Tổng quan các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghệ và thông tin

Một phần của tài liệu Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 4: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghệ và thông tin

CNTT đã trải qua những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, khi được áp dụng rộng rãi trong đời sống, xã hội và doanh nghiệp. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có số lượng người sử dụng internet đứng đầu thế giới. Mọi hoạt động kinh doanh đều sử dụng internet trên các nền tảng kết nối đa dạng. Đồng thời, nhiều địa phương cũng đã áp dụng công nghệ số vào quản lý kinh tế xã hội.

Trong các lĩnh vực kinh doanh, ngành CNTT đã trở thành một trong những lĩnh vực mở rộng nhanh nhất tại Việt Nam. Ngành này ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong suốt 5 năm qua và đạt được những thành tựu đáng kể. Doanh thu trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam trong 5 năm gần đây đã liên tục tăng cao, từ khoảng gần 103 tỷ USD vào năm 2018 lên hơn 124,67 tỷ USD vào năm 2020 và 136,15 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu phần cứng và điện tử năm 2022 đạt khoảng 136 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2021, với mức xuất siêu vượt 26 tỷ USD.

Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng ngành CNTT và GDP Việt Nam giai đoạn 2016-2023

12.39

29.56 30.42

9.33 10.84

9.14 8.8 10.7

6.7 6.9 7.5 7.4

2.9 2.6

8

5.05 0

5 10 15 20 25 30 35

2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023

Tốc độ tăng trưởng CNTT Tốc độ tăng trưởng GDP

Ngành CNTT tại Việt Nam đã chứng minh sức mạnh và tiềm năng phát triển ấn tượng thông qua tốc độ tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Với đóng góp quan trọng vào GDP, ngành CNTT không chỉ là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế mà còn là nguồn lực quan trọng giúp nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sự thu hút đầu tư từ các công ty công nghệ nổi tiếng trên thế giới càng làm phong phú thêm nguồn lực và kiến thức cho ngành CNTT Việt Nam. Đồng thời, các chương trình đào tạo ngành CNTT đang ngày càng được cải thiện, giúp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động đang tăng cao.

Do mức chi tiêu mạnh cho các dịch vụ phần cứng và phần mềm, thị trường CNTT tại Việt Nam tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Vì vậy, xu hướng nhập khẩu và dịch vụ CNTT đang trong quá trình tiếp diễn ở Việt Nam do các nhà cung cấp trong nước còn nhiều hạn chế và khó có thể cung cấp nhiều giải pháp và dịch vụ như các nhà cung cấp nước ngoài. Mặc dù có cơ hội cho các nhà cung cấp Hoa Kỳ, thị trường Công nghệ thông tin tại Việt Nam đang bị phân mảnh bởi nhiều đối thủ tham gia để mở rộng và củng cố vị thế của họ trên thị trường. Các công ty hàng đầu thế giới như Microsoft, Qualcomm, Cisco Systems, IBM và Dell Technologies đang thống trị thị trường CNTT và truyền thông tại Việt Nam.

4.1.2. Hiệu quả hoạt động ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam

Năm 2013, doanh thu toàn ngành Công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam đạt gần 40 tỷ USD, trong đó doanh thu từ công nghiệp phần mềm và nội dung số đạt hơn 2,7 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2022, doanh thu của ngành CNTT đã tăng lên đến 148 tỷ USD, gần 4 lần so với năm 2013. Trong đó, doanh thu từ ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ.

Theo thông cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu trong lĩnh vực công nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) tính chung trong 10 tháng đầu năm 2023 dự kiến đạt trên mức 2,7 triệu tỷ đồng, tương đương 113,8 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số vẫn duy trì sự tăng trưởng ổn định. Theo dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng

ký kinh doanh), tính đến tháng 9/2023, ước lượng có 73.500 doanh nghiệp hoạt động, tăng 7% so với cùng kỳ, và tăng thêm 700 doanh nghiệp so với tháng 8/2023.

Biểu đồ 4.2: Doanh thu và tăng trưởng CNTT Việt Nam giai đoạn 2018-10M2023 Nguồn: Trang tin về phát triển công nghệ công nghiệp cao

Tính từ tháng 7/2023, sự cải thiện trong tình hình kinh tế toàn cầu đã đồng loạt giúp thị trường xuất khẩu phục hồi. Trong quý III/2023, kim ngạch xuất khẩu phần cứng và điện tử đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ lên đến 10% so với cùng kỳ.

Đồng thời, việc tăng cao tỷ giá USD/VND đã có vai trò tích cực trong việc giảm đà suy giảm của doanh thu tích lũy trong năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022. Trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, vẫn chưa có dấu hiệu giảm tốc khi doanh thu CNTT nước ngoài của FPT, đóng góp một tỷ trọng lớn trong ngành xuất khẩu phần mềm, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Việt Nam luôn giữ vững vị trí trong Top 10 các quốc gia xuất khẩu dịch vụ CNTT, cung cấp đa dạng các dịch vụ từ tư vấn chuyển đổi số đến triển khai và kiểm thử trong các lĩnh vực khó như ô tô (automotive), hàng không, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, và nhiều lĩnh vực khác. Các doanh nghiệp đã chuẩn bị và có khả năng tốt trong hầu hết các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT),

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

0 20 40 60 80 100 120 140 160

2018 2019 2020 2021 2022 10M2023

Doanh thu CNTT Tăng trưởng CNTT

Blockchain, Dữ liệu lớn (Big Data), và Đám mây (Cloud). Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam đã lên đến 70.000.

4.1.3. Các công ty ngành công nghệ thông tin trong bài nghiên cứu

Ngành CNTT bao gồm nhiều nhánh ngành nhỏ khác nhau và nhiều loại hình công ty khác nhau, nhưng chúng đều tương đồng về sự phụ thuộc nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R&D), giá trị bằng sáng chế, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và tốc độ tăng trưởng nhanh.

Theo website của Công ty Cổ phần Tài Việt - Vietstock, lĩnh vực CNTT bao gồm các ngành nhỏ hơn sau:

Bảng 4.1: Cấp độ ngành Công nghệ và Thông tin theo Vietstock

Ngành cấp 1 Ngành cấp 2 Ngành cấp 3

Công nghệ và Thông tin

Công nghiệp xuất bản - ngoại trừ Internet

Đơn vì xuất bản báo, ấn phẩm, sách và danh mục

Sản xuất phần mềm

Viễn thông

Các loại hình viễn thông khác Viễn thông có dây

Các dịch vụ thông tin khác

Các dịch vụ thông tin khác Xử lý dữ liệu, hosting và các dịch vụ liên quan

Nguồn: Vietstock

Ngành CNTT tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển đầy hứa hẹn, với sự xuất hiện của nhiều công ty hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.

Các công ty này tập trung vào việc phát triển phần mềm và ứng dụng, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin đa dạng, từ quản lý hạ tầng IT đến bảo mật mạng và giải pháp fintech. Ngoài ra, Việt Nam cũng thu hút sự chú ý của các công ty quốc tế với dịch vụ outsourcing IT chất lượng cao và chi phí cạnh tranh. Cùng với đó, sự phát triển của ngành công nghệ thông tin còn được thúc đẩy bởi sự đầu tư vào các lĩnh vực mới như IoT, blockchain, và trí tuệ nhân tạo. Nhờ vào những nỗ lực này, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam không chỉ đang tạo ra cơ hội kinh doanh mới mà còn đóng góp vào sự phát triển toàn diện của nền kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)