1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân

108 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN (13)
    • 1.1 Lý do hình thành đề tài (13)
    • 1.2 Mục đích nghiên cứu (15)
    • 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (15)
    • 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu (15)
    • 1.5 Bố cục luận văn (16)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (16)
    • 2.1 Khái niệm (17)
    • 2.2 Cơ sở lý thuyết (21)
    • 2.3 Các nghiên cứu trước (25)
    • 2.4 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu (27)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (30)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (30)
    • 3.3 Thiết kế thang đo (31)
    • 3.4 Các thang đo và bảng khảo sát (33)
    • 3.5 Thu thập dữ liệu (33)
    • 3.6 Xử lý và phân tích dữ liệu (38)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (16)
    • 4. Nghiên cứu định lượng chính thức (48)
      • 4.2 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (71)
      • 4.3 Thảo luận (75)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (16)
    • 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (0)
    • 5.2 Đóng góp về mặt lý thuyết (0)
    • 5.3 Hàm ý quản trị (0)
    • 5.4 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu kế tiếp (85)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (87)
  • PHỤ LỤC (98)

Nội dung

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:− Xác định và đo lường ảnh hưởng của hệ thống thông tin bệnh viện HIS và hiệu quả điều trị bệnh nhân tại khu vực TP.HCM với mô hình tác động giữa chất lượng thông ti

TỔNG QUAN

Lý do hình thành đề tài

HIS là một giải pháp phần mềm toàn diện được thiết kế để cách mạng hóa việc quản lý chăm sóc sức khỏe bằng cách số hóa và tổ chức hiệu quả các thông tin quan trọng về bệnh nhân và các công việc hành chính Được thiết kế riêng cho các nhu cầu độc đáo của ngành chăm sóc sức khỏe Các hệ thống này nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, cải thiện hiệu quả hoạt động, đảm bảo bảo mật dữ liệu và tạo điều kiện cho sự hợp tác liền mạch giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, cuối cùng góp phần cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao

Nhu cầu về HIS đang gia tăng toàn cầu do nhiều yếu tố tương tác và sự chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành chăm sóc sức khỏe Áp lực từ các quy định tuân thủ, sự tập trung vào quản lý dữ liệu, và nhu cầu về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư đang thúc đẩy việc triển khai HIS Sự tương tác và chia sẻ dữ liệu bệnh nhân, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-

19, đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chăm sóc liền mạch HIS không chỉ hỗ trợ cuộc thăm khám y tế từ xa mà còn là công cụ quan trọng trong quản lý sức khỏe dân số và nghiên cứu y học Với tầm quan trọng ngày càng lớn, HIS dự kiến sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chăm sóc bệnh nhân, đảm bảo an toàn dữ liệu và hỗ trợ ngành y tế toàn cầu

Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới hệ thống thông tin sức khoẻ ở Việt Nam đang trải qua sự phát triển đáng kể, đồng thời cũng có sự nhận thức ngày càng gia tăng về những lợi ích của HIS trong cộng đồng y tế và cơ quan chính phủ Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách và sáng kiến nhằm khuyến khích việc sử dụng HIS trong nước Hiện tại, đến năm 2023, có nhiều nhà cung cấp HIS hoạt động tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng để đáp ứng nhu cầu của các loại cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau Các nhà cung cấp HIS phổ biến tại Việt Nam bao gồm Vinaphone Health Solution, FPT Information System, Viettel ICT, CMC Corporation, và NEC Vietnam Hệ thống HIS đang được áp dụng trong nhiều cài đặt y tế ở Việt Nam, bao gồm cả bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân, phòng khám và nhà thuốc Việc triển khai HIS đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế tại Việt Nam Các lợi ích bao

2 gồm cải thiện chăm sóc bệnh nhân, tăng cường hiệu suất hoạt động, giảm chi phí và bảo mật dữ liệu tốt

Mặc dù có những lợi ích rõ ràng, vẫn còn một số thách thức cần được giải quyết để thúc đẩy việc sử dụng HIS rộng rãi tại Việt Nam Các thách thức bao gồm sự kháng cự của các bác sĩ quen với hệ thống giấy truyền thống hoặc phần mềm cũ, vấn đề về tích hợp khi kết nối HIS với các hệ thống hiện có, sự phức tạp trong việc truyền dữ liệu và những chi phí lớn liên quan đến triển khai Ngoài ra, nhiệm vụ bảo mật dữ liệu bệnh nhân và tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu tạo thêm sự phức tạp, cũng như yêu cầu đào tạo và phát triển kỹ năng để đảm bảo nhân viên có thể sử dụng hệ thống một cách hiệu quả Tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu đặc biệt của mỗi cơ sở y tế và điều chỉnh HIS với quy trình làm việc hiện có có thể là nhiệm vụ đòi hỏi công sức, và việc lựa chọn nhà cung cấp HIS phù hợp đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng Chất lượng và tính toàn vẹn dữ liệu phải được duy trì trong hệ thống, và quản lý những thay đổi tổ chức, giải quyết sự thay đổi trong nhân sự, và giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng Hơn nữa, đảm bảo rằng HIS tuân thủ quy định việc nâng cấp phần cứng và cơ sở hạ tầng, hệ thống sao lưu và khôi phục, cũng như khả năng mở rộng cho sự phát triển tương lai là những thách thức liên tục

Bên cạnh đó là những thách thức tiềm năng trong mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, mặc dù nó mang lại nhiều lợi ích Lo ngại về quyền riêng tư liên quan đến an toàn của dữ liệu bệnh nhân trong hệ thống HIS có thể làm mất lòng tin, và khoảng cách số hóa có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc truy cập chăm sóc và giao tiếp Cảnh báo thông tin có thể làm cho bác sĩ trở nên quá tải, gây trở ngại đối với quyết định hiệu quả, trong khi giảm tương tác trực tiếp có thể ảnh hưởng đến sự gần gũi trong chăm sóc sức khỏe Vấn đề kỹ thuật, sự hạn chế trong đào tạo, và ngôn ngữ y tế phức tạp có thể góp phần vào sự hiểu lầm, và sai sót trong việc nhập hoặc diễn giải dữ liệu có thể ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc Tuy nhiên các nghiên cứu theo hướng này chưa nhiều, bên cạnh đó sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và xu hướng chuyển đổi số khiến các nghiên cứu về hệ thống HIS trở nên cấp bách, do đó nghiên cứu “Tác động của hệ thống thông tin sức khỏe HIS đến kết quả làm việc của bác sĩ, sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân” để có thể xây dựng một mô hình tổng thể giải thích sự tương quan của các yêu tố trên trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

Đánh giá tác động của hệ thống thông tin sức khỏe HIS đến quả thực hiện của bác sĩ, sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân Đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao kết quả làm việc của các bác sĩ, sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ – bệnh nhân

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi trong nghiên cứu là các bệnh viện tại TP HCM

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hệ thống thông tin quản lý bệnh viện HIS đang được áp dụng cho các bệnh viện tại khu vực TP HCM với các thành phần bên trong như chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, mức độ tiện dụng, mức độ chấp nhận, hiệu quả điều trị, quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân

Các đối tượng tham gia khảo sát là các bác sĩ đang sử dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe điện tử

1.3.3 Không gian thu thập dữ liệu

Các dữ liệu trong nghiên cứu sẽ được thu thập từ các bác sĩ đang hoạt động trong các bệnh viện có sử dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe điện tử của khu vực TP HCM.

Ý nghĩa nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trong bối cảnh một nền kinh tế năng động và đang phát triển của Việt Nam là TP HCM, mơi có tốc độ đô thị hóa và phát triển cao trong khu vực, bên cạnh đó đây cũng là nơi có hệ thống y tế phát triển cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, bệnh nhân các khu vực lân cận có xu hướng tập trung về khu vực này để được khám và chữa bệnh, hệ thống y tế của khu vực này cũng được đánh giá là có chất lượng cao với các bệnh viện lớn như bệnh viện Thủ Đức, bệnh viên Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Chợ Rẫy, từ đó đem lại các ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn sau:

- Các kết quả từ nghiên cứu sẽ giúp kiểm định mô hình nghiên cứu về tác động của hai nhân tố là chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin của hệ thống HIS đến kết quả làm việc của bác sĩ, kết quả chăm sóc cho bệnh nhân và bên cạnh đó là mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân trong điều kiện tại Việt Nam, mà cụ thể là tại các bệnh viên lớn tại khu vực TP HCM

- Kết quả từ nghiên cứu cũng giúp các nhà quản trị có thêm một góc nhìn về mức độ ảnh hưởng của hệ thống HIS, từ đó có thể đưa ra các kế hoạch phát triển các ưu điểm và khắc phục các hạn chế.

Bố cục luận văn

Bài nghiên cứu này sẽ bao gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan – Trình bày về lý do hình thành đề tài, các mục tiêu của nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, các ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Khái niệm

2.1.1 Hệ thống thông tin sức khỏe điện tử (HIS)

Việc ứng dụng hệ thống thông tin trong y tế ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu, các nghiên cứu về việc sử dụng hệ thống thông tin trong ngành y tế cho thấy việc sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức (Currie và Finnegan, 2011), hệ thống sẽ giúp cung cấp thông tin chính xác vào đúng thời điểm cho người dùng ở các cấp quản lý khác nhau và từ đó được hiệu suất tốt hơn, thực hiện kế hoạch tốt hơn và đưa ra quyết định tốt hơn Các hệ thống sẽ giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả của các bệnh viên (Ben-Assuli và Leshno, 2012; Safdari, 2014) Từ những tác vụ đơn giản quy trình đến những hình thái phức tạp và tiên tiến hơn (Garg và Agarwal, 2014) được gọi là hệ thống thông tin sức khoẻ điện tử HIS, chúng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi (Saghaeiannejad-Isfahani, 2015) tại nhiều nơi Hệ thống này sẽ giúp được sử dụng để thu thập, truyền tải, hiển thị và lưu trữ dữ liệu của bệnh nhân (Salahuddin và Ismail, 2015) và được cho là có khả năng cải thiện đáng kể chất lượng chăm sóc y tế và an toàn bệnh nhân, nâng cao hiệu suất của nhân viên và bệnh viện, giảm thiểu lỗi quản lý, cải thiện quyền truy cập vào dữ liệu bệnh nhân; tăng cường quyết định lâm sàng và giảm đáng kể chi phí cung cấp dịch vụ (Aggelidis và Chatzoglou, 2012; Chaudhry et al., 2006; Chauhan và Jaiswal, 2017; Cohen et al., 2016; Maamuom et al., 2015; Yuan et al., 2019) Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng việc triển khai hệ thống sẽ tốn kém, phức tạp và có thể mang lại kết quả không như mong đợi (Almajali, 2016) mà ngược lại còn tác động tiêu cực đến hiệu suất của bệnh viện (Peikari et al., 2015; Sharma et al., 2016) cũng như không có bằng chứng đảm bảo sự thành công và lợi nhuận thu về (Aggelidis và Chatzoglou, 2012; Shachak et al., 2019) Do đó việc đánh giá xem hệ thống có đáp ứng được nhu cầu vận hành và cải thiện hiệu suất bệnh viện, cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh là việc cần thực hiện khi quyết định triển khai hệ thống(Gursel, 2014)

2.1.2 Chất lượng thông tin (Information quality - IQ)

Theo Delone và McLean (2003) định nghĩa Chất lượng Thông tin (IQ) là những đặc điểm mong muốn của đầu ra của hệ thống thông tin và tính hữu ích của nó đối với người sử

6 dụng.Các đặc điểm thông tin bao gồm tính kịp thời, định dạng, phạm vi, độ chính xác, tính duy nhất, tính chính xác, tính nhất quán, tính sử dụng được, tính dễ hiểu, tính khả dụng, tính hữu ích, tính đủ đầy, tính súc tích, tính đáng tin cậy và tính liên quan Tương tự, Hayrinen (2008) đã mở rộng về IQ để đo lường cả đầu ra và đầu vào của hệ thống thông tin, trong đó sự toàn diện và độ chính xác là hai khía cạnh thường được sử dụng để đo lường chất lượng thông tin Ở một khía cạnh khác, Cohen et al (2016) lập luận rằng IQ là một dự đoán quan trọng của sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng và kết quả hiệu suất, và định nghĩa nó như đầu ra của hệ thống để đảm bảo chúng có thể sử dụng được, đầy đủ chi tiết, có ý nghĩa, dễ đọc và hiểu, và do đó hữu ích cho việc hoàn thành nhiệm vụ và ra quyết định Thông tin được tạo ra từ tương tác của bệnh nhân với nhà cung cấp dịch vụ y tế phải có giá trị để hỗ trợ cả quyết định của bác sĩ và quản lý Thông tin này có giá trị khi nó chính xác, liên quan, có cấu trúc và được trình bày dưới dạng dễ sử dụng Thông tin đúng và cập nhật là quan trọng, không chỉ cho việc cung cấp chăm sóc lâm sàng chất lượng cao, mà còn giúp việc duy trì chăm sóc y tế ở mức độ tối ưu, nghiên cứu lâm sàng, dịch vụ y tế, lập kế hoạch và quản lý hệ thống y tế (WHO, 2003)

2.1.3 Chất lượng hệ thống (System quality - SQ)

Cũng theo Delone và McLean (2003) chất Lượng Hệ thống (SQ) được định nghĩa là những đặc điểm mong muốn của một hệ thống Thông tin, tập trung vào các khía cạnh sự sử dụng và các chỉ số hiệu suất Chúng bao gồm khả năng truy cập, sự tinh vi, hiệu quả, sự thuận tiện, tùy chỉnh, độ chính xác và sự hiện đại của dữ liệu, dễ học và sử dụng, tính linh hoạt, tính tích hợp, tính tương tác, điều hướng, độ tin cậy, thời gian phản hồi, độ chính xác của hệ thống, các tính năng của hệ thống và thời gian hoàn thành Hayrinen (2008) đề cập đến chất lượng hệ thống như là một trong những yếu tố để đánh giá sự thành công của hệ thống thông tin với các đặc tính như tính dễ sử dụng, tính dễ học và tính hữu ích của hệ thống Cohen et al (2016) định nghĩa nó theo cách khác là trải nghiệm của người dùng về hệ thống từ góc độ kỹ thuật, thiết kế và vận hành Trải nghiệm này phản ánh các thuộc tính của hệ thống như tính dễ sử dụng, độ tin cậy và thời gian phản hồi Trong một nghiên cứu khác của Ali và Younes (2013) thì chất lượng hệ thống được đo lường bằng độ tin cậy, độ chính xác, thời gian phản hồi từ đó mang lại sự thuận tiện, sự riêng tư và phản hồi nhanh chóng cho người dùng Trong đó tính phản hồi và dễ học nhất định có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hài lòng của người sử dụng (Cohen et al., 2016)

2.1.4 Tính hữu dụng cảm nhận (Perceived usefulness - PU)

Tính hữu dụng cảm nhận được định nghĩa là niềm tin chủ quan của người dùng về lợi ích của việc sử dụng Hệ thống Thông tin Y tế (HIS) để đạt được mục tiêu công việc và tăng cường hiệu suất công việc trong một thực hành y tế (Ali and Younes, 2013; Maamuom et al., 2015), đánh giá mức độ các tính năng của hệ thống phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng của người dùng và công việc (Gursel et al., 2014) Người dùng thường sử dụng hoặc không sử dụng hệ thống thông tin tới mức họ tin rằng nó sẽ giúp họ thực hiện công việc tốt hơn hoặc tăng cường hiệu suất làm việc của họ (Davis, 1989) Chất lượng thông tin và chất lượng hệ thống đều được cho là có ảnh hưởng đến tính hữu dụng cảm nhận (Ali and Younes, 2013; Maamuom et al., 2015) Một nghiên cứu khác từ Dansky et al (1999) cho thấy tính hữu dụng cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của bác sĩ đến hệ thống và từ đó giải thích một phần ý định hành vi sử dụng hệ thống Gagnon et al (2014)

2.1.5 Cảm nhận tính dễ sử dụng (Perceived ease of use - PE)

Cảm nhận tính dễ sử dụng đề cập đến việc người dùng tin rằng việc sử dụng hệ thống thông tin không đòi hỏi nhiều nỗ lực (Davis, 1989) và dễ quản lý, cũng như mức độ mà hệ thống được coi là dễ hiểu, dễ học và sử dụng (Ali and Younes, 2013) Theo một nghiên cứu từ Gagnon (2014) cho thấy PEảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng hệ thống thông tin của bác sĩ Các bác sĩ có ấn tượng tích cực về sự dễ sử dụng hệ thống có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất và an toàn trong việc kê đơn thuốc do giảm gánh nặng tâm trí, dẫn đến sự tập trung tốt hơn và ít lỗi y khoa Tương tự, Ali và Younes (2013) chỉ ra rằng mức độ người dùng cảm nhận được sự dễ sử dụng của IS càng cao, sẽ có tác động tích cực đối với hiệu suất công việc Từ đó ta có thể kết luận rằng PE không chỉ có ảnh hưởng tích cực trực tiếp đối với hiệu suất công việc mà còn trung gian hóa ảnh hưởng của IQ và SQ đối với hiệu suất công việc của người dùng

2.1.6 Kết quả làm việc của bác sĩ (User performance - PF)

Kết quả làm việc của bác sĩ đề cập đến khả năng thực hiện các hành động cụ thể để đạt được một tập hợp các mục tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian và các ràng buộc của các bên liên quan và tình huống Smith(2012) định nghĩa nó như mức độ mà các khía cạnh khác nhau của hệ thống đáp ứng được các mục tiêu chính của chúng, hoặc ta có thể xem

8 như là kết quả thu được so với kết quả mong muốn (Yu, 2009) Kết quả làm việc của bác sĩ cung mối liên kết mạnh mẽ nhất đến mục tiêu tổ chức chiến lược, sự hài lòng của khách hàng và đóng góp kinh tế

2.1.7 Quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân (Doctor–Patient relationship - DP)

Sự phát triển sâu rộng của công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân (DP) Mối quan hệ này là quan trọng để bác sĩ có thể nhận diện bệnh tật và kê đơn thuốc hiệu quả, cũng như để bệnh nhân hiểu về bản chất và hậu quả của bệnh, tham gia vào quyết định điều trị và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ (Aziz, 2014) Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cổng thông tin cho bệnh nhân và các công cụ trực tuyến khác đã làm cho hồ sơ y tế trở nên dễ tiếp cận hơn đối với bệnh nhân, tăng cường nhận thức y tế của họ và do đó cải thiện giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân (Ammenwerth, 2012) Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực từ hệ thống thông tin, vẫn có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của hệ thống thông tin như việc sử dụng máy tính trong phòng khám hạn chế cuộc trò chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân (Margalit, 2006), Tương tự, Morton và Wiedenbeck (2010) phát hiện ảnh hưởng tiêu cực của việc triển khai hệ thống thông tin đối với mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân và nhấn mạnh rằng bác sĩ không dự đoán được rằng mối quan hệ của họ với bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng

2.1.8 Kết quả chăm sóc sức khỏe bệnh nhân (Patient Care - PC)

Việc ứng dụng các hệ thống thông tin trong ngành y tế đã mang lại cơ hội cho bệnh nhân có thể tham gia tích cực trong quá trình điều trị từ đó mang lại nhiều hiệu quả và giá trị hơn cho bệnh nhân (Ammenwerth, 2012) Kết quả chăm sóc bệnh nhân là một trong những những lợi ích quan trọng nhất của việc áp dụng hệ thống thông tin sức khoẻ (Marshall và Chin, 1998) Các kết quả tốt trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sẽ không đạt được nếu hệ thống thông tin không đảm bảo, điều đó khiến cho các thông tin bệnh án không được cung cấp kịp thời dẫn đến các kết quả điều trị sẽ thiếu chính xác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả chăm sóc bệnh nhân (Haux, 2006; Hayrine, 2008) Hệ thống thông tin sức khoẻ sẽ giúp cải thiện sự có sẵn của các thông tin lâm sàng quan trọng, cải thiện giao tiếp giữa các bộ phận, hiệu quả trong việc hỗ trợ quyết định khi chăm sóc bệnh nhân và giảm lỗi liên quan đến thuốc như liều lượng, tương tác với các loại thuốc khác và phản ứng của thuốc(Marshall và Chin, 1998) Tương tự, các công nghệ di động có khả năng cải thiện chất

9 lượng và an toàn của chăm sóc bệnh nhân bằng cách giảm lỗi thông qua việc cung cấp tài liệu bệnh nhân nhanh hơn, toàn diện hơn và dễ truy cập hơn tại thời điểm và điểm chăm sóc (Junglas et al., 2009) Nhưng bên cạnh đó hệ thống cũng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân khi các bác sĩ bị giới hạn bởi các tính năng và khả năng của hệ thống (Campbell et al., 2006).

Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Mô hình thành công của hệ thống thông tin:

Mô hình thành công của hệ thống thông tin được giới thiệu vào năm 1992 bởi William H DeLone và Ephraim R McLean trong bối cảnh hệ thống thông tin phát triển và tất cả các thông tin dần được kết nối một cách có hệ thống, hệ thống thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cảnh quan của tổ chức và khả năng giúp tổ chức phát triển trong thời đại số Khi doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào công nghệ để cải thiện hoạt động và quyết định, thì việc đánh giá thành công của hệ thống thông tin trở thành một khía cạnh quan trọng của hiệu suất tổ chức Mô hình đề xuất của DeLone và McLean đã cho một cách tiếp cận toàn diện và có hệ thống để đánh giá thành công của hệ thống thông tin Trước khi mô hình này được phát triển, các đánh giá thường chỉ giới hạn ở các khía cạnh kỹ thuật, bỏ qua tác động rộng lớn hơn của hệ thống thông tin đối với mục tiêu tổ chức và sự hài lòng của người sử dụng

Mô hình DeLone và McLean trình bày một khuôn khổ đa chiều xác định và liên quan đến sáu thành phần chính đóng góp vào thành công của hệ thống thông tin:

- Chất lượng hệ thông: Tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của hệ thống thông tin, bao gồm độ tin cậy, khả năng sử dụng và hiệu quả Bao gồm độ tin cậy của thông tin, hiệu suất của hệ thống và thiết kế giao diện người dùng

- Chất lượng thông tin: Đánh giá mức độ chính xác, đầy đủ, tin cậy và hữu ích của thông tin được hệ thống cung cấp Chất lượng thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng người dùng có được thông tin chính xác và hữu ích để thực hiện công việc của họ

- Sử dụng hệ thống: Đo lường mức độ mà người dùng thực sự sử dụng hệ thống thông tin trong quá trình công việc hàng ngày của họ Sự sử dụng có thể được

10 đo lường bằng cách theo dõi tần suất và cách mà người dùng tương tác với hệ thống

- Sự hài lòng của người sử dụng: Đo lường sự hài lòng tổng thể của người sử dụng với hệ thống thông tin Bao gồm cả sự hài lòng được đánh giá và thực tế, phản ánh thái độ của người sử dụng đối với hệ thống

- Tác động Cá Nhân: Đây là yếu tố đo lường ảnh hưởng của hệ thống thông tin đến hiệu suất và kết quả công việc của cá nhân người sử dụng Tác động cá nhân có thể bao gồm sự cải thiện về hiệu suất làm việc, sự hài lòng cá nhân, tăng cường kỹ năng và kiến thức cá nhân, cũng như các yếu tố khác liên quan đến ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của hệ thống thông tin đối với người sử dụng cụ thể

- Tác động Tổ Chức : Đây là khía cạnh đánh giá ảnh hưởng của hệ thống thông tin đến tổ chức trong toàn bộ Tác động tổ chức đo lường sự ảnh hưởng của hệ thống thông tin đến hiệu suất và thành tựu của tổ chức Điều này có thể bao gồm sự tăng cường hiệu quả làm việc toàn cầu, cải thiện quy trình kinh doanh, sự linh hoạt tổ chức, và các yếu tố khác có thể đóng góp tích cực đối với mục tiêu và chiến lược tổ chức Tác động tổ chức đặc trưng cho tầm nhìn lớn hơn, liên quan đến cách hệ thống thông tin hỗ trợ và cung cấp giá trị cho toàn bộ tổ chức

Hình 2 1Mô hình DeLone và McLean về Sự thành công của Hệ thống Thông tin

Mô hình DeLone và McLean xác định chất lượng hệ thống và thông tin không chỉ độc lập ảnh hưởng đến sử dụng và sự hài lòng người sử dụng, mà còn tác động lẫn nhau Sử Dụng và sự hài lòng người sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến tác động cá nhân, và cuối cùng, ảnh hưởng này đối với tác động cá nhân sẽ ảnh hưởng đến tác động tổ chức Và từ đó ta có

11 một số kết luận để đánh giá sự thành công của hệ thống trong ngữ cảnh cụ thể nghiên cứu như sau:

Tính Đa Chiều của Thành Công: Mô hình này nhấn mạnh tính đa chiều của sự thành công bằng cách xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, từ chất lượng hệ thống đến tác động cá nhân và tổ chức

Tầm Quan Trọng của Chất Lượng Hệ Thống và Chất Lượng Thông Tin: Chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin được xác định là hai yếu tố chủ chốt đối với sự thành công của hệ thống thông tin Chúng ảnh hưởng đến cả sự sử dụng và sự hài lòng của người dùng

Tác Động Cá Nhân và Tác Động Tổ Chức: Mô hình nhấn mạnh tác động cá nhân và tổ chức của hệ thống thông tin Tác động cá nhân liên quan đến hiệu suất và kết quả cá nhân, trong khi tác động tổ chức đánh giá ảnh hưởng của hệ thống đối với toàn bộ tổ chức

Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng và Sự Hài Lòng: Mô hình mô tả mối quan hệ tương quan giữa sự sử dụng hệ thống và sự hài lòng của người dùng Sự sử dụng tích cực có thể dẫn đến sự hài lòng và ngược lại

Sự Linh Hoạt Trong Đánh Giá: Mô hình này mang lại sự linh hoạt cho việc đánh giá sự thành công của hệ thống thông tin dựa trên ngữ cảnh cụ thể của tổ chức và người dùng Ứng Dụng Rộng Rãi: Mô hình này có sự ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thực tế do cung cấp một khung nhìn toàn diện về sự thành công của hệ thống thông tin

2.2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ:

Mô hình Chấp Nhận Công Nghệ (TAM) của Davis ra đời vào những năm 1989, là một kết quả của xu hướng sử dụng công nghệ thông tin và máy tính cá nhân Trong thời kỳ này, sự phổ biến của máy tính cá nhân và các ứng dụng công nghệ thông tin đã tăng lên nhanh chóng, đặt ra nhu cầu đặc biệt cho việc hiểu rõ hơn về lý do mọi người chấp nhận hoặc từ chối sử dụng công nghệ mới này Từ đó Fred Davis, một nhà nghiên cứu ở trường Quản lý Krannert của Đại học Purdue, đã đưa ra mô hình TAM trong bối cảnh nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Ông đã nhận thức sự quan trọng của việc hiểu nhận thức và thái độ của người sử dụng đối với công nghệ trong quá trình đưa nó vào sử dụng thực tế

Các nghiên cứu trước

1 Nghiên cứu của Almajali, D.A., Masa’deh, R and Tarhini, A (2016), “Tiền đề của sự thành công trong việc triển khai hệ thống ERP: một nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Jordan”

Bài nghiên cứu đề cập đến các yếu tố dẫn đến sự thành công trong triển khai ERP, bao gồm đào tạo, hỗ trợ lãnh đạo và dễ sử dụng đối với thành công của việc triển khai ERP thông qua tác động trung gian của sự hài lòng của người dùng

Phương pháp nghiên cứu là dữ liệu thực nghiệm được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát được phân phối cho người dùng ERP trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe của Jordan Tổng số 175 câu trả lời đã được thu thập và phân tích bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc

2 Nghiên cứu của Khalid Abed Dahleez, “Các đặc điểm của hệ thống y tế điện tử, hiệu suất y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe tại UNRWA Trung tâm y tế Palestine” Nghiên cứu điều tra các đặc điểm của hệ thống y tế điện tử như chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống , tính dễ sử dụng, tính hữu ích được cảm nhận tác động vào việc nâng cao hiệu suất của nhân viên y tế, hiệu quả chăm sóc bệnh nhân và quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân

Nghiên cứu tuân theo phương pháp định lượng và cách tiếp cận là suy diễn với bộ dữ liệu được thu thập từ 241 nhân viên y tế tại 19 trung tâm chăm sóc y tế trong khu vưc

3 Nghiên cứu của Mair, F.S., May, C., O’Donnell, C., Finch, T., Sullivan, F and Murray, E (2012), “Các yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực hiện các hệ thống y tế điện tử: một đánh giá hệ thống có giải thích”

Nghiên xem xét một cách có hệ thống các tài liệu về việc triển khai y tế điện tử để xác định các rào cản và tác nhân thúc đẩy việc triển khai y tế điện tử cùng những lỗ hổng nổi bật trong nghiên cứu về chủ đề này

Các bản tóm tắt và giấy tờ được sàng lọc hai lần và dữ liệu được trích xuất về quốc gia xuất xứ; lĩnh vực sức khỏe điện tử; ngày xuất bản; mục tiêu và phương pháp; cơ sở dữ liệu được tìm kiếm Dữ liệu được phân tích định tính bằng cách sử dụng lý thuyết quá trình chuẩn hóa như một khung mã hóa giải thích

4 Nghiên cứu của Peikari, H.R., Shah, M.H., Zakaria, M.S., Yasin, N.M and Elhissi, A (2015), “Tác động của khả năng sử dụng kê đơn điện tử thế hệ thứ hai đối với kết quả của dược sĩ cộng đồng”

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát định lượng được thu thập từ các dược sĩ để đánh giá tác động của hệ thống kê đơn điện tử đến kết quả thực hành của các dược sĩ, từ đó đưa ra hướng cải thiện thông tin hệ thống để tăng hiệu quả thu được

Sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát định lượng được sử dụng và dữ liệu được thu thập từ các dược sĩ cộng đồng, những người sử dụng hệ thống kê đơn điện tử

Dữ liệu từ 152 bảng câu hỏi được thu thập trong một cuộc khảo sát quốc gia được sử dụng cho nghiên cứu Phương pháp PLS được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy, tính hợp lệ và giả thuyết của quy mô

5 Nghiên cứu của Venkatesh, V and Davis, F.D (1996), “Một mô hình tiền thân của tính dễ sử dụng được nhận thức: phát triển và thử nghiệm”

Bài nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các yếu tố quyết định mức độ dễ sử dụng được cảm nhận, từ đó đề xuất các giải pháp ở các quá trình đào tạo nhằm cải thiện hiệu quả người dùng và từ đó tăng tính chấp nhận từ người sử dụng

Bài nghiên cứu tiến hành lấy dữ liệu từ ba thử nghiệm bao gồm 108 đối tượng và sáu hệ thống khác nhau để kiểm định giả thuyết rằng nhận thức của một cá nhân về tính dễ sử dụng của một hệ thống cụ thể được gắn với tính hiệu quả của máy tính nói chung của họ mọi lúc và khả năng sử dụng khách quan có tác động đến tính dễ sử dụng nhận thức về một hệ thống cụ thể chỉ sau khi trải nghiệm trực tiếp với hệ thống

6 Nghiờn cứu của Bradley, J., Sharda, R and Voò, S (2012), “Nếu chỳng tụi xõy dựng nó, họ sẽ đến? Mô hình chấp nhận công nghệ”

Bài nghiên cứu nhằm mục đích điều tra các đặc điểm của hệ thống y tế điện tử (chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, mức độ dễ sử dụng, tính hữu ích được cảm nhận) góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên y tế, chăm sóc bệnh nhân và mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe UNRWA-Gaza Và thử nghiệm một mô hình đơn lẻ tích hợp bao gồm Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình D&M và việc sử dụng hệ thống y tế điện tử Nghiên cứu này tuân theo phương pháp luận định lượng và phương pháp nghiên cứu suy diễn Dữ liệu được thu thập từ 241 nhân viên y tế sử dụng hệ thống làm việc tại 19 trung tâm chăm sóc sức khỏe khác nhau trên khắp Dải Gaza Kỹ thuật lập mô hình phương trình bình phương / cấu trúc từng phần nhỏ nhất được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập được và để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2014)

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính

Nghiên cứu sơ bộ: được tiến hành qua hai giai đoạn nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện bằng việc phỏng vấn trao đổi trực tiếp với khoảng 5 bác sĩ làm việc tại các bệnh viện sử dụng hệ thống HIS Tất cả các ý kiến trong quá trình phỏng vấn đều được ghi lại làm cơ sở tổng hợp để xem xét bổ sung và hiệu chỉnh các biến quan sát phù hợp, cũng như sử dụng các thuật ngữ phù hợp với ngữ cảnh Việt Nam Sau lần phỏng vấn trực tiếp này tác giả sẽ xây dựng bảng câu hỏi nháp

3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ: từ bảng câu hỏi nháp, tiến hành khảo sát thử khoảng 20 đối tượng, những đối tượng này là các bác sĩ làm việc tại các bệnh viện sử dụng hệ thống HIS trên địa bàn TP.HCM Ý kiến thu thập được sử dụng để bổ sung, hiệu chỉnh lần nữa nhằm mục đích hình thành thang đo và xây dựng bảng câu hỏi chính thức Sau đó sẽ tiến hành triển khai thu thập dữ liệu nghiên cứu chính thức

3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu này được thực hiện với kỹ thuật thu thập dữ liệu từ bác sĩ làm việc tại các bệnh viện sử dụng hệ thống HIS trên địa bàn TP.HCM Tiếp theo bài nghiên cứu tiếp tục kiểm tra lại độ tin cậy Croach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của thang đo và kiểm định mô hình các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Từ kết quả có được sẽ đưa ra kết luận và kiến nghị.

Thiết kế thang đo

Nghiên cứu sử dụng hai loại thang đo là thang đo định danh (nominal scale) và thang đo khoảng (interval scale) Thang đo định danh là thang đo định tính, số đo chỉ để xếp loại chứ không có ý nghĩa về mặt lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Chẳng hạn, người trả lời được yêu cầu chọn giới tính, nhóm tuổi, mức thu nhập Thang đo khoảng là thang đo định lượng, trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách nhưng gốc 0 không có nghĩa (Nguyễn Đình

Thọ, 2014) Nghiên cứu này đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Thang đo Likert thường được dùng để đo lường một tập hợp các phát biểu của một khái niệm Số đo của khái niệm là tổng các điểm của từng phát biểu

Thang đo được hình thành từ cơ sở lý thuyết và dựa vào những thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước Theo đó một tập biến quan sát được đưa ra để đo lường một biến tiềm ẩn Các thang đo đã được thiết lập trong các nghiên cứu ở nước khác sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường tại Việt Nam

Thang đo được sử dụng là thang đo Liker 5 điểm với 5 lựa chọn cụ thể:

- Lựa chọn “1” tương ứng với mức “Hoàn toàn không đồng ý”

- Lựa chọn “2” tương ứng với mức “Không đồng ý”

- Lựa chọn “3” tương ứng với mức “Bình thường”

- Lựa chọn “4” tương ứng với mức “Đồng ý”

- Lựa chọn “5” tương ứng với mức “Hoàn toàn đồng ý”

Tác giả sẽ tiếp tục tiến hành phỏng vấn tay đôi với các đối tượng Kết quả của phương pháp phỏng vấn sâu nhằm kiểm tra mức độ hiểu của người được phỏng vấn với nội dung các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước nhằm chỉnh sửa nội dung và bổ sung biến quan sát Do tính chất dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và có thể đào sâu vấn đề có tính chuyên môn cao (Nguyễn Đình Thọ, 2014) nên phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp từng người một, phỏng vấn các đối tượng dựa trên bảng câu hỏi được kế thừa từ thang đo gốc của các nghiên cứu trước

Kết quả phỏng vấn sâu theo kỹ thuật phỏng vấn tay đôi đạt được như sau: hầu hết các biến quan sát đều có sự chỉnh sửa về từ ngữ, câu chữ cho dễ hiểu, có những câu ý nghĩa bị trùng có thể ghép lại và bổ sung

Các thang đo và bảng khảo sát

Bảng câu hỏi này bao gồm hai phần chính: phần I bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời; cụ thể là tuổi, giới tính, chuyên môn, kinh nghiệm,trong khi phần II bao gồm việc đo lường các biến nghiên cứu

Thang đo thái độ Likert năm điểm cùng với một bộ 44 mục được sử dụng để rút ra thái độ của người trả lời đối với bảy biến nghiên cứu.

Thu thập dữ liệu

Phương pháp được chọn là phương pháp lấy mẫu thuận tiện Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này chính là các bác sĩ làm việc tại các bệnh viện sử dụng hệ thống HIS trên địa bàn TP.HCM Dữ liệu khảo sát được tiến hành thu thập bằng 2 cách: trực tiếp bằng bảng giấy và gián tiếp thông qua việc sử dụng công cụ khảo sát google docs

Bảng 3 1 Thang đo và nguồn tham khảo

Thang đo gốc Thang đo dự kiến Nguồn

IQ01 MIS provides me with accurate information

HIS cung cấp cho tôi thông tin chính xác

IQ02 Information contained in MIS is timely and regularly updated

Thông tin trong HIS được cập nhật kịp thời và thường xuyên

IQ03 MIS provides me with information that is clear and easy to understand

HIS cung cấp cho tôi thông tin rõ ràng và dễ hiểu

IQ04 MIS provides me with information that is valid and reliable

HIS cung cấp cho tôi thông tin hợp lệ và đáng tin cậy

IQ05 MIS provides me with information that is complete and sufficiently detailed

HIS cung cấp cho tôi thông tin đầy đủ và chi tiết

IQ06 MIS provides me with consistent information

HIS cung cấp cho tôi thông tin nhất quán

IQ07 MIS provides me with relevant information

HIS cung cấp cho tôi thông tin liên quan

IQ08 MIS provides me with easily accessible and useable information

HIS cung cấp cho tôi thông tin dễ tiếp cận và có thể sử dụng được

IQ09 Data are inserted into MIS immediately

Dữ liệu được đưa vào HIS ngay lập tức

SQ01 MIS functions well according to its purpose

HIS hoạt động tốt theo mục đích của nó

SQ02 MIS is adaptable to upcoming needs of users

HIS có thể thích ứng với nhu cầu sắp tới của người dùng

SQ03 MIS is fast and has timely response

HIS nhanh chóng và có phản ứng kịp thời

SQ04 MIS makes it easier to correct my work errors

HIS làm cho việc sửa lỗi công việc của tôi trở nên dễ dàng hơn

SQ05 MIS helps me to reduce errors in my work

HIS giúp tôi giảm thiểu sai sót trong công việc

SQ06 MIS is reliable and Free from error

HIS đáng tin cậy và không có lỗi

SQ07 MIS is flexible and customizable to meet health center style of work

HIS linh hoạt và có thể tùy chỉnh để đáp ứng phong cách làm việc của bệnh viện

Tính hữu dụng cảm nhận

PU01 HIS improves the quality of my work

HIS cải thiện chất lượng công việc của tôi Davis (1985,

PU02 HIS allows me to have quick access to patient’s data

HIS cho phép tôi truy cập nhanh vào dữ liệu của bệnh nhân

PU03 HIS reduces the risk of error in health care service

HIS giảm nguy cơ sai sót trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe

PU04 HIS gives me greater control over my work schedule

HIS cho tôi quyền kiểm soát tốt hơn đối với lịch trình làm việc của tôi

PU05 HIS enhances my overall effectiveness in my job

HIS nâng cao hiệu quả tổng thể của tôi trong công việc

PU06 HIS makes it easier to do my job

HIS làm cho công việc của tôi dễ dàng hơn

Cảm nhận tính dễ sử dụng

PE01 It is easy to learn to use HIS

Thật dễ dàng để học cách sử dụng HIS

PE02 HIS is easy to use HIS rất dễ sử dụng

PE03 HIS makes my consultations with patients easier

HIS làm cho việc tham vấn của tôi với bệnh nhân dễ dàng hơn

PE04 I think, I will become skilled using HIS

Tôi nghĩ, tôi sẽ trở nên thành thạo khi sử dụng HIS

PE05 HIS will be easy for physicians to use

HIS sẽ dễ dàng cho các bác sĩ sử dụng

PF01 I Hardly ever make mistakes in work

Tôi hầu như không bao giờ mắc lỗi trong công việc

Ali và Younes (2013); Junglas et al., (2009) PF02 I follow proper procedures in solving problems at work environment

Tôi tuân thủ các quy trình thích hợp trong việc giải quyết các vấn đề tại môi trường làm việc

PF03 I accomplish assigned tasks effectively and efficiently

Tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả và hiệu quả

PF04 I accomplish assigned tasks quickly and accurately

Tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng và chính xác

PF05 I communicate gently with my colleagues and others

Tôi giao tiếp nhẹ nhàng với đồng nghiệp và những người khác

PF06 I do effectively coordinated work with my colleagues

Tôi phối hợp hiệu quả với các đồng nghiệp của mình

PF07 I create new ideas that simplify performing my work

Tôi tạo ra những ý tưởng mới giúp đơn giản hóa việc thực hiện công việc của mình

PF08 I work on achieving my employment goals and on

Tôi nỗ lực để đạt được các mục tiêu việc làm và phát

25 developing my career path triển con đường sự nghiệp của mình

PF09 I constantly work on improving the quality of my performance

Tôi không ngừng làm việc để cải thiện chất lượng hiệu suất của mình

Kết quả chăm sóc sức khỏe

PC01 Quality of medical care received by the patients is high

Chất lượng khám chữa bệnh mà người bệnh nhận được cao

PC02 Patient waiting time is relatively short

Thời gian chờ đợi của bệnh nhân tương đối ngắn

PC03 Errors in laboratory tests hardly ever happens

Sai sót trong các thử nghiệm trong phòng xét nghiệm hiếm khi xảy ra

PC04 Patient information are treated securely

Thông tin bệnh nhân được xử lý an toàn

Quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân

DP01 Patients have high confidence in physicians

Bác sĩ cảm nhận bệnh nhân có niềm tin cao vào thầy thuốc Morton và

Wiedenbeck (2010) DP02 Doctors have high credibility with patients

Bác sĩ có uy tín cao với bệnh nhân

DP03 Patients are more satisfied with the received medical

Bệnh nhân hài lòng hơn với dịch vụ y tế nhận được

DP04 Doctors have positive and effective interaction with patients

Các bác sĩ có sự tương tác tích cực và hiệu quả với bệnh nhân

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1Mô hình DeLone và McLean về Sự thành công của Hệ thống Thông tin  Mô hình DeLone và McLean xác định chất lượng hệ thống và thông tin không chỉ độc lập  ảnh hưởng đến sử dụng và sự hài lòng người sử dụng, mà còn tác động lẫn nhau - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Hình 2. 1Mô hình DeLone và McLean về Sự thành công của Hệ thống Thông tin Mô hình DeLone và McLean xác định chất lượng hệ thống và thông tin không chỉ độc lập ảnh hưởng đến sử dụng và sự hài lòng người sử dụng, mà còn tác động lẫn nhau (Trang 22)
Hình 2. 2 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Hình 2. 2 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Trang 24)
Hình 2. 3 Mô hình nghiên cứu đề xuất - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Hình 2. 3 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 28)
Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2014) - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2014) (Trang 30)
Bảng câu hỏi này bao gồm hai phần chính: phần I bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học  của người trả lời; cụ thể là tuổi, giới tính, chuyên môn, kinh nghiệm,trong khi phần II bao  gồm việc đo lường các biến nghiên cứu - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng c âu hỏi này bao gồm hai phần chính: phần I bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời; cụ thể là tuổi, giới tính, chuyên môn, kinh nghiệm,trong khi phần II bao gồm việc đo lường các biến nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 3.3: Thang đo độ tin cậy chất lượng hệ thống - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 3.3 Thang đo độ tin cậy chất lượng hệ thống (Trang 45)
Bảng 3.6: Thang đo độ tin cậy hiệu quả sử dụng, Cronbach's Alpha = 0.978 - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 3.6 Thang đo độ tin cậy hiệu quả sử dụng, Cronbach's Alpha = 0.978 (Trang 46)
Bảng 4.1 Thông tin nhân khẩu học của người tham gia khảo sát - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 4.1 Thông tin nhân khẩu học của người tham gia khảo sát (Trang 48)
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng (Trang 49)
Bảng 4.3 Độ tin cậy của thang đo Kết quả làm việc của bác sĩ - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 4.3 Độ tin cậy của thang đo Kết quả làm việc của bác sĩ (Trang 53)
Bảng 4.4 Kiểm định thang đo Quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 4.4 Kiểm định thang đo Quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân (Trang 54)
Bảng 4.5 Kiểm định thang đo Kết quả chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 4.5 Kiểm định thang đo Kết quả chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân (Trang 56)
Bảng 4.6 Kết quả ma trận xoay các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh nhân  cùng các tác động đến bác sĩ - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 4.6 Kết quả ma trận xoay các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh nhân cùng các tác động đến bác sĩ (Trang 57)
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các thang đo: Kết quả làm việc của bác  sĩ, Quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân và Kết quả chăm sóc sức khỏe bệnh nhân - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các thang đo: Kết quả làm việc của bác sĩ, Quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân và Kết quả chăm sóc sức khỏe bệnh nhân (Trang 61)
Hình 4. 1 Kết quả chạy CFA - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Hình 4. 1 Kết quả chạy CFA (Trang 64)
Bảng 4.8 Các trọng số đã chuẩn hóa khi phân tích CFA - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 4.8 Các trọng số đã chuẩn hóa khi phân tích CFA (Trang 65)
Bảng 7 Kết quả kiểm định hệ số tương quan trong CFA - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 7 Kết quả kiểm định hệ số tương quan trong CFA (Trang 69)
Bảng 4.11 Thống kê kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 4.11 Thống kê kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (Trang 70)
Bảng 8 Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê khi chạy SEM - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Bảng 8 Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê khi chạy SEM (Trang 72)
Hình 4. 3 Kết quả mô hình nghiên cứu - tác động của hệ thống thông tin sức khỏe his đến kết quả làm việc của bác sĩ sự chăm sóc sức khỏe và quan hệ bác sĩ bệnh nhân
Hình 4. 3 Kết quả mô hình nghiên cứu (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w