Chủ đề của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi (Trang 142 - 160)

Chương 3: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CHÊ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG TRUYỆN DÀNH CHO THIẾU NHI

3.2. Hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

3.2.3. Chủ đề của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

Dựa vào tư liệu thống kê, chúng t i đưa ra bảng tổng hợp về các chủ đề của HĐNN chê tiếng Việt như sau:

Bảng 3.12: Chủ đề của HĐNN chê tiếng Việt

Chủ đề NL-NL NL-TN TN-TN TN-NL Số lượng

Thái độ, hành vi 47

(8.89%) 48

(9.07%) 85

(16.07%) 8

(1.51%) 188

(35.54%) Sự thông minh, hiểu biết 18

(3.40%) 51

(9.64%) 69

(13.04%) 10

(1.89%) 148

(27.98%)

Diện mạo, sức khỏe 0 4 (0.75%) 11

(2.08%) 3

(0.57%) 18

(3.40%) Điều kiện kinh tế, vật sở

hữu 4 (0.75%) 5 (0.95%) 17

(3.21%) 3

(0.57%) 29

(5.48%) Khả n ng, n ng lực 21

(3.97%) 30

(5.67%) 37

(6.99%) 3

(0.57%) 91

(17.2%) Sự cố gắng, tiến bộ 6 (1.13%) 5 (0.95%) 12

(2.27%) 0 23

(4.35%) Danh tiếng, thanh danh 6 (1.13%) 3

(0.557%) 0 0 9 (1.70%)

Sự can đảm 2 (0.38%) 4 (0.75%) 11

(2.08%) 6

(1.13%) 23

(4.35%)

Tổng 529

Nhận xét:

Bảng 3.12 chỉ ra tỉ lệ các chủ đề của HĐNN chê tiếng Việt xuất hiện lần lượt như sau: chủ đề xuất hiện nhiều nhất là thái độ, hành vi (35.54%), chủ đề xuất hiện nhiều thứ hai là sự thông minh, hiểu biết (27.98%), nhiều thứ ba là khả năng, năng lực (17.2%); các chủ đề tiếp theo lần lượt là điều kiện kinh tế, vật sở hữu; sự cố

gắng, tiến bộ; sự can đảm; diện mạo, sức khỏe; và tỉ lệ thấp nhất là danh tiếng, thanh danh (1.70%).

Chủ đề thái độ, hành vi nhiều nhất bởi lẽ đây vừa là dụng ý của tác giả vừa là đặc điểm chủ đề của HĐNN chê; truyện viết cho TN nên th ng qua HĐNN chê tác giả muốn các em TN thay đổi những thái độ, hành vi chưa đ ng, chưa chuẩn mực;

NL thực hiện HĐNN chê về chủ đề này đối với cả NL và TN vừa để giúp NL thay đổi vừa giúp các em học hỏi nhiều điều trong cách cư xử của các em. Ví dụ:

(185) Hừm, ngươi quả là ngông cuồng. … [LaB4 , tr. 591]

(186) Còn gì xấu bằng cậy sức mà đi bắt nạt. [Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 12]

Các em TN cũng thường xuyên thực hiện HĐNN chê với nhau về chủ đề thái độ, hành vi nhằm giúp nhau nhận ra khuyết điểm (chiếm 16.07%), nhưng rất ít khi dùng chủ đề này để thực hiện với NL (chỉ chiếm 1.51%). Ví dụ:

(187) Mồm miệng em lúc này trơn lắm rồi đó, K’Tub. Thiệt chị chẳng biết em học cái thói hư này ở đâu ra. [LaB 2, tr. 167]

(188) Tọc mạch là thói xấu đó, ông Eakar. [LaB 3, tr. 641]

Đối với chủ đề sự thông minh, hiểu biết các em TN thường xuyên thực hiện HĐNN chê với nhau, chiếm 13.04%; NL cũng thường thực hiện HĐNN chê với với TN giúp các em nhận ra những thiếu sót, khuyết điểm và giúp các em sửa chữa, chiếm 9.64%. Ví dụ:

(189) Chơi với đứa bạn ngốc như mày thiệt là khổ tâm, K’Tub à. [LaB 2, tr. 221]

(190) Con đã không biết gì thì đừng nói lung tung. [LaB 3, tr. 142]

Chủ đề có tỉ lệ cao thứ ba khả năng, năng lực thì các em TN vẫn là người hay thực hiện HĐNN chê nhất, tiếp đến là NL thực hiện với TN, NL thực hiện với người lớn, và cuối là TN thực hiện với người lớn. Ví dụ:

(191) Chị độn thổ dở ẹc à. [LaB 4, tr. 92]

(192) Mày có trí nhớ ngắn quá đó, nhóc. [LaB 2, tr. 455]

Chủ đề có tỉ lệ thấp nhất là danh tiếng, thanh danh. Theo dữ liệu thu thập được thì chỉ có NL thực hiện HĐNN chê với NL và với TN về chủ đề này. Ví dụ:

(193)cũng như bệnh dịch, ông không có thói quen đem lại niềm vui cho người khác. [LB 3, tr. 444]

(194) Chẳng qua ta muốn xem chiến binh giữ đền là thứ quái vật gì? [LB 3, tr. 379]

Nhìn chung, trong số các chủ đề của HĐNN chê tiếng Việt thì TN lu n là đối tượng thực hiện HĐNN chê nhiều nhất bởi lẽ các em là đối tượng chính của truyện; tiếp đến là NL thực hiện với TN vì mục đích của truyện TN là để giáo dục các em nhằm giúp các em tiến bộ; tiếp theo là NL thực hiện với NL nhằm giúp các em học cách đưa ra, sử dụng HĐNN đủ và đ ng ý; cuối cùng và thường có tỉ lệ nhỏ nhất thường là TN thực hiện HĐNN chê với người lớn; tuy nhiên, khi các em TN thực hiện việc này thường hoặc là các em và đối tượng tiếp nhận có mối quan hệ gần gũi, thân mật, hoặc các em có vị thế xã hội cao hơn. Ví dụ:

(195) Ba chỉ toàn nghe theo giọng điệu của Ama Đliê. [LaB 2, tr. 433]

(196) Lái thảm mà yếu bóng vía như chú hèn gì công việc kinh doanh của lão càng ngày càng lụn bại. [LaB 4, tr. 459]

Tình huống trong ví dụ (195) xảy ra giữa hai bố con trong một gia đ nh, cậu bé K’Tub và người bố đang n i chuyện về tờ báo do Ama Đliê biên tập, cậu bé đ kh ng tán đồng quan điểm của bố cậu và không thích cách bố cậu bảo vệ cho tờ báo nên cậu bé đ đưa ra HĐNN chê đối với ông bố. Ví dụ (196) xảy ra giữa Nguyên, người được chọn làm ―chiến binh giữ đền đời thứ ba‖ và Mustafa, người lái thảm bay. Xét về vị thế thì Nguyên, nhân vật chính, l c này cao hơn ch Mustafa.

Bảng về chủ đề chê tiếng Việt trong truyện dành cho TN còn cho thấy, NL thường không thực hiện HĐNN chê nhau về chủ đề ―Diện mạo, sức khỏe‖, các em TN không thực hiện HĐNN chê với NL về chủ đề ―Sự cố gắng, tiến bộ‖ và các em cũng kh ng thực hiện HĐNN chê đối với các em cùng trang lứa hay NL về chủ đề

Danh tiếng, thanh danh‖.

3.2.4. Biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

HĐNN chê tiếng Việt trong truyện dành cho TN được thực hiện bằng hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Dựa vào tư liệu thống kê, tần số xuất hiện của HĐNN chê được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.13: Tần số xuất hiện của HĐNN chê trực tiếp và HĐNN chê gián tiếp tiếng Việt

HĐNN chê NL-NL NL-TN TN-TN TN-NL Tổng

HĐNN chê

trực tiếp 47 61 122 12 242 (45.75%)

HĐNN chê

gián tiếp 57 89 120 21 287 (54.25%)

Số lượng 104 150 242 33 529 (100%)

Nhận xét:

Qua số liệu trong bảng 3.13, chúng tôi nhận thấy so với HĐNN chê trực tiếp (45.75%), HĐNN chê gián tiếp xuất hiện nhiều hơn, chiếm tỉ lệ cao hơn (54.25%).

Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ HĐNN chê thuộc nhóm Biểu cảm, là hành động âm tính, có tính nhạy cảm, đe dọa thể diện cao; chính vì vậy các tác giả sử dụng HĐNN chê gián tiếp nhiều hơn để giảm mức độ đe dọa thể diện. Tuy nhiên, vì viết cho TN nên các tác giả vẫn sử dụng nhiều HĐNN chê trực tiếp để giúp các em dễ đọc, dễ hiểu và dễ vận dụng nên tỉ lệ chênh lệch giữa HĐNN chê trực tiếp và HĐNN chê gián tiếp không nhiều. Đây c lẽ cũng là dụng ý của các tác giả khi đưa ra các phát ngôn chê trong truyện dành cho TN.

Sau đây, ch ng t i sẽ tiến hành phân tích các HĐNN chê trực tiếp và HĐNN chê gián tiếp nhằm chỉ ra các BTNV, phương tiện hình thức biểu hiện nội dung mệnh đề chê.

Để dễ dàng cho việc phân tích, chúng tôi có thể mô hình hóa HĐNN chê tiếng Việt như sau:

Bảng 3.14: Tổng quát về HĐNN chê tiếng Việt

Chủ thể Loại HĐNN chê Đối tượng chê

S Trực tiếp BTNV chê tường minh H Thuộc tính của H BTNV chê nguyên cấp Vật sở hữu của H

Gián tiếp ...

A. Hành động ngôn ngữ chê trực tiếp tiếng Việt

a. Cấu trúc của biểu thức ngữ vi chê trực tiếp tiếng Việt

Cấu tr c điển hình của BTNV chê tường minh và BTNV chê nguyên cấp như sau:

Bảng 3.15: Cấu trúc điển hình của BTNV chê tường minh và BTNV chê nguyên cấp Biểu thức ngữ vi chê

BTNV chê tường minh ± S + Động từ ngữ vi chê

± H + Nội dung chê

BTNV chê nguyên cấp - - ± H + Nội dung chê

(Chú thích: + thành phần luôn hiển ngôn; ± thành phần có thể hiển ngôn, có thể không hiển ngôn; - thành phần không hiển ngôn).

- Biểu thức ngữ vi chê tường minh tiếng Việt trong truyện dành cho TN Dựa vào tư liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy rằng trong truyện dành cho TN tiếng Việt, phát ngôn có chứa động từ ngữ vi không có bởi vậy biểu thức ngữ vi chê tường minh tiếng Việt trong truyện dành cho TN không xuất hiện. Chúng tôi sẽ tập trung phân tích biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp để làm rõ H và nội dung khen nhằm làm sáng tỏ nhân tố TN ảnh hưởng như thế nào đến phong cách viết của các tác giả.

- Biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp tiếng Việt trong truyện dành cho TN

BTNV chê nguyên cấp là biểu thức không chứa động từ ngữ vi chê, bởi vậy trong một BTNV chê nguyên cấp có thể hoặc không thể tồn tại H nhưng nhất thiết phải có nội dung chê. Hai thành phần cốt lõi này sẽ được chỉ rõ trong BTNV chê nguyên cấp ở phần sau:

b. Đối tượng tiếp nhận phát ngôn (H)

Ở trong các tác phẩm dành cho TN, đối tượng tiếp nhận HĐNN chê (H) chính là nhân vật giao tiếp được xây dựng và là ngôi thứ 2 (có thể hiển thị hoặc không hiển thị trong nội dung khen). Đối tượng tiếp nhận phát ngôn trong các tác phẩm dành cho TN được biểu thị bằng nhiều từ ngữ khác nhau trong từng v n cảnh khác nhau, chẳng hạn: thầy/cô – trò/con (trong mối quan hệ nhà trường), ông/ba/bố dượng/bà/mẹ/dì/bác/cô ... – con/cháu ... (trong mối quan hệ ở nhà), tớ/tôi/tao ... – cậu/bạn/mày/hắn ... (trong mối quan hệ bạn bè); S và H cũng c thể là tên riêng (Nguyên, K’Br k, Mua, Nam, thằng Cò ...). Ví dụ:

- H được hiển thị trong HĐNN chê

(197) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta làm sao chịu được. [Dế Mèn

(198)Bastu, ngươi đúng là đồ mặt dày. [LaB4, tr. 589]

Ở ví dụ (197) H được hiển thị bởi ―ch mày‖ trong t nh huống Dế Mèn qua hang Dế Choắt và thực hiện HĐNN chê về sự cẩu thả, bẩn thỉu trong hang. Lẽ ra Dế Mèn xưng h bằng anh em vì cùng một mẹ sinh ra, nhưng trong t nh huống này Dế Mèn lại phát ng n là ―ch mày‖ để thể hiện cấp bậc trong gia đ nh và cũng để nhấn mạnh hơn cho phát ng n chê. Ví dụ (198) có xuất hiện tên riêng ―Bastu‖, ngay sau đ là ―ngươi‖ một phần để nhấn mạnh, phần khác là để chỉ rõ đối tượng tiếp nhận.

Đối tượng tiếp nhận H trong truyện TN cũng g p phần làm sáng tỏ mục đích của các tác giả. Vì viết cho các em TN nên giọng v n thường trong sáng, câu v n thương giản dị, các từ xưng h thường rất gần gũi và cũng kh ng mang tính xúc phạm, tổn thương cao với các em TN thậm chí trong các HĐNN chê.

- H không được hiển thị trong HĐNN chê (199) Đi chơi dữ quá há! [LaB2, tr. 573]

Ví dụ (199) là một HĐNN chê kh ng c đối tượng tiếp nhận H trong phát ng n nhưng HĐNN chê này vẫn thực hiện được vì nó diễn ra trong giao tiếp và người giao tiếp cùng sẽ nhận ra HĐNN chê này hướng tới đối tượng cụ thể nào, cách thể hiện này chỉ tới tính lịch sự của HĐNN chê.

Xét về tính bắt buộc hiển thị trên bề mặt phát ngôn, thành phần H trong BTNV chê có thể được nêu rõ trong bảng sau:

Bảng 3.16: Tần số hiển thị H trong BTNV chê trực tiếp tiếng Việt

H Tần số Tỉ lệ %

Hiển thị 179 73.97%

Không hiển thị 63 26.03%

Tổng 242 100%

Nhận xét:

Bảng 3.16 cho thấy tỉ lệ H hiển thị nhiều hơn so với không hiển thị trong BTNV chê trực tiếp (179 63 trường hợp). Mặc dù HĐNN chê c tính nhạy cảm, đe dọa thể diện cao nhưng viết cho TN nên các tác giả Việt vẫn thường hiển thị H trong phát ng n để tránh gây hiểu lầm hay việc thực hiện HĐNN chê kh ng đ ng đối tượng. Đối tượng tiếp nhận phần nào cũng thể hiện được phong cách viết của các tác giả.

c. Các phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung (IFIDs)

Các phương tiện hình thức biểu hiện nội dung mệnh đề chê sẽ được chỉ rõ trong phần này.

NDMĐ trong BTNV chê ở truyện dành cho TN thường sử dụng các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng ở các cấp độ: từ vựng, ngữ pháp, chữ viết (ghi âm), phương tiện cận ngôn và ngoại ng n: thái độ, giọng điệu .... Các phương tiện ngôn ngữ trên có thể được người phát ngôn thể hiện một cách độc lập, song cũng c thể được thể hiện kết hợp, lồng ghép với nhau để tạo hiệu quả chê cao nhất

i) Phương tiện từ vựng chuyên dụng

Phương tiện từ vựng chuyên dụng trong thành phần NDMĐ của BTNV chê gồm: i) Từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực; ii) Thành ngữ, tục ngữ mang tính tiêu cực;

iii) Từ ngữ thể hiện tình thái của phát ngôn: quán ngữ tình thái, tiểu từ tình thái hoặc tổ hợp tương đương.

Từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực

Khi thực hiện HĐNN chê, người phát ngôn dùng các từ ngữ đánh giá thấp, đánh giá tiêu cực để bộc lộ ý kiến nhận định, đánh giá thấp về đối tượng giao tiếp hoặc về đặc điểm, hành động nào đ của đối tượng tiếp nhận. Theo dữ liệu thu thập được, lớp từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực là loại phương tiện từ vựng điển h nh, đặc dụng trong phần NDMĐ của BTNH chê với nhiều cách thức sử dụng linh hoạt, có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp.

- Từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực được sử dụng độc lập

Khi từ/ cụm từ đánh giá thấp, tiêu cực được dùng độc lập thì phát ngôn chê sẽ bộc lộ thái độ chê tức thì của chủ thể phát ng n đối với đối tượng HĐNN chê hướng tới. Ví dụ:

(200) Nhảm nhí. [LaB4, tr.328]

(201) Hoang đường! [LaB3, tr.124]

- Từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực được sử dụng kết hợp

Khác với dạng dùng độc lập, từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực có thể được sử dụng cùng với từ ngữ chỉ đối tượng HĐNN chê hướng tới và các từ ngữ khác như phụ từ biểu hiện mức độ (rất, quá, lắm,...), từ/ cụm từ tình thái (thật đấy, hết trọi,

thiệt đó, rồi đó,rồi, mà,...), quán ngữ tình thái (thật là, thiệt là, hóa ra, thế là,...) + Từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực kết hợp cùng với từ ngữ chỉ đối tượng HĐNN chê hướng tới

(202)Bạn vờ vĩnh giỏi thế. [LaB1, tr.343]

(203)Ngươi ngoan cố thật đấy, Yan Dran. [LaB3, tr.418]

Trong ví dụ (202) nêu trên các từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực kết hợp cùng với từ ngữ chỉ đối tượng HĐNN chê hướng tới - chủ thể của hành động, trạng thái, tính chất tiêu cực được nêu trong phát ngôn. Cụ thể, đối tượng HĐNN chê hướng tới là

"bạn" với các từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực: vờ vĩnh. Ở ví dụ (203) ―ngươi‖ là đối tượng mà HĐNN chê hướng tới, ―ngoan cố‖ là từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực.

+ Từ ngữ đánh giá thấp, tiêu cực kết hợp cùng các từ ngữ khác như phụ từ biểu hiện mức độ (rất, quá, lắm,...), từ/ cụm từ tình thái (thật đấy, hết trọi, thiệt đó, rồi đó,rồi, mà,...), quán ngữ tình thái (thật là, thiệt là, hóa ra, thế là,...) nhằm t ng sắc thái đánh giá tiêu cực. Ví dụ:

(204)Thiệt là nhảm nhí. [LaB2, tr.137]

(205) Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! [Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 4]

Từ ngữ phủ định

Từ/ tổ hợp từ mang ngh a phủ định như: không, chưa, chẳng, đừng, vô, bất, cóc ... được sử dụng trước những hành vi, đặc điểm, tính chất nhằm biểu đạt ý phủ nhận, bộc lộ ý kiến đánh giá tiêu cực đối với đối tượng tiếp nhận. Ví dụ:

(206) Chẳng thấy bắt được con chồn con cáo gì, mà ngày nào cũng lặn lội cho mệt! [Đất rừng phương Nam, tr. 87]

(207) Ông đang làm một chuyện ích, ông N’Trang Long à. [LaB4, tr.152]

Thành ngữ, tục ngữ mang tính tiêu cực

Các tác giả truyện dành cho TN thường hạn chế sử dụng từ ngữ, tục ngữ; đây có thể coi là dụng ý của những người viết truyện cho TN. Nếu có dùng thì các thành ngữ, tục ngữ này rất đỗi thông dụng và dễ hiểu. Ví dụ:

(208) Ông là ếch ngồi đáy giếng. [Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 27]

(209) Nè, trứng chẳng khôn hơn vịt đâu. Mày học cái sách nào đó của ai mà toan dạy khôn tao thế, hử Cò? [Đất rừng phương Nam, tr. 76]

Phương tiện từ vựng biểu hiện tình thái mang tính tiêu cực

Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được, chúng tôi tập hợp các tiểu nh m phương tiện từ vựng biểu hiện tình thái mang tính tiêu cực trong BTNV chê, cụ thể như: quán ngữ tình thái, trợ từ tình thái, tiểu từ tình thái và các tổ hợp ngôn ngữ tương đương,...

Các phương tiện t nh thái này đ g p phần quan trọng vào việc thể hiện, đánh dấu, chỉ báo các khía cạnh, phương diện, g c độ đa diện, tinh tế của t nh thái chê trong HĐNN chê tiếng Việt.

-Quán ngữ tình thái: là các đơn vị ngôn ngữ được dùng để bày tỏ, bổ sung, hoặc nhấn mạnh sắc thái tình cảm, thái độ của một nội dung th ng tin nào đ . Quán ngữ tình thái có thể dùng để biểu thị sự ngạc nhiên, bất ngờ, phát giác ra hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của nội dung chê (thiệt là, hết trọi, rồi đ , ...); c thể bộc lộ tâm lí bức xúc, phẫn nộ (thật đấy, rồi, mà, ...); có thể báo hiệu sự đánh giá thấp, tiêu cực (thiệt là, đấy, đ , ...); c thể bộc lộ sự nhấn mạnh, khẳng định chắc chắn hành vi, đặc điểm, tính chất tiêu cực của đối tượng HĐNN chê hướng tới (thật đấy, rồi, mà, ...) Ví dụ:

(210) Nhưng anh cũng thích bay nhảy thế thì anh thật là ngông cuồng. [Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 40]

(211) Chị nhầm rồi. [LaB4, tr.550]

(212) Mày thiệt là đại ngu! Thầy Râu Bạc nói mà mày tin được à? [LaB1, tr.44]

-Tiểu từ tình thái: là những đơn vị từ vựng chỉ tới thái độ, tình cảm của chủ thể phát ngôn với đối tượng tiếp nhận phát ngôn. Dựa vào tư liệu thu thập được, các tiểu từ t nh thái đánh dấu sắc thái tiêu cực của NDMĐ chê thường là: rất, lắm, quá, thật, à, ạ, ấy, chắc, hả, nhé, rồi, thế Ví dụ:

(213) Tôm tít búng đấy, chứ có rắn đâu mà sợ mậy? Thằng nhát quá! [Đất rừng phương Nam, tr. 59]

(214) Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! [Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 10]

ii) Phương tiện ngữ pháp

Dựa vào tư liệu thu thập được các HĐNN chê trực tiếp, chúng tôi nhận thấy một số cấu trúc ngữ pháp sau đây thường được sử dụng trong BTNV chê để điều

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi (Trang 142 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(245 trang)
w