i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng khóa luận “Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, chế độ kế toán ở Việt Nam cho phép linh hoạt trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí, tạo điều kiện cho các nhà quản trị can thiệp vào thông tin kế toán, dẫn đến sự xuất hiện của các thuật ngữ như "sự bóp méo thông tin kế toán" hay thuật ngữ khác phổ biến hơn trong bài nghiên cứu về việc can thiệp của nhà quản trị là "điều chỉnh lợi nhuận"
Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc tìm kiếm các biện pháp giảm chi phí là việc ưu tiên hàng đầu của các công ty Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, áp lực từ cổ đông và nhà đầu tư cũng đòi hỏi sự tối ưu hóa về mặt tài chính Do đó, hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng để các nhà quản lý có những giải pháp hợp lý Việc tìm kiếm các biện pháp điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy định thuế và kế toán, đồng thời phải đảm bảo tính pháp lý và minh bạch của hoạt động kinh doanh Hiểu rõ về các nhân tố nào tác động đến hành vi này sẽ giúp nhà quản trị đối phó một cách hiệu quả với thách thức này
Ngoài ra, đề tài này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức về lĩnh vực tài chính và quản trị doanh nghiệp Bài nghiên cứu có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý về cách thức khi doanh nghiệp điều có hành vi ĐCLN để giảm thiểu tác động của thuế và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh Và việc hiểu rõ vấn đề đó sẽ làm phong phú thêm về các mô hình và lý thuyết liên quan đến quản trị tài chính và thuế, từ đó mang lại những tri thức mới và ứng dụng cho cả thực tiễn và nghiên cứu
Trong khi nghiên cứu với chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN của doanh nghiệp niêm yết tại nước ta còn hạn chế, đề tài này sẽ giúp điền vào khoảng trống này và tạo ra một cơ sở dữ liệu quý giá cho các nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực này Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực tiễn, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức quản lý tài chính và thuế một cách hiệu quả nhất
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu trong luận án này là phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi ĐCLN trong các doanh nghiệp Mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Hệ thống hóa lý thuyết về điều chỉnh lợi nhuận
- Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ĐCLN sau đó chọn các mô hình hợp lý để xác định yếu tố ảnh hưởng tới hành vi ĐCLN tại các doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2019-2023
- Dùng mô hình hồi quy nhằm nhận diện tác động của nhân tố tới hành vi ĐCLN của công ty
- Đề xuất giải pháp và chiến lược quản trị tài chính hợp lý và bền vững, giúp các doanh nghiệp tối ưu kết quả kinh doanh và tối giản chi phí thuế một cách hiệu quả.
Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu trong nước
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều các công trình nghiên cứu xoay quanh chủ đề về điều chỉnh lợi nhuận, đặt nền móng vững chắc trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu
Phạm Thị Bích Vân (2012) sử dụng mẫu với 54 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE năm 2010 để xem xét sự phù hợp của mô hình Dechow và cộng sự (1995) trong nhận diện hành vi QTLN, kết quả cho thấy mô hình không có hiệu quả Sau đó Phạm Thị Bích Vân đã phân tích yếu tố vĩ mô của TTCK và đề xuất mô hình mới để nhận diện hành vi QTLN bằng cách đưa thêm biến chi phí dự phòng và biến chi phí khấu hao để thay thế biến TSCĐ Sau cùng, hệ số đo lường sự phù hợp của mô hình tăng lên, tuy nhiên việc đưa biến chi phí dự phòng vào mô hình lại không có ý nghĩa thống kê
Huỳnh Thị Vân (2012) xem xét tác động của 3 nhân tố đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, bao gồm: quy mô doanh nghiệp, chính sách ưu đãi thuế TNDN và năm đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và HOSE Bài nghiên cứu sử dụng mô hình DeAngelo (1986) cùng mô hình Friedlan (1994) để đo lường và xác định hành vi điều chỉnh lợi nhuận Kết luận chỉ ra là các doanh nghiệp chủ yếu có điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trong năm đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán, điều kiện ưu đãi thuế có ảnh hưởng dương với hành vi điều chỉnh lợi nhuận còn quy mô công ty không tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Phạm Thị Bích Vân (2017) nghiên cứu với dữ liệu của 106 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tác giả phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi QTLN thành hai nhóm là nhóm cơ chế quản trị công ty và nhóm đặc điểm
4 của công ty, bao gồm các biến: kiểm toán độc lập, tính thanh khoản của tài sản, khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT, quy mô HĐQT Kết quả cho thấy có hai biến có mối quan hệ thuận chiều với mức độ điều chỉnh lợi nhuận là “Khả năng sinh lời” và “Quy mô doanh nghiệp” , ba biến có quan hệ nghịch chiều với mức độ điều chỉnh lợi nhuận : “Quy mô HĐQT”, “Tính thanh khoản của tài sản”, “Đòn bẩy tài chính”
Nguyễn Hà Linh (2017) nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2014 và qua việc sử dụng mô hình gốc Jones (1991) thì đã phát hiện ra hiện tượng điều chỉnh lợi nhuận thông qua các phần giá trị dồn tích có thể điều chỉnh Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu tác động của 2 nhóm nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp và đặc điểm cơ chế quản lý - kiểm soát tới điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty Bằng việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đưa ra rằng trong 9 biến thì có đến 7 biến có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê tới điều chỉnh lợi nhuận, bao gồm: Quy mô HĐQT, Cấu trúc sở hữu (gồm tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ sở hữu nước ngoài), Hiệu quả tài chính, Hệ số nợ, Kiểm toán độc lập, Quy mô công ty Và 2 biến là Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT, Số lượng thành viên HĐQT độc lập không có ý nghĩa thống kê đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận Hạn chế của nghiên cứu là chưa thể áp dụng và so sánh nhiều mô hình khác nhau để lựa chọn mô hình phù hợp nhất với thị trường lúc đó và chưa phân chia cụ thể để phân tích theo từng ngành, từng lĩnh vực
Hoàng Thị Việt Hà, Đặng Ngọc Hùng (2018) nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” kết quả là 6 trong số 8 nhân tố ảnh hưởng tới quản trị lợi nhuận dồn tích và có ý nghĩa thống kê; 2 nhân tố có ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận thực tế; 5 nhân tố có tương quan dương đến quản trị lợi nhuận dồn tích, bao gồm: chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, đòn bẩy tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất, phát hành cổ phiếu, hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngược lại yếu tố chất lượng kiểm toán và quy mô có quan hệ ngược chiều
5 Đào Phương Thảo và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết bằng cách chia thành 2 nhóm nhân tố tác động, bao gồm: nhóm đặc điểm tài chính doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp; đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất, phát hành cổ phiếu) và nhóm đặc điểm quản lý – quản trị của doanh nghiệp (sự kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT, quy mô HĐQT, kiểm toán độc lập) Mẫu nghiên cứu gồm 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) giai đoạn 2007-2019 Nghiên cứu sử dụng mô hình Kothari và cộng sự (2005) để đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp Kết quả là chỉ có 3 nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi luận, nhân tố ảnh hưởng cùng chiều là: báo cáo tài chính hợp nhất, đòn bẩy tài chính; nhân tố ảnh hưởng ngược chiều là quy mô doanh nghiệp Còn lại 5 nhân tố không có mối liên hệ nào với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu nước ngoài
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt và áp lực tài chính ngày càng gia tăng, việc điều chỉnh lợi nhuận là một chiến lược tài chính quan trọng mà các doanh nghiệp trên toàn thế giới đều quan tâm và áp dụng để giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa cấu trúc tài chính Do đó, việc điều chỉnh lợi nhuận không chỉ là một chiến lược tài chính mà còn là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp trên toàn thế giới
Tính đến thời điểm hiện tại đã có không ít các bài nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Healy
(1985) là người tiên phong nghiên cứu về vấn đề này, bằng việc sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh và sử dụng mô hình so sánh chỉ số dồn tích trên tài sản giữa các nhóm doanh nghiệp để phát hiện ra hành vi QTLN Nghiên cứu của DeAngelo (1986) tính giá trị chênh lệnh giữa tổng đồn tích hai kỳ chia cho tài sản để xác định giá trị dồn tích riêng biệt của mỗi doanh nghiệp, thực chất mô hình của DeAngelo là biến thể của mô hình Healy khi giá trị dồn tích có thể điều chỉnh chỉ liên quan đến tổng dồn tích của năm trước thay vì là trung bình của nhiều năm trong giai
6 đoạn tính toán Friedlan (1994) lại sử dụng biến doanh thu để đại diện cho mức độ hoạt động của doanh nghiệp nhằm kiểm soát sự biến động của các khoản dồn tích không thể điều chỉnh qua hai năm, từ đó khoản dồn tích có thể điều chỉnh được tính bằng cách lấy hiệu giữa tổng dồn tích hai kỳ chia cho tài sản Có thể nói nghiên cứu của Jones (1991) đóng vai trò quan trọng trong việc ước tính giá trị dồn tích vì độ phổ biến trong các nghiên cứu về QTLN, mô hình tính toán giá trị dồn tích không thể điều chỉnh là một hàm số thay đổi theo tài sản cố định hữu hình và doanh thu Các nghiên cứu sau đó cũng đã giúp mô hình Jones trở nên hoàn thiện hơn khi đã chỉ ra được những hạn chế của mô hình Như Dechow và cộng sự (1995), Kothari và cộng sự
(2005) nêu ra rằng mô hình Jones không có kết quả chính xác khi công ty có mức độ tăng trưởng lớn Dechow và cộng sự (1995) đã khắc phục hạn chế bằng cách thay đổi sự biến động của doanh thu bằng sự biến động doanh thu bằng tiền khi tính khoản dồn tích Kothari và cộng sự (2005) cũng đã phát triển mô hình của Dechow và cộng sự (1995) bằng cách đưa thêm biến lợi nhuận trên tổng tài sản vào mô hình nghiên cứu để xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả công ty với các biến dồn tích trong mô hình Kết quả là việc thêm biến hiệu quả hoạt động của công ty để đo lường khoản dồn tích có thể điều chỉnh giúp nâng cao độ tin cậy cho các kết luận về các nghiên cứu QTLN
Charfeddine, Riahi và Omri (2013) xác định nhân tố tác động đến điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu 19 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tunisia (TSE) từ 2003-2009 Nghiên cứu kiểm định sự tác động qua đặc điểm tài chính và đặc điểm hội đồng quản trị thông qua 3 mô hình, lần lượt là mô hình Jones điều chỉnh (1995), mô hình Kothari và cộng sự (2005), mô hình Raman, Shahrukh (2008) Kết quả nghiên cứu chỉ ra biến “Quy mô công ty” và “Hệ số nợ” có mối quan hệ cùng chiều với điều chỉnh lợi nhuận trong khi biến “Hiệu quả tài chính” có mối quan hệ ngược chiều và “Kiểm toán độc lập”, “Quy mô HDQT” lại không có ý nghĩa thống kê với nghiên cứu
Nghiên cứu của Kumani và Pattanayak (2014) về 12 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ viễn thông niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) giai đoạn từ 2007-2012 cho thấy biến “Chủ tịch HĐQT kiêm CEO” ảnh hưởng ngược chiều; biến “Quy mô hội đồng quản trị” ảnh hưởng cùng chiều; biến “Thành viên độc
7 lập của HĐQT” không tác động đến hành vi ĐCLN Kết quả được đúc kết là nên giới hạn quy mô HĐQT ở mức độ nhất định và phải tách biệt giữa vị trí của chủ tịch HĐQT và CEO để hạn chế xảy ra điều chỉnh lợi nhuận
Một số nghiên cứu khác lại nghiên cứu hành vi ĐCLN cho một số ngành cụ thể, ví dụ như nghiên cứu của Ali và cộng sự (2015) nghiên cứu về tác động của quy mô doanh nghiệp đến hành vi QTLN ngành dệt may, kết quả là quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực và đáng kể đến hành vi QTLN Hay nghiên cứu của Gasteratos và cộng sự (2016) nghiên cứu hành vi QTLN ở Hi Lạp về ngành xây xựng, kết quả là các khoản dồn tích có thể điều chỉnh sẽ tăng lên nếu thuế suất giai đoạn đó tăng, đồng thời các công ty lớn hơn sẽ có mức độ QTLN cao hơn so với các công ty nhỏ trong ngành xây dựng Cũng trong ngành xây dựng, Pordea (2019) xác định các khoản dồn tích có thể điều chỉnh nhằm phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sáng tạo kế toán với mục tiêu QTLN Tuy nhiên do nhiều hạn chế nên nghiên cứu này chưa đưa ra được kết quả về ảnh hưởng của quy mô công ty, tỷ lệ nợ và tình trạng khó khăn tài chính đến hành vi QTLN
Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu lại đi theo hướng khác, họ tập trung tìm hiểu sâu vào một nhân tố cụ thể tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Trong khi Siregar và Utama (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của biến “Cấu trúc sở hữu” thì Defond và Jiambalvo (1994) lại nghiên cứu về ảnh hưởng của biến “Hệ số nợ” đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, hay nghiên cứu của Alves (2012) về ảnh hưởng của đặc điểm quản lý là cấu trúc của hội đồng quản trị đến đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Khoảng trống nghiên cứu
Từ các nghiên cứu ở cả trong nước và nước ngoài về nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận có thể cho thấy việc ĐCLN là rất phổ biến ở nhiều quốc gia Đặc biệt là tại các quốc gia đã phát triển về thị trường chứng khoán và các quốc gia có hệ thống kế toán chặt chẽ Trong khi đó, ở Việt Nam, thị trường chứng khoán vẫn còn đang trong quá trình phát triển, hơn nữa chế độ kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán còn nhiều hạn chế, tác động không nhỏ đến nhà đầu tư Vì vậy, vấn đề
8 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN tại doanh nghiệp ở tại Việt Nam là rất cần thiết
Trong khi trên thế giới, các nghiên cứu về hành vi ĐCLN được tiến hành trong nhiều thập kỳ qua và mang lại đóng góp không nhỏ cho dòng kế toán thực chứng thì ở Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn dừng lại ở góc độ lý thuyết Ví dụ như chỉ giới thiệu đơn giản về ĐCLN hay chỉ hướng dẫn sử dụng các mô hình đo lường ĐCLN hoặc chỉ là những nghiên cứu mang tính thực nghiệm nhưng lại hạn chế về phương pháp nghiên cứu cũng như cỡ mẫu Cũng có một vài các nghiên cứu được đưa ra, tuy nhiên khoảng thời gian của các nghiên cứu vẫn còn khá ngắn Vì vậy cần có thêm các nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN
Trên phương diện của nghiên cứu về phương pháp định lượng, trong khi nhiều bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS) thì tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) cho bài nghiên cứu của mình
Tóm lại, tổng quan lại các nghiên cứu về hành vi QTLN cho chúng ta thấy chưa có nghiên bài cứu nào xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận ngành sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Trong khi đó, ngành sản xuất lại là nền tảng của sự phát triển trong kinh tế và các nguyên tắc kế toán cũng còn rất phức tạp, tạo tiền đề cho hành vi ĐCLN của doanh nghiệp Đồng thời, cũng chưa bài nghiên cứu nào cho hành vi ĐCLN của ngành sản xuất niêm yết trên trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM từ năm 2019 đến năm 2023 Chính vì vậy, việc mở rộng hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN của các doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên HOSE là thực sự cần thiết
Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận được tác giả chia thành 5 chương chính, là:
Tổng quan lý thuyết
Những vấn đề cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận
1.1.1 Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ số quan trọng trong kinh doanh, phản ánh giá trị gia tăng được tạo ra sau một kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc lợi nhuận tăng cao thường được xem là doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, trong khi giảm lợi nhuận có thể là dấu hiệu của sự suy thoái hoặc khó khăn trong hoạt động kinh doanh Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các nhà quản trị thường có quyền lựa chọn các phương pháp kế toán và ước tính để truyền tải thông tin tài chính một cách hiệu quả và minh bạch Tuy nhiên, việc này cũng tạo cơ hội cho họ tùy ý điều chỉnh thông tin để đạt được mục tiêu cá nhân hoặc doanh nghiệp
Các quan điểm về "điều chỉnh lợi nhuận" khá đa dạng, từ việc coi đó là một hành vi làm sai lệch thông tin, vi phạm nguyên tắc trung thực và hợp lý của kế toán đến việc coi đó là một phản ánh của sự linh hoạt và sự hiểu biết về kế toán của nhà quản lý
Healy và Wahlen (1999) định nghĩa rằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận là việc nhà quản trị sử dụng các đánh giá chủ quan của mình thông qua các ước tính kế toán, lựa chọn phương pháp kế toán hoặc giao dịch nội bộ nhằm tác động đến BCTC, nhằm đánh lừa các bên liên quan nhất định hoặc làm ảnh hưởng đến các hợp đồng mà có điều khoản dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận kế toán
Ngược lại với quan điểm trên, Beneish (2001), Stikney và Weil (1987) cho rằng, điều chỉnh lợi nhuận là sự can thiệp có tính cân nhắc nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích và trung thực về tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cho nhà đầu tư và các bên liên quan Mục tiêu là giúp họ đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến doanh nghiệp một cách thông suốt và đúng đắn
Với ý kiến trung lập, thì Ronen và Yaari (2007) bày tỏ rằng “điều chỉnh lợi nhuận” không phải lúc nào cũng là xấu và rất khó để chúng ta có thể phân biệt giữa việc bóp méo lợi nhuận để thực hiện hành vi gian lận với việc các nhà quản trị luôn
11 cố gắng điều tiết chi phí trong phạm vi dự toán để có thể đạt được mục tiêu về mặt doanh số
Tổng quan lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhưng nhìn chung thì các khái niệm đều phát biểu dựa trên những khía cạnh và đặc điểm của điều chỉnh lợi nhuận Theo đó, bài nghiên cứu này tác giả sẽ xem xét điều chỉnh lợi nhuận dưới góc độ là hành vi của nhà quản lý, làm thay đổi lợi nhuận kế toán, ảnh hưởng đến thông tin tài chính trên BCTC, bằng việc vận dụng linh hoạt các chính sách kế toán trong khuôn khổ chuẩn mực kế toán
Trong bối cảnh kế toán tại Việt Nam, việc nghiên cứu về "điều chỉnh lợi nhuận" có thể mang lại cái nhìn sâu sắc về cách doanh nghiệp áp dụng và ứng xử trong việc lập báo cáo tài chính và đánh giá hiệu suất kinh doanh
1.1.2 Động cơ điều chỉnh lợi nhuận
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận có thể bắt nguồn từ những yếu tố chủ quan lẫn khách quan Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào khía cạnh chủ quan đặc biệt là từ động cơ của nhà quản trị Beneish (2001) đã tổng hợp và phân loại các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận thành hai nhóm chính Nhóm đầu tiên tập trung vào việc nghiên cứu các động cơ của nhà quản trị dẫn đến việc điều chỉnh lợi nhuận nhằm tăng lợi nhuận của công ty Trong khi đó, nhóm thứ hai tập trung vào các động cơ của nhà quản trị gây ra việc điều chỉnh lợi nhuận để làm giảm lợi nhuận của công ty Mặt khác thì Gumanti (1996), Yue (2004) cho rằng điều chỉnh lợi nhuận dựa trên bối cảnh kinh tế của doanh nghiệp, như khi nhà nước ban hành chính sách mới về viện trợ, trợ giúp từ chính phủ hoặc do lần đầu doanh nghiệp chào bán cổ phiếu Phạm Thị Bích Vân (2017) lại khái quát và phân tích động cơ điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp phổ biến như : “thu hút vốn đầu tư”, “hợp đồng thù lao của các nhà quản trị”, “hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế”
- Điều chỉnh lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư
Khi một doanh nghiệp thực hiện IPO - tức là lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng, hoặc khi doanh nghiệp muốn phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, mục tiêu chính của nhà quản trị thường là tăng lợi nhuận tối đa (nhưng vẫn tuân thủ
12 các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán) để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát hành cổ phiếu Các nhà quản trị sẽ tăng mức lợi nhuận lên cao nhằm tạo sức hút cho cổ phiếu của mình để có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng và có thể bán được cổ phiếu với giá cao Vì thế, hiện tượng thông tin bất đối xứng giữa công ty và các nhà đầu tư xảy ra
Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Phương (2014), Phan Thị Thùy Dương
(2015), Gumanti (1996) cũng đã chỉ ra rằng khi IPO xảy ra thì sẽ xuất hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận Cụ thể hơn là nghiên cứu của Friedlan (1994) chỉ ra “Lợi nhuận được điều chỉnh tăng trước thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu và đặc biệt là lợi nhuận có xu hướng điều chỉnh giảm sau khi phát hành cổ phiếu”
- Điều chỉnh lợi nhuận do hợp đồng thù lao của các nhà quản trị
Dưới góc nhìn của lý thuyết kế toán thực chứng, giả thuyết về kế hoạch thưởng đã rõ ràng chỉ ra rằng khi tiền thưởng của nhà quản lý liên quan mật thiết đến hiệu suất hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán, thì những nhà quản lý thường có xu hướng sử dụng các biện pháp kế toán để tối ưu hóa lợi nhuận về kỳ hiện tại Công trình nổi tiếng của Healy (1985) đã phân tích sâu hơn vấn đề này, đặc biệt là trong việc nghiên cứu các mức giới hạn dưới và trên đối với việc thưởng cho nhà quản lý như là nhà quản lý sẽ nhận được thưởng nếu đạt được mức lợi nhuận đã đề ra, hoặc không nhận thưởng thêm nếu lợi nhuận vượt quá mục tiêu Healy (1985) đã phát hiện rằng các nhà quản lý thường điều chỉnh các giá trị dồn tích và các thủ tục kế toán để tối đa hóa tiền thưởng, và thường lựa chọn các dồn tích làm giảm thu nhập khi thu nhập gần đạt hoặc vượt qua mức giới hạn dưới, nhằm chuyển thu nhập của năm nay sang năm sau để nhận được thưởng cao hơn vào tương lai
- Điều chỉnh lợi nhuận để hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế
Khi Nhà nước ban hành những chính sách mới, các chương trình ưu đãi như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nới lỏng các quy định về thuế hay ưu tiên cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thì nhà quản trị sẽ có động cơ điều chỉnh lợi nhuận để có thể đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi
13 Đặng Ngọc Hùng (2015) phát hiện ra rằng các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lợi nhuận năm 2013 (Nhà nước giảm thuế suất thuế TNDN từ 22% xuống 20%) Cùng với đó, Key (1997) và Jones (1991) cũng chỉ ra có sự điều chỉnh giảm lợi nhuận để hưởng chính sách ưu đãi thuế Tất cả các nghiên cứu đều nhấn mạnh vào việc các doanh nghiệp thường điều chỉnh lợi nhuận để phản ứng với các chính sách ưu đãi từ chính phủ hoặc để thích ứng với thông tin được thông báo trước về các thay đổi quy định Điều này thường bao gồm việc giảm lợi nhuận trong năm hiện tại để chuyển dịch lợi nhuận sang năm sau, tiết kiệm chi phí thuế, hoặc để đảm bảo đủ điều kiện hưởng ưu đãi từ chính phủ
1.1.3 Phân loại hành vi điều chỉnh lợi nhuận Điều chỉnh lợi nhuận trắng (White Earnings Management): Đây là chiến lược mà các nhà quản lý sử dụng để linh hoạt điều chỉnh các chính sách kế toán, tận dụng sức ảnh hưởng của họ để truyền đạt thông điệp cá nhân về triển vọng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai (Ronen và Sadan, 1981; Demski, Patell, và Wolfson, 1984; Suh, 1990; Demski, 1998; Beneish, 2001, Sankar và Subramanyam, 2001) Loại hình này thường được xem là có ích và giúp nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính Mục tiêu của nhà quản lý là muốn công bố thông tin tốt hơn cho người sử dụng, giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về triển vọng tài chính mà doanh nghiệp sẽ đạt được trong tương lai (Beneish, 2011) Điều chỉnh lợi nhuận xám (Grey Earnings Management): Đây là loại hình mà các nhà quản lý chọn lựa các biện pháp kế toán trong hoặc ngoài phạm vi cho phép nhằm tăng giá trị của doanh nghiệp hoặc vì lợi ích cá nhân (Watts và Zimmerman, 1990; Fields, Lys, và Vincent, 2001) Điều chỉnh lợi nhuận đen (Black Earnings Management): Đây là hành vi sử dụng các biện pháp quản lý để làm sai lệch hoặc giảm sự minh bạch của các báo cáo tài chính (Schipper, 1989; Levitt, 1998; Healy và Wahlen, 1999; Tzur và Yaari, 1999; Chtourou, Bédard, và Courteau, 2001; Miller và Bahnson, 2002)
1.1.4 Hậu quả của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về ngành sản xuất
Ngành sản xuất trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, đem lại sự đa dạng và sức mạnh cho thị trường tài chính Trên sàn HOSE, các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp chế biến, sản xuất công nghệ, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và nhiều ngành công nghiệp khác Các doanh nghiệp này không những đa dạng quy mô mà còn về mặt sản phẩm và dịch vụ, từ những công ty lớn có ảnh hưởng to lớn đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ Với mức độ thanh khoản cao, các cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất trên sàn HOSE thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và đầu tư nước ngoài Đồng thời, việc ngành sản xuất phát triển mạnh mẽ không chỉ thể hiện sự tiến bộ trong nền kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào sự phồn thịnh của thị trường tài chính Việt Nam
Ngành sản xuất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia, bởi nó tác động trực tiếp lên việc chuyển đổi các nguyên liệu thành các sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng hàng ngày Các công ty ngành sản xuất có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chế biến công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng, công nghệ thông tin, y tế đến năng lượng và nhiều lĩnh vực khác
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của ngành sản xuất là sự đa dạng Không chỉ đa dạng về lĩnh vực hoạt động mà còn về quy mô của các doanh nghiệp
Từ các tập đoàn công nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tất cả đều đóng góp vào sự phát triển của ngành Các doanh nghiệp lớn thường có sức ảnh hưởng lớn và có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường linh hoạt và nhanh chóng thích nghi với biến động thị trường Đặc điểm được coi là quan trọng nhất của ngành sản xuất hiện đại đó là sự sử dụng công nghệ và tự động hóa cũng Công nghệ ngày càng tiên tiến giúp tăng cường
22 hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm Các doanh nghiệp sản xuất phải liên tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để duy trì sự cạnh tranh và tiến bộ trong ngành
Cạnh tranh là một yếu tố không thể tránh khỏi trong ngành sản xuất Các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh từ các đối thủ cũng như các sản phẩm nhập khẩu Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần tìm cách cải thiện sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng cường quản lý hiệu quả
Một đặc điểm đặc biệt của ngành sản xuất là tính chất chuỗi cung ứng phức tạp
Từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng, có một chuỗi cung ứng liên kết các bước một cách khác nhau Và việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng cũng là yếu tố then chốt để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh
Cuối cùng, sản phẩm của ngành sản xuất thường được tiêu thụ trên cả trong và ngoài nước Sự tiêu thụ ổn định và đa dạng giúp tăng sự ổn định và phát triển của ngành Quy mô sản xuất lớn, công nghệ tiên tiến, quản lý hiệu quả và khả năng cạnh tranh là những yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất trên thị trường
2.1.3 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu được tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu là 137 doanh nghiệp ngành sản xuất đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019-
2023 Việc lấy các doanh nghiệp niêm yết giúp tác giả có thể dễ dàng thu thập được các dữ liệu từ các bài báo cáo được công bố, từ đó số liệu đã thu thập sẽ được phản ánh chính xác và chi tiết Cụ thể là tác giả thu thập nguồn dữ liệu từ Báo cáo thường niên đã kiểm toán, Báo cáo Tài chính của các công ty sản xuất niêm yết trên HOSE từ cổng thông tin trực tuyến về tài chính chứng khoán VietstockFinance và trang thông tin tài chính CafeF
2.1.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phần mềm STATA ver.17 được sử dụng cho việc phân tích dữ liệu đã thu thập Các bước phân tích được thực hiện cụ thể như sau:
Sử dụng mẫu nghiên cứu và tính toán để ước tính giá trị NDA và phần dư DACC trong mô hình Kothari và cộng sự (2005) Mô hình Kothari và cộng sự (2005) là mô hình phù hợp khi sử dụng để nghiên cứu về doanh nghiệp có sự tăng trưởng nhanh như doanh nghiệp ngành sản xuất
Mô hình Kothari và cộng sự (2005):
Cụ thể, các bước tính toán như sau:
- Bước 1: Tính toán TAit = NIit - CFOit
TAit: tổng dồn tích năm t của công ty i
NIit: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm t của công ty i
CFOit: Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm t của công ty i
- Bước 2: Tính toán ∆REVit, ∆REC it , PPEit , Ait-1 , ROA it−1
∆REC it = Phải thu khách hàng
PPEit: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tại công ty i cuối năm t
Ait-1: Tổng tài sản tại công ty i cuối năm t-1
ROA it−1 : Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm t-1 tại công ty i, được tính bằng LNST năm t-1 công ty i chia tổng tài sản cuối năm t-1 tại công ty i ɛit : sai số ước tính của công ty i năm t
- Bước 3: Hồi quy phương trình (1) để tính toán các hệ số 𝛽 1 , 𝛽 2, 𝛽 3, 𝛽 4 Để tính toán các hệ số hồi quy 𝛽 1 , 𝛽 2, 𝛽 3, 𝛽 4 cho biết mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, tác giả chạy kiểm định thông qua OLS
Hình 2.1 Kết quả hồi quy OLS phương trình (1)
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
- Bước 4: Tính toán phần dồn tích không thể điều chỉnh được NDA:
- Bước 5: Tính toán phần dồn tích được điều chỉnh bởi nhà quản lý DACC:
Kiểm định mô hình hồi quy OLS, FEM, REM để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN của doanh nghiệp với biến phụ thuộc là giá trị tuyệt đối của DACC đã ước lượng ở trên, cùng với sáu biến độc lập: “Đòn bẩy tài chính” (DEBT), “Phát hành cổ phiếu” (ISSU), “Quy mô doanh nghiệp” (SIZE), “Hiệu quả tài chính” (ROE),
“Lãi/lỗ năm trước” (LOSS), “Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện” (DRV) Căn cứ và kết quả hồi quy ở giai đoạn 1, giá trị biến phụ thuộc DACC trong mô hình giai đoạn
2 được xác định bằng cách lấy trị tuyệt đối của 𝐷𝐴𝐶𝐶 𝑖𝑡 trong mô hình hồi quy này DACC = 𝛽 0 + 𝛽 1 𝐷𝐸𝐵𝑇 + 𝛽 2 𝐼𝑆𝑆𝑈 + 𝛽 3 𝑆𝐼𝑍𝐸 + 𝛽 4 𝑅𝑂𝐸 + 𝛽 5 𝐿𝑂𝑆𝑆 + 𝛽 6 𝐷𝑅𝑉+ 𝜀 𝑖𝑡 Trong đó:
𝛽 1 đế𝑛 𝛽 8 là hệ số của mô hình hồi quy
𝜀 𝑖𝑡 là phần nhiễu ngẫn nhiên
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng trong bài nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative research) là một phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hiểu và mô tả các hiện tượng, quá trình, hoặc đặc điểm trong một nghiên cứu mà không tập trung vào việc đo lường hoặc số hóa các dữ liệu hay nói cách khác phương pháp định tính là cách để thu thập dữ liệu không phải dạng số học Thay vào đó, phương pháp này tập trung vào việc thu thập và phân tích dữ liệu chủ yếu dựa trên các quan sát, phỏng vấn, phân tích văn bản, hoặc các phương tiện trực quan Tác giả sẽ thu thập các thông tin về việc phát hành cổ phiếu, lãi/lỗ của các doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính niêm yết Để từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN
Phương pháp nghiên cứu định lượng (Quantitative research) là phương pháp nghiên cứu mà dữ liệu được thu thập dưới dạng số học và mang tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu Mục tiêu chủ yếu của phương pháp này là xác định mức độ và sự tác động giữa các yếu tố, thường là thông qua việc áp dụng các kỹ thuật thống kê và toán học để phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập và xử lý số liệu, mô hình POOL OLS, REM, FEM chạy bằng phần mềm Stata 17 sẽ được sử dụng để chạy ra kết quả nghiên cứu Cụ thể thông qua thống kê mô tả để đánh giá các chỉ số cơ bản nhất của mẫu dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành các kiểm định nhằm kiểm tra khuyết tật mô hình như: kiểm định tự tương quan giữa các biến, kiểm định phương sai sai số thay đổi và kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Sau đó sẽ khắc phục nếu có khuyết tật xảy ra, mô hình sau khi khắc phục sẽ là mô hình cuối cùng để đánh giá bài nghiên cứu và so sánh với các bài nghiên cứu khác
Hình 2.2 Quy trình các bước nghiên cứu định lượng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kiểm định dữ liệu nghiên cứu Ước lượng mô hình hồi quy
Kiểm định khuyết tật mô hình
Khắc phục khuyết tật mô hình
Xây dựng mô hình hồi quy chính thức
Chương 2 tập trung vào cơ sở nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan và đặc điểm về ngành sản xuất, bài nghiên cứu đưa ra mẫu dữ liệu của nghiên cứu là 137 doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán
Hồ Chí Minh (HOSE) trong 5 năm từ 2019 đến 2023 và xác định phương pháp phân tích dữ liệu trên phần mềm STATA ver.17 lần lượt theo các bước đã đề ra Nguồn dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ BCTC, báo cáo thường niên của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và dữ liệu được tập hợp thành dạng bảng Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày các phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng cùng với các bước nghiên cứu định lượng
Xây dựng giả thuyết và thiết kế mô hình nghiên cứu
Lập luận giả thuyết
BCTC của mỗi doanh nghiệp đều được lập dựa trên các nguyên tắc cơ bản kế toán Theo Chuẩn mực kế toán số 21 “Báo cáo tài chính được lập và trình bày một cách trung thực và hợp lý theo các chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán nhất quán năm tài chính Chuẩn mực quy định giám đốc doanh nghiệp (người đại diện) là người chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính”
Tuy nhiên trong các điều kiện thích hợp, các nguyên tắc tạo điều kiện cho nhà quản trị có thể sử dụng công cụ kế toán thích hợp (chính sách, nguyên tắc, ước tính ) để có thể làm hài hòa những xung đột về quyền lợi giữa các bên Vì vậy đã tạo ra các cơ hội để các nhà quản trị có thể điều chỉnh lợi nhuận nhằm tối đa về lợi ích cá nhân của mình
Các công trình nghiên cứu về hành vi ĐCLN thường được tiến hành rộng rãi ở các nước đang phát triển, mỗi bài nghiên cứu khác nhau lại có nhóm nhân tố ảnh hưởng khác nhau Có thể là các biến cụ thể như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính hoặc cấu trúc chủ sỡ hữu Hoặc cũng có thể phân chia thành các nhóm nhân tố ảnh hưởng như nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017) phân thành hai nhóm ảnh hưởng, đó là “nhóm nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp và nhóm nhân tố thuộc đặc điểm quản lý-kiểm soát” Tuy nhiên, có những công trình nghiên cứu lại chỉ tập trung vào tìm hiểu tác động của một nhân tố cụ thể với việc điều chỉnh lợi nhuận, như Siregar và Utama (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với điều chỉnh lợi nhuận; Kim và các cộng sự (2003) lại tìm hiểu về quy mô công ty
Tổng quan các nghiên cứu là cần thiết để làm phong phú đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận Ở Việt Nam, quy định và chuẩn mực kế toán không hoàn toàn cứng nhắc, nên cho phép doanh nghiệp lựa chọn cho mình những chính sách và phương pháp kế toán để có thể phù hợp với điều kiện cụ thể của chính doanh nghiệp mình Điều này tạo ra sự đa dạng và phong phú trong các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán HOSE
Qua phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu của nước ngoài và trong nước, luận án nghiên cứu lựa chọn 6 nhân tố có ảnh hưởng tới hành vi ĐCLN đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất như sau:
“Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện”
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Tác giả thực hiện phân tích thống kê mô tả để khái quát về các đặc điểm cơ bản của từng nhân tố được sử dụng trong mô hình hồi quy Kết quả thống kê mô tả được mô tả trong bảng 4.1
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc và độc lập trong mô hình
Variable Obs Mean Std Dev Min Max
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
Từ bảng thống kê mô tả thấy rằng biến DACC có độ lệch chuẩn tương đối nhỏ, nên có sự biến động không quá lớn trong dữ liệu Mức độ điều chỉnh lợi nhuận nhỏ nhất là 0.0010151 và lớn nhất là 0.8452012
Biến DEBT: Đòn bẩy tài chính hay còn được gọi là hệ số nợ của doanh nghiệp, được đo lường bằng tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng tài sản Có thể thấy các doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên sàn HOSE có hệ số nợ nhỏ nhất là -5960.83% và lớn nhất là 5567.77% Giá trị trung bình của hệ số nợ là 115.4937% và mức độ phân tán của dữ liệu về đòn bẩy tài chính là 395.3945% Như vậy sự chênh lệch lớn về đòn
38 bẩy tài chính tại các công ty ngành sản xuất niêm yết trên sàn HOSE Có những doanh nghiệp sở hữu tỷ lệ nợ khoảng -59 lần, cũng có những doanh nghiệp doanh nghiệp tỷ lệ nợ gấp 56 lần tổng tài sản Sự chênh lệch lớn giữa đòn bẩy tài chính có thể là yếu tố làm cho nhà quản trị sử dụng biện pháp để điều chỉnh lợi nhuận
Biến ISSU: Phát hành cổ phiếu là biến được đo lường bằng cách gán giá trị bằng 0 nếu trong năm doanh nghiệp không phát hành thêm cổ phiếu, và bằng giá trị
1 nếu doanh nghiệp phát hành Trong 680 quan sát chỉ có 160 quan sát là phát hành cổ phiếu tương đương với 23,53%, còn lại có tới 520 quan sát (chiếm tỷ lệ 76,47%) là không phát hành cổ phiếu, cho thấy số lượng doanh nghiệp gọi vốn bằng việc phát hành cổ phiếu còn khá ít Kết quả này hợp lý vì như phân tích biến đòn bẩy tài chính thì doanh nghiệp đi vay nợ nhiều hơn
Biến SIZE: Quy mô doanh nghiệp được tính bằng cách lấy giá trị log của tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm Trong 683 quan sát thì công ty có quy mô nhỏ nhất là 4,98 và công ty có quy mô lớn nhất là 8,27 cùng với giá trị trung bình là 6,3
Có thể thấy quy mô của các doanh nghiệp ngành sản xuất còn khá nhỏ trong khoảng (4,98 ; 8,27) so với các doanh nghiệp thực phẩm (24,6169 ; 32,2087) (Đào Phương Thảo, 2021) hay các công ty ngành xây dựng (25,3 ; 31,1) (Hoàng Vũ Phương Linh,
2022) Tuy nhiên sự khác biệt về quy mô là 0,6 cũng sẽ tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp
Biến ROE: Hiệu quả tài chính được lựa chọn tính toán bằng chỉ tiêu ROE (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH bình quân), chỉ số này có nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Giá trị trung bình ROE của ngành sản xuất trong 5 năm (2019-2023) là 10.17%, giá trị nhỏ nhất của ROE là -249% và lớn nhất lên tới 293.09% Giá trị nhỏ nhất của ROE là âm có thể là phù hợp bởi từ năm đầu tiên của giai đoạn nghiên cứu, năm 2019 thì thế giới đang phải đương đầu với đại dịch CoVid-19 làm cho việc kinh doanh trì trệ, dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp kém và làm lợi nhuận âm
Biến LOSS: Lãi/lỗ năm trước là biến được gán bằng 1 nếu năm trước doanh nghiệp bị lỗ, ngược lãi sẽ bằng 0 nếu doanh nghiệp có lãi Trong 685 quan sát, có tới
643 quan sát (chiếm tỷ lệ 93,87%) biểu hiện rằng các doanh nghiệp có lãi trong năm trước và chỉ có 42 quan sát (chiếm tỷ lệ 6,13%) biểu hiện rằng doanh nghiệp bị lỗ
Biến DRV : Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện là biến được tính bằng cách gán giá trị 1 nếu trong kỳ doanh nghiệp có doanh thu chưa thực hiện và bằng 0 trong trường hợp ngược lại Với 684 quan sát thì có 180 quan sát (tương đương 26,46%) doanh nghiệp có khoản doanh thu chưa thực hiện và có 504 quan sát (tương đương 73.54%) doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu chưa thực hiện Việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện cũng có thể là nguyên nhân để nhà quản trị có thể điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu
Hình 4.1 Ma trận hệ số tương quan
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
Hệ số tương quan biểu hiện mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có quan hệ chặt chẽ và phù hợp với nhau hay không Kết quả thống kê hệ số tương quan cho
40 thấy chỉ có biến DRV tương quan âm với biến DACC, còn các biến bao gồm DEBT, ISSU, SIZE, ROE, LOSS không có sự tương quan với biến DACC Tuy nhiên giữa các biến độc lập có sự tương quan nhất định, ví dụ như giữa ISSU và SIZE (0,1279), giữa SIZE và DRV (0,3859) hay giữa cặp ROE và LOSS (-0,3308) Còn lại các biến độc lập đều có tương quan với nhau, nhưng vì hệ số tương quan nhỏ nên mối quan hệ cũng chưa chặt chẽ.
Lựa chọn mô hình phù hợp
Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi ĐCLN của các doanh nghiệp sản xuất trên sàn chứng khoán HOSE, tác giả tiến hành hồi quy mô hình nghiên cứu theo ba phương pháp hồi quy lần lượt 3 mô hình: Pooled OLS (Mô hình hồi quy đa biến giản đơn), FEM (Mô hình tác động cố định), REM (Mô hình tác động ngẫu nhiên)
4.3.1 Mô hình hồi quy dữ liệu gộp (Pooled OLS)
Hình 4.2 Kết quả mô hình Pooled OLS
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
Chỉ số R 2 hiệu chỉnh bằng 2,85% nghĩa là các biến độc lập sẽ giải thích được 2,85% sự biến thiên của biến phụ thuộc DACC
P-value thể hiện mức ý nghĩa của các biến độc lập trong mô hình Giá trị này nhỏ hơn 5% thể hiện biến độc lập có ý nghĩa thống kê Như vậy, ROE và DRV có ý nghĩa thống kê
4.3.2 Mô hình tác động ngẫu nhiêm (REM)
Hình 4.3 Kết quả mô hình REM
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
4.3.3 Mô hình tác động cố định (FEM)
Hình 4.4 Kết quả mô hình FEM
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
4.3.4 Kiểm định sự phù hợp giữa các mô hình Pooled OLS, FEM, REM
4.3.4.1 Kiểm định lựa chọn mô hình OLS và FEM
Kiểm định F-Test (Fisher test) để lựa chọn mô hình phù hợp giữa OLS và FEM đưa ra giả thuyết là:
H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn
H1: Mô hình FEM phù hợp hơn
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định F-test Giá trị thống kê F P-value
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
Sau khi thực hiện hồi quy mô hình FEM, kết quả là giá trị P-value của F-test
= 0.0000 < 5% Vậy bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 Vậy mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS
4.3.4.2 Kiểm định lựa chọn mô hình OLS và REM Để đưa ra lựa chọn mô hình OLS hay mô hình REM, tác giả sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian với giả thuyết được đặt ra như sau:
H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn
H1: Mô hình REM phù hợp hơn
Hình 4.5 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata Kết quả từ phần mềm Stata cho thấy P –value = 0.000 < mức ý nghĩa 5% do đó có cơ sở để bác bỏ H0, chấp nhận H1 Vậy mô hình REM là phù hợp hơn
4.3.4.3 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và REM
Sau khi chạy và lưu kết quả mô hình REM, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp giữa FEM hoặc REM
Giả thuyết của kiểm định:
H0: Không có tương quan giữa thành phần ngẫu nhiên và các biến giải thích (lựa chọn mô hình REM)
H1: Tồn tại sự tương quan giữa thành phần ngẫu nhiên và các biến giải thích (lựa chọn mô hình FEM)
Hình 4.6 Kết quả kiểm định Hausman
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
Kết quả P –value = 0.0062 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 Vậy lựa chọn FEM là phù hợp với nghiên cứu
Vì vậy, giữa 3 mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, tác giả lựa chọn FEM là mô hình thích hợp cho bài nghiên cứu Tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM và khắc phục chúng
4.3.5 Kiểm định mô hình FEM Để kiểm định các khuyết tật của FEM, tác giả chạy lại mô hình FEM:
Hình 4.7 Kết quả mô hình FEM
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
Tiếp theo, tác giả chạy kiểm định Wald về phương sai sai số thay đổi bằng câu lệnh xttest3 với cặp giả thuyết như sau:
H0: Mô hình không gặp hiện tượng phương sai sai số thay đổi
H1: Mô hình gặp hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Hình 4.8 Kết quả kiểm định Wald
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
Kiểm định có Prob = 0.0000 < 5% nên bác bỏ H0, chấp nhận H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Sau đó, dùng kiểm định Wooldridge bằng lệnh xtserial để xem xét có hiện tượng tự tương quan Giả thuyết của kiểm định Wooldridge như sau:
H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan
H1: Mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan
Hình 4.9 Kết quả kiểm định Wooldridge
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
Có giá trị P –value = 0.7644 > 0.05 nên chấp nhận H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan
Như vậy, mô hình FEM được chọn từ kiểm định Hausman chỉ có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Do vậy, để khắc phục khuyết tật của mô hình, tác giả sẽ sử dụng ước lượng GLS (Generalized Least Squares)
4.3.6 Xử lý khuyết tật mô hình FEM Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mô hình FEM, tác giả sử dụng lệnh xtgls_panels (h) Đây cũng chính là mô hình được chọn làm kết quả nghiên cứu
Hình 4.10 Kết quả mô hình GLS
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp từ dữ liệu trên Stata
Kết quả cho thấy rằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng vào 4 nhân tố: ISSU, ROE, LOSS, DRV Còn lại nhân tố DEBT và SIZE không tác động đến hành vi điều chỉnh ln vì không có ý nghĩa thống kê (P-value
Ta có mô hình nghiên cứu với mức ý nghĩa 5% như sau:
DACC= 0.0790854 + 0.0084067 ISSU + 0.0006004 ROE + 0.0233091 LOSS -0.0197505 DRV + 𝑒 𝑖𝑡
Kết quả nghiên cứu
4.4.1 Biến phát hành cổ phiếu (ISSU)
Biến phát hành cổ phiếu (ISSU) có hệ số hồi quy 0.0084067 nên có tương quan dương (+) đến ĐCLN của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 10% Kết quả có cùng dấu kỳ vọng (+) với giả thuyết H2, tức là doanh nghiệp trong kỳ có phát hành thêm cổ phiếu thì khả năng xảy ra hành vi ĐCLN càng cao Điều này có thể xảu ra bởi theo mô hình định giá cổ phiếu thì “giá trị thị trường của cổ phiếu phụ thuộc vào yếu tố lợi nhuận, khi lợi nhuận cao thì giá trị thị trường của cổ phiếu sẽ cao, nên các doanh nghiệp sẽ có xu hướng thổi phồng lợi nhuận khi chuẩn bị phát hành cổ phiếu của mình” Chính vì thế, khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhằm thu hút vốn đầu tư hay để tăng giá cổ phiếu lên mức kỳ vọng của mình hoặc có thể phát thành cổ phiếu thành công thì phần lớn sẽ xuất hiện hành vi ĐCLN
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2017), Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2017) về biến phát hành cổ phiếu tác động thuận chiều đến ĐCLN Vì vậy việc doanh nghiệp huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu có tác động cùng chiều với hành vi ĐCLN
4.4.2 Biến hiệu quả tài chính (ROE)
Biến “Hiệu quả tài chính” có hệ số hồi quy 0,0006004 có nghĩa là khi hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên 1% thì mức độ ĐCLN của doanh nghiệp sẽ tăng 0,0006004% Với p-value = 0,000 < 0,001 và hệ số hồi quy dương thì biến này có ý nghĩa thống kê và có quan hệ cùng chiều (+) với ĐCLN Điều này có thể lý giải rằng doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả cao thì có xu hướng thực hiện điều chỉnh lợi nhuận càng cao để giữ được hình ảnh và thể hiện sự bền vững trong giá trị doanh nghiệp
Như vậy, mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và ĐCLN là có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên lại ngược chiều với giả thuyết H4 đã đưa ra Kết quả này giống với nghiên cứu của Lee, Li và Yue (2006) Nhưng điều này lại trái lại với kết quả của một số nghiên cứu khác Như của Charfeddine (2013), ông cho rằng “khi hiệu quả tài chính của doanh nghiệp không tốt thì sẽ kéo theo sự giảm giá cổ phiếu của công ty
49 và làm sụt giảm giá trị doanh nghiệp, vì vậy nhà quản trị sẽ tìm cách điều chỉnh lợi nhuận” Hay Fathi (2013), Chen (2006) cũng cho là việc doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao thì họ sẽ có xu hướng ít ĐCLN của mình hơn để giữ được uy tín và đảm bảo cho sự đáng tin cậy của mình
4.4.3 Biến lãi/lỗ năm trước (LOSS)
Biến “Lãi/lỗ năm trước” (LOSS) với p-value = 0.007 có ý nghĩa tại mức thống kê 1% và có hệ số hồi quy 0.0233091 cho thấy tác động cùng chiều (+) với ĐCLN Điều này tức khi doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả bị lỗ, cổ đông và thị trường có thể đặt áp lực lên doanh nghiệp để cải thiện hiệu suất tài chính, nên nhà quản lý sẽ phải thực hiện ĐCLN để tạo ấn tượng tích cực với nhà đầu tư Hay cũng có thể do việc kinh doanh thua lỗ sẽ khiến doanh nghiệp phải tái cấu trúc tài chính hoặc cắt giảm chi phí để cải thiện lợi nhuận, điều này tạo nên sự thúc đẩy hành vi ĐCLN Như doanh nghiệp sẽ có ĐCLN nhiều hơn khi doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả Điều này trái ngược với kỳ vọng (-) của giả thuyết H5 nhưng lại phù hợp với kết quả của Zeng (2014) về tác động của biến lãi lỗ năm trước với ĐCLN của doanh nghiệp
4.4.4 Biến ghi nhận doanh thu chưa thực hiện (DRV)
Biến “Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện” với mức ý nghĩa thống kê 1% có hệ số hồi quy là -0,0197505 và p-value = 0.000 thể hiện mối quan hệ ngược chiều (-) tới ĐCLN của các doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2019-2023 Kết quả có nghĩa là doanh nghiệp khi có ghi nhận doanh thu chưa thực hiện thì xác suất ĐCLN thấp hơn so với khi không có doanh thu chưa thực hiện Điều này mang ngược dấu với dấu kỳ vọng (+) của giả thuyết H6, cũng trái với kết luận của Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015) rằng việc doanh nghiệp ghi nhận doanh thu chưa thực hiện có tương quan dương tới ĐCLN
4.4.5 Biến đòn bẩy tài chính (DEBT)
Biến “Đòn bẩy tài chính” có hệ số hồi quy là -6.03e-06, tuy nhiên trong mô hình biến độc lập DEBT lại không có ý nghĩa thống kê với ĐCLN do có hệ số p-value
= 0.416 > 0.05 Mặc dù vậy thì vẫn có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và ĐCLN
Như là: kết quả nghiên cứu thuộc dòng thực chứng về ĐCLN của Press và Weintrop (1990), Riahi và Omri (2013), Nguyễn Hà Linh (2017) kết luận rằng đòn bẩy tài chính có quan hệ thuận chiều với ĐCLN Điều này hoàn toàn có thể xảy ra bởi các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính để bù đắp việc thiếu hụt vốn, vì thế các doanh nghiệp sẽ gia tăng việc ĐCLN của mình Hay nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990) chỉ ra các công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ sử dụng thủ thuận kế toán để tăng lợi nhuận hiện tại Đồng ý kiến với quan điểm đó, Richardson và cộng sự (2002) chỉ ra động lực để công ty ĐCLN là muốn thu hút nguồn vốn tài chính từ phía bên ngoài với chi phí sử dụng vốn thấp, nên sẽ áp dụng chính sách kế toán để tăng hành vi ĐCLN
Nhưng cũng có những nghiên cứu có quan điểm ngược lại với các kết quả trên, như của Fakhfakh và Nasfi (2012) , Phạm Thị Bích Vân (2012) lại cho rằng đòn bẩy tài chính có quan hệ ngược chiều với ĐCLN
4.4.6 Biến quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Biến “Quy mô doanh nghiệp” có hệ số hồi quy là -0.0010804 tác động ngược chiều với ĐCLN, nhưng lại không có ý nghĩa về mặt thống kê (do p-value = 0.727) Tương tự với kết quả của Rusdiyanto và cộng sự (2020), Hiền Thu Bùi và cộng sự
(2021), Phạm Thị Thanh Mai (2023), điều này có thể xảy ra bởi vì khi đầu tư vào doanh nghiệp, thì sự quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư không chỉ là quy mô doanh nghiệp mà còn là lợi nhuận hay triển vọng tương lai của doanh nghiệp
Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra được rằng biến quy mô doanh nghiệp có tương quan dương với ĐCLN như là Ayemere (2015), Case và cộng sự
(2015), Barton và Simko(2002) Họ cho rằng doanh nghiệp lớn phải đối mặt với nhiều áp lực hơn để đáp ứng đủ yêu cầu của các nhà phân tích cũng như kỳ vọng của thị trường vốn, từ đó là nguyên nhân để nhà quản lý áp dụng điều khoản kế toán để ĐCLN
Kết luận
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 137 công ty ngành sản xuất niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, khi mà nền kinh tế vấp phải nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 Kết quả chỉ ra có 4 biến có ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN của doanh nghiệp, bao gồm: Phát hành cổ phiếu; Hiệu quả tài chính; Lãi/ lỗ năm trước; Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện Dựa vào bài nghiên cứu cùng với thực trạng của môi trường đầu tư, kinh doanh và pháp lý hiện nay, bài nghiên cứu sẽ rút ra những khuyến nghị với nhà đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan thuế
Trong chương này, tác giả phân tích thống kê mô tả các biến và sử dụng mô hình tương quan tuyến tính nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến trong mô hình Kết quả chỉ ra, dữ liệu thu thập là hoàn toàn phù hợp và các biến trong mô hình đều có mối quan hệ qua lại lẫn nhau Tiếp theo tác giả trình bày kết quả mô hình hồi quy OLS, FEM, REM và sử dụng lần lượt các kiểm định F-Test, kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian và kiểm định Hausman để chọn ra ước lượng mô hình phù hợp giữa các ước lượng mô hình OLS, FEM và REM Kết quả là mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất, tuy nhiên mô hình FEM lại mắc phải khuyết tật phương sai sai số thay đổi, nên tác giả khắc phục bằng mô hình GLS Sau đó đưa ra được kết quả của mô hình hồi quy là có 3/6 biến có ý nghĩa thống kê với mô hình nghiên cứu là: “Phát hành cổ phiếu”, “Hiệu quả tài chính”, “Lãi/lỗ năm trước” và 3/6 biến còn lại (Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, Đòn bẩy tài chính, Quy mô doanh nghiệp) không có mối liên hệ nào với hành vi ĐCLN của doanh nghiệp Như vậy, kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà quản lý, các doanh nghiệp và cơ quan Thuế có thể tham khảo và nghiên cứu sâu hơn về những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN trong các doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên sàn HOSE
Các khuyến nghị và đề xuất
Khuyến nghị
5.1.1 Khuyến nghị với nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2019 đến 2023 đã trải qua không ít những thăng trầm Sau năm 2018 với hoạt động rực rỡ thì năm 2019 lại có sự sụt giảm về tính thanh khoản nhưng chung quy lại vẫn duy trì được đà tăng trưởng dài hạn Bước sang năm 2020, với thách thức của đại dịch Covid-19 đã tạo ra rất nhiều thách thức và khó khăn đối với thị trường chứng khoán Tới các năm sau, chính phủ đã kiểm soát tốt dịch bệnh là “đòn bẩy’’ chính để nền thị trường chứng khoán có cơ hội phục hồi và phát triển
Mặc dù những năm gần đây thị trường chứng khoán đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh, còn nhiều biến động và rủi ro Vì vậy các nhà đầu tư tại Việt Nam cần phải cẩn trọng với quyết định đầu tư của mình Nhà đầu tư có thể nhận thấy được dấu hiệu của hành vi ĐCLN của một doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau:
- Phát hành cổ phiếu: Khi đầu tư vào doanh nghiệp, nhà đầu tư thường trú trọng hơn vào các doanh nghiệp có lợi nhuận lớn và tăng đều Mà lợi nhuận chính là yếu tố then chốt để xem xét đến giá trị thị trường của một cổ phiếu (theo lý thuyết mô hình định giá cổ phiếu), chính vì vậy các doanh nghiệp thường hay phóng đại lợi nhuận trong một giai đoạn quan trọng để tăng giá trị thị trường của cổ phiếu Đây cũng là nguyên nhân để nhà quản lý có nguy cơ thực hiện ĐCLN
- Hiệu quả tài chính: Các nhà đầu tư thường bị hấp dẫn bởi các doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao Tuy nhiên đây chưa chắc đã là một tín hiệu tốt bởi khi doanh nghiệp cần nâng cao uy tín, nâng giá cổ phiếu hay củng cố giá trị của doanh nghiệp thì sẽ xảy ra hành vi ĐCLN
- Lãi/ lỗ năm trước: Lợi nhuận kết thúc năm tài chính là một trong những chỉ tiêu nhà đầu tư quan tâm nhất trước khi đưa ra quyết định đầu tư vốn vào công ty hay không Vì vậy khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh thì có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận cao hơn để thu hút đầu tư
- Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện: Việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp nhằm mục đích chuyển thu nhập từ năm này sang năm khác Vì thế nếu trong kỳ, doanh nghiệp có ghi nhận khoản doanh thu chưa thực hiện thì khả năng doanh nghiệp đã có hành vi ĐCLN là rất cao
Tổng quan lại, nhà đầu tư cần phải nâng cao trình độ, kiến thức để có thể đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến hành vi ĐCLN của doanh nghiệp Việc nhà đầu tư nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN của doanh nghiệp sẽ giúp giảm đi tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán và đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư
5.1.2 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp
Từ trước đến nay, khi doanh nghiệp muốn đầu tư thì thường nguồn vốn chủ yếu là huy động từ ngân hàng, trong khi trên thế giới, thì việc huy động vốn chủ yếu qua thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Vậy nên, các doanh nghiệp muốn huy động nguồn vốn bền vững và dài lâu thì phải minh bạch về thông tin mà mình cung cấp
Kết quả bài nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị để doanh nghiệp có sự hiểu biết cụ thể về hành vi ĐCLN từ đó cải thiện chất lượng các công tin báo cáo tài chính là:
- Doanh nghiệp cần biết việc nâng cao hiệu quả tài chính thông qua ĐCLN nhằm giữ uy tín doanh nghiệp và giá trị công ty là việc làm không mang tính bền vững và dài hạn Giá trị doanh nghiệp cần duy trì, phát triển theo đúng tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
- Việc sử dụng các chính sách và ước tính kế toán bằng việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện cũng không đem lại hiệu quả lâu dài Bởi bản chất của việc này là đưa lợi nhuận từ năm này qua năm khác Do đó lợi nhuận của các năm tiếp theo cũng sẽ bị ảnh hưởng
- Doanh nghiệp cũng nên xem xét các lợi ích lâu dài mà mình đạt được từ đầu tư thay vì sử dụng ĐCLN để đạt được các lợi ích về thuế Hơn nữa, một công ty có
55 khả năng chứng minh tài chính và minh bạch có thể huy đông được vốn nhiều hơn và sử dụng tấm chắn thuế từ lãi vay một cách hợp pháp
5.1.3 Khuyến nghị với cơ quan thuế
Cơ quan thuế có thể bổ sung các tiêu chí xác định hành vi ĐCLN nhằm làm giảm chi phí thuế TNDN vào bảng chỉ tiêu xác định rủi ro Cụ thể như sau:
- Cơ quan thuế dựa vào việc doanh nghiệp có phát hành cổ phiếu hay không Khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thì khả năng doanh nghiệp có hành vi ĐCLN là cao và khi đó cơ quan thuế cần thanh tra, kiểm tra
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.2.1 Hạn chế của nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu của tác giả còn khá nhỏ, trong phạm vi doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vì vậy chưa khái quát được hết các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bài nghiên cứu mặc dù có đưa vào mô hình nghiên cứu số lượng 6 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN của doanh nghiệp( Đòn bẩy tài chính; Phát hành cổ phiếu; Quy mô doanh nghiệp; Hiệu quả tài chính; Lãi/lỗ năm trước; Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện), tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nhân tố quan trọng liên quan đến thị trường vốn, cấu trúc chủ sở hữu các DN, quy định và chính sách các cơ quan nhà nước, tình hình văn hóa, xã hội và chính trị
Mô hình trong bài nghiên cứu có hệ số xác định điều chỉnh 𝑅 2 khá thấp là 2.85% (các biến độc lập chỉ được giải thích cho 2,85% biến phụ thuộc) Với hệ số thấp, gần 97% các nhân tố khác có thể giải thích cho biến phụ thuộc thì chưa được đưa vào phân tích Và bài này cũng mới chỉ sử dụng mô hình Kothari và cộng sự
(2005) mà chưa thực hiện kết hợp với các mô hình khác với nhau khi xác định biến DACC
5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Mở rộng thêm phạm vi về mặt thời gian nghiên cứu và sát với hiện tại phản ánh được thực tế bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam Xây dựng thêm các nghiên cứu bao quát các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán cả Việt Nam với nhiều nhóm ngành nghề lĩnh vực khác nhau để có được kết luận tổng quát, ý nghĩa kinh tế hơn
Cải thiện và chú trọng hơn trong việc chọn mẫu thu thập dữ liệu nghiên cứu trong các nghiên cứu trong tương lai dựa trên các tiêu chí về chất lượng của thông tin kinh tế, thực trạng ĐCLN, bối cảnh kinh tế
Nghiên cứu mới chỉ chọn ra một mô hình đại diện nghiên cứu một số nhân tố, cần đa dạng hơn về chủ đề nghiên cứu, đồng thời có thể khai thác sâu vào các nhân tố như: niêm yết lần đầu, điều chỉnh thuế suất thuế TNDN và có thể thêm nhân tố khác tác động lên hành vi ĐCLN như: về văn hóa, xã hội, chính trị, giới tính chủ tịch, quy mô sở hữu, chính sách pháp luật
Chương 5 tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN ở các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên sàn HOSE Dựa vào đó, tác giả đưa ra các hàm ý quản lý đối với cơ quan thuế về việc kiểm soát hành vi ĐCLN nhằm giảm thuế, gây thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước Đối với các nhà đầu tư thì cần cảnh giác và phát triển kiến thức về khả năng đánh giá rủi ro, nhận diện hành vi ĐCLN của công ty niêm yết khi đưa ra quyết định đầu tư Và mấu chốt vẫn nằm ở bản thân công ty sản xuất, họ cần có quy trình kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động của nhà quản trị doanh nghiệp, hạn chế tạo điều kiệnn để nhà quản trị không thể thực hiện hành vi ĐCLN Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất niêm yết phải tự có ý thức trong việc cung cấp công khai thông tin một cách minh bạch vì mục tiêu phát triển lâu dài
Sau cùng tác giả nêu một số hạn chế còn tồn tại trong bài nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện