các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Đo lường tác động của các yếu tố: Chính sách của chính phủ, tính tương thích của hệ thống bệnh án điện tử, sự Hỗ trợ của lãnh đạo trong việc thực hiện triển khai bệnh án điện tử, chất

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -š›&š› -

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VÀ Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG

BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC BÁC SĨ DRIVERS OF PHYSICIANS’ SATISFACTION AND CONTINUANCE INTENTION TOWARD

THE ELECTRONIC MEDICAL RECORD

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HCM, tháng 01 năm 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trương Minh Chương Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Hà Quang An

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG MSHV: 2070597

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ

- Đo lường tác động của các yếu tố: Chính sách của chính phủ, tính tương thích của hệ thống bệnh án điện tử, sự Hỗ trợ của lãnh đạo trong việc thực hiện triển khai bệnh án điện tử, chất lượng hệ thống thông tin, tính chấp nhận sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ, nhận thức sự hữu ích khi sử dụng bệnh án điện tử, nhận thức dễ dàng sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ

- Đề ra các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý y tế tại Việt Nam nhằm xây dựng các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 28/11/2022

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 27/11/2023 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Trương Minh Chương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Bách Khoa, Ban lãnh đạo Khoa Quản lý công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này

Em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Quản lý công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã luôn nhiệt huyết, tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức, những bài học quý báu trong những năm học vừa qua Em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Trương Minh Chương đã dành thời gian quý báu hướng dẫn tận tình, sát sao, luôn quan tâm nhắc nhở, khích lệ, động viên và đặc biệt đã luôn góp ý, tạo điều kiện hết sức giúp em hoàn thành tốt nhất luận văn của mình Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng chỉ đạo tuyến và các Bác sĩ từ các Bệnh viện Thủ Đức, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chợ Rẫy đã dành thời gian, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thiện đề tài nghiên cứu này

Cuối cùng, bài nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2023

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với hai mục đích chính: (1) Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ Đo lường tác động của các yếu tố: Chính sách của chính phủ, tính tương thích của hệ thống bệnh án điện tử, sự Hỗ trợ của lãnh đạo trong việc thực hiện triển khai bệnh án điện tử, chất lượng hệ thống thông tin, tính chấp nhận sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ, nhận thức sự hữu ích khi sử dụng bệnh án điện tử, nhận thức dễ dàng sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ (2) Đề ra các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý y tế tại Việt Nam nhằm xây dựng các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ

Sau khi tổng quan cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu, nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu này được thực hiện với kỹ thuật thu thập dữ liệu từ các Bác sĩ tại các bệnh viện đã triển khai EMR thông qua bảng 33 câu hỏi Dữ liệu thu thập được từ 264 mẫu khảo sát hợp lệ được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

Dựa trên kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu, đề tài đã rút ra một số hàm ý quản trị cho nhà quản lý để nâng cao sự hài lòng, ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử, từ đó giúp quá trình triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở y tế từng bước hoàn thiện, phát triển hướng tới bệnh viện thông minh

Trang 6

ABSTRACT

This research project was conducted with two main goals: (1) Drivers of physicians' satisfaction and continuance intention towards the electronic medical records Measure the impact of factors: Government policy, compatibility of the electronic medical record system, leadership support in implementing the development of electronic medical records, quality of the information system physicians' acceptance of using electronic medical records, perceived usefulness of using electronic medical records, perceived ease of using electronic medical records of physicians affect satisfaction and continued intention to use electronic medical records (2) Propose management implications for medical managers in Vietnam to develop solutions to improve the level of satisfaction and intention to continue using electronic medical records of physicians

After synthesizing the theoretical basis and proposing a research model, the research was conducted using quantitative research methods Quantitative research in this study The study was conducted using data collection techniques from doctors at hospitals that have developed electronic medical records implementation through a 33-question table Data collected from 264 valid survey samples were used to test the research model through exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA) and structural model analysis linear shape (SEM)

Based on the results of testing the research hypothesis, the project has drawn a number of administrative implications for managers to improve satisfaction and intention to continue using electronic medical records, thereby helping the implementation process Electronic medical record declaration at medical facilities is gradually improving and developing towards a smart hospital

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trương Minh Chương Ngoài các tài liệu tham khảo, luận văn này không sử dụng ý tưởng, không sao chép nội dung từ bất kỳ ai khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Trang 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7

2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU 7

2.1.1 Chính sách của chính phủ về y tế (Government policy - GP) 7

2.1.2 Tính tương thích (compatibility) 8

2.1.3 Sự hỗ trợ của lãnh đạo (Top management support) 8

2.1.4 Chất lượng hệ thống thông tin (Information System Quality) 9

2.1.5 Sự xác nhận (Confirmation) 9

Trang 9

2.1.6 Cảm nhận hữu ích (Perceived usefulness-PU) 10

2.1.7 Cảm nhận dễ sử dụng (Perceived ease of use - PEOU) 10

2.1.8 Sự hài lòng (Satisfaction) 11

2.2.9 Ý định tiếp tục sử dụng (Continuance intention) 11

2.2 CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 11

2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) 11

2.2.2 Lí thuyết hành vi dự định ( Theory of Planned Behavior – TPB) 12

2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology acceptance model - TAM) 13

2.2.4 Mô hình xác nhận kỳ vọng (ECM) 14

2.2.5 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) 15

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 16

2.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 18

2.4.1 Mối quan hệ giữa Chính sách của chính phủ và cảm nhận sự hữu ích 18

2.4.2 Mối quan hệ giữa tính tương thích và Sự xác nhận, Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng 18

2.4.3 Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của lãnh đạo và Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng 19

2.4.4 Mối quan hệ giữa chất lượng thông tin và Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng và sự xác nhận của các Bác sĩ khi sử dụng bệnh án điện tử 19

2.4.5 Mối quan hệ giữa Sự xác nhận và Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, sự hài lòng 20

2.4.6 Mối quan hệ Ý định tiếp tục sử dụng và Sự hài lòng, cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng 21

2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 22

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 23

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 23

3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO 24

3.2.1 Thang đo 24

Trang 10

3.2.2 Mẫu nghiên cứu 27

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 27

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 27

3.3.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 27

3.3.3 Phương pháp phân tích nhân số khám phá (EFA) 28

3.3.4 Kiểm định mô hình đo lường (CFA) 29

3.3.5 Kiểm định mô hình cấu trúc (SEM) 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 33

4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 37

4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA 40

4.5 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 45

4.5.1 Kiểm định mô hình 45

4.5.2 Kiểm định Bootstrap 47

4.6 THẢO LUẬN KẾT QUẢ 51

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 56

5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56

5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 56

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3 1 Thang đo 24

Bảng 4 1 Thông tin chung 33

Bảng 4 2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo 34

Bảng 4 3 Kết quả kiểm định KMO 37

Bảng 4 4 Kết quả EFA của các biến độc lập 38

Bảng 4 5 Hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích 40

Bảng 4 6 Tính phân biệt của các nhân tố 40

Bảng 4 7 Hệ số chuẩn hoá 43

Bảng 4 8 Tổng hợp các hệ số của mô hình cấu trúc tuyến tính 46

Bảng 4 9 Kết quả kiểm định Bootstrap 48

Bảng 4 10 Tổng hợp kết quả 49

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA, (Fishbein & Ajzen,1975) 12

Hình 2 2 Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TBP) (Ajzen, 1991) 13

Hình 2 3 Mô hình chấp nhận công nghệ và sử dụng công nghệ (TAM) 14

Hình 2 4 Mô hình nghiên cứu của Bhattacherjee, 2001a 15

Hình 2 5 Mô hình chấp nhận công nghệ UTAUT (Venkatesh et al, 2003) 16

Hình 2 6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 22

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2014) 23

Hình 4 1 Kết quả CFA chuẩn hoá 42

Hình 4 2 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính 45

Trang 13

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

EMR Electronic Medical Record - Bệnh án điện tử

HIS Hospital Information System - Hệ thống thông tin bệnh viện LIS Laboratory Information System - Hệ thống quản lý thông tin

