1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của ESG Đến Chính sách Chi trả Cổ tức bằng Tiền Mặt của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Niêm Yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đinh Văn Hải
Người hướng dẫn PGS.TS. Mai Thanh Quế
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,52 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu (12)
    • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (12)
    • 2.3. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững (15)
      • 1.1.2. Tài chính bền vững (Sustainable Finance) (15)
      • 1.1.3. Môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) (16)
    • 1.2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của chính sách chi trả cổ tức và giá trị doanh nghiệp (19)
      • 1.2.1. Lý thuyết Dividend Puzzle (20)
    • 1.3. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của ESG và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp (23)
    • 1.4. Các nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực (25)
  • CHƯƠNG 2: GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Giả thuyết nghiên cứu (31)
    • 2.2. Phương pháp luận và dữ liệu (31)
      • 2.2.1. Mô hình thực nghiệm (31)
      • 2.2.2. Các biến thực nghiệm (32)
      • 2.2.3. Thu thập dữ liệu và mẫu (35)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.1. Mức độ sẵn sàng thực hiện ESG tại Việt Nam (39)
      • 3.1.1. ESG tại Việt Nam (39)
      • 3.1.2. Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam tiên phong trong việc cam kết và thực hiện ESG (46)
    • 3.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu (53)
      • 3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu (53)
      • 3.2.2. Kết quả nghiên cứu (56)
    • 3.3. Kết luận (59)
    • 3.4. Khuyến nghị hành động cho các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại HOSE dưới sự hỗ trợ từ phía Chính phủ (60)
    • 3.5. Hạn chế trong nghiên cứu (63)
    • 3.6. Các nghiên cứu trong tương lai (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)
  • PHỤ LỤC (73)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài “Tác động của ESG đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Min

Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài tập trung phân tích, đánh giá và kiểm định mối quan hệ giữa hiệu suất doanh nghiệp ESG và chính sách cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE tại Việt Nam

Thứ hai, đề tài cũng đồng thời thực hiện phân tích, đánh giá và kiểm định vai trò của “Quy mô doanh nghiệp”, “Lượng tiền mặt doanh nghiệp đang nắm giữ”, “Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần”, “Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản”, “Đòn bẩy tài chính”, “Số năm doanh nghiệp hoạt động trên thị trường”, “Ngành hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp” đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn HOSE

Thứ ba, đề tài phản ánh được thực trạng các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam nói chung đang trong quá trình cam kết đi tới hành động lên kế hoạch thực hiện chiến lược ESG hiện tại và trong tương lai từ đó đưa ra khuyến nghị hành động.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mức độ ảnh hưởng của ESG tới chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn HOSE Bên cạnh ESG, sẽ có các yếu tố bên lề được đặt trên bàn cân nghiên cứu: Quy mô doanh nghiệp, lượng tiền mặt doanh nghiệp đang nắm giữ, Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, đòn bẩy tài chính, số năm hoạt động trên thị trường, tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần và ngành hoạt động của doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành bằng việc thu thập dữ liệu trên các nền tảng website cung cấp dữ liệu uy tín tại Việt Nam và toàn cầu

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2024

Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu trả lời các câu hỏi chính như sau:

Câu hỏi 1: Thực trạng ESG diễn ra tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng đang diễn ra như thế nào?

Câu hỏi 2: Điểm số ESG tác động như thế nào tới chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp?

Câu hỏi 3: Doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại HOSE nên hành động ra sao trong điều kiện có sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ?

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính

Nghiên cứu định lượng: Được tiến hành bằng việc tổng hợp, phân tích những bài báo, công trình nghiên cứu và tài liệu trước đây đã được công bố, đăng tải trên các tạp chí, cổng thông tin uy tín tại Việt Nam và trên thế giới để xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Được thu thập thông qua các website cung cấp dữ liệu uy tín trong nước (CafeF, Vietstock) và ngoài nước (Refinitiv Eikon) Mẫu được chọn dựa theo sự có sẵn của dữ liệu điểm số ESG Dữ liệu sau khi được sàng lọc sẽ được xử lý và chạy thông qua phần mềm STATA

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu bao gồm lời cảm ơn và lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và hình ảnh, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu gồm 3 chương chính được thiết kế như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững

1.1.2 Tài chính bền vững (Sustainable Finance)

Dirk Schoenmaker và Willem Schramade (2019) đã từng đưa ra định nghĩa về sự phát triển bền vững nói chung là thế hệ hiện tại và tương lai sẽ có các nguồn tài nguyên cần thiết như đồ ăn, nước, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, với việc không gây áp lực lên hệ sinh thái Trái Đất Góc nhìn có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của bản thông cáo tại Hội nghị Liên hợp quốc diễn ra vào năm 1972 và 1992: Phát triển bền vững được hiểu đơn giản là “đáp ứng nhu cầu hiện tại đi kèm việc không ảnh hưởng tới khả năng thế hệ tương lai thỏa mãn nhu cầu của chính họ” Đi sâu vào trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, khái niệm “Tài chính bền vững” ra đời như là kết quả một xu thế tất yếu, phản ánh sự vượt trội trong bước đi phát triển mới trên phạm vi toàn cầu Hiểu một cách đơn giản, tài chính bền vững là sự kết hợp giữa tài chính truyền thống đi kèm điều kiện ESG Để xây dựng một nền kinh tế xanh cần thúc đẩy sự đi lên vượt trội của hệ thống tài chính xanh bao gồm “sắc xanh” lan tỏa từ trung gian tài chính, thị trường tài chính, công cụ huy động vốn và lĩnh vực đầu tư (Kỷ yếu hội thảo quốc gia 2020) Do vậy, sự đi lên và phát triển của tài chính bền vững gắn liền với sự đoàn kết trong trách nhiệm đầu tư của mỗi bên tham gia thị trường

Theo UNPRI, những nguyên tắc cho đầu tư trách nhiệm được tạo ra bởi các nhà đầu tư và cũng phục vụ cho chính họ Trong quá trình tiến hành, các bên ký kết góp phần phát triển một hệ thống toàn cầu bền vững Nhà đầu tư tổ chức là một trong những ví dụ điển hình Họ đã cam kết là sẽ có trách nhiệm với lợi ích lâu dài tốt nhất của các bên liên quan và đặc biệt, họ tin là bộ ba yếu tố ESG sẽ có tác động đến tính hiệu quả của danh mục đầu tư Điều đó được chứng minh qua hơn 800 chữ ký cam kết đồng hành của các nhà quản lý, các quỹ hưu trí tư nhân và cộng đồng

Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến xu thế giám sát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp hơn là chỉ đơn thuần giá cổ phiếu Fatemi and Fooladi (2013)

7 đã đưa ra bài phân tích về “Tài chính bền vững” trên một phương diện quan điểm mới Với hai nhà nghiên cứu, hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp không chỉ hạn chế trong phạm vi làm giàu cho cổ đông mà đó còn là sự phát triển bền vững đi kèm cùng mối quan tâm được đặt nặng đúng mức về ESG Đặc biệt, bài nghiên cứu nhấn mạnh trong tương lai những doanh nghiệm xem nhẹ các vấn đề về môi trường, xã hội và quản lý sẽ bị đánh giá thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành

1.1.3 Môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) a, Khái niệm ESG

Tiêu chí ESG được các nhà đầu tư đề cao ý thức cộng đồng và xã hội sử dụng để chọc lọc các cơ hội đầu tư như là một tiêu chuẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Điều đó phán ánh tầm quan trọng của tiêu chí này khi ESG là một thông số phi tài chính nhưng vẫn được các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đặt ra để so sách và cân đối cơ hội cũng như rủi ro khi đưa ra quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp (Coleman, Maheswaran, & Pinder, 2010)

Cơ sở lý luận đằng sau các hoạt động ESG do một công ty thực hiện ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt trở thành yếu tố quan trọng trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong khoảng thời gian gần đây (Koh, Limkriangkrai, & Durand,

2016) Bài nghiên cứu này cũng đã chỉ ra:

“Các hoạt động môi trường (E) liên quan đến những nỗ lực của công ty nhằm tạo ra tác động tích cực đến môi trường, thông qua việc tuân thủ các quy định hiện hành và nhận biết các tác động trong tương lai Hoạt động xã hội (S) đề cập đến sự đối xử công bằng với các bên liên quan chặt chẽ và bảo vệ hệ sinh thái xã hội trong đó hãng hoạt động Quản trị (G) kết hợp đạo đức vững chắc và tính liêm chính, bao gồm các nguyên tắc như tính minh bạch, giao dịch công bằng và hoạt động hiệu quả của ban giám đốc.” (Koh và cộng sự, 2016)

Tiêu chuẩn môi trường sẽ được đặt điểm nhìn trên các khía cạnh về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, việc sử dụng năng lượng, bảo tồn động vật và

8 xử lý chất thải đồng thời cũng đánh giá mức độ tiếp xúc của doanh nghiệp với rủi ro môi trường và cách quản trị và giải quyết ra sao Trong thực tế, khi doanh nghiệp có liên quan đến quá trình xử lý chất thải nguy hại, quyền sở hữu đất bị ô nhiễm, việc tuân thủ các quy đinh môi trường của chính phủ hay quản lý khí thải độc hại sẽ đều được đánh giá về mức độ liên quan và trách nhiệm xử lý vấn đề

Tiêu chí xã hội tập trung vào tác động của công ty đối với cộng đồng xã hội Để đáp ứng tiêu chí này, nhiều doanh nghiệp đã cam kết với chính quyền địa phương trích lập một tỷ lệ phần trăm nhất định khoản lợi nhuận kinh doanh nhằm hỗ trợ các gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo Bên cạnh đó, doanh nghiệp ưu tiên chế độ lương thưởng, đãi ngộ, các khoản bảo hiểm về sức khỏe và khuyến khích người lao động tham gia các hoạt động thiện nguyện chung tay xây dựng một xã hội vững mạnh, đoàn kết

Về tiêu chí quản trị, những nhà đầu tư mong muốn công ty sẽ sử dụng phương pháp kế toán chính xác bởi đó là cơ sở xây dựng nên bản Báo cáo tài chính minh bạch mang lại nhiều ý nghĩa thông tin bám sát thực tế Qua đó, mọi hành động dựa trên các thông tin được công bố như đưa ra phương án đầu tư hiệu quả, tránh xung đột lợi ích khi thực hiện quyền bầu cử Ban giám đốc, Hội đồng quản trị… Đặc biệt, nghiêm cấm doanh nghiệp có hoạt động hối lộ chính trị để được đối xử ưu đãi khi vi phạm pháp luật

Các cơ hội và rủi ro kinh doanh trọng yếu đặt nặng lên vai ban lãnh đạo cũng như các bên liên quan bởi sự chuyển mình của cấu trúc và hệ thống như khan hiếm tài nguyên, biến đổi khí hậu, tầm quan trọng của nguồn nhân lực, đa dạng sinh học và gánh nặng luật pháp Do vậy, bộ dữ liệu về điểm số ESG được cung cấp bởi

Bloomberg và Refinitive Eikon cung cấp cái nhìn toàn diện đặt trong từng thời điểm cụ thể Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh: khái niệm ESG trở nên phổ biến trong khoảng thời gian gần đây Trong cùng một lĩnh vực, trước đây, các nhà nghiên cứu, các học giả… sẽ quen hơn với khái niệm CSR (Corporate Social Responsibility), thường được sử dụng để mô tả trực tiếp vấn đề về thực tiễn quản trị doanh nghiệp CSR được định

9 nghĩa theo nhiều cách khác nhau Hiểu đơn giản, nhà quản trị sẽ cân đối ba yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong việc đưa ra quyết định cho doanh nghiệp Chính cách tiếp cận này là cơ sở cho nhiều nghiên cứu sau này (Cheung, Hu, & Schwiebert, 2018)

Các bài nghiên cứu nghiên cứu về mối quan hệ ESG và CFP (Corporate financial performance) được thực hiện từ những năm 1970 và tới nay đã có hơn 2000 công trình được công bố Đa số trong số đó phản ánh mối quan hệ cùng chiều (Friede, Busch, & Bassen, 2015)

Bảng 1.1 Các yếu tố cấu thành nên ESG

Bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy đa dạng sinh học

Quan tâm đến con người và các mối quan hệ

Quản trị doanh nghiệp (Governance)

Tiêu chuẩn và các quy tắc cho việc điều hành công ty và nền kinh tế

- Sụt giảm đa dạng sinh học

- Sự hài lòng khách hàng

- Bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư

- Sự tham gia của người lao động

- Sự đa dạng của ban lãnh đạo

- Cơ cấu ủy ban kiểm toán

- Hối lộ và tham nhũng

- Sự đóng góp về mặt chính trị

- Trách nhiệm các bên liên quan

Nguồn: G.Sinclair 2021, từ Viện CFA b, Điểm số ESG và điểm số CSR

Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của chính sách chi trả cổ tức và giá trị doanh nghiệp

Không chỉ các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế học muốn hiểu và đánh giá chức năng của thị trường vốn hay các nhà đầu tư lên kế hoạch cho danh mục đầu tư đều cần hiểu rõ tầm quan trọng trong dài hạn tác động của chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp Có thể nói, khi tham gia vào thế giới tài chính, mỗi vị thế các bên tham gia khác nhau nhưng rõ ràng, chính sách chi trả cổ tức phản ánh rất nhiều

11 thông tin của doanh nghiệp trong việc điều hành hoạt động doanh nghiệp, mục tiêu công ty và nhiều yếu tố liên quan

“The harder we look at the dividend picture, the more it seems like a puzzle, with pieces that just don’t fit together” (Fischer Black, 1976) Đây là quan điểm của Fischer đưa ra cách đây hơn 40 năm về chính sách cổ tức Rõ ràng, khi chúng ta đánh giá một vấn đề trên nhiều phương diện và cách tiếp cận khác nhau, sẽ luôn có sự khác biệt giữa các quan điểm a, Không có mối quan hệ

Khởi đầu cho việc tìm hiểu về tầm quan trọng của chính sách chi trả cổ tức doanh nghiệp không khỏi không nhắc đến lý thuyết kinh điển “Lý thuyết chính sách cổ tức không liên quan” của Miller and Modigliani (1961) Lý thuyết thừa nhận chính sách chi trả cổ tức sẽ không tác động đến giá của cổ phiếu hoặc chi phí sử dụng vốn trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có thuế, phí giao dịch hay sự bất cân xứng thông tin

Lý thuyết được ủng hộ bởi F Black and Scholes (1974), Miller (1986), Miller và Scholes (1982), tuy nhiên, DeAngelo, H & DeAngelo, L (2006) bác bỏ quan điểm này Họ nhận định chính sách chi trả cổ tức có liên quan tác động đến giá trị doanh nghiệp, thậm chí đặt trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hoàn hảo b, Quan hệ cùng chiều Ở góc độ này, việc chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ đông công ty Theo tài liệu Curriculum Viện CFA (2024), dưới góc nhìn của nhà đầu tư, lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (Bird in the Hand Hypothesis) đưa ra việc nhận cổ tức tại thời điểm hiện tại sẽ được ưa tiên hơn thay vì nhận các khoản lợi ích cao hơn từ đầu tư vốn trong tương lai Do đó, khi chi trả cổ tức ở mức cao, giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh cùng với đó là giá trị doanh nghiệp (Gordon (1959, 1963); Gordon và Shapiro (1956))

Một trong những nhược điểm của thị trường được xác định rõ nhất chính là sự bất cân xứng thông tin Để giải quyết vấn đề này, lý thuyết tín hiệu (Signalling

Theory) ra dời dựa trên phần tích của Bhattacharya (1979), John and Williams (1985) and Miller and Rock (1985) Theo đó, các nhà quản lý thông qua quyết định về chính sách chi trả cổ tức doanh nghiệp ngầm truyền tải thông tin phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại và kỳ vọng trong tương lai Khi tăng chi trả cổ tức bằng tiền mặt, phản ảnh thanh khoan ngắn hạn doanh nghiệp rất tốt, thông tin đó phần nào phản ánh vào thực tế và kỳ vọng của các bên liên quan Kết quả, cổ phiếu tăng giá và giá trị doanh nghiệp đi lên mạnh mẽ

Bên cạnh vấn đề về bất cân xứng thông tin, chi phí đại điện cũng cần được đặt lên bàn cân trao đổi và thảo luận Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Cost Theory) tác động đến quyết định chi trả cổ tức giữa nhà quản lý và cổ động Ví dụ, Easterbrook

(1984) chỉ ra việc chi trả cổ tức làm giảm chi phí đại diện giữa hai bên đại lý khác nhau, bởi vì nếu người quản lý cần huy động vốn ở thị trường vốn, họ sẽ có sự giám sát chuyên nghiệp và chặt chẽ hơn Hơn nữa, M C Jensen (1986) giải quyết tranh luận bằng dựa trên điểm nhìn từ dòng tiền tự do Nhận định được đưa ra việc chi trả cổ tức sẽ làm giảm lượng tiền mặt có sẵn của doanh nghiệp, từ đó khiến nhà quản lý mất đi sự linh hoạt khi lựa chọn và cân nhắc giữa các cơ hội đầu tư, kết quả là nhà quản lý bắt buộc phải quyết định các cơ hội đầu tư tối ưu đem lại nhiều nhất lợi ích cho cổ đông Cuối cùng, Rozeff (1982) đã phát triển mô hình chính sách trả cổ tức tối ưu làm giảm chi phí đại lý nhưng tăng chi phí huy động vốn từ bên ngoài Tổng của hai loại chi phí này sẽ được tối thiểu hóa bằng chính sách trả cổ tức thích hợp nhất Tóm lại, việc trả cổ tức nâng cao giá trị doanh nghiệp bằng giảm chi phí đại lý c, Quan hệ ngược chiều

Ngược lại với quan điểm trên, cách tiếp cận đưa ra việc trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp và cổ đông Bên cạnh sự bất cân xứng thông tin và chi phí đại lý, yếu tố về thuế trên thị trường không hoàn hảo là cơ sở của Lý thuyết về sự ưa thích thuế (Tax Preference Theory) phát triển bởi Brennan (1970) và Litzenberger và

Ramaswamy (1979) Lý thuyết chỉ ra nhà đầu tư sẽ thích cổ phiếu trả ít hay thậm chí là không trả cổ tức khi chính sánh thuế có lợi hơn cho thặng dư vốn Việc trả cổ tức sẽ ảnh hưởng không tốt tới giá cổ phiếu (và cả giá trị doanh nghiệp) do đó nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp khác phù hợp hơn Tuy nhiên, F.Black và Scholes (1974) và Miller và Scholes (1982) không đồng tình và đưa ra lý thuyết Tax Clientele

Hypothesis bày tỏ quan điểm là vẫn luôn tồn tại các công ty đáp ứng nhà đầu tư ưa thích việc trả nhiều và ít cổ tức, và kết quả giá trị doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi thuế Giả định này ủng hộ Lý thuyết chính sách cổ tức không liên quan

Tiếp nối ba điều kiện giả định trong môi trường kinh tế hoàn hảo là yếu tố thứ 4: Chi phí giao dịch Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Theory) được trình bày bởi Bhattacharya (1979) và Rozeff (1982) chỉ ra việc trả cổ tức khiến làm tăng nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh doanh nghiệp khiến cho chi phí tài chính tăng cao, trong khi nguồn vốn rẻ từ chính nội tại doanh nghiệp lại sử dụng vào mục đích phân bổ lợi ích tới cổ đông thông qua hình thức cổ tức mà không tận dụng đúng cách đầu tư vào các dự án tương lai khác Từ đó, giá trị doanh nghiệp giảm sút

Cuối cùng, có một lý thuyết không được xếp loại vào nhóm nào vì chưa được cụ thể hóa mối liên hệ giữa việc chi trả cổ tức và giá trị cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp nhưng thực sự đáng đề cập tới Tác giả của Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking

Order Theory) (Myers, 1984; Myers & Majluf, 1984) đưa ra quan điểm các cơ hội đầu tư đều có tác động tới chính sách chi trả cổ tức Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn tài trợ cho các cơ hội đầu tư, doanh nghiệp sẽ tuân theo thứ tự tài trợ vốn: nguồn tiền từ nội bộ, vay tiền và cuối cùng là huy động thêm vốn Để ngăn chặn huy động vốn từ bên ngoài, hạn chế chi trả cổ tức doanh nghiệp sẽ là phương án dễ dàng

Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của ESG và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp

Cổ đông và các bên liên quan luôn là một khía cạnh quan trọng trong tài chính doanh nghiệp Có rất nhiều bài đưa ra quan điểm khác nhau thảo luận liệu rằng các bên liên quan có xung đột lợi ích lâu dài của các cổ đông hay không Thông thường, thuật ngữ “các bên liên quan” biểu thị nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ… có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới các giao dịch của doanh nghiệp Trong phân tích này, thuật ngữ “các bên liên quan” chủ yếu thể hiện khía cạnh người lao động cũng như cộng đồng xã hội

Thứ nhất, lý thuyết các bên liên quan của Freeman (stakeholder theory) năm

1984 phân tích một công ty không những phải thỏa mãn sự hài lòng cổ đông mà cả các bên liên quan Theo Allouche và Laroche (2005), việc thực hiện các hoạt động có trách nhiệm xã hội sẽ giải quyết mục tiêu tối đa hóa giá trị kinh tế trong kinh doanh thông qua đáp ứng lợi ích cho cả cổ đông và các bên liên quan Cụ thể hơn, Gallon (2004) phân loại CSR thành hai loại: trách nhiệm nội bộ và trách nhiệm bên ngoài Một trong những trách nhiệm nội bộ là sự công bằng về sự phân bổ của cải cho những bên đã đóng góp nên điều này Vì vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đưa ra chính sách chi trả cổ tức bằng tiền không chỉ giải quyết trên phương diện tạo ra của cải mà còn đứng trên góc độ đạo đức trong phân bổ của cải (He và cộng sự, 2012) Rõ ràng, việc tuân theo các tiêu chuẩn trên ba phương diện ESG đã giải quyết các vấn đề liên quan tới thỏa mãn lợi ích của cổ đông và các bên liên quan nhưng đồng thời tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp, là điều kiện cốt lõi thúc đẩy việc chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu Một cách đem tới lợi ích trực tiếp hay gián tiếp tới các bên liên quan là đầu tư vào CSR theo hình thức từ thiện, chương trình thiện nguyện hay hỗ trợ các hỗ trợ đình khó khăn ở địa phương Không chỉ dừng lại ở đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hỗ trợ người lao động thông qua các chương trình hưu trí hay đưa ra các chính sách bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh thường ngày Rõ ràng, nếu lợi ích của cổ đông đến từ hiệu suất ESG, các bên liên quan cũng sẽ được hưởng lợi

Thứ hai, theo lý thuyết vòng đời (life-cycle theory) (Mueller, 1972; Fama và

French, 2001), chính sách chi trả cổ tức sẽ có sự biến động tương xứng với các chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Trong những giai đoạn đầu mới thành lập, doanh nghiệp sẽ đối diện với các khó khăn về tài chính nhưng đi kèm với đó là các cơ hội đầu tư Hai yếu tố này góp phần cản trở doanh nghiệp thực hiện chính sách chi trả cổ tức do sự ưu tiên nguồn tiền duy trì sự ổn định hoạt động kinh doanh Trái ngược lại, bước vào giai đoạn trưởng thành, các cơ hội đầu tư dần ít đi, kết quả là đem tới sự sụt giảm trong nhịp tăng trưởng và rủi ro Đây là cơ sở cho lượng tiền mặt dư thừa lượng lớn hơn so với nhu cầu dự trữ duy trì thanh khoản doanh nghiệp (Grullon và cộng sự, 2002) Banyi và Kahle (2014) cũng đã cung cấp các bằng chứng chứng minh cho tác động của chu kỳ kinh doanh Họ chỉ ra khả năng thực hiện bất cứ khoản thanh toán nào cho cổ đông (cổ tức bằng tiền mặt hay mua lại cổ phiếu) tăng lên khi các công ty trưởng thành

Vì vậy, các công ty lớn xu hướng trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc mua lại cổ phiếu để tránh các vấn đề về dòng tiền tự do Trên phương diện CSR, giai đoạn trưởng thành khuyến khích người quản lý tham gia các khoản đầu tư xã hội Attig và cộng sự (2013) khẳng định các công ty càng lâu đời khả năng cao sẽ càng đầu tư vào các khoản đầu tư lĩnh vực CSR chiến lược vì họ đã có các nguồn tài nguyên cần thiết cũng như kinh nghiệm thực chiến Tóm lại, tác giả kỳ vọng các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, đặc biệt đang trong giai đoạn trưởng thành, sẽ chi trả cổ tức bằng tiền ở mức cao hơn

Thứ ba, lý thuyết chi phí đại diện (agency theory) (Jensen và Meckling, 1976), chỉ ra những nhà quản lý thường phân bổ nguồn lực công ty theo hướng đem lại lợi ích nhiều cho chính họ hơn là tối đa hóa lợi ích cho cổ đông Trong góc độ CSR, nhà quản lý được khích lệ đầu tư nhiều vào các hoạt động trách nhiệm xã hội nhằm tăng lợi ích cá nhân, khiến họ trở thành những công dân tốt dưới ánh nhìn các bên Barnea và Rubin (2010) nhấn mạnh những người bên trong (nhà quản lý và cổ đông) sở hữu các quyền lợi và lợi ích gắn chặt với các doanh nghiệp đánh giá cao về mặt xã hội Bởi lẽ đó, người bên trong thúc giục doanh nghiệp tăng các khoản chi tiêu cho CSR tới một mức độ cao hơn các khoản chi tiêu nhằm tối đa hóa giá trị của cải cho cổ đông Brown và cộng sự (2006) chỉ ra hoạt động từ thiện của doanh nghiệp giúp cải thiện hình ảnh

16 của nhà quản lý và giám đốc cũng như đem lại các lợi ích khác Trong trường hợp này, quỹ từ thiện đóng vai trò là chi phí đại diện: những người bên trong chấp nhận gánh chịu các khoản phí liên quan tới hoạt động CSR tối đa hóa giá trị (Barnea và Rubin,

2010) Jensen (1986) phản ánh chính sách chi trả cổ tức sẽ đóng góp hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề đại diện bằng cách hạn chế lượng dòng tiền tự do có sẵn, yếu tố thường được sử dụng vì lợi ích cá nhân nhà quản lý Do đó, chính sách chi trả cổ tức có tầm ảnh hưởng lớn trong các quyết định công ty cũng như vai trò điều hành

Easterbrook (1984) và đưa ra kết luận chính sách chi trả cổ tức như là cơ chế để giảm chi phí đại diện và điều chỉnh mức rủi ro nhà quản lý gánh chịu Nói chung, De Cesari và Ozkan (2015) nhấn mạnh trong bài nghiên cứu của mình, chính sách chi trả cổ tức đóng vai trò vượt trội loại bỏ xung đột các bên đại diện và vấn đề dòng tiền Kết quả là, tác giả kỳ vọng doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội sẽ nhờ vào việc tăng mức độ chi trả cổ tức bằng tiền mặt để kiểm soát hành động và tránh sự chiếm đoạt lợi ích của nhà quản lý

Các nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực

Mối quan hệ giữa CSR và chính sách chi trả cổ tức đáng ngạc nhiên thu hút sự tò mò của các học giả và nhà nghiên cứu trên phạm vị toàn thế giới Trong nhiều năm qua, các bài nghiên cứu phân tích tác động giữa CSR và chính sách cổ tức dựa trên các mẫu và quan sát khác nhau được thực hiện là tiền đề và cơ sở lý luận cho các bài phân tích trong tương lai Rakotomavo Michel (2012) trong bài nghiên cứu đầu tiên của mình cũng đã chỉ ra đã có nhiều phân tích về CSR và hiệu quả doanh nghiệp tuy nhiên giữa CSR và cổ tức lại chưa có nhiều khám phá Trong bài nghiên cứu, tác giả đã phát hiện ra có một mối quan hệ cùng chiều giữa CSR và cổ tức doanh nghiệp đặt trên các điều kiện cân nhắc về đặc tính doanh nghiệp Rõ ràng không thể phủ nhận kết quả nghiên cứu này kích thích sự tò mò và là động lực thúc đẩy cho nhiều nghiên cứu sau này ra đời

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng sẽ liên tiếp có các nghiên cứu cùng đề tài được thực hiện ngay sau năm 2012, phải tới 5 năm sau, Samet and Jarboui (2017) tập trung vào

17 tác động của CSR vào chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp (không chỉ là việc chi trả cổ tức mà còn bao gồm cả việc mua lại cổ phiếu) Nghiên cứu này bổ sung vào kết quả nghiên cứu đầu tiên năm 2012 quan điểm là CSR không chỉ bắt nguồn từ giá trị doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới cấu trúc vốn, bất cân xứng thông tin, rào cản tài chính và hiệu quả khoản đầu tư Vì vậy, các tác giả mở rộng những nghiên cứu đó bằng cách tìm ra mối liên kết giữa chính sách trả cổ tức và hiệu suất CSR Kết quả là hiệu suất CSR có tác động tích cực đến mức độ thanh toán cổ tức và mua lại cổ phiếu dựa trên kết quả mô hình định lượng Samet và Jarboui (2017) khẳng định rõ ràng kết quả nghiên cứu hoàn toàn đồng tình với Rakotomavo Michel (2012) Tóm lại, các công ty thành công trong chiến lược CSR, hay nói cách khác hiệu suất CSR cao, mang lại lợi ích hiện vậy cho cổ đông dưới dạng cổ tức Điều đó đồng nghĩa tăng đầu tư vào CSR không làm giảm dòng tiền mà đáng nhẽ cổ đông được nhận Nghiên cứu khẳng định doanh nghiệp lớn với nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính doanh nghiệp cao, lợi nhuận sau thuế ổn định và vốn cổ phần lớn có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào CSR Vẫn sẽ có một xác suất xảy ra “hiện tượng nội sinh” (endogeneity) - hiện tượng có biến quan trọng bị bỏ sót khiến nằm trong sai số mô hình và có thể có quan hệ với biến độc lập dẫn tới ước lượng sẽ thiện lệnh Điều này có thể là một hạn chế của phân tích khi giả định chỉ có một mối quan hệ nhân quả một chiều

Cheung và cộng sự (2018) đã thử đặt điểm nhìn phân tích khác với các nhà nghiên cứu tiền nhiệm trước đó Tác giả chỉ đơn giản thử nghiệm các công ty tích cực tham gia các hoạt động CSR có chắc sẽ trả cổ tức cao hơn không Kết quả nghiên cứu đã chứng minh những doanh nghiệp có điểm số CSR cao có xu hướng trả cổ tức cao và ngược lại Do vậy, hiệu suất CSR có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp

Cùng trong năm 2018, có nghiên cứu được thực hiện tại một thị trường mới nổi thuộc Châu Á, đó là Indonesia, cũng đồng thời đưa ra kết luận tương tự Trihermanto and Nainggolan (2018) đưa ra các dẫn chứng thực tế chứng minh giả định chi phí CSR của doanh nghiệp có tác động cùng chiều tới chính sách chi trả cổ tức

Mở rộng phạm vi nghiên cứu lên tới các nhóm ngành, Kevin M Casey (2019) cũng kết luận quan hệ cùng chiều xếp hạng ESG và chính sách trả cổ tức Cụ thể, doanh nghiệp với xếp hạng điểm số ESG ở mức cao tỷ lệ cổ tức cũng sẽ cao

Cũng đồng thuận quan điểm với các kết quả nghiên cứu nêu trên, theo

Benlemlih (2019), công ty với CSR cao sẽ trả nhiều cổ tức hơn so với CSR nhỏ Điều này khớp với kỳ vọng các công ty có hiệu suất CSR cao có thể sử dụng chính sách cổ tức để quản lý các vấn đề về đại lý liên quan đến việc đầu tư quá mức vào CSR

Trong năm 2023, có hai nghiên cứu nổi bật thực hiện trên mẫu nghiên cứu khác nhau : ilyay-Erdogan, Gamze Ozturk Danisman, Ender Demir (2023) nghiên cứu trên

1000 doanh nghiệp phi tài chính tại 21 quốc gia Châu Âu Đặc biệt, nghiên cứu của Nisa Hamdu Ismillah, Muhammad Faisal (2023) thực hiện trên các doanh nghiệp thuộc

5 nước trong khu vực ASEAN sát với mẫu chọn lọc nhất Cả hai nghiên cứu cùng kết luận chung quan điểm: chỉ số ESG cao đồng thuận việc doanh nghiệp trả cổ tức nhiều hơn

Thông qua các bài nghiên cứu trên, bài luận này lấy đó là cơ sở và tập trung nghiên cứu vào một thị trường mới nổi khá nổi bật tại Châu Á, đó là Việt Nam với những thông tin dữ liệu về điểm số ESG mới nhất, phản ánh trực tiếp mối quan hệ hiệu suất ESG với chính sách trả cổ tức

Bảng 1.2 Các nghiên cứu tương đồng đề tài Đề tài nghiên cứu

Tác giả Năm nghi ên cứu

Giai đoạn nghi ên cứu

CSR và cổ tức kỳ vọng

CSR và chính sách trả cổ tức

Các doanh nghiệp Châu Âu

Chỉ số ESG Thoms on Reuter s

CSR và chính sách trả cổ tức

CSR và chính sách trả cổ tức

Chi phí CSR (như là một tham chiếu để đo lường CSR)

Các doanh nghiệp hoạt động

- Xếp hạng ESG Yahoo Financ

Proceedin gs trong lĩnh vực công nghệ thông tin e

CSR và chính sách trả cổ tức

SR và chính sách trả cổ tức

Các doanh nghiệp phi tài chính ở 21 quốc gia Châu Ân

ESG và chính sách trả cổ tức

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Ở chương 1, tác giả đã tập trung sẽ trình bày về các cơ sở lý thuyết và tài liệu phân tích liên quan đến đề tài nghiên cứu Đầu tiên, tác giả làm rõ các khái niệm về

“Tài chính bền vững” cũng như “Chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp” Thứ hai là các lý thuyết nổi tiếng về chính sách trả cổ tức cũng như phân tích mối quan hệ giữa cổ đông và các bên liên quan

Cuối cùng, tác giả đưa ra một số công trình và kết quả nghiên cứu điển hình quốc tế có liên quan đến “Môi quan hệ ESG với chính sách chi trả cổ tức” và so sánh điểm số ESG với điểm số CSR giúp đem lại cái nhìn tổng quát về các kết quả nghiêm cứu thực nghiệm trong quá khứ Đó là cơ sở để thực hiện nghiên cứu tương đồng chủ đề ở một phạm vi mẫu khác biệt

GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giả thuyết nghiên cứu

Mục đích chính của bài nghiên cứu là kiểm tra liệu hiệu suất ESG của công ty có ảnh hưởng ra sao với quyết định chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp (phản ánh thông qua tỷ lệ trả cổ tức và tổng tài sản) và ảnh hưởng đó là cùng chiều hay ngược chiều

Phần lớn các công trình nghiên cứu đề tài mối quan hệ ESG và chính sách chi trả cổ tức doanh nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian gần đây Và hơn cả, bài nghiên cứu sớm nhất liên quan tới ESG và hiệu suất doanh nghiệp có thể tìm ra vào những năm 1970 Có hơn 2000 bài nghiên cứu thực nghiệm báo cáo kết quả tích cực (Friede và các tác giả, 2015) Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đóng góp vào các luận điểm nghiên cứu về chính sách chi trả cổ tức đặc trong bối cảnh sự phát triển Tài chính bền vững trở thành xu thế

Giả định 1 (H1): Trong số các doanh nghiệp chi trả cổ tức niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, doanh nghiệp có điểm số ESG cao sẽ chi trả cổ tức cao hơn

Một bài nghiên cứu gần đây chỉ ra có mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu suất CSR/ESG và chính sách chi trả cổ tức Hay nói cách khác, doanh nghiệp với chỉ số CSR/ESG càng cao sẽ có tỷ lệ chi trả cổ tức càng lớn (Benlemlih, 2019; Cheung và các tác giả, 2018; Samet & Jarboui, 2017).

Phương pháp luận và dữ liệu

Ở phần này, phương pháp luận của bài nghiên cứu sẽ được trình bày đồng thời đưa ra mô hình thực nghiệm cùng các biến đi kèm, bên cạnh đó, cũng sẽ đưa ra mô tả chi tiết quá trình thu thập và xử lý dữ liệu đầu vào

2.2.1 Mô hình thực nghiệm Để nghiên cứu mối quan hệ giữa điểm số ESG và chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệm niêm yết trên sàn HOSE tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023,

23 bài nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận dữ liệu bảng đa biến và được cụ thể hóa qua mô hình hồi quy dưới đây:

𝐷iv𝑖,𝑡 = 𝛼 + 𝛽1ESG𝑖,𝑡 + 𝛽2ln(𝑆ize𝑖,𝑡) + 𝛽3ln(𝐶ash𝑖,𝑡) + 𝛽4Growth𝑖,𝑡 + 𝛽5𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 +

- Divi,t là biến phụ thuộc thể hiện khoản tiền chi trả cổ tức của từng doanh nghiệp qua các năm

- ESGi,t là biến độc lập thể hiện điểm số ESG qua các năm với từng doanh nghiệp cụ thể

- Các biến còn lại là các biến kiểm soát, bao gồm:

+ Sizei,t: Quy mô doanh nghiệp

+ Cashi,t: Lượng tiền mặt doanh nghiệp đang nắm giữ

+ Growthi,t: Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm

+ ROAi,t: Tỷ số sinh lời trên tài sản

+ Leveragei,t: Đòn bẩy tài chính

+ Agei,t: Số năm doanh nghiệp hoạt động trên thị trường

+ Industryki: Lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động đóng vai trò là biến giả

- Cuối cùng, 𝜀𝑖,𝑡 là phần sai số đọc lập và phân phối giống nhau

Tập hợp các biến kiểm soát này được sử dụng để phản ánh các đặc điểm của công ty có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức (Benlemlih, 2019; Fama, 2001)

2.2.2 Các biến thực nghiệm Để hiểu hơn về mô hình thực nghiệm, phần này sẽ mô tả các biến độc lập tham gia trong mô hình

Theo Florackis, Kanas, and Kostakis (2015), biến phụ thuộc là cổ tức, được thể hiện trong hàm hồi quy là tỷ lệ chi trả cổ tức (tính bằng cổ tức chia cho tổng tài sản)

Rõ ràng đây là biến phù hợp phản ánh chính sách chi trả cổ tức doanh nghiệp

Biến độc lập có chức năng giải thích biến phụ thuộc quan trọng nhất là điểm số ESG Bên cạnh đó, cũng sẽ có các biến độc lập khác được sử dụng nhằm nghiên cứu một cách tổng quát các yếu tố đi kèm tác động trực tiếp và gián tiếp quyết định chính sách cổ tức của doanh nghiệp Các biến kiểm soát (hay còn gọi là biến độc lập) trong bài nghiên cứu được tham khảo từ Smith and Watts (1992), Fama (2001) và Henk von Eije and Megginson (2008)

 Quy mô doanh nghiệp: được đo lường bằng vốn hóa doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm (đươc tính bằng giá đóng cửa cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu đang được lưu hành tại ngày giao dịch cuối cùng trong năm) Cổ tức sẽ được kỳ vọng trả nhiều hơn đối với các doanh nghiệp lớn, đó là lý do tại sao quy mô doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và thực tế đã chứng minh rất rõ ràng Tuy nhiên, có nhiều quan điểm trái chiều được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu khác Cơ sở lý thuyết đưa ra bác bỏ quan điểm và nhận định quy mô doanh nghiệp không phải là yếu tố đủ lớn để tác động đến quyết định chi trả cổ tức Có nhiều dẫn chứng trong thực tế đã chứng minh quan hệ ngược chiều Do vậy, chiều tác động giữa quy mô và chính sách trả cổ tức chưa được xác định rõ ràng

 Lượng tiền mặt doanh nghiệp đang nắm giữ: được tính bằng tỷ lệ của tài sản ngắn hạn thanh khoản cao (được tính bẳng tổng của khoản tiền và tương đương tiền và tài sản đầu tư ngắn hạn) với tổng tài sản Với quan điểm chi trả cổ tức bằng tiền giảm lượng tiền mặt sẵn có của doanh nghiệp trong khi nhà quản lý luôn muốn giữ lượng tiền mặt ở mức nhất định nhằm đảm bảo tính thanh khoản Quan điểm trái chiều như vậy phản ánh mối quan hệ ngược chiều Đặt trên các điểm nhìn khác, nhà quản lý sẽ loại bỏ chi phí tổ chức (agency cost) khỏi dòng tiền tự do bằng

25 việc chi trả cổ tức Do vậy, đây lại là quan hệ cùng chiều Tóm lại, chưa thể kết luận quan hệ lượng tiền mặt và việc chi trả cổ tức là cùng hay ngược chiều

 Tốc độ tăng trưởng: được đo bằng tốc độ tăng trường doanh thu thuần hàng năm của doanh nghiệp, tính bằng tỷ lệ chênh lệnh doanh thu thuần năm t và t-

1 chi cho doanh thu thuần năm t-1 Theo thuyết vòng đời (Life-cycle theory) của Bulan & Subramanian (2011), doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư sẽ có xu hướng giữ lại lợi nhuận tài trợ cho các cơ hội đó Trong khi đó, các doanh nghiệp tiếp cận ít cơ hội đầu tư sẽ trả cổ tức phản ánh quan hệ ngược chiều

 Tỷ số sinh lời trên tài sản (ROA): thuộc nhóm tỷ số sinh lời của doanh nghiệp, được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân G

Jensen, Solberg và Zorn (1992) đã tìm ra dẫn chứng chứng minh cho mối quan hệ cùng chiều giữa ROA và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp Quan điểm đó hoàn toàn được đồng tình bởi Miller & Rock (1985) ROA là một biến quan trọng trong việc phân tích quá trình đưa ra quyết định chính sách trả cổ tức của doanh nghiệp và bài nghiên cứu này đang đây là mối quan hệ cùng chiều

 Đòn bẩy tài chính (mức độ vay nợ của doanh nghiệp): là tỷ số giữa giá trị sổ sách của khoản nợ phải trả và tổng tài sản Theo Michael C Jensen và Meckling (1976) và M C Jensen (1986), đòn bẩy tài chính được xem là một cơ chế để hạ chi phí tổ chức - được gây ra bởi xung đột giữa nhà quản lý và cổ đông Khoản nợ là sẽ nguồn tiền có thứ tự ưu tiên thanh toán hơn cổ tức, do vậy sẽ có kỳ vọng quan hệ ngược chiều giữa hai biến

 Số năm doanh nghiệp hoạt động trên thị trường: Số năm công ty tồn tại tính từ thời điểm thành lập cho tới giai đoạn nghiên cứu của bài nghiên cứu Biến được xem như đại diện phản ánh cho quá trình phát triển của doanh nghiệp (Turner, Ye, & Zhan, 2013) Theo lý thuyết vòng đời (Life-cycle Theory) (Bulan

& Subramanian, 2011) chỉ ra trong những năm đầu của vòng đời doanh nghiệp sẽ trả ít cổ tức hơn những năm về sau, khi doanh nghiệp đã có sự vững vàng hơn về

26 tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh Mối quan hệ cũng chiều được kỳ vọng giữa hai biến

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mức độ sẵn sàng thực hiện ESG tại Việt Nam

Câu chuyện về ESG đã bắt đầu từ Châu Âu, Mỹ và các quốc gia phát triển đã diễn ra nhiều năm nhưng có lẽ khái niệm này chỉ thực sự “nổi cộm” trên các phương tiện truyền thông và thực sự nghiệm túc thực hiện tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây Dưới góc độ doanh nghiệp, ESG là bộ tiêu chuẩn đánh giá quá trình vận hành công ty trên ba phương diện môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp Ngước nhìn các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, có thể khẳng định một cách tự tin ESG góp phần kiến tạo doanh nghiệp, xã hội và chính phủ Những doanh nghiệp đổi mới, sẵn sàng thử thách và đón nhận ESG từ thuở đầu như ACB, FPT tại Việt Nam đang thể hiện rõ vị thế của mình trong nước và khu vực

ESG đã trở thành xu hướng chủ đạo và được công nhận rộng rãi bởi đây là khung giúp các bên liên quan như khách hàng, người lao động, nhà cung cấp… đánh giá mức độ bền vững trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Sẽ thật đáng tiếc nếu ban lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tại Việt Nam tiếp tục đứng ngoài xu hướng thịnh hành đó bởi như vậy là tự đánh mất cơ hội cho chính bản thân mình Do vậy, doanh nghiệp cần sớm hành động để không bị bỏ lại phía sau Tuy nhiên, với phạm vi bao quát khác nhau tương ứng với mức ý nghĩa khác nhau của ESG

Vì vậy cần đặt khái niệm này trong từng hoàn cảnh cụ thể của mỗi doanh nghiệp, khi ấy, mức ý nghĩa sẽ là toàn vẹn và rõ ràng nhất

3.1.1 ESG tại Việt Nam a, Góc nhìn Chính Phủ

ESG ngày càng được quan tâm rộng rãi trong những năm gần đây Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), thủ tưởng Phạm Minh Chính cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu do chủ tịch Hội nghị Alok

Sharma chủ trì cuộc họp Điều này phần nào tác động tới năng lượng quốc gia hướng tới trung hòa Carbon và tái cơ cấu bộ máy hoạt động

Hình 3.1 Cam kết của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đối khí hậu

Nguồn: UNFCCC, Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặc biệt, ngay sau hội thảo COP26, Việt Nam ngay lập tức thực hiện Ban chỉ đạo quốc gia như đúng cam kết do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban cùng 19 lãnh đạo các Bộ, ngành Các chiến lược và đề án hành động như Nghị định số 06/2022/NĐ-

CP yêu cầu giảm lượng khí thải nhà kính bảo vệ tầng ozon, Quyết định số

01/2022/QĐ-TTg quy định các nhóm doanh nghiệp lớn kiểm kê lượng phát thải… được đưa ra ngày một hoàn thiện về hành lang pháp lý

Hình 3.2 Sơ lược các luật định, chính sách, quy định quan trọng liên quan đến các khía cạnh ESG

Nguồn: Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022

Một năm sau COP26 COP27 tiếp tục mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trên tinh thần nghiêm túc và cam kết thực hiện mục tiêu dài hạn “Zero Carbon” vào năm

2050 Nổi bật trong Hội nghị không thể không nhắc tới buổi làm việc giữ Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Giám đốc điều hành Ngân hàng Trung ương Singapore Ravi Menon về việc thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam tạo ra chứng chỉ carbon chất lượng thu hút các nguồn đầu tư ngoại lớn Bên cạnh đó, ông Trần Hồng Hà tiếp tục làm việc với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ thảo luận hợp tác thực hiện cam kết biến đổi khí hậu trước đó đồng thời quá trình chuyển đổi năng lượng

Tại COP28 diễn ra vào thời điểm cuối 2023 tại UAE, Thủ tướng quốc gia cùng đoàn đại biểu cấp cao tái khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam dưới vai trò là thành viên tích cực có trách nhiệm với cộng đồng trước những vấn đề Liên Hợp Quốc đặt ra về thách thức toàn câu biến đổi khí hậu Thông điệp này được truyền tải từ phía Đảng và Nhà nước khẳng định những cam kết từ COP26 vẫn đang thực hiện một cách trơn tru và bài bản Điểm nổi bật trong hội thảo lần này là gian triển lãm: Lễ ra mắt Kế hoạch huy động nguồn lực chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)

Tóm lại, có thể thấy trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực sự bắt tay và đẩy mạnh trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cụ thể hóa điều luật, thông tư nhằm minh bạch về một xu hướng phát triển bền vững trong tương lai Không thể phủ nhận tinh thần tích cực, mong muốn cầu tiến khi tham gia vào các hoạt động trên phạm vi thị trường quốc tế Rõ ràng, Đảng và Nhà nước ta đang trên con đường hội nhập, từng bước tháo gỡ các khó khăn, đưa quốc gia ngày một hoàn thiện hơn về thể chế, mang lại các cơ hội lớn về ESG cho các chủ thể tham gia nền kinh tế b, Góc nhìn doanh nghiệp

Trong Báo cáo mới nhất của PwC về mức độ sẵn sàng thực hiện ESG năm 2022 tại Việt Nam do PwC Việt Nam phối hợp cùng Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) thực hiện khảo sát trên 234 doanh nghiệp (gồm 55 đại điện DNNY) vào trong khoảng thời gian tháng 5 đến tháng 8/2022 cho thấy mức độ cam kết và sẵn

34 sàng lên kế hoạch thực hiện ESG của DNNY là 93%, cao hơn 80% mức trung bình các doanh nghiệp Việt Nam hiện Trong đó, tỷ lệ các DNNY có kế hoạch dài hạn trên 5 năm với ESG lại được xếp thứ tự thấp nhất trong 3 nhóm phân loại là DNNY, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân/gia đình, hiện chỉ ở mức 35% Tương tự, nhóm DNNY cũng là nhóm có tỷ lệ không đặt ra cam kết ESG thấp (mức 7%), thấp hơn nhiều so với mức trung bình các doanh nghiệp Việt Nam 20% Qua đó có thể thấy, hơn một nửa (tỷ lệ 58%) đang và sẽ tập trung lập kế hoạch trong khoảng thời gian 2-4 năm tới

Hình 3.3 Tình trạng cam kết thực hiện ESG hiện tại của tổ chức

Nguồn: Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022

Cụ thể, trong số các DNNY, có tới 84% doanh nghiệp nghiên cứu và đặt ra mục tiêu ESG ngắn hạn, 70% cho dài hạn Ngược lại, mục tiêu quan trọng hơn là trong dài hạn kéo dài trên 5 năm, con số này chưa tới một nửa (chỉ 48%) Mục tiêu giảm phát thải (NetZero) Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết tại COP26 hoàn thành vào năm

2050 hiện tại mới chỉ có khoảng 8% DNNY đồng hành thực hiện Trên phạm vi Châu Á Thái Bình Dương, con số này lên tới 51% Giải thích cho hiện trạng này, PwC Việt

Nam đã phân tích dựa trên hai cơ sở là động lực và thách thức Về mặt động lực, 53% DNNY chịu áp lực từ các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan, cao hơn nhiều so với mức trung bình ở Việt Nam 40% Một điểm đặc biệt cần lưu ý chính là sự ưu tiên yếu tố quản trị (80%) hoàn toàn vượt trội so với yếu tố môi trường (14%) và xã hội (6%)

Về mặt thách thức, rào cản về pháp lý chưa thể giải quyết triệt để trong thời gian ngắn

Có tới 73% doanh nghiệp quan điểm việc thiếu sự minh bạch trong quy định cản trở việc tích hợp khung ESG vào trong mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp Lý do thứ hai nhưng không kém phần quan trọng là vai trò lãnh đạo của bộ máy cấp cao trong hoạt động định hướng và đặt ra mục tiêu của doanh nghiệp Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đi theo hướng truyền thống “điều hành từ trên xuống dưới” do vậy khi doanh nghiệp có một ban chuyên trách với nhiệm vụ tập trung về ESG cũng như chuyên môn được đào tạo rõ ràng, mọi thứ sẽ dần được sáng tỏ bởi tính chuyên môn hóa trong công việc và có nhân lực được phân bổ và đảm nhận chuyên trách Vào thời điểm khảo sát nghiên cứu, có tới 64% Hội động quản trị các công ty chưa thực sự tích cực và nghiêm túc điều hành chương trình ESG Và có tới 44% DNNY chia sẻ doanh nghiệp của họ chưa có một ban lãnh đạo hay đội ngũ chuyên trách đảm nhận trực tiếp công việc liên quan tới chương trình ESG

Dưới đây là hình ảnh thống kê lại mức công bố về vai trò quản trị và trách nhiệm của HĐQT năm 2022 Có thể thấy, trên bốn khía cạnh công bố, tỷ lệ DNNY Việt Nam đều thấp hơn Châu Á Thái Bình Dương về mọi mặt từ công bố trách nhiệm HĐQT về tính bền vững, cơ cấu quản trị bền vững tới HĐQT đào tạo về phát triển bền vững, mối liên kết thù lao lãnh đạo và hiệu quả phát triển bền vững Điểm cần lưu ý ở đây là tỷ lệ HĐQT/quản lý được đào tạo chuyên môn một cách chuyên nghiệp về phát triển bền vững tại Việt Nam đang rất thấp (chỉ 8% so với Châu Á Thái Bình Dương là 36%) Bên cạnh đó, chưa có bất kỳ một báo cáo chính thức nào về mối liên kết giữa thù lao của ban lãnh đạo tới hiệu suất ESG trong chính doanh nghiệp của họ Trên khía cạnh công bố trách nhiệm của HĐQT về tính bền vững, tỷ lệ phần trăm thực hiện các doanh nghiệp Việt Nam (46%) ở mức gần một nửa so với phạm vi Châu Á Thái Bình Dương (84%) Trong khi đó, con số biểu thị cơ cấu quản trị bền vững tại Việt Nam và

Đánh giá kết quả nghiên cứu

Trong phần này sẽ mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc cũng như phân tích kết quả chạy mô hình thông qua phần mềm STATA Tác giả có chú thích thêm thông tin các biến phần phụ lục, bảng

3.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu a, Biến độc lập: Tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp (Div)

Trong 57 quan sát, có thể thấy tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2021-2023 ở mức 18.47% Trong đó, tỷ lệ chi trả lớn nhất là 140.81% đến từ CCI vào năm 2022 Ngược lại, tỷ lệ nhỏ nhất đến từ HBC là - 2.96, lý do đến từ EPS của doanh nghiệp đang âm Bên cạnh đó, tỷ lệ chi trả cổ tức doanh nghiệp phần lớn là 0 được trả kết quả từ 36/57 quan sát (chiếm 63.16%), tỷ lệ trả cổ tức trên 50% gồm 8 quan sát (chiếm khoảng 14%)

Bảng 3.2 Mô tả biến Div

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

Variable Obs Mean Std Dev Min Max

Hình 3.7 Biểu đồ mô tả phân phối biến Div

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả b, Biến độc lập: Điểm số ESG (ESG)

Sau khi thu thập được kết quả, phần mềm thống kê mô tả cho thấy điểm số ESG trung bình mức 44.28 Cụ thể, điểm ESG cao nhất là gần 81 điểm thuộc về HBC trong năm 2021 Số điểm ESG thấp nhất 5.89 thuộc về HPG năm 2021

Bảng 3.3 Mô tả biến ESG

Variable Obs Mean Std Dev Min Max

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

Biểu đồ thể hiện mức độ phân phối chỉ số ESG phản ánh số doanh nghiệp trong mẫu tập trung nhiều ở mức dưới 40 (28 doanh nghiệp) và trên 60 (20 doanh nghiệp)

T ần số (Đơ n vị: L ần )

Tỷ lệ trả cổ tức của doanh nghiệp (Đơn vị: %)

Hình 3.8 Biểu đồ mô tả phân phối ESG

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả c, Các biến độc lập còn lại

Bảng 3.3 Mô tả 6 biến còn lại trong mô hình hồi quy mô tả các tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp Nhìn chung, các doanh nghiệp có độ tuổi trung bình là 29 tuổi, tỷ lệ sử dụng đòng bẩy nợ phải trả và tổng tài sản là 61.76%, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) là 2.216%, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần hàng năm ở mức trung bình 14.59% Không chỉ vậy, lượng tiền mặt có sẵn và đầu tư ngắn hạn khoảng 22,078 tỷ đồng

Bảng 3.4 Mô tả các biến độc lập

Variables N Mean Sd Min Max

T ần số (Đơ n vị: L ần )

0 20 40 60 80 Điểm số ESG (Đơn vị: %)

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

Phần này sẽ trình bày kết quả của mô hình thực nghiệm, từ đó đưa ra kết luận về mối quan hệ của biến phụ thuộc và các biến độc lập, đặc biệt là mối liên hệ giữa biến điểm số ESG với tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp Sau khi kiểm định đa cộng tuyến với lệnh VIF = 2.36, tác giả khẳng định mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng mức độ ảnh hưởng không quá đáng kể Bảng 3.4 dưới đây phản ánh kết quả chạy hồi quy của mô hình Sau khi chạy lệnh kiểm định chọn mô hình phù hợp trong bài nghiên cứu: Pooled OLS hay REM và FEM Kết quả kiểm định cho thấy p = 1 > 0.05, do vậy mô hình Pooled OLS phù hợp với bài nghiên cứu và mẫu đưa ra Tác giả nhận thấy, nhược điểm của bài nghiên cứu là số lượng quan sát nghiên cứu nhỏ, khả năng chứa nhiều biến ngoại lai, do vậy sử dụng mô hình sai số chuẩn mạnh (Robust Stardard errors) sẽ là tối ưu nhất

Bảng 3.4 Kết quả chạy mô hình Robust Stardard errors

Robust standard errors in parentheses

*** p

Ngày đăng: 07/11/2024, 15:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

7  Hình 3.5.  Cơ cấu quản trị Phát Triển Bền Vững của VNM năm - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
7 Hình 3.5. Cơ cấu quản trị Phát Triển Bền Vững của VNM năm (Trang 9)
Bảng 1.1. Các yếu tố cấu thành nên ESG - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 1.1. Các yếu tố cấu thành nên ESG (Trang 18)
Bảng 1.2. Các nghiên cứu tương đồng đề tài - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 1.2. Các nghiên cứu tương đồng đề tài (Trang 27)
Hình 2.1. Thước đo chỉ số ESG - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 2.1. Thước đo chỉ số ESG (Trang 36)
Hình 3.1. Cam kết của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đối khí hậu - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.1. Cam kết của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đối khí hậu (Trang 40)
Hình 3.2. Sơ lược các luật định, chính sách, quy định quan trọng liên quan đến - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.2. Sơ lược các luật định, chính sách, quy định quan trọng liên quan đến (Trang 41)
Hình 3.3. Tình trạng cam kết thực hiện ESG hiện tại của tổ chức - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.3. Tình trạng cam kết thực hiện ESG hiện tại của tổ chức (Trang 43)
Hình 3.4. Mức công bố về vai trò quản trị và trách nhiệm của HĐQT - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.4. Mức công bố về vai trò quản trị và trách nhiệm của HĐQT (Trang 45)
Bảng 3.1. Tóm tắt tình hình thực hiện ESG của các doanh nghiệp tại Việt Nam  Kết quả thống kê  Nội dung - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1. Tóm tắt tình hình thực hiện ESG của các doanh nghiệp tại Việt Nam Kết quả thống kê Nội dung (Trang 46)
Hình 3.5. Cơ cấu quản trị Phát Triển Bền Vững - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.5. Cơ cấu quản trị Phát Triển Bền Vững (Trang 51)
Hình 3.6. Kết quả hoạt động của VNM năm 2022 - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.6. Kết quả hoạt động của VNM năm 2022 (Trang 52)
Hình 3.7. Biểu đồ mô tả phân phối biến Div - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.7. Biểu đồ mô tả phân phối biến Div (Trang 54)
Hình 3.8. Biểu đồ mô tả phân phối ESG - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.8. Biểu đồ mô tả phân phối ESG (Trang 55)
Bảng 3.3 Mô tả 6 biến còn lại trong mô hình hồi quy mô tả các tác động của các  biến độc lập tới biến phụ thuộc tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 3.3 Mô tả 6 biến còn lại trong mô hình hồi quy mô tả các tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp (Trang 55)
Bảng 3.4. Kết quả chạy mô hình Robust Stardard errors - Tác Động của esg Đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 3.4. Kết quả chạy mô hình Robust Stardard errors (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN