HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CẮT GIẢM THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NI
Tính cấp thiết của đề tài
Thuế có vai trò rất lớn trong nền kinh tế đối với mỗi quốc gia Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế và là sắc thuế quan trọng của mỗi quốc gia Thuế TNDN cũng là nguồn thu chính của Chính phủ các nước và là công cụ quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô, cân bằng môi trường kinh doanh mang lại lợi ích cho nền kinh tế Trong tiến trình phát triển của thuế, Nhà nước phải thường xuyên nghiên cứu, rà soát để kịp thời điều chỉnh, bổ sung góp phần cơ cấu lại Ngân sách Nhà nước đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đối với doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những chi phí lớn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp cần quản lý và tuân thủ các quy định về thuế và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà nước Thuế tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó các công ty quản lý thu nhập thông qua sự quản lý chi phí thuế và các khoản thu nhập trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh Bất kỳ sự thay đổi nào về thuế đều có thể tác động đến các chính sách và quyết định quản lý của doanh nghiệp Bên cạnh đó, xét về yếu tố báo cáo tài chính, lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện mức triển vọng của doanh nghiệp và thu hút sự quan tâm nhiều nhất từ các nhà đâu tư Do đó, các công ty luôn nỗ lực để quản lý lợi nhuận, đem lại nguồn thu cao và làm đẹp báo cáo tài chính
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các quốc gia đang nỗ lực cải cách và hoàn thiện khung pháp luật về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó có Việt Nam để đáp ứng thông lệ quốc tế Xu hướng cắt giảm thuế suất diễn ra toàn cầu thông qua các cuộc cải cách chính sách thuế ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Australia, Anh, các nước Đông Âu… và nhiều quốc gia Châu Á như Thái Lan, Malaysia và Việt Nam
Tại Việt Nam, thuế suất thu nhập doanh nghiệp phổ thông được cắt giảm có lộ trình dài hạn và phân chia giai đoạn rõ ràng: trước năm 2009, tỷ lệ chi phí thuế TNDN phải nộp là 28%, sau đó kể từ 1/1/2009 thuế suát giảm còn 25% và các tỷ lệ 22%, 20 % lần lượt được áp dụng từ ngày 1/1/2014 và 1/1/2016 Xuyên suốt quá trình cải cách thuế, Nhà nước liên tục rà soát, bổ sung và chỉnh sửa một số điều trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Nhìn chung, Việt Nam hiện nay đang có một hệ thống văn bản pháp lý về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tương đối đầy đủ, cung cấp điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng nộp thuế và đáp ứng tốt mục tiêu đã đề ra Chính sách thuế TNDN hiện hành đã và đang làm tốt vai trò điều tiết được hầu hết các khoản thu của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo nên môi trường kinh doanh tốt từ đó đảm bảo tạo nguồn thu cân đối ngân sách nhà nước Ngoài ra, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều quy định về thuế TNDN đáp ứng thông lệ quốc tế và các cam kết với các tổ chức quốc tế
Với vai trò và ảnh hưởng quan trọng của chi phí thuế đối với các công ty và nhiều đối tượng liên quan khác, nhà quản lý đã có những hành vi quản trị lợi nhuận thông qua sự giảm thuế nhằm mục tiêu tối thiểu hóa số thuế phải nộp cho Nhà nước, tiết kiệm chi phí Trên thế giới, nhiều tác giả đã nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp do Nhà nước giảm thuế tuy nhiên ở Việt Nam còn khá ít Do đó, khóa luận này được thực hiện với đề tài “ảnh hưởng của sự cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam” dựa trên các lý thuyết và mô hình đã được áp dụng trong các nghiên cứu trước đó.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu khóa luận là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận, doanh nghiệp có động cơ quản trị lợi nhuận thông qua việc cắt giảm thuế suất hay không.Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị và giải pháp cho các đối tượng có liên quan Đề tài tập trung trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Câu hỏi 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quan trị lợi nhuận?
Câu hỏi 2: Chính sách cắt giảm thuế suất thuế TNDN tại thời điểm năm 2016 liệu có ảnh hưởng đến quyết định quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam hay không?
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên bộ dữ liệu gồm 111 công ty được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX của Việt Nam
Phương pháp định tính: tổng hợp, so sánh, phân tích các số liệu để đưa ra tổng quan và rút ra các nhận xét về sự thay đổi thuế suất tại Việt Nam và một số nước tiêu biểu trên thế giới
Phương pháp định lượng: tác giả thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính quý của các công ty được công bố trên sàn chứng khoán Sau đó, bài viết sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận và sự tác động của giảm thuế TNDN đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh sách viết tắt và danh sách bảng biểu, khóa luận được kết cấu thành 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý thuyết về quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp a, Khái niệm
Một trong những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến hành vi quản trị lợi nhuận (Earning management) là nghiên cứu của Hepworth (1953) Nghiên cứu thực hiện khảo sát và chỉ ra hành vi và cách thức mà nhà quản trị sử dụng để san bằng lợi nhuận (income smoothing) giữa các năm nhằm giảm mức độ đánh giá rủi ro của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp Tuy không chỉ ra được cách thức cụ thể để nhận diện hành vi san bằng lợi nhuận nhưng Hepworth đã đặt nền móng quan trọng cho các nghiên cứu sau này
Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về quản trị lợi nhuận Dưới đây là một số định nghĩa của các nhà nghiên cứu đi trước:
Theo quan điểm thứ nhất: theo Scott (1997) quản trị lợi nhuận phản ánh hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty Đồng quan điểm với Scott, Davidson, Stickney và Weil (1987) phát biểu rằng: quản trị lợi nhuận là quá trình vận dụng linh hoạt các chính sách kế toán trong khuôn khổ hệ thống kế toán để đạt được mức lợi nhuận mong muốn
Theo quan điểm thứ hai: Mở rộng hơn quan điểm trên, Schipper (1989) cho rằng quản trị lợi nhuận là “một sự can thiệp có cân nhắc trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân”
Dù được hiểu theo cách nào, quản trị lợi nhuận được hiểu chung là hành vi làm “méo mó” số liệu lợi nhuận thông qua hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí Đây là hành động các nhà quản lý công ty thực hiện nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ là các chính sách kế toán b, Mục đích và động cơ quản trị lợi nhuận
Mục đích để các nhà quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận thường nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn đề ra Đây là mức lợi nhuận do doanh nghiệp hoặc các nhà quản lý đặt ra tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, thời gian cụ thể Chẳng hạn, các nhà quản lý có thể muốn tránh báo cáo lỗ hoặc lợi nhuận giảm so với cùng quý, năm trước (Burgstahler và Dichev, 1997a và 1997b; DeGeorge và cộng sự, 1999) Ngoài ra, theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2015) và Phan Việt Hùng (2015) động lực để các nhà quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận có thể là: doanh nghiệp lần đầu phát hành cổ phiếu (IPO) hoặc phát hành thêm cổ phiếu, tối thiểu hóa chi phí thuế TNDN, doanh nghiệp mong muốn được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế, chế độ lương thưởng cho các nhà quản trị, giảm thiểu chi phí điều tiết của Nhà nước…
1.1.2 Kế toán dồn tích: cơ sở của hành động quản trị lợi nhuận a, Khái niệm
Các nguyên tắc kế toán: Một trong những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận là kế toán cơ sở dồn tích Trên cơ sở kế toán dồn tích, tất cả các giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu và thu nhập, chi phí được ghi nhận khi phát sinh giao dịch, không căn cứ vào các khoản phải thu và thời gian thực chi trả tiền Do đó, các thông tin tài chính được trình bày trên báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh) phản ánh không tương xứng với dòng tiền của các tài khoản Tuy nhiên, kế toán trên cơ sở tiền mặt được áp dụng với báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các giao dịch kinh tế được ghi nhận khi thực nhận tiền hoặc chi trả tiền mặt Sự chênh lệch giữa dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ và lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tạo nên các khoản dồn tích (total accrual)
Tổng các khoản dồn tích = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Khái niệm về các khoản dồn tích: Các khoản dồn tích là sự khác biệt giữa lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh và dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Chẳng hạn, hoạt động bán chịu của doanh nghiệp làm tăng doanh thu dẫn đến gia tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên hoạt
7 động bán chịu chưa thu được tiền mặt về cho doanh nghiệp, phát sinh tăng khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán b, Các chính sách kế toán vận dụng trong quản trị lợi nhuận
Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có thể làm thay đổi giá thành sản phẩm, từ đó có thể điều chỉnh giá vốn hàng bán; lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất kho có thể làm thay đổi giá vốn hàng bán trong kỳ; thay đổi giá bán và chi phí ước tính để thay đổi mức lập dự phòng, điều chỉnh chi phí trong kỳ;
Chính sách lập dự phòng phải thu khó đòi: có thể điều chỉnh chi phí và lợi nhuận thông qua việc dự kiến mức độ tổn thất đối với những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán, điều chỉnh mức lập dự phòng phải thu khó đòi;
Chính sách lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn mức cần thiết hoặc tăng mức trích lập dự phòng hơn mức cần thiết để điều chỉnh chi phí và lợi nhuận
Chính sách về kế toán tài sản cố định: dựa vào tiêu chuẩn ghi nhận tài sản để điều chỉnh việc ghi nhận là tài sản hay một khoản chi phí; lựa chọn phương pháp khấu hao hoặc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để điều chỉnh chi phí; Lựa chọn quy mô, tính chất sửa chữa và số kỳ trích trước hoặc phân bổ để điều chỉnh chi phí; lựa chọn thời điểm mua hay thanh lý tài sản để điều chỉnh doanh thu, chi phí;
Chính sách về phân bổ chi phí trả trước: lựa chọn số kỳ phân bổ sẽ chủ động điều chỉnh chi phí của từng kỳ;
Ghi nhận chi phí phải trả, dự phòng phải trả, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: lựa chọn về mức trích lập, hoàn nhập thông qua các giá trị ước tính từ đó có thể làm điều chỉnh chi phí của công ty
1.1.3 Các phương pháp quản trị lợi nhuận
Cắt giảm thuế suất là một trong những động cơ nhà quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận nhằm tối thiểu hóa chi phí thuế phải nộp Nhà nước Để có thể quản trị lợi nhuận, công ty tác động lên thu nhập chịu thuế Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được áp dụng trong quản trị lợi nhuận Theo Genny (2005), Dechow and Skinner
(2000), Cohen và Zarowin (2010), quản trị lợi nhuận được phân loại thành hai phương pháp: quản trị lợi nhuận thực tế ( thông qua thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và thực hiện các ước tính kế toán) và quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (thông qua lựa chọn phương pháp kế toán)
1.1.3.1 Quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (Accrual earning management)
Lý thuyết cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm: Căn cứ vào Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam năm 2008, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế mà nhà nước trực tiếp thu vào ngân sách của nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế như sau:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế
2014) quy định thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này
Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2023, thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20% Các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí chịu thuế suất thuế TNDN từ 32% đến 50% tùy theo địa bàn và điều kiện cụ thể của dự án Các công ty tham gia tìm kiếm, thăm dò và khai thác một số tài nguyên khoáng sản chịu thuế suất thuế TNDN 40% hoặc 50% tùy theo địa bàn dự án
1.2.2 Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế TNDN = (thu nhập tính thuế - trích lập quỹ NCKH nếu có) x thuế suất thuế TNDN
Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định như sau:
= Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)
Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác Các trường hợp về thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, chi phí được trừ và các khoản thu nhập khác được quy định rõ trong văn bản Pháp luật thuế TNDN Việt Nam.
Lược sử phát triển và các điểm nhấn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt
1.3.1 Lịch sử ra đời thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế nói chung xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển cùng với sự hình thành chế độ cai trị Nhà nước Tại Việt Nam, thuế được phát triển qua các thời Bắc thuộc, Phong kiến, thời Pháp thuộc, sau Cách mạng tháng 8/1945, các giai đoạn 1954 – 1975; 1976 - 1985; 1986-1990 và 1990 đến nay Đối với mỗi giai đoạn khác nhau, thuế dần được cải tiến để đáp ứng hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh xã hội Mãi tới năm
1954 Nhà nước mới công bố hệ thống thuế mới hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất trên toàn miền Bắc trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp được biểu hiện bằng thuế lợi tức doanh nghiệp và thu bằng tiền mặt Hình thức huy động tài chính chủ yếu đối với các doanh nghiệp quốc doanh trong thời kỳ này là: thu quốc doanh, chế độ trích nộp lợi nhuận (1962), chế độ nộp khấu hao cơ bản Cho tới giai đoạn 1986-1990, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chưa ra đời và thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn được biểu hiện bằng thuế lợi tức doanh nghiệp năm 1954
1.3.2 Các giai đoạn cải cách thuế TNDN
Giai đoạn cải cách thuế bước 1: năm 1990 Nhà nước đã từng bước cải cách thuế quan Nghị quyết Quốc hội khóa VIII 1988 đề ra yêu cầu phải xúc tiến việc nghiên cứu, cải tiến hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất đối với các thành phần kinh tế Trong năm 1990, Quốc hội khóa VIII và Hội đồng Nhà nước đã ban hành các Luật thuế và Pháp lệnh thuế: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế thu nhập cao, thuế xuất khẩu nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, chế độ thu về sử dụng vốn Nhà nước
Giai đoạn cải cách thuế bước 2: từ năm 1995, Việt Nam thực hiện cải cách thuế bước 2 trong bối cảnh đã mở cửa nền kinh tế với việc tham gia một số hiệp định
15 thương mại tự do song phương và đa phương Nghị quyết Quốc hội khóa IX, kỳ họp
11 ngày 10/5/1997 ban hành Luật thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 thay thế thuế doanh thu và thuế lợi tức và nhiều nghị quyết khác để sửa đổi, bổ sung các loại thuế khác Theo Luật Thuế TNDN năm
1997 có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 đến hết năm 2003, doanh nghiệp FDI được áp dụng thuế suất phổ thông 25% trong khi các doanh nghiệp trong nước áp dụng thuế suất phổ thông 32%
Giai đoạn cải cách thuế bước 3: theo Bộ Tài chính (2018), giai đoạn 2001 -
2010, nền kinh tế đã có những bước phát triển khá sau nhiều năm thu hút vốn FDI và áp dụng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tiến hành cải cách thuế giai đoạn 3 với trọng tâm của cải cách là hướng vào thực hiện
3 mục tiêu: Đơn giản, công bằng, hiệu quả Luật Thuế TNDN năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004, đã thống nhất nghĩa vụ thuế và ưu đãi thuế giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI Theo đó, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp là 28% Mức thuế suất này được điều chỉnh giảm xuống 25% kể từ ngày 01/01/2009 theo Luật Thuế TNDN (sửa đổi) năm 2008 Giai đoạn này, các doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi 10%, 15% và 20% tùy theo lĩnh vực đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được hưởng ưu đãi về thu nhập miễn thuế đối với một số khoản thu nhập do từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, từ sản xuất sản phẩm thử nghiệm…
Giai đoạn cải cách thuế bước 4: Trong giai đoạn này, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi Việc áp dụng mô hình tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động chất lượng thấp, giá rẻ đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững Theo đó, cải cách hệ thống thuế giai đoạn này hướng đến thực hiện mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng Thay đổi quan trọng nhất đối với thuế TNDN phụ vụ tăng khả năng cạnh tranh về thuế và thu hút đầu tư là chủ trương giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông Sau các lần sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông được giảm từ 25% xuống 22% (từ 1/1/2014) và xuống 20% (từ 1/1/2016) Luật sửa
16 đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013 đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư trong khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi) và dự án đầu tư mở rộng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã bổ sung thêm một số lĩnh vực, ngành nghề thuộc diện ưu đãi thuế như: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản (không áp dụng ưu đãi đối với lĩnh vực chế biến lâm sản); sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các dự án sản xuất có quy mô vốn lớn và công nghệ cao Thay đổi quan trọng về ưu đãi đầu tư từ năm 2013 là chuyển việc ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi sang ưu đãi cho thu nhập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.
Tổng quan nghiên cứu
1.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài Đức và Hà Lan là hai nước đã thực hiện cải tiến hệ thống thuế quốc gia và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó Đức tiến hành năm 2007 và Hà Lan năm 2000/2001 Wali (2021) đi nghiên cứu về tác động của sự giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến các quyết định quản trị lợi nhuận tại hai nước này dựa trên bộ dữ liệu gồm
1350 công ty tại Hà Lan và 1850 công ty tại Đức giai đoạn 2000-2018 bằng mô hình của Dechow và các cộng sự Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty có xu hướng quản trị lợi nhuận thông qua việc hạ thấp tổng các khoản dồn tích vào năm trước giảm thuế suất Hầu hết các công ty có chênh lệch tổng các khoản dồn tích âm (thu nhập dồn tích thực tế hiện tại trừ đi thu nhập tiền mặt thực tế hiện tại) Vì các doanh nghiệp có thể giảm chi tiêu thuế bằng cách trì hoãn thuế thu nhập trong một năm sau đó và giảm chu kỳ thuế suất, cải cách thuế này về lý thuyết sẽ khuyến khích ban quản trị quản lý các nguồn lực của mình để giảm các khoản nộp thuế Bài viết sử dụng mô hình hồi quy của Jones về các khoản dồn tích có thể điều chỉnh và không thể điều chỉnh với các biến độc lập là quy mô, đòn bẩy tài chính và phần trăm cổ phiếu trên thị trường của doanh nghiệp
Zeng (2014) nghiên cứu về sự quản trị lợi nhuận của các công ty bất động sản Trung Quốc thông qua sự giảm thuế suất thuế TNDN từ 33% xuống 25% tại nước
17 này năm 2007 Tác giả chỉ ra rằng có sự quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích và thực tế Nghiên cứu cho thấy các công ty quản trị lợi nhuận dồn tích và thực tế để giảm thu nhập trong quý 4 trước năm giảm thuế và tăng thu nhập quý 1 vào năm giảm thuế Tác giả phân chia tổng quản trị lợi nhuận thành 2 phần là quản trị lợi nhuận dồn tích và quản trị lợi nhuận thực tế rồi sử dụng mô hình Jones đã sửa đổi bởi Dechow và các cộng sự (1995) và Kothari cùng các cộng sự ( 2005); Roychowdhury (2006) và Cohen và Zarowin (2010) để đánh giá hai loại quản trị lợi nhuận này Cuối cùng, tác giả đánh giá sự tác động của các biến độc lập là quy mô, đòn bẩy công ty, ROA, các công ty có được kiểm toán bởi các công ty Big4 hay không và công ty có lợi nhuận hay không đối với tổng thu nhập để đánh giá sự ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận
Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận, nhóm tác giả Zamri và cộng sự (2013) đã thực hiện một nghiên cứu về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và quản trị lợi nhuận thực tế Tác giả lấy mẫu quan sát gồm 3745 công ty được niêm yết tại Malaysia giai đoạn 2006-2011 và sử dụng mô hình của Roychowdhury (2006) dựa trên dòng tiền bất thường từ mô hình hoạt động, chi phí sản xuất bất thường và chi phí tùy ý bất thường Phát hiện cho thấy rằng đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận thực tế và các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính có mức quản trị lợi nhuận thực tế thấp hơn Điều này đã ủng hộ các nghiên cứu trước đó về việc đòn bẩy hạn chế các hoạt động quản trị lợi nhuận thực tế và có thể ảnh hưởng đến chất lượng thu nhập kế toán
Nghiên cứu của Rangan (1998) tại Mỹ cho thấy việc quản trị lợi nhuận trong năm liên quan đến việc chào bán ra công chúng có thể dự đoán những thay đổi trong thu nhập và lợi tức cổ phiếu theo thị trường trong năm tiếp theo Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu gồm 230 đợt chào bán cổ phiếu theo mùa từ các ấn bản nửa năm của Danh mục tài chính doanh nghiệp và băng thống kê các đợt chào bán đã đăng ký của Ủy ban giao dịch chứng khoán trong giai đoạn 1987 – 1990 Tác giả sử dụng mô hình Jones(1991) và mô hình Dechow và các cộng sự (1995) để tính toán các khoản dồn tích tùy ý Các nghiên cứu khác gần đây của Rangan, (1998); Shivakumar, (2000); Roychowdhury, (2006); BallandShivakumar, (2008); Cohen & Zarowin, (2010);
Wongsunwai (2013) cũng chỉ ra các công ty thao túng thu nhập xung quanh các sự kiện như chào bán lần đầu ra công chúng hoặc chào bán theo mùa
Từ các nghiên cứu được tóm tắt tác giả nhận thấy rằng, điểm chung của các nghiên cứu hầu hết các tác giả áp dụng mô hình Jones (1991) hoặc mô hình Jones sửa đổi để đo lường quản trị lợi nhuận dồn tích và Roychowdhury (2006) để đo lường quản trị lợi nhuận thực tế Ngoài ra, các nghiên cứu đều đi phân tích sự ảnh hưởng của một số biến độc lập đến quản trị lợi nhuận như: ROA, quy mô, đòn bẩy tài chính, sự ảnh hưởng của chào bán cổ phiếu, quy mô kiểm toán
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã được thực hiện về quản trị lợi nhuận, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận của các công ty như sau:
Hùng (2015) nghiên cứu xu hướng quản trị lợi nhuận do thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam với bộ dữ liệu 193 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2014 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi, khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 25% năm
2013 xuống 22% năm 2014, các công ty có thực hiện điều chỉnh giảm lợi nhuận? Tác giả sử dụng mô hình Friedlan (1994) giả định rằng sự thay đổi trong tổng số trích trước giữa hai giai đoạn gồm có hai thành phần: sự thay đổi do tăng trưởng và sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát hành Kết quả nghiên cứu cho thấy năm
2013 các công ty điều chỉnh giảm lợi nhuận với mục đích tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi đó các năm trước và sau năm 2013 các công ty có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận Kết quả kiểm định phi tham số cũng khẳng định việc điều chỉnh lợi nhuận không phụ thuộc vào quy mô của các công ty
Hùng và các cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra các mức độ ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ các công ty niêm yết trong giai đoạn từ
2012 đến 2016 Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với các biến phụ thuộc của quản trị lợi nhuận được đo lường từ các mô hình của Jones (1991), Dechow và các cộng sự (1995) và Kothari và các cộng sự (2005) Kết quả cho thấy 7 trong 8 nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận với mức ý nghĩa thống kê là 1%,
5% và 10% Năm yếu tố có mối quan hệ tích cực với quản lý thu nhập, bao gồm báo cáo tài chính hợp nhất, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc, hiệu quả tài chính, quy mô công ty và phát hành cổ phiếu Ngược lại, hai yếu tố có mối quan hệ tiêu cực với thao túng thu nhập, bao gồm quy mô kiểm toán viên và đòn bẩy tài chính Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về quản trị lợi nhuận và đưa ra một số khuyến nghị cho các bên liên quan trong việc đưa ra các quyết định kinh tế liên quan đến các công ty niêm yết
Nhóm tác giả Dũng và các cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận thực tế và quản trị lợi nhuận dồn tích nhằm tăng chất lượng báo cáo tài chính tại Việt Nam Mẫu nghiên cứu gồm 260 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2016 Tác giả sử dụng mô hình Dechow và các cộng sự (1998) và Roychowdhury (2006) để xác định quản trị thu nhập thực tế và mô hình của Dechow và các cộng sự (1995) là sự điều chỉnh của mô hình Jones (1991) để xác định quản trị thu nhập dồn tích Dựa trên dữ liệu bảng, phương pháp hồi quy được sử dụng để điều tra mức độ tác động của các yếu tố quyết định đến quản trị lợi nhuận trong mẫu các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam Bình phương nhỏ nhất thông thường đã được sử dụng trong nghiên cứu này Kết quả nghiên cứu cho thấy 5/8 nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến quản trị lợi nhuận dồn tích là: báo cáo tài chính hợp nhất, đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, phát hành cổ phiếu chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Ngược lại, chất lượng kiểm toán có ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị lợi nhuận dồn tích
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận trả lời cho 2 câu hỏi chính:
Câu hỏi 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận?
Câu hỏi 2: Chính sách cắt giảm thuế suất thuế TNDN tại thời điểm năm 2016 liệu có ảnh hưởng đến quyết định quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam hay không?
Bài viết sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính bao gồm phương pháp phân tích so sánh tổng hợp các số liệu và phương pháp định lượng dùng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích các yếu tố
2.1.1 Phương pháp phân tích so sánh tổng hợp
Tác giả thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu về sự điều chỉnh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới và Việt Nam Ngoài ra, với các thông tin thu thập được nghiên cứu tiến hành so sánh quá trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam và các nước đó: so sánh về thời gian điều chỉnh giảm, mức độ cắt giảm, tiến trình giảm Cuối cùng, tác giả phân tích sự giống và khác nhau giữa cải cách thuế TNDN của Việt Nam và các nước trên thế giới
2.1.2 Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng
Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng có bắt nguồn từ thống kê toán học và là phương pháp để ước tính ảnh hưởng của biến độc lập (hay còn gọi là biến x) nên biến phụ thuộc (hay còn gọi là biến y) trong một bảng dữ liệu Đầu tiên, phương pháp hồi quy được phát triển vào giữa thế kỷ 19 bởi Francis Galton, một nhà thống kê người Anh, để tìm mối quan hệ giữa chiều cao của các vật nuôi và của các bậc cha mẹ của chúng Sau đó, phương pháp hồi quy được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong kinh tế học và khoa học xã hội Đây là một trong những phương pháp phân tích đa biến phổ biến nhất trong kinh tế học và khoa học xã hội
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Trong nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính quý của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu, tác giả thấy rằng mô hình Jones sửa đổi (1995) là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong các mô hình phân tích về quản trị lợi nhuận Mô hình Jones sửa đổi là sự kết hợp nhiều yếu tố, điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nên có thể được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu đối với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
Bước 2: Xử lý dữ liệu
Nội dung 1: Tác giả thu nhập và tổng hợp dữ liệu dưới dạng bảng, sau đó sử dụng phần mềm Stata để thực hiện thống kê mô tả trực quan hóa dữ liệu, tìm ra sai sót nhập liệu nếu có
Nội dung 2: Thông qua việc thu thập và mô tả thống kê dữ liệu, một số biến số có giá trị ngoại vi (outliers) sẽ được loại bỏ bằng ứng dụng Stata Các giá trị ngoại vi có thể dẫn đến nhiễu dữ liệu, sai lệch kết quả và ảnh hưởng đến mô hình
Cụ thể: các giá trị ngoại vi có thể dẫn đến giảm khả năng xác định mối quan hệ thực sự giữa các biến và có thể thay đổi phân bố của dữ liệu Ngoài ra, các giá trị ngoại vi cũng có thể ảnh hưởng đến phép đo độ tương quan dẫn đến mô hình không chính xác hoặc không phù hợp Đo lường ma trận hệ số tương quan giữa các biến số trong mô hình bằng cách dùng kiểm định Pearson’s correlation matrix để thấy được tổng quan mối quan hệ giữa các biến trong mô hình; các cặp biến có tương quan lớn hơn 0,8 bị loại bỏ
Bước 3: Ước lượng mô hình bằng phương pháp hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng
Mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng có 2 dạng là mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM)
Mô hình tác động cố định (FEM): Được phát triển từ mô hình OLS, có sự khác nhau giữa ảnh hưởng của các quan sát riêng lẻ và có sự khác nhau theo thời gian; tức là mỗi quan sát riêng lẻ đều có những đặc điểm riêng lẻ có thể ảnh hưởng đến các
23 biến giải thích FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi quan sát với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt ( không thay đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để có thể ước lượng được những ảnh hưởng thực tế của biến giải thích lên biến phụ thuộc
Mô hình tổng quát FEM:
Yit là biến phụ thuộc (dependent variable) của quan sát i trong thời điểm t
Xit là tập hợp các biến độc lập (independent variables) của quan sát i trong thời điểm t
Di là vector biến đổi thời gian không đổi (fixed effects) của quan sát i, thường đại diện cho hiệu ứng cá nhân hoặc hiệu ứng nhóm uit là thành phần sai số (error term) của quan sát i trong thời điểm t
Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM): Được phát triển từ mô hình Pooled
OLS có thể kiểm soát được từng đặc điểm khác nhau của từng công ty nhưng không có sự tương quan giữa phần dư của mô hình và biến độc lập
Mô hình tổng quát REM:
Yit là biến phụ thuộc (dependent variable) của quan sát i trong thời điểm t
Xit là tập hợp các biến độc lập (independent variables) của quan sát i trong thời điểm t ηi là thành phần ngẫu nhiên (random effects) của quan sát i, thường đại diện cho hiệu ứng cá nhân hoặc hiệu ứng nhóm uit là thành phần sai số (error term) của quan sát i trong thời điểm t
24 Để lựa chọn mô hình phù hợp tác giả sử dụng kiểm định Hausman Kiểm định Hausman là một phương pháp được sử dụng để so sánh ước lượng của các hệ số trong một mô hình hồi quy sử dụng hai phương pháp khác nhau Hausman kiểm định xem liệu FEM hay REM phù hợp hơn với dữ liệu của mô hình
Trong kiểm định Hausman, hai giả thuyết sau được xây dựng như sau:
H0: Mô hình tác động cố định phù hợp hơn
H1: Mô hình tác động ngẫu nhiên phù hợp hơn
Sau khi thực hiện kiểm đinh, dựa vào kết quả nếu:
Nếu giá trị p-value < 0.05, bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1 mô hình tác động cố định sẽ phù hợp
Nếu p-value ≥ 0.05, chưa có cơ sở bác bỏ H0 và lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ phù hợp
Dữ liệu nghiên cứu
Bộ dữ liệu gồm 111 công ty được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam: HOSE, HNX trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018 Các dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính quý của các công ty không bao gồm các công ty tài chính, chứng khoán, các ngân hàng, các quỹ tài chính tín dụng Tác giả đã loại bỏ các công ty không đầy đủ dữ liệu trên báo cáo tài chính (missing value) trong giai đoạn trên và thu được bộ dữ liệu 111 công ty có đầy đủ các biến số kinh tế cần thiết
Các biến được thu thập là: tổng tài sản, thu nhập thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tài sản cố định, các khoản phải thu, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp có phát hành chứng khoán trong năm hay không, doanh nghiệp có bị lỗ trong năm tài chính trước không, ROA, quy mô của doanh nghiệp.
Mô hình nghiên cứu
2.3.1 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị lợi nhuận
Biến phụ thuộc quản trị lợi nhuận được cấu tạo từ quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích và quản trị lợi nhuận thực tế Ta có
Quản trị lợi nhuận (EM) = Quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (DA) + Quản trị lợi nhuận thực tế (RA) Để đo lường được DA và RA, các giá trị này không thể tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính mà đó là phần dư của các mô hình hồi quy tương ứng dưới đây:
Từ phương trình hồi quy trên, ta có các khoản quản trị lợi nhuận dồn tích có thể điều chỉnh tương đương với phần dư từ phương trình (1) như sau:
Từ việc ước lượng mô hình hồi quy (2), biến số quản trị lợi nhuận thực tế tương đương với phần dư của mô hình (2) như sau:
Thông qua việc tổng hợp từ các nghiên cứu đi trước, để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, khóa luận sử dụng mô hình hồi quy sau:
Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp:
Các biến giải thích (CONTROL) bao gồm: quy mô (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEV), lãi/lỗ năm trước (LOSS), sự phát hành cổ phiếu (ISSUE), hiệu quả hoạt động (ROA)
Các biến trong mô hình (3) (4) được đo lường như sau: 𝐸𝑀 𝑖𝑡(𝑞−4) là quản trị lợi nhuận quý 4 của các năm 𝐸𝑀 𝑖𝑡(𝑞−1) là quản trị lợi nhuận quý 1 các năm Các giá trị EM được tính dựa trên DA và RA Biến SIZE là quy mô của doanh nghiệp được đo lường bằng log của tổng tài sản, ROA là lợi suất sinh lời được đo lường bằng lợi nhuận thuần trong năm chia tổng tài sản, LEV là chỉ số đo lường đòn bẩy doanh nghiệp được tính bằng tổng nợ dài hạn và ngắn hạn chia tổng tài sản ISS là biến giả nhận hai giá trị 0 hoặc 1 (bằng 1 nếu DN phát hành cổ phiếu trong năm tài chính, ngược lại bằng 0) LOSS cũng là biến giả, bằng 1 nếu năm tài chính trước DN bị lỗ, ngược lại bằng 0 Y2015 các biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu các biến số thống kê thuộc năm 2015 và ngược lại, nếu các biến số thống kê thuộc các năm còn lại sẽ nhận giá trị bằng 0 Y2016 là biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu các biến số thống kê thuộc quý 1 năm 2016 và nhận giá trị 0 nếu thuộc các năm còn lại
Các biến được giải thích dưới bảng sau:
Bảng 2.1 Giải thích các biến số trong mô hình hồi quy đo lường quản trị lợi nhuận Loại biến Tên biến Ký hiệu Cách đo lường
𝐸𝑀 𝑖𝑡(𝑞−4) Quản trị lợi nhuận quý 4 của doanh nghiệp i, năm t
𝐸𝑀 𝑖𝑡(𝑞−1) Quản trị lợi nhuận quý 1 của doanh nghiệp i, năm t Biến độc lập Quy mô DN SIZE Được đo bằng log của tổng tài sản
ROA Được đo bằng thu nhập ròng hàng năm trên tổng tài sản
LEV Được đo bằng tổng nợ ngắn hạn và dài hạn trên tổng tài sản
ISS Biến giả, bằng 1 nếu DN phát hành cổ phiếu trong năm tài chính, ngược lại bằng 0
LOSS Biến giả, bằng 1 nếu năm tài chính trước
DN bị lỗ, ngược lại bằng 0
Năm Y2015 Biến giả, bằng 1 nếu giá trị quản trị lợi nhuận thuộc năm 2015, ngược lại bằng
Năm Y2016 Biến giả, bằng 1 nếu giá trị quản trị lợi nhuận thuộc năm 2016, ngược lại bằng
2.3.2 Mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận dồn tích
Phương pháp xác định quản trị lợi nhuận dồn tích được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu thực nghiệm Đặt nền móng cho mô hình ước tính quản trị lợi nhuận dồn tích là mô hình tổng các dồn tích trung bình của Healy (1985) Các mô hình sau có sự kế thừa và phát triển, khắc phục những hạn chế của mô hình trước Bảng dưới đây tổng hợp các mô hình nghiên cứu được phát triển theo trình tự thời gian như sau:
Bảng 2.2 Các mô hình đo lường quản trị lợi nhuận dồn tích
Công thức Đặc điểm Sự phát triển
Thực hiện so sánh tổng các khoản dồn tích chia tài
𝐴 𝑖𝑡 − 𝑁𝐷𝐴 𝑡 sản giữa các nhóm doanh nghiệp, chưa đo lường trực tiếp dồn tích
Tính chênh lệch giữa tổng dồn tích của 2 kỳ trên tài sản để xác định dồn tích có điều chỉnh riêng biệt cho mỗi doanh nghiệp
Hạn chế tồn tại về đo lường các khoản kế toán dồn tích không điều chỉnh được của mô hình Healy
Bước 1: Đo lường các khoản dồn tích không tùy ý
𝐴 𝑖𝑡−1 Bước 2: Đo lường các tham số của mỗi công ty
Kiểm soát các khoản dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) thay đổi do thay đổi mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách sử dụng mức biến động của doanh thu thuần và nguyên giá tài sản cố định giữa năm (t-1) và t để dự đoán NDA
Xem xét trường hợp công ty có sự thay đổi mức độ hoạt động kinh doanh, thêm hai biến doanh thu thuần và nguyên giá tài sản cố định vào mô hình
Theo Friendlan, hai thay đổi trong doanh nghiệp là sự tăng trưởng và
Xem xét đến sự phát triển của công ty như việc mua thêm tài sản
31 chính sách kế toán Khi công ty phát triển, các khoản dồn tích không tùy ý và các khoản dồn tích tùy ý cũng tăng lên do đó Tổng các khoản dồn tích là chênh lệch giữa các khoản dồn tích tại thời điểm của kỳ t và và dồn tích của kỳ t-1 cố định Mô hình đã kiểm soát ảnh hưởng của tỷ lệ tăng trưởng đối với các khoản dồn tích, đây được coi là biến thể của mô hình DeAngelo
+ 𝜇 2 𝑃𝑃𝐸 𝑖𝑡 𝐴𝑆𝑆𝐸𝑇 𝑖𝑡−1 Đưa thêm biến sự thay đổi của khoản phải thu khách hàng; loại trừ phần tăng trưởng của doanh thu bán chịu trong những năm được xác định là có xảy ra hiện tượng thao túng số liệu trong mô hình Jones
Xét đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách sử dụng biến giá trị doanh thu thuần tăng thêm
Bổ sung thêm lợi nhuận trên tài sản tăng ROA
Cho rằng EM liên quan đến một sự kiện kinh tế quan trọng, do đó mối quan hệ giữa các khoản dồn tích kế toán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước khi xảy ra sự kiện rất lớn
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Ta thấy các mô hình đo lường quản trị lợi nhuận dồn tích lần lượt có sự cải tiến và phát triển theo thời gian Sau đây là bảng giải thích ý nghĩa của các biến số được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu tập hợp trong bảng 2.2
Bảng 2.3 Ý nghĩa biến số trong các mô hình quản trị lợi nhuận dồn tích đã được sử dụng trong bảng 2.2
𝑁𝐷𝐴 𝑖𝑡 Các khoản dồn tích không thể điều chỉnh trong năm t của công ty i
𝑇𝐴 𝑖𝑡 Tổng dồn tích năm t của công ty i
𝐴 𝑖𝑡 Tổng tài sản năm t của công ty i
𝑃𝑃𝐸 𝑖𝑡 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình năm t
𝛼 1 , 𝛼 2 , 𝛼 3 Các tham số quy chiếu được ước lượng bằng mô hình hồi quy
𝑇𝐴 𝑖𝑡 Tổng khoản dồn tích năm t của công ty i
𝜕 1 , 𝜕 2 , 𝜕 3 Giá trị ước lượng của 𝛼 1 , 𝛼 2 , 𝛼 3 theo OLS
𝜀 Phần dư tương đương với DA
𝑆𝐴𝐿𝐸 𝑖𝑡−1 Doanh thu thuần của công ty i năm t
𝐷𝐴 𝑖𝑡 Là khoản điều chỉnh lợi nhuận
∆𝑅𝐸𝐶 khoản phải thu năm t - khoản phải thu năm (t-1)
Kế thừa sự phát triển của các mô hình, Tao Zeng (2014) đã áp dụng và thiết kế mô hình xác định quản trị lợi nhuận dồn tích của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc thông qua sự kiện Trung Quốc giảm thuế TNDN năm 2007 như sau:
Trong khóa luận này, tác giả sử dụng mô hình được thực hiện bởi Zeng (2014) để đo lường quản trị lợi nhuận dồn tích thông qua việc xác định phần dư của mô hình trên, hay nói cách khác:
Bảng 2.4 Ý nghĩa các biến số trong mô hình quản trị lợi nhuận dồn tích
𝑇𝐴 𝑖𝑡(𝑞) Tổng dồn tích hằng quý được định nghĩa là thu nhập hàng quý trước các khoản thu nhập khác trừ đi dòng tiền hàng quý từ hoạt động của công ty i
∆𝑆𝐴𝐿𝐸 𝑖𝑡(𝑞) Sự thay đổi trong doanh thu thuần hàng quý của công ty
∆𝐴/𝑅 Sự thay đổi trong các khoản phải thu hàng quý đối với công ty i vào cuối mỗi quý đối với công ty i
𝑃𝑃𝐸 𝑖𝑡 Tổng tài sản cố định vào cuối mỗi quý của công ty i
𝑅𝑂𝐴 ROA lợi nhuận trên tài sản, được đo bằng lợi nhuận ròng hàng năm chia tổng tài sản vào cuối mỗi quý đối với công ty i
Giả thuyết nghiên cứu
Tại Việt Nam, theo Thông tư 78/2014/TT-BTC bắt đầu từ 01/01/2016, mức thuế suất thuế TNDN được áp dụng giảm từ 22% xuống 20% Do đó, bài viết đưa ra các giả thuyết nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu như sau: Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 2, giả thuyết được đưa ra:
H1: Doanh nghiệp có xu hướng quản trị làm cho lợi nhuận giảm vào năm trước khi giảm thuế (quý 4 năm 2015) (*)
H2: Doanh nghiệp có xu hướng quản trị làm cho lợi nhuận tăng vào năm áp dụng chính sách giảm thuế (quý 1 năm 2016) (**) Để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận, giả thuyết được đưa ra như sau:
H3: Hiệu quả tài chính có mối quan hệ cùng chiều với quản trị lợi nhuận
Hiệu quả tài chính được đo lường thông qua nhiều chỉ số như ROA, ROE, ROS, tăng trưởng doanh thu, dòng tiền, thay đổi cổ phiếu, tăng trưởng công ty và các chỉ số khác Khóa luận sẽ sử dụng ROA làm đại diện đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Trước khi thực hiện các quyết định kinh tế, các nhà đầu tư căn cứ vào các báo cáo tài chính được công bố trên thị trường chứng khoán như giá cổ phiếu, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và các báo cáo khác Charfeddine và cộng sự (2003) nhận thấy rằng trong trường hợp hiệu quả tài chính kém, giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp giảm Đó là lý do tại sao quản lý thu nhập ra đời để giữ danh tiếng tốt trong mắt các bên liên quan (Charfeddine và cộng sự, 2013) Change và Warfield (2005) nhận thấy rằng quản lý thu nhập tồn tại từ việc tăng giá cổ phiếu Để có tác động tích cực từ thị trường chứng khoán, quản lý thu nhập đã được tiến hành (Chen và cộng sự,
2010, Charfeddine và cộng sự, 2013) Chen và cộng sự (2006) kết luận rằng hiệu quả tài chính kém của một thực thể thì quản lý thu nhập càng tồn tại Ngược lại, trong các nghiên cứu của Rahman và Ali (2006) ở Malaysia, Alves (2012) ở Bồ Đào Nha, không tồn tại mối quan hệ nào giữa hiệu quả tài chính và quản lý thu nhập
H4: Quy mô công ty có mối quan hệ cùng chiều với quản trị lợi nhuận
Quy mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Quy mô công ty càng lớn thì sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý càng cao Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý càng cao thì việc lập báo cáo tài chính càng được quan tâm vì lợi ích của ban quản lý hơn là vì lợi ích của người sử dụng báo cáo tài chính Một mối quan tâm khác là công ty lớn hơn có nhiều kỳ vọng về lợi nhuận cao hơn Barto và Simko (2002) phát hiện ra rằng một công ty lớn phải đối mặt với nhiều áp lực trong việc gia tăng hiệu quả tài chính để có hình ảnh tốt từ các nhà phân tích Do đạt được lợi nhuận kỳ vọng, điều này khiến các công ty niêm yết có cách quản trị lợi nhuận để đánh lừa nhà đầu tư Hơn nữa, một công ty lớn có số lượng lớn các giao dịch kinh tế và số tiền lớn hơn một công ty nhỏ Đó là lý do tại sao một công ty lớn hơn thay đổi chính sách kế toán, nó ảnh hưởng đến số lượng lợi nhuận Myers và Skinner (2000) đã đưa ra kết
37 quả thực nghiệm chứng minh rằng một công ty lớn báo cáo lợi nhuận không chính xác Như đã phân tích ở trên, quy mô công ty được xem là một yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận
H5: Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với quản trị lợi nhuận Đòn bẩy tài chính là thước đo thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng các khoản vốn đi vay nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận Ngoài việc thu vốn từ các cổ đông, các khoản vay được sử dụng để có vốn cho hoạt động kinh doanh và giúp một thực thể giảm chi phí đại diện phát sinh giữa ban quản lý và các cổ đông (Jensen và Meckling,
1976) Đòn bẩy tài chính nằm trong chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính và được đo lường bằng tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Điều này biểu thị rằng quy mô tài sản phát sinh từ các khoản vay (Charfeddine và cộng sự, 2013; Alsharairi và Salama,
2012) Theo Shen và Chih (2007), Fathi (2003), tỷ lệ nợ phải trả và tổng tài sản được sử dụng để biểu thị khả năng tài chính độc lập của một thực thể Đòn bẩy tài chính cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu nhập trong các nghiên cứu của Charfeddine và các cộng sự (2013), Fathi (2013), Fakhfakh và Nasfi (2012), Nassirzadeh và các cộng sự (2012)
H6: Phát hành cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều với quản trị lợi nhuận
Phát hành thêm cổ phiếu là một trong những biện pháp huy động vốn từ các cổ đông Việc phát hành cổ phiếu được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng sinh lời trong tương lai của các công ty niêm yết Các nhà đầu tư thường đầu tư tiền vào một công ty có lợi nhuận cao và thịnh vượng Dựa trên mô hình định giá chứng khoán, lợi nhuận là một trong những yếu tố quyết định trên thị trường chứng khoán Lợi nhuận càng cao thì vốn hóa thị trường càng cao Đó là lý do tại sao các công ty niêm yết có xu hướng phóng đại lợi nhuận trong giai đoạn quan trọng để gia tăng giá trị thị trường của cổ phiếu Vì vậy, trước khi phát hành thêm cổ phiếu để thu hồi vốn và tăng giá cổ phiếu, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã thực hiện quản trị lợi nhuận Rangan (1998), Teoh và cộng sự (1998) tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý thu nhập và lợi nhuận cổ phiếu trong các công ty niêm yết Thai (2004) kết luận rằng 69,1% doanh nghiệp niêm yết đã phóng đại lợi nhuận trước khi phát hành
38 thêm cổ phiếu cho giai đoạn 2010-2012 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố
H7: Lãi/lỗ có mối quan hệ ngược chiều với quản trị lợi nhuận
Doanh nghiệp có lãi trong năm tài chính khi doanh thu và các khoản thu nhập khác lớn hơn chi phí và thu nhập được miễn thuế của doanh nghiệp và ngược lại trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Financial Management năm 2003 của các tác giả Guohua Jiang, Wei Li và Jian Zhou đã khảo sát mối quan hệ giữa lãi/lỗ và quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc trong giai đoạn 1997-2000 và áp dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng lãi/lỗ có tác động ngược chiều với quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Nghĩa là khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn, thì họ có xu hướng quản trị lợi nhuận tốt hơn, trong khi khi doanh nghiệp gặp thua lỗ thì họ có xu hướng quản trị lợi nhuận kém hơn
𝐸𝑀 𝑖𝑡(𝑞−4) : 𝑞𝑢ả𝑛 𝑡𝑟ị 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑞𝑢ý 4 Kiểm định (*) dự đoán rằng 𝛼 1 < 0
𝐸𝑀 𝑖𝑡(𝑞−1) : 𝑞𝑢ả𝑛 𝑡𝑟ị 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑞𝑢ý 1 Kiểm định (**) dự đoán rằng 𝜔 1 > 0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng thay đổi thuế suất TNDN ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
Sự phát triển của thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng gắn liền với các sự kiện lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia Doanh nghiệp quản trị lợi nhuận thông qua sự giảm thuế suất TNDN ở một số nước phát triển là một chủ đề nghiên cứu không còn xa lạ do đặc điểm nền kinh tế phát triển sớm như Mỹ Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, do nền kinh tế phát triển sau nên đây là một chủ đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bên liên quan
Cải cách chính sách thuế ở nhiều quốc gia trên thế giới có xu hướng giảm thuế suất và áp dụng ưu đãi thuế nhằm giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp, cải thiện sức cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Cạnh tranh thuế của các quốc gia là vấn đề lớn được quan tâm hàng đầu Sự điều chỉnh chính sách thuế của một quốc gia có thể tác động đến thuế suất ở các quốc gia khác Dưới đây là bảng so sánh mức cắt giảm thuế suất của một số nước trên thế giới và Việt Nam
Bảng 3.1: Mức cắt giảm thuế suất ở một số quốc gia
Tên quốc gia Lộ trình giảm thuế
Nguồn: Tác giả tổng hợp
So sánh mức giảm thuế suất của Việt Nam đối với một số nước trên tác giả thấy rằng mức cắt giảm thuế của Việt Nam tương đối cao so với mặt bằng chung một số nước Tuy nhiên, việc thay đổi tỷ lệ thuế được thực hiện có lộ trình trong một thời gian dài, không diễn ra đột xuất như Trung Quốc, Thái Lan Chính sách thuế Việt Nam có xu hướng giảm chung với các nước đi trước nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về thuế trong điều kiện mở cửa nền kinh tế Những năm gần đây, chính phủ Việt Nam không ngừng nỗ lực đẩy mạnh ngoại thương, tham gia các hiệp định thương mại tự do ( tiêu biểu là hiệp định EVFTA, hiệp định CPTPP) do đó việc giảm thuế là cần thiết để đáp ứng các thông lệ quốc tế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
Tại Việt Nam, chính sách thay đổi thuế suất được diễn ra có lộ trình từng giai đoạn giảm thuế, được xem xét dài hạn: trước năm 2009 thuế suất là 28%, kể từ ngày 1/1/2009 thuế suất là 25%, kể từ 1/1/2014 tỷ lệ thuế TNDN phải nộp là 22% và đạt 20% áp dụng từ 1/1/2006 Trong quá trình đó, Luật thuế thường xuyên được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, ở một số nước như Australia, Chính phủ có thể xem xét việc cắt giảm do sự biến động kinh tế đột xuất ở nước này như: giá nhà đất tăng cao làm bùng lên các cuộc di cư Một trường hợp khác như Ba Lan, viêc cắt giảm thuế suất nhằm ngăn chặn chảy máu chất xám ở nước này
Hành vi quản trị lợi nhuận do thuế suất thay đổi đã từng được nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Singapore, Malaysia…Các nghiên cứu đều cho thấy các nhà quản lý có hành vi quản trị lợi nhuận để tiết kiệm chi phí thuế Hành vi quản trị lợi nhuận một phần được thực hiện thông qua các ước tính kế toán trong khuôn khổ chuẩn mực kế toán Tuy nhiên, việc lạm dụng các ước tính kế toán có thể dẫn đến các rủi ro cho doanh nghiệp Trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp phá sản của các tập đoàn lớn như Olympus (một tập đoàn hàng đầu Nhật bản về công nghệ), WorldCom ( từng là công ty viễn thông xếp thứ 2 tại Mỹ), Health South ( công ty lớn nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Mỹ, có thị phần ở nhiều quốc gia) Do đó, việc chống lại những lỗ hổng trong kế toán nói chung, quản trị lợi nhuận nói riêng là hành động cần thiết để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Mô tả thống kê dữ liệu
Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình (3) (4) lần lượt dưới đây:
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình quản trị lợi nhuận (3)
Variable Obs Mean Std Dev Min Max
Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả STATA
Bảng 3.3 Thống kê mô tả các biến trong mô hình quản trị lợi nhuận (4)
Variable Obs Mean Std Dev Min Max
Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả STATA
Sau khi loại bỏ các biến ngoại vi, bộ dữ liệu đã được làm sạch và tập trung vào các quan sát quan trọng, nắm bắt được sự tương quan và ảnh hưởng của các biến quan trọng đến mục tiêu Từ bảng quan sát tác giả thấy rằng biến EM4 và EM
1 có độ lệch chuẩn tương đối nhỏ, cho thấy sự biến động không lớn trong dữ liệu Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của EM4 lần lượt là -0,39976 và 0,565785 Trong khi đó, biến EM1 có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biến này là -0,3572 và 0,52468, tương ứng Biến quy mô doanh nghiệp trong mô hình (3) (SIZE4) có trung bình là 14,1574 và độ lệch chuẩn là 1,386537, cho thấy sự biến động trong kích thước yếu tố Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất là 11,38277 và 17,79416, tương ứng Trong khi đó biến SIZE1 có giá trị trung bình là 14,0822 và độ lệch chuẩn là 1,3843 Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất là 11,28217 và 17,74347, tương ứng
Biến (tỷ suất sinh lợi) ROA1 có giá trị trung bình là 0,0581 và độ lệch chuẩn là 0,06553 Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biến lần lượt là -0,9199 và 0,30946 Trong khi đó, ROA4 có trung bình chênh lệch không đáng kể so với ROA1
(0,0518), độ lệch chuẩn là 0,058746 và các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là -0,102042 và 0,2856389 Tương tự, tác giả đi quan sát các đại lượng thống kê khác như: đòn bẩy tài chính (LEV1) có giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất lần lượt là 0,3; 0,16908; 0,6921; 0,003422…
3.2.2 Ma trận hệ số tương quan
Bảng 3.4 Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình (3)
EM4 Y2015 SIZE4 ROA4 LEV4 LOSS4 ISSUE4 EM4 1.0000
Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả STATA
Kết quả kiểm định mối tương quan của EM4 với các biến còn lại được thể hiện tại Bảng 3.4, Các hệ số tương quan giữa biến EM4 và các biến độc lập khác đều rất thấp, thể hiện sự độc lập của biến phụ thuộc EM4 với các biến độc lập Tuy nhiên, giữa các biến độc lập có sự tương quan nhất định, ví dụ như giữa ROA4 và LEV4 (-0,3064) hay giữa ISSUE4 và SIZE4 (0,1597) Các cặp biến trong mô hình đều có thể chấp nhận được
Bảng 3.5 Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình (4)
EM1 Y2016 SIZE1 ROA1 LEV1 LOSS1 ISSUE1 EM1 1.0000
Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả STATA
Thực hiện ma trận hiệp phương sai tương tự với các biến trong mô hình (4), kết quả kiểm định mối tương quan của EM1 với các biến còn lại được thể hiện tại Bảng 3.5 có thể thấy rằng các biến có tương quan khá thấp với nhau, tức độc lập với nhau
3.2.3 Kết quả kiểm định T test
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, Việt Nam áp dụng thuế suất thuế TNDN là 22% năm 2015 và kể từ 01/01/2016 mức thuế suất doanh nghiệp phải nộp là 20% Liệu việc cắt giảm thuế suất có là động lực khiến các doanh nghiệp thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận bằng cách giảm thu nhập năm 2015 và chuyển sang năm 2016 hay không Do đó, nghiên cứu chọn hai biến Y2015 và Y2016 để kiểm tra sự ảnh hưởng của việc giảm thuế TNDN đến việc quản trị lợi nhuận của hai năm chuyển thuế này
Kiểm định T test được thực hiện trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: kiểm định sự khác biệt giữa giá trị quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp quý 4 năm 2015 và giá trị quản trị lợi nhuận quý 4 các năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu
Ta có, biến số EM2015 là giá trị quản trị lợi nhuận của các công ty thuộc quý
4 năm 2015 tức Y2015 =1; Emtest2015 là các giá trị quản trị lợi nhuận thuộc quý 4 các năm không thuộc năm 2015 tức Y2015=0
Giả thuyết của kiểm định:
Giả thuyết H0: không có sự khác biệt ý nghĩa giữa giá trị trung bình của hai mẫu thống kê
Giả thuyết H1: có sự khác biệt ý nghĩa giữa giá trị trung bình của hai mẫu thống kê
Nếu giá trị p (p-value) < 0,05, bác bỏ giả thuyết không và kết luận rằng có sự khác biệt ý nghĩa giữa quản trị lợi nhuận quý 4 năm 2015 và quý 4 các năm còn lại
Ngược lại, nếu giá trị p (p-value) ≥ 0,05, nghiên cứu không có đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết không và không kết luận rằng có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm
Bảng 3.6 Kết quả T-test năm 2015 Variable Obs Mean Std.Err Std.Dev 95% conf Interval
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả STATA diff = mean (EM2015) – mean (EMtest2015) t = -0.9983
Vì P-value > 0,05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0 Từ bảng thực hiện, tác giả kết luận không thể khẳng định có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa giá trị trung bình quản trị lợi nhuận quý 4 năm 2015 và quý 4 các năm còn lại
Trường hợp 2: kiểm định sự khác biệt giữa giá trị quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp quý 1 năm 2016 và giá trị quản trị lợi nhuận quý 1 các năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu
Ta có, biến số EM2016 là giá trị quản trị lợi nhuận của các công ty thuộc quý
1 năm 2016 tức Y2016 =1; Emtest2016 là các giá trị quản trị lợi nhuận thuộc quý 6 các năm không thuộc năm 2016 tức Y2016=0 Các giả thuyết T test được thiết lập tương tự như năm 2015
Bảng 3.7 là kết quả kiểm định đối với quý 1 năm 2016 và quý 1 các năm còn lại
Bảng 3.7 Kết quả T-test năm 2016 Variable Obs Mean Std.Err Std.Dev 95% conf Interval
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả STATA diff = mean (EM2016) – mean (EMtest2016) t = 0.1259
Tác giả thấy rằng, các giá trị P-value > 0,05 nên không có đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết H0, tức không có sự khác biệt đáng kể về ý nghĩa thống kê giữa trung bình của biến EM2016 và biến EMtest2016 Các giả thuyết thay thế là Ha: diff
< 0, Ha: diff != 0 và Ha: diff > 0 không được chấp nhận với mức ý nghĩa 0.05
3.2.4 Kết quả mô hình hồi quy
3.2.4.1 Kết quả mô hình hồi quy (3)
𝐸𝑀 𝑖𝑡(𝑞4) là quản trị lợi nhuận quý 4 mỗi năm H1 dự đoán rằng 𝛼 1 < 0 Y2015 là các biến giả nhận hai giá trị 0 và 1 Trong đó:
Y2015 = 1 đối với quý 4 năm 2015 và Y2015 = 0 đối với quý 4 các năm còn lại
Các biến giải thích (CONTROL) là các biến đã được giải thích ở phần mô hình nghiên cứu bao gồm: ROA, SIZE, ISS, LEV, LOSS
Bảng 3.8 Kết quả mô hình hồi quy (3) EM4 Coef Std Err T P>|t| 95% conf Interval
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả STATA
Các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% tương ứng với (***) (**) và (*)
Từ bảng kết quả hồi quy tác giả thấy rằng, giá trị P value của một số biến như Y2015, SIZE4, LOSS4 đều lớn hơn 0,05 do đó các biến đó đều không có ý nghĩa thống kê Do đó, không thể kết luận được Y2015, SIZE4 và LOSS4 có ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận của công ty