TMS Top management support - Sự hỗ trợ của lãnh đạo

IQ Information System Quality- Chất lượng hệ thống thông tin

PEOU Perceived ease of use - Cảm nhận dễ sử dụng

CI Continuance intention - Ý định tiếp tục sử dụng

TRA Theory of Reasoned Action - Lý thuyết hành động hợp lý TPB Theory of Planned Behavior – Lý thuyết hành vi dự định TAM Technology acceptance model - Mô hình chấp nhận công nghệ ECM Expectation Confirmation Model - Mô hình xác nhận kỳ vọng UTAUT Unified Technology Acceptance Use of Technology - Lý thuyết

hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

Nội dung của chương này bao gồm: lý do hình thành đề tài được giới thiệu trong mục 1.1, mục tiêu nghiên cứu được trình bày trong mục 1.2, phạm vi nghiên cứu được trình bày trong mục 1.3, ý nghĩa đề tài được trình bày trong mục 1.4, phương pháp nghiên cứu được trình bày trong mục 1.5 và bố cục của luận văn được trình bày trong mục 1.6

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Bệnh án điện tử (Electronic Medical Record- EMR) là phiên bản kỹ thuật số của hồ sơ bệnh án giấy Bệnh án điện tử là những dữ liệu, thông tin được số hóa từ bệnh án thực tế của bệnh nhân khi đi khám, chữa bệnh Trong đó, các dữ liệu thu thập và cập nhật từ những thông tin cơ bản của người bệnh, bệnh sử bệnh nhân, triệu chứng bác sĩ chẩn đoán, thuốc được chỉ định dùng, kết quả xét nghiệm, các loại phim chụp (X-Quang, MRI, CT…), phác đồ điều trị…

Bệnh án điện tử ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như bệnh án giấy; có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào bệnh án điện tử, tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định Bệnh án điện tử bao gồm: bệnh án nội trú, bệnh án ngoại trú và các loại bệnh án khác theo quy định của Bộ Y tế Các bệnh viện trên khắp thế giới đang sử dụng bệnh án điện tử để giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân an toàn hơn, tốt hơn Việc triển khai bệnh án điện tử có tác động đáng kể đến chất lượng hồ sơ y tế tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe (Chalikonda và cộng sự, 2019) Bệnh án điện tử khi được áp dụng đầy đủ sẽ làm tăng đáng kể tính sẵn có, độ chính xác và tính toàn diện của dữ liệu trên toàn quốc và tăng cường khả năng đánh giá và giám sát/phòng ngừa dịch bệnh (Kruse và cộng sự, 2018) Bệnh án điện tử có thể cải thiện năng suất và hiệu quả chăm sóc sức khỏe, dẫn đến kết quả sức khỏe cộng đồng tốt hơn Các ứng dụng bệnh án điện tử chất lượng cao trong chăm sóc sức khỏe được sử dụng làm công cụ hỗ trợ ra quyết định để giảm thiểu các sai sót y tế (Adane và cộng sự, 2019)

Tại Việt Nam, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, do đó sự ra đời của bệnh án điện tử là cần thiết, phù hợp với xu thế, bệnh án điện tử được xem là bước tiến trong công tác quản lý hồ sơ bệnh án và phục vụ đắc lực cho hoạt động khám chữa bệnh Lợi ích Bệnh án điện tử mang lại:

Trang 15

(1) Giảm thời gian ghi chép, lưu trữ Nếu có một cơ sở dữ liệu tương đối lớn, một cá nhân nào đó sẽ được theo dõi từ trong bụng mẹ cho đến lúc lìa đời, trong quá trình đó tình hình bệnh sử và quá trình điều trị như thế nào sẽ được lưu trữ lại Chỉ cần nhấp chuột trên máy tính, các bác sĩ ở cơ sở điều trị sẽ biết được bệnh nhân này có tiền sử bệnh tật như thế nào, và tự bản thân bệnh nhân họ cũng sẽ theo dõi được sức khỏe của mình

(2) Giảm tải vấn đề kho lưu trữ Theo quy định hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế, nếu bệnh án thông thường thì bệnh viện phải lưu trữ 10 năm, bị tai nạn lao động thương tích là 15 năm, tử vong thì lưu trữ 20 năm, do đó cần có kho lưu trữ hồ sơ, tốn chi phí Hồ sơ Bệnh án điện tử sẽ giải quyết được vấn đề đó

(3) Đối với bác sĩ, Bệnh án điện tử giúp truyền tải dữ liệu người bệnh giữa các khoa phòng một cách nhanh chóng, nâng cao khả năng tương tác giữa các bác sĩ với người bệnh Sự thông suốt trong trao đổi thông tin sức khỏe, bệnh sử của người bệnh sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn Bệnh án điện tử cũng giúp tránh được các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm…) trùng lặp Đồng thời, giúp bác sĩ dễ dàng tìm lại hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, giảm thời gian thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời, giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị Bệnh án điện tử được sử dụng thống nhất, liên kết với tất cả khoa phòng trong bệnh viện, bệnh nhân được quản lý bằng mã số Thông tin về tất cả các lần khám chữa bệnh của bệnh nhân đều được lưu trữ số hóa và sử dụng đơn thuốc điện tử

(4) Bệnh án điện tử hỗ trợ cải thiện quy trình thực hiện thủ tục hành chính của người bệnh, từ tiếp nhận thông tin đến chẩn đoán, kê đơn thuốc của bác sỹ đều được số hóa, cập nhật theo quy trình chuẩn Các bác sĩ có thể truy cập hồ sơ bệnh án điện tử từ bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ cần có đường truyền Internet (chia sẻ thông tin bệnh án trong phạm vi chính sách pháp luật cho phép)…

Ngày 28/12/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2018/ TT-BYT quy định hồ sơ bệnh án điện tử Thông tư này quy định việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Lộ trình triển khai bệnh án điện tử gồm: Giai đoạn 1 từ năm 2019 - 2023 và giai đoạn 2 từ năm 2024 - 2028 Giai đoạn 1 đang triển khai với yêu cầu các cơ sở khám

Trang 16

chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai bệnh án điện tử Cụ thể, 135 Bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt phải triển khai xong trước ngày 31-12-2023

Tuy nhiên, bệnh án điện tử còn rất mới mẻ và việc triển khai bệnh án điện tử còn gặp phải một số khó khăn như sau:

(1) Các vấn đề liên quan đến chi phí: khó khăn lớn nhất trong việc triển khai bệnh án điện tử là chi phí Hệ thống bệnh án điện tử đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, bao gồm chi phí phần mềm, chi phí phần cứng, chi phí vận hành, bảo trì, chi phí đào tạo… sẽ rất lãng phí khi các bác sĩ cần thêm thời gian dài để làm quen và sử dụng hệ thống do tính phức tạp của hệ thống Bên cạnh đó, để triển khai bệnh án điện tử thường đòi hỏi một thời gian đào tạo dài để chấp nhận và hiểu hệ thống Nhiều cơ sở y tế bắt đầu số hóa được bệnh án, nhưng để triển khai bệnh án điện tử cần phải triển khai đồng thời các hệ thống phần mềm cơ bản như: HIS, LIS, PACS…, cần chi phí lớn Trong khi đó chi phí về công nghệ thông tin lại nằm trong chi phí quản lý, và trở ngại là giá dịch vụ y tế lại không được bao gồm chi phí quản lý, nên rất khó để áp dụng bệnh án điện tử Dù vậy, các đơn vị y tế hiện buộc phải tự đầu tư để số hóa, vì có như vậy thì mới kết nối liên thông được với cổng thông tin Bảo hiểm y tế để Bảo hiểm y tế giám định trực tuyến (2) Các vấn đề liên quan đến công nghệ: Các vấn đề công nghệ cũng là một trong những vấn đề lớn khi triển khai áp dụng bệnh án điện tử Các vấn đề liên quan đến công nghệ thường liên quan đến phần mềm Bên cạnh đó, khả năng tương tác là một rào cản lớn khác để có thể áp dụng hệ thống bệnh án điện tử Nhập dữ liệu hoặc tích hợp dữ liệu đôi khi không được thực hiện đúng Thiếu máy tính và phần cứng cũng là một trong những vấn đề của hệ thống bên cạnh các vấn đề kỹ thuật

(3) Các vấn đề liên quan đến con người: Yếu tố con người, đặc biệt là các bác sĩ, được coi là một vấn đề trong việc triển khai áp dụng hệ thống bệnh án điện tử Một trong những vấn đề liên quan đến con người là thiếu kỹ năng sử dụng máy tính do thiếu kiến thức về công nghệ thông tin

(4) Vấn đề pháp lý: Các vấn đề pháp lý như chứng nhận, bảo mật, quyền riêng tư cũng là những vấn đề phổ biến trong việc áp dụng hệ thống bệnh án điện tử Ngoài ra, các bác sĩ lo lắng vấn đề bảo mật dẫn đến các vấn đề pháp lý Tính bảo mật của dữ liệu

Trang 17

bệnh nhân trên hệ thống bệnh án điện tử được xem là một trong những rào cản chính khi triển khai bệnh án điện tử

(5) Về chính sách không theo kịp thực tế đời sống: Khi triển khai PACS để liên thông dữ liệu, việc chẩn đoán hình ảnh rất thuận tiện, bác sĩ lâm sàng có thể xem kết quả trên hệ thống và cho chỉ định thuốc, cấp cứu bệnh nhân mà không chờ in phim vừa tiết kiệm thời gian vừa giảm thiểu chất thải nhựa Nhưng theo quy định không có phim thì Bảo hiểm y tế sẽ từ chối thanh toán, nên các cơ sở y tế vẫn phải in phim Bên cạnh đó, thông tin sức khỏe người bệnh rất quan trọng, nó được pháp luật bảo vệ Nhưng hiện nay thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý, chưa hoàn chỉnh và đầy đủ

Các nghiên cứu tại Việt Nam trước đây đa số tập trung vào nghiên cứu các chuẩn về y khoa như HL7, DICOM để đưa ra giải pháp xây dựng bệnh án điện tử hay nghiên cứu về công tác lưu trữ và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử, có rất ít nghiên cứu được công bố đánh giá về sự hài lòng của người dùng cuối đối với bệnh án điện tử

Đánh giá sự hài lòng của người dùng đối với bệnh án điện tử như một thước đo sự thành công của việc áp dụng bệnh án điện tử Việc nhận diện những yếu tố có tác động đến sự hài lòng và tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ nhằm xây dựng các giải pháp nâng cao mức độ chấp nhận và tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ là cần thiết

Do đó, nghiên cứu “Nhận diện các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ” cần được thực hiện Kết quả nghiên cứu sẽ giúp đề xuất các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý bệnh viện hiểu rõ các yếu tố này và xây dựng các giải pháp đề nâng cao mức độ chấp nhận và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử cũng như góp phần xây dựng mô hình mới để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ tại Việt Nam

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu:

- Nhận diện các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ

Trang 18

- Đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố có tác động đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

- Xây dựng mô hình mới để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ tại Việt Nam

- Đề xuất các hàm ý quản trị: Xây dựng các giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách của chính phủ, tính tương thích của hệ thống bệnh án điện tử, sự Hỗ trợ của lãnh đạo trong việc thực hiện triển khai bệnh án điện tử, chất lượng hệ thống thông tin, tính chấp nhận sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ, nhận thức sự hữu ích khi sử dụng bệnh án điện tử, nhận thức dễ dàng sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ, sự hài lòng của các bác sĩ khi sử dụng bệnh án điện tử và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng khảo sát là các bác sĩ đã từng sử dụng bệnh án điện tử, làm việc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe (hay bệnh viện) tại Thành phố Hồ Chí Minh như Bệnh viện Thủ Đức, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ

Thời gian thực hiện: tháng 7/2023 đến tháng 11/2023

1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố Chính sách của chính phủ, tính tương thích của hệ thống bệnh án điện tử, sự Hỗ trợ của lãnh đạo trong việc thực hiện triển khai bệnh án điện tử, chất lượng hệ thống thông tin, tính chấp nhận sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ, nhận thức sự hữu ích khi sử dụng bệnh án điện tử, nhận thức dễ dàng sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ, sự hài lòng của các bác sĩ khi sử dụng bệnh án điện tử từ đó tác động đến ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp đề xuất các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý bệnh viện hiểu rõ các yếu tố này và xây dựng các giải pháp đề nâng cao mức độ hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử góp phần xây dựng mô hình mới để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ tại Việt Nam.

Trang 19

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng và đánh giá các thang đo cũng như mô hình lý thuyết Nghiên cứu được tiến hành thông qua khảo sát với kích cỡ mẫu n = 264 Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tiến hành mã hóa, nhập vào chương trình SPSS để phân tích kết quả nghiên cứu

1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Nội dung luận văn được trình bày theo bố cục gồm 5 chương như sau:

Chương 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao gồm lý do hình thành nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu

Chương 2 trình bày định nghĩa các khái niệm có liên quan, tổng hợp các nghiên cứu trước từ đó chỉ rõ cơ hội nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn mẫu, xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Chương 4 trình bày chi tiết các bước phân tích và diễn dịch kết quả của nghiên cứu bao gồm trình bày kết quả phân tích và đánh giá các thang đo, trình bày kết quả kiểm định mô hình cấu trúc và các giả thuyết nghiên cứu Dựa trên kết quả kiểm định, các thảo luận và hàm ý quản trị được trình bày

Chương 5 trình bày tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, nêu những đóng góp chính của đề tài về lý thuyết và thực tiễn

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm: Định nghĩa các khái niệm có liên quan về bệnh án điện tử được trình bày trong mục 2.1; Tổng hợp các nghiên cứu liên quan được trình bày trong mục 2.2 Từ đó, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được đề xuất trong mục 2.3

2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Chính sách của chính phủ về y tế (Government policy - GP)

Chính phủ luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nền kinh tế số nói riêng của các quốc gia trên thế giới Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế số, hướng đến việc xây dựng thành công quốc gia số là một trong những mục tiêu quan trọng của các quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt Trong thời đại công nghệ số 4.0, sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin đang thúc đẩy quá trình cách mạng điện tử hóa ở tất cả các lĩnh vực trong xã hội và ngành Y tế cũng không là ngoại lệ

Ngành Y tế là ngành có sứ mệnh đặc biệt trong chăm lo sức khỏe Nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh, an toàn xã hội và phát triển bền vững đất nước Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế, góp phần hiện đại hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã tiên phong trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ, ngày 28/12/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế chính thức ban hành Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc Những văn bản pháp lý này đã quy định chi tiết rõ ràng đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và hồ sơ bệnh án điện tử nói riêng tại các cơ sở y tế tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc triển khai sử dụng bệnh án điện tử

