1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Tác giả Nguyễn Tùng Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lê Thanh
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam kết đề tài "Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành Công nghệ và Thông tin" là công trình nghiên cứu của cá nhâ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

KHOA TÀI CHÍNH

- -

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM NGÀNH CÔNG NGHỆ VÀ THÔNG TIN

Sinh viên: Nguyễn Tùng Anh Lớp: K23CLC – TCA

Mã sinh viên: 23A4010049 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lê Thanh

Hà Nội, tháng 5 năm 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam kết đề tài "Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành Công nghệ và Thông tin" là công trình nghiên cứu của cá nhân em dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Lê Thanh Thông tin, số liệu, phân tích và đánh giá trong khóa luận tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu khác Các trích dẫn về nguồn gốc và tài liệu tham khảo đã được ghi đầy đủ, rõ ràng theo đúng quy định

Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những sai sót bài nghiên cứu của mình!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tùng Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại Học viện Ngân hàng, em xin gửi lời cảm ơn tới các Ban Giám đốc, các giảng viên tại trường đã trang bị rất nhiều kiến thức quý báu và là hành trang quý giá để có thể giúp em vững bước trong tương lai

Để hoàn thành bài khóa luận ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự giúp

đỡ của TS Nguyễn Thị Lê Thanh đã hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ và giải đáp các thắc mắc của em trong suốt quá trình em làm khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình và bạn

bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong mọi điều kiện để em có thể hoàn thành được bài khóa luận này

Cuối cùng, do kiến thức chuyên môn và thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết

có thể sẽ có những thiếu sót Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của thầy

cô để bài viết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu bài nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 6

1.2 Các nghiên cứu trong nước 8

1.3 Khoảng trống nghiên cứu 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DƯỚI GÓC NHÌN KIỂM TOÁN 13

2.1 Lý luận về chất lượng báo cáo tài chính 13

2.1.1 Chất lượng báo cáo tài chính theo đặc điểm chất lượng 13

2.2 Lý luận về nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo tài chính 24

CHƯƠNG 3: GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Giả thuyết nghiên cứu 31

3.2 Phương pháp nghiên cứu 33

3.2 Dữ liệu nghiên cứu 37

3.3 Mô hình nghiên cứu 37

CHƯƠNG 4: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

4.1 Tổng quan các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghệ và thông tin 39

4.1.1 Tổng quan ngành công nghệ và thông tin Việt Nam 39

4.1.2 Hiệu quả hoạt động ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam 40

4.1.3 Các công ty ngành công nghệ thông tin trong bài nghiên cứu 42

4.2 Thu thập dữ liệu 43

4.2.1 Kích thước mẫu nghiên cứu 43

4.2.2 Phương thức thu thập dữ liệu 43

4.3.1 Thống kê mô tả 47

4.3.2 Kết quả phân tích tương quan 51

4.3.3 Kết quả đa cộng tuyến 52

4.3.5 Kiểm định các khuyết tật 57

4.3.6 Xử lý khuyết tật mô hình 59

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 61

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 61

Trang 5

5.2 Các kiến nghị, đề xuất 65

5.3 Đóng góp và hạn chế của bài nghiên cứu 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Tài liệu tham khảo trong nước 70

Tài liệu tham khảo ngoài nước 71

PHỤ LỤC THÔNG TIN DOANH NGHIỆP 75

PHỤ LỤC KẾT QUẢ PHẦN MỀM STATA 76

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HOẠ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm chất lượng BCTC theo VAS, IASB và FASSB 18

Bảng 2.3: Ma trận đo lường chất lượng báo cáo tài chính 22

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình nghiên cứ 35

Bảng 4.1: Cấp độ ngành Công nghệ và Thông tin theo Vietstock 44

Bảng 4.2: Tóm tắt ý kiến kiểm toán về dữ liệu nghiên cứ 47

Bảng 5.1: Kết luận tác động các biến độc lập tới mô hình nghiên cứu 66

DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 3.2: Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC ngành CNTT 36

Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng ngành CNTT GDP VN giai đoạn 2016-2023 41

Biểu đồ 4.2: Doanh thu và tăng trưởng CNTT VN giai đoạn 2018-2023 43

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán 47

Hình 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 49

Hình 4.2: Phân tích tự tương quan giữa các biến mô hình nghiên cứu 53

Hình 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến mô hình nghiên cứu 54

Hình 4.9: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 60

Hình 4.10: Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư 60

Hình 4.11: Kết quả mô hình GLS đã xử lý khuyết tật 61

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Một trong những tiêu chuẩn bắt buộc mà các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán là một bản báo cáo tài chính (BCTC) chất lượng nhằm cung cấp thông tin để phục vụ nghĩa vụ pháp lý (Diouf & Boiral, 2017), (Criado-Jiménez và cộng sự, 2008) Việc đánh giá chất lượng thông tin trên BCTC của những công ty niêm yết là cơ sở quan trọng để cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư Song vẫn còn khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế về chất lượng của các bản BCTC (Van Van Beest và cộng

sự, 2009)

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế Việt Nam Theo thống kê năm 2023, nhóm ngành CNTT chiếm hơn 20% tổng giá trị vốn hóa thị trường, cho thấy tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế Trong thời đại số và công nghệ 4.0, ngành CNTT đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình Đó không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là trụ cột của mọi khía cạnh trong cuộc sống và kinh tế, từ việc kết nối toàn cầu đến sự tiến bộ của xã hội và con người Bởi vậy, các doanh nghiệp CNTT niêm yết trên sàn chứng khoán cần phải cung cấp BCTC chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, các bên liên quan và cơ quan quản lý BCTC chính xác giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt; giúp các bên liên quan đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp; và giúp cơ quan quản lý giám sát hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên việc kiểm toán BCTC của doanh nghiệp CNTT gặp nhiều khó khăn do tính phức tạp của mô hình kinh doanh, các giao dịch và hệ thống thông tin Doanh nghiệp CNTT thường có mô hình kinh doanh đa dạng, hoạt động trên nhiều quốc gia, sử dụng nhiều hệ thống thông tin khác nhau Điều này khiến cho việc thu thập và kiểm tra dữ liệu trở nên khó khăn hơn so với các doanh nghiệp truyền thống Ở bản báo cáo này, nghiên cứu chất lượng BCTC dựa trên một quan điểm mới khác với các nghiên cứu trước Đó chính là đưa ra ý kiến kiểm toán dựa trên sai sót của quá trình kiểm toán và ý kiến của kiểm toán viên về BCTC, cũng như xác định

Trang 9

Vì vậy, đề tài nghiên cứu sẽ là "Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành Công nghệ Thông tin" Mục tiêu nghiên cứu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC dưới góc nhìn của kiểm toán, một lĩnh vực còn ít được quan tâm trong ngành CNTT Từ đó, đề tài đưa ra những kiến nghị trong tương lai để cải thiện chất lượng của các bản BCTC cho các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) thuộc ngành CNTT

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

*Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Xác định những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành CNTT dưới góc nhìn kiểm toán và phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

*Từ mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài xác định 3 câu hỏi nghiên cứu sau

Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các DNNY thuộc nhóm ngành CNTT dưới góc nhìn kiểm toán?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tới chất lượng BCTC của các DNNY nhóm ngành CNTT tố dưới góc nhìn kiểm toán?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Những khuyến nghị, định hướng nào được đưa ra nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng của BCTC của các DNNY nhóm ngành CNTT?

3 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC dưới góc nhìn

kiểm toán của các DNNY ngành CNTT trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

*Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Chất lượng BCTC của các DNNY nhóm ngành CNTT trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam

Trang 10

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu phục vụ việc phân tích và đánh giá trong giai đoạn 10 năm từ năm 2014 – 2023

Về không gian: Các DNNY thuộc nhóm ngành CNTT niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) và sàn HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hà Nội)

4 Phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài là

phương pháp nghiên cứu định lượng trên mẫu nghiên cứu là các DNNY chính thức thuộc nhóm ngành CNTT trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam

*Nguồn dữ liệu: Nguồn dữ liệu bài nghiên cứu sử dụng là dữ liệu thứ cấp, tổng hợp

từ số liệu trên BCTC đã kiểm toán và công bố của các DNNY thuộc nhóm ngành CNTT

*Công cụ sử dụng: Phần mềm Stata - phần mềm thống kê và phân tích dữ liệu để phân tích dữ liệu bảng, lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp giữa mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) hay mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), phát hiện và sửa chữa các khuyết tật của mô hình (nếu có)

5 Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu được chia làm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo tài chính

dưới góc nhìn kiểm toán

Chương 3: Giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thu thập dữ liệu và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

BCTC của một công ty, doanh nghiệp gồm các thông tin tài chính, kinh tế được mô tả bằng các bảng, biểu đồ nhằm cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh cũng như dòng tiền của doanh nghiệp đó BTCT là một phương tiện hiệu quả trình bày thực trạng của công ty tới các nhà đầu tư nói riêng và các chủ doanh nghiệp, cơ quan chức năng nói chung

Có thể nói rằng, BCTC là một kênh thông tin thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán Thông tin trên BCTC là một trong những kênh thông tin quan trọng mà DNNY bắt buộc cung cấp trên thị trường chứng khoán (TTCK) Chất lượng của thông tin trong BCTC chính là vai trò then chốt cho sự hiệu quả của thị trường tài chính Vì vậy, mâu thuẫn về nhu cầu thông tin chính là một vấn đề lớn trên thị trường, đặc biệt là bất cân xứng thông tin Trên thị trường chứng khoán, DNNY đóng vai trò cung cấp thông tin, nhà đầu tư là là đối tượng chính sử dụng những thông tin được cung cấp và đưa ra những quyết định đầu tư Tuy nhiên, ở đây đang xảy ra sự tồn tại khác biệt về nhu cầu thông tin giữa hai bên: Về phía nhà đầu

tư, họ mong muốn thông tin được cung cấp minh bạch, chính xác, chất lượng và phù hợp với mục tiêu ra quyết định; về phía DNNY, cũng giống như tâm lý chung của bất

kỳ một con người nào, họ thường chỉ muốn công bố những thông tin có lợi nhất cho mục đích kinh doanh của họ Trong khi đó, có rất nhiều tác động, cả trong lẫn ngoài,

có thể ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, trình bày và công bố một bản BCTC của DNNY, hay nói cách khác là chất lượng thông tin của BCTC Do đó, đấy là vấn đề chung không chỉ thị trường chứng khoán trong nước mà còn là cả trên thế giới, chất lượng BCTC đang nhận được sự quan tâm từ tất cả các bên, không chỉ là các nhà đầu

tư, các cơ quan có thẩm quyền mà còn cả phía của rất nhiều nhà nghiên cứu Vì vậy, đảm bảo chất lượng BCTC là một vấn đề quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Giải quyết mâu thuẫn về nhu cầu thông tin, đồng thời nâng cao năng lực và trách nhiệm của DNNY trong việc lập, trình bày

và công bố BCTC là những giải pháp thiết yếu để hướng đến một thị trường chứng khoán minh bạch và hiệu quả

Trang 12

Hiện nay, khái niệm và phương pháp đo lường chất lượng thông tin BCTC được các nhà nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Phần lớn các nghiên cứu sử dụng các hành vi như quản trị lợi nhuận, công bố lại BCTC hay gian lận BCTC

để đánh giá chất lượng thông tin gián tiếp Tuy nhiên, cách tiếp cận này chủ yếu tập trung vào quan điểm của các nhà cung cấp thông tin tài chính (TTTC) Theo xu hướng mới, thông tin BCTC không chỉ bó hẹp trong phạm vi truyền thống mà được hiểu rộng hơn, bao gồm cả thông tin phi tài chính như báo cáo và phân tích của nhà quản

lý, báo cáo kiểm toán và các báo cáo khác Việc cung cấp thông tin phi tài chính hướng đến mục tiêu hỗ trợ quá trình ra quyết định hiệu quả cho người sử dụng, đặc biệt là các nhà đầu tư và nhà phân tích bên ngoài doanh nghiệp Như vậy, đo lường chất lượng thông tin BCTC đang hướng đến sự đa dạng trong góc nhìn và mở rộng phạm vi đánh giá, bao gồm cả thông tin phi tài chính, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng

Tác động của quản trị công ty (QTCT) đến chất lượng thông tin BCTC: Chất lượng thông tin BCTC chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó QTCT ngày càng được quan tâm trong hơn thập niên qua Chức năng QTCT bao gồm cả yếu tố bên ngoài và bên trong Yếu tố bên trong tập trung vào việc thiết lập cơ cấu kiểm soát hành vi lập và công bố thông tin BCTC Cơ cấu này hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin BCTC Các nghiên cứu trước đây thường chú trọng vào các yếu tố bên trong như: quy mô công ty, thành viên độc lập, quyền hạn của hội đồng quản trị (HĐQT), sự hiện diện của bộ phận kế toán nội bộ (Cohen, 2004; Brennan, 2007) Nhiều nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa QTCT tốt và chất lượng thông tin BCTC cao, đồng thời, chất lượng thông tin BCTC thấp thường xuất phát từ những doanh nghiệp có QTCT yếu kém (Cohen, 2004) Hơn nữa,

do thông tin BCTC được lập và công bố bởi nhà quản lý doanh nghiệp, họ có thể vì nhiều lý do khác nhau mà công bố thông tin không đầy đủ và trung thực về tình hình hoạt động của công ty Điều này ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin BCTC đối với người sử dụng khi ra quyết định và làm giảm hiệu quả của thị trường vốn (Nguyễn Trọng Nguyên, 2015) QTCT đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thông tin BCTC Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống QTCT

Trang 13

hiệu quả để nâng cao độ tin cậy và minh bạch của thông tin BCTC, góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của thị trường vốn

1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Bushman và cộng sự (2001) về chất lượng TTTC qua các BCTC của DNNY phân tích dựa trên hai nhóm nhân tố Nhóm thứ nhất là nhóm minh bạch TTTC, gồm ba nhân tố là tính kịp thời, độ tin cậy và khả năng tiếp cận thông tin Nhóm thứ hai là minh bạch thông tin quản trị gồm các nhân tố mức độ công bố thông tin, mức độ công bố thông tin QTCT, các nguyên tắc kế toán, thời gian công

bố BCTC và chất lượng kiểm toán BCTC Nghiên cứu của Bushman và nhóm tác giả cho thấy tính minh bạch trong quản trị công ty liên quan chặt chẽ đến cơ chế pháp lý

và minh bạch TTTC liên quan chủ yếu đến chính sách kinh tế Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho rằng TTTC có liên quan đến quy mô doanh nghiệp Nếu công

ty có quy mô lớn thì mức độ chất lượng TTTC cao hơn và ngược lại Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức thống kê mô tả các nhân tố và trình bày thước đo chất lượng và độ minh bạch thông tin, chưa đưa ra mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến uy tín thông tin Nghiên cứu của Bushman và cộng sự cung cấp thông tin

về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTTC của DNNY Nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào việc xác định mối tương quan giữa các nhân tố này để có được bức tranh toàn diện hơn về chất lượng thông tin qua các BCTC của DNNY

Nghiên cứu của Jeffrey J Archambault và Marie E Archambault (2003) đã đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTC của doanh nghiệp Các yếu tố được xác định bao gồm: Quyền sở hữu (ownership): Cấu trúc sở hữu và mức độ tập trung sở hữu ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC; Tình trạng niêm yết (exchange listings): Doanh nghiệp niêm yết có xu hướng công bố TTTC nhiều hơn so với doanh nghiệp không niêm yết; Chính sách cổ tức (dividends): Doanh nghiệp có chính sách cổ tức cao thường công bố TTTC đầy đủ hơn; Kiểm toán (auditors): Doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín có xu hướng công bố TTTC chất lượng; Đòn bẩy tài chính (financial leverage): Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thường có mức độ công bố TTTC thấp hơn Ngoài

Trang 14

ra, nghiên cứu cũng cho thấy các nhóm nhân tố sau đây ảnh hưởng đến quá trình công

bố thông tin của doanh nghiệp: Quy mô công ty (firm size): Doanh nghiệp lớn thường công bố TTTC nhiều hơn so với doanh nghiệp nhỏ; Lĩnh vực kinh doanh (number of industries): Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực cạnh tranh cao thường công

bố TTTC nhiều hơn; Doanh thu xuất khẩu (foreign sales): Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thường có mức độ công bố TTTC cao hơn Mô hình của Archambault và Archambault cung cấp một khuôn khổ để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của doanh nghiệp Các nhà đầu tư, nhà phân tích và các bên liên quan khác có thể sử dụng mô hình này để đánh giá chất lượng BCTC của DNNY và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả

Năm 2005, nhóm tác giả Cheung và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu về mức độ công bố TTTC và chất lượng BCTC của các DNNY ở Thái Lan và Hồng Kông Nghiên cứu này chỉ ra rằng có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công

bố thông tin cũng như chất lượng BCTC của các công ty, bao gồm nhóm yếu tố tài chính và nhóm yếu tố QTCT Trong nhóm yếu tố tài chính, các tác giả đã đề xuất một

mô hình gồm năm biến tài chính ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch của các công ty, bao gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, hiệu suất tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu quả sử dụng tài sản Về nhóm yếu tố QTCT, các biến như mức

độ tập trung sở hữu, cơ cấu của HĐQT và quy mô của HĐQT được xem xét Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số yếu tố như quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, giá trị tài sản đảm bảo và khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tính minh bạch và mức độ công khai thông tin của các DNNY ở Hồng Kông, nhưng không

có ảnh hưởng tương tự đối với các công ty ở Thái Lan Ngược lại, các yếu tố QTCT như quy mô và cơ cấu của HĐQT ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ở Thái Lan, nhưng không có ảnh hưởng đối với mức độ công bố thông tin ở Hồng Kông

Các công ty kiểm toán, cơ quan xếp hạng tín nhiệm và quy định pháp luật đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNY, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này Ví dụ, trong nghiên cứu "Phí kiểm toán, Cơ cấu thị trường và Tính minh bạch của doanh nghiệp" vào năm 2007, Barley và đồng nghiệp đã đề xuất rằng phí

Trang 15

kiểm toán cao có thể góp phần tăng nguy cơ gian lận, điều này đã được xác nhận thông qua nghiên cứu thực nghiệm Ngoài ra, trong công trình "Các tiêu chuẩn kiểm toán có cải thiện môi trường thông tin của các doanh nghiệp niêm yết không? Bằng chứng từ các thị trường mới nổi tại Trung Quốc" của Heibatollah Sami và Haiyan Zhou (2008), họ đã phân tích tác động của việc thực hiện các tiêu chuẩn kiểm toán mới (năm 1996) đối với môi trường thông tin trên thị trường chứng khoán Trung Quốc Nghiên cứu này chỉ ra một cải thiện đáng kể về kết quả quản trị cho các doanh nghiệp niêm yết nhờ việc tăng cường chất lượng BCTC qua các TTTC được công bố Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Ahmed (2012) về ảnh hưởng của bốn yếu tố liên quan đến Hội đồng quản trị bao gồm số cuộc họp, tính độc lập, chuyên môn tài chính

và phân chức giữa chủ tịch và tổng giám đốc đến quản trị lợi nhuận, chỉ có yếu tố chuyên môn tài chính trong BCTC được xác định có ảnh hưởng đáng kể Nghiên cứu được tiến hành trên một mẫu gồm 71 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Bursa Malaysia trong giai đoạn từ 2001 đến 2005

1.2 Các nghiên cứu trong nước

Trong năm 2007, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Đình Cung về tầm quan trọng của minh bạch thông tin tới chất lượng BCTC trong bài viết có tựa đề "Công khai hóa và minh bạch thông tin - Cơ sở

để thị trường và bên ngoài công ty thực hiện giám sát công ty" Trong nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh vào 4 nhóm thông tin cần được công khai, bao gồm thông tin

về sứ mệnh và mục tiêu của công ty, thông tin về quyền sở hữu và quyền biểu quyết, thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của công ty, và cuối cùng là thông tin về Hội đồng quản trị và cán bộ quản lý chủ chốt Ông cũng nhấn mạnh rằng việc công khai thông tin tốt ảnh hưởng đến chất lượng BCTC sẽ cải thiện nhận thức

và hiểu biết của nhà đầu tư về công ty, từ đó tăng cơ hội huy động vốn và góp phần làm tăng giá trị công ty Nghiên cứu cũng kết luận rằng các công ty thường có xu hướng công khai thông tin nhiều hơn nếu phụ thuộc nhiều vào vốn từ bên ngoài; trong khi đó, các công ty đang gặp khó khăn có thể không muốn công khai thông tin Ngược lại, các công ty có kết quả kinh doanh tốt thường có xu hướng công khai thông tin

Trang 16

nhiều hơn, và các công ty với sở hữu vốn tập trung có thể muốn giảm thiểu yêu cầu

và phạm vi công khai thông tin

Trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Oanh (2008) có tiêu đề

"Improving Presentation and Disclosure of Financial Statements of Listed Companies

at Ho Chi Minh City Stock Exchange", tác giả cũng đề cập đến vấn đề về chất lượng của các BCTC của các công ty niêm yết Thông qua việc điều tra quan điểm của các nhà đầu tư đối với các chỉ số mà họ quan tâm khi phân tích BCTC trước khi ra quyết định đầu tư, tác giả kết luận rằng, chất lượng BCTC thông qua việc công bố và trình bày thông tin của các DNNY chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhóm đầu tư vì BCTC của các công ty vẫn còn thiếu sót về thông tin, làm khó khăn trong việc so sánh và tính toán các chỉ số tài chính, cũng như việc cung cấp BCTC không đúng thời hạn Các DNNY vẫn chưa chủ động trong việc công bố thông tin, và thông tin cung cấp vẫn còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng, cùng với việc hạ tầng cung cấp thông tin còn kém Tóm lại, chất lượng BCTC của bài nghiên cứu trên còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập cho các nhà đầu tư trên nhiều phương diện khác nhau Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc phân tích các sự kiện và hiện tượng trên TTCK thông qua BCTC để đưa ra đánh giá và kết luận Các công cụ sử dụng trong phân tích khá đơn giản, và kết quả điều tra chủ yếu là các thông tin riêng lẻ, chưa có tính hệ thống và mối liên kết để có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích tiên tiến hơn để đưa ra kết luận

có tính khoa học cao hơn

Bài báo "Transparency of Information - Practical Demands and Response Levels" (2009) của Lâm Thị Hồng Hoa, xuất bản trong tạp chí công nghệ ngân hàng (số 38, trang 38-42), đã phân tích bảy nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu minh bạch

về thông tin, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng của các bản BCTC của các DNNY trên TTCK Các nguyên nhân này bao gồm: tâm lý "tốt khoe, xấu che";

sự quan niệm về việc giữ bí mật trong kinh doanh bị lạm dụng; thiếu năng lực quản trị và tâm lý ngại thay đổi; việc xây dựng các chính sách ở cả tầm vĩ mô và vi mô đã tạo điều kiện cho việc che dấu hoặc làm sai lệch thông tin; thiếu sự có chế tài để xử phạt việc công bố thông tin không minh bạch cho nhà đầu tư; thiếu hệ thống chỉ tiêu

để người sử dụng thông tin kiểm tra tính minh bạch của thông tin đó; và cuối cùng,

Trang 17

hoạt động kiểm toán chưa đóng góp đầy đủ vào việc tăng cường minh bạch thông tin Bài nghiên cứu của Lâm Thị Hồng Hoa có thể hiểu được rằng, việc thông tin không minh bạch sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của BCTC, một BCTC uy tín yêu cầu thông tin mà DNNY cung cấp và công bố thông tin minh bạch và chất lượng

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thủy về "Tăng cường tính minh bạch trong thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" (2010) tập trung vào việc hoàn thiện minh bạch thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá tình hình công bố BCTC của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Đồng thời, tác giả chọn

ra 4 công ty để tiến hành phân tích và so sánh mức độ minh bạch thông tin giữa chúng

Từ kết quả thu được, tác giả kết luận rằng thông tin cung cấp cho thị trường chứng khoán chưa đầy đủ và không kịp thời, thường không đồng đều và thậm chí bị rò rỉ trước khi được công bố Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích một vài trường hợp cụ thể và không thực hiện một phân tích toàn diện, dẫn đến việc kết quả chưa đủ thuyết phục rằng liệu chất lượng BCTC có ảnh hưởng bởi minh bạch TTTC không

Trong năm 2012, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thúy Anh với chủ đề "Minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế" đã nêu lên vấn đề về minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện phân tích thực trạng minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam và rút ra kết luận: mặc dù TTCK Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc tăng cường minh bạch thông tin thông qua việc ban hành các khung pháp luật, sự tuân thủ của các công ty niêm yết, và vai trò của các tổ chức trung gian tài chính như các công ty kiểm toán, nhưng vẫn còn nhiều vấn

đề cần được giải quyết Cụ thể, khung pháp luật chưa hoàn thiện, chức năng quản lý

từ phía nhà nước vẫn còn yếu kém Ngoài ra, thông qua việc phân tích một trường hợp vi phạm minh bạch thông tin, tác giả đã chỉ ra sự yếu kém của cơ quan quản lý nhà nước Công trình cũng đã sử dụng tiêu chí xếp hạng minh bạch và công bố thông tin của Standard & Poor's (S&P) để đánh giá mức độ minh bạch thông tin của 89 công

Trang 18

ty niêm yết trên sàn HOSE Tuy nhiên, luận án chủ yếu tập trung vào phương pháp nghiên cứu định tính để lý giải và minh bạch cho các kết luận của mình, cùng với việc sử dụng một số trường hợp điển hình để phân tích sự yếu kém trong mức độ minh bạch thông tin Tuy nhiên, tính thuyết phục của các kết luận vẫn còn hạn chế

do không đạt được sự toàn diện và đầy đủ

Vào năm 2022, nghiên cứu của Ngọc Hưng và đồng nghiệp đã tập trung vào việc phân tích tác động và tầm quan trọng của các đặc điểm của công ty đối với chất lượng của BCTC của các DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ góc độ kiểm toán Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một mô hình hồi quy, với các yếu tố như lợi nhuận kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, quy mô của HĐQT, chính sách cổ tức, sự

sở hữu nhà nước, và thời gian niêm yết, Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng một

số yếu tố như lợi nhuận doanh nghiệp, quy mô công ty và quy mô của HĐQT có mối liên hệ tích cực đối với chất lượng của BCTC Ngược lại, chính sách cổ tức, trạng thái sở hữu và thời gian niêm yết của doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực Nghiên cứu này đã được thực hiện trên một mẫu dữ liệu gồm 2.225 quan sát từ các DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2014 đến 2020

1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu thực nghiệm cả trong và ngoài nước đã đưa ra những nhận định sâu sắc về tác động của các yếu tố tài chính và chỉ số tài chính đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp, cũng như các công ty hoạt động trên các thị trường quốc gia khác nhau Tuy nhiên, mặc dù đã có sự tập trung vào các yếu tố này, nghiên cứu về chất lượng BCTC dưới góc nhìn của kiểm toán vẫn chưa được khai thác một cách đầy đủ và chi tiết Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp

và yêu cầu cao về uy tín TTTC cũng như chất lượng BCTC, việc hiểu rõ về vai trò của kiểm toán trong việc đảm bảo chất lượng BCTC trở nên cấp bách hơn bao giờ hết

Đặc biệt, khi nhìn vào DNNY trên TTCK Việt Nam, đặc biệt là trong ngành CNTT, trong bối cảnh thời đại công nghệ số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, việc nghiên cứu về chất lượng BCTC thuộc nhóm

Trang 19

ngành này càng trở nên quan trọng và ý nghĩa hơn đối với một ngành cụ thể Sự thay đổi và tiến bộ trong công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh mà còn tác động đến cách mà TTTC được thu thập, xử lý và báo cáo Do đó, việc đảm bảo chất lượng BCTC trong ngành này trở nên vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự tin tưởng của nhà đầu tư và thị trường chứng khoán nói chung

Do mỗi ngành mang những đặc thù riêng về lĩnh vực kinh doanh và quy mô, ảnh hưởng của các nhân tố này là khác nhau Bởi vậy, đề tài "Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành Công nghệ

và Thông tin" được thực hiện để phân tích những nhân tố thực sự có ảnh hưởng, từ

đó đưa ra những kiến nghị phù hợp để những công ty này có thể nâng cao chất lượng BCTC phục vụ cho các đối tượng phù hợp

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO

TÀI CHÍNH DƯỚI GÓC NHÌN KIỂM TOÁN

2.1 Lý luận về chất lượng báo cáo tài chính

2.1.1 Chất lượng báo cáo tài chính theo đặc điểm chất lượng

2.1.1.1 Thông tin tài chính

TTTC là các dữ liệu và thông tin liên quan đến tình hình tài chính của một tổ chức hoặc cá nhân Điều này bao gồm thông tin về thu nhập, chi phí, lợi nhuận, tài sản, nợ vay, và các hoạt động tài chính khác Thông tin tài chính thường được ghi chép, báo cáo và phân tích để giúp người quản lý, nhà đầu tư, cơ quan quản lý, và các bên liên quan khác hiểu rõ về tình hình tài chính hiện tại và dự đoán về tương lai của một tổ chức hoặc cá nhân Đối với doanh nghiệp, thông tin tài chính thường được báo cáo trong các BCTC như báo cáo lợi nhuận và lỗ, báo cáo tài sản và nợ phải trả, và báo cáo dòng tiền

TTTC thường được thể hiện trên các BCTC của doanh nghiệp (Nivra, 2009) Nói cách khác, thông tin tài chính là thông tin được lấy từ các BCTC của doanh nghiệp, bao gồm thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, và chi phí của doanh nghiệp Thông tin này được thu thập và chủ yếu là từ công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp thông qua các BCTC như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và thuyết minh BCTC của

tổ chức hoặc doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể

Đứng ở góc độ của hệ thống thông tin kế toán, BCTC được xem là sản phẩm của một hệ thống thông tin kế toán, được xử lý và cung cấp bởi quy trình nghiệp vụ

kế toán tài chính Ở góc độ người sử dụng thông tin, BCTC là nguồn cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra các quyết định kinh tế Trong phạm vi nghiên cứu, vì thông tin BCTC là kết quả của quá trình soạn thảo BCTC và quá trình công

bố thông tin chủ yếu thông qua BCTC, nên thuật ngữ "BCTC" được sử dụng để chỉ thông tin tài chính trên BCTC Do đó, nghiên cứu sử dụng thuật ngữ thông tin tài chính cũng ám chỉ thông tin trên BCTC

Trang 21

TTTC là phản ánh của các tác động tài chính và kế toán của các sự kiện tài chính, được thu thập, xử lý và báo cáo để cung cấp thông tin hữu ích cho nhiều bên trong việc ra quyết định kinh tế Thông tin tài chính có thể là thông tin về quá khứ hoặc mang tính dự báo, và được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ

2.1.1.2 Chất lượng báo cáo tài chính

Nhiều nghiên cứu đã tiến hành đo lường chất lượng BCTC bằng cách xem xét các ảnh hưởng đến BCTC Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chất lượng BCTC phụ thuộc vào một loạt các yếu tố khác nhau Quản trị, ngành kế toán, yếu tố kinh tế, sự ảnh hưởng của lực lượng quốc tế, thuế và hệ thống chính trị đều có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng BCTC (Gajevszky, 2015) Những yếu tố này bao gồm quản lý thu nhập, thực hành quản trị doanh nghiệp, thị trường vốn, kiểm soát nội

bộ, hệ thống báo cáo nội bộ, chuẩn mực kế toán, công nghệ thông tin và hệ thống thông tin kế toán, kiểm toán, chủ nghĩa thận trọng trong kế toán, trình bày tài chính, danh tiếng công ty, văn hóa, đạo đức kinh doanh, giám đốc điều hành (CEO), tuổi tác, giám đốc điều hành nắm giữ khoản nợ, quy mô tổ chức và quy mô của hội đồng quản trị Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa chất lượng BCTC và thù lao điều hành cũng như doanh thu quản lý doanh nghiệp Do đó, việc

đo lường chất lượng BCTC có thể dựa trên thông tin khác ngoài thông tin tài chính trong báo cáo của đơn vị (Pounder, 2013)

2.1.1.3 Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính theo đặc điểm chất lượng

Thông tin kế toán được thể hiện chủ yếu thông qua BCTC của các doanh nghiệp, vì vậy chất lượng của việc thực hiện kiểm toán và kiểm tra kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng của BCTC Chất lượng của quá trình kiểm tra kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến tính đúng đắn và minh bạch của thông tin kế toán, từ đó giúp giải thích và hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp Chỉ khi quá trình kiểm tra kế toán được thực hiện chính xác và chất lượng, người sử dụng thông tin mới có thể đưa ra các quyết định hiệu quả và đúng đắn

Trang 22

Ngược lại, nếu chất lượng của thông tin cung cấp trong BCTC không phản ánh đầy đủ và chính xác về tình hình kinh tế của doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến các quyết định sai lầm có thể gây hậu quả nặng nề cho người sử dụng Chất lượng của thông tin kế toán phụ thuộc vào các đặc tính của quá trình kiểm tra kế toán và được quy định theo các chuẩn mực kế toán

Phương pháp đo lường chất lượng BCTC thông qua đặc điểm chất lượng nhằm đánh giá các khía cạnh và kích thước của thông tin tài chính và thông tin phi tài của BCTC, nhằm xác định tính hữu ích của thông tin tài chính đó Phương pháp này giúp xác định mức độ đáng tin cậy, minh bạch và thực tế của thông tin được báo cáo, từ

đó cung cấp cơ sở để đánh giá khả năng thông tin tài chính đó có thể hỗ trợ quyết định của các bên liên quan Phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo đặc điểm chất lượng đó là chất lượng BCTC được đánh giá dựa trên các thang đo được xây dựng dựa trên các đặc điểm chất lượng của IASB - International Accounting Standards Board (Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế), FASB - Financial Accounting Standards Board (Uỷ bản Chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ) và VAS - Vietnamese Accounting Standards (Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Việt Nam)

Đánh giá chất lượng BCTC dựa trên các đặc điểm này giúp xác định mức độ tuân thủ của BCTC với các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia, đồng thời đánh giá khả năng thông tin tài chính đó có thể cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị cho các bên liên quan như nhà đầu tư, ngân hàng, quản lý và các cơ quan quản lý khác

Trang 23

Bảng 2.1: Đặc điểm chất lượng BCTC theo VAS, IASB và FASB

Nguồn: Trần Thị Phương Mai (2022)

Đánh giá chất lượng BCTC dựa trên các đặc điểm này giúp xác định mức độ tuân thủ của BCTC với các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia, đồng thời đánh giá khả năng thông tin tài chính đó có thể cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị cho các bên liên quan như nhà đầu tư, ngân hàng, quản lý và các cơ quan quản lý khác

2.1.2 Chất lượng báo cáo tài chính dưới góc nhìn kiểm toán

2.1.2.1 Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính dưới góc nhìn kiểm toán

TTTC dưới góc nhìn kiểm toán, TTTC đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và tin cậy của BCTC của một doanh nghiệp Kiểm toán

Trang 24

tài chính là quá trình độc lập nhằm xác minh và đánh giá tính chính xác của thông tin tài chính được báo cáo bởi doanh nghiệp TTTC từ góc nhìn kiểm toán bao gồm việc kiểm tra các BCTC, bao gồm cả bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, để xác định xem liệu chúng phản ánh đầy đủ và chính xác về tình hình tài chính và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp hay không Kiểm toán tài chính cũng bao gồm việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận một cách chính xác và căn cứ vào các nguyên tắc kế toán và pháp lý Kiểm toán viên cũng sẽ đánh giá tính minh bạch và độ minh bạch của thông tin tài chính được công bố Từ góc độ này, TTTC không chỉ là một bộ dữ liệu số mà còn là cơ sở quan trọng để đánh giá sự tín nhiệm

và sự tin cậy của doanh nghiệp đối với các bên liên quan như cổ đông, người đầu tư,

và các bên liên quan khác

Chất lượng BCTC dưới góc nhìn kiểm toán là sự đánh giá và xác minh của các yếu tố quan trọng trong BCTC của một doanh nghiệp từ các chuyên viên kiểm toán Điều này bao gồm việc kiểm tra tính chính xác, minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính được báo cáo, cũng như đánh giá hiệu suất của hệ thống kiểm soát nội

bộ của doanh nghiệp Dưới góc nhìn kiểm toán, chất lượng BCTC được xác định bởi mức độ mà báo cáo này phản ánh đúng và trung thực về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các kiểm toán viên sẽ xem xét và kiểm tra

kỹ lưỡng các thông tin được báo cáo để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các nguyên tắc

và tiêu chuẩn kế toán, cũng như các quy định pháp lý liên quan

*Đánh giá chất lượng BCTC dưới góc nhìn kiểm toán:

Mặc dù doanh nghiệp tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nhưng vẫn có khả năng ảnh hưởng đến một số yếu tố thông qua sự linh động trong việc áp dụng các phương pháp kế toán, như việc thay đổi phương pháp kế toán trong một năm tài chính Trong mọi nghiên cứu liên quan đến chất lượng BCTC, dù chất lượng BCTC có vai trò là yếu tố tác động hoặc bị tác động, việc đo lường chất lượng BCTC đóng vai trò quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc nghiên cứu Tuy nhiên, do chất lượng BCTC không thể quan sát trực tiếp, nên trong các nghiên cứu trước đây

Trang 25

đã sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung vào việc đánh giá chất lượng của BCTC dưới góc nhìn kiểm toán Đánh giá chất lượng BCTC từ góc nhìn kiểm toán thường tập trung vào các yếu

tố quan trọng mà kiểm toán viên quan sát và đánh giá khi thực hiện kiểm toán các BCTC của doanh nghiệp Đánh giá này vẫn bao gồm các yếu tố chính như tính chính xác, minh bạch, tuân thủ quy định và tiêu chuẩn kế toán, kiểm soát nội bộ và báo cáo

về rủi ro, tương tự như trong quá trình đánh giá chất lượng BCTC tổng quát Tuy nhiên, khi đánh giá chất lượng BCTC từ góc nhìn kiểm toán, các yếu tố này thường được đánh giá một cách chi tiết và cụ thể hơn, dựa trên các tiêu chuẩn và quy trình kiểm toán cụ thể Đồng thời, kiểm toán viên cũng sẽ tập trung vào việc đánh giá hiệu suất của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và xác định các rủi ro tiềm ẩn

và không tính rủi ro một cách tổng quát và toàn diện hơn

Để đánh giá chất lượng BCTC dưới góc nhìn kiểm toán, bài nghiên cứu kế thừa

sự phát triển từ DeFond và Zhang (2014), chất lượng BCTC được đo lường bằng hai tiêu chí dưới đây:

(1) Sai sót trọng yếu thể hiện khi tính chênh lệch lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trước và sau kiểm toán

Đối với tiêu chí chênh lệch lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán, ma trận dựa trên Văn bản Giải trình Kết quả kinh doanh, Báo cáo thường niên hoặc BCTC của doanh nghiệp công bố được sử dụng để đánh giá mức độ phụ thuộc vào bảng ma trận Tiêu chí này phản ánh sự khớp lệch giữa lợi nhuận sau thuế trước và sau khi đã được kiểm toán, từ đó cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ sự thay đổi trong BCTC sau quá trình kiểm toán Chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán là một chỉ số quan trọng cho thấy tính đáng tin cậy của BCTC và hiệu quả của quản lý lợi nhuận Kết quả kiểm toán có thể phản ánh sự thay đổi trong quản lý lợi nhuận và khả năng tối ưu hóa hoạt động kinh doanh Chênh lệch lợi nhuận phần nào phản ánh mức độ

uy tín của TTTC trong BCTC của doanh nghiệp

Từ đó chênh lệch lợi nhuận được chia ra làm 5 mức độ như bảng dưới đây:

Trang 26

Bảng 2.2: Các mức độ chênh lệch lợi nhuận

Nguồn: DeFond và Zhang (2014)

(2) Trao đổi ý kiến kiểm toán viên và bày tỏ ý kiến kiểm toán

Dựa trên Chuẩn mực Kiểm toán số 700, 705 và 706 về "Báo cáo Kiểm toán về Báo cáo Tài chính", báo cáo kiểm toán được định nghĩa là một loại tài liệu được lập bởi các công ty kiểm toán và các kiểm toán viên để thể hiện quan điểm chính thức của họ về BCTC của đơn vị được kiểm toán Do đó, ý kiến kiểm toán được hiểu là kết quả mà các kiểm toán viên đưa ra sau mỗi cuộc kiểm toán của Báo BCTC Ý kiến kiểm toán được coi là sản phẩm cuối cùng thể hiện kết luận của kiểm toán viên về BCTC đã được kiểm toán Những kết luận này sẽ được trình bày dưới dạng báo cáo kiểm toán hoặc biên bản kiểm toán Ý kiến kiểm toán được hệ thống hoá như sau:

- Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần: Đây là báo cáo được đánh giá cao nhất với tính hợp lý, trung thực, độ đáng tin cậy ở báo cáo này là 100% xét trên mức trọng yếu

- Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ được hệ thống thành các mức độ như sau, ý kiến kiểm toán ngoại trừ do giới hạn phạm vi (Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm

cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kết luận những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện có thể là trọng hiếu) và ý kiến kiểm toán ngoại trừ do sai sót trọng yếu (Kiểm toán viên dựa trên dữ liệu thu thập với đầy đủ bằng chứng đưa ra kết luận sai sót riêng lẻ từng khoản mục hay tổng hợp lại,

có ảnh hưởng trọng yếu đối với BCTC)

- Từ chối đưa ra ý kiểm toán: Kiểm toán sẽ có quyền từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán trong trường hợp có một vấn đề ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng thu

Trang 27

thập thông tin cũng như bằng chứng kiểm toán Tức là bị giới hạn trong phạm

vi kiểm toán

- Ý kiến kiểm toán trái ngược: Hay còn gọi là ý kiến không chấp nhận Đối với dạng ý kiến này, mọi giá trị thông tin ở trên báo cáo sẽ không còn ý nghĩa gì nữa

Từ đó ý kiến kiểm toán được chia ra làm 5 mức độ: Chấp nhận toàn phần, Ngoại trừ do sai sót trọng yếu, Ngoại trừ do giới hạn phạm vi, Từ chối và Trái ngược

Bảng 2.3: Ma trận đo lường

chất lượng báo cáo tài chính

Ý kiến kiểm toán

Chấp nhận toàn phần

Ngoại trừ

do sai sót trọng yếu

Ngoại trừ

do giới hạn phạm vi

Từ chối

Trái ngược

Nguồn: DeFond và Zhang (2014)

Để đánh giá và phân tích sâu hơn về tình trạng này, bài nghiên cứu dựa trên

ma trận đo lường chất lượng BCTC của bài DeFond và Zhang (2014) để đo lường chất lượng BCTC dưới góc nhìn kiểm toán Dựa vào bảng ma trận đo lường phía

Trang 28

dưới, biến phụ thuộc FSQ được chia ra làm năm mức độ khác nhau từ 1 đến 5, với mức ý nghĩa 5 là chất lượng tốt nhất và mức ý nghĩa 1 là chất lượng kém nhất Điều này cho phép nghiên cứu đánh giá sự đáng tin cậy và minh bạch của thông tin tài chính được cung cấp, đồng thời cung cấp cơ sở để so sánh và phân tích hiệu suất tài chính của các doanh nghiệp hoặc tổ chức

2.1.2.2 Sự cần thiết đánh giá chất lượng báo cáo tài chính dưới góc nhìn kiểm toán

Đánh giá chất lượng BCTC từ góc độ kiểm toán là cực kỳ cần thiết trong môi trường kinh doanh hiện nay BCTC là công cụ cơ bản để các bên liên quan, như cổ đông, nhà đầu tư và ngân hàng, đánh giá hiệu suất và tình hình tài chính của một doanh nghiệp Kiểm toán giúp đảm bảo rằng thông tin trong BCTC là đáng tin cậy và minh bạch Qua quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên độc lập đánh giá tổng thể về việc liệu BCTC có tuân thủ các nguyên tắc kế toán và các quy định pháp luật hay không Họ kiểm tra các số liệu kế toán, phân tích các giao dịch và sự kiện, và đánh giá các hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để đảm bảo tính minh bạch và trung thực của thông tin được báo cáo Việc đánh giá chất lượng BCTC dưới góc nhìn kiểm toán không chỉ giúp người sử dụng thông tin hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn tạo ra sự tin cậy và tăng cường niềm tin từ phía các bên liên quan

Đối với thị trường chứng khoán: BCTC là nguồn thông tin chính thức về tình

hình tài chính và hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp, và đó cũng là cơ sở quan trọng cho quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trong bối cảnh TTCK đòi hỏi sự minh bạch và tin cậy, việc đảm bảo rằng thông tin trong BCTC là chính xác và đáng tin cậy là vô cùng quan trọng Đánh giá chất lượng BCTC thông qua quá trình kiểm toán giúp xác minh tính minh bạch và trung thực của thông tin được báo cáo Do đó, một BCTC được kiểm toán chính là một dấu hiệu của tính minh bạch và tin cậy, tạo ra sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán Ngoài ra, việc đánh giá chất lượng BCTC qua góc nhìn kiểm toán cũng giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận và gian lận tài chính Việc

Trang 29

có một quy trình kiểm toán chặt chẽ sẽ giúp làm giảm rủi ro và tăng cường niềm tin của người đầu tư vào TTCK Do đó, việc đánh giá chất lượng BCTC thông qua góc nhìn kiểm toán không chỉ là cần thiết mà còn là một yếu tố quan trọng để duy trì tính minh bạch và sự tin cậy trong thị trường chứng khoán

Đối với quản lý nhà nước: Thông tin chính xác từ BCTC giúp các cơ quan

quản lý thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô hiệu quả hơn Chính sách và biện pháp quản lý thị trường có thể được điều chỉnh và thích ứng dựa trên thông tin đáng tin cậy

từ BCTC, từ đó đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và bền vững Đối với quản lý nhà nước, sự đảm bảo về tính minh bạch, độ chính xác và độ tin cậy của các BCTC, đặc biệt là sau khi chúng được kiểm toán, đó là một yếu tố quan trọng không thể phủ nhận Thông tin chính xác và đáng tin cậy từ các báo cáo này giúp cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của các công ty niêm yết Nhờ đó, họ có thể đưa ra những biện pháp quản lý và giám sát hiệu quả hơn, nhằm hạn chế và ngăn chặn các hành vi vi phạm và thao túng trên thị trường chứng khoán

Đối với các nhà đầu tư: Trong môi trường thị trường chứng khoán ngày nay,

chất lượng của BCTC đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn đối với toàn bộ hệ thống tài chính và kinh tế BCTC là cầu nối giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư, là nguồn thông tin chính xác và minh bạch giúp họ đưa ra các quyết định đầu tư một cách sáng suốt và hiệu quả Đối với các nhà đầu tư, sự cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và xác thực từ các BCTC được kiểm toán là yếu tố không thể phủ nhận Chính thông tin này giúp họ đánh giá đúng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp, đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và tránh được những rủi

ro không mong muốn Tuy nhiên, chất lượng của thông tin trên BCTC không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư mà còn đến sự ổn định và phát triển của toàn bộ thị trường chứng khoán Với các cơ quan nhà nước và tổ chức quản lý thị trường, thông tin chính xác và minh bạch từ BCTC giúp họ có cái nhìn tổng thể và sát thực hơn về tình hình tài chính của các công ty niêm yết Điều này giúp họ có thể đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý và giám sát hiệu quả, từ đó hạn chế và ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc thao túng thị trường tài chính Như vậy, chất lượng của thông tin trên

Trang 30

sâu rộng đến sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán và nền kinh tế Đây chính là lý do mà việc đảm bảo tính minh bạch và chất lượng thông tin trên BCTC luôn được coi trọng và theo dõi chặt chẽ

2.1.2.3 Động cơ can thiệp vào báo cáo tài chính của nhóm ngành Công nghệ

và Thông tin dưới góc nhìn kiểm toán

Hiện nay, sự phân tách giữa sở hữu và quản lý được thể hiện rõ qua lý thuyết đại diện Sự phân tách này mang lại lợi ích như việc chuyển nhượng quyền sở hữu

mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, và thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp Tuy nhiên, nó cũng gây ra vấn đề đại diện, khi có sự xung đột lợi ích giữa quản lý và cổ đông Thông tin bất đối xứng trên thị trường chứng khoán, khi có sự không cân đối trong việc công bố thông tin, là một vấn đề quan trọng Do đó, minh bạch và chất lượng thông tin trên BCTC là yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu Thông tin trên BCTC của doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin về lợi nhuận, có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của nhiều bên liên quan Trong ngữ cảnh này, sự quan tâm hàng đầu là về chất lượng của thông tin lợi nhuận được công bố Ở Việt Nam, có nhiều loại hình doanh nghiệp với mỗi loại hình có chiến lược kinh doanh riêng và nguồn thông tin đặc biệt để thu hút nhà đầu tư Việc điều chỉnh lợi nhuận (Earning Management) là một trong những biện pháp can thiệp được cân nhắc trong quá trình cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư bên ngoài Một vài động cơ có thể được kể đến như giảm chi phí thuế thu nhập, ảnh hưởng từ các hợp đồng cũng như phát hành cổ phiếu ra công chúng

Trong ngành Công nghệ thông tin, BCTC không chỉ là một tài liệu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn là công cụ quan trọng để thu hút nhà đầu

tư, đối tác kinh doanh và khách hàng Dưới góc nhìn kiểm toán, việc đánh giá chất lượng BCTC của các doanh nghiệp CNTT thường tiếp tục thúc đẩy sự quan tâm đến các yếu tố sau:

- Áp lực cạnh tranh: Trong một thị trường CNTT đầy cạnh tranh, các doanh nghiệp thường cảm thấy áp lực để thay đổi BCTC để phản ánh một hình ảnh

Trang 31

tích cực về hiệu suất kinh doanh của họ, nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và cổ đông

- Tính đột phá và sáng tạo: Các doanh nghiệp CNTT luôn cần phải thể hiện sự đột phá và sáng tạo trong BCTC, thể hiện thông qua các dự án nghiên cứu và phát triển mới Điều này có thể dẫn đến việc áp dụng các phương pháp kế toán phức tạp hơn để thể hiện giá trị của các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo

- Quản lý rủi ro: Trong một môi trường CNTT thường xuyên thay đổi, việc can thiệp vào BCTC để quản lý và minh bạch hóa rủi ro có thể làm tăng sự tin cậy

và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư

- Sự phát triển và mở rộng cũng đóng vai trò quan trọng: Các doanh nghiệp CNTT thường cần tăng cường hình ảnh của mình để thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ cho sự mở rộng hoạt động kinh doanh của họ Điều này có thể thúc đẩy họ can thiệp vào BCTC để tạo ra một bức tranh tích cực về triển vọng và tiềm năng phát triển

Dưới góc nhìn kiểm toán, các doanh nghiệp CNTT thường có nhiều động cơ khác nhau để can thiệp vào BCTC, từ việc thúc đẩy sự đột phá và sáng tạo đến quản

lý rủi ro và hỗ trợ đầu tư Các yếu tố này có thể được xem xét và đánh giá chi tiết để đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính của doanh nghiệp

2.2 Lý luận về nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo tài chính

Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC, đo lường từ nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu thường tập trung vào một hoặc một số nhóm yếu tố liên quan đến HĐQT, đặc điểm của công ty và kết quả thu được thường không đồng nhất Từ cái nhìn tổng quan, nghiên cứu cho thấy rằng các quy định pháp luật, môi trường kinh doanh và sự phát triển của thị trường chứng khoán thường chưa được hoàn thiện ở các nền kinh tế đang phát triển Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC đối với những nền kinh tế này là có ý nghĩa và cần được tiếp tục quan tâm và nghiên cứu sâu hơn Chất lượng BCTC dưới góc nhìn kiểm toán đều được thể hiện thông qua ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên (Spathis et al., 2003) Việc phê duyệt báo cáo kiểm

Trang 32

toán và phát hiện tình trạng bất thường/gian lận trong BCTC đều là những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng thông tin trong BCTC Các nghiên cứu này cho thấy rằng nếu BCTC được ký kiểm toán mà không được chấp nhận hoàn toàn, thì chất lượng của BCTC sẽ bị giảm đi Ngoài ra, sự chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán càng lớn, thì chất lượng của BCTC càng thấp hơn

Một số báo cáo cho rằng chất lượng BCTC chưa đủ tiêu chuẩn và nên được nghiên cứu dưới các góc nhìn khác nhau (Sánchez- Serrano và cộng sự, 2020) Từ quan điểm kế toán, chất lượng của BCTC có thể được đánh giá dựa trên các thuộc tính chất lượng và hiệu suất lợi nhuận Ngoài ra, chất lượng của BCTC cũng có thể được đánh giá thông qua các chỉ số như chất lượng tích lũy thu nhập, quản lý thu nhập, tính bền vững của lợi nhuận và khả năng dự báo (J Perols, 2011) Từ góc độ kiểm toán, các nghiên cứu dựa vào quan điểm của kiểm toán và phát hiện gian lận hoặc sai sót trong BCTC nhằm đánh giá chất lượng thông tin trong BCTC (Spathis

và cộng sự, 2003) Dưới đây, bài nghiên cứu tổng hợp 7 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC:

Thời gian hoạt động công ty (TIME)

Thời gian niêm yết của một công ty ảnh hưởng đến chất lượng BCTC Các công

ty niêm yết lâu năm thường có kinh nghiệm, hệ thống kiểm soát nội bộ tốt hơn và niềm tin từ cộng đồng đầu tư Tuy nhiên, các công ty mới niêm yết có thể đối mặt với

áp lực cạnh tranh cao hơn, có thể dẫn đến việc làm đẹp BCTC để tạo ấn tượng tích cực, nhưng có thể mất đi tính khách quan và độ tin cậy Theo lý thuyết tín hiệu và các nghiên cứu trước đó, thời gian hoạt động của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh lợi nhuận Các công ty hoạt động lâu năm thường có BCTC được hoàn thiện hơn do có nhiều điều kiện hơn để thực hiện quá trình báo cáo Theo Saleem (2007), Saleem (2011) các công ty có thời gian hoạt động dài hạn thường có nhiều thành phần dự trữ để tăng danh tiếng, trong khi các công ty mới hoạt động thì chưa

có danh tiếng nên việc phân bố thông tin có thể ảnh hưởng đến vị trí cạnh tranh của

họ

Trang 33

Alves (2014) đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố như đòn bẩy tài chính, dòng tiền ròng, cơ hội đầu tư, loại hình công ty kiểm toán và quy mô công ty

Sử dụng kỹ thuật bình phương tối thiểu thông thường và bình phương tối thiểu hai giai đoạn, nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại hình công ty kiểm toán là yếu tố duy nhất không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, trong khi các yếu tố khác có ảnh hưởng đáng kể Quy mô của một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của nó Các yếu tố như tổng tài sản và khả năng, áp lực từ thị trường

và cơ quan quản lý, đa dạng và phức tạp của hoạt động kinh doanh, cũng như quan

hệ với đối tác và nhà cung cấp đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình này Một trong những yếu tố quan trọng nhất là tài nguyên, tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng của công ty Các doanh nghiệp lớn thường có các loại hình tài sản và khả năng tài chính lớn hơn, cho phép họ đầu tư vào hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực kế toán và tài chính Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và nâng cao chất lượng của BCTC Và không chỉ có lợi thế về tài nguyên và khả năng, các công ty lớn cũng đối mặt với áp lực lớn hơn từ các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư và cơ quan quản lý Sự quan tâm đến minh bạch và tuân thủ các tiêu chuẩn BCTC cao có thể cao hơn trong các công ty lớn do

sự giám sát nghiêm ngặt từ phía các cơ quan quản lý và áp lực từ thị trường Cuối cùng, đi kèm với quy mô của công ty là các quan hệ với đối tác và nhà cung cấp Việc duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là cần thiết để đảm bảo rằng các giao dịch với các bên liên quan được ghi nhận chính xác và không có sự ảnh hưởng bên ngoài vào quá trình BCTC Theo nghiên cứu của Anichebe (2019) nghiên cứu về mối quan hệ của quy mô công ty và chất lượng BCTC Áp dụng phương pháp thiết kế theo chiều dọc và hồi quy logit nhị phân, tác giả đã phát hiện rằng các biến quản trị công ty có ảnh hưởng đáng kể đến xác suất gian lận BCTC, đạt tới 53% Kết quả chỉ

ra sự tác động tích cực của các nhân tố bao gồm quy mô công ty đối với khả năng gian lận trong BCTC

Quy mô hội đồng quản trị (BOARD)

Quy mô của hội đồng quản trị ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của công ty Hội đồng quản trị lớn và đa dạng thường tạo ra cơ chế giám sát mạnh mẽ và quyết định

Trang 34

chặt chẽ hơn, làm tăng tính minh bạch và độ tin cậy của BCTC Tuy nhiên, quá lớn

có thể gây ra sự phân hóa và mất sự tập trung, ảnh hưởng đến quản lý và giám sát Sự cân nhắc và phân bổ quyền lực hợp lý trong hội đồng quản trị là quan trọng để tối ưu hóa chất lượng quản lý tài chính Nghiên cứu của Qinghua và đồng nghiệp (2007) đã khảo sát mối liên hệ giữa ủy ban kiểm toán, các đặc điểm của hội đồng quản trị và chất lượng BCTC trên thị trường chứng khoán Trung Quốc Tác giả đã áp dụng mô hình Jones đã điều chỉnh để đánh giá chất lượng BCTC của các DNNY dựa trên việc quản lý lợi nhuận Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không phát hiện được ảnh hưởng đáng kể của các biến thể hiện đặc điểm hành vi của HĐQT đối với chất lượng BCTC Điều đặc biệt, tần suất họp của hội đồng quản trị đã có tác động tiêu cực và không thường xuyên đến chất lượng BCTC Theo Dechow và cộng sự (2010), bài nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh khác nhau như đặc điểm công ty, phương pháp kế toán và bao gồm cả HĐQT Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của quy

mô hội đồng quản trị không ảnh hưởng tới chất lượng của BCTC Theo Alves (2014), tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và chất lượng BCTC, kết quả cho thấy tất cả các nhân tố trong quy mô hội đồng quản trị đều tác động tới chất lượng tới BCTC chỉ từ nhân tố loại hình công ty kiểm toán

Chính sách trả cổ tức (DIV)

Chính sách trả cổ tức của một công ty có thể ảnh hưởng đến chất lượng BCTC Các công ty thường có chính sách trả cổ tức ổn định và đều đặn thường báo cáo lợi nhuận ổn định và dự đoán được hơn Tuy nhiên, quyết định trả cổ tức quá mức có thể gây thiếu hụt vốn, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và cơ cấu tài chính của công ty Hơn nữa, để tối ưu hóa lợi ích cho công ty và cổ đông, các công ty có chính sách trả

cổ tức cao có thể lựa chọn các phương pháp kế toán hoặc quản lý lợi nhuận mà có thể giảm đi tính minh bạch và độ tin cậy của BCTC Mục đích chính của hầu hết các công

ty niêm yết là tạo ra giá trị cho cổ đông Các công ty này có các chính sách khác nhau

về việc phân phối lợi nhuận Nếu họ không thành công trong việc tạo ra lợi nhuận,

họ sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh Do

đó, việc tạo ra giá trị không chỉ quan trọng đối với cổ đông mà còn đối với các nhà quản trị công ty Giá trị tạo ra cho cổ đông được xác định trực tiếp từ giá cổ phiếu,

Trang 35

nhưng giá trị này luôn thay đổi do các thông tin mới có thể được hoặc không được kiểm soát bởi các nhà quản lý Cổ đông thường quan tâm đến cổ tức, đặc biệt là cổ tức bằng tiền mặt, do đó các nhà quản trị cũng có thể tối ưu hóa BCTC để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, theo Saleem (2011)

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE (Return on Equity) không chỉ là một chỉ số quản lý quan trọng mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của BCTC ROE cao có thể tạo ra động lực cho quản lý để tối ưu hóa hiệu suất tài chính của công ty, đồng thời làm tăng niềm tin

từ cộng đồng đầu tư Việc duy trì tính minh bạch và chất lượng trong BCTC trở nên quan trọng hơn, làm tăng khả năng thu hút đầu tư và tạo ra lợi ích dài hạn cho công

ty Ngoài ra, ROE cao thường đi kèm với sự tăng trưởng lợi nhuận và sự cạnh tranh mạnh mẽ, tạo ra áp lực cho công ty để thực hiện các quyết định kinh doanh có thể ảnh hưởng đến BCTC Do đó, việc quản lý các quyết định này một cách cẩn thận có thể giúp duy trì và nâng cao chất lượng thông tin trong BCTC Trong tóm tắt của Lev (1989) về nghiên cứu về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và thông tin lợi nhuận, lợi nhuận được xem như một trong những tiêu chí chứa đựng nhiều thông tin kế toán hữu ích để lựa chọn đầu tư vào doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đối với công ty, các yếu tố lợi nhuận được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), chỉ số nợ trên tổng tài sản tác động không đáng kể đến chất lượng thông tin tài chính của công ty

Khả năng thanh toán (PA)

Khả năng thanh toán, một khía cạnh quan trọng của tình hình tài chính của một doanh nghiệp, có tác động đáng kể đến chất lượng của BCTC Khả năng thanh toán được đánh giá thông qua các chỉ số như tỷ lệ nợ/xây dựng vốn, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, và dòng tiền ròng Khi một công ty có khả năng thanh toán kém, đặc biệt là khi

nợ cao đến mức đe dọa sự ổn định tài chính, có thể tạo ra áp lực để làm đẹp BCTC Các quyết định kế toán có thể được thực hiện để ẩn giấu hoặc làm giảm mức độ của

nợ, hoặc để tăng lên các chỉ số tài chính dường như làm giảm rủi ro, dẫn đến sự chệch lệch hoặc không chính xác trong BCTC Điều này có thể dẫn đến việc TTTC không

Trang 36

minh bạch và không đáng tin cậy, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy của thị trường

và nhà đầu tư Do đó, khả năng thanh toán của một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của BCTC Theo nghiên cứu của Saleem và Rehman (2011), khả năng thanh toán là một đặc tính quan trọng của một công ty và có ảnh hưởng lớn đến BCTC của nó Các khả năng thanh toán của một công ty để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của công ty Điều này là do có nhiều bên liên quan quan tâm đến khả năng thanh toán của công ty, bao gồm các nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan quản lý, và cả lợi nhuận của công ty

Quyền sở hữu nước ngoài (FO)

Quyền sở hữu nước ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC theo nhiều cách khác nhau Các doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài thường phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư quốc tế để cung cấp thông tin tài chính minh bạch và đáng tin cậy Đồng thời, việc tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế như IFRS hoặc US GAAP cũng là một yếu tố quan trọng, giúp tạo ra sự nhất quán và độ tin cậy trong BCTC

Sử dụng dịch vụ kiểm toán quốc tế có uy tín cũng có thể giúp cải thiện độ tin cậy và minh bạch của BCTC Hơn nữa, áp lực từ các cơ quan quản lý và tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế Theo Klai và Omri (2011), nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cổ đông nước ngoài ảnh hưởng tới chất lượng BCTC trên mẫu các DNNY trên TTCK Tuy nhiên, áp lực

từ cổ đông nước ngoài có thể tạo ra một môi trường kinh doanh tập trung vào hiệu suất tài chính ngắn hạn hơn là phát triển bền vững Điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp đặt ưu tiên vào việc tối ưu hóa lợi nhuận trong thời gian ngắn mà không quan tâm đến các yếu tố dài hạn như phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng hoặc bảo vệ môi trường Không chỉ vậy, sự áp đặt của cổ đông nước ngoài có thể dẫn đến việc giảm đầu tư vào nâng cao chất lượng BCTC Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể cố gắng giảm chi phí liên quan đến BCTC, điều này có thể ảnh hưởng đến sự minh bạch và độ tin cậy của thông tin tài chính được công bố Cuối cùng, sự biến động của thị trường và tỷ giá có thể làm tăng áp lực lên doanh nghiệp để đáp

Trang 37

ứng các mục tiêu tài chính ngắn hạn, dẫn đến việc quan trọng hóa kết quả tài chính ngắn hạn hơn là việc phát triển dài hạn và bảo đảm sự minh bạch trong BCTC

Trang 38

CHƯƠNG 3: GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giả thuyết nghiên cứu

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (TIME), được tính theo công thức:

TIME = Số năm niêm yết của công ty

Giả thuyết H1: Thời gian hoạt động (TIME) tác động cùng chiều (+) tới chất lượng báo cáo tài chính (FSQ)

Quy mô doanh nghiệp (SIZE), được tính theo công thức:

SIZE = Log 10 (Tổng tài sản)

Giả thuyết H2: Quy mô doanh nghiệp (SIZE) tác động cùng chiều (+) tới chất lượng báo cáo tài chính (FSQ)

(iii) Quy mô hội đồng quản trị (BOARD)

Quy mô hội đồng quản trị (BOARD), được tính theo công thức:

BOARD = Số thành viên trong hội đồng quản trị

Trang 39

Giả thuyết H3: Quy mô hội đồng quản trị (BOARD) tác động ngược chiều (-) tới chất lượng báo cáo tài chính (FSQ)

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), được tính theo công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp / Vốn chủ sở hữu

Giả thuyết H5: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tác động cùng chiều (+) tới chất lượng báo cáo tài chính (FSQ)

(vi) Khả năng thanh toán (PA)

Khả năng thanh toán (PA), được tính theo công thức:

PA = Tổng tài sản lưu động / Tổng nợ ngắn hạn

Giả thuyết H6: Khả năng thanh toán (PA) tác động cùng chiều (+) tới chất lượng báo cáo tài chính (FSQ)

(vii) Tỷ lệ quyền sở hữu nước ngoài (FO)

Quyền sở hữu nước ngoài (FO), được tính theo công thức:

FO = Cơ cấu cổ đông nước ngoài

Giả thuyết H7: Tỷ lệ quyền sở hữu nước ngoài (FO) tác động ngược chiều (-) tới chất lượng báo cáo tài chính (FSQ)

Trang 40

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

TIME Thời gian hoạt

SIZE Quy mô công ty Log cơ số 10 của tổng tài

BOARD Quy mô hội đồng

quản trị Số lượng thành viên Hội đồng quản trị H3 (-)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

Thiết kế

mô hình nghiên cứu

Thu thập

và xử lý

dữ liệu

Chạy mô hình, phân tích đánh giá

Kết luận, kiến nghị, hạn chế

Ngày đăng: 07/11/2024, 14:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Đặc điểm chất lượng BCTC theo VAS, IASB và FASB - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Bảng 2.1 Đặc điểm chất lượng BCTC theo VAS, IASB và FASB (Trang 23)
Bảng 2.2: Các mức độ chênh lệch lợi nhuận - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Bảng 2.2 Các mức độ chênh lệch lợi nhuận (Trang 26)
Bảng 2.3: Ma trận đo lường - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Bảng 2.3 Ma trận đo lường (Trang 27)
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Bảng 3.1 Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu (Trang 40)
Sơ đồ 3.2: Các nhân tố nghiên cứu ảnh hưởng đến chất lượng BCTC nhóm ngành CNTT - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Sơ đồ 3.2 Các nhân tố nghiên cứu ảnh hưởng đến chất lượng BCTC nhóm ngành CNTT (Trang 41)
Bảng 4.1: Cấp độ ngành Công nghệ và Thông tin theo Vietstock - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Bảng 4.1 Cấp độ ngành Công nghệ và Thông tin theo Vietstock (Trang 49)
Bảng 4.2: Tóm tắt ý kiến kiểm toán về dữ liệu nghiên cứu - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Bảng 4.2 Tóm tắt ý kiến kiểm toán về dữ liệu nghiên cứu (Trang 52)
Hình 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Hình 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 54)
Hình 4.2: Phân tích tự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Hình 4.2 Phân tích tự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 58)
Hình 4.4: Kết quả mô hình Pooled OLS - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Hình 4.4 Kết quả mô hình Pooled OLS (Trang 60)
Hình 4.5: Kết quả mô hình FEM - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Hình 4.5 Kết quả mô hình FEM (Trang 61)
Hình 4.8: Kết quả chạy lại mô hình REM - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Hình 4.8 Kết quả chạy lại mô hình REM (Trang 64)
Hình 4.11: Kết quả mô hình GLS đã xử lý khuyết tật - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Hình 4.11 Kết quả mô hình GLS đã xử lý khuyết tật (Trang 66)
Hình 5.1: Kết quả hồi quy 4 mô hình - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Hình 5.1 Kết quả hồi quy 4 mô hình (Trang 68)
Bảng 5.2: Kết luận tác động các biến độc lập tới mô hình nghiên cứu - Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin
Bảng 5.2 Kết luận tác động các biến độc lập tới mô hình nghiên cứu (Trang 71)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN