Phương thức thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 4: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Thu thập dữ liệu

4.2.2. Phương thức thu thập dữ liệu

Với các biến độc lập như Thời gian hoạt động (TIME) và Quy mô hội đồng quản trị (BOARD), tác giả đã tiến hành việc thu thập và xử lý số liệu từ các BCTC được công bố trên trang web Vietstock. Đối với biến Quyền sở hữu cổ đông nước ngoài (FO), tác giả đã thu thập dữ liệu từ báo cáo thường niên mà các doanh nghiệp công bố hàng năm. Các biến độc lập còn lại như Quy mô công ty (SIZE), Chính sách

trả cổ tức (DIV), Khả năng thanh toán (PA), Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), và Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cũng được thu thập từ trang web Vietstock, đảm bảo sự nhất quán và chính xác của dữ liệu. Tiếp theo, tác giả đã thực hiện tính toán các chỉ tiêu cuối cùng từ dữ liệu thu thập được, bao gồm cả các biến độc lập. Tất cả các bước này đã được thực hiện trên bảng tính của phần mềm Microsoft Excel, với mục đích đảm bảo sự chính xác và đáng tin cậy của kết quả cuối cùng.

Với biến phụ thuộc FSQ - Chất lượng BCTC, tác giả đã xác định 2 tiêu chí chính: Ý kiến kiểm toán và Chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán. Để đánh giá Ý kiến kiểm toán, tác giả đã tiến hành truy cập và phân tích tất cả BCTC của 32 DNNY thuộc ngành CNTT giai đoạn từ 2014 đến 2023. Mỗi BCTC đều đi kèm với Báo cáo Kiểm toán Độc lập từ công ty kiểm toán, trong đó có phần Ý kiến kiểm toán được phân loại thành các mức độ tương ứng trên bảng ma trận. Đối với Chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán, việc truy cập và phân tích dữ liệu phức tạp hơn một chút. Do các doanh nghiệp thường có các hình thức công bố khác nhau, tác giả đã tiến hành tra cứu số liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Báo cáo Tài chính, Báo cáo Thường niên, Văn bản giải trình chênh lệch lợi nhuận, Văn bản giải trình kết quả kinh doanh,... để thu thập dữ liệu và ghép tương ứng với ma trận đã xây dựng. Kết quả sau cùng, dữ liệu bảng hoàn thiện bao gồm 7 biến độc lập và biến phụ thuộc, tạo nên cơ sở dữ liệu cần thiết cho quá trình phân tích và đánh giá chất lượng BCTC trong ngành CNTT.

4.2.3. Tổng quan dữ liệu biến phụ thuộc FSQ - Chất lượng Báo cáo tài chính dưới góc nhìn kiểm toán

Bảng 4.2: Tóm tắt ý kiến kiểm toán về dữ liệu nghiên cứu

Năm Ý kiến kiểm toán

Tổng

5 4 3 2 1

2014 29 1 2 0 0 32

2015 31 0 1 0 0 32

2016 30 1 1 0 0 32

2017 29 1 2 0 0 32

2018 31 1 0 0 0 32

2019 30 1 1 0 0 32

2020 31 1 0 0 0 32

2021 32 0 0 0 0 32

2022 32 0 0 0 0 32

2023 30 2 0 0 0 32

Tổng 305 8 7 0 0 320

% 95.31% 2.50% 2.19% 0.00% 0.00% 100.00%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán

Nguồn: Tác giả tổng hợp

88.13%

4.06% 2.81% 4.38%

0.63%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

100.00%

5 4 3 2 1

Dựa vào phần ý kiến kiểm toán trên các bản BCTC thu thập từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ và Thông tin, phần lớn ý kiến của các kiểm toán viên đã phản ánh sự trung thực, tính minh bạch và đầy đủ thông tin trong BCTC (95.31%). Trong khi các ý kiến trái ngược hay từ chối đều không có, tồn tại một số ít các ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Điều này cho thấy rằng thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp cho các cơ quan kiểm toán đều được quản lý một cách minh bạch, rõ ràng và trung thực. Các doanh nghiệp trong ngành này đã thể hiện sự cam kết đối với việc cung cấp thông tin chính xác và minh bạch đến các bên liên quan, từ nhà đầu tư đến cơ quan quản lý và công chúng. Vì vậy, chất lượng BCTC phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán.

Đến với phần chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán được tham khảo từ văn bản giải trình kết quả kinh doanh thường niên của các công ty trong ngành Công nghệ và Thông tin, ta nhận thấy một tình hình không đồng nhất so với chất lượng ý kiến kiểm toán. Trong khi các ý kiến kiểm toán thường phản ánh tính minh bạch và trung thực của BCTC, phần chênh lệch lợi nhuận lại chưa thể hiện sự đồng nhất và đáng tin cậy. So sánh với chất lượng ý kiến kiểm toán, phần chênh lệch lợi nhuận chưa đạt được mức độ tốt Ý kiến kiểm toán. Trên tổng số 320 mẫu quan sát, 88.13%

mẫu có chênh lệch lợi nhuận dưới mức 5%. Các mức độ chênh lệch lớn hơn chiếm tỷ trọng nhiều hơn, cho thấy sự không ổn định và không đồng đều trong quá trình báo cáo kết quả kinh doanh. Thậm chí tồn tại chênh lệch lớn hơn 50%. Đồng thời, chênh lệch lớn tỉ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán nằm khoảng 20-50% còn lớn hơn tỉ lệ chênh lệch lợi nhuận nằm khoảng 5-10% và 10-20%. Việc chênh lệch lợi nhuận không chỉ ảnh hưởng đến sự minh bạch và tin cậy của BCTC mà còn phản ánh sự không ổn định trong quản lý và ghi nhận kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành. Nếu không kiểm soát được chênh lệch lợi nhuận, có thể dẫn đến sự mất lòng tin của nhà đầu tư và các bên liên quan khác đối với thông tin tài chính của doanh nghiệp.

4.3. Nghiên cứu kết quả phân tích thực nghiệm

Từ dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ các BCTC, tác giả thực hiện thống kê mô tả cho 32 DNNY ngành CNTT trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023 với tổng cộng 320 mẫu quan sát. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, GTNN và GTLN của từng biến được tóm tắt trong hình sau:

Hình 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

.sum

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- ACR | 0

YEAR | 320 2018.5 2.87678 2014 2023 TIME | 320 22.625 11.1213 2 51 SIZE | 320 5.296889 .7632485 4.13226 7.780194 BOARD | 320 6.38125 1.538928 3 12 ---+--- DIV | 320 .0602893 .0504071 0 .4043478 PA | 320 2.85588 2.603888 -.0278047 20.10136 ROE | 320 11.72997 7.722392 -15.4 55.92 FO | 320 .1066234 .1395782 0 .8905 FSQ | 320 4.68125 .8103707 1 5

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata

Một phần của tài liệu Nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành công nghệ và thông tin (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)