Bộ Y tế khẳng định việc triển khai bệnh án điện tử hướng tới bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy là hết sức cần thiết, là bước đột phá quan trọng để chuyển đổi số hóa của ngành Y tế, đặt nền móng cho sự phát triển y tế điện tử trong thời gian tới Chính vì vậy, đã có rất nhiều cuộc hội thảo và các cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế được Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế phối hợp và tổ chức trên toàn quốc Tiêu biểu như: “Hội nghị đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử tại Đà Nẵng ngày

Trang 21

23/07/2019” và Cuộc thi “Y tế thông minh năm 2018” nhằm lắng nghe, thu thập những ý kiến từ các bác sĩ đầu ngành và hơn 40 đơn vị triển khai các giải pháp công nghệ thông tin y tế để tìm kiếm những giải pháp tối ưu trong công nghệ thông tin y tế tại Việt Nam Chính sách của chính phủ có tác động đáng kể đến quyết định áp dụng các dịch vụ y tế điện tử của Bệnh viện

2.1.2 Tính tương thích (compatibility)

Tính tương thích thường đề cập đến mức độ mà sự đổi mới được coi là phù hợp với niềm tin, lối sống, giá trị hiện có, kinh nghiệm trong quá khứ và nhu cầu hiện tại của người sử dụng (Rogers, 1983) Thiếu khả năng tương thích trong công nghệ với nhu cầu cá nhân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng công nghệ của cá nhân (McKenzie, 2001; Sherry,1997) Tính tương thích có thể ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận người dùng và sau đó ảnh hưởng đến ý định sử dụng của người dùng (Chen và Hsiao, 2012; Handayani Và Cộng Sự, 2017)

Bên cạnh đó, Tan và Chou (2008) đã sử dụng quan điểm của TAM mở rộng để khám phá hành vi của người dùng và họ cũng chỉ ra rằng khả năng tương thích giữa công nghệ với nhận thức của người dùng ảnh hưởng đến cảm giác của họ khi sử dụng công nghệ đó

Dựa trên những điều đã nói ở trên, nghiên cứu này cho rằng khả năng tương thích dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức tính hữu ích, nhận thức dễ sử dụng và ý định sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ

2.1.3 Sự hỗ trợ của lãnh đạo (Top management support)

Việc triển khai công nghệ thông tin thường là hoạt lớn và phức tạp, đặc biệt liên quan đến sự hỗ trợ của lãnh đạo cao nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghệ thông tin trong môi trường y tế (Lian và cộng sự, 2014; Handayani và cộng sự, 2017)

Việc triển khai bệnh án điện tử yêu cầu phải triển khai đồng thời các hệ thống phần mềm cơ bản như: HIS, LIS, PACS…, cần chi phí lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua phần mềm, rồi duy trì, đầu tư phát triển bởi cơ sở dữ liệu lưu trữ ngày càng lớn Do đó, sự hỗ trợ của ban lãnh đạo Bệnh viện ảnh hưởng lớn đến việc khai thác sử dụng Bệnh án điện tử

Trang 22

2.1.4 Chất lượng hệ thống thông tin (Information System Quality)

Chất lượng hệ thống thông tin đề cập đến mức độ mà bản thân hệ thống có khả năng thực hiện các tác vụ được yêu cầu và ổn định cả về mặt kỹ thuật và thiết kế Khái niệm về chất lượng hệ thống thông tin là một thách thức vì chất lượng hệ thống thông tin phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng tương ứng và có thể thay đổi liên tục do những tiến bộ trong công nghệ và đổi mới (Quattrone and Hopper, 2006)

Palvia và cộng sự (2001) giải thích chất lượng hệ thống thông tin là các tính năng và đặc điểm riêng biệt của một hệ thống góp phần mang lại lợi ích mong đợi và thỏa mãn nhu cầu nhận thức Chất lượng hệ thống thông tin được đo bằng chất lượng thông tin, tính dễ sử dụng của công nghệ, chất lượng hệ thống, hỗ trợ do hệ thống thông tin nội bộ cung cấp và sự hài lòng của người dùng, việc sử dụng một hệ thống thông tin giúp người sử dụng cảm nhận được chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ; đồng thời, sự hài lòng của người sử dụng sẽ tác động tích cực đến cảm nhận về chất lượng do hệ thống mang đến (DeLone và McLean, 1992, 2003)

Chất lượng hệ thống thông tin trong nghiên cứu này ảnh hưởng đến Nhận thức tính hữu ích, sự xác nhận và Nhận thức dễ sử dụng của các bác sĩ khi sử dụng Bệnh án điện tử

2.1.5 Sự xác nhận (Confirmation)

Sự xác nhận (Confirmation) xảy ra khi kì vọng của người tiêu dùng về đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó giống với thực tế trải nghiệm của họ khi sử dụng (Tolman và cộng sự, 1932) Còn trong mô hình xác nhận - kỳ vọng (Expectation -Confirmation model), sự xác nhận là yếu tố quan trọng dự đoán sự hài lòng của khách hàng trong nhiều bối cảnh công nghệ khác nhau (Bhattacherjee, 2001) Mối quan hệ giữa sự xác nhận và sự hài lòng sẽ có thể xảy ra Khi người dùng có được xác nhận tích cực về kỳ vọng của họ sau khi sử dụng, nhận thức về kỳ vọng - xác nhận sau đó liên kết với trạng thái tâm lý tích cực (sự hài lòng) Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy rằng khách hàng hài lòng khi kỳ vọng sử dụng dịch vụ của họ được đáp ứng hoặc xác nhận của họ đạt được (Foroughi và cộng sự, 2019; Rahi & Ghani, 2019; Susanto và cộng sự, 2016)

Ngoài ra, mô hình xác nhận - kỳ vọng giả định rằng nhận thức hữu ích, một biến quan trọng của TAM, được cải thiện nhờ trải nghiệm xác nhận Ở giai đoạn chấp nhận

Trang 23

sử dụng, nhận thức hữu ích của khách hàng đối với công nghệ mới có thể không rõ ràng do sự không chắc chắn về kỳ vọng từ việc sử dụng Tuy nhiên, trải nghiệm xác nhận có thể điều chỉnh nhận thức đó lên một mức độ cao hơn khi khách hàng xét thấy nhận thức hữu ích ban đầu của họ ở giai đoạn chấp nhận thấp không còn phù hợp với thực tế (Bhattacherjee, 2001) Cùng với lập luận từ Bhattacherjee (2001), một số nghiên cứu trước cũng đã chứng minh xác nhận có tác động tích cực đến nhận thức hữu ích (Susanto và cộng sự, 2016; Wang & Wang, 2019; Zhou và cộng sự, 2018)

Trong nghiên cứu này, Khi các Bác sĩ có được xác nhận tích cực về kỳ vọng của họ sau khi sử dụng bệnh án điện tử sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng, nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng

2.1.6 Cảm nhận hữu ích (Perceived usefulness-PU)

Tính hữu ích là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả công việc của họ (Davis, 1989) Người dùng có thể tiếp tục sử dụng nếu họ thấy nó hữu ích, ngay cả khi họ không hài lòng với việc sử dụng trước đó của họ (Bhattacherjee, 2001a)

Bệnh án điện tử là hữu ích nếu nó cung cấp cho các Bác sĩ chi tiết về dữ liệu hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị, giảm bớt sai sót chuyên môn thông qua các tính năng hỗ trợ ra quyết định, tinh giảm các quy trình làm việc lâm sàng, từ đó tiết kiệm thời gian Ngoài ra, bệnh viện sẽ tiết kiệm được chi phí in ấn, không gian lưu trữ hồ sơ, bệnh án

2.1.7 Cảm nhận dễ sử dụng (Perceived ease of use - PEOU)

Cảm nhận dễ sử dụng là “Mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức” (Davis, 1989, tr.320) Hệ thống công nghệ đổi mới được coi là dễ sử dụng và ít phức tạp sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng (Davis và cộng sự, 1989) Đầu tiên, mọi người nghĩ về cách công nghệ sẽ giúp họ hoàn thành nhiệm vụ (cảm nhận tính hữu ích) Thứ hai, mọi người đánh giá mức độ phức tạp của công nghệ (nhận thức dễ sử dụng) Đôi khi, những dễ dàng tìm hiểu và sử dụng công nghệ có thể bù đắp lợi ích của nó Do đó, các công nghệ dễ sử dụng hơn được coi là hữu ích hơn (Cai và cộng sự, 2021, Davis, 1989) Trong nghiên cứu này, dễ sử dụng được nhận thức khi người dùng cảm thấy hệ thống bệnh án điện tử không khó cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng Vì lý do

Trang 24

này, tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ

2.1.8 Sự hài lòng (Satisfaction)

Sự hài lòng được Locke (1976) định nghĩa là một phản ứng tình cảm đối với một đối tượng Sự hài lòng được xem như là một biểu hiện của việc đạt được kết quả mong đợi, dựa trên kỳ vọng đặt ra trước đó về mức độ Rai (2013) định nghĩa sự hài lòng là cảm giác xuất phát từ việc đáp ứng các nhu cầu và mong muốn Còn theo Bhattacherjee và Lin (2015), sự hài lòng là một phản ứng tình cảm xuất phát từ kinh nghiệm sử dụng trước đó và có thể được xem là phản hồi mang tính trải nghiệm đối với việc sử dụng; thói quen là một chuỗi hành động mang tính học tập, hình thành có ý thức và được lặp lại một cách không có ý thức khi bị kích hoạt bởi môi trường; ý định tiếp tục sử dụng là dự định có ý thức hướng tới hành vi tiếp tục sử dụng

Trong bài nghiên cứu này, sự hài lòng được hiểu là sự hài lòng của các bác sĩ khi sử dụng bệnh án điện tử

2.2.9 Ý định tiếp tục sử dụng (Continuance intention)

Ý định tiếp tục sử dụng là xu hướng tương lai của một khách hàng ở lại với đơn vị cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ (Ranaweera & Prabhu, 2003) Oliver (1980) cho rằng gười tiêu dùng hài lòng sẽ có khả năng tiếp tục sử dụng sản phẩm trong tương lai Bhattacherjee (2001) đã mở rộng nghiên cứu giải thích hành vi tiếp tục sử dụng và gọi mô hình nghiên cứu của ông là mô hình xác nhận - kỳ vọng (Expectation -Confirmation model), mô tả ảnh hưởng của sự hài lòng với việc sử dụng lên ý định tiếp tục sử dụng

Trong nghiên cứu này ý định tiếp tục sử dụng được hiểu là ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các Bác sĩ

2.2 CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN

2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)

Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian Năm 1975, Fishbein và Ajzen tiến hành đánh giá lại các nghiên cứu đã được thực hiện về thái độ và hành vi và một lần nữa, tìm thấy rất ít bằng chứng ủng hộ mối quan hệ giữa hai khái niệm Họ lập luận rằng mặc dù thái độ có liên quan đến hành vi, nhưng nó không hẳn

Trang 25

như vậy Thay vào đó, thay vì thái độ dẫn đến hành vi, họ đề xuất là ý định thực hiện xác định hành vi; và khái niệm cho TRA ra đời

Mô hình thuyết hành động hợp lí cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975) Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi

Hình 2 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA, (Fishbein & Ajzen,1975) Thuyết hành động hợp lí quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành vi (Cảm giác chung của sự ưa thích hay không ưa thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ) Mô hình này tiên đoán và giải thích xu hướng để thực hiện hành vi bằng thái độ hướng đến hành vi của người tiêu dùng tốt hơn là thái độ của người tiêu dùng hướng đến sản phẩm hay dịch vụ (Mitra Karami, 2006)

Lí thuyết hành động hợp lí được phát triển để kiểm tra mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của các nghiên cứu trước đó (Hale, 2003) Để giải thích cho những hạn chế trước đây, với quan niệm hành vi cá nhân được thúc đẩy bởi ý định hành vi, yếu tố ý định hành vi đã được tách biệt từ hành vi thật sự (Sheppard, 1988)

2.2.2 Lí thuyết hành vi dự định ( Theory of Planned Behavior – TPB)

Theo thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi

Trang 26

Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lí thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và Fishbein, 1975), lí thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lí trí

Tương tự như lí thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lí thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định

Hình 2 2 Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TBP) (Ajzen, 1991)

Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004) Các hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen 1991) Có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sự biến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng TPB (Ajzen năm 1991; Werner 2004) Hạn chế thứ hai là có thể có một khoảng cách đáng kể thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá (Werner 2004) Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành xử như dự đoán bởi những tiêu chí (Werner 2004)

2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology acceptance model - TAM)

Dựa trên lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Davis (1986) đã phát triển Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – Mô hình TAM) liên quan cụ thể hơn đến dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin Mục đích của mô hình này là dự đoán khả năng chấp nhận (của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm cho nó được người dùng chấp nhận Mô hình này cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin được xác định bởi hai yếu

Trang 27

tố chính: nhận thức tính hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức dễ sử dụng (perceived ease of use)

Theo Kaasinen (2005) một yếu tố cụ thể và quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận các dịch vụ là sự tin tưởng Ngoài ra, Keat & Mohan (2004) đề xuất thêm một thành phần mô tả sự tin tưởng cho mô hình TAM Sự tin tưởng là một sự kết hợp của mức độ quen thuộc, danh tiếng công ty, các tín hiệu thực tế, và kinh nghiệm về chất lượng Kaasinen (2005) cũng kết hợp các thành phần cụ thể của TAM cho các dịch vụ di động trong một phiên bản mới của TAM dành riêng cho dịch vụ di động Kaasinen sửa đổi các thành phần giá trị (từ hữu dụng cảm nhận) và thêm vào sự tin tưởng các thành phần và cảm nhận dễ thích nghi Hơn nữa, Kaasinen cũng bổ sung thêm yếu tố "sẽ sử dụng" (Taking to use) trước hành vi sử dụng thực tế

Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (technology acceptance model - TAM) được xây dựng bởi Davis, Bagozzi et al (1989) để giải thích sự chấp nhận của cá nhân với công nghệ thông tin và xác minh rằng, nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng là những cấu trúc quan trọng chấp nhận cá nhân Lý thuyết mô hình TAM được coi như là lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu về xây dựng mô hình lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ sau này

Hình 2 3 Mô hình chấp nhận công nghệ và sử dụng công nghệ (TAM) Nguồn: Nghiên cứu của Davis, Bagozzi & Warshaw (1989) 2.2.4 Mô hình xác nhận kỳ vọng (ECM)

Mô hình xác nhận kỳ vọng (Expectation Confirmation Model – ECM) của Bhattacherjee (2001) được mở rộng từ lý thuyết xác nhận kỳ vọng (Expectation Confirmation Theory – ECT của Oliver (1981), trong đó, ý định tiếp tục sử dụng

Trang 28

(Continuance Intention) một hệ thống công nghệ của một cá nhân phụ thuộc vào nhận thức hữu ích (Perceived Usefulness), sự hài lòng (Satisfaction) và sự xác nhận kỳ vọng của khách hàng (Confirmation) Theo Davis (1989, trang 320), nhận thức hữu ích (Perceived Usefulness) được mô tả là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ”

Theo Bhattacherjee (2001, trang 359), xác nhận đề cập đến “nhận thức của khách hàng về sự tương đồng giữa kỳ vọng của họ khi sử dụng hệ thống công nghệ và hiệu suất thực tế của nó” Xác nhận của khách hàng sẽ đạt được tích cực khi họ nhận thấy rằng hiệu suất hệ thống vượt qua kỳ vọng và mong đợi của họ trước đó, và ngược lại là trạng thái không xác nhận

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã chứng minh sự phù hợp và mạnh mẽ của ECM khi giải thích ý định tiếp tục sử dụng một hệ thống công nghệ của khách hàng (Susanto và cộng sự, 2016; Wang & Wang, 2019; Zhou và cộng sự, 2018)

Hình 2 4 Mô hình nghiên cứu của Bhattacherjee, 2001a

2.2.5 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Venkatesh và cộng sự (2003) đã phát triển mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT) và đã xác định các yếu tố quyết định như Nỗ lực kỳ vọng, Hiệu suất mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Các điều kiện thuận lợi và các nhân tố điều tiết như Giới tính, Tuổi tác, Trải nghiệm, Sự tự nguyện sử dụng Trong đó, Nỗ lực kỳ vọng được định nghĩa là mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ thống; Hiệu suất mong đợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng các hệ thống mới sẽ giúp cho người đó đạt được năng suất trong công việc; Ảnh hưởng xã hội được xem là mức độ mà một cá nhân cảm thấy tầm quan trọng của việc bị ảnh hưởng bởi ý tưởng của những người xung quanh rằng họ nên sử dụng hệ thống mới; Điều kiện thuận

Trang 29

lợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân có niềm tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tổ chức đủ điều kiện để hỗ trợ cho hệ thống (Venkatesh & ctg., 2003) UTAUT là một mô hình kết hợp một số mô hình trước đó về sự chấp nhận của người dùng đối với các hệ thống mới, bao gồm mô hình TAM Từ góc độ lý thuyết, UTAUT cung cấp một cái nhìn về cách các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định và Hành vi phát triển theo thời gian UTAUT đã được thử nghiệm và cho thấy hiệu quả tốt hơn so với các mô hình cạnh tranh khác (Venkatesh & ctg., 2003; Venkatesh & Zhang, 2010)

Hình 2 5 Mô hình chấp nhận công nghệ UTAUT (Venkatesh et al, 2003)

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Trước đây có một số nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố tác động đến ý định tiếp tục sử dụng Chẳng hạn, trong mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) xem xét hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ý định của người dùng để chấp nhận hoặc từ chối các hệ thống thông tin bao gồm: tính cảm nhận sự hữu ích và tính cảm nhận dễ sử dụng Theo TAM, tính cảm nhận hữu ích và tính cảm nhận dễ sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ; thái độ ảnh hưởng tới ý định sử dụng và ý định sử dụng ảnh hưởng tới sự hành vi chấp nhận hệ thống hay dịch vụ công nghệ thông tin (Wu và Wang, 2005) Moon và Kim đã mở rộng mô hình TAM đối với các sản phẩm về dịch vụ công nghệ (Moon và Kim, 2001), và các nghiên cứu tiếp theo đã xác định sự cảm nhận thích thú như một trạng thái tâm lý (Webster và cộng sự, 1993; Ahn và cộng sự, 2007) Trong các nghiên cứu trước đây, khi một cá nhân sử dụng ứng dụng hiệu quả mà không cần nhiều công sức

Trang 30

hay thao tác, họ có thể cảm nhận được tính hữu ích cao từ ứng dụng và thậm chí là vui vẻ, thích thú, từ đó có xu hướng sử dụng các ứng dụng với mức độ cao hơn (Moon và Kim, 2011)

Ở một nghiên cứu khác, Chau và Hu (2002) cho thấy việc sử dụng công nghệ của các bác sĩ dựa trên tính hữu ích của công nghệ hơn là tính dễ sử dụng của công nghệ Khả năng tương thích của phần mềm áp dụng trong y tế đã gây ra những lo ngại đáng kể, trong khi đó lại ít tập trung vào nhu cầu thực tế hoặc ý kiến của người dùng về công nghệ (Chau & Hu, 2002) Các bác sĩ lo ngại khi những ảnh hưởng đột phá mới làm thay đổi các phương pháp cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế đã được áp dụng từ trước đến nay

Bên cạnh đó, Bhattacherjee (2001) đã cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa sự xác nhận và cảm nhận sự hữu ích, sự hài lòng từ đó thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng của người dùng

Nghiên cứu này quan tâm đến việc liệu bệnh viện có thể thành công trong việc sử dụng bệnh án điện tử hay không sau khi đã chấp nhận nó ban đầu Về cơ bản, sự thành công cuối cùng có thể vẫn phụ thuộc vào ý định sử dụng liên tục (Bhattacherjee, 2001; Wu, 2013) Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan cho thấy các yếu tố về sự hài lòng, sự cảm nhận hữu ích, sự xác nhận hay sự hài lòng tác động đến ý định tiếp tục sử dụng đều được đề cập và tìm hiểu Tuy nhiên, vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu nào tổng hợp lại tất cả các yếu tố nêu trên vào trong cùng một mô hình nghiên cứu để giúp mọi người hiểu rõ và đầy đủ hơn về tác động cũng như vai trò của mỗi yếu tố trong việc thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ Về mặt lý thuyết, ECM có phần giống với TAM, trước tiên, những điểm tương đồng giữa ECM và TAM tạo nền tảng cho việc kết hợp hai mô hình thành một khung kết hợp với khả năng giải thích được nâng cao bằng cách kết hợp cấu trúc niềm tin người dùng khác nhau của chúng (sự xác nhận của ECM và cảm nhận dễ sử dụng của TAM) trong các mô hình ban đầu (Hong và cộng sự, 2006; Thông và cộng sự, 2006) Tiếp theo, ECM đưa ra giả thuyết rằng cảm nhận hữu ích của người dùng (tức là kỳ vọng sau khi áp dụng) là tiền đề cho sự hài lòng của họ (tức là đánh giá thái độ), từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng của họ (Bhattacherjee, 2001; Hong và cộng sự, 2006), và TAM cho rằng cảm nhận hữu ích của người dùng ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với việc sử dụng, từ đó quyết định ý

Trang 31

định sử dụng của họ ( Davis và cộng sự, 1989; Hong và cộng sự, 2006), do đó, sự hài lòng có thể được sử dụng thay cho thái độ, bởi vì sự hài lòng ở giai đoạn sau sử dụng là sự đánh giá thái độ trước khi sử dụng (Hong và cộng sự, 2006; Liao và cộng sự, 2007), và ý định tiếp tục và ý định sử dụng là những cấu trúc tương tự nhau (Bhattacherjee, 2001; Hong và cộng sự, 2006) Do đó, mô hình kết hợp ECM và TAM được sử dụng làm cơ sở cho mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này

Ngoài ra, bác sĩ là những người sử dụng bệnh án điện tử chính, do đó khung lấy mẫu của nghiên cứu này được lấy từ các bác sĩ sử dụng bệnh án điện tử để thực hiện công tác khám và điều trị của họ Do đó, mục đích của nghiên cứu này là đề xuất một mô hình tích hợp dựa trên ECM và TAM để kiểm tra xem các yếu tố môi trường, con người, tổ chức và công nghệ như tiền đề cho niềm tin của bác sĩ có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của họ hay không Do đó, tác giả hy vọng nghiên cứu hiện tại sẽ góp phần cung cấp thêm những hiểu biết về khoảng trống tri thức này

2.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.4.1 Mối quan hệ giữa Chính sách của chính phủ và cảm nhận sự hữu ích

Chính sách của chính phủ có tác động đáng kể đến quyết định áp dụng các dịch vụ y tế điện tử của Bệnh viện (Chang et al., 2007; Lian et al., 2014), trong nghiên cứu này cho rằng chính sách của chính phủ có tác động tích cực đến cảm nhận sự hữu ích của các bác sĩ đối với bệnh án điện tử

H1 Chính sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng tích cực đến Cảm nhận hữu ích của các bác sĩ đối với bệnh án điện tử

2.4.2 Mối quan hệ giữa tính tương thích và Sự xác nhận, Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng

Tính tương thích có thể ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận người dùng và sau đó ảnh hưởng đến ý định sử dụng của người dùng (Chen và Hsiao, 2012; Handayani Và Cộng Sự, 2017) Nghiên cứu này cho rằng tính tương thích là tiền đề chính của Cảm nhận hữu ích, Sự xác nhận và Cảm nhận dễ sử dụng của bác sĩ sử dụng bệnh án điện tử Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

Trang 32

H2 Tính tương thích sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận cảm nhận hữu ích của Bệnh án điện tử

H3 Tính năng tương thích sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự xác nhận của các bác sĩ đối với Bệnh án điện tử

H4 Tính năng tương thích sẽ ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận dễ sử dụng của Bệnh án điện tử

2.4.3 Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của lãnh đạo và Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng

Hỗ trợ của lãnh đạo đề cập đến mức độ mà các nhà quản lý hàng đầu hỗ trợ sự phát triển hệ thống thông tin cũng như thái độ của các nhà lãnh đạo về việc sử dụng hệ thống thông tin của người dùng (Chen và Hsiao, 2012; Lian và cộng sự, 2014; Handayani và al., 2017) Đầu tiên, sự hỗ trợ của lãnh đạo có thể ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hữu ích của các người dùng (Chen và Hsiao, 2012; Handayani et al., 2017) Tiếp theo, hỗ trợ của lãnh đạo có thể ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức dễ sử dụng của người dùng(Lee và cộng sự, 2011) Do đó, nghiên cứu này cho rằng hỗ trợ của lãnh đạo đầu tư cơ sở hạ tầng, mua phần mềm… có thể ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hữu ích và Nhận thức dễ sử dụng của các bác sĩ khi sử dụng bệnh án điện tử Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H5 Hỗ trợ của lãnh đạo sẽ ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận hữu ích của bệnh án điện tử

H6 Hỗ trợ của lãnh đạo sẽ ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận dễ sử dụng của bệnh án điện tử

2.4.4 Mối quan hệ giữa chất lượng thông tin và Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng và sự xác nhận của các Bác sĩ khi sử dụng bệnh án điện tử

Các yếu tố công nghệ điện tử liên quan đến các vấn đề kỹ thuật liên quan đến khả năng kỹ thuật để cải tiến chất lượng(Chen và Hsiao, 2012; Handayani và cộng sự, 2017) Chất lượng thông tin đề cập đến chất lượng của nội dung và hình thức báo cáo mà hệ thống thông tin tạo ra; phép đo của nó bao gồm các thứ nguyên như độ chính xác, tính đầy đủ, đơn vị tiền tệ, hiệu quả, mức độ liên quan, phạm vi và tính kịp thời của thông tin (DeLone và McLean, 2003; Kim và cộng sự, 2008)

Trang 33

Khi các bác sĩ cảm thấy rằng bệnh án điện tử có thể cung cấp cho họ đầy đủ và chính xác các thông tin của bệnh nhân theo hệ thống Điều này, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh chính xác, tránh thực hiện các xét nghiệm không cần thiết gây lãng phí tiền bạc cho bệnh nhân hay tránh các sai lầm trong y khoa Họ sẽ nhận thấy bệnh án điện tử đáp ứng nhu cầu và mong đợi của cá nhân họ, họ sẽ cảm thấy bệnh án điện tử có thể là một công cụ hữu ích Do đó, nghiên cứu này cho rằng chất lượng thông tin là tiền đề quan trọng của Sự xác nhận, Cảm nhận hữu ích của bác sĩ và Cảm nhận dễ dàng sử dụng bệnh án điện tử Các giả thuyết đặt ra:

H7 Chất lượng thông tin sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích của bệnh án điện tử

H8 Chất lượng thông tin sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự xác nhận của bác sĩ đối với bệnh án điện tử

H9 Chất lượng thông tin sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức dễ sử dụng của bệnh án điện tử

2.4.5 Mối quan hệ giữa Sự xác nhận và Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, sự hài lòng

Davis và cộng sự (1989) cho rằng Cảm nhận dễ sử dụng đã được phát hiện là có sự ảnh hưởng lớn liên quan đến Ý định và hành vi sử dụng Các báo cáo trong các nghiên cứu của Adams, Nelson, và Todd (1992); Agarwal và Karahanna (2000); Davis và cộng sự (1989); Doll, Hendrickson, và Deng (1998); Segars và Grover (1993) đã xác minh rằng Cảm nhận hữu ích và Cảm nhận dễ sử dụng là yếu tố then chốt trong cấu trúc sự chấp nhận của cá nhân

Nghiên cứu này cho rằng sự xác nhận kỳ vọng đối với bệnh án điện tử có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng của họ, từ đó tạo ra ý định tiếp tục sử dụng hệ thống; Cảm nhận hữu ích và Cảm nhận dễ sử dụng là hai tiền đề của sự hài lòng, do đó dẫn đến ý định tiếp tục của họ đối với hệ thống Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:

H10 Sự xác nhận ảnh hưởng tích cực đến Cảm nhận hữu ích của các bác sĩ khi sử dụng bệnh án điện tử

Trang 34

H11 Sự xác nhận sẽ ảnh hưởng tích cực đến Cảm nhận dễ sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

H12 Sự xác nhận sẽ ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của bác sĩ với Bệnh án điện tử H13 Cảm nhận hữu ích của Bệnh án điện tử sẽ ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của bác sĩ với Bệnh án điện tử

H14 Sự nhận thức dễ sử dụng bệnh án điện tử sẽ ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của bác sĩ đối với Bệnh án điện tử

2.4.6 Mối quan hệ Ý định tiếp tục sử dụng và Sự hài lòng, cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng

Dựa trên lý thuyết xác nhận kỳ vọng, Bhattacherjee (2001) cho rằng khi tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin, sự hài lòng với việc sử dụng trước đó là tiền đề để tiếp tục sử dụng Nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau đó cũng chỉ ra rằng sự hài lòng ảnh hưởng đến hành vi tiếp tục sử dụng công nghệ thông tin thông qua ý định của người dùng, và chứng minh rằng người dùng có ý định tiếp tục sử dụng một công nghệ nhất định nếu họ có cảm thấy thích thú khi sử dụng trước đó Nếu không hài lòng, họ có xu hướng ngừng sử dụng hoặc chuyển sang hình thức thay thế khác (e.g., Case, Cuellar, & Tabatabaei, 2015; Gilani, Iranmanesh, Nikbin, & Zailani, 2016; Ng, Ching, Chung, & Dee, 2016; Piguing & Ko, 2016; Shiue & Hsu, 2017) Vì vậy, các giả thuyết sau đây đã được xây dựng:

H15 Sự hài lòng đối với bệnh án điện tử sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

Nếu người dùng nhận thấy rằng hệ thống dễ sử dụng và hoạt động hiệu quả, rút ngắn thời gian thực hiện công việc, họ sẽ có ý định sử dụng nó (Calisir et al , 2009), bên cạnh đó, Cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng cũng là tiền đề của ý định tiếp tục sử dụng (Hong et al., 2006; Thong et al., 2006) Từ đó ta giả thuyết sau đây được đặt ra:

H16 Cảm nhận hữu ích của Bệnh án điện tử sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

H17 nhận thức dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng bệnh án điện tử của các bác sĩ

Trang 35

2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Hình 2 6 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trang 36

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được áp dụng, bao gồm quy trình nghiên cứu được trình bày tại mục 3.1, xây dựng thang đo được trình bày ở mục 3.2, thiết kế mẫu trình bày tại mục 3.3, phương pháp thu thập dữ liệu trình bày tại mục 3.4, cuối cùng là kết quả nghiên cứu sợ bộ trình bày tại mục 3.5

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu này được thực hiện với kỹ thuật thu thập dữ liệu từ các Bác sĩ tại các bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử thông qua bảng câu hỏi

Tiếp theo bài nghiên cứu tiếp tục kiểm tra lại độ tin cậy Croach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của thang đo và kiểm định mô hình các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Từ kết quả có được sẽ đưa ra kết luận và kiến nghị

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2014)

Trang 37

3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO

Nghiên cứu sử dụng hai loại thang đo là thang đo định danh (nominal scale) và thang đo khoảng (interval scale) Thang đo định danh là thang đo định tính, số đo chỉ để xếp loại chứ không có ý nghĩa về mặt lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Chẳng hạn, người trả lời được yêu cầu chọn giới tính, nhóm tuổi, mức thu nhập Thang đo khoảng là thang đo định lượng, trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách nhưng gốc 0 không có nghĩa (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Nghiên cứu này đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Thang đo Likert thường được dùng để đo lường một tập hợp các phát biểu của một khái niệm Số đo của khái niệm là tổng các điểm của từng phát biểu

3.2.1 Thang đo

Thang đo được hình thành từ cơ sở lý thuyết và dựa vào những thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước Theo đó một tập biến quan sát được đưa ra để đo lường một biến tiềm ẩn Các thang đo đã được thiết lập trong các nghiên cứu ở nước khác có thể phải được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường tại Việt Nam

Thang đo của mô hình trong nghiên cứu này kế thừa và hiệu chỉnh từ những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây Thang đo đã được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Thang đo được sử dụng là thang đo Liker 5 điểm với 5 lựa chọn cụ thể: - Lựa chọn “1” tương ứng với mức “Hoàn toàn không đồng ý”

- Lựa chọn “2” tương ứng với mức “Không đồng ý” - Lựa chọn “3” tương ứng với mức “Bình thường” - Lựa chọn “4” tương ứng với mức “Đồng ý”

- Lựa chọn “5” tương ứng với mức “Hoàn toàn đồng ý” Bảng 3 1 Thang đo

Kí hiệu Thang đo dự kiến Nguồn GP Chính sách của chính phủ (Government Policy )

GP1 Việc triển khai BAĐT của Chính phủ là phù hợp với sự phát triển y tế điện tử ở trong nước và quốc tế

Lian et al., 2014, GP2 Việc triển khai BAĐT của Chính phủ sẽ hỗ trợ công tác

chăm sóc sức khỏe bệnh nhân và người dân

Lian et al., 2014,

Trang 38

Kí hiệu Thang đo dự kiến Nguồn

GP3 Việc triển khai BAĐT của Chính phủ giúp cho ngành y có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời

Lian et al., 2014,

Com Tương thích -Compatibility (Com)

Com1 Sử dụng BAĐT rất phù hợp với các mục tiêu và nhu cầu công việc của tôi

Gangwar et al (2015)

Com2

Sử dụng BAĐT rất phù hợp để nâng cao hiệu quả công việc

của tôi

Chen và Hsiao, 2012; Handayani Và Cộng Sự, 2017 Com3 Sử dụng BAĐT phù hợp với công việc khám chữa bệnh của

tôi

Gangwar et al (2015)

TMS Hỗ trợ của lãnh đạo

TMS1 Ban lãnh đạo tích cực tham gia vào việc quyết định phát triển BAĐT

Venkatesh et al (2003)

TMS2 Ban lãnh đạo cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai BAĐT

TMS3 Ban lãnh đạo xây dựng đội ngũ IT sẵn sàng hỗ trợ khi tôi

gặp khó khăn trong lúc sử dụng BAĐT

TMS4 Ban lãnh đạo khuyến khích tôi sử dụng BAĐT để thực hiện công việc của mình

IQ Chất lượng thông tin

(2012) Handayani et al (2017)

IQ2 BAĐT có thể cung cấp cho tôi thông tin chính xác và nhất quán

IQ3 BAĐT có thể cung cấp đầu ra ở định dạng rõ ràng và dễ hiểu

IQ4 BAĐT có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy

IQ5 BAĐT có tính năng bảo mật thông tin dữ liệu bệnh nhân

Conf Sự xác nhận - Confirmation (Conf)

Trang 39

Kí hiệu Thang đo dự kiến Nguồn

Conf 1 Trải nghiệm của tôi với việc sử dụng BAĐT tốt hơn những

gì tôi mong đợi

Bhattacherjee (2001) Conf 2 Mức độ dịch vụ cung cấp từ BAĐT tốt hơn những gì tôi

mong đợi

Conf 3 Sử dụng BAĐT trong công tác khám chữa bệnh đáp ứng những kỳ vọng của tôi về BAĐT

PU Nhận thức có ích

PU 1 Sử dụng BAĐT trong công việc cho phép tôi hoàn thành

nhiệm vụ nhanh hơn

Davis và cộng sự (1989)

PU2 Sử dụng BAĐT làm tăng năng suất làm việc của tôi

PU 3 Sử dụng BAĐT giúp tôi thực hiện công việc dễ hơn

PU 4 Tôi thấy BAĐT hữu ích trong công việc của tôi

PEOU Nhận thức dễ dàng sử dụng

Học cách vận hành BAĐT khá dễ dàng đối với tôi Davis và cộng sự (1989)

PEOU2 Tôi thấy BAĐT thật rõ ràng và dễ hiểu để tương tác

PEOU3 Tôi thấy thật dễ quản lý, tìm kiếm, nhận tin bệnh nhân thông qua BAĐT

PEOU4 Tôi thấy BAĐT dễ dàng sử dụng

SAT Sự hài lòng- Satisfaction

SAT2 Tôi hài lòng với nội dung BAĐT cung cấp SAT3 Tôi hài lòng với hiệu suất của BAĐT

SAT4 Tôi hài lòng với các chức năng được cung cấp bởi BAĐT CI Ý định tiếp tục

CI1 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng BAĐT trong tương lai Bhattacherjee (2001) CI2 Tôi sẽ tiếp tực sử dụng BAĐT thường xuyên hơn trong

tương lai

Trang 40

Kí hiệu Thang đo dự kiến Nguồn

CI3 Tôi thấy nên khuyến khích các Bác sĩ sử dụng BAĐT cho công việc của mình

CI4 Tôi sẽ sử dụng BAĐT ưu tiên hơn bất kỳ phương pháp thay thế khác

3.2.2 Mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu có thể được xác định dựa trên cơ sở số biến quan sát của các yếu tố có trong mô hình nghiên cứu Theo Hair và cộng sự (2006) kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5-10 lần số biến quan sát Theo Rex (2005), kích thước mẫu tới hạn phải là 200 mẫu Trong bài nghiên cứu này có 34 biến quan sát, số lượng mẫu là 264 mẫu

Phương pháp lấy mẫu:

Phương pháp được chọn là phương pháp lấy mẫu thuận tiện Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này chính là các bác sĩ công tác tại các Bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử

Dữ liệu khảo sát được tiến hành thu thập trực tiếp bằng bảng giấy

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Toàn bộ dữ liệu thu thập được sẽ được làm sạch và xử lý với sự hỗ trợ từ phần mềm SPSS 20 và AMOS 20

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích mô tả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê tần suất xuất hiện của các biến định tính trong mẫu như giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp từ dữ liệu thu thập được

3.3.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát và sẽ được đánh giá qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo là:

- Các biến có hệ số tương quan biến-tổng (Item- total correlation) lớn hơn 0,3 hay bằng 0,3 sẽ đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2014)

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan