Mặt khác, đối với những quốc gia ổn định về chính trị thìhọ cũng sẽ có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế, quan tâm đến các nhàđầu tư…Và khi các nhà đầu tư nước ngoài vào họ
TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Một số khái niệm (tỷ giá hối đoái)
- Tỷ giá : Trong một nền kinh tế mở, người dân và Chính phủ của quốc gia này thực hiện các giao dịch kinh tế với người dân, Chính phủ của quốc gia khác sẽ nảy sinh một vấn đề về đồng tiền giao dịch Mỗi quốc gia có một đồng tiền giao dịch riêng và được lưu hành trong phạm vi nền kinh tế của quốc gia đó Tuy nhiên, trong giao dịch quốc tế,người ta sẽ cần sử dụng những đồng tiền của các nước khác nhau Khi đó sẽ nảy sinh việc mua bán các đồng tiền khác nhau, trao đổi đồng tiền này lấy đồng tiền kia Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá.
- Tỷ giá hối đoái : Có thể định nghĩa: “Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền nước này được biểu thị thông qua đồng tiền nước khác.
- Thị trường ngoại hối : là thị trường tiền tệ quốc tế, tại đó đồng tiền của quốc gia này có thể trao đổi lấy tiền của quốc gia khác.
Phân loại
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa : là tỷ lệ trao đổi tiền tệ của một đồng tiền này ra tiền tệ của một đồng tiền khác Tỷ giá hối đoái danh nghĩa biểu thị lượng ngoại tệ trên 1 đơn vị nội tệ
- Tỷ giá hối đoái thực : là tỷ lệ mà một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia lấy hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia khác Tỷ giá hối đoái thực được biểu thị tỷ lệ giá cả hàng hóa giữa hai quốc gia khi tính theo cùng một đơn vị tiền tệ Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái thực phản ánh tỷ lệ trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia
Các chế độ tỷ giá hối đoái
- Chế độ tỷ giá đối hoái cố định : Là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định gọi là tỷ giá trung tâm ( CenterRate), trong một biên độ hẹp đã được định trước NHTW của quốc gia này có trách nhiệm duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ bằng việc mua và bán nội tệ trên thị trường ngoại hối Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối, đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định nên khi quốc gia duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định gặp phải rất nhiều khó khăn.
- Chế độ tỷ giá đối hoái thả nổi : Là chế độ trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, sự biến động của tỷ giá luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối Chính phủ tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là Chính phủ có thể mua vào hay bán ra một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của Chính phủ chứ không nhằm mục đích can thiệp ảnh hưởng lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá.
- Chế độ tỷ giá đối hoái thả nổi có quản lý : Là chế độ trong đó tỷ giá hối đoái được phép thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường, nhưng đôi khi Chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa không cho nó vận động ra ngoài các giới hạn nhất định Một số nước đã chấp nhận và thực hiện một “khối tiền tệ” trong đó họ tìm cách duy trì những tỷ giá cố định với các đồng tiền của những nước thuộc khối,nhưng lại cho phép cả khối thay đổi cùng với các lực lượng thị trường một cách tương đối với các nước bên ngoài khối.
Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái
1.4.1 Cán cân thanh toán : Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và tỷ giá được phản ảnh bằng mô hình đơn giản sau đây:
Cán cân thanh toán (BOP) =Cán cân vốn ( CI - CO) + Cán cân dự trữ ngoại tệ chính thức (FXB) +Cán cân tài khoản vãng lai (CA)
Trong đó: X: Kim ngạch xuất khẩu
CI : dòng vốn đi vào
CO : dòng vốn đi ra
FXB: cán cân dự trữ ngoại tệ của một quốc gia.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái đó chính là cán cân thanh toán quốc tế Khi mà cán cân thanh toán có dấu hiệu bội chi tức là nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm sẽ làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên Ngược lại, khi cán cân thanh toán bội thu, nhu cầu về đồng nội tệ tăng lên, đồng ngoại tệ giảm xuống Điều này khiến cho tỷ giá hối đoái bị giảm
Như chúng ta đã biết, theo nguyên tắc thì bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn đồng tiền của nước mình có giá trị tương đương với đồng tiền của nước khác Để làm được điều này thì đất nước đó cần phải giữ tỷ lệ lạm phát ở mức độ vừa phải.Việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi Tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái tăng, tức là giá trị đồng nội tệ giảm Ngược lại, tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài tức là tỷ giá hối đoái giảm, giá trị đồng nội tệ tăng.
Lãi suất có tác động không hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Sự gia tăng lãi suất ở một nước sẽ làm cho đồng tiền nước đó hấp dẫn hơn Sự gia tăng này sẽ kích thích nhập khẩu vốn Khi mà lãi suất trong nước tăng lên sẽ thu hút các nguồn tư bản từ nước ngoài vào và làm tăng nguồn ngoại tệ Điều này làm cho tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ giảm xuống Và ngược lại, trong trường hợp lãi suất trong nước thấp thì tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và nội tệ tăng lên.
2.1.4 Chính sách của chính phủ : Chính phủ có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái gián tiếp hoặc trực tiếp tùy theo chính sách.
Tác động trực tiếp: là việc các chính phủ dùng nội tệ để mua hoặc bán đồng ngoại tệ để gây áp lực làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Tuy nhiên việc chính phủ can thiệp trực tiếp như thế này có thể đạt được mục tiêu mà cũng có thể không đạt được mục tiêu.
Tác động gián tiếp: NHTW có thể can thiệp trực tiếp đến giá trị của một đồng ngoại tệ bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, ví dụ như tác động vào lãi suất Ngoài ra, tỷ giá cũng bị tác động nếu Chính phủ lập các hàng rào tài chính, mậu dịch,… Các công cụ được dùng phổ biến là thuế nhập khẩu hoặc hạn ngạch nhập khẩu,…
2.1.5 Một số nhân tố khác
Nợ công là nguyên nhân làm thâm hụt ngân sách quốc gia Khi gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách, các quốc gia sẽ có xu hướng huy động nguồn tài trợ từ nước ngoài thông qua hình thức vay nợ Điều này làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm xuống Bên cạnh đó thì khi đất nước huy động nguồn ngoại tệ để trả nợ lãi, đến một giai đoạn nào đó, nợ đã được trả hết, giá trị của đồng ngoại tệ giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng theo đó giảm theo.
Mặt khác, khi mà đất nước phải gánh chịu một khoản nợ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho tình hình lạm phát tăng cao Và trong trường hợp tồi tệ nhất, đất nước phải in tiền để trả nợ thì nguồn tiền này cũng là nguyên nhân khiến cho lạm phát tăng cao Lạm phát lại ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái
- Tình hình tăng trưởng kinh tế: Trong trường hợp tốc độ tăng giá của các sản phẩm xuất khẩu cao hơn so với tốc độ tăng giá của các sản phẩm nhập khẩu tức là tỷ lệ trao đổi thương mại tăng Điều này làm cho đồng nội tệ tăng, tỷ giá giảm Và ngược lại.
Document continues below kinh tế vĩ mô
Phân tích các y ế u t ố tác đ ộ ng đ ế n t ỷ giá… kinh tế vĩ mô 100% (29)
QU Ả N TR Ị 1 kinh tế vĩ mô 97% (64)
Phân tích khái quát tình hình tăng tr ưở … kinh tế vĩ mô 100% (18)
KINH TE VI MO- TRAC- Nghiem kinh tế vĩ mô 100% (18)
- Tình hình chính trị: Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng muốn đầu tư vào những quốc gia có tình hình chính trị ổn định Bởi một nền chính trị ổn định, không có chiến tranh, bạo loạn sẽ giúp họ yên tâm sản xuất kinh doanh, người dân cũng tiêu dùng nhiều hơn Mặt khác, đối với những quốc gia ổn định về chính trị thì họ cũng sẽ có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế, quan tâm đến các nhà đầu tư…Và khi các nhà đầu tư nước ngoài vào họ cũng chuyển sang một lượng lớn đồng ngoại tệ, làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
- Thu nhập: Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ giá hối đoái Khi mà thu nhập của quốc gia tăng lên tức là người dân sẽ có xu hướng thích tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, lúc này nhu cầu về ngoại tệ tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng Về mặt gián tiếp, khi thu nhập của người dân tăng lên tức là mức sống tăng lên, người dân chi tiêu nhiều hơn Điều này làm cho tỷ lệ lạm phát giảm và làm tăng tỷ giá hối đoái.
- Thâm hụt tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại của một quốc gia so với đối tác thương mại của quốc gia đó Việc thâm hụt tài khoản vãng lai chứng tỏ rằng, quốc gia đang cần nhiều ngoại tệ hơn so với những gì họ xuất khẩu được, đồng thời họ cung cấp cho nước ngoài một lượng nội tệ nhiều hơn so với nhu cầu mua hàng hóa thực tế Điều này làm cho nhu cầu ngoại tệ bị dư thừa,trở thành nguyên nhân dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm.
Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất, nhập khẩu
1.5.1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là việc chi ngoại tệ ra nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ về trong nước, khi gia tăng nhập khẩu sẽ làm tăng cầu ngoại tệ, do đó có tác động làm tăng tỷ giá hối đoái.
Khi tỷ giá hối đoái cao, làm cho giá cả hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài đắt đỏ hơn so với hàng hoá trong nước, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất trong nước.
Khi tỷ giá hối đoái thấp, hàng hoá nhập khẩu có giá bán rẻ hơn hàng hoá trong nước, làm tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy nhập khẩu, nhưng hạn chế phát triển sản xuất trong nước.Vì vậy, chính phủ các nước thường dùng chính sách nâng cao tỷ giá,tức phá giá đồng nội tệ để hạn chế hàng nhập khẩu nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước. kinh tế vĩ mô 97% (33) ĐÀM-PHÁN-
TH ƯƠ NG-M Ạ I-… kinh tế vĩ mô 100% (14)
1.5.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái.
Cách mà tỷ giá hối đoái tác động tới xuất khẩu hoàn toàn ngược lại so với nhập khẩu Khi tỷ giá hối đoái thấp, tức giá trị đồng nội tệ cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác,làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng nội tệ thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác,làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu. Đây là một trong những lý do khiến các nước phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ dẫn đến nhiều hệ lụy và bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện khác nên chính phủ các nước không thể thực hiện việc phá giá đồng nội tệ một cách dễ dàng.
Xuất, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh quan hệ cung cầu ngoại tệ làm biến động tăng giảm tỷ giá Do đó có thể nói rằng thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế.
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VND/USD TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ SỰ THAY ĐỔI NÀY ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
Thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam trong 5 năm gần đây giai đoạn 2017-
2.1.1 Thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam năm 2017
Biểu đồ tỷ giá USD/VND năm 2017
Năm 2017, giá USD luôn ở mức cao và có nhiều biến động so với đồng Việt Nam, thậm chí biên độ tăng giá ở chiều bán ra lên tới 280đ/USD ngay trong quý I
Cụ thể giá đô la Mỹ ở mức thấp nhất vào ngày 24/01 Tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm vào trong tháng 1/2017.
Từ tháng 2, giá đô la bắt đầu nhảy vọt và liên tiếp lập đỉnh so với VNĐ Trong các ngày từ 3-6/3, đô la Mỹ đạt đỉnh so với đồng Việt Nam khi được mua vào bằng tiền mặt là 22.790đ/USD, mua chuyển khoản là 22.795đ/USD, bán ra là 22.865đ/USD(đây cũng là mức giá giao dịch cao nhất của đồng đô la Mỹ so với đồng Việt Nam trong năm qua) Sau thời điểm này giá USD giảm nhẹ so với đồng Việt Nam, điều mà những người đang nắm giữ ngoại tệ không hề mong muốn nhưng đã có tác động tốt tới thị trường và tránh được tình trạng đô la hóa tiền tệ khi nhiều người quá coi trọngUSD.
Những tháng sau đó, giá USD không còn biến động mạnh như 3 tháng đầu năm nhưng vẫn còn sức nóng trên thị trường, làm ấm lòng những gia đình thường xuyên nhận được USD từ con em đang lao động ở nước ngoài gửi tiền về cho người thân ở nhà.
Xét về giá giao dịch USD tại các ngân hàng thương mại thì mức biến động cuối năm không thay đổi nhiều so với đầu năm nhưng xét về khía cạnh tỷ giá liên ngân hàng thì USD đã được Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tăng khá mạnh so với đồng Việt Nam Đến ngày giao dịch cuối cùng trong năm 2017 giảm cho phù hợp với những diễn biến thực tế của thị trường trao đổi ngoại tệ liên ngân hàng Tính đến tháng 12/2017, tỷ giá trung tâm ước tăng khoảng 1,5-1,7% so với đầu năm.
Như vậy, dù tỷ giá thường xuyên được điều chỉnh và hiện đang ở ngưỡng cao so với đồng Việt Nam nhưng giá đô la Mỹ giao dịch thực tế tại các ngân hàng thương mại chỉ biến động tăng nhẹ.
Theo lý giải của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên nhân khiến tỷ giá tương đối ổn định do đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế (chỉ số USD Index giảm 9,1% so với đầu năm 2017) bất chấp Cục Dự trữ liên bang (Fed) tăng lãi suất nhiều lần do tác động của chính sách chống thâm hụt thương mại của Tổng thống Donald Trump.
Bên cạnh đó, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD vẫn còn ở mức lớn (khoảng 6-7%), nghiêng về việc nắm giữ VND Huy động ngoại tệ tăng thấp, ước tăng 4% so với cuối năm 2016, trong khi Ngân hàng Nhà nước mua được khoảng 7 tỷ USD từ hệ thống ngân hàng Do vậy, có thể một lượng lớn ngoại tệ đã được tổ chức kinh tế và cá nhân bán và chuyển sang VND.
2.1.2 Thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam năm 2018
Biểu đồ tỷ giá USD/VNĐ 2018
* Nhận xét Đối với tỷ giá VND, trong 5 tháng đầu năm, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối bình lặng, thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn mua vào được USD do thị trường dư nguồn cung Nhưng đến cuối tháng 6/2018, khi đồng CNY mất giá mạnh (-4% chỉ trong vòng 3 tuần) và Fed nâng lãi suất USD lần thứ hai trong năm, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã rõ nét hơn.
Trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới nhiều biến động, áp lực mất giá lớn, tỷ giá USD/VND đã được duy trì ổn định trong xu hướng tăng Vào giữa năm, tỷ giá VND/USD liên tục nằm trong xu hướng tăng mạnh trên cả thị trường chính thức và thị trường tự do Đặc biệt, cuối tháng 7/2018, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do vượt trần tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đạt đỉnh tới 23.650 VND/1 USD vào ngày 17/8/2018. Đến cuối năm 2018, tỷ giá trung tâm đang ở mức 22.825 VND = 1 USD, tăng 1,78% so với cuối năm 2017 Theo đó, mức tỷ giá USD/VND mà thị trường được giao dịch ở trong khoảng 22.818 - 23.510, tỷ giá trên thị trường vẫn đang giao dịch trong ngưỡng cho phép, cụ thể: tỷ giá USD/VND trung bình của NHTM ở mức 23.288, tăng 2,59% so với cuối năm 2017; và tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do ở mức 23.337, tăng 2,6% so với cuối năm 2017 Như vậy, so với phiên giao dịch đầu tiên của năm 2018, tỷ giá trung tâm đã tăng tới 410 đồng Khi tỷ giá trung tâm tăng kỷ lục giá USD tại các ngân hàng cũng tăng mạnh khoảng 480-500 đồng/USD Đây có thể coi là diễn biến đáng quan tâm trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối Việt Nam nói riêng.
* Nguyên nhân: Diễn biến này bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính, trong đó có cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, từ trong nước cũng như trên thị trường quốc tế, cụ thể:
Về cán cân thương mại của Việt Nam: 2018 là một năm thành công của Việt Nam đối với hoạt động xuất nhập khẩu, khi tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017 Kết quả này góp phần giúp cán cân thương mại tích lũy thặng dư khoảng 7,2 tỷ USD trong năm 2018, từ đó tạo lượng cung ngoại hối lớn cho thị trường Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ có thể thấy, cán cân thương mại Việt Nam đã rơi vào tình trạng nhập siêu trong các tháng 5, 7, 8/2018 – khá tương ứng với các tháng có biến động mạnh về tỷ giá trên thị trường ngoại hối tự do Điều này hàm ý, mặc dù cán cân tích lũy thặng dư nhưng áp lực tỷ giá vẫn có thể xảy ra khi có thông tin các tháng riêng lẻ bị thâm hụt Đồng thời, phản ánh thị trường ngoại hối Việt Nam khá nhạy cảm với các thông tin thị trường, do các yếu tố tâm lý và một phần do bất cân xứng cung cầu ngoại tệ tạm thời.
Về đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài: Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2018 Việt Nam đã thu hút 3.046 dự án đầu tư trực tiếp cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 17.976,2 triệu USD, tăng 17,6% về số dự án và giảm 15,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017 Bên cạnh đó, năm 2018 có 1.169 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7.596,7 triệu USD Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2018 đạt 25.572,9 triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2017 Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2018 đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm
2017 Đây là nguồn cung ngoại tệ đáng kể hỗ trợ tích cực cho thị trường ngoại hối Việt Nam. Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp, có thể thấy, chưa bao giờ động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) diễn ra liên tục trong năm 2018 Cụ thể, FED đã tăng lãi suất tới 4 lần, nâng lãi suất cơ bản cho vay qua đêm của USD từ 2,25% lên 2,5%, gây ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thêm vào đó, lo ngại là hoàn toàn có cơ sở khi 6 tháng đầu năm 2018, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang ồ ạt rút vốn tại hàng loạt thị trường tài chính mới nổi châu Á như Thái Lan (5,6 tỷ USD), Indonesia (3,7 tỷ USD), Philippines (1,6 tỷ USD) Từ cuối tháng 4/2018 đến cuối tháng 7/2018, hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên TTCK Việt Nam đã ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ giá VND/USD, mặc dù chưa có dấu hiệu rõ ràng về dòng vốn rút về nước.
Về lạm phát: Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 Như vậy, về cơ bản đã đạt mục tiêu đề ra về kiềm chế lạm phát, tuy nhiên, trong năm 2018, tại một số thời điểm, lạm phát đã tăng cao hơn so với kỳ vọng, đã tạo áp lực tới tỷ giá trên thị trường Cụ thể, lạm phát tháng 6/2018 tăng 0,61% mức tăng cao nhất trong 7 năm trở lại đây – khá trùng khớp với thời điểm có những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Diễn biến này có thể được lý giải theo thuyết ngang giá sức mua cũng như tâm lý của các thành viên trên thị trường khi lạm phát tăng, làm giảm lòng tin của công chúng đối với giá trị nội tệ.
Về lãi suất liên ngân hàng: Một yếu tố khác ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá, đó là lãi suất liên ngân hàng được duy trì khá thấp trên thị trường Số liệu thống kê cho thấy, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bắt đầu có xu hướng giảm mạnh trên tất cả các kỳ hạn và duy trì dao động trong khoảng từ 1 - 2% từ tháng 2 cho đến trung tuần tháng 7/2018 Diễn biến này khiến cho các tài sản ghi bằng nội tệ không còn đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, chính vì vậy, các nhà đầu tư có tổ chức (chủ yếu là các NHTM) có xu hướng nắm giữ ngoại tệ thay vì nội tệ, đẩy tỷ giá tăng.
Thực trạng sự biến động cán cân thương mại trong giai đoạn 2017-2022
Chính sách tỷ giá và điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian 2017-2022 đã đóng góp tích cực vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.
2.2.1 Biến động cán cân thương mại năm 2017
Chỉ số giá đô la Mỹ năm 2017 tăng 1,40% so với năm trước Khi FED tăng lãi suất 3 lần vào tháng 3/2018, tháng 6/2018 và tháng 9/2018 khiến đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác, tỷ giá VND/USD cũng biến động theo xu hướng tăng. Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12/2017 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2017 đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21% (tương ứng tăng 73,74 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016 Cụ thể:
● Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2017 đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,8% (tương ứng tăng 38,12 tỷ USD) so với năm 2016 Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 2 tháng 12/2017 đạt hơn 7,02 tỷ USD, tăng 5,4% (tương ứng tăng 358 triệu USD) so với kỳ 1 tháng 12/2017, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 12 tháng/2017 lên 152,19 tỷ USD, tăng 22,9%, chiếm 71,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
● Về nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 211,1 tỷ USD,tăng 20,8% (tương ứng tăng 36,3 tỷ USD) so với năm 2016 Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 5,73 tỷ USD, giảm 4,3%(tương ứng giảm gần 254 triệu USD) so với kỳ 1 tháng của tháng, qua đó nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này trong 12 tháng/2017 đạt 126,37 tỷ USD, tăng 23,4% tương ứng tăng 23,94 tỷ USD
Cán cân thương mại hàng hóa năm 2017 đạt thặng dư 2.92 tỷ USD
2.2.2 Biến động cán cân thương mại năm 2018.
Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm 2017 Trong đó, xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% Tính chung, cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với mức thặng dư của năm 2017.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2018 tăng 2,69% so với cùng kỳ năm 2017; bình quân năm 2018 tăng 1,29% so với năm 2017 Mặc dù bối cảnh thị trường quốc tế thay đổi nhanh chóng, thuận lợi trong nửa đầu năm, chịu áp lực liên tục nửa cuối năm nhưng nhìn chung tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước diễn biến tương đối ổn định, phù hợp với điều kiện thị trường
Trong hơn 5 tháng đầu năm, trước xu hướng giảm giá của đồng USD trên thị trường quốc tế, nguồn cung ngoại tệ trong nước tương đối dồi dào, tỷ giá giao dịch trên thị trường nhìn chung ổn định, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối
Tuy nhiên, sang nửa cuối năm, thị trường ngoại tệ chịu áp lực từ những yếu tố bất lợi như: Đồng USD quốc tế tăng giá mạnh với diễn biến khả quan của kinh tế Mỹ cũng như xu hướng trái chiều trong CSTT giữa Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác; Xung đột thương mại Mỹ - Trung leo thang tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường cũng như hoạt động đầu tư, sản xuất; Đồng CNY và các đồng tiền của một số quốc gia mới nổi mất giá mạnh (Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, ) gia tăng quan ngại về khủng hoảng kinh tế, tiền tệ tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển; Thị trường chứng khoán nhiều nước giảm mạnh, gia tăng rủi ro tiêu cực đối với tăng trưởng “ Mặc dù bối cảnh thị trường quốc tế biến động nhanh và phức tạp, thị trường ngoại tệ trong nước năm 2018 tương đối ổn định nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và các giải pháp điều hành CSTT chủ động, linh hoạt của NHNN, kinh tế, thu hẹp điều kiện tài chính toàn cầu.
Theo đó, tỷ giá thị trường có xu hướng tăng nhanh, có thời điểm lên đến trên 23.350 VND/USD Mặc dù chịu áp lực lớn trong nửa cuối năm nhưng nhìn chung, trong năm 2018, tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước ổn định (đến cuối năm 2018, tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1,78% so với cuối năm 2017, tỷ giá giao dịch USD/VND trên thị trường tăng khoảng 2,16%) Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, NHNN mua ròng ngoại tệ để tăng quy mô Dự trữ ngoại hối Nhà nước Thị trường ổn định là nhờ sự đóng góp từ nền tảng kinh tế vĩ mô diễn biến thuận lợi, cùng với việc NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ; cơ chế tỷ giá trung tâm tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc hấp thụ các cú sốc bên ngoài và giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ.
2.2.3 Biến động cán cân thương mại năm 2019
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 516,96 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng cao 17,7%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,2%) Xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% Cán cân thương mại hàng hóa năm
2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD Về xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12/2019 ước tính đạt 21,8 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng trước Trong quý IV/2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 68,8 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm
2018 và giảm 4,6% so với quý III năm nay Trong quý IV có 9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 72,4% tổng kim ngạch xuất khẩu Nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2019 ước tính đạt 22,8 tỷ USD,tăng 6,8% so với tháng trước Trong quý IV/2019, kim ngạch nhập khẩu đạt 66 tỷUSD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước và giảm nhẹ 0,8% so với quý III năm nay.
2.2.4 Biến động cán cân thương mại năm 2020
Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên diện rộng, song Việt Nam đạt được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch XNK Tổng trị giá XNK hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019 Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0% (tương ứng tăng 18,39 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 9,31 tỷ USD) Trong năm 2020, Việt Nam đã có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như: Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD), Liên minh châu Âu (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD), Về cán cân thương mại: mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch covid-19, song cán cân thương mại hàng hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ USD, đây là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
2.2.5 Biến động cán cân thương mại năm 2021
Năm 2021, theo Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng năm nay, tổng kim ngạch XNK hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 537,31 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,6%; nhập khẩu tăng 28,2%.
● Xuất khẩu hàng hóa: Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 69,77 tỷ USD, tăng 7,7%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 198,16 tỷ USD, tăng 20,1%, chiếm 74%.
Tác động của tỷ giá hối đoái đến XNK hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022
● Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước, nhóm hàng năng lượng, tháng 5/2022 ước tính đạt 32,2 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 56,4%) Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 152,29 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 36,4%), trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 53,36 tỷ USD, tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,9 tỷ USD, tăng 14,9%
2.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022
Xuất khẩu và chính sách tỷ giá hối đoái là 2 vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Chính sách tỷ giá của Việt Nam thời gian qua đã gắn liền với chính sách đổi mới, hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, góp phần tăng trưởng kinh tế Trong quá trình đổi mới, Việt Nam luôn coi xuất khẩu là động lực chính để tăng trưởng, phát triển kinh tế
- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2017, tỷ giá USD/VND khá ổn định Tính đến tháng 12/2017, tỷ giá trung tâm ước tăng khoảng 1,5-1,7% so với đầu năm Năm 2017 là năm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đạt được nhiều thành công Tính cả năm 2017, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu cả nước đạt 425,12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 đã tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016.
Năm 2018, tỷ giá VND/USD có thời điểm giảm hoặc tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát Tháng đầu năm 2018 tỷ giá VND/USD giảm, đặc biệt sau kỳ nghỉ Tết, tỷ giáVND/USD vẫn theo xu hướng giảm Đến đầu tháng 3 tỷ giá có dấu hiệu tăng trở lại.Tuy tỷ giá USD/VNĐ năm 2018 có nhiều biến động nhưng dưới sự tác động của kết hợp nhiều yếu tố, năm 2018 tiếp tục được coi là một năm thành công của xuất nhập khẩu Việt Nam với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD, tăng11,1% so với năm 2017, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD
Năm 2019, mặc dù vẫn có khá nhiều biến động trong những tháng đầu năm 2019, song đà tăng của tỷ giá USD/VND không quá lớn Đây được đánh giá là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp Trong những tháng đầu năm, tỷ giá USD/VND đã có những thời điểm điều chỉnh khá mạnh do những tác động từ tình hình thế giới Đến tháng 5/2019, mức biến động nằm trong khoảng +/- 1% và có lên có xuống, diễn biến tỷ giá trên thị trường về cơ bản vẫn có thể coi là ổn định Khi tỷ giá tăng, đối tượng hưởng lợi thuộc về những ngành xuất khẩu như: Thủy sản, dệt may, dầu khí, cao su, công nghệ Trong đó, riêng đối với ngành Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 4 tỷ USD Theo Báo cáo số 209/BC-TCTK ngày 26/12/2019 của Tổng cục Thống kê, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 516,96 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018 Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 60,7 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2018; tiếp đến là thị trường EU đạt 41,7 tỷ USD, giảm 0,7%; Trung Quốc đạt 41,5 tỷ USD, tăng 0,2%; thị trường ASEAN đạt 25,3 tỷ USD, tăng 1,9%; Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 7,7%; Hàn Quốc đạt 19,8 tỷ USD, tăng 8,3%.
Năm 2020, tính đến ngày 30/10 năm 2020, tỉ giá trung tâm giữa VND/USD mới chỉ tăng nhẹ 0,2% so với thời điểm đầu năm lên mức 23.201 đồng/USD, tỉ giá trên thị trường tự do cũng ghi nhận mức tăng tương tự Cụ thể, xuất khẩu 10 tháng đầu năm
2020 của Việt Nam tăng 4,7% so với cùng kỳ, đạt 229,3 tỷ USD Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố chiều ngày 27/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 của Việt Nam ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% Về thị trường xuất khẩu hàng hóa năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 76,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 48,5 tỷ USD, tăng 17,1%; thị trường EU đạt 34,8 tỷ USD, giảm 2,7%; thị trường ASEAN đạt 23,1 tỷ USD, giảm 8,7%; Nhật Bản đạt 19,2 tỷ USD, giảm 5,7%; Hàn Quốc đạt 18,7 tỷ USD, giảm 5,1%.
Năm 2021, trong 8 tháng đầu năm 2021, một phần nhờ ảnh hưởng của đồng USD tăng giá, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng (tăng 0,37% từ 8,18 tỷ USD trong tháng 1 lên 8,21 tỷ USD trong tháng 8) Bên cạnh đó, xuất khẩu sang một số thị trường khác có đồng nội tệ giảm so với đồng USD đã có xu hướng giảm: xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) giảm 9,37% (từ 3,63 tỷ USD trong tháng 1 xuống 3,29 tỷ USD trong tháng 8); sang Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm từ 1,84 tỷ USD xuống1,72 tỷ USD; sang Trung Quốc giảm 12,26% (từ 4,65 tỷ xuống 4,08 tỷ)
Năm 2022 (đặc biệt là từ tháng 3), tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực lớn từ những biến động rất mạnh trên thị trường quốc tế, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 2,95% (từ ngày 20/12/2021 đến ngày 23/12/2022) Trong bối cảnh tỉ giá USD/VND tăng, doanh thu xuất khẩu khi được quy đổi sang đồng Việt Nam sẽ tăng, tính đến hết 15/7/2022, Viê Kt Nam có tổng trị giá xuất khẩu đạt 201,08 tỷ USD, tăng 17,4% tương ứng tăng 29,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 4,83 tỷ USD, tương ứng tăng 26,2%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 4,8 tỷ USD, tương ứng tăng 18%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 3,98 tỷ USD, tương ứng tăng 15,7%; hàng dệt may tăng 3,38 tỷ USD, tương ứng tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam, trong đó tỉ giá hối đoái là một trong những yếu tố chính Trong 5 năm từ 2017 - 2022, tỷ giá USD/VNĐ có biến động nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát, và cùng với sự ảnh hưởng của những yếu tố khác, mà tình hình xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng.
Năm 2017, hiện tượng tỷ giá VND/USD với xu hướng tăng trong những tháng đầu năm 2017, nguyên nhân chính được xác định là do nhập siêu trong 2 tháng đầu năm
2017 là 46 triệu USD, trong khi đó cùng kỳ các năm trước, cán cân thương mại thường xuất siêu Điều dễ nhận thấy là trong 2 tháng đầu năm 2017, các nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng mạnh liên quan đến nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hoặc máy móc thiết bị hay đồ điện tử Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt gần 4,82 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2016; nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 4,61 tỷ USD…
Năm 2018, so với phiên giao dịch đầu tiên của năm 2018 (2/1/2018), tỷ giá trung tâm đã tăng tới 410 đồng Khi tỷ giá trung tâm tăng kỷ lục giá USD tại các ngân hàng cũng tăng mạnh khoảng 480-500 đồng/USD Kết quả này góp phần giúp cán cân thương mại tích lũy thặng dư Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ có thể thấy, cán cân thương mại ViệtNam đã rơi vào tình trạng nhập siêu trong các tháng 5, 7, 8/2018 – khá tương ứng với các tháng có biến động mạnh về tỷ giá trên thị trường ngoại hối tự do Điều này hàm ý,mặc dù cán cân tích lũy thặng dư nhưng áp lực tỷ giá vẫn có thể xảy ra khi có thông tin các tháng riêng lẻ bị thâm hụt.
Năm 2019, diễn biến tỷ giá VND/USD tương đối ổn định Theo đó, trong tháng đầu năm và cuối năm, tỷ giá VND/USD giao dịch ổn định quanh ngưỡng 23.250 VND/USD; đến ngày 31/5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh dao động quanh mức 23.455 VND/USD ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm Về thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong tháng 11/2019 ước tính đạt 22,5 tỷ USD, tăng 0,6% so với tháng 10/2019 và 4,5% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung
11 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 232,308 tỷ USD,tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
● Cần phân tích sâu hơn về tỷ giá hối đoái thực hiệu quả gắn với một rổ tiền tệ xác định Như đã đề cập ở trên, nhằm xác lập được mức tỷ giá cân bằng trung tâm (central parity) làm cơ sở để điều hành tỷ giá và biên độ thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể Mức cân bằng trung tâm là mức mà tỷ giá hối đoái danh nghĩa cần đạt được để tỷ giá hối đoái thực cân bằng tính theo cùng một năm gốc.
● Hệ thống lãi suất của Ngân hàng Trung ương – công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái Chú trọng sử dụng hệ thống lãi suất của Ngân hàng Trung ương như là công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái ngoài việc mua vào, bán ra qua dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước.
● NHNN cần nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái Với biên độ tương đối rộng vừa giảm sức ép lạm phát, vừa giảm mức độ cần phải can thiệp của NHNN, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường tự điều chỉnh theo cung cầu ngoại tệ Linh hoạt ứng phó với biến động tỷ giá.
● Sử dụng một số công cụ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá như: hợp đồng quyền chọn, giao dịch kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro tỷ giá
● Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, chính phủ phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đô trong thị trường chứ không phải bởi chính những quyết định can thiệp hành chính của Chính phủ.