HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành tài chính với đềtài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tronghoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền nông thôn ViệtNam - Chi nhánh thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứukhoa học của cá nhân em Tất cả các nội dung của khóa luận trình bày dựatrên quan điểm cá nhân, cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực tiễn với sựhướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Đào
Các số liệu, kết quả trong khóa luận hoàn toàn trung thực, xuất phát từthực tiễn chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trìnhbảo vệ và công nhận bởi Hội đồng đánh giá Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tàichính
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2024
Tác giả khóa luận
Đỗ Phương Thảo
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quantâm giúp đỡ và động viên từ Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy Khoa Tài chính,Lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chinhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, các bạn học viên, gia đình và đồngnghiệp
Em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Đào,người hướng dẫn khoa học tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chi tiết để em hoànthành Khóa luận tốt nghiệp của mình
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Agribank – Chi nhánh Thành phốVĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện về thời gian và dữ liệu để em hoànthành khóa luận này
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy, các thầy cô khoa Tài chính củaHọc viện Ngân hàng đã chỉ bảo, truyền đạt, trang bị kiến thức cho em trongquá trình tham gia học tập, quan tâm động viên, tận tình hướng dẫn và hỗ trợ,tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này Với vốn kiếnthức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trìnhhoàn thành kỳ thực tập mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời mộtcách vững chắc và tự tin
Em xin kính chúc quý Thầy, Cô giáo, quý anh chị thật nhiều sức khỏe
và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2024
Tác giả khóa luận
Trang 4Đỗ Phương ThảoMỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.1.2 Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.1.4 Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.2 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
1.2.2 Mục đích của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
1.2.3 Vai trò của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạtđộng cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.4 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạtđộng cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.5 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Trang 51.2.6 Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngânhàng thương mại
1.2.7 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.8 Mối liên hệ giữa kết quả phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp với quyết định cho vay của ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên
2.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) -Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
2.2.2 Tài liệu sử dụng phân tích
2.2.3 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạtđộng cho vay
2.2.4 Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tronghoạt động cho vay
2.2.5 Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạtđộng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam (Agribank) - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Trang 62.2.6 Nghiên cứu tình huống phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, VĩnhPhúc
2.3 Đánh giá chung về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng tại Agribank Vĩnh Yên
3.2 Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Agribank Vĩnh Yên
3.2.1 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tài chính kháchhàng doanh nghiệp của Agribank Vĩnh Yên
3.2.2 Giải pháp hoàn thiên phương pháp phân tích
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình, quy định
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích
Trang 7BCTC Báo cáo tài chính
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thành phố Vĩnh Yên,Vĩnh Phúc (2021 – 2023)
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động ngân hàng Agribank chi nhánh Thành phốVĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Biểu đồ 2.1 Huy động tiền gửi Agribank Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúctheo đối tượng khách hàng (2021-2023)
Biểu đồ 2.2 Dư nợ tín dụng phân theo thời gian tại Agribank Thành phố VĩnhYên, Vĩnh Phúc (2021 – 2023)
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trong nướcgặp phải không ít khó khăn thử thách, đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2021 -đầu năm 2023 Đây là giai đoạn phục hồi lại sản xuất, kinh doanh sau đạidịch Covid 19, là giai đoạn các doanh nghiệp cần nhiều vốn đề đầu tư, sảnxuất, vây nên vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế của các Ngân hàng thươngmại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Để giúp các doanh nghiệp trong nướctiếp cận vốn dễ dàng hơn, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần hạ lãi suất chovay, tăng thời hạn khoản vay, nhất là đối với các doanh nghiệp Việc đẩymạnh, phát triển doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển cho nền kinh tế, gópphần quan trọng vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều sản phẩm,hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế Thêm vào đó, sự gắn bó khăng khít giữadoanh nghiệp và ngân hàng là điều tất yếu, doanh nghiệp vay vốn của ngânhàng, ngân hàng đầu tư vào những doanh nghiệp đó để thu lại lợi nhuận Từ
đó cho thấy việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp là cơ hội với cácNgân hàng thương mại, song nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng
Do ảnh hưởng của đại dịch, rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnhkhó khăn, doanh thu thấp, không có tiền trả nợ dẫn đến ngân hàng phải đối mặtvới tình trạng nợ khó thu hồi, nợ xấu tăng cao Doanh thu từ hoạt động tíndụng chiếm phần lớn tổng doanh thu của Ngân hàng thương mại, việc nâng cao
tỷ lệ nợ không thu hồi được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinhdoanh của ngân hàng
Vì vậy, các ngân hàng khi đầu tư vào doanh nghiệp nào đó đều rất quantâm đến khả năng trả vốn và lãi vay của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấuvốn, khả năng thanh toán ra sao Bởi thế, hoạt động thẩm định tín dụng doanh
Trang 10nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quyết định tài trợ cho khách hàngdoanh nghiệp Qua hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp,ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp có tìnhhình tài chính phù hợp, có khả năng thanh toán tốt, lịch sử tín dụng an toàn đểgiảm thiểu rủi ro về nợ khó thu hồi và nâng cao chất lượng tín dụng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánhThành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc là một trong những Ngân hàng thương mạilớn của Việt Nam, không ngừng phát triển, mở rộng và ngày càng có vị thếtrên thị trường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Với mục tiêu hàng đầu làchất lượng và thương hiệu, Agribank Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, VĩnhPhúc đã không ngừng nỗ lực trong thời gian qua, đặc biệt là những thay đổilớn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập Hoạt động tín dụng của Agribank Chinhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã và đang góp phần lớn vào hiệu quảhoạt động của Agribank nói riêng và góp phần tích cực cho nền kinh tế nóichung Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chinhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, nơi em thực tập, quy trình tín dụng,đặc biệt là công tác phân tích tài chính KHDN luôn được ưu tiên và khôngngừng được hoàn thiện
Hoạt động phân tích tài chính sau này đã phát triển mạnh mẽ, được cácNHTM chú trọng bởi nó góp phần giúp các NHTM ngày càng hoàn đượcthiện hơn và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh
tế Tuy nhiên, ở những giai đoạn trước, hoạt động của Agribank Vĩnh Yên còn
mờ nhạt, công tác phân tích tài chính chưa thật sự được chú trọng
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tàichính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên,Vĩnh Phúc” được em lựa chọn nhằm hướng đến mục tiêu thiết thực là nâng
Trang 11cao chất lượng tín dụng của ngân hàng nói riêng, góp phần tích cực vào nềnkinh tế đất nước nói chung.
2 Tổng quan nghiên cứu
Với đề tài này, hiện tại mới chỉ thấy các nghiên cứu được thực hiệntrong nước
Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Thúy (2015) đưa ra giải phápnâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vaykhách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánhĐống Đa Bài viết cũng đã hệ thống hóa được những lý thuyết cần thiết và nêuđược điểm mạnh và những thiếu sót trong công tác phân tích tài chính nhưngchưa chỉ rõ được sự khác biệt của chi nhánh với các chi nhánh khác hoặc vớiquy định chung của ngân hàng Như vậy chưa thể làm rõ điểm mạnh, điểm yếutrong công tác phân tích tài chính tại ngân hàng Từ đó khiến các giải pháp vàkiến nghị chưa thực sự cụ thể, làm cho đề tài chưa được sáng tỏ
Luận văn của Nguyễn Khánh Phương (2019) với đề tài “Hoàn thiệnphân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định tíndụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh HoànKiếm” đã chỉ ra rất chi tiết những vấn đề ở phần cơ sở lý luận Ở phần thựctrạng, tác giả đã nghiên cứu và phân tích kỹ các phần phương pháp, quy trình,nội dung được sử dụng trong phân tích qua từng năm trong giai đoạn 2015 -
2018 Tuy nhiên phần đánh giá thực trạng thì bài viết lại chưa chỉ ra cụ thể sựkhác biệt tạo nên điểm mạnh hay điểm yếu của công tác
Nghiên cứu của Hồ Văn Viên (2022) phân tích thực trạng và tìm ra giảipháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tronghoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh
Đà Nẵng Đề tài đã trình bày những lý luận cơ bản về hoạt động này, tuy nhiênkhi trình bày thực trạng tại chi nhánh còn tương đối thiếu những dẫn chứng
Trang 12cho điểm mạnh và điểm còn tồn tại Điều đó dẫn đến sự thiếu độ tin cậy trongbài nghiên cứu của tác giả.
Khoảng trống nghiên cứu ở nhóm những nghiên cứu trên: Các nghiêncứu mới đưa ra đầy đủ về mặt lý luận và thực trạng tại chính chi nhánh hayphòng giao dịch đó, tuy nhiên phần đánh giá thực trạng và tìm ra giải phápchưa thực sự được thuyết phục do các tác giả chưa làm rõ được những điểmmạnh, điểm yếu còn tồn tại tại chi nhánh của mình và nguyên nhân dẫn đếnnhững tồn đọng đó
Đề tài khóa luận của Đỗ Thị Hoa (2020) đã nêu bật được trường hợp
hồ sơ của một doanh nghiệp trong công tác phân tích tài chính KHDN tronghoạt động tín dụng tại NHTMCP Hàng Hải – Chi nhánh Sở giao dịch Tuynhiên, bài nghiên cứu chưa có sự đánh giá, so sánh công tác phân tích tàichính đối với các doanh nghiệp khác nhau, khiến cho việc đánh giá thực trạngcông tác tại ngân hàng chưa được khách quan
Khóa luận của Phạm Thị Khánh Linh (2021) với đề tài “Phân tích báocáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàngThương mại cổ phần Phương Đông – Phòng giao dịch Tràng An” đã chỉ rađược những lý thuyết cơ bản, tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ được về quytrình và phương pháp được sử dụng trong hoạt động trên Về phần thực trạng,tác giả có nêu về quy định phân tích tại chi nhánh, tuy nhiên mới chỉ phân tíchmột trường hợp cụ thể Vì vậy không thể hiện được tổng quan công tác khithực hiện cho nhiều doanh nghiệp khác nhau
Khoảng trống nghiên cứu ở nhóm nghiên cứu tiếp theo: Các nghiên cứutập trung phân tích một hồ sơ doanh nghiệp cụ thể Điều này khiến cho việcđánh giá công tác phân tích tình hình tài chính đối với các doanh nghiệp thuộccác ngành nghề khác nhau tại cùng một ngân hàng chưa có sự so sánh chi tiết
Trang 13Để thực trạng được chi tiết thì cần làm rõ hồ sơ của ít nhất ba doanh nghiệpthuộc những ngành nghề và quy mô khác nhau.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
Phân tích, tìm hiểu thực trạng công tác phân tích tài chính trong hoạtđộng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụcho vay tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc Qua đó chỉ ra những kếtquả đã đạt được, những hạn chế còn tồn đọng trong công tác thẩm định tíndụng tại Agribank chi nhánh Vĩnh Yên và nguyên nhân chủ yếu
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chínhkhách hàng doanh nghiệp phục vụ cho vay tín dụng tại Agribank chi nhánhVĩnh Yên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tronghoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Agribank - Chi nhánhThành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn
từ năm 2021 – 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Trang 14Nguồn dữ liệu được sử dụng chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập
từ tài liệu, sách, báo, thông tin mạng, báo cáo tổng hợp và hội thảo của các cơquan nghiên cứu, tổ chức kinh tế, cơ quan quản lý và từ BCTC của CTCPThương mại và vận tài Vạn Xuân trong giai đoạn 2021-2023
b Phần mềm xử lý
Phần mềm được sử dụng chủ yếu trong khóa luận là Excel, giúp hỗ trợtính toán được các chỉ tiêu cần thiết, đồng thời xác định tỷ trọng, mức độ biếnđộng của từng chỉ tiêu theo thời gian, phục vụ cho quá trình phân tích hiệu quảkinh doanh của Công ty
c Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Khóa luận là phương phápnghiên cứu định tính Một số phương pháp nghiên cứu được đề cập tới như:phương pháp thống kê, mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích,tổng hợp Cụ thể là:
Phương pháp thống kê, mô tả: Từ tập hợp những thông tin, số liệu thuthập được từ nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả đã chọn lọc, hệ thống lại thànhcác mẫu nghiên cứu cụ thể theo dạng số hay các biểu đồ, bảng như: biểu đồ
Cơ cấu Tài sản, Nguồn vốn, các bảng thể hiện các biến trong việc nghiên cứutừng nhóm nhân tố ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của DN (Chỉ tiêu đánhgiá năng lực hoạt động của tài sản, chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn, chỉ tiêu đánhgiá khả năng sinh lời)
Phương pháp so sánh: Từ việc tập hợp, thống kế các số liệu trên, nhàphân tích sử dụng phương pháp so sánh, đây là phương pháp được sử dụngphổ biến và thường xuyên nhất trong phân tích nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, sốliệu đó theo nhiều cách thức khác nhau: so sánh ngang thể hiện sự biến đổitheo từng năm, so sánh dọc nhằm tính tỷ trọng của một chỉ tiêu so với cái tổngthể hay tốc độ biến đổi của từng chỉ tiêu với nhau để đánh giá được điều đó
Trang 15tác động tích cực hay tiêu cực tới thực trạng kinh doanh của DN Kết quả củaphương pháp so sánh được biểu hiện qua số tuyệt đối và số tương đối Đồngthời, phương pháp so sánh còn được sử dụng trong Khóa luận để làm rõ sựkhác biệt trong hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại và vậntải Vạn Xuân với các DN khác trong cùng lĩnh vực Kinh doanh xăng dầu Từ
đó, có cái nhìn khách quan hơn về những nhóm chỉ tiêu của DN đã phân tíchtrên trong ngành nghề hoạt động (Ví dụ: Trong năm 2022, Vạn Xuân ghi nhận
tỷ lệ GVHB/DTT = 0,95 cao hơn so với các DN cùng ngành khác, thể hiện đểtạo ra 1 đồng DTT, DN phải bỏ ra lượng giá vốn nhiều hơn) Ngoài ra thì cònrất nhiều những so sánh, đánh giá khác giữa các DN với nhau và Khóa luận sẽ
đi phân tích cụ thể điều đó
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi thu thập được kết quả từphương pháp so sánh kể trên, tác giả tiến hành phân tích, giải thích về các chỉtiêu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến động, mối liên hệ giữa các nhân tốbên trong và ngoài doanh nghiệp đến sự thay đổi Phân tích cùa Khóa luậnđược đi theo trình tự từ việc nghiên cứu sự biến động của từng khoản mục lớncủa các BCTC (Doanh thu, Chi phí, Tài sản, Nguồn vốn), tìm nguyên nhân tácđộng bằng cách đi sâu phân tích các chỉ tiêu đơn lẻ cấu thành nên từng khoảnmục đó Tiếp đến, tiến hành phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạtđộng, đây là các chỉ tiêu tính toán tổng hợp, kết hợp các chỉ tiêu riêng lẻ từcác BCTC, liên kết chúng với nhau để hiểu được sâu sắc hơn, tổng quan hơn
về những nguyên nhân, từ đó tìm ra hạn chế còn tồn tại và đưa ra những giảipháp tương ứng nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của DN
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Khoá luận hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận
về phân tích tài chính của khách hàng trong cho vay tại NHTM
Trang 16Về mặt thực tiễn: Thông qua phân tích và đánh giá thực trạng công tácphân tích tài chính của khách hàng trong cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, VĩnhPhúc, khóa luận đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chínhcủa khách hàng trong cho vay tại ngân hàng này nhằm nâng cao hiệu quả củacông tác này
7 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết luận, khóa luậnđược kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại
Chương 2 Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Trang 171 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp
a Khái niệm cho vay
Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vaycủa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng:
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kếtgiao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trongmột thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi”
b Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp
Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vaycủa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng,
“Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụngcủa ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanhnghiệp một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
Cho vay khách hàng doanh nghiệp là loại cho vay chiếm tỷ trọng lớnnhất trong hoạt động cho vay của ngân hàng Điều này không chỉ đúng với cácnước đang phát triển mà còn đúng với cả những nước có thị trường tài chính
Trang 18phát triển Cho vay doanh nghiệp chiếm khoảng 70% hoạt động cho vay củacác ngân hàng.
1.1.2 Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp
Hoạt động cho vay với khách hàng doanh nghiệp nói riêng có đặc điểm
cơ bản sau:
- Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng chiếm tỷtrọng thấp, nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trongtổng dư nợ cho vay của ngân hàng
- Thông tin khách hàng có độ tin cậy hơn khách hàng cá nhân, hộ giađình
- Đối tượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng rất đa dạng vì doanhnghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau
- Nhu cầu vay của doanh nghiệp thường rất lớn trong khi khả năng đápứng về tài sản bảo đảm nợ vay của doanh nghiệp có giới hạn
- Chi phí tổ chức cho vay doanh nghiệp thường cao hơn cho vay cánhân, hộ gia đình
- Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp
lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân Bên cạnh đó giá trịkhoản vay lớn và tài sản đảm bảo thường phức tạp, khó định giá hơn vì hầuhết tài sản doanh nghiệp thường thế chấp chính nhà máy, dụng cụ sản xuất củamình
- Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn chongân hàng thương mại
1.1.3 Vai trò cho vay khách hàng doanh nghiệp
Trang 19- Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của doanhnghiệp được duy trì liên tục
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh khốcliệt, các doanh nghiệp cần phải cải tiến kỹ thuật, đổi mới thiết bị máy móccông nghệ để đáp ứng với nhu cầu thị trường, từ đó mới có thể đứng vững vàcạnh tranh với các doanh nghiệp khác Tuy nhiên trên thực tế, không doanhnghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.Vốn tín dụng của ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xâydựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị để cải tiến phương thức kinh doanh
Từ đó góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được liên tục
- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp
Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọnghợp đồng tín dụng, phải đảm bảo hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn và phải tôntrọng các điều khoản của hợp đồng dù doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay làkhông Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàngphải có phương án sản xuất khả thi Không chỉ thu hồi đủ vốn mà doanhnghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn sao cho hiệu quả, tăng nhanh chóngvòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thìmới trả được nợ và kinh doanh có lãi
- Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanhnghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiếm có doanh nghiệp nào dùng vốn tự có
để sản xuất kinh doanh Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanhnghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn Để hiệu quả thì doanh nghiệp cần có
Trang 20cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vay vốn nhằm tối
đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất
- Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồntại và đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh
Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp là tăng cường liên doanh, liên kết,tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăngsức cạnh tranh Tuy nhiên, để có một lượng vốn đủ lớn để đầu tư cho sự pháttriển trong khi vốn tự có hạn hẹp, khả năng tích lũy thấp thì phải mất nhiềunăm mới thực hiện được Và khi đó, cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa.Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, các doanh nghiệp sẽ tìm đến tín dụngngân hàng Chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thực hiệnđược mục đích của mình là mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh
1.1.4 Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiệp
Căn cứ vào thời hạn, tín dụng được chia thành:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng,thường được dùng để cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp vànhu cầu chi tiêu cho cá nhân
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng và khôngquá 60 tháng, thường cho vay để mở rộng và xây dựng các công trình quy mônhỏ của các doanh nghiệp và cho vay xây dựng nhà ở hoặc mua sắm hàng tiêudùng có giá trị lớn của cá nhân
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được sửdụng để cho vay dự án đầu tư xây dựng mới, cải tiến và mở rộng sản xuất cóquy mô lớn
Trang 211.2 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Theo tác giả Ngô Thế Chí, Nguyễn Trọng Cơ (2008), “Phân tích tàichính khách hàng doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phươngpháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho cácchủ thể quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính
và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác tài chính củadoanh nghiệp trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp
có thể gặp phải; qua đó đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ”
Đối với quy trình tín dụng của các NHTM, phân tích tài chính KHDN
là việc phân tích các chỉ số tài chính, những xu hướng biến động về tình hìnhtài chính thông qua BCTC và các tài liệu liên quan, so sánh chúng với các sốliệu chung của ngành hay với số liệu liệu của doanh nghiệp có cùng quy mô/cùng ngành Sau đó nhận định, đánh giá sức khỏe, tiềm năng, tính lành mạnhtrong tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp đểgiúp ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho doanh nghiệp vay hay tài trợ vốn
1.2.2 Mục đích của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp và các đối tượng có liênquan đều quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhu cầu sửdụng thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâmtheo giác độ và với mục tiêu khác nhau Các đối tượng quan tâm đến tình hìnhtài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp
- Nhà đầu tư
- Những cá nhân, tổ chức cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp như: ngânhàng, người mua trái phiếu, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp khác,…
Trang 22- Cơ quan quản lý nhà nước
- Nhà phân tích tài chính
- Những người hưởng lương trong doanh nghiệp
Các đối tượng khác nhau sẽ sử dụng những thông tin khác nhau củadoanh nghiệp, cho nên với mỗi đối tượng mục tiêu của phân tích tài chínhdoanh nghiệp sẽ khác nhau Cụ thể:
* Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:
Là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõnhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin hữu ích phục vụ choviệc phân tích Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằmđáp ứng những mục tiêu sau: việc thực hiện các nguyên tắc tài chính, khả năngsinh lời, khả năng thanh toán, rủi ro tài chính,
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua từng giai đoạnnhư: việc thực hiện các nguyên tắc tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanhtoán, rủi ro tài chính,
- Đưa ra các quyết định với Ban giám đốc về quyết định đầu tư, tài trợ,phân phối lợi nhuận phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin cần thiết cho các dự đoán tài chính
- Cung cấp căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trongdoanh nghiệp
* Đối với các nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp sửdụng, được hưởng lợi, tuy nhiên cũng chịu rủi ro Đó là những cổ đông, các
cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư này là cổ tứcđược chia và thặng dư giá trị của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh
Trang 23hưởng từ lợi nhuận thu được của doanh nghiệp Trong thực tế, các nhà đầu tưthường quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là đểđánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phântích rủi ro trong kinh doanh dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính,nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp vớiban quản lý doanh nghiệp, đặt hàng các nhà phân tích tài chính doanhnghiệp để làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổphiếu trên thị trường tài chính nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất
* Đối với nhà cung cấp tín dụng:
Các nhà cung cấp tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn đểđáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Khi cho vay, họphải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền vay Thu nhập của họ là lãi suấttiền cho vay Do đó, phân tích hoạt động tài chính đối với người cho vay làxác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, phân tích đối vớinhững khoản cho vay dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn có những nétkhác nhau
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạnđặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Nói khác
đi là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với cáckhoản cho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải thẩm định tài chínhcác dự án đầu tư, quản lý được quá trình giải ngân sử dụng vốn cho từng dự
án đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ thông qua thu nhập và khả năngsinh lời của doanh nghiệp cũng như kiểm soát dòng tiền của các dự án đầu tưcủa doanh nghiệp
* Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp
Trang 24Người hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động của doanhnghiệp, có nguồn thu nhập chính từ tiền lương được trả Bên cạnh thu nhập từtiền lương, một số lao động còn có một phần vốn góp nhất định trong doanhnghiệp Vì vậy, ngoài phần thu nhập từ tiền lương được trả họ còn có tiền lờiđược chia Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sảnxuất - kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chính sách đãi ngộ, cơ hội thăngtiến trong sử dụng lao động của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tài chínhdoanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vàohoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp theo công việc được phâncông
1.2.3 Vai trò của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Thứ nhất, phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp giúp ngân hàngxác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Các ngân hàng đóng vai trò là nhà tài trợ vốn cho doanh nghiệp, do đóvấn đề quan tâm hàng đầu của ngân hàng là khả năng trả nợ hay nói cách khác
là khả năng thanh toán cho ngân hàng của doanh nghiệp Các ngân hàng sẽkhông có quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp có tình hình tài chính khôngkhả quan trong quá khứ và tương lai Công tác phân tích tài chính KHDN màtrọng tâm là phân tích các BCTC và các chỉ tiêu tài chính là công việc bắtbuộc, không thể thiếu đề ra quyết định tín dụng Ngân hàng sẽ có đủ thông tin
để đánh giá hiện trạng và dự báo về tài chính nhằm tìm ra và tiên lượng cáctrường hợp xấu làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng Hai khíacạnh được quan tâm là thanh toán đủ và thanh toán đúng hạn
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, ngân đặc biệt quan tâm đến khảnăng thanh toán ngay của doanh nghiệp Nói khác đi là khả năng ứng phó củadoanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Còn đối với các khoản cho vay dài hạn,
Trang 25ngân hàng phải tập trung thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp với việcphân tích các số liệu, khả năng sinh lời để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ nhưkiểm soát dòng tiền của các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích tài chính KHDN là cơ sở cho việc đánh giá, xếp loạitín dụng, giúp ngân hàng có biện pháp trích lập dự phòng hợp lý
Hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng là hoạt động đặc thù vàluôn tiềm ẩn rủi ro Để đưa ra quyết định cấp tín dụng, ngân hàng đã thẩmđịnh và thực hiện quy trình tín dụng kỹ càng trước khi cấp tín dụng nhưng điều
đó vẫn tiềm ẩn các rủi ro chủ quan và khách quan không thể lường trước Dovậy, sau khi cấp tín dụng ngân hàng vẫn luôn phải theo dõi, đánh giá, quản lý
và xếp loại tín dụng khách hàng để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừahợp lý Là cơ sở trích lập dự phòng trong trường hợp không đủ khả năng trả
nợ Vì vậy công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cũng là để ngân hàng tiênlượng và đưa ra các khoản dự phòng hợp lý
Thứ ba, phân tích tài chính KHDN là cơ sở giúp xác định triển vọngcủa NHTM đối với doanh nghiệp trong tương lai
Ngày nay mối quan hệ giữa ngân hàng và KHDN không chỉ dừng lại ởviệc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn Trong bốicảnh cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và phi tài chính,mỗi ngân hàng cần tự xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp để
có thể duy trì mối quan hệ lâu dài với KHDN, để bán được nhiều sản phẩmnhất có thể cho doanh nghiệp đó Vì thế mà việc xây dựng lòng tin và mốiquan hệ hợp tác lâu dài với doanh nghiệp là rất quan trọng Khi ngân hàngđánh giá doanh nghiệp là khách hàng triển vọng nhờ việc phân tích tài chínhthì đãi ngộ cũng như các chính sách khách hàng thân thiết sẽ được áp dụng, đểđảm bảo lợi ích cho cả hai bên Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp
Trang 26đóng một vai trò như một bản báo cáo định hướng cho việc xây dựng mốiquan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng.
Thứ tư, phân tích tài chính KHDN giúp hạn chế tỷ lệ nợ xấu tại cácNHTM
Nợ xấu hay các khoản nợ khó đòi là một mối lo ngại của bất kỳ ngânhàng nào Phần lớn là do kết quả của việc thẩm định KHDN chưa kỹ lưỡng,nhất là tại khâu phân tích tài chính Do đó, nếu quá trình phân tích tài chínhKHDN được bài bản, kết quả đánh giá chính xác sẽ góp phần nâng cao chấtlượng công tác tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng
1.2.4 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại
Quy trình cho vay của NHTM bắt đầu từ việc lập hồ sơ vay vốn, phântích tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lýhợp đồng tín dụng Trong đó, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đượctiến hành trước tiên ngay sau khâu lập hồ sơ tín dụng, kiểm tra độ tin cậy củaBCTC cung cấp; việc phân tích cơ bản là phân tích các chỉ tiêu tài chínhthông qua việc phân tích BCTC của khách hàng cung cấp, qua đó là cơ sở đểđưa ra quyết định tín dụng và giải ngân Đây là một quá trình phức tạp vànhiều bước, do vậy cần thực hiện chặt chẽ và đầy đủ
Bước 1: Lập kế hoạch phân tích
Việc lập kế hoạch phân tích bao gồm xác định mục tiêu, nội dung, thờigian, xây dựng chương trình phân tích Trong kế hoạch phân tích cần phâncông trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận trực tiếp thực hiện và bộ phận phục vụcông tác phân tích Đây là bước rất quan trọng, bởi nó định hướng cho côngtác phân tích, nhằm đạt được một cách tối ưu yêu cầu đặt ra
Trang 27Với nội dung phân tích, cần phải làm rõ được các vấn đề phân tích như
cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời Phạm vi phân tích là cácđơn vị được chọn làm điểm để phân tích, tùy theo mục tiêu phân tích vànhững yêu cầu thực tiễn để xác định phạm vi thích hợp Thời gian xác địnhtrong một kế hoạch phân tích sẽ bao gồm khoảng thời gian chuẩn bị và thờigian thực hiện công tác phân tích
Bước 2: Tìm kiếm và thu thập xử lý thông tin:
Trong quá trình phân tích, thông tin là một yếu tố rất quan trọng, nó ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả phân tích, đánh giá doanh nghiệp Nhà phân tíchcần phải thu thập những nguồn thông tin từ bên trong và ngoài doanh nghiệpgồm những thông tin có thể lượng hóa và cả những thông tin định tính
Khi tiếp nhận thông tin, đặc biệt là thông tin do doanh nghiệp cung cấp,cán bộ phân tích phải kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ trước khi tiến hành phântích
Bước 3: Xác định những biểu hiện đặc trưng:
Trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được, tính toán các tỷ số tài chínhphù hợp, so sánh các chỉ tiêu với kỳ trước, với các doanh nghiệp cùngngành… Sau đó đánh giá khái quát tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, khái quát điểm mạnh yếu, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại.Trong hoạt động tín dụng, sẽ đánh giá cả về năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường Đồng thời sử dụng các phương pháp để nhận xét, đánhgiá xu hướng trong tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Bước 4: Tiến hành phân tích chi tiết
Sau khi đã xác định được các vấn đề cơ bản, đi sâu vào phân tích cụthể những vấn đề được coi là có ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính, kinhdoanh của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai để làm rõ
Trang 28được năng lực của doanh nghiệp Cán bộ phân tích sẽ xem xét mối quan hệgiữa các nhân tố ảnh hưởng, tiếp đến xác định mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đó đến từng chỉ tiêu cần phân tích Phân tích cả đến các nhân tố trước
và trong khi vay Dựa vào đó, sẽ đánh giá và đưa ra những mặt tốt và các mặtcòn hạn chế cũng như các nguyên nhân của chúng
Bước 5: Tổng hợp đánh giá và đề xuất:
Sau khi kết thúc quá trình phân tích, các cán bộ thực hiện viết báo cáophân tích để tổng hợp các kết quả, đưa ra nhận xét và dự báo xu hướng theomục đích đề ra Đối với hoạt động tín dụng, sau khi đánh giá các chỉ tiêu tàichính, kết quả hoạt động kinh doanh cùng với tài sản đảm bảo và tính khả thicủa phương án vay trước khi đưa ra kết quả đánh giá cuối cùng và đề xuấtcấp tín dụng theo khung quy định do từng ban hành và áp dụng
1.2.5 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
- So sánh dọc: là phương pháp phân tích các thành phần của BCTC theo
tỷ lệ phần tram của toàn bộ giá trị cơ sở Mục tiêu của phân tích dọc là pháthiện ra cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và đánh giá hiệu suất của từngphần so với toàn bộ
Cách tính: Giá trị từng khoản mục/Tổng toàn bộ giá trị cơ sở
Trang 29- So sánh ngang: là phương pháp so sánh các khoản mục tài chính củadoanh nghiệp qua các giai đoạn thời gian Nêu so sánh với phương pháp phântích dọc ở trên, thì thay vì xem xét các phần tử cụ thể trong một năm cụ thể,phân tích ngang so sánh các khoản mục tài chính của doanh nghiệp qua nhiềugiai đoạn thời gian, như năm này với năm trước, hoặc quý này với quý trước.
Điều kiện so sánh:
- Số liệu cần đảm bảo có cùng nội dung kinh tế, cùng một thời gian và điều kiện kinh doanh, phương pháp tính cũng như thời gian và đơn vị đo lường
- Tùy thuộc vào mục đích phân tích mà lựa chọn gốc so sánh về thời gian và không gian
Kỹ thuật so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các hiện tượng kinh tế
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của
kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế hoặc giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung của chỉ tiêu phân tích
- So sánh bằng số bình quân: đây là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng tính chất
Bằng phương pháp này, mục đích có thể đánh giá được xu hướng, tốc
độ biến động các chỉ tiêu kinh tế cần quan tâm, tình hình thực hiện thực tế so
Trang 30với kế hoạch hay số liệu của doanh nghiệp với ngành và các doanh nghiệpkhác cùng ngành.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sử dụng các kỹ thuật thuật cho phùhợp Thông thường, có thể kết hợp so sánh bằng số tương đối và so sánh bằng
số tuyệt đối Sự kết hợp này bổ trợ cho nhau giúp thấy được cho những chỉtiêu cụ thể về khối lượng và giá trị hoạt động của doanh nghiệp vừa thấy đượctốc độ tăng trưởng trong kỳ phân tích
1.2.5.2 Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ lệ biểu hiện mối quan hệ toán học giữa hai đại lượngtài chính trong các quan hệ tài chính, có liên quan và phụ thuộc nhau, mỗi đạilượng mang một ý nghĩa kinh tế
Ý nghĩa của phương pháp là giải thích mối quan hệ kinh tế hàm chứatrong các tỉ số đó Phân tích tỷ lệ giúp ta có cái nhìn toàn diện về tình hình tàichính của công ty và cho biết các mối quan hệ quan trọng, các điều kiện vàcác chỉ tiêu riêng lẻ mà nếu chỉ dùng các phương pháp khác thì không thể xácđịnh được Đây là phương pháp dễ áp dụng với các điều kiện ngày càng được
bổ sung và hoàn thiện; nguồn thông tin kế toán và tài chính được dùng chophân tích ngày càng đầy đủ; việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy
dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số
Dựa vào mục tiêu phân tích, có thể chia thành các nhóm tỷ số như sau:Nhóm tỷ số khả năng thanh toán, nhóm tỷ số cơ cấu tài chính, nhóm tỷ số hiệuquả hoạt động, nhóm tỷ số khả năng sinh lời Khi phân tích tỷ số cần chú ýđến các nhân tố tác động đến tỷ số như: các sự kiện kinh tế, xã hội Các nhân
tố về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các phương pháp kế toánhiện hành Khi phân tích tỷ số nên đặt nó trong mối tương quan giữa các tỷ sốnăm trước, các tiêu chuẩn ngành, các tỷ số của đối thủ cạnh tranh để từ đó cóđược đánh giá chuẩn xác hơn về thực trạng của doanh nghiệp Việc thay đổi
Trang 31của các tỷ số theo thời gian là quan trọng vì nó phản ánh xu thế của doanhnghiệp và giúp người phân tích có được bức tranh tổng quan về hoạt động củadoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
1.2.5.3 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố là phương phápđược sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từngnhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu Đặc điểm của phươngpháp này là luôn phải đặt đối tượng cần phân tích và các giả định khác nhau,tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng
mà sử dụng phương pháp hợp lý như phương pháp cân đối, thay thế liên hoànhay phương pháp số chênh lệch
1.2.5.4 Phương pháp phân tổ
Phương pháp này được sử dụng để phân chia quá trình và kết quả chungthành những bộ phận cụ thể theo các tiêu chí nhất định để thấy rõ hơn quátrình hình thành và cấu thành của kết quả đó theo những khía cạnh khác nhauphù hợp với mục tiêu quan tâm của từng chủ thể quản lý trong từng thời kỳ.Trong phân tích, người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạtđược của hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu kinh tếtheo những tiêu thức sau:
- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chi tiết chỉ tiêunghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó;
- Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: chia nhỏquá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển;
- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế:chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêunghiên cứu
Trang 321.2.5.5 Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phương pháp này được phát minh bởi Donaldson Brown, một kỹ sưđiện người Mỹ là nhà quản lý tài chính của công ty hóa học khổng lồ Dupont.Phương pháp Dupont được xây dựng trên cơ sở tách một tỷ số có mối quan hệnhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích khả năng sinh lời của mộtdoanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Phương phápnày tích hợp nhiều yếu tố của BCKQHĐKD với BCĐKT sẽ giúp các nhàphân tích nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trongdoanh nghiệp Bản chất của phương pháp là thực hiện tách chỉ tiêu kinh tế cầnphân tích, một tỷ số tỷ lệ thành chuỗi các tỷ số thành phần có mối quan hệnhân quả với nhau Sự thay đổi của tỷ lệ thành phần là nguyên nhân dẫn đến
sự thay đổi của tỷ số tổng hợp Nhờ Dupont, có thể biết được các biến chuyểncủa các chỉ số doanh nghiệp đến từ sự thay đổi của các nhân tố nào, donguyên nhân nào tạo ra Do đó có thể thấy được những tồn tại trong doanhnghiệp, những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi rồi có thể hỗ trợ báocáo phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thu nhập số liệu từ các báo cáo tài chính
Bước 2: Tính toán
Bước 3: Giải thích sự thay đổi của ROA, ROE
Bước 4: Đưa ra kết luận Nếu kết luận xem xét không chân thực, có thểkiểm tra lại số liệu và tính toán
Ưu điểm của phương pháp Dupont: Đơn giản Đây là một công cụ rấttốt để cung cấp cho chủ thể quản lý kiến thức căn bản về giải pháp tác độngtích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Có thể dễ dàng kết nốivới các chính sách tài chính của doanh nghiệp
Trang 33Hạn chế của phương pháp Dupont: Phụ thuộc vào mức độ tin cậy của sốliệu đầu vào trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nên ảnh hưởng bởicác phương pháp và giả định của kế toán doanh nghiệp.
và đòn bẩy tài chính, có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (ROEtăng), doanh nghiệp có thể tăng một trong ba yếu tố trên
- Tăng lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết kiệm chi phí không cần thiết nhằm gia tăng lợi nhuận ròng
- Tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản (AU): Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản
- Tăng đòn bẩy tài chính (FL): Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay vay nợ thêm vốn để đầu
tư Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả
1.2.5.6 Phương pháp khác
Ngoài các phương pháp được sử dụng nêu trên, để thực hiện chức năngcủa mình, phân tích tài chính còn có thể sử dụng kết hợp với các phương phápkhác, như: phương pháp thang điểm, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp
Trang 34quy hoạch tuyến tính, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng, phươngpháp dựa vào ý kiến của các chuyên gia Mỗi một phương pháp được sửdụng tùy thuộc vào mục đích phân tích và dữ liệu phân tích.
1.2.6 Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại
1.2.6.1 Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích môi trường:
Porter's Five Forces hay mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter là một
mô hình phân tích chiến lược được Michael Porter giới thiệu năm 1979, đếnnay vẫn là công cụ quan trọng giúp ngân hàng có thể đánh giá toàn cảnh cạnhtranh của một ngành đối với doanh nghiệp trước khi cho vay
Porter đã xác định 5 lực lượng tác động đến một ngành cụ thể:
- Cạnh tranh nội bộ: Cuộc chiến giữa các công ty hiện có trong ngành
- Nguy cơ có người mới tham gia: Khả năng công ty mới xâm nhập vàongành
- Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp: Mức độ ảnh hưởng của nhàcung cấp lên giá cả và điều kiện của ngành
- Sức mạnh thương lượng của khách hàng: Mức độ ảnh hưởng củakhách hàng lên giá cả và chất lượng sản phẩm/dịch vụ
- Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế: Khả năng sản phẩm hoặc dịch vụkhác thay thế sản phẩm/dịch vụ chính của ngành
- Phân tích chiến lược kinh doanh bao gồm:
+ Chiến lược dẫn đầu về chi phí
+ Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
1.2.6.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 35BCKQHĐKD là báo cáo tài chính thể hiện kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp định kỳ qua các chỉ tiêu chính như doanh thu, chi phí và lợinhuận Như vậy, nhà phân tích có thể nắm bắt được đầy đủ tình hình tiêu thụhàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và từng loại chi phí phát sinh trong kỳ của doanhnghiệp là bao nhiêu Ngoài ra, còn giúp đánh giá được mức biến động, sự cầnđối của doanh thu, qua các kỳ Sau đó, có thể đánh giá hiệu quả trong công tácquản lý chi phí, công tác bán hàng trong việc tạo ra lợi nhuận trong kỳ Đồngthời, đánh giá vị thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
1.2.6.3 Phân tích bảng cân đối kế toán
Để đánh giá cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn của doanh nghiệp, cần xemxét số liệu trong bảng cân đối kế toán để so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối,tương đối giữa các năm Qua đó, nhà phân tích có thể biết được toàn bộ giátrị và cơ cấu của từng khoản mục tài sản, nguồn vốn hiện có 3 chỉ tiêu sau sẽgiúp đánh giá được:
Thứ nhất, với danh mục Tài sản Cần chú ý đến:
- Loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và giá trị của chúng
- Sư luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, chú ý đến sự thay đổi của các khoản mục:
+ Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền
+ Trên cơ sở bảng kê chi tiết các khoản phải thu do khách hàng cungcấp, phân tích tình trạng các khoản phải thu, đánh giá các khoản phải thu cógiá trị lớn, khoản phải thu khó đòi, dự phòng khoản phải thu khó đòi, vòngquay các khoản phải thu Đây là các chỉ tiêu quan trọng cần được phân tíchcẩn thận vì chúng có thể là nguồn trả nợ chủ yếu chi trả các khoản vay ngắnhạn của khách hàng
Trang 36+ Trên cơ sở bảng kê chi tiết Hàng tồn kho (HTK): phân tích tình trạngHTK, HTK kém chất lượng, dự phòng giảm giá HTK, vòng quay HTK Giátrị của HTK phụ thuộc lớn vào phương pháp định giá Có nhiều phương phápđịnh giá HTK những loại tài sản này nên được định giá ở mức thấp nhất giữagiá trị nguyên giá và giá trị thị trường.
Thứ hai, với danh mục Nguồn vốn, cần chú ý đến các vấn đề:
- Tình trạng nguồn vốn của doanh nghiệp: Khi xem xét nợ phải trả của khách hàng, vấn đề ngân hàng đặt ra là kiểm tra số tiền và kỳ hạn trả nợ Nợ phải trả được chia làm hai loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
- Các khoản vay ngắn hạn phản ánh tổng số tiền mà doanh nghiệp vay ngắn hạn của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng khác Cần có một danh sách
về các giấy nợ ghi rõ số tiền vay và tài sản đảm bảo cho khoản vay đó để tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay ở nhiều ngân hàng khác nhau
- Đối với nợ dài hạn, chú ý đến số tiền vay và thời hạn các khoản nợ dài hạn Các khoản nợ dài hạn sẽ không gây khó khăn khi có nguồn tiền đầy đủ sẵn sàng để trả nợ dài hạn
Có thể chú ý đến vốn lưu động ròng (vốn lưu động thường xuyên): đâythực chất là một phần vốn dài hạn của doanh nghiệp đang được dùng cho việctài trợ cho tài sản ngắn hạn
Ngoài ra, ngân hàng còn quan tâm đến vị trí của mình trong danh sáchcác chủ nợ của khách hàng Nếu ngân hàng giữ vị trí quan trọng nhất thì khảnăng thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị phá sản sẽ được ưu tiên hơn
Đối với VCSH, việc tăng VCSH thể hiện doanh nghiệp cũng đang mởrộng dần quy mô Số vốn chủ cần thiết để cho vay an toàn sẽ biến đổi phụthuộc vào đặc điểm và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, sự đầy đủ của
Trang 37các luồng tiền, tài sản đảm bảo và các nhân tố khác Một số ngân hàng chorằng doanh nghiệp cần có VCSH trên tổng nguồn vốn lớn hơn nợ vay Tuynhiên với một số ngành mang tính thời vụ, quy tắc này có thể không phù hợp.
1.2.6.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bản chất là một báo cáo tổng hợp lại các bộphận của BCTC hay tình hình thu, chi tiền của doanh nghiệp trong một thờigian nhất định Từ đó, nhà phân tích có thể đánh giá được các thay đổi trong
cơ cấu tài chính, tài sản thuần, vòng quay tài sản, khả năng doanh nghiệp tạo
ra luồng tiền trong quá trình kinh doanh Cán bộ phân tích đánh giá chi tiếtcác dòng tiền như dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạtđộng tài chính để có thể phân tích, đánh giá chi tiết về năng lực tài chính củadoanh nghiệp có xu hướng biến động của dòng tiền và khả năng tạo tiền củadoanh nghiệp Ngoài ra, còn giúp dự đoán khả năng về giá trị, thời gian và độtin cậy của các luồng tiền trong tương lai hoặc kiểm tra đánh giá lại các dựđoán trước đây về dòng tiền cũng như mối quan hệ giữa lưu chuyển tiền tệ vàkhả năng sinh lời của doanh nghiệp
1.2.6.5 Phân tích các nhóm tỷ số tài chính
a Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán:
Đối với nhà phân tích đặc biệt là nhà ngân hàng thì nhóm tỷ số này rấtđược quan tâm Do nó phản ánh trực tiếp khả năng hoàn trả các khoản vay khiđến hạn của khách hàng
- Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Ý nghĩa của tỷ số là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tàisản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn.Nói cách khác, tỷ số này đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể
Trang 38chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn Tỷ số này càng caothì các chủ nợ sẽ càng yên tâm hơn nhưng bù lại đòn bẩy tài chính của doanhnghiệp sẽ thấp, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn > 1: Tài sản ngắn hạn đang lớn
hơn Nợ ngắn hạn, do đó, Doanh nghiệp đang có đủ Tài sản sẵn sàng chuyểnđổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng để thực hiện thanh toán cho cáckhoản Nợ ngắn hạn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục.Tuy nhiên, nếu trường hợp hệ số này quá lớn thì cũng không tốt, Tài sản ngắnhạn quá lớn sẽ dẫn đến doanh nghiệp đang dư dòng tiền, đang chưa đầu tưvào đâu, không đưa dòng tiền vào mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.Điều này có khả năng cho thấy doanh nghiệp đang ở giai đoạn bão hòa của thịtrường, tốc độ phát triển chậm lại
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn < 1: Tài sản ngắn hạn đang nhỏhơn Nợ ngắn hạn Điều này dẫn đến, trong ngắn hạn, Doanh nghiệp không có
đủ tài sản để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn, trong trường hợp các chủ
nợ đồng loạt đòi nợ thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán, và có nguy
cơ bị phát sản Hệ số này càng nhỏ thì càng nguy hiểm, khi tiến dần về 0, thìchứng tỏ doanh nghiệp đã mất hẳn khả năng thanh toán, phải thanh lý các tàisản dài hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn Trong khi, việc thanh lý này sẽphát sinh chi phí rất lớn và mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho doanhnghiệp, và mất uy tín với các khách hàng
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:
TS khả năng thanh toán nhanh =
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp bằng việc chuyển đổi của tài sản ngắn hạn không kể hàng tồnkho Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càngcao
Trang 39Nếu tỷ số thanh toán tức thời < 1: cho thấy các tài sản ngắn hạn khôngtính đến hàng tồn kho không đủ để đáp ứng được việc thanh toán cho cáckhoản nợ ngắn hạn Công ty sẽ cần phải xem xét đến khả năng, có thể sẽ phảibán hàng tồn kho để có dòng tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn.
Nếu tỷ số này càng gần sát về 0, và tỷ số cũng gần về bằng 0, cho thấydoanh nghiệp đang cạn kiệt về tài chính trong ngắn hạn, không còn khả năngchi trả, có khả năng phải ngừng hoạt động, thậm chí là phá sản
Nếu tỷ số này thấp hơn nhiều so với tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn, điềunày cho thấy doanh nghiệp đang tập trung quá nhiều nguồn lực vào hàng tồnkho, mà không nắm giữ các tài sản dễ dàng chuyển đổi hơn thành tiền để linhhoạt trong việc thanh toán cho các nhà cấp
Nếu tỷ số thanh toán nhanh > 1: cho thấy khả năng thanh toán của doanhnghiệp vẫn đang tốt, doanh nghiệp không cần phải lo lắng phải thanh lý hàngtồn kho, để kịp thời thanh toán kịp các khoản nợ đến hạn
- Tỷ số khả năng thanh toán tức thời:
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời =
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn ngay tại thời điểm báo cáo
Nếu chỉ số này bằng hoặc lớn hơn 1, chứng tỏ lượng tiền của doanhnghiệp quá đủ để thanh toán cùng lúc tất cả các khoản nợ ngắn hạn
b Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Nhóm tỷ số này chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản trọng yếu,giúp dự báo nhu cầu vốn, khả năng luân chuyển vốn trong hoạt động Dùkhông đánh giá được trực tiếp khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhưngchúng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến các tỷ số phản ánh tình hìnhkinh doanh
Trang 40- Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay khoản phải thu = (vòng)
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoảnphải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Vòng quay các khoản phải thu cànglớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu bằng tiền của doanhnghiệp, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn
- Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình = (ngày)
Kỳ thu tiền trung bình: phản ánh số ngày cần thiết để thu được cáckhoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn càng tốt vì thời gian doanhnghiệp bị chiếm dụng vốn sẽ rất ngắn Tuy nhiên phải xem xét chỉ số này trongmối quan hệ với các mục tiêu, chính sách bán hàng của doanh nghiệp, cũngnhư đặc điểm luân chuyển vốn của ngành
- Vòng quay HTK:
Vòng quay HTK = (vòng)
Vòng quay HTK thể hiện số lần mà HTK bình quân luân chuyển trong
kỳ đó từ đó thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ):
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = (%)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ nói lên mức độ đầu tư vốn vào TSCĐ để tạodoanh thu hay nói một cách cụ thể hơn cứ một đồng TSCĐ đưa vào hoạt độngsản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = (%)