LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành Thực phẩm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán V
Tính cấp thiết của đề tài
Khả năng sinh lời là mục tiêu quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Để đạt được khả năng sinh lời cao, các doanh nghiệp cần tập trung vào hai yếu tố đầu ra và đầu vào Đầu ra là lợi nhuận và doanh thu đến từ việc bán hàng Và để đạt được điều đó thì cần sự hiểu biết của doanh nghiệp về thị trường và cách đáp ứng nguồn cầu Còn đầu vào là nói đến việc huy động nguồn tiền từ đâu, đầu tư vào cái gì, tỷ lệ đầu tư/sản xuất kinh doanh, Và đó là 1 vấn đề vô cùng nan giải và đau đầu với các doanh nghiệp từ xưa đến nay Làm sao để sử dụng nguồn vốn 1 cách hiệu quả và tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh ?
Nhất là trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm, việc quản lý vốn đòi hỏi sự linh hoạt và chiến lược Sản phẩm thực phẩm thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố biến động như mùa vụ và điều kiện thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng thích nghi nhanh chóng và linh hoạt trong quản lý vốn Trong những năm qua, ngành thực phẩm Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước Tuy nhiên, để duy trì và phát triển trong tương lai, cần có sự liên tục nghiên cứu và phát triển chiến lược kinh doanh, trong đó bao gồm việc quản lý vốn Vì vậy, tác giả nghiên cứu về đề tài“Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam” Thông qua việc phân tích mối quan hệ của các yếu tố trong cơ cấu vốn, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả trong việc xây dựng cơ cấu vốn phù hợp cho các doanh nghiệp ngành Thực phẩm
Tác giả tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2023 Dựa trên nghiên cứu trước đó, tác giả sẽ xây dựng một mô hình nghiên cứu, đánh giá kết quả và đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn, khả năng sinh lời và mối quan hệ giữa chúng
Thứ hai, phân tích và đánh giá tác động của cơ cấu vốn đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Thứ ba, xây dựng mô hình phù hợp để xác định tác động của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp và phân tích
Thứ tư, đưa ra kết luận về cuộc nghiên cứu và khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Bài luận chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Trong đó, số liệu sử dụng trong mẫu nghiên cứu được tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của 36 doanh nghiệp ngành thực phẩm đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán trong giai đoạn 7 năm, từ năm 2017-
2023 Sau đó, sử dụng phần mềm STATA 17 để đưa ra kết quả nghiên cứu.
Kết cấu bài khóa luận
Chương 1: Tổng quan về ảnh hưởng của cơ cấu vốn khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Tại chương này tác giả tập trung cung cấp các cơ sở lý luận và các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương này tập trung vào phương pháp tiếp cận được áp dụng để mô tả quá trình thu thập dữ liệu, chọn mẫu, và các bước thực hiện phân tích nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chi tiết về các kết quả thu được từ mô hình nghiên cứu được đưa ra tại chương này Tiếp đến, bằng các phép kiểm định và khắc phục khuyết tật, tác giả đưa ra kết luận về mô hình phù hợp nhất
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp
Chương cuối cùng tóm tắt những kết quả chính, rút ra kết luận từ nghiên cứu, và đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm để tối ưu hóa cơ cấu vốn cho các doanh nghiệp ngành Thực phẩm.
TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP
Cơ sở lý luận về cơ cấu vốn
Cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp là sự kết hợp của nhiều loại vốn khác nhau để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp Đây là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp có thể ra đời và hoạt động ổn định, vững chắc Vì vậy, cấu trúc vốn luôn là chủ đề được các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp quan tâm Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư, cấu trúc vốn giúp họ nhận diện các loại rủi ro trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp cũng như đưa ra các dự báo về bức tranh tài chính của doanh nghiệp Do đó, để có thể huy động, quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu từng nguồn vốn của mình để từ đó xác định một cơ cấu hợp lý phù hợp với từng điều kiện cụ thể và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Nhiều nhà khoa học đã đưa ra các định nghĩa riêng của họ về cấu trúc vốn, và phần lớn đều dựa trên nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) Đây là lý thuyết về cấu trúc vốn theo chủ nghĩa hiện đại đầu tiên được công nhận rộng rãi, trước đó không có lý thuyết nào được chấp nhận phổ biến
Theo A Gill và cộng sự (2011), cấu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà công ty sử dụng trong hoạt động của mình Quyết định về cấu trúc vốn rất quan trọng vì nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận của các công ty và do tác động của quyết định đó với khả năng của công ty trong việc đối phó với môi trường cạnh tranh Cùng với quan điểm này có các nghiên cứu của Ross và cộng sư
Theo Abor (2005) nhận định: “Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ và vốn chủ sở hữu, cụ thể là tỷ lệ nợ và vốn cổ phần mà các tổ chức tài chính sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp” Cùng quan điểm với Abor, Pouraghajan & Malekian (2012), Addae và cộng sự (2013) cũng cho rằng cấu trúc vốn là nguồn tài chính hỗn hợp của doanh nghiệp cấu thành từ nợ và vốn chủ sở hữu tạo nên nguồn tài sản của doanh nghiệp
Lưu Thị Hương & Vũ Duy Hào (2013) cho rằng “cơ cấu vốn của DN là mối tương quan tỷ lệ giữa nợ dài hạn và VCSH” Như vậy, cơ cấu vốn ở đây không xem xét đến các khoản nợ ngắn hạn vì nợ ngắn hạn mang tính chất tạm thời không ảnh hưởng đến sự chia sẻ quyền quản lý và giám sát hoạt động của DN
Hiện nay, dù chưa có khái niệm chính thức về cơ cấu vốn, nhưng phần lớn các học giả đều đồng ý rằng cơ cấu vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2 Lý thuyết về cơ cấu vốn
1.1.2.1 Lý thuyết của Modigliani và Miller
Lý thuyết của Modigliani và Miller (M&M) là một trong những lý thuyết cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp Được đề xuất lần đầu tiên vào những năm 1950 bởi hai nhà kinh tế học người Mỹ, Franco Modigliani và Merton Miller, lý thuyết này đã tạo ra một cách tiếp cận mới trong việc hiểu và phân tích cơ cấu vốn của các tổ chức
Theo M&M, giả sử thị trường tài chính hoàn toàn hiệu quả và không có rủi ro, thì cơ cấu vốn của một doanh nghiệp không ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp Điều này có nghĩa là giá trị của một doanh nghiệp sẽ không thay đổi dựa trên việc sử dụng vốn vay hay vốn chủ sở hữu
Trong mô hình đầu tiên, được gọi là mô hình không có thuế, không tồn tại chi phí giao dịch và không có chi phí phá sản, Modigliani và Miller chứng minh rằng giá trị của một doanh nghiệp là tổng giá trị của tất cả các dự án độc lập của nó Do đó, không có một cơ cấu vốn cụ thể nào có thể tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp
Lý thuyết tiếp theo được M&M công bố vào năm 1963 với khác biệt về giả định thị trường có thuế TNDN Nhóm tác giả chỉ ra rằng trong trường hợp có thuế TNDN, vì lãi vay là một khoản chi phí hợp lý được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN nên việc sử dụng nợ vay sẽ giúp DN nộp thuế ít hơn so với không sử dụng nợ vay và luồng tiền sau thuế của DN có sử dụng nợ vay lớn hơn so với DN không sử dụng nợ vay Hay nói cách khác, giá trị của DN có sử dụng nợ vay sẽ bằng giá trị của DN không sử dụngnợ vay cộng với giá trị hiện tại của khoản tiết kiệm thuế nhờ lãi vay: 𝑽 𝟏 = 𝑽 𝒖 + 𝑻 𝒄 * D Trong đó, D là giá trị nợ vay, 𝑻 𝒄 là thuế suất thuế TNDN Như vậy, theo lý thuyết này, cơ cấu vốn hay cụ thể hơn là việc sử dụng nợ và đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tích cực đến giá trị DN DN sử dụng nợ càng cao thì giá trị
DN sẽ càng tăng thêm một mức 𝑻 𝒄 * D và tăng đến mức tối đa khi DN sử dụng100% nợ.Sau khi Modigliani và Miller công khai lý thuyết này, đã có nhiều ý kiến phản bác về tính phi thực tế của các giả định so với thế giới thực khi không nhắc đến các loại thuế và chi phí phá sản Họ cho rằng thị trường vốn không hoàn hảo nên sự lựa chọn cơ cấu vốn của một DN có thể tác động đến giá trị DN đó Do đó, lý thuyết M&M đã tạo nên những tiền đề và nền móng phát triển các lý thuyết về cơ cấu vốn của DN sau này
1.1.2.2 Lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn
Từ lý thuyết của Modigiliani và Miller, lý thuyết đánh đổi cho rằng cơ cấu vốn có thể ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp Lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn, được đề xuất bởi Jack H Kraus và Robert Litzenberger vào những năm 1970 và phát triển bởi Myers (1984) là một trong những lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp Lý thuyết này tập trung vào việc giải thích quyết định của các doanh nghiệp về cách tổ chức cơ cấu vốn của họ và tương tác giữa các yếu tố tài chính khác nhau
Theo lý thuyết này, doanh nghiệp đánh đổi giữa việc sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu để tối ưu hóa giá trị của mình Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc giữa việc sử dụng vốn vay, có chi phí tài chính thấp hơn nhưng đi kèm với rủi ro và hạn chế, và việc sử dụng vốn chủ sở hữu, không mang lại chi phí tài chính nhưng có thể dilute quyền sở hữu và kiểm soát
Một trong những điểm mạnh của lý thuyết này là khả năng giải thích sự biến động trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trong thời gian Điều này có nghĩa là, tùy thuộc vào điều kiện thị trường, tình hình tài chính và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu vốn có thể thay đổi để phản ánh sự đánh đổi giữa các yếu tố này
Tuy nhiên, lý thuyết này cũng không thiếu những hạn chế Một trong những điểm yếu chính là việc không xác định rõ ràng cách mà doanh nghiệp quyết định giữa yếu tố phi tài chính, như rủi ro kinh doanh và tâm lý học của nhà đầu tư, có thể ảnh hưởng đến quyết định tài chính
Một trong những phát triển quan trọng của lý thuyết này là sự chú trọng đến mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và các yếu tố phi tài chính, như chiến lược kinh doanh, quản lý rủi ro và tâm lý học của nhà đầu tư Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng quyết định về cơ cấu vốn không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tài chính mà còn phụ thuộc vào một loạt các yếu tố khác nhau, bao gồm chiến lược phát triển, thị trường cạnh tranh, và quan hệ với cổ đông
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Quy trình nghiên cứu Để bài nghiên cứu đánh giá chính xác mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành Thực phẩm giai đoạn 2017 - 2023, tác giả đưa ra sơ đồ quy trình nghiên cứu thực nghiệm như sau:
Bảng 2.1 Quy trình nghiên cứu đề tài đề tài
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Đầu tiên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định thông qua tìm hiểu và phân tích tác động của cơ cấu vốn đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Sản xuất Chế biến Thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2017 đến
2023 Tiếp theo, sau khi tìm hiểu các nguồn tài liệu nghiên cứu, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng biến và mô hình tương ứng Sau đó, dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 36 doanh nghiệp trong ngành Sản xuất Chế biến Thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bằng cách tiếp tục xử lý và tính toán dữ liệu thô, một bộ dữ liệu hoàn chỉnh nhất được tạo ra để sử dụng cho mô hình Đồng thời, các phương pháp kiểm định khuyết tật cũng được áp dụng để đảm
Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn và khả năng sinh lời
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Thu thập dữ liệu của các công ty thực phẩm trên TTCK Việt Nam
Xử lý số liệu và phân tích Đưa ra kết luận và kiến nghị tác giả rút ra kết luận về tác động của cơ cấu vốn và đề xuất các cách để cơ cấu vốn một cách hiệu quả
Bài luận sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, thứ cấp và sơ cấp, bao gồm thông tin từ các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam như trang cafef, vietstock finance, và các dữ liệu từ các tổ chức như Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSOVN), Ngân hàng Thế giới (WB), và các trang web kinh tế Mục tiêu là hỗ trợ quá trình phân tích và so sánh dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là sử dụng các mô hình hồi quy như Pooled OLS, Fixed Effects Model (FEM), và Random Effects Model (REM) để phân tích mối quan hệ giữa các biến và KNSL Mô hình Pooled OLS xem xét tất cả các doanh nghiệp là đồng nhất, không kiểm soát từng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu Trong khi đó, FEM và REM được phát triển từ mô hình OLS nhưng có khả năng phân biệt được từng đặc điểm riêng biệt của các doanh nghiệp FEM cho thấy sự tương quan giữa phần dư của mô hình và biến độc lập, trong khi REM không thể hiện được điều này Để so sánh và xác định mô hình phù hợp nhất, tác giả thực hiện kiểm định Lagrange, Hausman và F-test
Thêm vào đó, tác giả khắc phục các vấn đề như hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng GLS (Generalized Least Squares) Cuối cùng, so sánh kết quả với các nghiên cứu trước đó và kết hợp với thực trạng của vấn đề để đưa ra kết luận về tác động của cơ cấu vốn đến KNSL của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu đã được tác giả thu thập từ Báo cáo Tài chính hợp nhất, cùng việc tham khảo một số trang web của các công ty thực phẩm và các trang web chuyên về thị trường chứng khoán như: Cafef, Vietstock Finance, từ 36 doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sàn HOSE, HNX, trong khoảng thời gian
7 năm từ 2017 đến 2023, và tổng hợp 244 dữ liệu quan sát trong mẫu nghiên cứu
Tuy nhiên, trong số các dữ liệu vẫn có các công ty không được thành lập từ năm 2017 và chưa cập nhật báo cáo tài chính năm 2023
Số liệu của mô hình được xử lý ở dạng dữ liệu bảng Phần mềm Excel được sử dụng để xử lý số liệu theo các biến được chọn, và Stata 17 để chạy mô hình và phân tích dữ liệu
2.2.2 Các biến nghiên cứu được lựa chọn
2.2.2.1 Biến phụ thuộc Để đánh giá ảnh hưởng của vốn đầu tư đến khả năng sinh lời, tác giả đã áp dụng các chỉ tiêu tài chính như ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) a) Biến ROA
Chỉ số ROA cho thấy khả năng sử dụng tài sản, vốn và các nguồn lực khác để tạo ra giá trị kinh doanh Một số nghiên cứu sử dụng ROA làm biến phụ thuộc: Salim và Yadav (2012), Hasan và cộng sự (2014), Semuel và Widjojo (2016), Singh & Bagga (2019), Đoàn Ngọc Phúc (2014)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS (ROA) = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
ROE đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu của công ty, sử dụng theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
Một số nghiên cứu sử dụng ROE làm biến phụ thuộc: Mahfuzah & cộng sự
2.2.2.2 Biến độc lập a) Đòn bẩy tài chính (TDTE)
Nếu tỷ lệ này cao, điều đó có thể ngụ ý rằng doanh nghiệp đang sử dụng quá nhiều vốn vay, có thể gây ra áp lực tài chính và tăng nguy cơ về khả năng thanh toán nợ Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp, doanh nghiệp có thể được coi là có khả năng tài chính tốt hơn và ít phụ thuộc vào vốn vay bên ngoài Điều này có thể góp phần tạo ra sự ổn định và bền vững trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dưới góc độ tài chính, các nghiên cứu của Mahfuzah & cộng sự (2012); Pouraghajan & cộng sự
(2012) đã chỉ ra chỉ tiêu này tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Giả thuyết (H1): Ảnh hưởng của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (TDTE) đến khả năng sinh lời của các CTCP niêm yết trên sàn CK VN là ngược chiều b) Hệ số nợ ngắn hạn (SD)
Hệ số nợ ngắn hạn là một chỉ số tài chính quan trọng thể hiện mức độ sử dụng nợ ngắn hạn so với tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp sở hữu Nó cho biết phần trăm của tài sản được tài trợ bằng nợ ngắn hạn so với tổng vốn mà doanh nghiệp có
Mặt lợi của việc sử dụng nợ ngắn hạn là doanh nghiệp có thể tận dụng tài chính một cách linh hoạt và hiệu quả hơn, giúp tăng cường hoạt động kinh doanh, đầu tư và mở rộng quy mô Ngoài ra, việc sử dụng nợ ngắn hạn có thể giúp tận dụng các cơ hội kinh doanh ngắn hạn một cách linh hoạt và nhanh chóng
Tuy nhiên, mặt hại của nợ ngắn hạn làm tăng nguy cơ tài chính cho doanh nghiệp Khi doanh nghiệp không thể thanh toán nợ ngắn hạn kịp thời, họ có thể phải chịu các hậu quả tiêu cực như mất uy tín tín dụng, phải chịu chi phí lãi suất cao và có thể mất cơ hội đầu tư hay mở rộng quy mô kinh doanh
Rủi ro chính của việc sử dụng nợ ngắn hạn là khi doanh nghiệp không thể thanh toán nợ kịp thời, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn và rối loạn tài chính Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp, vì họ phải chịu các chi phí lãi suất cao hơn và có thể mất cơ hội đầu tư vào các hoạt động sinh lợi khác Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Asen & cộng sự (2021) và Gill & cộng sự (2011) cùng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hệ số nợ ngắn hạn và KNSL của công ty
Giả thuyết (H2): Ảnh hưởng của hệ số nợ ngắn hạn (SD) đến khả năng sinh lời của các CTCP niêm yết trên sàn TTCK VN là cùng chiều c) Hệ số nợ dài hạn (LTD)
Hệ số nợ dài hạn là mức độ sử dụng nợ dài hạn so với tổng nguồn vốn Nó cho biết phần trăm của nợ dài hạn trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Mặt lợi của việc sử dụng nợ dài hạn là doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn từ các nguồn tài trợ dài hạn như vay vốn từ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án lớn, mở rộng quy mô kinh doanh và tăng cường khả năng sinh lợi dài hạn Ngoài ra, lãi suất của nợ dài hạn thường thấp hơn so với nợ ngắn hạn, giúp giảm bớt chi phí tài chính của doanh nghiệp
Tuy nhiên, mặt hại của nợ dài hạn là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trả lại khoản nợ trong thời gian dài, đồng nghĩa với việc phải chịu áp lực tài chính kéo dài Nếu doanh nghiệp không thể thanh toán nợ dài hạn kịp thời, họ có thể phải đối mặt với các hậu quả tiêu cực như mất uy tín tín dụng, giảm khả năng vay vốn trong tương lai và tăng chi phí tài chính
Tác động của nợ dài hạn đến lợi nhuận của doanh nghiệp thường không trực tiếp mà phụ thuộc vào cách sử dụng và quản lý nguồn vốn Nếu được sử dụng một cách hiệu quả, nợ dài hạn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường hoạt động kinh doanh và sinh lợi, tuy nhiên, nếu không được quản lý cẩn thận, nó có thể gây ra áp lực tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nghiên cứu của Rizal & cộng sự (2022), Kausar & cộng sự (2014) đã chỉ ra tác động tiêu cực của nợ dài hạn đến KNSL
Giả thuyết (H3): Ảnh hưởng của hệ số nợ dài hạn (LTD) đến khả năng sinh lời của các CTCP niêm yết trên sàn CK VN là ngược chiều
2.2.2.3 Biến kiểm soát a) Quy mô tài sản doanh nghiệp (LG_SIZE)
Trong bài nghiên cứu, tác giả đã lấy luôn logarit của quy mô tài sản để làm biến của nghiên cứu
LG_SIZE = ln(Tổng tài sản)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình hình kinh doanh chung
3.1.1 Thực trạng kinh doanh ngành thực phẩm Việt Nam
Ngành chế biến sản xuất thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất của Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ Năm 2021, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống đã góp phần không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước với số liệu lên đến 17 tỷ đô la Mỹ, đồng thời cung cấp việc làm cho khoảng 3 triệu người Sự đóng góp này không chỉ phản ánh sức ảnh hưởng của ngành thực phẩm mà còn thể hiện vai trò quan trọng của nó trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân
Trong giai đoạn từ 2018 đến 2023, ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam đã trải qua sự phát triển đáng kể, điều này được chứng minh qua sự tăng trưởng ổn định của doanh thu từ năm này sang năm khác Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức và biến động, nhưng ngành công nghiệp thực phẩm vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực Điều này chứng tỏ tiềm năng và khả năng thích nghi của ngành trong môi trường kinh doanh biến động và cạnh tranh
Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong điều kiện dân số đô thị ngày càng tăng Sự phát triển của nền kinh tế và tăng trưởng dân số đô thị đã đặt ra một thách thức mới cho ngành công nghiệp thực phẩm: đáp ứng được nhu cầu thị trường đang tăng cao một cách hiệu quả và bền vững
Bảng 3.1 Thống kê Doanh thu ngành thực phẩm Việt Nam
Nguồn: Statista Theo số liệu từ Statista, doanh thu ngành thực phẩm Việt Nam đã tăng trưởng đều qua từng năm, từ 64,86 tỷ USD năm 2018 lên đến 94,37 tỷ USD vào năm 2023 Điều này cho thấy một tăng trưởng ấn tượng hơn 45% trong vòng 5 năm, là một dấu hiệu rõ ràng về sự phát triển vững chắc của ngành thực phẩm trong nền kinh tế Việt Nam
Càng quan trọng hơn, dự báo từ Statista cũng cho thấy sự tiếp tục của xu hướng tăng trưởng này trong những năm tiếp theo Theo dự báo, doanh thu thị trường thực phẩm Việt Nam dự kiến sẽ đạt 103,4 tỷ USD vào năm 2024 và tiếp tục đạt 137,89 tỷ USD vào năm 2028, với mức tăng trưởng hằng năm dự kiến đạt 7,46% Điều này cho thấy rằng ngành thực phẩm vẫn giữ vững được đà tăng trưởng tích cực và là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế của Việt Nam
Tuy nhiên, việc đạt được những con số ấn tượng này không đến từ việc đơn thuần duy trì mô hình hiện có, mà còn đến từ sự đổi mới và nâng cấp trong cả quy trình sản xuất và tiếp thị Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần liên tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cũng như tạo ra những sản phẩm mới và cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường Để thể hiện rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả đưa ra thống kê về tình hình doanh thu và cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
3.1.2 Tổng quan các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm được niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2017 -2023
3.1.2.1 Thống kê Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu
Bảng 3.2 Tổng hợp số doanh nghiệp phân chia theo hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ năm 2017 đến năm 2023, phần lớn các DN có chỉ số nợ dao động từ 0 đến
1, cho thấy nguồn vốn chủ yếu không phụ thuộc vào việc vay mà dựa vào vốn chủ sở hữu do các cổ đông tạo nên Điều này phản ánh đúng tình trạng của các DN niêm yết, có khả năng thu hút vốn thông qua thị trường chứng khoán với chi phí thấp hơn so với việc vay Ví dụ rõ nhất cho trường hợp này là VNM, với hệ thống trang trại nuôi bò, sản xuất sữa và phân phối sản phẩm trên phạm vi toàn cầu Thì việc cần hỗ trợ về tài chính là không quá cần thiết, chỉ cần vay 1 khoản nhỏ, nhằm tạo vốn lưu động, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó việc sử dụng nợ ở đây là 1 cách an toàn, không mang lại rủi ro Nhất là đối với 1 DN đã nguồn vốn chủ sở hữu lớn như là Vinamilk
Tuy an toàn và có chi phí thấp nhưng đây chưa phải lựa chọn đúng khi mà ngành sản xuất chế biến thực phẩm là ngành yêu cầu và đòi hỏi máy móc và dây chuyền để sản xuất với năng suất cao nhằm đáp ứng với nhu cầu của thị trường, kèm
0 ≤ TDTE < 1 1 ≤ TDTE < 2 ≥ 2 theo với đó còn hệ thống nuôi trồng, chăm sóc và phân phối sản phẩm Do đó hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trong khoảng từ 1 đến 2 đang có xu hướng tăng từ năm 2017 đến năm 2023, tăng từ 11 DN vào năm 2017 lên đến 14 DN năm 2023 Đây là những
DN không có vốn góp chủ sở hữu lớn như VNM, các DN cần tiền để đầu tư vào máy móc và trang bị, như là IDI, KTS, SBT, … Đây là ở vùng an toàn, khi gánh nặng tài chính vẫn quá lớn, 5% và P-value của mô hình 2 là 0.0000 < 5%
Do đó, mô hình 1 không tồn tại tự tương quan còn mô hình 2 tồn tại tự tương quan
Kết luận: Mô hình 1 không xuất hiện hiện tượng tự tương quan Mô hình 2 xuất hiện hiện tượng tự tương quan
Sau khi thực hiện kiểm định các khuyết tật: phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, kết quả thu được tại bảng sau:
Bảng 3.21 Thống kê các khuyết tật xuất hiện trong mô hình
Mô hình tồn tại khuyết tật PSSS thay đổi Tự tương quan
O: Mô hình không mắc khuyết tật
X: Mô hình mắc khuyết tật
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Để loại bỏ PSSS thay đổi trong hai mô hình, tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát - GLS.
Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật
Phương pháp GLS với lệnh “xtgls ROA LG_SIZE LTD SD TANG TDTE TURN GROWTH CR, panels(h)” được sử dụng để khắc phục PSSS, thu được kết quả được so sánh với mô hình FEM như sau:
Bảng 3.22 Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng mô hình FEM và phương pháp GLS
Mô hình ROA FEM GLS
- Thống kê t được đặt trong ngoặc đơn
- *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Sau khi khắc phục khuyết tật, các biến trước kia không có ý nghĩa thống kê bây giờ đã có ý nghĩa thống kê, ví dụ như là LG_SIZE, TANG, TURN và CR, còn biến GROWTH vẫn không có ý nghĩa thống kê Cùng với đó là thay đổi mức ý nghĩa thống kê của các biến, ví dụ như là biến TURN trước khi khắc phục khuyết có ý nghĩa thống kê tại 5%, sau khi khắc phục khuyết tật thì có mức ý nghĩa thống kê tại 1% Các biến có tác động cùng chiều với ROA là LG_SIZE, TANG và TURN Các biến có tác động ngược chiều là LTD, SD, TDTE và CR
Mô hình 1 sẽ được viết lại với phương pháp GLS như sau:
ROA = -0.0184 + 0.0031 LG_SIZE – 0.1322 LTD – 0.1193 SD +0.0612 TANG – 0.0035 TDTE +0.019 TURN +0.0007 GROWTH – 0.0036 CR + à i Ý nghĩa của hệ số hồi quy: β0 = -0.0184 cho biết các yếu tố như LG_SIZE, LTD, SD, TANG, TTD, TURN và CR bằng 0 thì ROA trung bình của DN ngành thực phẩm bằng -0.0184 β1 = 0.0031: Trong điều kiện các biến còn lại không đổi, nếu logarit của quy mô tổng tài sản tăng 1 đơn vị thì ROA của các DN sẽ tăng 0.0031 đơn vị β2 = -0.1322: Trong điều kiện các biến còn lại không đổi, nếu tỷ số nợ dài hạn giảm 1 đơn vị thì ROA của các DN sẽ tăng 0.1322 đơn vị β3 = -0.1193: Trong điều kiện các biến còn lại không đổi, nếu tỷ số nợ ngắn hạn giảm 1 đơn vị thì ROA của các DN sẽ tăng 0.1193 đơn vị β4 = 0.0612: Trong điều kiện các biến còn lại không đổi, nếu cấu trúc tài sản tăng 1 đơn vị thì ROA của các DN sẽ tăng 0.0612 đơn vị β5 = -0.0035: Trong điều kiện các biến còn lại không đổi, nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giảm 1 đơn vị thì ROA của các DN sẽ tăng 0.0035 đơn vị β6 = 0.019: Trong điều kiện các biến còn lại không đổi, nếu vòng quay tài sản tăng 1 đơn vị thì ROA của các DN sẽ tăng 0.019 đơn vị toán nợ ngắn hạn giảm 1 đơn vị thì ROA của các DN sẽ tăng 0.0036 đơn vị
Phương pháp GLS với lệnh “xtgls ROA LG_SIZE LTD SD TANG TDTE TURN GROWTH CR, panels(h) corr(ar1) ” được sử dụng để khắc phục PSSS và tự tương quan thu được kết quả được so sánh với mô hình FEM như sau:
Bảng 3.23 Kết quả ước lượng mô hình 2 bằng mô hình FEM và phương pháp
Mô hình ROE FEM GLS
- Thống kê t được đặt trong ngoặc đơn
- *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và
ROE = -0.2036 + 0.0107 LG_SIZE - 0.2677 LTD – 0.1356 SD +0.0618 TANG + 0.0053 + 0.0055 TURN + 0.0019 GROWTH - 0.0027 CR + à i
Sau khi khắc phục khuyết tật, chỉ có biến TANG và CR là bây giờ có ý nghĩa thống kê, các biến trước đó không ý nghĩa thống kê thì đến sau khi khắc phục khuyết tật thì vẫn vậy Mức thay đổi ý nghĩa thống kê của LG_SIZE từ 10% thì bây giờ là 1%, biến SD trước chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 10% thì bây giờ ở mức 1% Các biến có tác động ngược chiều với ROE là LTD, SD và CR Chỉ có biến TANG là có tác động cùng chiều với biến ROE Ý nghĩa của hệ số hồi quy: β0 = -0.2036 cho biết cho biết các yếu tố như LG_SIZE, LTD, SD, TANG, TTD, TURN và CR bằng 0 thì ROA trung bình của DN ngành thực phẩm bằng -0.2036 β1 = 0.0107: Trong điều kiện các biến khác không đổi, nếu quy mô doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì ROE của các DN sẽ tăng 0.0107 đơn vị β2 = -0.2677: Trong điều kiện các biến khác không đổi, nếu hệ số nợ dài hạn giảm 1 đơn vị thì ROE của các DN sẽ tăng 0.2607 đơn vị β3 = -0.1356: Trong điều kiện các biến không đổi, nếu hệ số nợ ngắn hạn giảm
1 đơn vị thì ROE của các DN sẽ tăng 0.1356 đơn vị β8 = -0.0027: Trong điều kiện các biến không đổi, nếu khả năng thanh toán ngắn hạn giảm 1 đơn vị thì ROE của các DN sẽ tăng 0.0027 đơn vị
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ
Thảo luận kết quả
Tác giả đã thực hiện ước lượng hai mô hình hồi quy để đưa ra kết quả chính xác nhất phản ánh ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của 36 doanh nghiệp ngành Thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam Trong đó, cả hai đều sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên FEM (Fixed Effects Model) để nghiên cứu và đã đưa ra được những kết luận về chiều hướng tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như sau:
Tại mức ý nghĩa lần lượt 5% và 1%, quy mô tài sản (LG_SIZE) có tác động ngược chiều với ROA và cùng chiều với ROE Điều này nghĩa là chấp nhận giả thuyết
𝐻 4 và phù hợp với nghiên cứu của Zetitun và Titan (2007), Agiomirgianakis và cộng sự (2006) Quy mô DN lớn có thể mang lại khả năng sinh lời cao cho doanh nghiệp Khi mà DN càng lớn thì có sức sản xuất càng cao, bán được nhiều sản phẩm hơn, từ đó mang lại lợi nhuận cao
Tại mức ý nghĩa 1%, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với ROA và không có ý nghĩa thống kê với ROE Điều này nghĩa là chấp nhận giả thuyết 𝐻 1 và phù hợp với nghiên cứu của Mahfuzah & cộng sự (2012); Pouraghajan & cộng sự
(2012) Hệ số tổng nợ phải trả trên nguồn vốn cao giúp cho DN có khả năng tiếp cận vốn tốt và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc
DN phải chịu chi phí tài chính cao hơn, cụ thể như là lãi suất, phí và các khoản phạt có thể xảy ra Tạo nên áp lực tài chính cho DN khi mà khả năng thanh toán không tốt hoặc việc quản lý nợ kém hiệu quả có thể dẫn đến phá sản Cùng với đó là thị trường, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ đến diễn biến thị trường, biến động đột ngột có thể gây tổn thất lớn Điển hình như là diễn biến lãi suất các ngân hàng trong khoảng thời gian 2021 – 2022 vừa qua, khi mà lãi suất cho vay biến động lên xuống đã gây ảnh hưởng mạnh đến các DN, nhiều nơi đã phải tuyên bố phá sản
Tại mức ý nghĩa 1%, hệ số nợ ngắn hạn và hệ số nợ dài hạn có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của DN Điều này là đồng ý với giả thuyết 𝐻 3 và không đồng ý với giả thuyết 𝐻 2 Tại giả thuyết 𝐻 2 , tác giả đưa ra giả thuyết là hệ số nợ ngắn định ngược lại thông qua kết quả nghiên cứu Cũng giống với biến TDTE thì biến SD và LTD sẽ giúp ích cho DN trong việc có nguồn vốn để hoạt động và sản xuất Nhưng đối với ngành Thực phẩm này thì điều đó là ngược lại, khi mà chỉ gây áp lực tài chính cho DN Khi mà ngành này yêu cầu các sản phẩm phải được sản xuất một cách liên tục, chu kỳ vòng quay luân chuyển vốn rất nhanh nên khi mà DN đi vay nợ cần phải trả đúng hạn mà không được trả hoặc muộn hơn ngày đã kí kết, làm cho DN cần phải có chính sách quản lý tài chính cực tốt thì mới có thể mang lại lợi ích cho DN mình
1 yếu tố khác là do thời điểm nghiên cứu, giai đoạn 2017 – 2023, là thế giới vừa trải qua Covid 19 khiến người dân cũng thắt chặt chi tiêu của mình lại Thế nên, nhiều đơn hàng bị hủy, làm cho DN không bán được dẫn đến việc không có tiền để trả nợ Kết quả cho ta thấy là DN phải chịu tổn thất lớn về mặt tài chính
Và để xem về khả năng trả nợ, ta đến với biến CR Tại mức ý nghĩa lần lượt 1% và 5%, khả năng thanh toán ngắn hạn có tác động ngược chiều với ROA và ROE Điều này là bác bỏ giả thuyết 𝐻 7 và đi ngược lại với các nghiên cứu của Singh & Bagga (2019), Phan Thu Hiền & Nguyễn Nhật Hà (2020) Khi mà hệ số tổng tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn càng cao thì chưa chắc điều đó đã tốt đối với khả năng sinh lời của DN Mà ngược lại, càng cao thì có nghĩa DN vẫn chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình trong sản xuất, tạo nên dư thừa Khi mà 1 phần nguồn vốn không mang lại kết quả kinh doanh thì DN vẫn phải chịu các chi phí tài chính liên quan đến nguồn vốn đó Nên có thể kết luận là khả năng trả nợ này nên được duy trì ở mức từ 1 – 2 thì mới có thể mang lại hiệu quả cao cho DN
Tại mức ý nghĩa lần lượt 1% và 10%, biến TANG có tác động cùng chiều với ROA và ROE Điều này là chấp nhận giả thuyết 𝐻 8 , phù hợp với giả thuyết đưa ra bởi Pouraghajan & cộng sự (2012) Khi mà DN có hệ số tài sản cố định trên tổng tài sản càng cao thì khả năng sinh lời cho DN càng lớn Với DN có hoạt động sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục, nhất là với ngành Thực phẩm thì điều này càng đúng Với sự hỗ trợ máy móc giúp đưa ra 1 chất lượng đồng đều giữa các sản phẩm, giảm thời gian và chi phí nhân công, giúp cho DN đạt hiệu quả cao hơn Đối với biến TURN, vòng quay tài sản chỉ có ý nghĩa thống kê đối với ROA Tại mức ý nghĩa 1%, chấp nhận giả thuyết 𝐻 5 , phù hợp với nghiên cứu của
Pouraghajan & cộng sự (2012), Bùi Văn Thanh (2022), vòng quay tài sản có tác động tích cực với khả năng sinh lời của DN.
Kết luận
Trên cơ sở xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu về “Ảnh hưởng của cơ cấu đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp”, cùng với việc sử dụng cơ sở dữ liệu trên BCTC của 36 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 2017 – 2023 với 244 mẫu quan sát, bài nghiên cứu đã đưa ra kết luận về mối quan hệ đáng kể giữa cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Bằng việc lựa chọn và thực hiện hồi quy mô hình tác động cố định và khắc phục khuyết tật bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát, kết quả phân tích về chiều hướng tác động của các thành phần trong cấu trúc lên tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành Thực phẩm phẩm đã được đưa ra Cụ thể, các yếu tố TDTE, SD và LTD, CR có tác động ngược chiều với ROA, ROE Còn đối với các biến LG_SIZE, TANG, TURN có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của DN Chỉ có biến kiểm soát GROWTH mà tác giả đưa ra là không có ý nghĩa thống kê Tác giả sẽ coi đây là hạn chế của bài và khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo Kết luận, DN có thể tăng khả năng sinh lời của mình bằng cách, giảm những khoản nợ lại và có biện pháp tốt hơn trong việc sử dụng nợ sao cho hiệu quả Cùng với đó tăng số tài sản, máy móc của mình lên Điều này sẽ mang lại hiệu quả tích cực đối với tình hình tài chính của công ty.
Kiến nghị giải pháp
Thứ nhất, tái cấu trúc nguồn vốn và duy trì một mức thanh khoản tốt Tái cấu trúc cơ cấu vốn bằng cách giảm hệ số nợ vay và tăng vốn chủ sở hữu Cách này không chỉ giúp tối ưu nguồn vốn mà còn giảm bớt áp lực tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc duy trì một mức độ nợ hợp lý giữa tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng Nợ có thể là một công cụ hữu ích để tăng cường vốn đầu tư và mở rộng quy mô, nhưng nếu không được quản lý cẩn thận, nó có thể tạo ra áp lực tài chính không mong muốn và ảnh hưởng đến sự ổn định của doanh nghiệp Bằng cách giảm hệ số nợ, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các giải pháp khác nhau để tối ưu hóa nguồn vốn mà không phụ thuộc quá nhiều vào việc vay mượn Điều này có thể bao gồm việc tăng cường lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hiện tại, huy động vốn từ cổ đông hoặc đầu tư từ các nguồn vốn bên ngoài như vốn rủi ro
Ngoài ra, việc duy trì một mức thanh khoản tốt cũng là yếu tố quan trọng trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp Thanh khoản đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản nợ khi cần thiết mà không gặp khó khăn đáng kể Điều này giúp tạo ra sự tin cậy và uy tín trong quan hệ với các đối tác kinh doanh và ngân hàng
Thứ hai, mở rộng thị phần, không chỉ giới hạn trong khu vực Đông Nam Á và
Châu Á mà còn bao gồm cả các thị trường tiềm năng ở Châu Mĩ, Châu Phi và Châu Âu Để thực hiện điều này, DN cần phải tìm hiểu và thích nghi với các yếu tố đặc thù của từng thị trường, từ văn hóa và phong cách sống đến quy định pháp lý và yêu cầu về sản phẩm Đồng thời, cần thiết lập mạng lưới phân phối rộng khắp và xây dựng mối quan hệ đối tác đáng tin cậy trên toàn cầu
Việc đa dạng hóa sản phẩm là một phần quan trọng của chiến lược mở rộng quy mô Bằng cách này, DN có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và khai thác các cơ hội thị trường mới Đồng thời, việc tăng cường chiến lược tiếp thị và quảng cáo có thể giúp sản phẩm của DN tiếp cận đến một lượng khách hàng lớn hơn, từ khắp nơi trên thế giới Điều này không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn tạo ra uy tín và thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Sau khi xem xét các khía cạnh trong bài, tác giả đưa ra một số hạn chế còn tồn tại như sau Thứ nhất, 36 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam Vì vậy kết quả nghiên cứu được đưa ra có thể không hiệu quả với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, là những doanh nghiệp chưa được niêm yết trên TTCK Bên cạnh đó, số quan sát trong mô hình cũng bị hạn chế do tác giả thu thập số liệu trong khoảng niêm yết vào năm 2017, 2018 và 2019 cùng với đó là 1 số DN chưa cập nhật báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2023 với tổng số 244 quan sát Hạn chế về số quan sát có thể khiến cho bài nghiên cứu tồn tại những sai lệch về kết quả, chưa phản ánh được ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến doanh nghiệp trong các giai đoạn của các chu kỳ kinh tế khác nhau
Mặt khác, bài nghiên cứu đã đưa ra các chỉ tiêu về quy mô doanh nghiệp, vòng quay tài sản và tốc độ tăng trưởng làm biến kiểm soát và chỉ ra mối liên hệ giữa chúng đến ROE Tuy nhiên, sau khi thực hiện kiểm định và phân tích các mô hình, kết quả chỉ ra rằng không có ý nghĩa thống kê của các biến hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, vòng quay tài sản và tốc độ tăng trưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp Còn đối với chỉ tiêu ROA, thì chỉ có biến tốc độ tăng trưởng
Từ những hạn chế trên, để có một cái nhìn toàn diện về tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần có sự phân tích sâu hơn với mẫu nghiên cứu lớn hơn Đồng thời, việc kết hợp các nhân tố ngoại lai ảnh hưởng đến chiến lược quản trị vốn công ty, tình hình kinh tế thị trường hay yếu tố cạnh tranh cũng cần được xem xét và cân nhắc Bằng cách bổ sung những điều này, các bài nghiên cứu tiếp theo sẽ đạt được sự hoàn thiện và mang lại kết quả chính xác hơn về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
MỤC LỤC THAM KHẢO Tài liệu nước ngoài
1 Abor, J (2005), The effect of capital structure on profitability: empirical analysis of listed firms in Ghana, Journal of Risk Finance, 6(5), 438-445
2 Addae A., Nyarko-Baasi M & Hughes D (2013), “The Effects of Capital Structure on Profitability Of Listed Firms In Ghana”, European Journal of Business and Management, Vol 5, No 31, 2222-2839
3 Agiomirgianakis, G., Voulgaris, F., & Papadogonas, T (2006), Financial factors affecting profitability and employment growth: The case of Greek manufacturing, Int J Financial Services Management, 1(2/3), 232-242
4 Ahmad, T (2014), Impact of Capital Structure on Profitability: An Empirical Analysis of Cement Sector of Pakistan, Research Journal of Finance and Accounting, 5, 49-54
5 Antonina Davydenko (2010), Determinants of bank profitability in Ukraine, Undergraduate Economic Review, Vol 7: Iss 1, Article 2
6 Donaldson, C (1961), Corporate Debt Capacity, Unpublished Manuscript, Harvard University
7 Gill, A., Biger, N & Mathur, N (2011), The effect of capital structure on profitability: Evidence from the United States, Int Journal of Management, 28(4), 3–15, 194
8 Hasan, Ahsan, Rahaman & Alam (2014), Influence of capital structure on firm performance: Evidence from Bangladesh, International Journal of Business and Management, 9(5), Published by Canadian Center of Science and Education
9 Jensen, M C & Meckling, W H (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of financial economics, 3(4), 305-360
10 Jensen, M C (1986), Agency costs of free cash flow, corporate finance, and takeovers, The American economic review, 76(2), pp 323-329
11 Kraus, A., & Litzenberger, R (1973), A state-preference model of optimal financial leverage, Journal of Finance, 28, 911–922 profitability of property-liability insurance industry in Taiwan, Asian Economic and Financial Review, 4(5), 681-691
13 Modigliani, F & Miller, M.H (1958), The cost of capital, corporation finance, and the theory of investment, The American Economic Review 48: 261–297
14 Modigliani, F & Miller, M.H (1963), Taxes and the cost of capital: A correction, The American Economic Review, 53: 433–443
15 Myers, S (1977), Determinants of corporate borrowing, Journal of Financial Economics, 5(2), 147–175
16 Myers, S.C (1984), Capital Structure Puzzle, Journal of Finance, 39(3), 575-592
17 Myers, S.C & Majluf, N.S (1984), Corporate Financing and Investment Decisions When Firms Have Information That Investors Do Not Have, Journal of Financial Economics, 13, 187-221
18 Naveed Ahmed, Zulfiqar Ahmed & Ishfaq Ahmed (2010), Finance and Administrative Sciences, European Journal of Economics, 1450-2275
19 Nguyễn Minh Ngọc (2022), Food processing in Vietnam - statistics & facts, accessed at: 02/04/2023, từ
20 Pouraghajan, A., & Malekian, E (2012), The Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation Measures: Evidence from the Tehran Stock Exchange, International Journal of Business and Commerce, Vol 1, No 9
21 Salim, M., & Yadav, R (2012), Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Malaysian Listed Companies, Procedia-Social and Behavioral Sciences, 65, 156–166
22 Semuel, H & Widjojo, L (2016), The effect of capital structure on profitability of property and construction companies in Indonesia, Journal of Business Management, 2(5), 12-20
23 Siminica, M., Stefan I O (2011), Study on The Evolution of Profitability of Romanian Companies Listed on Bucharest Stock Exchange During the Economic and Financial Crisis, Annals of The University of Craiova Economic Sciences, 4(39), pages 180-192
24 Singh, N P., & Bagga, M (2019), The Effect of Capital Structure on Profitability:
An Empirical Panel Data Study
1 Nguyễn Hải Nam, Cao Thị Nhật Lệ & Hoàng Tiến Nhật Anh (2022), "Tác động của cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX", Tạp chí Công Thương, số 26/12/2022
2 Nguyễn Thị Thành Vinh (2021), ‘Tác động của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
3 Phạm Thị Lai, Lê Trần Hạnh Phương & Trần Tố Mai (2022), 'Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam', Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số tháng 6/2022, 116-120
4 Phan Thanh Hiệp (2016), 'Ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên kết quả kinh doanh của
DN sản xuất công nghiệp', Tạp chí Tài chính, kỳ 2, 9-13
5 Phan Thu Hiền & Nguyễn Nhật Hà (2020), 'Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may trên thị trường chứng khoán Việt Nam', HCMCOUJS - Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 16(3), 181-196
6 Trần Thị Hoa (2021), ‘Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết tại Việt Nam’, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính
7 Trần Thị Kim Anh (2017), ‘Mối quan hệ giữa cấu trúc nguồn vốn và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
8 Võ Minh Long (2017), Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và giá trị doanh nghiệp: Trường hợp công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX), Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, 53(2), 45-57
9 An B (2021) Food Industry Asia: Đúng gúp hơn ẳ GDP, ngành nụng nghiệp thực phẩm Việt Nam xếp thứ 2 khu vực trong việc thúc đẩy kinh tế sau đại dịch Covid-19, từ: https://cafef.vn/food-industry-asia-dong-gop-hon-gdp-nganh- nong-nghiep-thuc-pham-viet-nam-xep-thu-2-khu-vuc-trong-viec-thuc-day- kinh-te-sau-dai-dich-covid-19-20210818201431927.chn (Truy cập ngày:
20/04/2024) đến 2027,” Ychoc.com Đào tạo SEO & Digital Marketing - Ychoc, 27 April, từ: https://ychoc.com/seo-marketing/bao-cao-nganh-thuc-pham-viet-nam-2023/ (Truy cập ngày: 20/04/2024)
11 Vân H (2022) Thúc đẩy phát triển ngành thực phẩm Việt thông qua các hợp tác quốc tế, VnEconomy, từ: https://vneconomy.vn/thuc-day-phat-trien-nganh-thuc- pham-viet-thong-qua-cac-hop-tac-quoc-te.htm (Truy cập ngày: 20/04/2024)
12 Vn T P (2018) Ngành thực phẩm - đồ uống: Triển vọng thị trường và xu hướng tiêu dùng, Tạp chí Tài chính Cơ quan thông tin của Bộ Tài chính, từ : https://tapchitaichinh.vn/nganh-thuc-pham-do-uong-trien-vong-thi-truong-va- xu-huong-tieu-dung.html (Truy cập ngày: 20/04/2024).