1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

245 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
Tác giả Nguyễn Đình Hưng
Người hướng dẫn PGS.TS Tạ Văn Thông, PGS.TS Nguyễn Đăng Sửu
Trường học Học Viện Khoa Học Xã Hội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhiHành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

Trang 1

HÀ NỘI - 2024

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

HÀ NỘI - 2024

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Tạ Văn Thông

2 PGS.TS Nguyễn Đăng Sửu

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Đình Hưng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.1.1 Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngôn ngữ khen, chê 7

1.1.2 Những nghiên cứu so sánh, đối chiếu về hành động ngôn ngữ khen, chê 12

1.1.3 Những nghiên cứu có tính ứng dụng hành động ngôn ngữ khen, chê đối với thiếu nhi 17

1.2 Cơ sở lí thuyết 18

1.2.1 Cơ sở lí thuyết về hành động ngôn ngữ khen, chê 18

1.2.2 Cơ sở lí thuyết về hội thoại 40

1.2.3 Cơ sở lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu 45

1.2.4 Quan niệm về thiếu nhi và truyện dành cho thiếu nhi 47

1.3 Tiểu kết 50

Chương 2: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ KHEN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG TRUYỆN DÀNH CHO THIẾU NHI 51

2.1 Hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 51

2.1.1 Vai thoại và hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 51

2.1.2 Mục đích của hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 52

2.1.3 Chủ đề của hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 56

2.1.4 Biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 59

2.2 Hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi 75

2.2.1 Vai thoại và hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi 75

Trang 5

2.2.2 Mục đích của hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành

cho thiếu nhi 76

2.2.3 Chủ đề của hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi 78

2.2.4 Biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi 81

2.3 Đối chiếu hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN 94

2.3.1 Những nét tương đồng 94

2.3.2 Những nét dị biệt 97

2.4 Tiểu kết 99

Chương 3: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CHÊ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG TRUYỆN DÀNH CHO THIẾU NHI 101

3.1 Hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 101

3.1.1 Vai thoại và hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 101

3.1.2 Mục đích của hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 102

3.1.3 Chủ đề của hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 106

3.1.4 Biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi 109

3.2 Hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi 123

3.2.1 Vai thoại của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi 123

3.2.2 Mục đích của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi 123

3.2.3 Chủ đề của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi 125

Trang 6

3.2.4 Biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện

dành cho thiếu nhi 127

3.3 Đối chiếu hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh, tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi 143

3.3.1 Những nét tương đồng 143

3.3.2 Những nét dị biệt 146

3.4 Tiểu kết 148

KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 1

Trang 7

NL

nội dung mệnh đề người lớn

S người thực hiện hành động ngôn ngữ

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Vai thoại của HĐNN khen tiếng Anh 51

Bảng 2.2: Mục đích của HĐNN khen tiếng Anh trong truyện dành cho TN 54

Bảng 2.3: Chủ đề của HĐNN khen tiếng Anh trong truyện dành cho TN 57

Bảng 2.4: Tần số xuất hiện của HĐNN khen trực tiếp và HĐNN khen gián tiếp tiếng Anh 59

Bảng 2.5: Tổng quát về HĐNN khen tiếng Anh 60

Bảng 2.6: Cấu trúc điển hình của BTNV khen tường minh và BTNV khen nguyên cấp 61

Bảng 2.7: Tần số hiển thị H trong BTNV khen trực tiếp tiếng Anh 63

Bảng 2.8 Thống kê phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong BTNV khen tiếng Anh 69

Bảng 2.9 Thống kê HĐNN khen gián tiếp tiếng Anh 73

Bảng 2.10: Vai thoại của HĐNN khen tiếng Việt 75

Bảng 2.11: Mục đích của HĐNN khen tiếng Việt trong truyện dành cho TN 77

Bảng 2.12: Chủ đề của HĐNN khen tiếng Việt trong truyện dành cho TN 78

Bảng 2.13: Tần số xuất hiện của HĐNN khen trực tiếp và HĐNN khen gián tiếp tiếng Việt 82

Bảng 2.14: Tổng quát về HĐNN khen tiếng Việt 82

Bảng 2.15: Cấu trúc điển hình của BTNV khen tiếng Việt 82

Bảng 2.16: Tần số hiển thị H trong BTNV khen trực tiếp tiếng Việt 84

Bảng 2.17 Thống kê các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong BTNV khen tiếng Việt 90

Bảng 2.18: Thống kê HĐNN khen gián tiếp tiếng Việt 93

Bảng 3.1: Vai thoại của HĐNN chê tiếng Anh 101

Bảng 3.2: Mục đích của HĐNN chê tiếng Anh trong truyện dành cho TN 105

Bảng 3.3: Chủ đề của HĐNN chê tiếng Anh trong truyện dành cho TN 106

Bảng 3.4: Tần số xuất hiện của HĐNN chê trực tiếp và HĐNN chê gián tiếp tiếng Anh 109

Trang 9

Bảng 3.5: Tổng quát về HĐNN chê tiếng Anh 110

Bảng 3.6: Cấu trúc điển hình của BTNV chê tường minh và BTNV chê nguyên cấp 110

Bảng 3.7: Tần số hiển thị H trong BTNV chê trực tiếp tiếng Anh 112

Bảng 3.8 Phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong BTNV chê tiếng Anh 117

Bảng 3.9 Thống kê HĐNN chê gián tiếp tiếng Anh 122

Bảng 3.10: Vai thoại của HĐNN chê tiếng Việt 123

Bảng 3.11: Mục đích của HĐNN chê tiếng Việt trong truyện dành cho TN 124

Bảng 3.12: Chủ đề của HĐNN chê tiếng Việt 125

Bảng 3.13: Tần số xuất hiện của HĐNN chê trực tiếp và HĐNN chê gián tiếp

tiếng Việt 128

Bảng 3.14: Tổng quát về HĐNN chê tiếng Việt 128

Bảng 3.15: Cấu trúc điển hình của BTNV chê tường minh và BTNV chê nguyên cấp .129

Bảng 3.16: Tần số hiển thị H trong BTNV chê trực tiếp tiếng Việt 130

Bảng 3.17 Phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong BTNV chê tiếng Việt 137

Bảng 3.18 Thống kê HĐNN chê gián tiếp tiếng Việt 142

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong Ngữ dụng học (Pragmatics), hành động ng n ngữ (HĐNN) - các hành động được thực hiện bằng lời (speech acts) đ được xem là đối tượng

nghiên cứu đáng ch ý v c liên quan đến ngữ cảnh, k n ng giao tiếp, cảm x ccủa người n i, cách ứng xử và những nét v n h a riêng biệt của các cộng đồng

ng n ngữ khác nhau

Hai HĐNN khen, chê rõ ràng là trái ngược nhau (dương tính và âm tính).Chúng được nhận biết kh ng đơn thuần chỉ theo cấu trúc mà còn phải dựa vàongữ cảnh, vai giao tiếp và mục đích của cuộc thoại Tuy nhiên, trong thực tếgiao tiếp thì hai HĐNN này đ i khi rất khó phân biệt Người nói có thể dùng mộtbiểu thức ngôn ngữ để biểu thị HĐNN khen nhưng mục đích là để chê và ngượclại Ngoài tiêu chí hình thức và ngữ dụng, mối liên hệ giữa các vai giao tiếp vàhoàn cảnh n i n ng,… cũng cần phải được đặt ra để c cái nh n đ ng về haiHĐNN trái ngược này Những câu hỏi được đặt ra là: Những khi nào thì sẽ nhưvậy? Khi thực hiện HĐNN khen người giao tiếp luôn dùng các từ ngữ tích cực(dương tính) và khi thực hiện HĐNN chê thì dùng các từ ngữ tiêu cực (âm tính),còn các từ ngữ mang ý ngh a trung hòa trong thang độ ấy sẽ diễn đạt ý ngh anào?

Trong đời sống, HĐNN của các thầy cô và phụ huynh có thể có tính giáo dục,

có vai trò hình thành thế giới quan và nhân sinh quan, định hướng cách ứng xử vàphát triển ngôn ngữ của học sinh, đặc biệt là HĐNN khen, chê Trẻ em và TN nóichung như những trang giấy trắng, những gì NL nói sẽ hướng dẫn k n ng sống, đồngthời các em ghi nhận lại và sử dụng trong giao tiếp xã hội HĐNN khen đ ng l c sẽgiúp trẻ phát huy tối đa khả n ng, sự sáng tạo; HĐNN chê hợp lí cũng gi p học sinhtránh được những sai sót, khuyết điểm và biết cách hành động, cư xử tốt hơn

HĐNN khen và chê rất thường gặp và đ ng một vai trò quan trọng tronggiao tiếp Đây là hai trong nhiều HĐNN được thực hiện theo những mục đíchkhác nhau của ng n ngữ Trong đời sống, khen và chê ban đầu c thể chỉ theo th iquen, cách đánh giá tự nhiên của từng cộng đồng ng n ngữ Sau đ , HĐNNkhen, chê được xét đến như là hai trong số những hành động gắn với nghi thứctrong giao tiếp, h nh thành cách ứng xử c v n h a và phép lịch sự Hai HĐNNđối ứng nhau này đều yêu cầu người n i c chiến lược phù hợp, thể hiện nghệthuật trong giao tiếp Nghiên cứu chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của HĐNN

Trang 11

khen, chê tiếng Anh và

Trang 12

tiếng Việt trong truyện dành cho TN c thể đ ng g p cho việc dạy – học tiếngAnh và tiếng Việt.

Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đ xác định hướng nghiên cứu là chỉ

ra sự tương đồng và khác biệt của HĐNN khen, chê trong tiếng Anh và tiếngViệt, qua ngữ liệu truyện dành cho TN Từ đ c đề tài nghiên cứu của luận án:

Hành động ngôn ngữ khen, chê tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án này đ dựa trên khung lý thuyết về hành động ngôn ngữ để tìm ra, lýgiải, và so sánh đối chiếu các biểu thức ngữ vi chứa HĐNN khen, HĐNN chê trongtiếng Anh và tiếng Việt, qua các truyện dành cho TN, từ đ tập trung vào các mục đích:(i) Làm sáng tỏ và cung cấp tư liệu góp phần minh chứng cho lí thuyết củaNgữ dụng học về HĐNN, đặc biệt về HĐNN khen, chê; (ii) Xác định các đặc điểmtương đồng và dị biệt của HĐNN khen, chê tiếng Anh và tiếng Việt qua các truyệndành cho TN; (iii) Kết quả khảo sát có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo choviệc biên soạn giáo trình, từ điển đối chiếu Anh-Việt/Việt-Anh, giảng dạy tiếngAnh, cũng như xây dựng, biên tập và dịch thuật các chương tr nh đào tạo tiếng Anh,đặc biệt là dạy – học cho thiếu nhi

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp các tài liệu về những vấn đề lí thuyết có liên quan tới đề tài như: líthuyết về HĐNN (chủ yếu là HĐNN khen, HĐNN chê), lí thuyết hội thoại, quan niệm

về TN và truyện dành cho TN; tập hợp tư liệu (tiếng Anh và tiếng Việt trong truyệndành cho TN) về các HĐNN trực tiếp, HĐNN gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ

ra các biểu thức ngữ vi của hai HĐNN khen, chê trong những hành động tại lời phổquát, các hành động tại lời đặc ngữ

- Miêu tả và chỉ ra các thành tố tạo nên biểu thức ngữ vi khen và biểu thức ngữ

vi chê Chỉ ra các chủ đề thường sử dụng để thực hiện hai hành động này, mục đích

và chức n ng của chúng qua các lời thoại trong truyện dành cho TN tiếng Anh vàtiếng Việt Từ đ nêu lên được các đặc trưng ng n ngữ, v n h a khi thực hiện HĐNNkhen, chê trong truyện tiếng Anh và tiếng Việt dành cho TN

- Đối chiếu HĐNN khen, chê trong truyện dành cho TN nhằm chỉ ra sự tươngđồng và khác biệt về mục đích, chủ đề, chức n ng và biểu thức ngữ vi của cácHĐNN này, bằng tiếng Anh và tiếng Việt

Trang 13

Những nhiệm vụ trên được cụ thể hóa qua các câu hỏi nghiên cứu:

- Đặc điểm HĐNN khen tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN là gì?

- Đặc điểm HĐNN chê tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN là gì?

- Những nét tương đồng, dị biệt của HĐNN khen, chê tiếng Anh và tiếng Việt qua các truyện dành cho TN là gì?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là các biểu thức ngữ vi (BTNV) chứaHĐNN khen, HĐNN chê trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua các truyện dành cho TN

3.2 Phạm vi, ngữ liệu nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: Luận án xem xét cả HĐNN khen, chê (trực tiếp vàgián tiếp) tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN Các yếu tố phi lời (cửchỉ): bắt tay, mỉm cười, nháy mắt, ra hiệu, lườm, ng ng nguẩy, sẽ kh ng đượcxem xét đến trong luận án

- Ngữ liệu nghiên cứu: Số lượng truyện TN trong tiếng Anh và tiếng Việt rấtlớn, với độ lớn nhỏ, thời điểm ra đời,… khác nhau Ngữ liệu được khảo sát từ 6truyện tiếng Anh và 6 truyện tiếng Việt đ được in ấn và lưu hành toàn quốc Mặc

dù số lượng kh ng tương đương nhau nhưng đây là ngữ liệu được lọc ra từ 6 quyểntruyện tiếng Anh và 6 quyển truyện tiếng Việt tương đương về độ dài và khoảngthời gian nên hợp lí để thực hiện đối chiếu được

- Để đảm bảo sự tương đồng tương đối, trong luận án này các truyện sau đđược lựa chọn để phân tích, như những nghiên cứu trường hợp:

1/ Tiếng Anh:

- Harry Potter của tác giả J K Rowling, kể về những cuộc phiêu lưu của cậu

bé phù thủy Harry Potter tại trường Phù thủy Hogwarts ở Anh Bộ truyện có 7 tập,nhưng luận án chọn 4 tập đầu được chọn để đảm bảo về độ tuổi của nhân vật và bốicảnh (những tập sau nhân vật đ lớn) Đ là:

+ Harry Potter and the Sorcerer's Stone (1997, NXB Bloomsbury, 309 trang)

+ Harry Potter Chamber of and the Secrets (1999, NXB Bloomsbury, 341 trang) + Harry Potter and the Prisoner of Azkaban (1999, NXB Bloomsbury, 435 trang) + Harry Potter and the Goblet of Fire (2000, NXB Bloomsbury, 734 trang).

- Matilda của tác giả Roald Dahl (1988, NXB Jonathan Cape, 233 trang):

truyện về một c bé th ng minh và ham đọc sách

Trang 14

- James and the Giant Peach của tác giả Roald Dahl (1961, NXB Alfred

Knopf, 72 trang): truyện về cuộc phiêu lưu của cậu bé James cùng với các bạn (cácnhân vật giả tưởng trong khu vườn) bằng quả đào khổng lồ

2/ Tiếng Việt:

- Chuyện xứ Lang Biang của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (NXB Kim Đồng),

gồm 4 tập:

+ Pho tượng của Baltalon (2005, 475 trang)

+ Biến cố ở trường Đămri (2005, 609 trang)

+ Chủ nhân núi Lưng Chừng (2006, 707 trang)

+ Báu vật ở lâu đài K'Rahlan (2006, 752 trang).

- Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi (1966, NXB Kim Đồng, 123

trang): truyện về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An, trong bối cảnh là miền TâyNam Bộ vào nửa cuối thập niên 1940, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếmNam Bộ

- Dế mèn phiêu lưu ký của tác giả T Hoài (1999, NXB V n h a Dân tộc,

203 trang): truyện về chuyến đi khám phá thế giới xung quanh của ch dế mèn(được nhân h a), trong thế giới mu n màu của loại vật do nhà v n

Luận án đ khảo sát và sử dụng ngữ liệu gồm 1464 phát ng n về HĐNN khen, chêtrong tiếng Anh và tiếng Việt Trong đ c 296 phát ng n khen tiếng Anh, 264 phát ng nkhen tiếng Việt, 375 phát ng n chê tiếng Anh và 529 phát ng n chê tiếng Việt C n cứvào các phương tiện chỉ dẫn lực ng n trung (IFIDs), chẳng hạn như: từ vựng, ngữ pháp

và chữ viết, tác giả đ lựa chọn các phát ng n biểu thị HĐNN khen, chê; thêm vào đ ,tác giả còn c n cứ vào việc phân tích các t nh huống, mục đích giao tiếp, vai giao tiếptrong các truyện dành cho thiếu nhi Anh, Việt để chỉ ra các HĐNN ngữ này một cáchchính xác và tường minh Ngoài ra, tác giả còn đi hỏi chuyên gia khi gặp phải một phát

ng n kh hiểu hoặc chưa cụ thể

Mặc dù số lượng phát ng n kh ng tương đương nhau nhưng đây là ngữ liệuđược lọc ra từ 6 quyển truyện tiếng Anh và 6 quyển truyện tiếng Việt tươngđương về độ dài và khoảng thời gian nên cũng hợp lý Để đảm bảo tính đại diệncho hai ng n ngữ, luận án chỉ lựa chọn các truyện dành cho thiếu nhi đ đượcxuất bản và thịnh hành của các nhà v n người Anh và các nhà v n người Việt.Thời gian thu thập và phân loại dữ liệu kéo dài từ tháng 12 n m 2021 đến tháng

9 n m 2022 Các phát ngôn khen, chê sau khi được thu thập được đánh máy vàphân thành bốn nh m: HĐNN khen TA, HĐNN khen TV; HĐNN chê TA,

Trang 15

HĐNN chê TV Sau đ luận án chia tiếp

Trang 16

thành các nh m HĐNN trực tiếp hay gián tiếp của mỗi loại Với ngữ liệu TA, luận

án c tham khảo bản dịch các tác phẩm của các dịch giả Việt

4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Luận án đ sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau nhằm giải quyết cácnhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:

- Phương pháp miêu tả: được sử dụng để miêu tả, phân tích, khái quát nhữngđặc điểm của HĐNN khen, chê qua truyện TN trong tiếng Anh và tiếng Việt

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: phương pháp này dùng để chỉ ra sự tươngđồng và dị biệt của HĐNN khen, chê trong tiếng Anh và trong tiếng Việt Phương phápnày được tiến hành dựa trên sự phân tích các cấu tr c, ý ngh a của các BTNV, đồngthời chỉ ra sự chi phối của các yếu tố v n h a để tìm ra sự tương đồng và dị biệt

- Phương pháp phân tích hội thoại: được sử dụng nhằm phân tích các đoạn hộithoại tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN, chỉ ra các HĐNN khen,chê trực tiếp, gián tiếp

- Thủ pháp thống kê, phân loại: giúp chỉ ra quy luật và sự tương quan số lượngHĐNN khen, chê; số lượng BTNV khen, chê; số lượng và tần xuất các loại phươngtiện ngôn ngữ chuyên dụng,… trong luận án

Ngoài ra, luận án có tham khảo các tri thức của V n học và V n h a học khiđánh giá, phân tích và tổng hợp các HĐNN khen, chê đ gặp

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án xác lập cơ sở lí luận và hệ thống hóa lí thuyết c liên quan đến HĐNNkhen, chê tiếng Anh và tiếng Việt Luận án cũng chỉ rõ các chủ đề, mục đích, chức

n ng, các BTNV trực tiếp/ gián tiếp của cả hai HĐNN khen, chê, với những tươngđồng và khác biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt, trong hoàn cảnh giao tiếp có sự thamgia của TN Đây là đ ng g p chưa gặp trong c ng tr nh nào trước đây

6 Ý nghĩa của luận án

6.1 Ý nghĩa lí luận

Trên cơ sở các khung lí thuyết đ c , luận án chỉ ra đặc điểm các HĐNNkhen trực tiếp/ gián tiếp, HĐNN chê trực tiếp/gián tiếp và tường giải nhữngtương đồng và dị biệt về HĐNN khen, chê tiếng Anh và tiếng Việt trong truyệndành cho TN Từ đ , luận án góp phần làm sáng tỏ hơn các quan niệm chung quangữ liệu nghiên cứu, góp phần vào nghiên cứu những vấn đề về giao tiếp ngônngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt khi thực hiện các HĐNN khen, chê

Trang 17

Luận án góp phần vào nghiên cứu lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ nói chung vàngôn ngữ học so sánh-đối chiếu n i riêng dưới tác động của các nhân tố xã hội -ngôn ngữ Tách nhân tố TN ra thành một biến để nghiên cứu về HĐNN khen,chê; luận án góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và TN, mộthướng nghiên cứu liên ngành hay đa ngành của ngôn ngữ học hiện đại.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án trước tiên có thể là nguồn tư liệu thamkhảo trong l nh vực ngôn ngữ học, cụ thể ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu cácHĐNN khen, chê Kết quả này cũng c thể ứng dụng vào việc giảng dạy dịch vàphiên dịch Anh - Việt/ Việt – Anh, có thể tham khảo trong viết và biên soạngiáo trình tiếng Anh và tiếng Việt (đặc biệt là giáo trình cho các em TN)

7 Bố cục của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được chia

thành 3 chương như sau:

Chương 1 –Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Luận án tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước đây c liên quan đếnHĐNN khen, chê Được hệ thống h a và tr nh bày ở đây là một số vấn đề lí luậnchung về hội thoại, về ng n ngữ học đối chiếu, các quan niệm về TN và truyệndành cho TN được

Chương 2 – Hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN

Miêu tả về HĐNN khen: HĐNN khen trực tiếp, HĐNN khen gián tiếp;BTNV khen trực tiếp, BTNV khen gián tiếp Trên cơ sở đ , luận án so sánhHĐNN khen tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN dựa trên các đặcđiểm v n h a và tâm lí tộc người để chỉ ra các nét tương đồng và dị biệt giữa hai

h a và tâm lí tộc người để chỉ ra các nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngônngữ

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngôn ngữ khen, chê

A Ngoài nước

a Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngôn ngữ khen

HĐNN khen rất phổ biến trong mọi xã hội thuộc các nền v n h a khác nhau.Hành động ngôn ngữ này có thể dùng để thực hiện nhiều chức n ng khác nhau,chẳng hạn: chào hỏi, đề nghị, động viên … Từ điển Oxford Advanced Learner’sDictionary [189] chỉ ra rằng HĐNN khen là cách thể hiện sự ca ngợi, thán phục, tánđồng… ai, cái g đ HĐNN khen là những nhận xét tích cực và chủ quan của ngườinói dành cho nhau

Theo Manes [153] HĐNN khen là quá trình hình thành và củng cố mối quan

hệ giữa người thực hiện phát ngôn và người tiếp nhận phát ngôn, HĐNN khen lànhững phát ngôn giúp xoa dịu sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội HĐNN khenkhông chỉ được dùng để bày tỏ sự ngưỡng mộ các đặc tính tích cực mà HĐNN nàycòn có thể được thực hiện để thay cho các HĐNN khác như: chào, cảm ơn, xin lỗi,đồng thời HĐNN khen làm giảm nhẹ những hành động ngôn ngữ đe dọa thể diệncủa người tiếp nhận phát ngôn như: phê b nh, đề nghị, từ chối

Xét theo g c độ dụng học, HĐNN khen là một hành động ngôn trung Cácnhà nghiên cứu đ đưa ra những cách phân loại hành động ngôn trung khác nhau

Austin [109] chia các hành động ngôn trung thành 5 loại: 1 Phán xét

(Verdictives);

2 Hành xử (Exrcitives); 3 Kết ước (Commissives); 4 Ứng xử (Behabitives); và 5.

Trình bày (Expositives) HĐNN khen thuộc nhóm Ứng xử (Behabitives), bao gồm

những hành động ngôn ngữ nhằm phản ứng lại những cách xử sự của người khácđối với mình, những hành động ngôn ngữ đáp ứng những sự kiện hữu quan có liênquan tới thân phận và thái độ của người khác, hay có thể gọi là những ứng xử xãhội, như: xin lỗi, cảm ơn, ca ngợi, khen, chúc mừng, chia buồn, phê phán, quở phạt,

Trang 19

chê trách, nguyền rủa, thách thức, ngờ vực,… Bảng phân loại của Austin được xem

về cơ bản là phân loại từ vựng các động từ ngữ vi

Searle [164] đ chỉ ra những hạn chế trong bảng phân loại của Austin Ôngcho rằng phân loại các hành động ngôn ngữ trước hết phải ở phát ngôn chứ không

phải phân loại các động từ gọi tên ch ng Ông đ dùng các tiêu chí là: đích ở lời,

hướng khớp ghép, trạng thái tâm lí và nội dung mệnh đề để phân loại các HĐNN

thành n m nh m: Biểu hiện (Representatives), Điều khiển (Directives), Kết ước

(Commissives), Biểu cảm (Expressives) và Tuyên bố (Declarations) Theo phân loại

của Searle, HĐNN khen thuộc nhóm Biểu cảm (Expressives).

Theo Bach và Harnish [110] các hành động ng n trung được xếp vào bốn

loại: 1 Tín định (Constatives): diễn tả niềm tin và ý định của người nói hoặc ý

muốn của người nói rằng người nghe sẽ có hoặc hình thành một niềm tin như thế, 2

Phán nghị (Directives): thể hiện thái độ của người n i đối với một hành động nào đ

sắp xảy ra và ý muốn của người nói rằng phát ngôn hoặc thái độ của m nh được coi là

lí do để người nghe thực hiện hành động, 3 Ước kết (Commissives): biểu lộ ý định và

lòng tin của người nói rằng phát ngôn của người nói sẽ buộc mình phải làm một điều

gì đ , 4 Biểu ân (Acknowledgements): biểu lộ tình cảm đối với người nghe hoặc diễn

tả ý muốn của người nói rằng phát ngôn của người n i đ thỏa m n được một nhu cầu

xã hội trong việc diễn tả một tình cảm nhất định và niềm tin của người nói rằng n đhoàn thành được nhiệm vụ đ Theo cách phân loại này thì HĐNN khen lại được xếp

vào nh m hành động ngôn trung ―biểu ân‖ (Acknowledgements).

Xét về mặt chức n ng, Manes, Herbert và Wolfson [153, 131, 178] cho rằng:

HĐNN khen được thực hiện nhiều trong mọi ngôn ngữ nhằm: (1) biểu lộ sự thán

phục hay chấp thuận một người nào đó về công việc, ngoại hình, thị hiếu của họ; (2) củng cố, khẳng định hay duy trì sự đoàn kết; (3) thay thế lời chào, chào hỏi, xin lỗi hay chúc mừng [178]; (4) xoa dịu các hành động đe dọa thể diện như xin lỗi,

đề nghị hay phê bình [117, 178]; (5) mở đầu và duy trì cuộc hội thoại [178]; (6) Tăng cường hành vi được mong đợi [153].

Trang 20

Xét về mặt chủ đề của HĐNN khen, Manes (1983) và Wolfson (1983) chorằng khi thực hiện HĐNN khen, người phát ng n thường tập trung vào hai chủ đề là

ngoại hình và khả năng [153, 178].

Xét theo g c độ v n h a, HĐNN khen rất đa dạng và có những nét v n h ađặc thù, một chủ đề thường được khen ở nền v n h a này nhưng lại có thể là điềucấm kỵ trong nền v n h a khác Bản chất của HĐNN khen là lịch sự, là bày tỏthái độ tích cực, nhưng nếu phát ng n khen được thực hiện không phù hợp,HĐNN khen lại trở nên phản tác dụng Nếu ai đ thực hiện HĐNN khen ai đ quáđáng, n i quá sự thật, hành động ấy sẽ bị cho là HĐNN nịnh Thực hiện HĐNNkhen nhưng với một giọng điệu giễu cợt hoặc n i ngược lại điều ai cũng thấy rõ

là HĐNN mỉa Để phân biệt được điều này, người nghe cần dựa vào ngữ cảnh

và thái độ của người phát ngôn

b Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngôn ngữ chê

HĐNN chê cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới Xét về ngữdụng học, HĐNN chê là một hành động ngôn trung Theo cách phân loại của

Austin [109], chê thuộc nh m hành động Ứng xử (Behabitives); Searle [165] xếp HĐNN chê vào nhóm Bộc lộ (Expressives) Wierzbicka [174] định ngh a

HĐNN chê là một hành động ng n trung trong đ người nói nêu lên những nhậnxét tiêu cực về những hành động, lựa chọn, từ ngữ, sản phẩm của người bị chê.HĐNN chê được thực hiện với mục đích gi p người nghe làm tốt hơn trongtương lai hoặc nêu lên sự không hài lòng, không thích những g người nghe đlàm nhưng kh ng c ngụ ý rằng những g người nghe đ làm đem đến những hậuquả không mong muốn đối với người nói; và Wierzbicka xếp HĐNN chê vào

nhóm Phê phán (Blame) Hai nhà nghiên cứu Olshtain và Weinbach (1993) lại xếp HĐNN chê vào nhóm Phàn nàn (Complaints) [159].

Vậy HĐNN chê (criticisms), HĐNN trách (blames) và HĐNN phàn nàn(complaints) khác nhau như thế nào? HĐNN trách được thực hiện để nêu tráchnhiệm đối với một tình huống không thích hợp mà tình huống này có thể dẫnđến ảnh hưởng tiêu cực đối với cả người n i và người nghe, trong khi đ đối vớiHĐNN

Trang 21

phàn nàn th hành động không thích hợp của người nghe được cho là ảnh hưởng đếnbản thân người nói.

Xét về mặt chức n ng, HĐNN chê thường nhằm: (1) Biểu lộ sự bựcbội, bất bình, khiển trách, h m dọa, phản kháng lại những cái bị cho là nhục

mạ, xấu xa so với chuẩn mực nào đ trong x hội [159, 173] (2) Buộc người

bị chê cảm thấy có trách nhiệm với hành động gây phản cảm của m nh và đềnghị c hướng sửa chữa nó [159] (3) Mở đầu và duy trì thoại [112, 113,114] (4) Trút giận hay làm giảm buồn phiền [112, 113, 114] (5) Đối phóvới điều kh ng hay nhưng với ý định cải thiện tình hình [125] (6) Cùng chia

sẻ một đánh giá tiêu cực nào đ với mục đích tạo lập mối liên kết giữa người

n i và người nghe [112, 113, 114, 170]

Theo House và Kasper, HĐNN chê (criticisms), HĐNN kết tội (accusations)

và HĐNN trách mắng (reproaches) là các dạng khác nhau của HĐNN phàn nàn

(complaints) Họ giải thích rằng cả ba hành động ngôn ngữ này đều có chung hai

đặc điểm, đ là ―sự kiện xảy ra sau‖ (post-event) - c ngh a là việc đáng bị phàn nàn

đ c trước khi lời nhận xét được bộc lộ và ―chống lại người n i‖ (anti-speaker) –

tức là người nói sẽ phải chịu trách nhiệm, trả giá cho những gì mình nói [139] Tuynhiên Wierzbicka [174] lại khẳng định rằng HĐNN chê không nhất thiết phải luônluôn xoáy vào một sự việc xảy ra trước theo quan điểm của House and Kasper,HĐNN chê có thể được sử dụng cho một sự việc t nh tại, v nh cửu hoặc không theotrật tự thời gian như ngoại hình hoặc tính cách của một người

Tracy, Dusen và Robinson (1987) cũng nhấn mạnh đặc điểm ―chống lạingười n i‖ thích hợp cho HĐNN phàn nàn hơn là HĐNN chê vì khi thực hiện mộtHĐNN chê, người nói có thể muốn người nghe thay đổi tích cực hoặc có thể ngườinói chỉ muốn bộc lộ ý kiến của mình [172] Họ phân tích các đặc điểm của HĐNN

chê tốt (good criticisms) và HĐNN chê xấu (bad criticisms) bằng cách thu thập các

HĐNN chê từ rất nhiều người với nền tảng v n h a khác nhau qua các bảng câu hỏi

mở và kết luận c n m đặc điểm để phân biệt HĐNN chê tốt và HĐNN chê xấu,trong đ HĐNN chê tốt trước tiên cần phải dùng ngôn ngữ và thái độ tích cực, thứhai sự thay đổi được đề nghị trong phát ngôn chê phải cụ thể và người chê có dụng

ý giúp những thay đổi ấy có khả n ng xảy ra, thứ ba là lí do đưa ra lời chê phải có

Trang 22

lí, rõ ràng, tiếp đến HĐNN chê được bù đắp lại bằng cách đặt trong một th ng điệptích cực hơn và một HĐNN chê tốt sẽ không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ củađối tượng giao tiếp.

Xét từ g c độ ngôn ngữ học xã hội, đặc trưng v n h a x hội đ ng vai trò quantrọng trong việc lựa chọn các chiến lược ngôn ngữ Việc chọn lựa ngôn từ phù hợpquyết định sự thành công trong giao tiếp Đặc biệt trong phát ngôn HĐNN chêngười nói cần biết lựa chọn ngôn từ, chiến lược thực hiện HĐNN chê phù hợp vớimục đích giao tiếp, tránh những điều đáng tiếc trong giao tiếp v đây là một hànhđộng ngôn ngữ đe dọa thể diện cao

Từ những hiểu biết trên, chúng tôi nhận thấy việc phân loại các HĐNN vẫnchưa được các nhà nghiên cứu hoàn toàn thống nhất Do đ , tất cả kết quả phân loạicác HĐNN cũng chỉ là vấn đề tương đối

Trong luận án, chúng tôi sử dụng tiêu chí và kết quả phân loại HĐNN của

Searle [164], tức là c 5 nh m HĐNN: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm và

tuyên bố để nhận diện và phân loại HĐNN khen, chê trong truyện dành cho TN

tiếng Anh và tiếng Việt Bởi vậy, HĐNN khen, chê là một tiểu nhóm của HĐNN

biểu cảm.

B Trong nước

a Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngon ngữ khen

HĐNN khen là việc người nói thể hiện thái độ tích cực đối với người nghehoặc đối với đối tượng được khen HĐNN khen có thể được thể hiện bằng một từ,một câu, một bài hoặc có thể bằng các điệu bộ, cử chỉ: nụ cười, cái gật đầu, vỗ tay,

… Hoàng Phê [184] trong Từ điển tiếng Việt do ông chủ biên đ định ngh a: HĐNN

khen là n i đến sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa lòng

Nguyễn Quang (1999) đ nêu ra các h nh thức xưng hô, các dấu hiệu từ vựng,

t nh thái, điều nên khen và điều không nên khen, các chiến lược tiếp nhận HĐNNkhen trong luận án của ông [70]

Xét về g c độ v n h a, Bùi Thị Phương Chi và Phạm Thị Thu Hà (2005) đchỉ ra rằng đặc điểm v n h a của mỗi quốc gia được thể hiện qua HĐNN khen[10]

Trang 23

Xét về mục đích và chủ đề của HĐNN khen, Nguyễn Quang (1999) cho rằngHĐNN khen là một hành động dùng lời nói nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khácnhau như: bắt chước người khác, gợi ý, tranh thủ dành tình cảm, thể hiện sự ngưỡng

mộ, mở đường cho lời đề nghị, nhờ vả ai đấy, thể hiện quan tâm, lòng biết ơn,…

Ông cũng phân loại chủ đề khen thành bốn nhóm: (1) Dáng vẻ bề ngoài; (2) Điều

kiện kinh tế, cuộc sống vật chất; (3) Cuộc sống tinh thần, khả năng trí tuệ, thăng tiến sự nghiệp; (4) Giao tiếp xã hội [70].

b Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngôn ngữ chê

Trái ngược với HĐNN khen là HĐNN chê, cũng theo Hoàng Phê: HĐNN chê là

tỏ ra không thích, không vừa ý với một người, một đối tượng, nội dung hay sự việcnào đ mà mình cho là kém là xấu hay kh ng đạt đến một ―chuẩn‖ nào đ [184].Xét về chức n ng và chủ đề của HĐNN chê, Nguyễn Thị Hoàng Yến (2001)cho rằng HĐNN chê thực hiện các chức n ng như sau: (1) Hồi đáp cho khen, hỏi,

đề nghị, mời, gọi, biểu cảm, cam kết, rủ rê (2) Nhờ vả, xin xỏ (3) Tỏ ra khiêm tốn.(4) Chứng tỏ hối hận (5) Khích đối tượng bị chê làm điều g đ c lợi chongười phát ng n (6) Để khen và được khen Tác giả cũng chỉ ra một số cácchủ đề thường bị chê như sau: tr nh độ, khả n ng, bản chất và tính cách[104]

Trong giao tiếp hàng ngày, HĐNN khen, HĐNN chê có thể xuất hiện bất kìlúc nào, bất cứ ở đâu trong cuộc sống Để tránh mắc phải sai lầm khi đưa ra HĐNNkhen hay HĐNN chê, người nói phải biết lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với mụcđích và đối tượng giao tiếp

1.1.2 Những nghiên cứu so sánh, đối chiếu về hành động ngôn ngữ khen, chê

A Ngoài nước

a Hành động ngôn ngữ khen

Nghiên cứu về HĐNN khen và hồi đáp khen, so sánh HĐNN này đ được thựchiện khá nhiều ở nhiều quốc gia trên thế giới Wolfson và Manes (1981) kết luậnrằng chức n ng của HĐNN khen là xây dựng và thắt chặt t nh đoàn kết, gắn bó giữangười khen và người được khen trong nghiên cứu đầu tiên của các ông [176] Tiếpđến, Wolfson [178], Herbert [131] và Holmes [135] tập trung vào giả thuyết này vàcung cấp thêm những kết quả rõ ràng để khẳng định giả thuyết ấy chính là chức

Trang 24

n ng chính của HĐNN khen Manes [153] khẳng định HĐNN khen và hồi đápkhen phản ánh giá trị v n h a của một cộng đồng.

Herbert [131] lại chỉ ra sự phân tầng trong xã hội là bản chất trong ý thức

hệ của người Nam Phi, do đ người Nam Phi ít dùng những HĐNN khen tronggiao tiếp, trái ngược hẳn với sự thường xuyên dùng HĐNN khen của người Mỹ.Người Mỹ có thói quen sử dụng HĐNN khen để thiết lập sự gắn bó với đối tácgiao tiếp trong một tình huống mà vị trí xã hội, tầng bậc của họ chưa được xácđịnh Ngược lại người Nam Phi không cần phải tận dụng HĐNN khen để thựchiện công việc này

Barnlund và Araki (1985) tiến hành nghiên cứu so sánh mật độ sử dụngHĐNN khen giữa người Mỹ và người Nhật và đưa ra những kết luận: Người Mỹthường sử dụng HĐNN khen hơn người Nhật Những đề tài mà người Mỹ thườngkhen là: ngoại hình, sự quyến rũ trong khi người Nhật thường xuyên khen công việc,học tập, ngoại hình [111] Daikuhara (1986) nghiên cứu sự khác nhau giữa hai nền v n

h a Mỹ - Nhật trong việc thực hiện HĐNN khen các thành viên trong gia đ nh nơi c ngcộng và chỉ ra người Mỹ thường xuyên thực hiện HĐNN khen các thành viên tronggia đ nh nơi c ng cộng trong khi người Nhật hiếm khi làm như vậy [122]

Holmes (1988) nghiên cứu về HĐNN khen và hồi đáp khen của ngườiNew Zealand và rút ra kết luận: xã hội New Zealand có nhiều điểm tương đồngvới xã hội Mỹ, không có sự phân tầng bậc, do đ tần suất sử dụng HĐNN khencũng c nhiều tương đồng [135]

Han (1992) nghiên cứu sự khác nhau trong việc đáp trả HĐNN khen giữaphụ nữ Mỹ và phụ nữ Hàn Quốc và kết luận phụ nữ Hàn thường từ chối HĐNNkhen, chỉ có 20% chấp nhận HĐNN khen trong khi đ 75% phụ nữ Mỹ chấpnhận HĐNN khen [119]

Yuan (1998) nghiên cứu cách thực hiện HĐNN khen và đáp trả HĐNN khencủa người Trung Quốc theo độ tuổi, giới tính và tr nh độ v n h a [179] Chen (1993)

và Loh (1993) phân tích sự ảnh hưởng của v n h a đối với học viên người Trung Quốckhi đáp lại HĐNN khen bằng tiếng Anh [118, 151] Đại đa số người Trung Quốcthường từ chối HĐNN khen hoặc đưa ra những lời giải thích khi nhận được HĐNNkhen, rất ít người hồi đáp HĐNN khen bằng cách cảm ơn như người Anh

Trang 25

Nelson, Bakary và Batal (1995) đi t m sự giống và khác nhau giữa cách khencủa người Ai Cập và người Mỹ và kết luận cấu trúc HĐNN khen của hai cộng đồngnày giống nhau (vật được khen + tính từ) nhưng tần suất sử dụng HĐNN khen củangười Mỹ nhiều hơn người Ai Cập [156].

Golato (2004) đ c c ng tr nh ―Compliments and Compliment Responses:Grammatical structure and sequential organization‖ Ông đ cố gắng làm sáng tỏ:1) ngữ pháp h nh thành nên các tương tác x hội, 2) tương tác x hội hình thànhnên ngữ pháp và 3) ngữ pháp là một mô hình của tương tác C ng tr nh đ chỉ ra

sự tác động của ngữ pháp đối với cách thức thực hiện HĐNN khen và hồi đápkhen Việc sử dụng cấu trúc ngữ pháp cũng phụ thuộc vào ngữ cảnh và tuần tựcác HĐNN khen được đưa ra [126]

Cooper (2005) và Cedar (2006) nghiên cứu nét tương đồng và khác biệttrong cách hồi đáp khen giữa người Thái và người Mỹ và chỉ ra: điểm khác biệt rõnét nhất nằm ở chỗ trong khi người Mỹ thường chấp nhận và đáp trả HĐNN khenmột cách tích cực th người Thái tiếp nhận LK một cách e dè hơn Rất nhiều ngườiThái đáp trả HĐNN khen chỉ bằng một nụ cười [120, 160]

b Hành động ngôn ngữ chê

Nghiên cứu về HĐNN chê không có nhiều Một số công trình tiếng Anhchủ yếu tập trung nghiên cứu những HĐNN khen ngợi mỉa mai (backhandedcompliments) - S dùng những cấu trúc có chứa những từ mang ngh a tích cực đểthực hiện HĐNN khen đối tượng giao tiếp nhưng lồng vào đ còn ám chỉ mộtHĐNN chê

Nghiên cứu về HĐNN chê và hồi đáp chê chưa được thực hiện nhiều NguyễnThị Minh Thùy (2005) tiến hành một khảo sát về cách thể hiện HĐNN chê và hồiđáp HĐNN chê bằng tiếng Anh trong lớp học giữa sinh viên Việt đang học đại họctại Úc và sinh viên người bản xứ và chỉ ra: người n i đưa ra lời nhận xét về các lỗisai trong bài viết người nghe đ làm và người nghe đáp trả lại lời nhận xét đ Bốncách thể hiện HĐNN chê: chê trực tiếp (direct criticism), đề nghị thay đổi (requestfor change), n i b ng gi (hints), và n i châm chích (sarcasm) đ được tác giả tậptrung nghiên cứu Kết quả chỉ ra rằng: những người bản ngữ dùng cả bốn chiến lược

Trang 26

nhằm thực hiện HĐNN chê trong giao tiếp trong khi những học viên Việt học tiếngAnh chỉ dùng hai chiến lược: nói trực tiếp và yêu cầu thay đổi; trong một vài tìnhhuống khi người bản ngữ cho rằng không thích hợp để bộc lộ HĐNN chê thì nhómcác học viên người Việt lại vẫn thực hiện [158].

B Trong nước

a Hành động ngôn ngữ khen

Một số công trình nghiên cứu về thực hiện HĐNN khen và hồi đáp khen,HĐNN khen và đối chiếu HĐNN khen giữa các ngôn ngữ đ được thực hiện Nhànghiên cứu Nguyễn Quang (1999) trong c ng tr nh ―Một số khác biệt giao tiếp Việt– Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen‖ đ so sánh sự khác biệttrong các hình thức xưng h , các dấu hiệu từ vựng tình thái, cái nên khen vàcái không nên khen, các chiến lược tiếp nhận lời khen khác nhau giữa ngườiViệt và người Mỹ [70] Tuy nhiên, trong đề tài này, nhóm nghiệm thể Mỹ lànhững người sinh sống và làm việc ở Châu Á, nên theo chúng tôi nhómnghiệm thể này ít nhiều cũng c những ảnh hưởng bởi yếu tố v n h a củangười châu Á Đặc biệt là các yếu tố cận ng n (paralinguistic factors) như ngữđiệu, trọng âm, các yếu tố thuộc ngôn ngữ phi lời như cử chỉ, điệu bộ, ánhmắt, biểu hiện trên mặt, các yếu tố thuộc m i trường giao tiếp như nơi giaotiếp, thời điểm giao tiếp và trạng thái giao tiếp chưa được đề cập đến Tácgiả đ quan tâm đến yếu tố v n h a và giao thoa v n h a nhưng chưa lí giải cácquy luật hiện tượng này như thế nào

Hồ Thị Kiều Oanh (2000) với đề tài ―Cách thể hiện lời khen và cách tiếpnhận lời khen trong v n h a giao tiếp Việt-Mỹ‖ đ xem xét HĐNN khen và cách tiếpnhận HĐNN khen theo 5 (n m) tiêu chí cơ bản: ngoại hình; khả n ng tài chính vàcác giá trị vật chất; khả n ng trí tuệ; k n ng thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ; và k

n ng giao tiếp [66]

Bùi Thị Phương Chi và Phạm Thị Thu Hà (2005) với bài ―Một vài khảo sát

về đặc điểm v n h a của người châu Âu và người Việt thể hiện qua lời khen‖ đ t mhiểu đặc điểm tâm lí, v n h a của người châu Âu và người Việt thể hiện qua hànhđộng khen Tuy nhiên, các tác giả chỉ nghiên cứu giới hạn trong một nhóm nghiệm

Trang 27

thể nhỏ (30 người Việt và 30 người châu Âu), hầu hết là sinh viên đại học, nên kếtquả khảo sát chỉ thể hiện được một phần nào đặc điểm tâm lí của hai khu vực [10].Kiều Thị Thu Hương (2006) đ c đề tài nghiên cứu cách phản ứng lại HĐNNkhen trong tiếng Việt và tiếng Anh Tác giả đ chỉ ra sự giống và khác nhau trong việctiếp nhận HĐNN khen dựa trên việc xem xét cách phản ứng lại HĐNN khen [40].Trần Kim Hằng (2011) c c ng tr nh ―V n h a ứng xử của người Việt Nam

Bộ và người Mỹ qua HĐNN khen và hồi đáp khen‖ Luận án này tìm hiểunhững đặc điểm về ngôn ngữ và v n h a ứng xử thể hiện qua HĐNN khen và hồiđáp trong tiếng Việt ở riêng vùng Nam Bộ và tiếng Anh ở Mỹ [32] Tác giả đchỉ ra những biểu hiện v n h a của hai dân tộc Việt, Mỹ qua các cấu trúc khen vàhồi đáp khen, xác định được lớp từ ngữ đặc trưng Nam Bộ và cách dùng chúngtrong khen và hồi đáp khen Tuy nhiên, các mẫu câu khen tiếng Việt được khảosát trong luận án là của người Việt vùng Nam Bộ vì thế đây chỉ là các mô h nhđặc ngữ chứ chưa phải là các mô hình phổ quát Luận án cũng chưa quan tâmđến các cấu trúc sử dụng hư từ như một tác tử định hướng lập luận Và vì thếtuy tác giả đ minh họa một lượng lớn cấu trúc khen và hồi đáp khen nhưng số

mô hình này vừa thiếu lại vừa thừa

Đỗ Thị Bình (2012) với luận án ―Đặc điểm cấu trúc, ngữ ngh a và ngữ dụngcủa lời khen, lời chê trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)‖ đ chỉ ra: Tiếng Việt

và tiếng Anh Mỹ có hệ thống từ ngữ phong ph để diễn đạt HĐNN khen, HĐNNchê Từ ngữ khen chê trong tiếng Việt thường được sử dụng là tính từ với thang độlinh hoạt Các ngữ cố định hàm ý khen, chê trong tiếng Việt và tiếng Anh cũng rất

đa dạng Hệ thống cấu trúc khen, chê trong tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ rất phongphú và có nhiều điểm tương đồng cả trong các biểu thức khen chê trực tiếp và giántiếp Tác giả nhận xét: Yếu tố v n h a ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn chiếnlược khen, chê trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể V n h a Mỹ thể hiện sự tự do,

b nh đẳng, chủ ngh a cá nhân Người Mỹ đề cao tính lịch sự và yếu tố này ảnh hưởng

nhiều đến ngôn ngữ giao tiếp của họ V n h a Việt bị chi phối bởi yếu tố lễ [4].

Nguyễn Thu Hương (2017) với c ng tr nh: ―Lời khen và cách thức tiếp nhậnlời khen trong ngôn ngữ v n h a giao tiếp hiện đại Nga và Việt Nam‖ đ khảo sátchuyên sâu về HĐNN khen và cách tiếp nhận HĐNN khen trong giao tiếp Tác giả

Trang 28

đ đối chiếu HĐNN khen và cách tiếp nhận HĐNN khen giữa hai cộng đồng v nhóa Nga và Việt nhằm chỉ ra những điểm tương đồng cùng những sắc thái riêng củamỗi cộng đồng Nhà nghiên cứu cũng đ chỉ ra những chiến lược rất khác nhau màngười nghe thường tiến hành để hồi đáp HĐNN khen Tuy nhiên, tác giả chỉ tậptrung vào một HĐNN khen cho nên những biểu hiện của HĐNN chê th chưa đượctác giả chú ý tới [41]

b Hành động ngôn ngữ chê

Nghiên cứu về HĐNN chê và hồi đáp chê cũng ít được thực hiện Chỉ có mộtvài công trình tập trung nghiên cứu về HĐNN chê Luận án tiến s ―Sự kiện lời nóichê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ ngh a)‖ của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006) làchuyên luận đi sâu nghiên cứu k về HĐNN chê Tác giả tập trung khảo sát HĐNNchê trên hai bình diện là cấu trúc và ngữ ngh a Tuy nhiên, luận án không tập trungkhảo sát trên bình diện lịch sự [106]

Tạ Thị Thanh Tâm (2006) tiếp tục nghiên cứu nghi thức giao tiếp âm tínhtiếng Việt, cụ thể là nghi thức chê xét trên bình diện lịch sự và kết luận cách thứcbiểu hiện của lịch sự rất khác nhau khi thực hiện HĐNN chê Trong các mối quan

hệ người nói = người nghe, người nói < người nghe, người nói > người nghe thì tầnsuất nghi thức chê đối với trường hợp người nói > người nghe là cao nhất và đặcđiểm lịch sự trong trường hợp này không bị chi phối bởi yếu tố tôn ti trong môitrường hành chính cũng như phi hành chính Theo tác giả, trong m i trường hànhchính, nghi thức chê bị chi phối bởi quyền lực, nhưng do bị chi phối bởi tính kháchquan, phi biểu cảm nên hễ giữ đ ng các thể thức hành chính th ch ng đạt được lịch

sự nhất định Có một số phương tiện ngôn ngữ thuộc nhiều cấp độ dùng để bù đắpcho bản chất tiêu cực của nghi thức chê nên một nội dung chê, cụ thể đều có thểlượng hóa các mức độ lịch sự khác nhau trên thang độ [78, 79]

1.1.3 Những nghiên cứu có tính ứng dụng hành động ngôn ngữ khen, chê đối với thiếu nhi

Nghiên cứu về HĐNN khen đ được nhiều tác giả thực hiện; tuy nhiên, nghiêncứu về HĐNN khen trong các tác phẩm TN th chưa nhiều Hai tác giả Rizkiyah,

Winanda (2019) trong c ng tr nh ―Analyzing the Expression of Complementing in

Trang 29

Harry Potter the Movie By Using Grice's Cooperative Principles: A Contextual Supplementary Material‖ (Phân tích cách biểu đạt của HĐNN khen trong phim

Harry Potter th ng qua việc sử dụng các nguyên tắc hợp tác của Grice) đ phân tích

về HĐNN khen và cách đáp trả HĐNN khen trong tập 1 bộ phim Harry Potter vàđưa ra các biểu thức ngữ vi để áp dụng các biểu thức này như các lời thoại mẫutrong các lớp dạy học n i tiếng Anh [163]

Nghiên cứu về HĐNN khen và HĐNN chê đ c , nhưng nghiên cứu haiHĐNN này trong truyện TN th chưa c Cần có những nghiên cứu để đề tài nàytiếp cận nhiều người hơn

Tương tự, nghiên cứu so sánh HĐNN khen và HĐNN chê trong truyện TNtiếng Anh và tiếng Việt chưa c c ng tr nh nào cụ thể được tiến hành Đây làkhoảng trống để chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong luận án này

1.2 Cơ sở lí thuyết

1.2.1 Cơ sở lí thuyết về hành động ngôn ngữ khen, chê

A Khái niệm hành động ngôn ngữ

Ngữ dụng học ra đời và bắt đầu phát triển từ nửa cuối thế kỉ XX với sự xuất

hiện của hàng loạt các nghiên cứu về HĐNN như: How to do thing with words [109] của Austin, Speech acts [164] của Searle, English speech act Verbs [174] của Weirzbicka và Pragmatics [180] của Yule,… Với hướng nghiên cứu cách sử

dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trongnhững ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cao nhất

Hành động ngôn ngữ (speech act; còn gọi là: hành vi ngôn ngữ, hành động

n i, hành động ngôn từ, ) được hiểu là hành động được thực hiện bằng phươngtiện ngôn ngữ Theo Austin (1962) n i n ng là một hành động giống như cáchành động khác của con người, đây là hành động thực hiện bằng lời nói nên cóthể gây ra biến đổi nào đ trong thực tế và ảnh hưởng đến đối tượng tiếp nhận

Theo ông, có ba loại HĐNN khi người nói thực hiện phát ngôn: hành động tạo

lời (locutionary act), hành động tại lời (illocutionary act) và hành động mượn lời (perlocutionary act) Hành động tạo lời là hành động người phát ngôn sử

dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ và các kiểu kết hợp từ thành câunhằm tạo ra một phát ngôn

Trang 30

đ ng cả về hình thức và nội dung Hành động tại lời là hành động được người phát

ngôn nói ra nhằm tạo ra tính hiệu quả cho phát ng n đ Thí dụ, người phát ngônthực hiện hành động tại lời khi người này đưa ra hành động như hỏi, ra lệnh, cảm

ơn, khuyên bảo, cam kết,… và thường khiến cho người nghe phải hồi đáp lại Hành

động mượn lời là những HĐNN mà người n i đi mượn các phát ng n để tạo ra một

hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đ đối với người nghe như ý ngh , niềm tin, tình cảm,

… Trong ba loại HĐNN này th hành động tại lời được nhiều người nghiên cứu

trong Ngữ dụng học Một HĐNN được tạo ra khi người n i (Speaker) đưa ra mộtphát ng n (Utterance) cho người nghe (Hearer) trong một ngữ cảnh nào đ (Context)

Các hành động tại lời được Austin chia thành 5 nhóm chính:1 Phán xét (Verdictives); 2 Hành xử (Exrcitives); 3 Kết ước (Commissives); 4 Ứng xử

(Behabitives); và 5.Trình bày (Expositives) Cụ thể:

1) Phán xét: là hành động đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hay một giátrị nào đ dựa trên chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc, như: tính toán,miêu tả, đánh giá, phân loại, ;

2) Hành xử: là hành động đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại mộtchuỗi hành động nào đ , như: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khẩn cầu, van xin, giới thiệu,

bổ nhiệm, khuyến cáo, ;

3) Kết ước: là hành động ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành độngnhất định, như: bảo đảm, giao ước, hứa hẹn, thề nguyền, ;

4) Ứng xử: là hành động phản ứng đối với cách xử sự của người khác, đối vớicác sự kiện có liên quan; là cách biểu hiện thái độ đối với hành động hay số phận củangười khác: khen ngợi, cám ơn, xin lỗi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ;

5) Tr nh bày: là hành động dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận,giải thích cách dùng từ, như trả lời, khẳng định, phủ định, phản bác, nhượng bộ, [9,121]

Searle đ chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của Austin (chỉ phân loạicác động từ ngôn hành, không có tiêu chí phân loại rõ ràng) và tiến hành phân loạihành động ngôn ngữ như sau: quan điểm phân loại là phải phân loại hành độngngôn ngữ chứ không phải chỉ phân loại các động từ ngữ vi; cơ sở phân loại là bộ

Trang 31

tiêu chí được xây dựng dựa trên 12 điểm khác biệt giữa các hành động ngôn ngữ;kết quả là phân ra thành 5 nhóm:

a) Tái hiện: đích ở lời là miêu tả một sự t nh nào đ đang được n i đến; hướngkhớp ghép là lời - thực tại; nội dung mệnh đề là một mệnh đề; các mệnh đề có thể đánhgiá theo tiêu chuẩn đ ng - sai logic; trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều được xác tín;các hành động ngôn ngữ của nhóm này gồm: xác nhận, thông tin, giải thích, khẳngđịnh, tán thành,

b) Điều khiển: đích ở lời là đặt người tiếp nhận vào trách nhiệm thực hiệnhành động nào đ trong tương lai; hướng khớp ghép là hiện thực - lời; nội dungmệnh đề là hành động tương lai của người tiếp nhận; trạng thái tâm lí là sựmong muốn của người phát ng n; các hành động ngôn ngữ của nhóm này gồm:

ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, cho phép, cấm, chỉ thị, khuyên,

c) Cam kết: đích ở lời là trách nhiệm thực hiện một hành động nào đtrong tương lai mà người nói bị ràng buộc; hướng khớp ghép là thực tại -lời; nội dung mệnh đề là một hành động tương lai của người nói; trạng tháitâm lí là ý định của người n i; các hành động ngôn ngữ của nhóm này gồm:cam đoan, thề, hứa hẹn, tặng, biếu,

d) Biểu cảm: đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành động ởlời; hướng khớp ghép là thực tại - lời; nội dung mệnh đề là một hành động haymột tính chất nào đ của người n i hay người nghe; trạng thái tâm lí là sự thayđổi tùy theo từng loại hành động; các hành động ngôn ngữ của nhóm này gồm:xin lỗi, chúc mừng, tán thưởng, khen ngợi, cảm ơn,

e) Tuyên bố: đích ở lời là mang lại sự thay đổi nào đ trong thực tại; hướng khớpghép là lời - hiện thực, hiện thực - lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề; các hànhđộng ngôn ngữ của nhóm này gồm: tuyên bố, kết tội, từ chức, khai trừ, [9, 124]

Cũng giống Austin, Yule [189] khi nghiên cứu về HĐNN và sự kiện n i, đchỉ rõ rằng: khi thực hiện một phát ng n là đồng thời thực hiện 3 hành động liên

quan nhau: hành động tạo ngôn hay hành động tạo lời (locutionary act), hành động

ngôn trung hay hành động tại lời (illocutionary act) và hành động dụng ngôn hay hành động mượn lời (perlocutionary act) Hơn thế, tác giả còn đi sâu nghiên cứu các

Trang 32

phương tiện, chỉ ra lực ng n trung và đồng thời phân loại HĐNN trực tiếp và

HĐNN gián tiếp …

Nói chung các nhà nghiên cứu đ bàn đến những khía cạnh khác nhau củahành động ng n ngữ với tư cách là một trong những trụ cột của Ngữ dụng họchiện đại

a Điều kiện thực hiện hành động ngôn ngữ và phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời a1 Điều kiện thực hiện hành động ngôn ngữ

Điều kiện thực hiện HĐNN là những điều kiện cần c để bất cứ HĐNN nào có

thể thực hiện và thực hiện một cách có hiệu quả được Giống như các hành động kháctrong xã hội, HĐNN cần có những điều kiện nhất định khi thực hiện để đạt được

mục đích giao tiếp Mỗi HĐNN, chẳng hạn: chào,hỏi, từ chối, sai khiến,khen, chê,

hứa, đều có những điều kiện thực hiện riêng của chúng Muốn thực hiện HĐNN

nào thì cần có người tiếp nhận phát ng n đ Mặc dù mỗi HĐNN c thể có những điềukiện riêng nhất định khi được thực hiện, nhưng ch ng ta vẫn có thể tìm thấy nhữngđiểm chung trong những điều kiện riêng

Quan điểm của J L Austin

Các điều kiện sử dụng HĐNN là những điều kiện thỏa mãn, chỉ khi những

điều kiện này được đảm bảo th HĐNN đ mới đạt hiệu quả Điều kiện thỏa mãn

(Nguyễn Đức Dân gọi là điều kiện thuận lợi [12]) của Austin như sau: A) (i)

Phải có thủ tục quy tr nh quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng c tínhquy ước;

(ii) Hoàn cảnh, con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục;B).Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đ ng đắn và (ii) đầy đủ C).Thôngthường thì (i) những người thực hiện hành động ở lời phải c ý ngh , t nh cảm và

ý định đ ng như đ được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra th ý ngh, tình cảm, ý định đ ng như n đ c (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [9])

Quan điểm của J R Searle

Về điều kiện sử dụng các HĐNN, Searle gọi là điều kiện may mắn – các điều

kiện thỏa mãn (Felicity conditions): mỗi HĐNN chỉ được thực hiện trong những

Trang 33

điều kiện nhất định, những điều kiện này gi p cho người tham gia giao tiếp nhận ra

các HĐNN hay nhận ra các lực ngôn trung khác nhau Có bốn loại điều kiện sử

dụng HĐNN sau đây:

(1) Điều kiện nội dung mệnh đề: Điều kiện này chỉ ra bản chất nội dung của hành

động ngôn ngữ Nội dung của mệnh đề có thể là một hành động của người phát ngônhoặc một hành động của người nghe

(2) Điều kiện chuẩn bị: là sự hiểu biết của người phát ng n đối với người tham

gia giao tiếp về khả n ng, ý định, nguyện vọng, lợi ích và quan hệ giữa hai bên giaotiếp Khi thực hiện HĐNN khen hay chê, người nói tin rằng người nghe có khả n ngtiếp nhận và phản ứng lại những lời này theo đ ng vị thế xã hội có lợi cho m nh N ichung, điều kiện chuẩn bị liên quan tới quan hệ giữa người n i và người nghe, liên quantới lợi ích, trách nhiệm, ý nguyện, n ng lực vật chất, tinh thần, quyền lực, của ngườinói với HĐNN đưa ra

(3) Điều kiện chân thành (tâm lí): là sự biểu hiện các trạng thái tâm lí của người

thực hiện hành động ngôn ngữ Điều kiện chân thành còn c ngh a là người phát ngônthực sự chân thành mong đợi hiệu quả ở lời của HĐNN mà mình thực hiện Thí dụ:

HĐNN chê: đòi hỏi người phát ngôn thể hiện được ý muốn chê của m nh, đồng thời

mong muốn người tiếp nhận HĐNN chê đ cũng thực sự hiểu được mình bị chê cái gì

để thực hiện phản ứng lại theo như mong muốn của người phát ngôn

(4) Điều kiện căn bản: HĐNN khi phát ra có một kiểu trách nhiệm ràng

buộc ngay người nói hoặc người nghe vào trách nhiệm về tính chân thực của nộidung vừa phát ng n đối với người nói và sự phản ứng lại đối với người tham giagiao tiếp (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [9, 117])

a2 Phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs)

Một phát ngôn bất kỳ nào cũng sẽ có những dấu hiệu đặc trưng cho ch ng

ta biết phát ng n đ do HĐNN nào tạo ra, tức có hiệu lực (F) gì? Những dấu hiệu

đặc trưng ấy chính là dấu hiệu ngữ vi hay phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời

(viết tắt là IFIDs) IFIDs có thể tồn tại dưới các dạng sau:

Trang 34

i) Các kiểu kết cấu cấu trúc

Các kết cấu cấu tr c khác nhau tương ứng với những HĐNN khác nhau, chẳng

hạn: các kết cấu: không được X, cấm X là kết cấu thực hiện HĐNN cấm đoán; các kết cấu: có X không , X phải không là kết cấu thực hiện HĐNN hỏi;

ii) Những từ ngữ chuyên dụng cho biểu thức ngữ vi

Những từ ngữ được sử dụng trong các kết cấu cấu tr c và là dấu hiệu gi p

ch ng ta nhận biết được HĐNN nào đang được thực hiện Những từ ngữ đ chính

là những từ ngữ chuyên dụng trong các biểu thức ngữ vi Ví dụ:

- thế nào, tại sao, ra sao, là các từ ngữ chuyên dụng trong biểu thức ngữ vi hỏi.

- nên, không nên, là các từ ngữ chuyên dụng trong biểu thức ngữ vi khuyên.

iii) Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể

Một số tiểu từ t nh thái được xem là dấu hiệu ngôn hành của phát ngôn trongtiếng Việt Tuy nhiên, đối với phát ngôn ngữ vi nguyên cấp lại thiếu những dấu hiệunhư trên; do đ , để nắm được mục đích thực sự của những phát ngôn ngữ vi nguyêncấp, người tiếp nhận phải c n cứ vào các tình huống giao tiếp cụ thể có chứa phátngôn ấy Ví dụ:

Ngày mai tôi sẽ đến (Đỗ Hữu Châu [9, 103])

Phát ngôn trong ví dụ trên có thể được hiểu theo các đích - hiệu lực ở lờikhác nhau; có thể tùy theo mối quan hệ giữa người phát ng n và người tiếpnhận, tùy theo tình huống giao tiếp, trong hoàn cảnh xã hội nhất định, tùy theo

tính chất của hành động "đến", và còn tùy vào ngữ điệu của người phát ng n để ch

ng ta cũng c thể hiểu là một HĐNN th ng báo, hoặc đ là HĐNN hứa hẹn, haycũng c thể hiểu đ là HĐNN đe dọa, cảnh báo

b Những nội dung nghiên cứu cơ bản về hành động ngôn ngữ

Những nội dung nghiên cứu cơ bản về HĐNN bao gồm: hai thành phầnngữ ngh a của phát ng n, động từ ngữ vi, phát ng n ngữ vi, biểu thức ngữ vi,đích ng n trung và hiệu lực ở lời

i Hai thành phần ngữ nghĩa của phát ngôn

HĐNN chính là đơn vị tối thiểu trong giao tiếp bằng ng n ngữ, mỗi HĐNNthường c hiệu lực nhất định nào đ đi cùng [164] Hai thành phần nội dung của

Trang 35

một diễn ng n là: nội dung th ng tin và nội dung liên cá nhân; hiệu lực ở lời

lu n gắn với một nội dung liên cá nhân của diễn ng n Tất cả các HĐNN

được tạo ra trong khi phát ng n đều c hai thành phần ngữ ngh a, đ là: Nội

dung thông tin (Kí hiệu p)- nội dung này thường được thể hiện th ng qua

một NDMĐ, phản ánh một sự t nh vào phát ng n và Hiệu lực ở lời (kí hiệu

F) Hai thành phần ngữ ngh a này là cơ sở cho việc t m hiểu và nhận biết cácHĐNN trực tiếp cũng như những HĐNN gián tiếp (sẽ được giới thiệu ởphần sau)

ii Động từ ngữ vi (ĐTNV)

Các hành động tại lời, như ch ng ta biết, là những hành động được biểu thịbằng các động từ ngữ vi Đỗ Hữu Châu (2003) cho rằng HĐNN được biểu hiện quácác động từ ngữ vi Động từ ngữ vi có số lượng rất lớn v các hành động tại lời vôcùng phong phú Một HĐNN c khi được biểu thị ở ngôn ngữ này bằng một động từngữ vi mà động từ này lại không có trong một ngôn ngữ khác Trong một ngôn ngữ,

có những HĐNN kh ng c động từ ngữ vi để biểu thị mà phải dùng các cụm từ thay thếkhi cần thiết [9, 97] Theo nhà ngôn ngữ học Austin [118], có hai lớp động từ:

Động từ xác nhận (Constative verbs): là những động từ miêu tả một nộidung nào đ mà nội dung này có thể đ ng hoặc sai (phù hợp hoặc không phù hợp)với thực tại

Động từ ngữ vi (Performative verbs): là những động từ n i n ng mà khiphát ng n người nói thực hiện lu n cái hành động ở lời do chúng biểu thị như:

hỏi, xin, trả lời, khuyên, hứa, cảm ơn, thề, cảnh cáo…

Ví dụ:

ii-1 Tôi phê bình cách làm việc không khoa học của

cậu ii-2 Cách làm việc của cậu không khoa học.

Cả hai ví dụ trên đều thể hiện được mục đích của người phát ng n Trong đ ,

ở ví dụ (ii-1) người phát ngôn sử dụng ĐTNV phê bình; ở ví dụ (ii-2), mặc dù trong

phát ngôn không chứa ĐTNV nhưng lại có các dấu hiệu như: tính từ đánh giá tiêu

cực ―không khoa học‖, để bày tỏ thái độ không bằng lòng của người phát ngôn.

iii Phát ngôn ngữ vi (PNNV)

Theo Searle [164] tất cả các phát ng n (do hành động tạo lời và hành động ở

Trang 36

lời tạo ra) đều có hai thành phần ngữ ngh a kí hiệu là: F(p) (p) là nội dungthông tin thường được biểu diễn bằng một nội dung mệnh đề (là sự phảnánh một sự tình khách quan vào phát ngôn bằng cấu trúc vị từ-tham thể, chonên (p) cũng tương đương với cấu trúc vị từ - tham thể) F là kí hiệu chỉ hiệulực ở lời do hành động ở lời tạo ra phát ng n đ mà c

Trong một phát ngôn, có những dấu hiệu cho biết phát ng n đ do hànhđộng ở lời nào tạo ra, tức có hiệu lực ở lời F Những dấu hiệu này được gọi làphương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force indicating devices -IFIDs) Nhờ các dấu hiệu này mà người nghe có thể nhận ra hành động ở lờinào đang được người nói thực hiện để hồi đáp lại bằng một hành động thíchhợp

Phát ngôn ngữ vi, theo Đỗ Hữu Châu [9], là những phát ngôn mang nhữnghiệu lực tại lời nhất định Những phát ngôn ngữ vi mang một hiệu lực tại lời nào

đấy thường có cấu trúc hình thức (kể cả ngữ điệu) đặc trưng như: hứa hẹn, khen,

phê bình, trách cứ, chê bai,… PNNV tối thiểu là phát ngôn chỉ có BTNV Trong

giao tiếp hằng ngày, PNNV thường mở rộng, có BTNV và thành phần mở rộng.Dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của ĐTNV, Austin đ phân chia PNNVthành hai loại, đ là PNNV tường minh và PNNV nguyên cấp

- PNNV tường minh: là những phát ngôn có chứa các dấu hiệu để chỉ ra

hành động được thực hiện khi thực hiện phát ng n đ Các dấu hiệu biểu thị có

thể là các từ loại khác nhau, trong đ động từ là một trong những phương tiện.

Ví dụ:

iii-1 Mình hứa mai mình sẽ mang cho cậu cuốn sách

ấy iii-2 Tôi mời chị uống nước.

Phát ngôn trong các ví dụ (iii-1, iii-2) hứa, mời là động từ ngữ vi được sử dụng đ ng theo hiệu lực ngữ vi của hành động hứa, mời Trong các phát ngôn này có

chứa các động từ chỉ rõ loại hành động phát ng n được thực hiện: hứa hẹn, mời Vì

vậy, các phát ngôn trên sẽ được gọi là PNNV tường minh Các động từ chỉ rõ loại hành động của phát ng n được thực hiện như: hứa, mời, được gọi là động từ ngữ vi.

- PNNV nguyên cấp: là những PNNV không sử dụng ĐTNV.

Ví dụ:

iii-3 Mai mình sẽ mang cho cậu cuốn sách ấy > Hành động hứa hẹn

Trang 37

iii-4 Cậu làm việc thật là không khoa học. > Hành động phê phán.

Trang 38

Ở ví dụ (iii-3) là một phát ngôn hứa nhưng kh ng sử dụng ĐTNV hứa;

tương tự ở ví dụ (iii-4) là một phát ng n phê b nh nhưng kh ng sử dụng ĐTNV

phê bình và đ là những PNNV nguyên cấp.

PNNV tường minh và PNNV nguyên cấp có thể chuyển đổi được cho nhau,nhưng ch ng kh ng đối lập nhau ở hành động và hiệu lực tại lời Một phát ngôn

muốn trở thành PNNV thì phải thỏa m n các điều kiện: chủ ngữ của phát ngôn ấy

phải ở ngôi thứ nhất và động từ ngữ vi phải được sử dụng ở thời hiện tại.

Như vậy, PNNV là phát ngôn mà người thực hiện phát ngôn thực hiệnluôn hành động được biểu thị trong phát ng n đ Những phát ngôn loại này rấtđặc biệt bởi nó không biểu hiện một hành động mà chính phát ng n đ là hànhđộng rồi Điều này đồng ngh với việc khi ch ng ta phát ng n cũng chính làchúng ta thực hiện hành động ngôn ngữ

iv Biểu thức ngữ vi (BTNV)

Mỗi một phát ngôn ngữ vi có thể được biểu đạt ở những hình thức khác nhau

nhưng ch ng đều có chung một biểu thức có chứa các dấu hiệu đặc trưng để phân biệt HĐNN này với các HĐNN khác Biểu thức đ chính là biểu thức ngôn hành đặc trưng cho HĐNN được hướng tới; dấu hiệu đặc trưng ấy chính là các phương tiện chỉ dẫn

hiệu lực ở lời (IFIDs) [164], hoặc cũng c thể là các phương tiện chỉ dẫn ở lời kết hợp

với nội dung mệnh đề đặc trưng (nếu có) cho một HĐNN bất kì

Một phát ng n c đầy đủ (p) và F hoặc có chứa các dấu hiệu đặc trưng cho

một hành động tại lời được gọi là một biểu thức ngữ vi Biểu thức ngữ vi là một thể

thức n i n ng cốt lõi do các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời kết hợp với (hoặckhông có) nội dung mệnh đề đặc trưng cho một hành động ở lời nào đ Biểu thứcngữ vi (hay còn gọi là biểu thức ở lời, biểu thức ngôn trung, biểu thức ng n hành)vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của một hành động ở lời

Có hai loại biểu thức ngữ vi:

Biểu thức ngữ vi tường minh (Explicit performative utterance): là những

biểu thức c động từ ngữ vi được dùng theo hiệu lực ngữ vi, Ví dụ:

iv-1 (Tôi) mời bác đến thăm gia đình chúng tôi vào ngày gần đây nhất.

iv-2 Tôi khuyên anh nên đi kiểm tra sức khỏe định kì.

Trang 39

Trong hai phát ng n trên, người thực hiện phát ng n đ thực hiện luôn cái hành

động như mời, khuyên, và như thế các hành động mời, khuyên đ c hiệu lực tức thì.

Biểu thức ngữ vi nguyên cấp (Primary performative utterance): là những

biểu thức ngữ vi kh ng c động từ ngữ vi Theo Đỗ Hữu Châu, để xác định mộtphát ngôn thực hiện HĐNN nào, hay xác định phát ng n đ là BTNV nguyên cấpnào, cần phải dựa vào: 1) Ngữ cảnh; 2) Khả n ng tái lập hoặc bổ sung các dấuhiệu chỉ dẫn ở lời IFIDs cho phát ng n đ ; 3) Phát ng n hồi đáp của người tiếp

nhận, ví dụ: Ngày mai tôi sẽ đến Ví dụ này có thể là một HĐNN hứa hẹn hoặc

cũng c thể là một HĐNN đe dọa [9]

Trên thực tế, các BTNV nguyên cấp thường xuất hiện phổ biến hơn Nhưvậy, các BTNV nguyên cấp với các IFIDs đặc trưng tương ứng với mỗi loạiHĐNN là cơ sở để lí giải các phát ngôn Trong luận án này, ch ng t i đồng t nh

với các tác giả trên về quan điểm BTNV tường minh là biểu thức c chứa ĐTNV;

BTNV nguyên cấp là biểu thức kh ng chứa ĐTNV.

Trong giao tiếp hàng ngày, việc sử dụng BTNV tường minh hay BTNVnguyên cấp phụ thuộc vào từng HĐNN cụ thể Có những HĐNN chỉ có thể dùngBTNV nguyên cấp mà không thể dùng BTNV tường minh, chẳng hạn như các hành

động: dụ dỗ, mắng, dọa, Người thực hiện phát ngôn không nói: Tôi dọa anh; hoặc: Tôi dụ dỗ em,

Hiệu lực ở lời của BTNV tường minh và BTNV nguyên cấp cũng c sự khácnhau Trong khi các BTNV tường minh thường có hiệu lực ở lời rõ ràng hơn vàthường mang tính áp đặt mạnh hơn v thế mà cũng dễ đe dọa tới thể diện của ngườitiếp nhận hơn th BTNV nguyên cấp lại có hiệu lực ở lời thường nhẹ nhàng, ít c tính ápđặt và cũng chính v thế mà ít đe dọa thể diện của người tiếp nhận phát ng n hơn Dovậy, để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất, người tham gia nên tùy thuộc vào đốitượng, hoàn cảnh và mục đích giao tiếp để sử dụng loại BTNV nào cho phù hợp

v Hiệu lực ở lời

Đích của HĐNN nằm ngay trong việc tạo nên phát ngôn, giúp chúng ta phân

biệt được các HĐNN Đích của HĐNN chính là đích ở lời Nếu đích ở lời được thỏa mãn thì chúng ta có hiệu lực ở lời (lực ngôn trung) Ví dụ:

Trang 40

A - Bao giờ anh đi chơi

B – Cuối tuần.

Đích của HĐNN trong phát ng n ở ví dụ trên là hỏi (muốn biết thông tin khi

nào anh đi chơi); hiệu lực ở lời của HĐNN thể hiện ở phát ngôn trả lời (Cuối tuần.)

của người tiếp nhận

Trong giao tiếp, một phát ngôn không phải chỉ có một đích ở lời mà th ng thường

là có một số đích Các HĐNN được thực hiện đ ng với đích ở lời th phát ng n đhướng tới đích ở lời trực tiếp; các phát ng n được sử dụng trên bề mặt HĐNN nàynhưng lại nhằm tới đích một HĐNN khác lại là việc sử dụng đích ở lời gián tiếp

c Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp

Một HĐNN c cùng một hiệu lực ở lời có thể được phát ng n dưới các hìnhthức khác nhau C n cứ vào mức độ chân thực thể hiện hành động ở lời và mứcsuy ý của người nhận phát ngôn trong những ngữ cảnh cụ thể, người ta chia các

HĐNN thành hai loại: HĐNN trực tiếp và HĐNN gián tiếp.

i HĐNN trực tiếp

HĐNN trực tiếp là những HĐNN được sử dụng đ ng với điều kiện sử

dụng, đ ng với đích ở lời của ch ng (được sử dụng một cách chân thực) như:hành động hỏi dùng với đ ng chức n ng hỏi, hành động khen dùng đ ng với chức

n ng khen, hành động phê phán dùng đ ng với chức n ng phê phán … [109] Vídụ:

Tôi phê bình cách làm việc không khoa học của cậu. > Hành động phê phán Tôi yêu cầu các bạn giữ trật tự. > Hành động yêu cầu.

Hai HĐNN ở ví dụ trên là những HĐNN trực tiếp Ở HĐNN trực tiếp, HĐNNđược sử dụng đ ng với mục đích của nó và trực tiếp đạt được hiệu lực ở lời Ngh a

là, hình thức phát ngôn thống nhất với chức n ng của nó

ii HĐNN gián tiếp

Thuật ngữ HĐNN gián tiếp (indirect speech acts) do Searle [164] đặt ra.

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, có những HĐNN được sử dụng đ ng với mụcđích thực, đ ng với điều kiện chân thành, nhưng cũng c những HĐNN kh ngđược sử dụng đ ng với mục đích và điều kiện chân thực, ngh a là sử dụng nhằmđạt đích của một HĐNN khác Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề

Ngày đăng: 07/11/2024, 09:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4: Tần số xuất hiện của HĐNN khen trực tiếp và HĐNN khen gián - Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
Bảng 2.4 Tần số xuất hiện của HĐNN khen trực tiếp và HĐNN khen gián (Trang 76)
Bảng 2.5: Tổng quát về HĐNN khen tiếng Anh - Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
Bảng 2.5 Tổng quát về HĐNN khen tiếng Anh (Trang 77)
Bảng   2.8.   Thống   kê   phương   tiện   ngôn   ngữ   chuyên   dụng   trong - Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
ng 2.8. Thống kê phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong (Trang 86)
Bảng 2.9. Thống kê HĐNN khen gián tiếp tiếng Anh - Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
Bảng 2.9. Thống kê HĐNN khen gián tiếp tiếng Anh (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w