MỤC LỤC
- Kết luận: Đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến ĐCTK ảnh hưởng đến tiến độ dự án, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế sai sót, thay đổi khiến thiết kế bị điều chỉnh làm chậm tiến độ dự án xây dựng đường dây TTĐ. Phần A: Phần thông tin phản hồi chung, mục đích xác định một số thông tin của đáp viên về đơn vị đang công tác, vị trí đảm nhận, thời gian công tác trong lĩnh vực xây dựng điện. Theo đó, từ mối quan hệ đã có, công tác khảo sát, phỏng vấn được thực hiện trực tiếp, vấn đáp qua điện thoại, khảo sát online và những người đã được phỏng vấn có thể tiếp tục giới thiệu những đáp viên khác đã đáp ứng điều kiện, tiếp tục tham gia vào khảo sát.
Kiểm định Crobach’s alpha nhằm phân tích, đánh giá về độ tin cậy của thang đo, đây là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các thành phần trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số tương quan biến tổng cung cấp thông tin về việc các BQS trong cùng một nhân tố có đóng góp vào việc đo lường khái niệm của nhân tố hay không và mức độ đóng góp ở như thế nào. Theo khuyến cáo của Thọ và Trang [35] việc kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA giúp loại trừ các biến không phù hợp vì các biến xấu này có thể tạo ra các nhân tố giả.
Liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập: các điểm dữ liệu phân bố tập trung xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường thẳng, vậy giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Số liệu thể hiện TVTK chiếm tỷ lệ lớn nhất (65%), kế đến là CĐT (21%), đây cũng là những đối tượng khảo sát chính của NC vì TVTK là đơn vị có kinh nghiệm, trực tiếp thực hiện thiết kế, nắm rừ về hồ sơ, quy trỡnh và cỏc thay đổi trong thiết kế; CĐT là người ra quyết định, yêu cầu, phê duyệt, chấp thuận các điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tỷ lệ này chứng tỏ rằng đối tượng khảo sát có thâm niên và kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực xây dựng điện, góp phần giúp dữ liệu khảo sát được khách quan và đáng tin cậy hơn. Giá trị trung bình từ QL1 đến QL4 xấp xỉ khoảng 3.91, như vậy các ý kiến có chiều hướng đồng ý với biến độc lập “Các nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý của đơn vị thiết kế”;.
Giá trị trung bình từ QD1 đến QD6 xấp xỉ khoảng 3.92, như vậy các ý kiến có chiều hướng đồng ý với biến độc lập “Các nguyên nhân liên quan đến quy định của cơ quan nhà nước và các nguyên nhân bất khả kháng”;. Kết luận: Nhìn chung các kết quả của phần thống kê dữ liệu đã giúp luận văn đánh giá được tổng quát đặc điểm của mẫu nghiên cứu và đưa ra kết luận là bảng khảo sát khả thi và đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc cập nhật công nghệ mới sẽ mất rất nhiều thời gian do việc thay đổi giải pháp công nghệ cần phải lập lại báo cáo NC khả thi, thẩm tra, trình thẩm định, phê duyệt qua nhiều cấp có thẩm quyền.
Việc cập nhật công nghệ mới chỉ nên áp dụng cho các dự án mới đang trong giai đoạn lập BCNCKT, dự án cải tạo, sửa chửa hoặc các dự án phải lập lại BCNCKT do những nguyên nhân bất khả kháng. Đối với các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án xây dựng điện phải trình thẩm định và bảo vệ qua nhiều cấp có thẩm quyền như Sở công thương, cơ quan chuyên môn của CĐT (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN). Các nhà lãnh đạo của tư vấn, chủ nhiệm, chủ trì thiết kế là người đứng đầu, trực tiếp tham gia họp, giải trình, bảo vệ trước các cơ quan thẩm quyền, nên thực tế phải có sự quan tâm sát sao đối với dự án và chỉ đạo xử lý kịp thời.
Giá trị hệ số tương quan r của từng cặp biến phụ thuộc và độc lập nằm trong khoảng 0.465 < r <0.674, giá trị r có xu hương tiến về +1 nên tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là tương quan dương và chặt chẽ. Theo kết quả từ Bảng 5.3, các biến độc lập đều có giá trị độ chấp nhận (tolerance) lớn hơn 0.1 và giá trị VIF nhỏ hơn 10, do đó dữ liệu không vi phạm giả định về đa cộng tuyến. Qua đồ thị Scatterplot, các điểm dữ liệu phân bố tập trung xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường thẳng Vậy giả định liên hệ tuyến tính trong mô hình không bị vi phạm.
Theo kết quả Bảng 5.4, với giá trị R hiệu chỉnh bằng 0.583, cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 58.3% sự biến thiên của biến phụ thuộc, phần còn lại do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Yếu tố liên quan đến CĐT bao gồm 04 yếu tố con: “Sự phối hợp chưa đồng bộ giữa chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu”, “Khó khăn về tài chính của chủ đầu tư”, “Chủ đầu tư chậm trễ trong việc đưa ra quyết định đối với thiết kế điều chỉnh (góp ý, phê duyệt)” và được đánh giá cao nhất là “Yêu cầu sửa đổi thiết kế từ chủ đầu tư”. Có thể thấy rằng hiệu quả QLTĐ dự án phần lớn phụ thuộc vào chính CĐT với các yêu cầu, quyết định, nguồn lực tài chính và tinh thần phối hợp trong QLDA; nhóm tiếp theo là “Các nguyên nhân liên quan đến quy định của cơ quan nhà nước và các nguyên nhân bất khả kháng”,.
Tại bảng 5.4, khả năng giải thích của mô hình có giá trị 𝑅 hiệu chỉnh là 58.3%, có thể thấy rằng Các nguyên nhân liên quan đến CĐT, các nguyên nhân liên quan đến quy định của cơ quan nhà nước và các nguyên nhân bất khả kháng, các nguyên nhân liên quan đến đội ngũ thiết kế, các nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý của đơn vị thiết kế giải thích được 58.3% mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân liên quan đến công tác ĐCTK đến hiệu quả QLTĐ dự án xây dựng đường dây truyền tải.
CĐT chậm trễ trong việc đưa ra quyết định đối với thiết kế điều chỉnh (góp ý, phê duyệt) do sự quá tải trong công việc, bố trí nhân sự thiếu kinh nghiệm hoặc không đủ, quá tập trung vào những chi tiết không quan trọng dẫn đến việc xem xét và trình duyệt kéo dài. Trong thực tế ở địa phương sẽ có nhiều quy hoạch khác nhau và do nhiều đơn vị quản lý nên sẽ xảy ra tình trạng chồng chéo quy hoạch và việc điều chỉnh quy hoạch nếu không có sự xem xét đến các dự án đang thực hiện hoặc đã được phê duyệt sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công các dự án này. Tuy nhiên, các đơn vị vẫn gặp ít nhiều những vấn đề về đội ngũ nhân viên thiết kế thường thấy nhất là việc thu thập và khảo sát dữ liệu không đầy đủ trước khi thiết kế do tính chất phức tạp trải dài của đường dây, đặc điểm khác nhau giữa vùng miền.
Bên cạnh việc thiếu quan tâm đến chương trình đạo tạo cho nhân viên mới dẫn đến cán bộ thiết kế thiếu kinh nghiệm, việc thay đổi nhân viên trong quá trình thực hiện hoặc sự quá tải, áp lực công việc gây ra các lỗi và sai sót trong quá trình thiết kế; HSTK thiếu thông tin, không đầy đủ, chi tiết. Phẩm [18] đã nhận xét rằng “Ở nhóm nguyên nhân từ đội ngũ thiết vấn thì vấn đề năng lực và kinh nghiệm được đặt lên hàng đầu, đây là vấn đề không mới và không chỉ là vấn đề của ngành xây dựng nói riêng mà còn là vấn đề của tất cả các ngành nghề trong đời sống xã hội. Do tính đặc thù của công tác thiết kế đường dây TTĐ thường xuyên sử dụng các tài liệu cũ (thư viện bản vẽ, phụ lục tính toán cột, móng theo chủng loại dây dẫn, vùng gió, địa chất,…) nên việc sử dụng tài liệu dự án trước, áp dụng cho dự án khác không có sự đánh giá, xem xét yêu cầu kỹ thuật, địa hình, địa chất là nguyên nhân dẫn đến các sai sót, không phù hợp của thiết kế.
Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các bộ môn thiết kế với nhau đặc biệt là điện và xây dựng rất quan trọng trong công tác thiết kế công trình xây dựng điện, sự khác nhau về chuyên môn, nhiệm vụ dẫn đến các quan điểm có sự cá nhân, không hiểu ý trong công việc, phối hợp chưa tốt.