phân tích các nguyên nhân điều chỉnh thiết kế tác động đến hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây dựng đường dây truyền tải điện

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích các nguyên nhân điều chỉnh thiết kế tác động đến hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây dựng đường dây truyền tải điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân loại và xếp hạng các nguyên nhân, kết hợp xây dựng mô hình phân tích, đánh giá sự tương quan và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây dựng đường dâ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Cán bộ hướng dẫn 1: TS Phạm Hải Chiến

Cán bộ hướng dẫn 2: PGS.TS Trần Đức Học

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Nguyễn Anh Thư

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Nguyễn Thanh Phong

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 18 tháng 01 năm 2024

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch hội đồng: PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ

2 Thư ký hội đồng: PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn 3 Ủy viên phản biện 1: TS Nguyễn Anh Thư

4 Ủy viên phản biện 2: TS Nguyễn Thanh Phong 5 Ủy viên: TS Nguyễn Thanh Việt

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ PGS.TS Lê Anh Tuấn

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1996 Nơi sinh: Long An

I TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TIẾN DỘ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN

ANALYZING THE ROOT CAUSES OF DESIGN CHANGES TO IMPACT SCHEDULE MANAGEMENT EFFECTIVENESS IN POWER TRANSMISSION LINE CONSTRUCTION PROJECTS

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Xác định các nguyên nhân điều chỉnh thiết kế gây chậm trễ tiến độ các dự án xây dựng đường dây truyền tải điện

2 Phân loại và xếp hạng các nguyên nhân, kết hợp xây dựng mô hình phân tích, đánh giá sự tương quan và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây dựng đường dây truyền tải điện

3 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế, hạn chế các thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/9/2023

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 24/12/2023

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS PHẠM HẢI CHIẾN - PGS.TS TRẦN ĐỨC HỌC

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS Lê Hoài Long

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Từ khi bước chân vào giảng đường đại học, tôi đã gặp rất nhiều thử thách và gian nan Dù vậy, nhờ có sự quan tâm, giảng dạy tận tình của quý thầy cô cùng sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè, tôi đã vượt qua được tất cả và hoàn thành tốt các chương trình học tập

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Xây dựng Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi Thầy cô đã giúp chúng tôi hiểu biết thêm về chuyên ngành, trang bị cho chúng tôi những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bước vào đời

Tôi xin đặc biệt gửi lời tri ân đến thầy TS Phạm Hải Chiến và thầy PGS.TS Trần Đức Học Các thầy đã giúp tôi định hướng, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, đồng thời truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng giá trị

Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô trong khoa Xây dựng nói riêng và toàn thể thầy cô Trường Đại học Bách khoa nói chung Chúc thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người, đào tạo nên những thế hệ tương lai của đất nước

Trân trọng

Trang 5

Điều chỉnh thiết kế là một thách thức thường gặp trong quá trình đầu tư xây dựng, dẫn đến sự chậm trễ tiến độ và vượt chi phí của dự án Đối với dự án xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, việc điều chỉnh thiết kế còn phức tạp hơn do phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật về quy trình quản lý dự án hiện hành Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình xây dựng đường dây truyền tải điện từ đó đánh giá tác động đến hiệu quả quản lý tiến độ của dự án

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm nghiên cứu tổng quan kết hợp phỏng vấn ý kiến chuyên gia và khảo sát đại trà Dữ liệu thu thập được xử lý thông qua kiểm tra độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá bằng phần mềm SPSS Qua đó, nghiên cứu đã xác định được 04 nhân tố chính dẫn tới việc điều chỉnh thiết kế dự ám xây dựng đường dây truyền tải điện: (1) Các nguyên nhân liên quan đến chủ đầu tư, (2) Các nguyên nhân liên quan đến đội ngũ thiết kế, (3) Các nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý của đơn vị thiết kế, (4) Các nguyên nhân liên quan đến quy định của cơ quan nhà nước và các nguyên nhân bất khả kháng

Mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng từ 19 biến quan sát tương ứng với 04 biến độc lập đã đánh giá mức độ tác động và khả năng giải thích của các nguyên nhân điều chỉnh thiết kế đối với hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây dựng đường dây truyền tải điện Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm giúp các bên liên quan kiểm soát, giảm thiểu tối đa việc điều chỉnh thiết kế, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây dựng đường dây truyền tải điện

Trang 6

The design change is a common challenge in the construction investment process, leading to construction schedule delays and cost overruns For public investment construction projects, design changes are even more complex due to the need to strictly comply with legal regulations on the current project management process Therefore, this study analysed the key factors affecting the design change of the transmission line projects

The research methods applied in this study include a comprehensive study combined with an expert-based pilot study and an industry-wide survey The collected data is processed through reliability tests of the measurement scale and exploratory factor analysis using SPSS software Through data analysis, the study identified four main factors leading to design modification of transmission line construction projects: (1) Factors related to the investor, (2) Factors related to the design team, (3) Factors related to the management of the design unit, (4) Factors related to regulations of government agencies and unforeseeable circumstances

A linear regression model was built from 19 observed variables corresponding to 4 independent variables, evaluating the impact and explanatory power of design modification factors on the project progress management efficiency of transmission line construction In addition, the study also proposes practical solutions to help stakeholders control and minimize design modification, thereby improving the project progress management efficiency of transmission line construction projects

Trang 7

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Hải Chiến và PGS.TS Trần Đức Học Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác Việc tham khảo các nguồn tài liệu, nghiên cứu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn đầy đủ và chính xác theo quy định

Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2023 Tác giả luận văn

Nguyễn Công Bằng

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Giới thiệu chung 1

2.2 Các nhân tố thay đổi thiết kế ảnh hưởng đến tiến độ dự án 12

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP nghiên cứu 21

3.1 Quy trình nghiên cứu 21

3.2 Quá trình thu thập dữ liệu 22

3.3 Xác định kích thước mẫu 26

3.4 Phương thức lấy mẫu 26

3.5 Phương thức thu thập dữ liệu 26

3.6 Phương thức kiểm duyệt dữ liệu 27

3.7 Phân tích dữ liệu 27

Trang 9

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 35

4.1 Thống kê mô tả 35

4.2 Thống kê dữ liệu 42

4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha 45

4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 50

4.5 Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu 56

CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH 605.1 Dữ liệu đầu vào 60

5.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bằng OLS 60

5.3 Xây dựng phương trình hồi quy chuẩn hóa và kết luận 65

CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 67

6.1 Các nguyên nhân liên quan đến chủ đầu tư 67

6.2 Các nguyên nhân liên quan đến quy định của cơ quan nhà nước và các nguyên nhân bất khả kháng 68

6.3 Các nguyên nhân liên quan đến đội ngũ thiết kế 70

6.4 Các nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý của đơn vị thiết kế 71

CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

7.1 Kết luận 74

7.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 75

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 82

Trang 10

Hình 1.1 Mô hình lưới điện ở Việt Nam 1

Hình 1.2 Tuyến đường dây 110 kV đi qua 2 tỉnh 4

Hình 2.1 Hình minh họa cho hồi quy tuyến tính 11

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 21

Hình 3.2 Biểu đồ Histogram và Normal P-P Plot mẫu 32

Hình 3.3 Giả định liên hệ tuyến tính bị vi phạm (mẫu) 32

Hình 3.4 Giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm (mẫu) 33

Hình 3.5 Các khoảng giá trị Durbin - Watson 33

Hình 4.1 Biểu đồ chuyên môn của đối tượng khảo sát 38

Hình 4.2 Biểu đồ vai trò của đối tượng khảo sát trong dự án 39

Hình 4.3 Biểu đồ kinh nghiệm công tác của đối tượng khảo sát 40

Hình 4.4 Biểu đồ chức danh của đối tượng khảo sát trong đơn vị 41

Hình 4.5 Biểu đồ quy mô dự án đã tham gia của đối tượng khảo sát 42

Hình 5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 60

Hình 5.2 Đồ thị Histogram 63

Hình 5.3 Đồ thị Normal P-P Plot 63

Hình 5.4 Đồ thị Scatterplot 64

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp một số nghiên cứu trong nước 12

Bảng 2.2 Tổng hợp một số nghiên cứu ngoài nước 15

Bảng 2.3 Tổng hợp các nguyên nhân ĐCTK từ các nghiên cứu trong và ngoài nước 19

Bảng 3.1 Danh sách các chuyên gia 23

Bảng 3.2 Các đề xuất của chuyên gia 23

Bảng 3.3 Tổng hợp các nguyên nhân gây ĐCTK công trình xây dựng đường dây truyền tải 24

Bảng 3.4 Hệ số Factor loading 29

Bảng 3.5 Giá trị mối tương quan 31

Bảng 4.1 Danh sách các nguyên nhân ĐCTK 35

Bảng 4.2 Chuyên ngành của đối tượng tham gia khảo sát 37

Bảng 4.3 Vai trò của người khảo sát trong dự án: 38

Bảng 4.4 Thời gian tham gia các dự án 39

Bảng 4.5 Vị trí trong đơn vị công tác 40

Bảng 4.6 Quy mô dự án tham gia: 41

Bảng 4.7 Thống kê theo trị trung bình 42

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo KH 45

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo DN 46

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo QL 47

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo QD 47

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo QD (lần 2) 48

Bảng 4.13 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha α 49

Bảng 4.14 Giá trị của KMO và Bartlett cho các biến quan sát 50

Bảng 4.15 Kết quả tổng hợp phương sai trích 51

Bảng 4.16 Kết quả ma trận xoay 52

Bảng 4.17 Giá trị của KMO và Bartlett cho các biến quan sát (lần 2) 53

Bảng 4.18 Kết quả tổng phương sai trích (lần 2) 53

Trang 12

Bảng 4.20 Thống kê kết quả phân tích EFA đối với biến độc lập 56

Bảng 4.21 Bảng tổng hợp xếp hạng nhân tố theo trị trung bình 57

Bảng 5.1 Kết quả giá trị tương quan Pearson 60

Bảng 5.2 Kết quả phân tích phương sai ANOVA 61

Bảng 5.3 Kết quả hệ số hồi quy Coefficients 62

Bảng 5.4 Kết quả Model Summary 64

Bảng 5.5 Bảng kết luận các giả thuyết 65

Trang 14

1.1 Giới thiệu chung

Theo xu thế phát triển của nền công nghiệp, dân số và đời sống hiện đại, yêu cầu cung cấp điện năng ngày càng gia tăng Nguồn điện ổn định và đáng tin cậy là nhu cầu thiết yếu đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày

Ngành công nghiệp điện là một quá trình tích hợp bao gồm một số chức năng: phát điện, truyền tải, phân phối và chuyển tải đến người dùng cuối Các hệ thống TTĐ là trung tâm của lưới điện Chúng định tuyến nguồn năng lượng điện được cung cấp bởi các nhà máy sản xuất điện đến các hệ thống phân phối, hoàn thành quy trình cung cấp điện cho các khách hàng khác nhau [1]

Hình 1.1 Mô hình lưới điện ở Việt Nam

Trong đó đường dây TTĐ đóng vai trò then chốt trong việc truyền tải, phân phối điện từ các nguồn điện, nhà máy điện đến các trạm biến áp hoặc giữa các trạm biến áp với nhau Việc phát triển, xây dựng công trình đường dây TTĐ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng và đóng góp vào các khía cạnh sau:

Trang 15

cấp điện năng ổn định và liên tục cho các khu vực sử dụng điện

 Phát triển hạ tầng và kinh tế: Xây dựng công trình đường dây TTĐ đòi hỏi đầu tư vào hạ tầng điện lực Việc phát triển hạ tầng điện lực làm tăng khả năng cung cấp điện cho các khu vực thành thị và nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ  Đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều về mức sử dụng điện: Với sự phát triển của

xã hội và nền kinh tế, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao Xây dựng công trình đường dây TTĐ giúp đáp ứng nhu cầu này bằng cách tăng cường khả năng TTĐ và phân phối điện từ các nguồn điện đến người dùng cuối cùng Tuy nhiên, tương tự các dự án đầu tư xây dựng khác, dự án xây dựng đường dây TTĐ phải đương đầu với một số thách thức về tiến độ như sau:

 Quy trình phê duyệt: Việc xây dựng công trình đường dây TTĐ thường đòi hỏi các quy trình phê duyệt phức tạp và thời gian dài Quá trình xin ý kiến, góp ý, xin phép xây dựng và các quy trình liên quan có thể mất thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ dự án

 Điều kiện thiên nhiên: Công trình đường dây tải điện thường phải vượt qua các điều kiện tự nhiên phức tạp như địa hình khó khăn, khu vực vắng nguồn nước hoặc rừng nguyên sinh Việc tiến hành các công việc xây dựng trong môi trường khắc nghiệt này có thể gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn dự kiến

 Công nghệ và thiết bị: Công trình đường dây tải điện thường yêu cầu sử dụng công nghệ và thiết bị đặc biệt Việc tiếp cận, mua sắm và lắp đặt các thiết bị và công nghệ này có thể gặp khó khăn, đặc biệt là khi không có sẵn nguồn cung ứng đáng tin cậy Việc chậm trễ trong việc sở hữu và triển khai công nghệ và thiết bị có thể ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng

 Ràng buộc tài chính: Đầu tư xây dựng công trình đường dây tải điện đòi hỏi đầu tư tài chính lớn Việc thiếu nguồn tài chính hoặc gặp khó khăn trong việc kiểm soát nguồn tài chính có thể gây trì hoãn và ảnh hưởng đến lịch trình, kế hoạch xây dựng

Trang 16

xây dựng công trình đường dây TTĐ Thiếu sự phối hợp, kiểm soát và giám sát hiệu quả có thể dẫn đến chậm trễ và trục trặc trong quá trình xây dựng Do đó, QLDA xây dựng công trình đường dây TTĐ cần có kế hoạch chi tiết, phối hợp chặt chẽ và giám sát đáng tin cậy Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ gắn kết, cùng phát triển với các bên liên quan, đảm bảo nguồn lực và tài chính, cùng với việc áp dụng công nghệ và công cụ hiện đại, cũng là một trong những yếu tố cốt lõi mang lại hiệu quả cho công tác QLTĐ.

Trang 17

Hình 1.2 Tuyến đường dây 110 kV đi qua 2 tỉnh

Trang 18

1.2 Đặt vấn đề

Trong bối cảnh “Quy hoạch Điện VIII” vừa được phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 [2], đặt ra nhu cầu cấp thiết phát triển mạnh các dự án xây dựng nguồn điện và năng lượng tái tạo Đây là cơ hội để ngành xây dựng điện phục hồi sau khoảng thời gian thị trường bị bão hòa, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng lưới điện truyền tải để đảm bảo kết nối các nguồn điện mới, nguồn điện năng lượng tái tạo với lưới điện chính cũng như mở rộng kết nối mạng lưới điện với các nước trong khu vực Bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức nhất định đối với các công ty xây dựng điện và tiến độ là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu cần đáp ứng để đảm bảo uy tín, lợi nhuận cũng như năng lực cạnh tranh trong thị trường ngày càng đa dạng Bản chất của ngành xây dựng là sự phức tạp và không chắc chắn vì các công ty khác nhau tham gia từ giai đoạn khởi động đến giai đoạn vận hành Trong đó, các sai sót trong thiết kế là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phải ĐCTK hoặc làm lại thiết kế, gây trì hoãn tiến độ và vượt quá ngân sách trong các dự án thiết kế và xây dựng [3] Trong quá trình thiết kế, thường xảy ra nhiều thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau (ví dụ: thay đổi thông số kỹ thuật hoặc yêu cầu mới từ khách hàng) Việc quản lý những thay đổi này trở nên quan trọng vì chúng có thể ảnh hưởng đến các bộ môn khác nhau Ví dụ, một thay đổi về thông số dây dẫn do kỹ sư thiết kế điện đưa ra có thể ảnh hưởng đến thiết kế cột móng của kỹ sư xây dựng.Tuy nhiên, việc truyền đạt thay đổi một cách thủ công giữa các bên thường tốn thời gian, tốn kém và không hiệu quả Trong một số trường hợp, nhà thiết kế có thể quên thông báo thay đổi hoặc sai lầm khi nhận định rằng các bộ môn khác không bị ảnh hưởng Kết quả là các tài liệu thiết kế không thống nhất, có xung đột, mâu thuẫn và không khớp Hậu quả của hầu hết các vấn đề phối hợp thiết kế không được phát hiện cho đến khi xây dựng Một số trong những hệ lụy này bao gồm các đơn đặt hàng thay đổi và thỏa thuận hợp đồng, chậm tiến độ, dẫn đến vượt chi phí và thường là sự không hài lòng của khách hàng [4]

Một nghiên cứu của Burati và các cộng sự [5] chỉ ra rằng những sai lệch trong dự án chiếm trung bình 12,4% tổng chi phí dự án, và sai lệch về thiết kế chiếm khoảng

Trang 19

78% tổng số sai lệch, 79% tổng chi phí sai lệch và 9,5% tổng chi phí dự án

Do đó, việc đánh giá các nguyên nhân ĐCTK và tác động của chúng đến tiến độ dự án là cơ sở để chủ đầu tư (CĐT) cải thiện mô hình QLDA, QLTĐ, các đơn vị tư vấn thiết kế (TVTK) nâng cao chất lượng quản lý cũng như chất lượng hồ sơ thiết kế (HSTK) đảm bảo tiến độ, chi phí và chất lượng dự án Vấn đề xác định các nguyên nhân ĐCTK tác động đến hiệu quả QLTĐ dự án xây dựng đường dây TTĐ sẽ là vấn đề được nguyên cứu trong đề tài này

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Từ các vấn đề nêu trên, luận văn hướng đến việc giải quyết các vấn đề sau:  Xác định các nguyên nhân ĐCTK gây chậm trễ tiến độ các dự án xây dựng

đường dây TTĐ

 Phân loại và xếp hạng các nguyên nhân, kết hợp xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính phân tích, đánh giá sự tương quan và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả QLTĐ dự án xây dựng đường dây TTĐ

 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế, hạn chế các thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án

1.4 Phạm vi đề tài

Không gian và đối tượng nghiên cứu: các nguyên nhân gây ĐCTK, các dự án xây dựng đường dây TTĐ

Thời gian thực hiện: 6 tháng

Đối tượng khảo sát: những cá nhân có kinh nghiệm thực hiện các dự án xây dựng điện: CĐT, TVTK, TVGS, NTTC

1.5 Ý nghĩa học thuật và thực tiễn

Về mặt học thuật, nghiên cứu xác định các nhân tố gây ra sự thay đổi thiết kế trong các dự án xây dựng đường dây TTĐ và ảnh hướng của chúng đến tiến độ dự án Xây dựng được mô hình đánh giá, phân tích sự tương quan và tầm quan trọng của các nhân tố, từ đó đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

Trang 20

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý của CĐT, TVTK có cái nhìn rõ hơn về các nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong thiết kế, sự xung đột về thiết kế giữa các bộ phận, đơn vị khác nhau trong quá trình thực hiện dự án Đề xuất các giải pháp hạn chế hoặc kiểm soát các thay đổi, điều hòa các xung đột gây ra sự sai khác trong quá trình phối hợp giữa các bên, qua đó, góp phần kiểm soát tiến độ chung của dự án

Trang 21

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Các lý thuyết

2.1.1 Khái niệm về dự án

Dự án là một quá trình diễn ra một lần duy nhất, với tập hợp các công việc được phối hợp và kiểm soát, có ngày khởi đầu và hoàn tất rõ ràng, được tiến hành để đạt được các mục tiêu cụ thể, bao gồm về những hạn chế cả về thời gian, lẫn ngân sách và nguồn lực [6]

Dự án đầu tư xây dựng là một tập hợp các phương án liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn để thực hiện các hoạt động làm mới, sửa chữa hoặc cải tạo công trình xây dựng nhằm duy trì, phát triển và tăng chất lượng của công trình hoặc sản phẩm, trong một khoảng thời gian và mức chi phí cụ thể [7]

Theo Albert [6], một dự án có điểm khởi đầu và điểm hoàn thành xác định và phải đám ứng một số mục tiêu nhất định Ba tiêu chí cơ bản:

2.1.2 Đặc điểm của dự án xây dựng đường dây truyền tải điện

Dự án xây dựng đường dây truyền tải: là dự án xây dựng các tuyến đường dây TTĐ cao áp thông qua xây dựng các tháp thép để cố định dây dẫn và giữ khoảng cách từ dây dẫn điện đến mặt đất đảm bảo một khoảng an toàn, dùng để truyền tải lượng công suất lớn từ các nguồn điện đến các hệ thống phân phối

Theo Wuller et al [8], dựa trên chức năng, đường dây TTĐ được định nghĩa là một hệ thống dùng để cung cấp năng lượng điện từ nhà máy điện đến trạm biến áp cao

Trang 22

áp hoặc siêu cao áp thông qua dây dẫn một cách an toàn và hiệu quả

Công trình đường dây mang tính chất tuyến tính, thường trải dài qua nhiều địa phương, đa dạng về địa hình, sự thay đổi phức tạp về địa chất, đồng thời phải đảm bảo tính phù hợp về giao thông, quy hoạch sử dụng đất và các ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

2.1.3 Khái niệm về tiến độ

Tiến độ dự án xây dựng được đo lường bằng thời gian thực tế hoàn thành từng hạng mục, công việc của dự án, từ khi có chủ trương đầu tư đến khi toàn bộ công trình được hoàn thành

Theo Xu et al [9], QLTĐ dự án đề cập đến việc QLTĐ của từng giai đoạn và thời hạn hoàn thành cuối cùng của dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án QLTĐ dự án là một khía cạnh quan trọng của QLDA, và nó là một trong những tiêu chí quan trọng để đảm bảo rằng dự án được hoàn thành đúng lịch trình hoặc sắp xếp hợp lý việc cung cấp tài nguyên và tiết kiệm chi phí dự án

Theo Saleh [10], tất cả các bên tham gia vào bất kỳ dự án nào đều cần lập tiến độ dự án để:

 Tính ngày hoàn thành dự án

 Tính toán thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc một hoạt động cụ thể

 Hợp tác giữa các bên liên quan, các bộ môn, các nhà thầu, đồng thời chỉ ra và giải quyết các xung đột

 Dự đoán và tính toán dòng tiền

 Nâng cao, thúc đẩy hiệu suất công việc  Phục vụ như một công cụ QLDA hiệu quả  Đánh giá tác động của những thay đổi

 Chứng minh khiếu nại, giải trình về sự chậm trễ 2.1.4 Các khái niệm về điều chỉnh, thay đổi thiết kế

Tính chất không ổn định và phức tạp của xây dựng đã làm tăng mức độ không

Trang 23

chắc chắn, không rõ ràng liên quan đến các giai đoạn lập kế hoạch và tiến hành thực hiện Không giống như sản xuất, xây dựng thường tách biệt quy hoạch và thiết kế khỏi quy trình xây dựng dẫn đến một số sự thay đổi liên quan đến vấn đề phạm vi và thiết kế trong quá trình thực hiện xây dựng Sự tách biệt giữa thiết kế và xây dựng là nguyên nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng, trong đó các thiết kế được xuất bản mà không quan tâm đến khả năng xây dựng hoặc hiệu quả kinh tế mang lại, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của dự án Ảnh hưởng của những thay đổi này đã dẫn đến các vấn đề vượt chi phí, chậm trễ lịch trình và giảm năng suất Sự kết hợp của những đề cập ở trên có ảnh hưởng bất lợi đến chi phí tổng thể của dự án [11]

Theo Burati et al [5], thay đổi về thiết kế là một hoạt động bổ sung, sửa đổi hoặc loại bỏ các yêu cầu, giải pháp đã được thống nhất trước đó Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến các yêu cầu về cơ sở thiết kế, phạm vi hợp đồng và yêu cầu kỹ thuật đã được phê duyệt

Theo Jarratt [12], thay đổi được định nghĩa là sự thay đổi đối với các thành phần, tài liệu hoặc phần mềm đã được ban hành trong suốt quá trình thiết kế và vòng đời sản phẩm, bất kể quy mô hoặc loại thay đổi Một thay đổi có thể bao gồm bất kỳ sửa đổi nào đối với hình thức, độ vừa vặn và hoặc chức năng, công dụng của một bộ phận, hạng mục thành phần hoặc toàn bộ sản phẩm

2.1.5 Hồi quy tuyến tính

Theo Hair et al [13], hồi quy tuyến tính là phương pháp thống kê để hồi quy dữ liệu, với quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc là đường thẳng

Theo Field [14], một trong các phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính là bình phương mẫu nhỏ nhất (OLS) Phương pháp OLS thường được dùng để ước lượng các tham số (b) trong mô hình hồi quy Phương pháp này giúp tìm ra tập các giá trị (b) sao cho tổng bình phương sai giữa các giá trị dự đoán và giá trị thực tế là nhỏ nhất, cho phép mô hình hồi quy đạt được độ chính xác cao nhất có thể trong phạm vi dữ liệu hiện có Đường hồi quy OLS là đường thẳng đi qua các điểm dữ liệu sao cho khoảng các từ đường hồi quy đến các điểm dữ liệu là ngắn nhất

Trang 24

Hình 2.1Hình minh họa cho hồi quy tuyến tính  Phương trình hồi quy trên mẫu nghiên cứu:

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa

𝑌 = 𝐵 + 𝐵 𝑋 + 𝐵 𝑋 + +𝐵 𝑋 + 𝜀 (2.1) Trong đó:

Y: biến phụ thuộc X1, X2, Xn: biến độc lập; B0: hằng số hồi quy;

B1, B2, Bn: hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa; : phần dư

Phương trình hồi quy chuẩn hóa

𝑌 = 𝛽 𝑋 + 𝛽 𝑋 + +𝛽 𝑋 + 𝜀 (2.2)

Trang 25

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc X1, X2, Xn: biến độc lập;

β1, β2, β3: hệ số hồi quy chuẩn hóa; : phần dư

Công thức liên hệ giữa phương trình (2.1) và (2.2)

𝛽 = 𝐵 × (2.3) Trong đó:

X, Y: lần lượt là biến độc lập và biến phụ thuộc; ΒX: hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến X;

BX: hệ số hồi chưa chuẩn hóa của biến X; SX, SY: độ lệch chuẩn của biến X và biến Y

2.2 Các nhân tố thay đổi thiết kế ảnh hưởng đến tiến độ dự án 2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Bảng 2.1 Tổng hợp một số nghiên cứu trong nước

1 “Các yếu tố rủi ro làm chậm tiến độ thực hiện các DA lưới điện 220-110 kV trên địa bàn TP.HCM” [15]

Nguyễn Duy Hoàng

2021

2 “Các nhân tố sai sót và thay đổi thiết kế ảnh hưởng đến tiến độ thi công” [16]

Võ Văn Tuấn Phát 2016

3 “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế lại trong các dự án thiết kế xây dựng” [17]

Trần Trung Trà 2012

4 “Nhân tố ảnh hưởng đến làm lại trong giai đoạn thiết kế dự án xây dựng” [18]

Trương Mỹ Phẩm, Cao Văn Tuấn

2021

Trang 26

5 “Đánh giá những rủi ro thiết kế ảnh hưởng đến hiệu quả dự án thực hiện theo hình thức thiết kế và thi công ở Việt Nam” [19]

Võ Thị Đinh Khanh

2020

6 “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình dân dụng sử dựng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre” [20]

Đoàn Thành Lâm 2021

7 “Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng công trình” [21]

Hoàng (2021) với mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đã chỉ ra 5 nhóm yếu tố với 48 rủi ro có khả năng tác động đến tiến độ dự án Trong đó bao gồm các yếu tố liên quan đến thiết kế như: thiết kế sai sót, không khả thi; thiếu sự phối hợp, năng lực của ban QLDA và TVTK, ảnh hưởng thời tiết, vướng mắc BTGPMB,…

Phát (2016) với mô hình SEM đã chỉ ra 8 nhân tố sai sót và thay đổi thiết kế với các nguyên nhân chính: tài liệu thiếu chi tiết, chưa đầy đủ thông tin, chưa rõ ràng, tư vấn thiếu kinh nghiệm, vấn đề trong kỹ năng giao tiếp giữa các nhà thiết kế, phối hợp không đủ, thiếu sự chỉ huy của trưởng nhóm, các vấn đề không lường trước, CĐT chỉ thị sửa đổi,…

Trà (2012) bằng phân tích hồi quy đa biến đã chỉ ra 03 yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế lại gồm: yếu tố liên quan đến năng lực bộ phận thiết kế (thiết kế sai, sơ sài, trao đổi thông tin kém, không hiểu yêu cầu của người quản lý,…), yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của tổ chức (vai trò điều hành của chủ nhiệm, phối hợp giữa các phòng ban, uy tín kinh nghiệm của tổ chức,…) và yếu tố liên quan đến CĐT thay đổi dự án

Phẩm và Tuấn (2021) thông qua khảo sát, thống kê đã xác định 05 nhóm nguyên nhân chính tác động đến việc thiết kế lại: nguyên nhân từ CĐT (CĐT thay đổi yêu cầu, không hiểu về quy trình thiết kế, giao tiếp thông tin kém hiệu quả, chậm trễ ra quyết định,…), đội ngũ thiết kế (thiếu cộng tác giữa các bộ phận, thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu rõ nhiệm vụ người quản lý giao, thiết kế sơ sài, thiết kế thiếu sót, sai sót, giải pháp không phù hợp,…), các nhà quản lý thiết kế (quy trình thiết kế không phù hợp hoặc

Trang 27

không có, luân chuyển nhân sự, không có chiến lược đào tạo,…), công ty TVTK, nhà thầu phụ, yếu tố khách quan bên ngoài (thay đổi thông tư, quy chuẩn, thay đổi quy hoạch, địa chất phức tạp)

Khanh (2020) với việc phân tích mô hình SEM đã đánh giá và chỉ ra các yếu tố rủi ro về thiết kế đối với các dự án thực hiện theo phương thức thiết kế - thi công, sự tác động của chúng đến hiệu quả dự án (chi phí, tiến độ, chất lượng) Một số yếu tố chính như: đội ngũ thiết kế không đạt hiệu suất, không hiểu rõ trong trao đổi thông tin giữa CĐT và tư vấn, người thiết kế thiếu kinh nghiệm, quy trình kiểm duyệt thiết kế bị trì hoãn và kém chất lượng, CĐT yêu cầu thay đổi,…

Lâm (2021) với phương pháp phân tích nhân tố EFA và mô hình AHP đã tìm ra các nhân tố dẫn đến sự ĐCTK xây dựng công trình dân dụng Các nhân tố được phân thành 06 nhóm chính: Nhân tố về môi trường (thời tiết, thiên tai, địa chất phức tạp); nhân tố liên quan đến TVTK (bản vẽ không đầy đủ, thiết kế không đồng bộ với hiện trạng, không hiểu rõ tiêu chuẩn, trích dẫn tiêu chuẩn không phù hợp); nhân tố liên quan đến CĐT (CĐT cung cấp thông tin, yêu cầu không đầy đủ, CĐT đưa ra quyết định chậm,…); yếu tố liên quan đến kinh tế - pháp luật (điều chỉnh về chính sách pháp luật, để hài hòa với văn hóa người dân,…); nhân tố liên quan đến hiện trường; nhân tố liên quan đến đặc điểm dự án (khảo sát không đạt chất lượng,…)

Tín (2010) thông qua khảo sát, phân tích đã xác định được 5 nhóm nhân tố chính dẫn đến sự thay đổi thiết kế: Kế hoạch của CĐT và năng lực của NTTC (CĐT đưa ra kế hoạch thiếu, không phù hợp,…); yêu cầu và quyết định của CĐT (thông tin, yêu cầu thiết kế không rõ ràng, yêu cầu thay đổi, làm thêm, thay đổi kế hoạch tài chính, quyết định chậm); năng lực của tư vấn và điều kiện địa chất (bản vẽ lỗi, không đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, khảo sát không đầy đủ,…); nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân về kỹ thuật thi công

Trang 28

2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Bảng 2.2 Tổng hợp một số nghiên cứu ngoài nước

1 “Construction management of power transmission lines - logistics and challenges” [22]

Zulkifli Mohd Yusof và T Sivadass

2006

2 “Delays in Construction of Electrical Power Transmission Lines in Zambia” [23]

Moses Nundwea, Michael N Mulenga

2020

4 “Analysis of factors affecting design changes in construction project with Partial Least Square (PLS)” [25]

AA Gde Agung Yana, Rusdhi HA, M Agung Wibowo

2015

5 “Exploring the Causes of Design Changes in Building Construction Projects: An Interpretive Structural Modeling Approach” [26]

Shahab Shoar and icholas Chileshe

2021

6 “Design Changes in Construction Projects – Causes and Impact on the Cost” [11]

Mughees Aslam, Edmund Baffoe-

2019

Trang 29

Twum, Farhan Saleem

7 “Assessment of the causes and effects of design deficiencies for large construction projects using social network analysis” [27]

Shoar Shahab, Chileshe Nicholas, Payan Shamsi

2022

8 “Causes and Effects of Design Change in Building Construction Projects in Three Selected Southern Ethiopia Zones” [28]

Matusala Bassa, Ashenafi Reta, Ashebir Alyew, Mamo Tora

2020

9 “Factors influencing the quality of design documentation on south African civil engineering projects” [29]

E Akampurira, A Windapo

2018

10 “Design documents quality in the Japanese construction industry: factors influencing and impacts on construction process” [30]

Andi,Takayuki Minato

2003

11 “Representing causal mechanism of defective designs: a system approach considering human errors” [31]

Takayuki Minato 2003

12 “Reasons and costs for design change during production” [32]

A.S.-T Chang, J.S Shih and Y.S Choo

Mohd và cộng sự (2006) chỉ ra các thách thức khi triển khai dự án đường dây tải điện như: BTGPMB, khả năng cấp hàng, các công tác hậu cần và vật tư khi thi công

Trang 30

đường dây tải điện ở Malaysia

Moses và cộng sự (2017) chỉ ra các yếu tố chính gây ra sự chậm trễ trong xây dựng đường dây TTĐ ở Zambia như: Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kỹ năng quản lý tài chính kém, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý tài nguyên kém, chậm trễ vật tư, phối hợp kém giữa những người tham gia…

Gharaibeh và cộng sự (2020) bằng phương pháp kiểm định T-test, ANOVA, kiểm định đa cộng tuyến và hồi quy tuyến tính bội để kiểm định tác động của các yếu tố chính dẫn đến thay đổi thiết kế công trình xây dựng và tác động của chúng đến chi phí, thời gian và chất lượng Các nguyên nhân chính như: tiết kiệm chi phí, yêu cầu của chủ sở hữu, sự tham gia muộn của chuyên gia của chủ sở hữu, lỗi thiết kế và thiếu sót, thay đổi theo yêu cầu quy định, yêu cầu công nghệ, điều kiện không lường trước,…

Yana và cộng sự (2015) với phương pháp phân tích dữ liệu bằng PLS-SEM đã đưa ra 2 nhóm yếu tố chính gây thay đổi thiết kế Các yếu tố bên trong bao gồm CĐT (hướng dẫn sửa đổi thiết kế, không đưa ra quyết định hoặc xem xét tài liệu vào đúng thời điểm, thay đổi phương án tài trợ từ chủ sở hữu,…); TVTK (tư vấn cũng cấp thông tin không đầy đủ, rõ ràng, sai sót và thiếu sót, sự phối hợp kém giữa các thành viên, giữa nhóm thiết kế và CĐT,…); tư vấn QLXD và nhà thầu, trong khi các yếu tố bên ngoài liên quan đến chính trị và kinh tế, môi trường tự nhiên, tiến bộ công nghệ và bên thứ ba

Shoar và cộng sự (2021) đánh giá các tác động qua lại giữa những nguyên nhân thay đổi thiết kế bằng bằng mô hình cấu trúc diễn giải (ISM) và phân loại nguyên nhân bằng kỹ thuật MICMAC Các nguyên nhân chính được chỉ ra như: Thái độ và kinh nghiệm của khách hàng, yêu cầu không khả thi của khách hàng, các vấn đề tài chính, tái sử dụng tài liệu thiết kế, giao tiếp và hợp tác kém, trình độ của chuyên gia tư vấn, lỗi thiết kế, thay đổi quy định của chính phủ, quy hoạch không phù hợp,…

Aslam và cộng sự (2019) đánh giá tác động của những thay đổi thiết kế đối với hiệu suất chi phí của các dự án xây dựng và từ đó xác định nguyên nhân của những thay đổi thiết kế để quản lý hiệu quả quá trình thiết kế Các nguyên nhân liên quan đến

Trang 31

khách hàng: yêu cầu thường xuyên xảy ra sự thay đổi, cần nhiều thời gian để ra quyết định, điều kiện tài chính, Các nguyên nhân liên quan thiết kế: thiếu nguồn lực về chất lượng và số lượng, yếu kém trong phối hợp, quy trình thiết kế và kiểm tra, đào tạo không đầy đủ/ thiếu kinh nghiệm, thay đổi thiết kế, Các nguyên nhân bên ngoài như: điều kiện thời tiết, vấn đề chính phủ, quân sự,…

Shoar và cộng sự (2022) thông qua các quy tắc của Hệ thống Động lực học (SD), các tương tác giữa nguyên nhân và kết quả được mô hình hóa và minh họa bằng Biểu đồ Vòng lặp Nhân quả (CLD), phương pháp Phân tích mạng xã hội (SNA) đã xác định các nguyên nhân quan trọng nhất của việc thiếu sót trong thiết kế như: yêu cầu không thực tế từ khách hàng, phối hợp liên ngành, chất lượng đào tạo nhân viên thiết kế, thiếu kiểm soát và giám sát chất lượng thiết kế, lỗi thiết kế,…

Matusala và cộng sự (2020) với nghiên cứu về nguyên nhân và ảnh hưởng của những thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng tòa nhà đã chỉ ra rằng thiếu xem xét thiết kế trong quá trình thiết kế, sai sót và thiếu sót trong thiết kế, kế hoạch thay đổi bởi khách hàng, tài liệu hợp đồng không đầy đủ, điều kiện địa điểm khác nhau, thiếu kinh nghiệm đánh giá thiết kế trong giai đoạn thiết kế và trở ngại trong việc ra quyết định là những nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi thiết kế Kết quả cũng cho thấy chậm trễ tiến độ hoàn thành, tăng chi phí dự án, lãng phí tài nguyên, vật liệu trong quá trình làm lại, suy giảm năng suất và công việc thêm giờ (tăng ca) khi đến thời hạn của các dự án chịu tác động lớn nhất của thiết kế thay đổi

Akampurira và cộng sự (2018) đã nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tài liệu thiết kế, các yếu tố được phân loại thành 4 nhóm: liên quan đến công nghiệp, khách hàng, chuyên gia thiết kế và công ty thiết kế Các nhân tố chính như: phí thiết kế thấp, giao tiếp kém giữa các nhóm, thiếu sự phối hợp giữa các ngành thiết kế, yêu cầu thay đổi của khách hàng, quy trình xem xét thiết kế không đầy đủ, nhà thiết kế thiếu kinh nghiệm, cung cấp thông tin không đầy đủ, không có đào tạo phù hợp cho nhân viên,…

Minato và cộng sự (2003) đã xác định các nguyên nhân gây ra khiếm khuyết thiết

Trang 32

kế, các nguyên nhân về tài liệu thiết kế, con người, quản lý và tổ chức: lỗi hoặc thiếu sót, thiếu sót trong khảo sát hiện trường trước khi thiết kế, không nhận biết sự thay đổi tiêu chuẩn, kiến thức không đầu đủ, bất cẩn trong thiết kế, phối hợp thiết kế không đủ, bản vẽ không đủ thông tin, thiếu sự chỉ huy của người trưởng nhóm, thiếu sự phối hợp với CĐT và nhà thầu, tài liệu lỗi thời không phù hợp tiêu chuẩn,…

Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2011) về các nguyên nhân thay đổi thiết kế và ảnh hưởng đến chi phí đã chỉ ra nguyên nhân thay đổi xuất phát từ 03 lý do: thuộc về CĐT, thuộc về nhà thiết kế và ngoài tầm kiểm soát Đồng thời kết quả cho thấy chi phí thiết kế lại từ 2.1% đến 21.5% và trung bình là 8.5% chi phí thay đổi công trình, tương đương với một dự án thiết kế mới

2.2.3 Tổng hợp các nguyên nhân

Thông qua các nghiên cứu trước đây, tác giả đã tổng hợp các nguyên nhân thay đổi thiết kế phù hợp với đặc điểm của các dự án xây dựng đường dây TTĐ như sau:

Bảng 2.3 Tổng hợp các nguyên nhân ĐCTK từ các nghiên cứu trong và ngoài nước

1 Yêu cầu sửa đổi thiết kế từ CĐT [11]; [16]; [17]; [18]; [19]; [21]; [24]; [25]; [26]; [27]; [28]; [32]

2 Vấn đề về tài chính của CĐT [11]; [21]; [24]; [25]; [26]; [28]

3 Phối hợp chưa đồng bộ giữa CĐT, TVTK và NTTC

[11]; [15]; [18]; [19]; [25]; [26]; [27]; [28]; [30] 4 CĐT chậm trễ trong việc đưa ra quyết định [11]; [18]; [20]; [21]; [25];

Trang 33

STT Các nguyên nhân Nguồn tham khảo

7 Cán bộ thiết kế thiếu kinh nghiệm [11]; [16]; [18]; [19]; [21]; [26]; [27]; [29]; [30]; [31]; [32]

8 Khó khăn trong việc duy trì cán bộ thiết kế có năng lực

[27]; [30]

9 HSTK thiếu thông tin, không đầy đủ, chi tiết [11]; [16]; [17]; [18]; [20]; [21]; [25]; [28]; [30] 10 Chậm trễ trong việc thống nhất giải pháp thiết

12 Thiếu kiểm tra, kiểm soát chất lượng HSTK [11]; [18]; [19]; [27]; [26]; [29]; [31]

13 Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận thiết kế với nhau

[16]; [17]; [18]; [23]; [24]; [27]; [29]; [30]; [31] 14 Sử dụng tài liệu dự án trước, áp dụng cho dự

án khác không có sự đánh giá, xem xét yêu cầu kỹ thuật, địa hình, địa chất

17 Thay đổi công nghệ (nếu thời gian từ thiết kế đến thi công kéo dài)

[24]; [26]

Trang 34

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Trình tự thực hiện nghiên cứu gồm các bước sau:

- Xác định đối tượng, mục tiêu nghiên cứu: từ các nghiên cứu trước, xác định sơ bộ các yếu tố sai sót, thay đổi gây ĐCTK công trình đường dây TTĐ, tham khảo thêm các kinh nghiệm, quan điểm chuyên gia trong ngành

- Thiết kế bảng thăm dò ý kiến và thu thập dữ liệu: dựa vào các nhân tố đã thu thập được lập bảng câu hỏi sơ bộ, kết hợp lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện bảng câu hỏi Sau đó, tiến hành khảo sát đại trà

Trang 35

- Tổng hợp và phân tích dữ liệu: tổng hợp dữ liệu thu được vào phần mềm SPSS để thống kê xếp hạng và kiểm tra độ tin cậy thang đo Sau khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu, tiến hành phân tích EFA để loại bỏ các biến không phù hợp ra khỏi mô hình nghiên cứu

- Đánh giá mô hình Hồi quy tuyến tính:

 Tương quan tuyến tính Pearson r: đánh giá sự tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc

 Kiểm định giả thuyết hồi quy với mức ý nghĩa 5%

 Kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy: phân phối chuẩn của phần dư, liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc, tương quan chuỗi bậc nhất, đa cộng tuyến

- Kết luận: Đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến ĐCTK ảnh hưởng đến tiến độ dự án, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế sai sót, thay đổi khiến thiết kế bị điều chỉnh làm chậm tiến độ dự án xây dựng đường dây TTĐ

3.2 Quá trình thu thập dữ liệu

3.2.1 Khảo sát và xin ý kiến chuyên gia

Các nguyên nhân được tổng hợp thành một danh sách gửi đến các chuyên gia để xin ý kiến Các chuyên gia đóng góp ý kiến cho nghiên cứu là những chuyên gia đến từ các đơn vị lớn, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án xây dựng đường dây TTĐ Dưới đây là một số thông tin cơ bản của các chuyên gia:

Trang 36

Bảng 3.1 Danh sách các chuyên gia

Chuyên gia 1 >10 năm TVTK Chủ trì thiết kế (xây dựng) Chuyên gia 2 >10 năm TVTK Chủ trì thiết kế (xây dựng) Chuyên gia 3 >7 năm TVTK Chủ trì thiết kế (xây dựng) Chuyên gia 4 >10 năm TVTK Chủ nhiệm thiết kế (điện) Chuyên gia 5 >10 năm Ban QLDA Chuyên viên QLDA (điện)

Bảng 3.2 Các đề xuất của chuyên gia

1 Thiếu sự phối hợp giữa các bộ môn thiết kế với nhau (điện, xây dựng, dự toán)

Nguyên nhân 13 bảng 2.3 kết hợp ý kiến chuyên gia 1, 2, 4

2 ĐCTK giảm thiểu ảnh hưởng đến tự nhiên, ảnh hưởng đến đời sống và lợi ích của người dân

Ý kiến chuyên gia 1, 2, 3, 4, 5

3 Hiện trạng từ lúc khảo sát đến trước khi thi công có nhiều thay đổi

Ý kiến chuyên gia 1, 2, 3, 4

4 Cập nhật thiếu các quy hoạch của địa phương do có sự thay đổi hoặc chồng chéo quy hoạch

Nguyên nhân 18 bảng 2.3 kết hợp ý kiến chuyên gia 1, 2, 4, 5

5 Thay đổi hoặc bổ sung giải pháp thiết kế do thiên tai (sạc lở, xói mòn)

Nguyên nhân 19 bảng 2.3 kết hợp ý kiến chuyên gia 1, 2, 3, 4

Trang 37

3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Câu hỏi thăm dò ý kiến cần ngắn gọn, ngôn từ thông dụng và dễ nắm bắt giúp người trả lời nắm rõ vấn đề và cung cấp câu trả lời chuẩn xác nhất Bố cục bảng câu hỏi khảo sát như sau:

 Phần giới thiệu: Giới thiệu đề tài nghiên cứu, mục tiêu của cuộc khảo sát một các ngắn gọn, dễ hiểu để người khảo sát nắm bắt được nội dung và hợp tác trả lời câu hỏi

 Phần A: Phần thông tin phản hồi chung, mục đích xác định một số thông tin của đáp viên về đơn vị đang công tác, vị trí đảm nhận, thời gian công tác trong lĩnh vực xây dựng điện

 Phần : Khảo sát câu hỏi về các nhân tố đã được hoàn thiện từ ý kiến chuyên gia, các mục trả lời theo thang đo Likert (5 mức độ) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng

 Phần C: Đánh giá tiêu chí về hiệu quả của công tác QLTĐ

Bảng 3.3 Tổng hợp các nguyên nhân gây ĐCTK công trình xây dựng đường dây truyền tải

1 Yêu cầu sửa đổi thiết kế từ Chủ đầu tư [11]; [16]; [17]; [18]; [19]; [21]; [24]; [25]; [26]; [27]; [28]; [32]

2 Vấn đề về tài chính của chủ đầu tư [11]; [21]; [24]; [25]; [26]; [28]

3 Phối hợp chưa đồng bộ giữa chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công

[11]; [15]; [18]; [19]; [25]; [26]; [27]; [28]; [30] 4 Chủ đầu tư chậm trễ trong việc đưa ra quyết định

đối với thiết kế điều chỉnh (góp ý, phê duyệt)

[11]; [18]; [20]; [21]; [25]; [26]

5 Lỗi và sai sót trong quá trình thiết kế [15]; [17]; [24]; [25]; [26]; [28]; [31]; [32]

Trang 38

STT Các nguyên nhân Nguồn tham khảo 6 Thay đổi nhân sự thiết kế trong quá trình thực

hiện DA

[11]; [18]; [27]

7 Cán bộ thiết kế thiếu kinh nghiệm [11]; [16]; [18]; [19]; [21]; [26]; [27]; [29]; [30]; [31]; [32]

8 Khó khăn trong việc duy trì cán bộ thiết kế có năng lực

[27]; [30]

9 Hồ sơ thiết kế thiếu thông tin, không đầy đủ, chi tiết

[11]; [16]; [17]; [18]; [20]; [21]; [25]; [28]; [30] 10 Chậm trễ trong việc thống nhất giải pháp thiết kế [11]; [18]; [25]; [28]; [30] 11 Thu thập và khảo sát dữ liệu không đầy đủ trước

khi thiết kế

[18]; [20]; [21]; [26]; [27]; [31]

12 Thiếu kiểm tra, kiểm soát chất lượng hồ sơ thiết kế trước khi xuất bản giao Chủ đầu tư

[11]; [18]; [19]; [27]; [26]; [29]; [31]

13 Thiếu sự phối hợp giữa các bộ môn thiết kế với nhau (điện, xây dựng, dự toán)

[16]; [17]; [18]; [23]; [24]; [27]; [29]; [30]; [31]; Ý kiến chuyên gia

14 Sử dụng tài liệu dự án trước, áp dụng cho dự án khác không có sự đánh giá, xem xét yêu cầu kỹ thuật, địa hình, địa chất

17 Thay đổi công nghệ (nếu thời gian từ thiết kế đến thi công kéo dài)

[24]; [26]

Trang 39

STT Các nguyên nhân Nguồn tham khảo 18 ĐCTK giảm thiểu ảnh hưởng đến tự nhiên, ảnh

hưởng đến đời sống và lợi ích của người dân

Ý kiến chuyên gia

19 Hiện trạng từ lúc khảo sát đến trước khi thi công có nhiều thay đổi

Ý kiến chuyên gia

20 Cập nhật thiếu các quy hoạch của địa phương do có sự thay đổi hoặc chồng chéo quy hoạch

[18]; [26]; Ý kiến chuyên gia

21 Thay đổi hoặc bổ sung giải pháp thiết kế do thiên tai (sạc lở, xói mòn)

[20]; [32]; Ý kiến chuyên gia

3.3 Xác định kích thước mẫu

Theo Trọng và Ngọc [33] thì kích cỡ mẫu cần phải được tính toán trước khi khảo sát để đảm bảo bộ dữ liệu đạt chất lượng Cỡ mẫu thích hợp cho phân tích nhân tố khám phá EFA tối thiểu phải từ 4 đến 5 lần số lượng biến được áp dụng trong phân tích có thể đạt kết quả tốt và có giá trị phản ánh thực tế

Theo Hair et al [13] với kỹ thuật phân tích EFA, số lượng mẫu xác định theo tỷ lệ quan sát/ biến đo lường, tối thiểu 5:1, tốt hơn nếu đạt 10:1

3.4 Phương thức lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu phi xác suất được sử dụng là lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling) và lấy mẫu quy tụ (hay còn gọi là phương pháp Snowball sampling) Theo đó, từ mối quan hệ đã có, công tác khảo sát, phỏng vấn được thực hiện trực tiếp, vấn đáp qua điện thoại, khảo sát online và những người đã được phỏng vấn có thể tiếp tục giới thiệu những đáp viên khác đã đáp ứng điều kiện, tiếp tục tham gia vào khảo sát

3.5 Phương thức thu thập dữ liệu

Phỏng vấn qua điện thoại, Zalo,… để thuận tiện trong việc trao đổi, cũng như đưa ra góp ý các vấn đề cho Bảng khảo sát

 Nghiên cứu này sẽ tận dụng những thế mạnh của công nghệ 4.0 trong việc thu thập dữ liệu Tác giả lập một bảng câu hỏi trực tuyến nhờ công cụ Google

Trang 40

Form, người khảo sát sẽ trả lời bảng câu hỏi trực tuyến này thông qua các thao tác tích chọn đơn giản Có thể nói sự tiện lợi này sẽ là một trong những yếu tố gia tăng tỷ lệ người trả lời Để tăng tỷ lệ người trả lời, ngoài việc thiết kế bảng câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu thì cách thức tiếp cận cũng là một yếu tố quan trọng

 Gửi bảng câu hỏi theo hai cách: trực tiếp gửi hoặc gián tiếp thông qua bạn bè, đồng nghiệp chia sẽ đường link online

3.6 Phương thức kiểm duyệt dữ liệu

Rà soát những bảng trả lời khảo sát để sàng lọc, loại trừ các bảng kết quả không đảm bảo chất lượng khi đánh giá có thể gây sai lệch kết quả phân tích sau này, cụ thể những tiêu chí sàng lọc như sau:

 Các bảng khảo sát được thu về có khuyết câu trả lời  Các bảng trả lời có cùng đáp án ở tất cả các mục

 Các bảng khảo sát được tick ngẫu nhiên cho kín các câu trả lời, không nhất quán, quan điểm lập trường không rõ ràng

3.7 Phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập kết quả khảo sát từ bảng câu hỏi, dữ liệu được phân tích bằng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê: SPSS20

3.7.1 Kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng kiểm định Cronbach’s alpha:

Kiểm định Crobach’s alpha nhằm phân tích, đánh giá về độ tin cậy của thang đo, đây là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các thành phần trong thang đo tương quan với nhau

Hệ số tương quan biến tổng cung cấp thông tin về việc các BQS trong cùng một nhân tố có đóng góp vào việc đo lường khái niệm của nhân tố hay không và mức độ đóng góp ở như thế nào

Theo Trọng và Ngọc [34] đây là cơ sở đánh giá sơ bộ chất lượng công tác khảo sát từ bước thiết lập bảng câu hỏi đến bước thu thập, kiểm duyệt dữ liệu Đồng thời,

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan