế là một chế định pháp luật ra đời từ khá sớm gắn với luật dân sự, nhất là chế định tài sản và gia đình và mang tính truyền thống cao hơn nhiều chế định pháp luật khác.

Thừa kế tài sản là quá trình dịch chuyên tài san từ người chết (không ké có di chúc hoặc không có di chúc) đến người thừa kế Từ thời La Mã cô đại, người ta xem đây là vấn đề của luật tài sản.

Như vậy là ý nghĩa và vai trò của thừa kế trong đời sống xã hội và nhận thức về vị trí của thừa kế trong pháp luật là khá nhất quán ở Việt Nam.

Khi một người qua đời, tài sản mà họ để lại, có thể bao gồm tiền bạc, bất động sản, quyền sử dụng đất, ô tô, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, quyền sở hữu trí tuệ, phần vốn góp, cô phan trong công ty và các loại tài sản có giá trị khác,

có thé được chuyên nhượng cho những người thừa kế Quyền thừa kế và van dé phân chia di sản thừa kế thường được quy định bởi văn bản quy phạm pháp

luật hoặc các quy tắc tập quán tùy theo từng hệ thống pháp luật.

Trang 11

Trường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: ““Thừa kế là một quan hệ xã hội tất yếu mà nội dung kinh tế của nó là sự phản ánh quá trình dịch chuyên tải sản

của người đã chết sang cho người khác còn sống.”'”

BLDS 2015 không đưa ra định nghĩa về thừa kế Tuy nhiên có thé hiểu thừa kế là một phương thức chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người đã chết sang cho cá nhân đang sống hoặc cho pháp nhân đang tồn tai, được pháp luật điều chỉnh.

Di sản thừa kế gắn với thừa kế Di sản thừa kế nguyên nghĩa là tổng thể tải sản mà người chết để lại và những nghĩa vụ tài sản Trong “Giáo trình luật dân sự I- Phần chung” của Trường Dai học Luật DHQGHN, Ngô Huy Cương viết:

“Khi chủ sản nghiệp chết thì sản nghiệp của người này được dịch chuyền cho người thừa kế, tức là về nguyên lý, việc nhận di san thừa kế được xem như nhập sản nghiệp của người chết vào sản nghiệp của người thừa kế để trở thành khối toàn nhất, vì vậy người thừa kế phải chi trả cả những khoản nợ của người

Vì vậy có thê suy ra đi sản thừa kế bao gồm cả phần tích sản và phần tiêu sản trong sản nghiệp của người chết Trong phần tích sản gồm có vật quyền, trái

quyên và quyên sở hữu trí tuệ.

Thừa kế có hai loại khác nhau: (1) thừa kế theo di chúc; (2) thừa kế theo pháp luật Thông thường chế độ thừa kế tư nhân tôn trọng di chúc hơn Khi không có di chúc thì thừa kế theo pháp luật Lúc nay di sản thừa kế sẽ được đưa ra

' Truong Dai học Luật Ha Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam Tập I, Nxb Tư pháp, Ha Nội, 2022, tr.

Trang 12

chia theo quy định của pháp luật Tuy nhiên tùy pháp luật của từng nước, mức

độ tôn trọng di chúc còn lệ thuộc vào hoàn truyền thống, phong tục của từng nước Chang han ở nước ta, dé bảo vệ truyền thống gia đình tốt đẹp lá lành đùm lá rách, BLDS 2015 đã quy định những trường hợp được thừa kế không

lệ thuộc vào di chúc Điều quy định:

“1 Những người sau đây van được hưởng phan di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản

được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người

lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phan di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng:

b) Con thành niên mà không có khả năng laođộng.

2 Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Như vậy là khi phân chia di sản thừa kế, một phần di chúc đã bị vô hiệu tuyệt đối nếu đi chúc không chia thừa kế cho những người là con chưa thành niên,

cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động, trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản thừa kế hoặc có hành vi xâm hại tới người để lại đi sản thừa kế theo quy định của pháp luật Đây là sự ảnh hưởng của

quan niệm xây dựng xã hội vào pháp luật

“Sự tác động của pháp luật vào mọi mặt của đời sống xã hội đã mang lại những tác dụng đặc biệt mà trước đó sự cai quản bằngtập quán không có được Quyền thừa kế là chế định rất quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Nếu sự xuất hiện của thừa

Trang 13

kế là tất yếu, là một nhu cầu của xã hội loài người vả ton tại

trong mọi hình thái kinh tế - xã hội thì quyền thừa kế chỉ phát sinh khi xã hội phân chia giai cấp và có nhà nước Quy phạm pháp luật về thừa kế phản ánh bản chất giai cấp tồn tại trong mỗi chế độ xã hội nhất định và có thể thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội nhất định của mỗi quốc gia Ngay tại Việt Nam, pháp luật về thừa kế cũng có sự thay đôi đáng kê qua mỗi thời kì lịch sử, tương ứng với sự vận động và phát triển của các quan hệ xã hội trong mỗi thời kì.”

Lập luận này cho thấy rõ tính giai cấp được thê hiện trong các quy định về chia di sản thừa kế nêu trên vì gia đình được Việt Nam coi là một tế bào xã hội cần phải chú ý tới sự chăm sóc và giáo dục con cái và vợ chồng, con cái yêu thương lẫn nhau Nghĩa vụ cấp dưỡng và trách nhiệm đối với người thân

còn sống được nói tới tại các quy định trên Nó không phải đơn thuần là chia tài sản của người đã chết.

Quy trình thừa kế tài sản có thể liên quan đến việc xác định người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị của tài sản, giải quyết các nghĩa vụ tài sản của người chết và thực hiện chuyên dịch tài sản từ người đã chết đến người thừa kế hoặc những người thừa kế Quy trình này thường được theo dõi hoặc giám sát bởi các cơ quan nhà nước có thâm quyền như tòa án hoặc văn phòng luật sư hay công chứng hay thừa phát lại được chỉ định hợp pháp để đảm bảo sự công bằng và tuân thủ các quy định pháp luật.

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ [18] cho thấy vấn đề thừa kế được quy định hay thê hiện trong nhiều văn bản và tài liệu khác nhau, có thể bao gom các tài liệu pháp luật và các tài liệu hướng dẫn từ các cơ quan chính quyên cũng như các

5 Dang Thu Hà, Thừa ké theo pháp luật theo Bộ luật Dân su nước Cộng hòa Xã hội chu nghĩa Việt nam 2015,

Luận án tiên sỹ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội 2019, tr 32- 33.

Trang 14

nguồn tư liệu từ hệ thống pháp luật của các tiêu bang, chăng hạn như: Bộ luật của Hoa Kỳ (United States Code) chứa đựng nhiều quy định liên quan đến di san và thừa kế, đặc biệt ở trong phần về Thuế (Title 26) và Di san (Title 30); Luật Thừa kế Nhà nước nhất thé (Uniform Probate Code) cũng chứa các quy tắc và hướng dẫn cụ thê về di sản và thừa kế Mỗi tiểu bang có cơ quan quan ly di sản và thừa kế, và họ thường cung cấp thông tin trực tuyến về quy định và hướng dẫn về di san và thừa kế tại tiêu bang đó

Di sản thừa kế theo pháp luật Hoa Kỳ dựa trên một hệ thống phức tạp Các quy định về di sản có thé thay đổi tùy theo tiêu bang và các yếu tô cụ thé Tuy nhiên, pháp luật về thừa kế của Hoa Kỳ có chính sách chung nhất định về một vài điểm nguyên tắc Mọi người đều có thể để lại di chúc để quy định cách phân chia tài sản của họ sau khi họ qua đời Di chúc này phải hình thức nhất định và tuân thủ xác lập do pháp luật quy định và có thé được sửa đổi hoặc hủy bỏ bất kỳ lúc nào trước khi người lập di chúc chết Di chúc có thể quy định việc chỉ định người thừa kế hoặc quản lý di chúc Nếu không có di chúc hoặc nếu di chúc không quy định đầy đủ việc phân chia tài sản, pháp luật có quy tắc xác định người thừa kế theo thứ tự ưu tiên Thứ tự ưu tiên này thường bắt đầu với người chồng hoặc vợ sống còn và con cái, sau đó là cha mẹ, anh

chị em, và những họ hàng xa hơn Thứ tự ưu tiên có thé như sau:

(1) người chồng hoặc vợ sống còn sống thường là người đầu tiên được thừa kế theo quy định pháp luật Họ có quyền thừa kế một phần tài sản của người chết.

(2) nếu người chết có con, thì con thường là người được hưởng thừa kế tiếp theo sau người chồng hoặc vợ sống còn Cách chia tài sản giữa các con

thường phụ thuộc vào luật của từng tiêu bang nơi người chết cư trú tại đó.

Trang 15

(3) nêu người qua đời không có con hoặc không có người chông/vợ hoặc

người chông/vợ không còn sông, thì cha mẹ của người chêt có thê là người

được thừa ké tiếp theo.

(4) nêu không có người chông/vợ, con cái hoặc cha mẹ, thì anh chi em của

người chết có thé là những người được thừa kế theo quy định pháp luật.

(5) nếu không có người thừa kế trong các nhóm trên, thì những người ho hàng xa hơn như dì chú, chú bác, bạn bè thân thiết, và những người có mối quan hệ tình cảm đặc biệt với người qua đời được hưởng thừa kế.

Tùy thuộc vào giá trị của di sản, người thừa kế có thể phải chịu thuế kế thừa. Tuy nhiên, luật thuế kế thừa có thể thay đổi và có các mức miễn thuế khác

nhau cho các loại tài sản khác nhau.

Thủ tục chia di sản thừa kế ở Hoa Kỳ phức tạp và thay đổi tùy thuộc vào pháp luật ở từng tiểu bang và tình huống cụ thé Một số thủ tục chính liên quan tới

chính như sau:

+ Nếu người chết dé lại di chúc, thì phải tìm và xác nhận bản di chúc vi di chúc thường quy định việc chia tài sản và chỉ định người thừa kế hoặc quản lý

di chúc, di sản.

+ Xác định tài sản và đánh giá giá trị tài sản của người chết, bao gồm tiền

mặt, bất động sản, động sản vô hình, tài sản tài chính và tất cả các khoản nợ

+ Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết như chi trả các khoản nợ và

thuế kế thừa.

+ Nếu người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không quy định đầy đủ, thì sẽ xác định thứ tự ưu tiên thừa kế như trên đã nói.

+ Tài sản sẽ được phân chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật, sau khi đã trang trải các nghĩa vụ của người chết để

10

Trang 16

+ Nếu gia tri tài sản vượt qua một hạn ngạch theo quy định của pháp luật, thì

cần phải báo cáo và nộp thuế thừa kế.

+ Trong một số trường hợp, cần phải đệ đơn lên tòa án đi sản để xác nhận việc

chia di sản thừa kế, đặc biệt khi có tranh chấp hoặc khi tài sản có độ phức tạp

Ngay ở Hoa Kỳ thi van dé thừa kế cũng phải tính đến những đặc điểm riêng của từng tiêu bang, từng địa phương.

Truyền thống và tục lệ ở từng nơi phải được suy tính để có những quy định thích hợp thừa kế Ví dụ do truyền thống hiếu nghĩa với tổ tiên, ông cha, cho nên di sản thờ cúng là một trong những quy định có tính truyền thống cao vẫn

còn được giữ lại trong BLDS 2015.

1.2 Khái quát về phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn và những vấn đề pháp lý phát sinh khi thừa kế phần vốn góp trong công ty

trách nhiệm hữu han.

Thuế thừa kế liên quan đến quyền sở hữu doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định tại BLDS và các luật chuyên nghành Vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ khi vấn đề thừa kế liên quan đến thuế, các trường hợp được miễn thuế Thu nhập từ thừa kế được chia thành các loại sau như sau:

Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cô phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cô phan của cá nhân trong công ty cô phan theo

quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tô chức kinh tế, cơ sở kinh doanh

bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp

danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo

II

Trang 17

quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư

nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.

Theo luật hiện hành, thu nhập từ thừa kế là một trong các thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế được áp dung theo Biéu thuế toàn phan với thuế suất là 10% Thời điểm xác định

thu nhập tính

Có nhiều cuộc tranh luận về việc xem công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối nhân hay đối vốn dé gọi chính xác quyền lợi của thành viên trong công ty này là gì Nếu xem công ty này là công ty đối vốn thì gọi là phần vốn góp cho

gan gũi với việc chuyển nhượng dé dàng gan với cô phan của công ty cô phan (một loại công ty đối vốn điển hình) Nhưng thực ra việc chuyển nhượng quyên lợi của thành viên trong công ty này có những khó khăn nhất định vì nó lại gần gũi với công ty hợp danh (một loại công ty đối nhân điển hình) Bí từ

ngữ pháp lý, các Luật Doanh nghiệp từ năm 1999 tới năm 2020 gọi luôn

quyên lợi trong công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu han là phần vốn góp cho gần gũi với quan niệm tài chính đơn thuần Thuật ngữ pháp lý ở các chế độ trước gọi là “phần lợi” trong công ty.

Các thực thể kinh doanh ở nước ta được chia ra thành doanh nghiệp và các tô chức kinh tế khác, ví dụ như hộ kinh doanh Nhưng trong doanh nghiệp lại

chia ra thành: doanh nghiệp tư nhân và công ty “Giáo trình luật thương

mai-Phần chung và thương nhân” của Trường Đại học Luật- ĐHQGHN làm rõ bản chất của doanh nghiệp tư nhân là cá nhân kinh doanh hoặc thương nhân thé nhân hoặc thương nhân đơn lẻ”; còn công ty là thương nhân pháp nhân”.

6 Ngô Huy Cương, Giáo trình luật thương mại- Phần chung và thương nhân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2013, tr 142.

7 Ngô Huy Cuong, Giáo trình luật thương mại- Phần chung và thương nhân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2013, tr 66.

12

Trang 18

Thương nhân là một thuật ngữ của khoa học luật thương mại Thương nhântheo nghĩa đen là những người làm thương mại Thương nhân theo khoa họcpháp lý được định nghĩa như sau: Thương nhân là những người thường xuyên

xác lập và thực hiện các hành vi thương mai và lay một số hành vi thương mại nào đó làm nghề nghiệp của mình Suy ra thương nhân có hai đặc trưng hay hai điều kiện dé trở thành thương nhân:

+ Điều kiện thứ nhất, thường xuyên xác lập và thực hiện các hành vi thương

mại; và

+ Điều kiện thứ hai, lay hành vi thương mại làm nghè nghiệp của mình.

Thương nhân gồm hai loại là thương nhân thể nhân (cá nhân kinh doanh hay

hoạt động thương mai), và thương nhân pháp nhân (các công ty) như trên đã

nhắc tới Các thương nhân pháp nhân có nhiều loại Tuy nhiên có một số loại người đầu tư hay lựa chọn thành lập cho nên pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ

quy định về một số loại đó như:

- Công ty trách nhiệm hữu han nhiều thành viên;

- Công ty trách nhiệm hữu han một thành viên;

- — Công ty cô phan;

- — Công ty hợp danh.

Công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam hiện nay thực ra bao hàm hai hình

thức công ty riêng biệt là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản Trong công ty hợp danh, tất cả các thành viên đều có quyền ngang nhau, đều có tư cách thương nhân, đều là đại điện theo pháp luật của công ty và họ đều

phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định với các khoản nợ của công ty.

Còn công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên là thành viên nhận vốn

mà pháp luật Việt Nam bây giờ gọi là thành viên hợp danh có tư cách như các

thành viên của công ty hợp danh, và loại thành viên góp vốn (không có tư

13

Trang 19

cách thương nhân, không đương nhiên là đại diện theo pháp luật của công ty

và chỉ phải chịu trách nhiệm với khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp

vào công ty).

Các hình thức công ty theo truyền thống được chia thành hai loại là: các hình thức công ty đối nhân, và các hình thức công ty đối vốn Công ty hợp danh là công ty đối nhân điển hình mà có đặc điểm ảnh hưởng tới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên và liên quan tới đề tài luận văn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên trước hết bị ảnh hưởng đặc điểm của hình thức công ty đối nhân là hình thức công ty được xây dựng

dựa trên mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa các thành viên của công ty với nhau Các thành viên chủ yếu tin tưởng lẫn nhau và tập trung chú ý tới nhân

thân của nhau.

Các hình thức công ty đối vốn là các hình thức công ty được xây dựng chủ yếu nhằm tới việc góp vốn kinh doanh và các thành viên công ty không chú trọng về nhân thân của nhau, điển hình là công ty cổ phan và công ty hợp vốn cô phan Pháp luật Việt Nam hiện nay không qui định công ty hợp vốn cổ phần, nhưng hình thức công ty này được quy định trong pháp luật của các chế

độ cũ ở nước ta.

Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên là một hình thức công ty lai tạp, có các yếu tố của công ty đôi nhân va cũng có các yêu tô công ty đối vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có những điểm giống như công ty đối vốn như

(1) các thành viên còn quan hệ gần gũi với nhau và có số lượng thành viên nhất định, ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn có sé lượng không vượt quá

50 thành viên,

(2) _ trong quản trị công ty có hội đồng thành viên giống công ty hợp danh,

14

Trang 20

(3) thành viên không thé tự do nhượng bán phan vốn góp như bán cô phan trong công ty cô phần, mà muốn bán thì trước hết phải bán cho thành viên công ty; nếu thành viên công ty không mua thì mới được bán ra bên ngoài nhưng không với điều kiện thuận lợi hơn bán cho thành viên.

Tuy nhiên thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên lại được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình trong công ty.

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không có tư cách thương nhân Chỉcông ty có tư cách thương nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng như công ty trách nhiệm

hữu hạn nhiều thành viên, nhưng có một thành viên duy nhất Thành viên duy nhất này không khác gì thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, nhưng thành viên duy nhất này có quyền quyết định mọi thứ liên

quan tới quan tri, vận hành, sử dụng lợi nhuận, vốn của công ty Ở khía cạnh thừa kế phần vốn góp thì nó là toàn bộ vốn của công ty.

Có quan niệm “phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn được hiểu đơn giản là phần đóng góp bằng tài sản của thành viên hoặc các thành viên công ty này vào công ty và được hưởng lợi tức từ phần đóng góp đó theo tỷ lệ

đóng góp vao công ty.”

Dé hiểu rõ bản chất pháp lý của vốn góp, ta cần phân tích kỹ hơn Muốn thành lập công ty phải cùng nhau tạo thành vốn ban đầu của công ty dé công ty được thành lập và hoạt động Do đó họ phải cùng nhau góp vốn, tức là đưa hay hùn

hạp tài sản vào công ty Khi họ đưa các tài sản khác nhau vào công ty thì tạo

thành các phương thức góp vốn khác nhau Tài sản thì rất đa dạng và phong phú Do đó các phương thức góp vốn cũng rất đa dạng dựa vào tính chất của

loại tài sản hùn hạp Có những phương thức góp vốn sau:

- Gop von bang tién mat;

15

Trang 21

- Gop von băng hiện vật (như nguyên vật liệu, 6 tô, may cày, nha xưởng,trâu bò );

- Gop vốn bằng quyền sử dung đất; - Góp vốn băng quyên sở hữu tri tuệ: - Góp vén bằng công sức;

Khi góp vốn vào công ty tức là chuyền tài sản của mình thành tài sản của công ty, tức là công ty là chủ sở hữu hay trở thành người có quyền sử dụng đất vì công ty là một pháp nhân độc lập với chủ sở hữu của nó.

Đổi lại, thành viên của công ty, tức người góp vốn, được cái gì từ công ty? Họ được một quyên lợi trong công ty:

- Thứ nhất, ho có quyền quyết định những van dé quan trong của công ty thông qua biểu quyết theo thủ tục và trình tự mà ho đã cùng nhau thỏa dua

vào điều lệ công ty khi lập bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh.

- Thứ hai, họ có quyền được chia lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí, trích lập các quỹ và nộp thuế Nếu công ty có một thành viên thì lợi nhuận còn lại được chia theo tỷ lệ 100% cho thành viên duy nhất của công ty Nếu công ty có nhiều thành viên thì tỷ lệ chia cho mỗi thành viên tương đương với tỷ lệ phan đóng góp vào công ty của thành viên đó Phần đóng góp còn có thé ảnh

hưởng tới giá trị của từng biểu quyết trong công ty.

Vì vậy cần phải hiểu phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn không phải là đơn giản là tỷ lệ tài sản góp vào công mà là quyền đòi nợ của người góp vốn (thành viên công ty) Bản chất của nó là quyền đòi nợ công ty Vì vậy nó là tài sản vô hình, nên có sự khác biệt với tài sản hữu hình khi chuyển dịch,

chuyền nhượng.

Tóm lại: công ty trách nhiệm hữu hạn là một hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến ở các nơi trên thế giới Mỗi thành viên góp vốn vào công ty và chịu

trách nhiệm về các khoản nợ của công ty chỉ trong phạm vi sô von mà ho đã

16

Trang 22

đóng góp, mà không chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn về các nghĩa vụ và nợ nan của công ty Phần vốn góp của mỗi thành viên có thé được định rõ trong hợp đồng thành lập công ty hoặc trong biên bản ghi nhớ hoặc loại văn bản khác Việc góp vốn có thể bằng tiền mặt, hiện vật, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, lao động, hoặc các nguồn lực khác có giá tri trong đương Phần vốn góp của thành viên xác định quyền lợi có tính cách quản trị và tính cách kinh tế của thành viên trong công ty, bao gồm quyền biểu quyết, quyền nhận lợi nhuận và quyền chia tài sản còn lại của công ty khi công ty bị giải thể hoặc

phá sản sau khi đã chi trả cho các chủ nợ.

Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa: “Phần vốn góp là tông giá trị tai sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp

danh.” (khoản 27, Điều 4).

Như vậy phần vốn góp là thuật ngữ dùng cho công ty TNHH và công ty HD chỉ tổng giá trị tài sản mà người thành viên đã góp vào hoặc cam kết sẽ góp vào công ty dẫn tới kết quả là thành viên có được tỷ lệ phân vốn góp Đây là một định nghĩa nghiêng hoàn toàn về khía cạnh kinh tế, tức là đưa tài sản vào

công ty dé hình thành nên vốn điều lệ của công ty Khi thành viên góp vốn vào công ty thì tài sản là vốn góp đó thuộc sở hữu của công ty nhưng đổi lại người góp vốn trở thành người có quyền đối với phần vốn góp liên quan Chữ “phần” trong thuật ngữ “phần vốn góp” nói tới sự tham dự của người góp vốn vào vốn điều lệ của công ty và hình thành nên vị trí của người đó trong công

Tuy nhiên xét về phương diện pháp lý, thi góp vốn vào công ty tức là đôi tài sản lấy quyền trong công ty Quyền đó trong công ty TNHH bao gồm:

(1) quyén được tham dự vao quan tri va van hành công ty;

17

Trang 23

(2) quyền được đòi hỏi chia lợi nhuận của công ty;

(3) quyền được phân chia tai sản còn lại của công ty khi công ty bi giải thể hay phá sản.

Nếu là công ty đối vốn thì vốn góp càng nhiều thì ty lệ quyền càng lớn.

Phần vốn góp, nếu xét từ khía cạnh pháp lý, là một loại quyền tài sản Loại tài sản nay có bản chất là trái quyền Vi vậy phần vốn góp có thé được chuyền

nhượng từ người này sang người khác.

Phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn và cô phần trong công ty cô phần là hai khái niệm liên quan đến hình thức góp vốn vào công ty, nhưng có

một sô diém khác nhau chủ yêu như sau:

- Thứ nhất, công ty trách nhiệm hữu hạn là một hình thức tô chức kinh doanh linh hoạt, với số lượng thành viên giới han, trong khi công ty cô phan là một hình thức tổ chức kinh doanh có thé có nhiều cổ đông va phần vốn

được chia thành các cô phân.

- Thứ hai, trong công ty trách nhiệm hữu hạn, các thành viên chi chịu

trách nhiệm với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã đóng góp vào công ty Trong khi đó, cô đông trong công ty cô phần chịu trách

nhiệm với các khoản nợ của công ty theo sô lượng cô phân mà họ năm giIữ.

- Thứ ba, trong công ty trách nhiệm hữu han, thành viên có thể góp vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, tài sản, quyền sử dụng đất, lao động, và có thể không nhất thiết phải đóng góp bằng tiền mặt Còn trong công ty cô phần, cổ đông đóng góp vốn bằng cách mua cô phần của công ty là chủ

- Thứ tư, trong công ty trách nhiệm hữu hạn, phan vốn góp của thành viên xác định quyền lợi của thành viên trong công ty Nhưng trong công ty cô

18

Trang 24

phân, thì cô đông có quyên biêu quyết và quyên được chia cô tức dựa trên sô

lượng cô phân mà họ năm git.

- Thứ năm, trong công ty trách nhiệm hữu han, lợi nhuận được phân chia

cho các thành viên dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng thành lập công ty Còn trong công ty cô phan, thì lợi nhuận được chia dưới dạng cô tức theo tỷ lệ sở hữu cô phần.

Tóm lại, phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần trong công ty cô phần đều liên quan đến góp vốn, nhưng có sự khác nhau chủ yếu về cách thức tô chức, trách nhiệm, quyền lợi, cũng như cách chia lợi nhuận và phân chia tài sản còn lại giữa các thành viên/cổ đông sau khi công ty bị giải thé hoặc phá sản.

Thừa kế phần vốn góp trong công ty TNHH trước hết, nói chung cần chú ý tới hợp đồng thành lập công ty hoặc điều lệ của công ty NHững văn bản này thường chứa đựng các quy định liên quan đến việc thừa kế phần vốn góp, bao

gồm quyền và trách nhiệm của các bên giao kết (các thành viên của công ty) khi có sự thay đổi trong phan vốn góp Các văn bản đó có thé xác định rõ quy tac và thủ tục cụ thé dé thừa kế phan vốn góp Điều này bao gồm việc thông báo cho công ty, các thành viên và các đối tác khác về việc thừa kế, các yêu cầu về tài liệu, và thời hạn cần tuân thủ Nhiều nước coi công ty TNHH là một công ty đối nhân, nên thường thì thừa kế phần vốn góp của công ty TNHH cần sự đồng ý của các thành viên khác trong công ty Điều này có thé được quy định trong hợp đồng thành lập, điều lệ của công ty hoặc các quy tắc nội bộ khác của công ty Việc thừa kế phần vốn góp cần tuân theo các quy định pháp luật của quốc gia hoặc khu vực mà công ty có trụ sở chính hoặc đang hoạt động Tai đó có thé đòi hỏi việc đăng ký thay đổi phần vốn góp với cơ quan có thâm quyền và nộp các tài liệu cần thiết Trong một số trường hợp, việc thừa kế phần vốn góp của công ty TNHH nói riêng và các loại hình công

19

Trang 25

ty khác nói chung có thé cần sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với những công ty có quy chế đặc biệt hoặc khi có sự thay đôi lớn trong cơ cấu sở hữu hoặc khi các quy định pháp luật vì lý do khác yêu cầu điều này Người thừa kế phải tuân thủ các quy định về quyền và trách nhiệm

của người thừa kế phần vốn góp trong công ty TNHH.

Điều đáng lưu ý là phần vốn góp là một loại quyền tài sản BLDS 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.” (Điều 115) Quy định này khác với quy định sau của Điều 181, BLDS 2005: “Quyền tài sản là quyền trị giá được băng tiền và có thé chuyên giao trong giao dịch dân sự, kề cả quyền sở hữu trí tuệ.” Vậy phan vốn góp có các đặc điểm sau đề có thê đi đến kết luận nó là một quyền tải sản:

(1) No được trị gia bang tién;

(2) Nó có thể được chuyên giao cho người khác qua các giao dich dân sự, tức là chuyền giao trong giao dịch dân sự;

(3) No được trị gia thông qua giao dich dân sự, tức là người ta có thể mặc

cả, thương lượng và trả giá.

Là một quyền tài sản tức là tài sản vô hình, do đó cần được nhận biết và cần phân biệt với các dang tài sản khác như vật quyền và quyền sở hữu trí tuệ Vi vậy việc nhận biết tài sản vô hình cần tới các chứng cứ vật chất, ví dụ để xác định chính xác một người có quyền sử dụng một thửa đất thì cần phải có giấy

chứng nhận quyên sử dụng đất; như vậy dé biết rõ một người có phần vốn góp cần phải có giấy chứng nhận về phần vốn góp hoặc sự xác nhận của số đăng ký thành viên công ty TNHH hoặc điều lệ công ty TNHH mà ai đó cho rằng người để lại di sản thừa kế có phần vốn góp trong đó.

20

Trang 26

Người có quyên tài sản có nghĩa là người đó có quyền định đoạt quyên tài sản đó Khác với định đoạt về số phận thực tế của tài sản (định đoạt băng những hành vi vật chất như vứt bỏ, hủy bỏ ), định đoạt số phận pháp lý của tài sản là việc chuyền giao sở hữu đối với tài sản Phương thức định đoạt chủ yếu là theo ý chí của chủ sở hữu tài sản như hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương, phan nhiều là di chúc.

Định đoạt tai sản có một vài điều kiện nhất định do luật định:

+ Đối với chủ thé định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự

phù hợp với giao dịch đó theo quy định của pháp luật.

+ Về hình thức, trình tự, thủ tục trong việc định đoạt tài sản, chủ thé định đoạt

tài sản phải tiến hành phù hợp với các quy định pháp luật liên quan, chăng han tài sản Vậy nếu pháp luật Việt Nam có quy định về hình thức, trình tự, thủ tục chuyền dịch phần vốn góp thì các đương sự buộc phải tuân theo.

Thừa kế có hai dạng như đã nói: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật Không ké tới trình tự, thủ tục chuyển dịch phần vốn góp của công ty TNHH sau khi người dé lại di sản đã chết, thì việc tạo lập di chúc phải tuân thủ các quy định về hình thức di chúc.

1.3 Pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế phần vốn góp trong công ty

trách nhiệm hữu hạn

Theo quy định Khoản 2, Điều 76 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân "quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đôi, bổ sung Điều lệ công ty".

Về việc thay đôi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân, Khoản 5, Điều 77 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định:

"5, Chủ sở hữu công ty chỉ được quyên rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phân hoặc toàn bộ vốn điêu lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phan hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức

21

Trang 27

khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên doi chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty".

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do tặng cho toàn bộ phần vốn góp, thì người được tặng cho nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty, trong đó bao gồm hợp đồng tặng cho phần vốn góp.

Căn cứ các quy định nêu trên về công ty TNHH một thành viên là cá nhân, việc chủ sở hữu tặng cho toàn bộ vốn góp sẽ dẫn tới thay đổi chủ sở hữu công ty và thay đổi người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp điều lệ quy định cá nhân chủ sở hữu là chủ tịch công ty đồng thời là người đại diện theo

pháp luật).

Tuy vậy, việc thay đổi chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật không làm thay đôi các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân công ty, trong đó có các quyền

và nghĩa vụ đối với các hợp đồng thi công trình xây dựng mà pháp nhân công ty đã ký với các đối tác, khách hàng trước khi thay đổi chủ sở hữu.

Thông thường thừa kế được xem là một chế định của luật dân sự Tuy nhiên tùy theo đi sản dé lại thuộc loại tài sản gì thì có thé pháp luật lại có những quy định nằm ở nơi khác dé b6 sung Như vậy các quy định về thừa kế nằm trong BLDS là những quy định chung về thừa kế Tùy từng loại tài sản là di sản thừa kế, pháp luật có thê thiết kế những quy định riêng ở những đạo luật khác Do tính chất đặc biệt về quyền sử dụng đất, Luật đất đai cũng có thể có một vài quy định riêng về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc do tính chất khác biệt của quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ có thé có những quy định đặc biệt bé sung Cũng như vậy, phan vốn góp là một loại trái quyền khá nhiều điểm đặc biệt liên quan tới nhiều người khác mà khó có thé tách biệt như liên quan tới các thành viên khác của công ty, đến công ty, ngay cả đến người thứ

22

Trang 28

ba ngay tình Do đó thừa kế phần vốn góp phải được Luật về công ty quy định Tuy nhiên nền tảng chung là chế định thừa kế trong BLDS phải được tôn trọng, chăng hạn không thé từ bỏ thừa kế theo di chúc dé chi chấp nhận thừa kế theo pháp luật đối với phần vốn góp.

Thừa kế là một chế định của luật dân sự nên cũng phải chịu sự tác động của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, đó là phương pháp thỏa thuận, tự định đoạt của đương sự, tức là đương sự có quyền tiễn hành các hành vi băng ý chí của họ Vì vậy trong thừa kế phần vốn góp, hợp đồng thành lập công ty, điều lệ công ty hay các loại văn bản khác về nội bộ công ty có thé quy định về trường hợp thừa kế phần vốn góp của công ty đó Vì vậy phải xem tới thừa kế phần vốn góp trong một công ty TNHH thường phải tuân theo các quy định của pháp luật và điều khoản mà công ty đã thiết lập trong hợp đồng thành lập, điều lệ công ty và các văn bản nội bộ liên quan khác.

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy [15]: pháp luật quy định việc thừa kế phần vốn góp trong một công ty trách nhiệm hữu han (Limited Liability Company -LLC) dựa trên thực tiễn kinh doanh và hợp đồng thành lập của công ty Hầu hết các LLC đều có một tài liệu gọi là “Operating Agreement” (có thê gọi là

“thỏa thuận vận hành”) Nó là một loại văn bản thỏa hiệp nội bộ của công ty

được các thành viên của công ty thiết lập nên [16] Thỏa thuận vận hành có thể có các quy định liên quan đến việc thừa kế phần vốn góp, quyền và trách nhiệm của các thành viên, và các quy tắc thực hiện sự thay đổi trong phần vốn góp của công ty Thông thường Thỏa thuận vận hành đòi hỏi sự chấp thuận của các thành viên trong công ty trước khi một người có thé thừa kế phần vốn góp của thành viên đã chết của công ty Sự chấp thuận này có thể được quy định cụ thé trong Thỏa thuận vận hành Như vậy là người được hưởng thừa kế phần vốn góp không đương nhiên trở thành thành viên của công ty.

23

Trang 29

Thừa kế phần vốn góp của LLC phải tuân thủ luật pháp của cả liên bang và của cả tiểu bang nơi công ty được đăng ký thành lập Pháp luật của mỗi tiêu bang có thé có các quy định cụ thé khác biệt về thừa kế phần vốn góp của LLC va đòi hỏi sự tuân theo các quy định này khi tiến hành thừa kế Tùy thuộc vào pháp luật của từng tiêu bang, thừa kế phan vốn góp có thé bị đòi hỏi phải đăng ký với nhà chức trách có tham quyên tại tiểu bang đó Các đòi hỏi này có thé khác nhau ở từng tiêu bang Nếu công ty đã được chuyên đổi thành một công ty trách nhiệm hữu hạn có cô phần (LLC with shareholders), thì thừa kế phần vốn góp có thé bị đòi hỏi phải sự chấp thuận của các cổ đông và tuân thủ các quy định của Securities and Exchange Commission (SEC- Ủy ban chứng khoán) nếu công ty có ý định đưa cô phiếu ra thị trường công khai.

Thừa kế phần vốn góp có thê khiến cả công ty và cá nhân người thừa thừa kế phải chịu thuế.

Nếu các thành viên trong LLC) không chấp thuận cho một người thừa kế phần vốn góp nào đó trở thành thành viên của công ty, thì quá trình xử lý rắc rối này phải tuân thủ các quy định pháp luật về LLC của tiểu bang nơi công ty

đăng ký thành lập Thông thường Thỏa thuận vận hành của công ty có các quy

định về thừa kế phần vốn góp và quyền của các thành viên trong việc xem xét và quyết định chấp thuận sự kiện này Nếu không, các thành viên công ty có thé trao đổi dé tiễn tới một thỏa thuận nội bộ về tình huống này, mà có thé bao gồm dé nghị giải quyết xung đột thông qua các cuộc dam phán hoặc giải quyết tình huống thông qua các quyết định đồng thuận Nếu Thỏa thuận vận hành không có quy định cụ thể hoặc nếu các thành viên không đạt được thỏa thuận như trên, thì pháp luật của tiêu bang và pháp luật liên bang có thé được

áp dụng.

24

Trang 30

Kết luận Chương 1

Thừa kế phát sinh trong mọi xã hội, mọi giai đoạn lịch sử Thừa kế xét dưới giác độ pháp lý là một sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang cho người còn sống và thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự Tuy nhiên do tài sản thừa kế rất phong phú và có những dạng khác nhau, BLDS không thê quy định đầy đủ và chỉ tiết Những đạo luật chuyên biệt có thể quy định những đặc điểm riêng của thừa kế từng loại tài sản.

Phần vốn góp trong công ty TNHH là một loại trái quyền đặc biệt Vì vậy không những đạo luật về công ty cũng có quy định mà hợp đồng thành lập công ty, điều lệ công ty và các văn bản nội bộ khác của công ty cũng có thé

quy định những nét đặc biệt này.

Việc thừa kế phải tiến hành phù hợp với các quy định trong các đạo luật và

văn bản nói trên.

25

Trang 31

Chương 2 THUC TRẠNG PHAP LUAT VIỆT NAM VE THỪA KE PHAN VON GÓP TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HAN

2.1 Khái quát pháp luật Việt Nam hiện hành về thừa kế phần vốn góp

trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Quyền thừa kế liên quan đến quyền sở hữu doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong mô hình công ty gia đình để đảm bảo việc vận hành công ty trong phạm vi gia đình qua nhiều thế hệ.

Theo Luật doanh nghiệp 2020 (“LDN 2020”), có 5 hình thức doanh nghiệp

gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cô phan, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân Luật này cũng có những quy định riêng biệt đến quyền thừa kế liên quan đến quyền sở hữu doanh nghiệp đối với từng hình thức doanh nghiệp

nêu trên.

Quyên thừa kế là một chế định trong hệ thống pháp luật dân sự của nước ta, là tong hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định,

đồng thời quy định phạm vi, quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyên, nghĩa vụ của người thừa kế.

Nghiên cứu về thừa kế, Ph Ăngghen viết: “Theo chế độ mẫu quyển, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên người me và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết.

Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn nên loại nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân

thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người me” .”*

* Ph Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961, tr.

26

Trang 32

Trên thực tế đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quyên thừa kế: Theo quan điểm của TS Phạm Văn Tuyết và TS.LS Lê Kim Giang trong cuốn [11] “Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp” thì: “Cd nhân có quyền lập đi chúc đề định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo

Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp [13] : “Quyên thừa kế là quyên dé lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật ”.

Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyên tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền của người thừa kế Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng Tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 609 của Bộ luật đã đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyên lập di chúc dé định đoạt tài sản của minh; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyên hưởng di sản theo di chúc ”.

Những tập tục hay các quy tắc tập quán cũng đã ảnh hưởng lớn tới pháp luật

hiện nay Cho nên BLDS 2015 có quy định như sau:

27

Trang 33

Moi cá nhân đều bình dang về quyền dé lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp

luật.” (Điều 610)

Quyền dé lại thừa kế là quyền quan trọng của mỗi cá nhân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó Tuy nhiên BLDS thiết kế hai chế độ thừa kế khác nhau, đó là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Việc thừa kế theo di chúc tôn trọng tối đa ý nguyện của người chết Nhưng thừa kế theo pháp luật có lẽ vẫn thiết kế theo ý niệm từ xa xưa như trên đã dẫn.

Nói về sự khác biệt về thừa kế so với xa xưa và những gì còn giữ lại như một truyền thống chung, Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập I giải thích:

“Khi chưa xuất hiện Nhà nước, quá trình dịch chuyền di sản từ người chết sang cho những người thừa kế được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do phong tục, tập quán riêng của

từng bộ lạc, thị tộc quyết định Khi Nhà nước xuất hiện, quá trình

dịch chuyển di sản từ người chết sang cho những người còn sống đã có sự tác động ý chí của Nhà nước băng pháp luật Thông qua pháp luật, Nhà nước quy định việc để lại di sản cũng như quyền hưởng di sản, quy định trình tự, các điều kiện dịch chuyển và cách dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người được hưởng thừa kế Tuy nhiên, mỗi chế độ xã hội khác nhau thì có sự khác nhau trong quy định của pháp luật về thừa kế Thậm chí ngay trong cùng một chế độ xã hội nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau thì quy định của pháp luật về thừa kế cũng có thể khác nhau.”

° Trường Dai học Luật Ha Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam Tap I, Nxb Tu pháp, Ha Nội, 2022, tr

28

Trang 34

Vì vậy trong bat kỳ chế độ thừa kế nao thì cũng có ngoài quy tắc của pháp luật, còn có các quy tắc của truyền thống, phong tục, tập quán để lại ít nhất là quan niệm và hướng điều chỉnh của pháp luật Ví dụ như ở Việt Nam với sự tập trung vào nam trưởng và tài sản thừa kế gắn với thờ cúng người đã khuất,

vai trò của di chúc ít được coi trọng hơn Do đó ngay trong BLDS 2015, có

nhiều quy định cho thấy di chúc bị nhiều rào cản băng các quy định phức tạp khác nhau về hình thức

Tuy nhiên pháp luật vẫn luôn luôn là những bộ phận quan trọng nhất điều chỉnh thừa kế.

Như trên đã phân tích, thừa kế là một van dé của luật dân sự vì nó thé hiện mỗi quan hệ giữa các cá nhân với nhau liên quan tới chuyển dịch quyền sở hữu tai sản cá nhân Do đó đó nguồn chủ yếu của thừa kế là BLDS nói chung

ở nước ta từ khi pháp luật thực dân Pháp áp dụng và đưa vào Việt Nam, mặc

dù trước đó cũng có những quy tắc về thừa kế trong những Bộ luật cổ như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long nhưng lại không được xếp vào luật dân sự.

Hiện BLDS 2015 quy định trực tiếp về thừa kế từ Điều 609 đến Điều 662 BLDS 1995 được ra đời khi nước ta đang xây dựng nén kinh tế thị trường và thay đổi khá nhiều quan điểm về pháp luật mà trong đó có thừa kế Ngay từ khi đó BLDS 1995 đã xây dựng một chế độ thừa kế, Nguyễn Ngọc Điện nhận

“Luật Việt Nam tôn trọng quyền của người có di sản chỉ định người thừa kế của mình Trong trường hợp người có di sản không sử dụng quyền này hoặc sử dụng, như chứng thư được lập

không hợp pháp hoặc không có hiệu lực, thì pháp luật dựa vào

mối quan hệ huyết thống và những ràng buộc đạo đức giữa người chết và những người còn sống để gọi người thừa kế theo thứ tự ưu tiên cũng như xác định quyền lợi của họ về số lượng Pháp

29

Trang 35

luật cũng chủ động can thiệp khi người có di sản lạm dụng quyền tự do chuyên giao di sản theo ý chí, gây phương hại đến quyền

lợi của những người có quan hệ gần gũi mà đối với những đó,

người có di sản có nghĩa vụ nuôi đưỡng.”"9

Đây có lẽ là quan điểm lớn xuyên suốt các BLDS từ 1995, 2005 cho tới 2015 Ngay nguyên tắc đầu tiên về thừa kế, BLDS 1995 khang định: “Cá nhân có quyên lập di chúc dé định đoạt tài sản của mình; dé lại tài sản của minh cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.” (Điều 634) Điều luật này khang định một nguyên tắc có hai quyền của mỗi cá

nhân là:

(1) quyền để lại di sản thừa kế theo di chúc;

(2) quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo

pháp luật.

Các BLDS 2005 và BLDS 2015 đều ghi nhận lại nguyên tắc này Đây là vấn dé mau chốt dé khang định bat kỳ tài sản cũng có thé dé lại cho người thừa kế và bat kỳ ai cũng có quyền nhận tài sản đó nếu được di chúc hay pháp luật chỉ định tới Nguyên tắc này có những hạn chế nhất định:

- Thứ nhất, hạn chế về loại tài sản cho thấy có những loại tài sản không thé chuyên dịch cho người được hưởng thừa kế

- Thứ hai, hạn chế về người được thừa kế cho thấy có những người không thê được hưởng thừa kế.

Cái hạn chế trong BLDS 1995, BLDS 2005 và BLDS 2015 kế tiếp nhau là một xu hướng chung của thế giới Nguyễn Ngọc Điện nói về xu hướng đó như

10 Nguyén Ngọc Điện, Một SỐ suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh,

1999, tr 31.

30

Trang 36

“Pha trộn các quan niệm kinh tế và đạo đức về quyền thừa kế, hầu hết các nền pháp luật hiện đại chủ trương sự dung hòa giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Nguyên tắc cơ bản là: người có đi sản có quyền chỉ định người thừa kế của mình, nhưng quyên đó được giới hạn trong phạm vi phần di sản tự do định doaat Hiệu số giữa di sản và phần đi sản tự do định đoạt, gọi là phần di sản dành riêng, được chuyển cho những người thừa kế do pháp luật chỉ định.”!"

Xét từ quan điểm này, có thé thấy khi người đã chết dé lại di sản là phần vốn góp trong công ty TNHH nhưng có một người thừa kế duy nhất mất năng lực hành vi dân sự Vậy là theo đó việc thừa kế phần vốn góp này hoàn toàn lệ

thuộc vao người giám hộ.

Thừa kế phần vốn góp trong công ty TNHH là một vấn đề phụ thuộc cả luật dân sự và cả luật thương mại Việc phụ thuộc này như vậy bởi vì thừa kế là chế định của luật dân sự, nơi đây chứa đựng các nguyên tắc của luật về thừa kế và các quy định cơ bản nhất của chế độ thừa kế tài sản nói chung Nhưng nếu đi sản là những loại tài sản đặc biệt như phần vốn góp thì đặc thù của tài sản là phần vốn góp cần được làm rõ trong luật doanh nghiệp vid nó gắn liền

với các quy định khác của luật doanh nghiệp như quản trị và vận hành công

Luật thừa kế của Việt Nam xây dựng trên chế độ thừa kế cá nhân, do đó có các nguyên tac liên quan chủ yếu mang tinh cá nhân Xuất phát từ nền tảng này, Hiến pháp 2013 nói “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.” Quyền thừa kế ở đây phải hiểu là công dân được hưởng di sản thừa kế được chỉ định trong di chúc hoặc bởi pháp luật, và pháp luật phải bảo

" Nguyễn Ngọc Điện, Một SỐ suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh,

1999, tr 18.

31

Trang 37

đảm quyên này của cá nhân trên căn bản những nguyên tắc dựa trên nền tảng

+ Nguyên tắc trước hết, bình đăng Pháp luật nói chung và luật dân sự nói

riêng đều coi mọi công dân đều bình đăng trước pháp luật Do đó họ phải có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận tới thừa kế dù là dé lại di sản thừa kế hay hưởng di sản thừa kế Có quan điểm giải thích một phần nội dung nguyên tắc bình đăng này như sau:

“Với phương diện bình đẳng về quyền được hưởng di sản thừa kế thì mọi cá nhân đều bình đăng về quyền hưởng di sản theo

pháp luật Những người trong cùng một hàng được hưởng kỉ

phần như nhau mà không có sự phân biệt Bình đăng về quyền nhận di sản được thể hiện thông qua các nội dung: 1) vợ, chồng đều có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của con dé lại;

ii) cha me có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của con dé lại, iii) các con đều có quy én ngang nhau trong việc hưởng di

sản của bố mẹ để lại, không phân biệt con trai hay con gái, con

nuôi hay con đẻ, con trong giá thú hay con ngoài giá thú; 1v)

những người thân thích khác của người để lại di sản đều có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản thừa kế mà không

phân biệt ông bà nội, ông bà ngoại; cụ nội, cụ ngoại; cháu trai

hay cháu gái, cháu nội hay cháu ngoại, chat nội hay chat ngoại, người thân thích bên nội hay bên ngoại ” '”

+ Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc tôn trọng ý chí của người chết và các

đương sự Thừa kế theo di chúc được bảo đảm nhưng pháp luật cũng có quy

!* Đặng Thu Hà, Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam

2015, Luận án tiên sỹ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội 2019, tr 68.

32

Trang 38

định không ràng buộc những người thừa kế vào di sản thừa kế Họ có quyền nên họ có thê thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình.

+ Nguyên tắc thứ ba là hạn chế bớt ý nguyện của người dé lại di chúc dé bảo

đảm tốt quan hệ gia đình trong trường hợp có người nhẽ ra được hưởng di sản nhưng di chúc không chỉ định tới Nguyên tắc này cũng được giải thích như

“Vì vậy trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật có những quy định hạn chế quyền của người để lại di sản khiến cho quyền của họ không phải là quyền tuyệt đối Có nghĩa là pháp luật có những quy định đảm bảo quyền hưởng di sản của một số người thừa kế theo pháp luật Nếu tại thời điểm mở thừa kế, người dé

lại di sản còn có những người thân thiết như cha, mẹ, vợ, chồng,

con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả

năng lao động nhưng người để lại di sản lại không cho hoặc cho họ hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất thừa kế theo luật thì pháp luật có quy định bắt buộc người để lại di sản phải dé lại cho những người trên ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật Quyền của người để lại đi sản chỉ không bị hạn chế khi họ không có những người thân thiết rơi vào các trường hợp trên.”'”

Riêng đối với thừa kế phần vốn góp trong công ty TNHH, Luật Doanh nghiệp

2020 cũng có sự chú ý thích đáng.

2.2 Phân tích và áp dụng các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về thừa kế phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rất thuận tiện như sau:

1B Dang Thu Hà, Thừa ké theo pháp luật theo Bộ luật Dân su nước Cộng hoa Xã hội chủ nghĩa Việt nam2015, Luận án tiễn sỹ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội 2019, tr 71 — 72.

33

Trang 39

“Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.” (Điều 53,

Khoản này được hiểu đơn thuần là bất kể trường hợp nào người thừa kế phần vốn góp đều trở thành thành viên công ty một cách vô điều kiện Vậy là định đoạt phần vốn góp do đề lại di sản thừa kế thuận tiện hơn rất nhiều so với

chuyền nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện chuyên nhượng phan vốn

góp như sau:

“1 Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyên nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau

a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

b) Chuyên nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày

chào bán.

2 Thành viên chuyên nhượng vẫn có các quyền và

nghĩa vụ đôi với công ty tương ứng với phân vôn góp có liên quan

cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ

34

Trang 40

khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào số đăng ký thành

3 Trường hợp chuyền nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đôi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyền nhượng.” (Điều 52)

Các quy định này cho thấy rõ tính đối nhân của công ty TNHH Như đã nói ở trên, công ty TNHH là một loại hình công ty pha trộn giữa đối nhân và đối vốn Các quy định trên đòi hỏi gây khó khăn hơn cho việc chuyên nhượng phần vốn góp của công ty TNHH vì tính chất đối nhân, tức là tính quan hệ gần gũi giữa các thành viên của công ty với nhau, tin cậy lẫn nhau chứ không chỉ quan tâm tới vốn đơn thuần như công ty cô phan Vì vậy khi chuyên nhượng vốn tức là có thành viên mới nhập vào công ty- đây là một sự kiện gây xáo trộn trong mối quan hệ công ty Do đó điều kiện hạn chế bán phần vốn góp ra bên ngoài có ý nghĩa quan trọng bảo vệ tính đối nhân của công ty TNHH.

Thế nhưng dường như để tránh phức tạp, Luật Doanh nghiệp 2020 lại quy định rat dé dai đối với việc thừa kế phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH đã giải thể Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như trên đã dẫn.

Tuy nhiên nếu người thừa kế không nhận di sản thừa kế hay không chấp

nhận trở thành thành viên của công ty, thì Luật Doanh nghiệp 2020 quy địnhnhư sau:

“Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyên nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này

trong các trường hợp sau đây:

35

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w