Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoáiCán cân thanh toán Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và tỷ giá được phản ảnh bằng mô hìnhđơn giản sau đây: Cán cân thanh toán BOP = Cán cân vốn C
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ của một đồng tiền này tính bằng tiền tệ của một đồng tiền khác Là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.
Thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ thông qua quan hệ cung cầu. o Việc trao đổi bao gồm việc mua một đồng tiền này và đồng thời bán một đồng tiền khác.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ lệ trao đổi tiền tệ của một đồng tiền này ra tiền tệ của một đồng tiền khác Tỷ giá hối đoái có thể được niêm yết theo một trong hai dạng là: o Niêm yết trực tiếp: Tỷ giá hối đoái được niêm yết theo tiền nội tệ, nghĩa là niêm yết giá của một đơn vị ngoại tệ theo nội tệ EVNDUSD = 20000 o Niêm yết gián tiếp: Tỷ giá hối đoái được niêm yết theo ngoại tệ, nghĩa là niêm yết giá của một đơn vị nội tệ theo ngoại tệ EUSDVND = 120000
Tỷ giá hối đoái thực: o Là tỷ lệ trao đổi hàng hoá giữa hai quốc gia.
Số hàng hóa trong nước đổi lấy một hàng hóa tương tự của nước ngoài.
Là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo lạm phát tương đối giữa trong nước và nước ngoài, ký hiệu là Er o Đồng thời nó cũng cho biết sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước so với hàng hoá nước ngoài về mặt giá cả Er= Pf x En Pd
1.1.3 Các cơ chế tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác, với một rổ các đồng tiền khác hay với một thước đo giá trị khác Thông thường tỷ giá hối đoái cố định
5 là do NHTW của một quốc gia có trách nhiệm duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ bằng việc mua và bán nội tệ trên thị trường ngoại hối.
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi: Là tỷ giá mà được xác định dựa trên mối quan hệ tương quan của cung và cầu trên thị trường ngoại hối Tỷ giá được xác định hoàn toàn bởi các lực lượng cung và cầu của thị trường ngoại hối, không có sự can thiệp của NHTW
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: Một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý là một hệ thống trong đó tỷ giá hối đoái được phép thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường, nhưng đôi khi Chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa không cho nó vận động ra ngoài các giới hạn nhất định.
Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt độn xuất nhập khẩu
1.2.1 Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái
Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và tỷ giá được phản ảnh bằng mô hình đơn giản sau đây:
Cán cân thanh toán (BOP) = Cán cân vốn (CI -CO) + Cán cân dự trữ ngoại tệ chính thức (FXB) + Cán cân tài khoản vãng lai (CA)
Trong đó: o X: Kim ngạch xuất khẩu o M: Kim ngạch nhập khẩu o CI : dòng vốn đi vào o CO : dòng vốn đi ra o FXB: cán cân dự trữ ngoại tệ của một quốc gia.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái đó chính là cán cân thanh toán quốc tế Khi mà cán cân thanh toán có dấu hiệu bội chi tức là nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm sẽ làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên Ngược lại, khi cán cân thanh toán bội thu, nhu cầu về đồng nội tệ tăng lên, đồng ngoại tệ giảm xuống Điều này khiến cho tỷ giá hối đoái bị giảm
Lạm phát sẽ tác động lớn đến giá trị tiền tệ và tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình so với nước khác Chắc chắn đất nước nào cũng đều mong muốn đồng tiền nước mình sẽ có mức giá trị ngang với đồng tiền nước khác, không một nước nào muốn đồng tiền mình thua thiệt hơn nước bạn Để làm được điều này thì việc giữ vững lạm phát ở một mức cố định vừa phải chính là điều tiên quyết, ưu tiên hàng đầu Khi các yếu tố ảnh hưởng khác trong nền kinh tế không thay đổi, lạm phát càng cao thì tỷ giá hối đoái sẽ càng giảm, đồng nội tệ càng bị mất giá Còn nếu lạm phát càng thấp thì tỷ giá hối đoái sẽ càng tăng và đồng nội tệ càng có giá trị hơn trong thời điểm đó Lạm phát thường có những tác động khá tiêu cực đến tỷ
Document continues below kinh tế vĩ mô
Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá… kinh tế vĩ mô 100% (29)
DH BAI TAP KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ 1 kinh tế vĩ mô 97% (64)
Phân tích khái quát tình hình tăng trưở… kinh tế vĩ mô 100% (18)
KINH TE VI MO- TRAC- Nghiem kinh tế vĩ mô 100% (18)
KÌ KINH TẾ VĨ MÔ
6 toàn cho tỷ giá hối đoái, tuy nhiên khi tỷ lệ lạm phát ở mức quá cao thì chắc chắn sẽ không có lợi cho tỷ giá hối đoái của quốc gia đó
Lãi suất có những tác động không hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài, qua đó cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Khi lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái giảm và lúc này đồng nội tệ sẽ tăng Ngược lại, khi lãi suất trong nước thấp hơn nước ngoài thì đồng nội tệ sẽ giảm và tỷ giá hối đoái tăng Lãi suất và tỷ giá sẽ chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau chứ không phải một mối quan hệ nhân quả trực tiếp Nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, nên biến động của lãi suất không nhất thiết lúc nào cũng đưa đến trường hợp tỷ giá hối đoái phải biến động theo.
Chính sách của chính phủ
Chính phủ có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái bằng các phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo các chính sách khác nhau o Tác động trực tiếp: Là việc các chính phủ dùng đồng nội tệ để mua hoặc bán đồng ngoại tệ nhằm gây áp lực làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, với cách thức can thiệp trực tiếp này, trong một số trường hợp chính phủ có thể đạt được mục đích của mình, còn một số khác thì không thể. o Tác động gián tiếp: Ngân hàng Trung ương có thể can thiệp gián tiếp đến giá trị của một đồng ngoại tệ bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Ngoài ra, tỷ giá cũng bị tác động ít nhiều nếu chính phủ dùng các hàng rào tài chính, mậu dịch, Thuế nhập khẩu hoặc hạn ngạch nhập khẩu chính là các công cụ được dùng phổ biến trong vấn đề này.
Nợ công là nguyên nhân làm thâm hụt ngân sách quốc gia Khi gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách, các quốc gia sẽ có xu hướng huy động nguồn tài trợ từ nước ngoài thông qua hình thức vay nợ Điều này làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm xuống Bên cạnh đó thì khi đất nước huy động nguồn ngoại tệ để trả nợ lãi, đến một giai đoạn nào đó, nợ đã được trả hết, giá trị của đồng ngoại tệ giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng theo đó giảm theo Mặt khác, khi mà đất nước phải gánh chịu một khoản nợ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho tình hình lạm phát tăng cao Và trong trường hợp tồi tệ nhất, đất nước phải in tiền để trả nợ thì nguồn tiền này cũng là nguyên nhân khiến cho lạm phát tăng cao Lạm phát lại ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.
Tình hình tăng trưởng kinh tế: Trong trường hợp tốc độ tăng giá của các sản phẩm xuất khẩu cao hơn so với tốc độ tăng giá của các sản phẩm nhập khẩu tức là tỷ lệ trao đổi thương mại tăng Điều này làm cho đồng nội tệ tăng, tỷ giá giảm Và ngược lại. kinh tế vĩ mô 97% (33) ĐÀM-PHÁN-
THƯƠNG-MẠI-… kinh tế vĩ mô 100% (14)
Tình hình chính trị: Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng muốn đầu tư vào những quốc gia có tình hình chính trị ổn định Bởi một nền chính trị ổn định, không có chiến tranh, bạo loạn sẽ giúp họ yên tâm sản xuất kinh doanh, người dân cũng tiêu dùng nhiều hơn Mặt khác, đối với những quốc gia ổn định về chính trị thì họ cũng sẽ có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế, quan tâm đến các nhà đầu tư…Và khi các nhà đầu tư nước ngoài vào họ cũng chuyển sang một lượng lớn đồng ngoại tệ, làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
Thu nhập: Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ giá hối đoái Khi mà thu nhập của quốc gia tăng lên tức là người dân sẽ có xu hướng thích tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, lúc này nhu cầu về ngoại tệ tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng Về mặt gián tiếp, khi thu nhập của người dân tăng lên tức là mức sống tăng lên, người dân chi tiêu nhiều hơn Điều này làm cho tỷ lệ lạm phát giảm và làm tăng tỷ giá hối đoái
Thâm hụt tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại của một quốc gia so với đối tác thương mại của quốc gia đó Việc thâm hụt tài khoản vãng lai chứng tỏ rằng, quốc gia đang cần nhiều ngoại tệ hơn so với những gì họ xuất khẩu được, đồng thời họ cung cấp cho nước ngoài một lượng nội tệ nhiều hơn so với nhu cầu mua hàng hóa thực tế. Điều này làm cho nhu cầu ngoại tệ bị dư thừa, trở thành nguyên nhân dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm.
1.2.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái.
Cách mà tỷ giá hối đoái tác động đến xuất nhập khẩu hoàn toàn ngược lại so với nhập khẩu Khi tỷ giá hối đoái thấp, tức giá trị đồng nội tệ cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác , làm tăng tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng nội tệ thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộng hoạt động xuất khẩu.
8 Đây là một trong những lý do khiến các nước phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ dẫn đến nhiều hệ lụy và bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện khác nên chính phủ các nước không thể thực hiện việc phá giá đồng nội tệ một cách dễ dàng.
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VND/USD TRONG 5 NĂM (2018-2022) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI NÀY ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
Tình hình biến động tỷ giá VND/USD trong 5 năm (2018 – 2022)…
- Tình hình biến động tỷ giá USD/VND trong 5 năm gần đây tính từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2022.
Biểu đồ: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ năm 2018 -2022
Nguồn: Biểu đồ tỷ giá USD/VND tại vn.tradingview.com
Biểu đồ: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2018
Nguồn: Biểu đồ tỷ giá USD/VND tại vn.tradingview.com
Có thể nói năm 2018 là năm mà tình hình tỷ giá có nhiều biến động Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng khoảng 1,6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm.
Nhìn biểu đồ ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (USD/VND) trong năm 2018 tại 5 tháng đầu năm có tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
10 nhưng đến những tháng tiếp theo tỷ giá tăng cao và có lúc tạo đỉnh Sự biến động của tỷ giá USD/VND ở năm 2018 hầu hết đều do những áp lực từ thị trường quốc tế. Đầu tiên, do nền kinh tế Mỹ đã có những bước tăng trưởng mạnh trong năm 2018 (GDP năm 2018 ước tăng 2,9% so với mức tăng 2,2% năm 2017) cùng với việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm khiến USD tăng giá 4,8% khiến các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng. Thứ hai, một nguyên nhân lớn tác động mạnh tới tỷ giá trong năm là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Và điều này dường như gây ảnh hưởng hầu hết tới tỷ giá của các nước trong khu vực trong châu Á.
Nguồn: Tính toán của Tiến sĩ Cấn Văn Lực dựa trên số liệu của Reuters
Ta thấy theo số liệu, đến tháng 6/2018 thì đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc
(CNY) mất giá vì hậu quả của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ( giảm 4% chỉ trong vòng 3 tuần) khiến cho đồng VND sẽ lên giá so với đồng CNY của Trung Quốc mà từ đó cũng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Trung Quốc đi vào các thị trường lân cận trong đó có Việt Nam và điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho thị trường trong nước.
Xét chung cả năm, đồng VND giảm 2,7% so với USD cho thấy rằng VND phát huy tính ổn định tốt hơn so với các đồng tiền khác trong khu vực Những chuyển biến tích cực trong bức tranh kinh tế ở Việt Nam cũng đã cho thấy sự nỗ lực của Nhà nước nhằm hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường thế giới Nỗ lực của NHNN để giữ cho thị trường ngoại hối được kiểm soát đã giúp cho tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam có những gặt hái nhất định Cụ thể, GDP năm 2018 tăng 7,08%, mức cao nhất trong 10 năm qua và vượt mục tiêu 6,7% mà Chính phủ đề ra. Lạm phát CPI bình quân được kiểm soát với mức tăng 3,8%.
Biểu đồ: Tỷ giá trung tâm USD/VND năm 2019
Kết thúc năm 2019, NHNN đã tăng tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô la
Mỹ thêm 330 đồng, lên mức 23,155 đồng/USD, tương đương tăng 1.4% so với hồi đầu năm 2019.
Tỷ giá USD/VND năm 2019 tăng đều nhưng vẫn ổn định nhờ chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây áp lực không nhỏ lên tỷ giá.
Năm 2019, diễn biến tỷ giá VND/USD tương đối ổn định Theo đó, trong tháng đầu năm và cuối năm, tỷ giá VND/USD giao dịch ổn định quanh ngưỡng 23.250 VND/USD; đến ngày 31/5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh dao động quanh mức 23.455 VND/USD ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm. Ngày 31/12/2019, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD ở mức 23.155 VND/1USD Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng tại thời điểm cuối tháng là 23.849 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.460 VND/USD.
Từ đầu năm đến đầu tháng 2, NHNN đã giảm tỷ giá trung tâm 81 lần, những lần giảm tỷ giá này chỉ dao động khoảng từ 1 đến 15 đồng Riêng ngày gần cuối tháng 1 trước khi chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán (28/01/2019), NHNN đã giảm tỷ giá trung tâm từ 22,880 đồng xuống còn 22,858 đồng, tương đương giảm 22 đồng so với phiên trước đó, đây được xem là mức giảm cao nhất trong năm 2019.
Sau đợt giảm mạnh, tỷ giá trung tâm bất ngờ bật tăng mạnh 47 đồng vào ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, những phiên còn lại, mức tăng tỷ giá trung tâm chỉ dao động từ 1 đến 20 đồng.
Năm 2019, tỷ giá trung tâm USD/VND đã có 3 lần lập đỉnh mới Lần đầu tiên, khi tỷ giá trung tâm USD/VND vượt qua mốc 22,998 đồng, lên mức 23,004 đồng từ cuối tháng 4 Sau đó, tỷ giá trung tâm biến động nhưng vẫn trong kênh tăng, và đạt mốc mới thứ hai tại 23,115 đồng vào đầu tháng 8 Mốc cuối cùng được lập trong năm
2019 chạm mức 23,169 đồng vào cuối tháng 12, tăng 344 đồng, tương đương tăng 1.5% so với đầu năm 2019.
Dự trữ ngoại hối lập kỷ lục
Nguồn cung ngoại tệ ở Việt Nam được đánh giá là rất dồi dào trong năm 2019. Theo dữ liệu kiều hối thường niên được Ngân hàng Thế giới (World Bank) cập nhật, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2019 có thể đạt 16.7 tỷ USD, chiếm khoảng 6.4% GDP và tăng xấp xỉ 4.4% so với năm 2018.
Minh chứng cho nguồn USD dồi dào còn được thể hiện qua việc Sở Giao dịch NHNN bất ngờ giảm giá mua vào USD 25 đồng xuống còn 23,175 đồng/USD sau khi đã duy trì mức giá mua vào 23,200 đồng/USD suốt từ ngày 02/01/2019 đến cuối phiên sáng 29/11/2019, tức đã giữ ổn định trong suốt 11 tháng qua Có thể thấy, việc giảm giá mua vào USD thể hiện dự trữ ngoại hối của NHNN đang tăng cao nên không còn nhu cầu mua vào USD với số lượng lớn như trước nữa, giúp nguồn cung ngoại tệ ở lại thị trường nhiều hơn, từ đó, giảm áp lực tỷ giá trong mùa cao điểm cuối năm.
Trong bối cảnh thuận lợi như vậy, tuy NHNN chủ động tăng tỷ giá trung tâm vẫn không làm xáo trộn tâm lý thị trường Điều này đã được thực tế chứng minh khi nhìn lại quãng thời gian trước, ngoại trừ hai tháng 5 và 6 tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại bật tăng do leo thang chiến tranh thương mại, thì tỷ giá các ngân hàng thương mại niêm yết trong năm vừa qua luôn ổn định trong khoảng 23,160-23,250 VND/USD Hơn nữa, tỷ giá trên thị trường tự do thường xuyên bằng hoặc thấp hơn tỷ giá của các NHTM mặc dù tỷ giá trung tâm có liên tục tăng.
Vì vậy, tỷ giá trung tâm tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu của Việt Nam Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm
2019 đạt 241.42 tỷ USD, tăng 7.8% so với cùng kỳ năm trước, giúp cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng ước tính xuất siêu 9.1 tỷ USD.
Bên cạnh đó, mặc dù đẩy mạnh tích lũy dự trữ ngoại hối nhưng NHNN lại kết hợp hài hòa với nghiệp vụ thị trường mở để hút ròng tiền đồng trong lưu thông Cụ thể, trong khi NHNN mua vào lượng 8.35 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm thì NHNN cũng đã hút ròng 46,427 tỷ đồng trong cả tháng 4, trong đó tập trung chủ yếu hút ròng 44,693 tỷ đồng vào tuần cuối cùng của tháng khi thanh khoản hệ thống đột ngột chuyển sang dư thừa Song song với việc mua vào thêm 6.65 tỷ USD trong 4 tháng tiếp theo, NHNN cũng linh hoạt hút ròng thêm 35 ngàn tỷ đồng trong tháng 7 và 85,130 tỷ đồng trong tháng 9 trên thị trường mở nhưng thanh khoản ổn định cùng với giao dịch mua vào ngoại tệ đã hỗ trợ nguồn cung VND.
Tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
2.2.1 Cán cân thương mại (Xuất khẩu ròng)
Ngày 1/1/2018, tỷ giá hối đoái đồng VND/USD là 22.725 VND/USD Trong tháng 4/2018, đồng VND đã mất giá mạnh và đạt đỉnh điểm tại mức 23.395 VND/USD vào ngày 23/4/2018 Tuy nhiên, trong tháng 5/2018, đồng VND đã tăng giá trở lại và đạt mức thấp nhất trong năm tại 22.350 VND/USD vào ngày 18/5/2018.
Sau đó, tỷ giá hối đoái đồng VND/USD trong năm 2018 chủ yếu dao động trong khoảng từ 22.500 - 23.000 VND/USD Tuy nhiên, cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2018 đã có sự cải thiện đáng kể, với số dư dương đạt 6,8 tỷ USD Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018 đạt 243,5 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm trước đó.
Trong năm 2019, Việt Nam đã đạt được tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 517,26 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 263,45 tỷ USD và nhập khẩu đạt 253,81 tỷ USD Tỷ giá hối đoái trong năm 2019 biến động tương đối ổn định với mức trung bình khoảng 23.208 VND/USD Tuy nhiên, cũng có một số biến động đáng chú ý trong năm 2019. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vào cuối tháng 4/2019, đồng USD tăng giá mạnh so với đồng VND, đạt mức 23.500 VND/USD, cao nhất trong 2 năm qua Điều này đã ảnh hưởng đến giá cả và thanh khoản của thị trường hối đoái, đồng thời làm tăng chi phí nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, dù có những biến động như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn có sự cải thiện đáng kể so với các năm trước đó Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại của Việt Nam năm 2019 đạt tổng giá trị dư thặng (tức xuất khẩu vượt qua nhập khẩu) là 9,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước đó và nhập khẩu đạt 253,81 tỷ USD, giảm 3,0% so với năm trước đó Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 tăng 8,1% so với năm trước đó.
Trong năm 2020, tỷ giá đồng Việt Nam đô la Mỹ đã có sự biến động lớn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và các biến động trên thị trường thế giới Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, cán cân thương mại của Việt Nam năm
2020 đạt thặng dư 19,1 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2019 Tuy nhiên, thực tế là số liệu cụ thể trong từng tháng và từng ngày trong năm 2020 có sự biến động khác nhau Vào ngày 10/01/2020, tỷ giá USD/VND là 23,155 VND/USD Trong tháng này, cán cân thương mại của Việt Nam đạt thặng dư 1,82 tỷ USD Tuy nhiên, vào ngày 15/03/2020, tỷ giá đã tăng lên 23,270 VND/USD và trong tháng này, cán cân thương mại của Việt Nam đã giảm xuống còn 0,8 tỷ USD thặng dư Sau đó, vào tháng 8/2020, tỷ giá USD/VND đã giảm xuống mức 23,150 VND/USD và cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng này đạt thặng dư 2,6 tỷ USD.
Trong quý I/2021, đồng USD tăng giá mạnh so với đồng VND, từ 23.130 đồng/USD vào đầu năm lên đến hơn 23.900 đồng/USD vào giữa tháng 3 Tuy nhiên,trong quý II/2021, tỷ giá hối đoái đã giảm xuống mức khoảng 23.000 đồng/USD.Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh hơn trong việc giá cả cạnh tranh trên thị trường quốc tế Trong năm 2021, ViệtNam đã xuất khẩu hàng hóa trị giá hơn 338 tỷ USD, tăng 30,6% so với năm 2020.Trong đó, các sản phẩm chủ lực như điện thoại, máy tính và các linh kiện điện tử đã chiếm tỷ trọng lớn Trong khi đó, Việt Nam đã nhập khẩu hàng hóa trị giá hơn 330 tỷUSD, tăng 33,6% so với năm trước đó Các sản phẩm nhập khẩu chủ lực của ViệtNam trong năm 2021 là thực phẩm và đồ uống, máy móc thiết bị và các nguyên liệu sản xuất.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4% Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%) Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5% Trong năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên
1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%) Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm.
2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD Trong năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 60,9 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 38,3 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ ASEAN 13,6 tỷ USD, tăng 10,6% Năm 2022 dù còn gặp nhiều khó khăn sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 và tình hình bất ổn trên thế giới, thành tích xuất siêu vẫn tiếp tục được giữ vững Mặc dù quý I xuất siêu chỉ đạt gần 1,5 tỷ USD, sau đó trong quý II nhập siêu, nhưng với nỗ lực không ngừng trong quý III (xuất siêu hơn 6 tỷ USD) và quý IV (xuất siêu gần 4,5 tỷ USD), đến hết năm 2022 cán cân thương mại hàng hóa đã đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD.
Xuất khẩu và chính sách tỷ giá hối đoái là 2 vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Chính sách tỷ giá của Việt Nam thời gian qua đã gắn liền với chính sách đổi mới, hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, góp phần tăng trưởng kinh tế Trong quá trình đổi mới, Việt Nam luôn coi xuất khẩu là động lực chính để tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2018 có thể thấy đây là năm tỷ giá biến động nhiều Trong năm, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng khoảng 1,6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm Xét chung cả năm, việc VND giảm 2,7% so với USD cho thấy VND ổn định hơn nhiều so với các đồng tiền trong khu vực Tuy tỷ giá USD/VND năm 2018 có nhiều biến động nhưng dưới sự tác động của kết hợp nhiều yếu tố, năm 2018 tiếp tục được coi là một năm thành công của xuất nhập khẩu Việt Nam với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2017, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD Cán cân thương mại ghi nhận con số thặng dư (xuất siêu) ở mức kỷ lục (khoảng 7 tỷ USD)
Năm 2019, diễn biến tỷ giá VND/USD tương đối ổn định Trong đó, trong tháng đầu năm và cuối năm, tỷ giá VND/USD giao dịch ổn định quanh ngưỡng 23.250
VND/USD; đến ngày 31/5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh dao động quanh mức 23.455 VND/USD ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm Tỷ giá giảm kéo vào cuối năm kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm Theo số liệu vừa công bố của Bộ Công Thương, trong tháng 11 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 22,6 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng 10/2019 nhưng lại tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2018 Tính chung kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi cuối tháng 1/2020, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất điều hành về mức 0-0,25% (cận dưới-cận trên) và tái khởi động lại chương trình mua vào trái phiếu (hay còn gọi là nới lỏng định lượng
“QE”), trong nỗ lực nhằm giải cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái do đại dịch gây ra. Chính sách nới lỏng chưa từng có tiền lệ cùng với triển vọng tăng trưởng kinh tế tiêu cực của nước Mỹ trong năm 2020 đã khiến đồng USD suy giảm Ngày 2/11, chỉ số đo sức mạnh đồng USD đã giảm 2,4% kể từ đầu năm.
Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng, trong năm 2021 thì VND là một trong những đồng tiền có diễn biến tốt nhất trong khu vực trong bối cảnh các đồng tiền trong khu vực chịu tác động mạnh bởi đà tăng giá của USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ Theo phân tích của SSI Research, tỷ giá trong nước duy trì trạng thái ổn định do nguồn cung – cầu ngoại tệ trên thị trường tương đối cân bằng. Hiện cán cân thương mại tuy nhập siêu lên tới hơn 1,5 tỷ USD nhưng được bù đắp bởi lượng FDI giải ngân trong tháng 9 (1,7 tỷ USD, tăng 57% so với tháng trước) giúp cán cân thanh toán tổng thể duy trì tích cực.
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP …
Sử dụng chính sách chiết khấu
Các ngân hàng trung ương có thể dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, muốn cho tỷ giá hạ xuống thì ngân hàng trung ương nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó lãi suất thị trường cũng tăng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần tăng cung và đồng thời làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó tỷ giá đối hối sẽ có xu hướng hạ xuống.
Sử dụng chính sách hối đoái
Chính sách thị trường mở là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái, ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối của nhà nước dùng nghiệp vụ mua bán trực tiếp ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái lên cao, ngân hàng trung ương có thể tung ngoại hối ra bán để kéo tỷ giá hối đoái tụt xuống Để thực hiện được biện pháp này, ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại hối lớn.
Quỹ dự trữ bình ổn giá cả là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường.
Phá giá tiền tệ được hiểu là sự tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tác dụng của phải trả tiền tệ đối với nước tiến hành phá ra có thể là:
+ Hạn chế nhập khẩu hàng hóa, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, từ đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế.
+ Hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như chuyển tiền ra ngoài nước, khuyến khích nhập khẩu vốn, từ đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó làm giảm tình trạng tăng lên của tỷ giá hối đoái.
Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ Đây là chính sách nhằm nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là làm cho giá hối đoái so với đồng tiền nâng giá bị giảm xuống.
Phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ được hiểu là sự tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tác dụng của phải trả tiền tệ đối với nước tiến hành phá ra có thể là:
+ Hạn chế nhập khẩu hàng hóa, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, từ đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế.
+ Hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như chuyển tiền ra ngoài nước,khuyến khích nhập khẩu vốn, từ đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó làm giảm tình trạng tăng lên của tỷ giá hối đoái.
Nâng giá tiền tệ
Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ Đây là chính sách nhằm nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là làm cho giá hối đoái so với đồng tiền nâng giá bị giảm xuống.