Đối chiếu hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh, tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi (Trang 160 - 165)

Chương 3: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CHÊ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG TRUYỆN DÀNH CHO THIẾU NHI

3.3. Đối chiếu hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh, tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

3.3.1. Những nét tương đồng

Dựa vào tư liệu và quá trình phân tích các đặc điểm của HĐNN chê tiếng Anh, tiếng Việt trong truyện dành cho TN, chúng tôi nhận thấy HĐNN chê trong hai ngôn ngữ khá tương đồng nhau. Cụ thể như sau:

Vai thoại của HĐNN chê hướng tới: dựa vào thống kê trong bảng 3.1 và bảng 3.9, vai thoại của HĐNN chê trong cả tiếng Anh và tiếng Việt hướng tới chủ yếu là TN. Những phát ngôn chê tiếng Anh, tiếng Việt liên quan tới TN rất tương đồng, lần lượt chiếm 79.7% và 80.35%; bởi lẽ luận án nghiên cứ về HĐNN chê

tuổi nên dễ giao tiếp và dễ đưa ra các phát ng n cho nhau để thực hiện chức n ng giao tiếp. Một tỉ lệ khá tương đương giữa cả hai ngôn ngữ với nh m đối tượng người lớn-TN (tiếng Anh 22.67%, tiếng Việt 28.36%); người lớn, chẳng hạn như:

ông bà, bố, mẹ, thầy, c …là những người đ trải qua nhiều kinh nghiệm cuộc sống, sẵn sàng đưa ra các HĐNN chê để bày tỏ sự quan tâm, dạy dỗ, tạo ý chí phấn đấu

… cho các em.

Vai thoại NL c đưa ra HĐNN chê cho nhau, các hành động này thường có cấu trúc phức tạp và ở dạng gián tiếp. NL làm vậy để các em bắt chước, chắt lọc câu từ phù hợp và học hỏi ngôn từ, cách biểu đạt, biểu thị cảm xúc và ngữ ngh a lới phát ngôn nhằm phát triển n ng lực lời nói.

Các HĐNN chê mà TN thực hiện với NL cũng c nhưng tỉ lệ ít (7.47%

trong tiếng Anh và 6.24% trong tiếng Việt). Những HĐNN chê này thường các em dùng trong những mối quan hệ thân mật, gần gũi; hay trong vai của những người có vị trí xã hội cao hơn.

Mục đích các HĐNN chê: HĐNN chê trong cả tiếng Anh và tiếng Việt đều dùng để thực hiện sáu mục đích sau: 1) Hạ giá trị đối tượng tiếp nhận; 2) Không tán thành, không đồng tình với đối tượng tiếp nhận; 3) Chỉ ra hậu quả; 4) Chỉ ra vấn đề còn tồn tại; 5) Dạy dỗ, hướng thiện; 6) Kích thích, tạo ý chí phấn đấu (dựa vào thống kê trong các bảng 3.2 và bảng 3.10).

Chủ đề HĐNN chê hướng tới: có 8 chủ đề HĐNN chê cả tiếng Anh và tiếng Việt hướng tới là: 1) Thái độ, hành vi; 2) Sự thông minh, hiểu biết; 3) Diện mạo, sức khỏe; 4) Điều kiện kinh tế, vật sở hữu; 5) Khả năng, năng lực; 6) Sự cố gắng, tiến bộ;

7) Danh tiếng, thanh danh; 8) Sự can đảm (dựa vào các bảng 3.3 và bảng 3.11).

HĐNN chê tiếng Anh và tiếng Việt không thấy tồn tại BTNV chê tường minh.

Tỉ lệ HĐNN chê trực tiếp, gián tiếp: rất tương đồng, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, HĐNN chê trực tiếp ít hơn HĐNN chê gián tiếp, nhưng tỉ lệ chênh nhau không nhiều. (bảng 3.4 và bảng 3.12)

HĐNN chê trực tiếp, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, đều sử dụng các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng sau đây: 1) từ vựng (danh từ/cụm danh từ, động

từ/cụm động từ, tính từ/cụm tính từ, từ ngữ phủ định); 2) ngữ pháp (cấu trúc nhận định, khẳng định sự tiêu cực; cấu trúc nhấn mạnh; cấu trúc so sánh; cấu tr c tương phản; cấu trúc phủ định); 3) chữ viết (ghi âm): dấu chấm than, dấu chấm lửng).

1) Từ vựng

- Tính từ, cụm tính từ Ví dụ: Ridiculous! (Lố bịch!) - Danh từ, cụm danh từ Ví dụ: Idiots! (Ngu ngốc!) - Động từ, cụm động từ

Ví dụ: You have disappointed me...(Anh làm tôi thất vọng quá …) - Từ ngữ phủ định:

Ví dụ: An unworthy trick! (Một trò đùa đáng khinh!) 2) Ngữ pháp

- Cấu trúc nhận định, khẳng định sự tiêu cực

Ví dụ: That was a lie, Harry. (Như vậy là nói dối, Harry) - Cấu trúc nhấn mạnh

Ví dụ: You two are so stupid! (Hai bồ thật quá ngu ngốc!)

- Cấu tr c so sánh (so sánh hơn, so sánh hơn nhất, so sánh bằng)

Ví dụ: It's the same colour as Mum's only much dirtier-looking. (Y hệt màu của mẹ nhưng c vẻ dơ hơn nhiều.)

- Cấu tr c tương phản:

Ví dụ: But you’re behind — very behind — on dealing with curses.

(Nhưng các trò còn kém – rất kém – trong việc xử lí mấy lời nguyền.) - Cấu trúc phủ định

Ví dụ: You really don’t look well. (Bồ trông không được khỏe lắm.) 3) Phương tiện chữ viết (ghi âm)

- Dấu chấm than

Ví dụ: you’re ruining the best moment of my life! (Bồ đang làm hỏng giây ph t đẹp nhất của đời mình!)

- Dấu chấm lửng

Ví dụ: You … you little cheat. (Mày... đồ gian lận.)

BTNV chê gián tiếp biểu đạt qua: phát ngôn ẩn dụ, HĐNN hỏi; HĐNN mỉa, HĐNN khuyên, động viên; HĐNN mong ước, giả định; HĐNN phán đoán; HĐNN đề nghị; HĐNN yêu cầu. Cấu trúc của BTNV khen gián tiếp trong cả tiếng Anh và tiếng Việt cũng rất tương đồng, cụ thể như sau:

- Phát ngôn ẩn dụ:

Vd: You are a walking germ-factory! (Mày đ ng là cái nhà máy vi trùng biết đi!)

- HĐNN hỏi:

Vd: Oh my gawd, Dad, what've you done to your hair? (Ch a ơi, ba đ làm g đầu tóc ba vậy?)

- HĐNN mỉa:

Vd: Potty and the Weasel. (Harry Cái Bô với lại Ron Mặt Chồn.) - HĐNN khuyên, động viên:

Vd: You shouldn’t have done that. (con kh ng nên làm điều đ .) - HĐNN mong ước/ giả định:

Vd: I suppose your daddy told you all to hide? (Tao chắc là ba mày biểu mày chạy trốn đi chứ gì?)

- HĐNN phán đoán:

Vd: Don’t you think you might be prejudiced in her favor because of Hagrid? (Cụ kh ng ngh là cụ có thể đ ngh tốt cho bà ta chỉ vì lão Hagrid à?

- HĐNN đề nghị:

Vd: Will you stop messing around! (Hai đứa bay có thôi cái trò quậy đ kh ng?) - HĐNN yêu cầu:

Vd: For heaven's sake, Centipede, don't make so much noise. (V ch a, đừng làm ồn như vậy nữa.)

3.3.2. Những nét dị biệt

Ngoài những nét tương đồng, HĐNN chê trong tiếng Anh và tiếng Việt có những nét dị biệt sau:

Tần số hiển thị H trong BTNV chê trực tiếp tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau. Trong tiếng Anh, tỉ lệ H hiển thị ít hơn so với không hiển thị, lần lượt là:

46.67% và 53.33%; tiếng Việt th ngược lại, tỉ lệ H hiển thị cao hơn so với không hiển thị, lần lượt là: 73.97% và 26.03%. Điều này xảy ra bởi lẽ HĐNN chê là hành động âm tính, người Anh thường muốn giữ thể diện cho người tiếp nhận nên H ít hiển thị; còn người Việt thể hiện sự quan tâm đối với đối tượng tiếp nhận nên thường hiển thị H ngay trong phát ngôn.

Xét về loại phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng, tiếng Anh và tiếng Việt cũng có những nét dị biệt trong việc sử dụng, cụ thể:

- Từ vựng:

+ Tiếng Anh thường sử dụng các trạng từ/cụm trạng từ để nhấn mạnh, thể hiện mức độ của HĐNN chê; tiếng Việt lại sử dụng các tiểu từ tình thái hay phó từ để thực hiện chức n ng này.

+ Thành ngữ, tục ngữ: trong các truyện tiếng Anh dành cho TN, chúng tôi không bắt gặp thành ngữ, tục ngữ nào; trong truyện tiếng Việt thì thành ngữ, tục ngữ có xuất hiện nhưng ít; và thường các thành ngữ, tục ngữ rất thông dụng với các em TN.

- Ngữ pháp:

+ Cấu trúc nhận định, khẳng định sự tiêu cực: tiếng Anh thường biểu đạt biểu thức loại này bởi các đại từ chỉ định (this/that/it), động từ trạng thái (look, sound, like, seem ...) hoặc trợ đồng từ tình thái (can, could, may, might, must, will, would, should ...); tiếng Việt thường biểu đạt bằng các quán ngữ tình thái (thật là/thiệt là/chính xác là/vậy là như vậy là/ lại thêm/chỉ có...).

+ Cấu trúc từ để hỏi (WH-WORD) đứng đầu phát ngôn: chỉ xuất hiện trong tiếng Anh, không xuất hiện trong tiếng Việt. Điều này bởi lẽ sự khác biệt về hệ thống ngữ pháp của hai ngôn ngữ.

+ Cấu trúc nhận định, khẳng định sự tiêu cực với trợ động từ tình thái (Modal Auxiliary Verbs) (can, could, may, might, must, ought, had better, will, would, shall, should...) chỉ có trong tiếng Anh, tiếng Việt muốn thể hiện lại phải thông qua các quán ngữ tình thái, tiểu từ tình thái.

+ Cấu trúc nhấn mạnh: trong tiếng Anh, cấu trúc nhấn mạnh được được thực hiện bằng nhiều cách, chẳng hạn: sử dụng các trạng từ dùng để nhấn mạnh (so, such, much, far, really, extremely, incredibly ...), sử dụng câu bị động (passive voice), sử dụng hình thức đảo ngữ (inversion), đại từ phản thân (reflexive pronouns), cấu trúc với chủ ngữ giả ―it‖ đứng đầu câu ...; trong tiếng Việt, cấu trúc nhấn mạnh thường sử dụng tiểu từ tình thái (rất, lắm, quá), hình thức lặp, láy để nhấn mạnh.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi (Trang 160 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(245 trang)
w