1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Hoạt động của Cung văn hóa thiếu nhi Hải Phòng với việc giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhi

145 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 34,99 MB

Nội dung

Mục tiêu của đè tài Hoạt động của Cung văn hóa thiếu nhi Hải Phòng với việc giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhi là góp phần làm rõ thêm về phương diện lý luận và thực tiễn của công tác giáo dục nói chung và giáo dục thị hiếu nghệ thuật nói riêng cho thiếu nhi, tạo ra một không gian hưởng thụ và phát triển năng lực nghệ thuật cho thiếu nhi, nâng cao năng lực thực tiễn trong công tác của bản thân.

Trang 1

VŨ THỊ THANH HOA

HOẠT ĐỘNG CỦA CUNG VĂN HÓA THIẾU NHI HẢI PHÒNG VỚI VIỆC GIÁO DỤC THỊ HIẾU

NGHỆ THUẬT CHO THIẾU NHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

'TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

VŨ THỊ THANH HOA

HOẠT ĐỘNG CỦA CUNG VĂN HÓA THIẾU NHI HẢI PHÒNG VỚI VIỆC GIÁO DỤC THỊ HIẾU

NGHỆ THUẬT CHO THIẾU NHI Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số:60 31 70

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hương

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TAT TRO!

MỞ DAU

Chương 1: CUNG VĂN HÓA THIẾU NHI HAI PHÒNG VỚI VIỆC GIÁO DỤC THỊ HIẾU NGHỆ THUẬT CHO THIẾU NHI

3 LUAN VAN

1.1 Quan niệm và đặc điểm của thị hiếu nghệ thuật

1.1.1 Quan niệm về nghệ thuật

1.1.2 Quan niệm thị hiếu và thị hiểu nghệ thuật

1.2 Giáo dục thị

u nghệ thuật cho thiếu nhỉ

1.2.1 Chủ trương, chính sách của Dang va Nha nước về chăm sóc,

giáo dục thiếu niên, nhỉ đồng

1.2.2 Đặc điểm và vai trò của giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ

1.3 Đặc điểm hoạt động của Cung Văn hóa thiếu nhỉ

1.3.1 Cung Văn hóa thiếu nhỉ trong hệ thống thiết chế văn hóa

1.3.2 Các hoạt động của Cung Văn hóa thiếu nhỉ

1.3.3 Vai trò của Cung Văn hóa thiếu nhỉ với việc giáo dục thị hiếu

nghệ thuật cho thiếu nhỉ

Tiểu kết chương 1

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CUNG VĂN HÓA

THIẾU NHI HAI PHONG VOI VIE GIAO DỤC THỊ HIỀẾU NGHỆ

THUAT CHO THIEU NHI

Trang 4

2.2 Thực trạng hoạt động của Cung Văn hóa thiếu nhỉ Hải Phòng 2.2.1 Hoạt động vui chơi giải trí

2.2.2 Hoạt động bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật

2.2.3 Hoạt động tổ chức các cuộc triển lãm, liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật

2.2.4 Hoạt động bồi dưỡng nâng cao tri thức về văn hóa nói chung 2.3 Ảnh hưởng của các hoạt động Cung Văn hóa thiếu nhỉ thành phố

i hiéu nghệ thuật cho thiếu nhỉ với việc giáo dục t 2.3.1 Về điểm mạnh 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân Tiểu kết chương 2

Chương 3: NÂNG CAO CHÁT LƯỢI NGHỆ THUẬT CHO THIẾU NHI Ở CUN!

HAI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 Phương hướng và nhiệm vụ GIÁO DỤC THỊ HIẾU 3 VĂN HÓA THIẾU NHI 3.1.1 Về phương hướng 3.1.2 Nhiệm vụ 3.2 Các giải pháp

3.2.1 Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp,

ngành về giáo dục thị hiếu thâm mỹ cho thiếu nhỉ thành phố

3.2.2 Đôi mới chương trình, nội dung các hoạt động của Cung Văn hoá thiếu nhỉ

3.2.3 Đầu tư nâng cấp trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu của các

hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí của thiếu nhỉ

3.2.4 Đào tạo bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và

Trang 6

BCD BVCSGD CNH, HĐH DSGĐTE GD& PT GS HĐND NSƯT NTQC NXB PT&TH PGS PTS TNCS TNTP TIN TDIT TS THPT TW UBND VHTT VHNT XHCN

Ban chi dao

Bảo vệ chăm sóc giáo dục Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Dân số Gia đình Trẻ em Giáo dục và Đào tạo Giáo sư Hội đồng nhân dân Nghệ sỹ ưu tú Nghệ thuật quần chúng Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Phó Giáo sư Phó tiến sỹ “Thanh niên Cộng sản “Thanh niên Tiền Phong “Thanh thiếu niên

Thể dục thể thao

Tiến sỹ

Trung học phô thông Trung ương

Trang 7

1 Ly do chon dé tai

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là vốn quý của một quốc gia

Đầu tư cho sự phát triển toàn diện của trẻ em chính là đầu tư cho sự phát triển

đất nước

Trong quá trình phát triển xã hội, giáo dục ngày càng có vai trò quan trọng, tác động đến sự hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người Giáo dục trí thức được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển tiến bộ,

văn minh và bền vững của mỗi quốc gia, trong đó giáo dục thẩm mỹ cho thiếu

nhỉ là thành tố quan trọng Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược giáo dục hiện nay Chúng ta không xem nhẹ hoặc phủ nhận vai trò của giáo dục thẳm mỹ nghệ thuật trong quá trình giáo dục trỉ thức

Để xứng đáng là những người điều hành xã hội trong tương lai, trẻ em phải

được giáo dục toàn diện, đây là yêu cầu cấp thiết vừa là chiến lược

Muốn phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, thị hiếu thâm mỹ, thể chất

cho các em, cần phải có một môi trường giáo dục hợp lý Nếu như trường học là nơi thiếu nhỉ được đến trường, được định hướng giáo dục những tri thức đầu tiên, thì các thiết chế văn hoá lại là không gian đặc biệt để các em tiếp xúc và

làm quen với nghệ thuật ở lứa tuổi đầu đời Trong hệ thống nhà văn hoá, đặc

biệt Cung Văn hóa thiếu nhỉ là một thiết chế quan trọng trong công tác giáo dục

thị hiếu nghệ thuật và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho thiếu nhỉ ngay từ

nhỏ Hoạt động học tập của thiếu nhi khi được gắn kết với những hoạt động thể

chất, giải trí một cách hợp lý sẽ tạo ra những hiệu quả nhất định trong giáo dục, tạo sự phát triển thể lực, tri thức, tâm hồn một cách hài hoà, cân đối Sự tác

Trang 8

toàn diện của thiếu nhỉ, những chủ nhân tương lai của đất nước

Điều 17 Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu nhi nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam quy định “Thiếu nhỉ có quyên vui chơi giải trí lành mạnh,

được hoạt động văn hóa nghệ thuật, thẻ dục thẻ thao, du lịch phù hợp với lứa sỏi” Nhận rõ được tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường văn hóa, vui chơi, giải tri và sinh hoạt nghệ thuật cho thiếu nhị, tạo điều kiện cho trẻ em có một sân chơi bổ ích để nâng cao khả năng sáng tạo, phát triển cảm xúc và năng khiếu, tạo ra những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh để phát triển toàn diện nhân cách, Chính phủ Việt Nam đã có những chương trình bảo vệ, chăm sóc giáo dục thiếu nhỉ trong hơn một thập kỷ qua (2001- 2011) Việc thực hiện Luậr Báo vệ

chăm sóc và giáo dục thiếu nhỉ, Công ước quốc tế về quyển thiếu nhỉ ở nước ta đã thu được những kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo thiếu

nhỉ được tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI trong phần chăm lo phát

triển văn hóa đã nhắn mạnh phải:

Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,

phong phú và đa dạng , làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào

mọi mặt của đời sống Tăng cường hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa ở các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp xây

dựng mới một số công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa của đất nước [10, tr.223-224]

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy vai trò của các thiết

chế văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nuôi dưỡng giáo dục thế

Trang 9

hiếu thắm mỹ cho thế hệ trẻ hiện nay

Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, toàn quốc hiện nay (2011) có 58 Cung thiếu nhỉ, Nhà văn hóa thiếu nhỉ cấp tỉnh; 223 Cung, Nhà văn hóa thiếu nhỉ cấp huyện và 5 Nhà văn hóa

thiếu nhi các ban, ngành Thống kê riêng của hai thành phố lớn là Hà

Nội và TP Hồ Chí Minh, thì với Hà Nội dân số hơn 6,4 triệu người,

trong đó có hơn 1,55 triệu trẻ em, nhưng chỉ có 4 Cung và Nhà văn

hóa thiếu nhỉ; 71/577 xã, phường, thị trấn có Nhà thiếu nhỉ Còn TP

Hồ Chí Minh có hơn 1,62 triệu trẻ em dưới 16 tuổi, toàn thành phố có một Nhà văn hóa thiếu nhỉ, 22 Nhà văn hóa, Nhà thiếu nhỉ cấp quận, huyện và 17 điểm vui chơi, giải trí xã hội hóa Thực tế đó khăng định, số cơ sở vui chơi hiện có ở hai thành phó lớn kể trên mới chỉ đáp ứng hoạt động vui chơi cho một số ít trẻ em [45]

Làm thế nào để tạo dựng được nhiều hơn nữa các cơ sở văn hóa, khu vui

chơi giải trí cho trẻ em đang là nỗi trăn trở của các cấp, ban ngành, đặc biệt là

ngành văn hóa, các cấp lãnh đạo của các địa phương tỉnh, thành phố

So với cả nước, Hải Phòng là một trong những thành phố lớn, thành phố

cảng biển lớn nhất miền Bắc có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, là trọng điểm của tam giác tăng trưởng kinh tế miền Bắc: Hà Nội-Hải Phong-Quang Ninh Trong quá trình hội nhập của đất nước, trước tác động của cơ chế thị trường, sự

phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của Hải Phong đã có những thành tựu to lớn

Hải Phòng cũng là thành phố mà quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh, có ảnh

Trang 10

Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhỉ của thành phố còn nhiều bất cập

Trong đó có nguyên nhân hạn chế của môi trường giáo dục nghệ thuật, của sự

đầu tư, của trình độ dân trí Thực tế cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

cho hoạt động âm nhạc của Cung Văn hóa thiếu nhỉ (trước đây là Nhà văn hóa

thiếu nhỉ) hiện nay đang xuống cắp, đội ngũ giáo viên có trình độ học vấn chưa

đáp ứng được mục đích đào tạo và hướng dẫn vui chơi giải trí cho thiếu nhỉ, nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế trong việc cho con em mình tiếp xúc với nghệ thuật Những mặt hạn chế đó tác động tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục tri thức trong công cuộc đảo tạo nhân tài, phát triển một cách toàn diện trí tuệ, thâm mỹ và nhân cách của thiếu nhi thành phố nói riêng và xã hội nói chung Chính vì vậy mà xây dựng môi trường giáo dục, trong đó nhiệm vụ giáo dục thị hiếu nghệ thuật lành mạnh cho thiếu nhị, là có tính cấp thiết

Trên đây là những lý do để tôi chọn đề tài “Hoạt động của Cung văn hoá

thiếu nhi Hải Phòng với việc giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ”

làm luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sỹ của mình Tôi hy vọng những kết

quả đạt được của đề tài trên cơ sở tiếp thu những đóng góp của các công trình nghiên cứu đi trước sẽ góp phần làm rõ thêm về phương diện lý luận và thực

tiễn của công tác giáo dục nói chung và giáo dục thị hiếu nghệ thuật nói riêng cho thiếu nhỉ, tạo một không gian hưởng thụ và phát triển năng lực nghệ thuật

cho thiếu nhi, nâng cao năng lực thực tiễn trong công tác của bản thân

2 Tình hình nghiên cứu

Giáo dục nghệ thuật cho thiếu nhỉ là hoạt động góp phần hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện cho thế hệ trẻ tương lai Vấn đề này đã được nhiều công trình trước đó đề cập tới, có thể tóm tắt những kết quả nghiên

Trang 11

Nhém thir nhét, Vé quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát

triển Văn hóa-nghệ thuật, Công ước quốc tế về quyền thiếu nhỉ, Luật Bảo vệ

chăm sóc giáo dục thiếu nhỉ sửa đồi

Trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) cho đến nay, Đảng tiếp tục khẳng định vai trò to lớn, đặc biệt quan trọng của lĩnh

vực văn hóa, nghệ thuật:

'Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tỉnh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ

của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tỉnh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của

con người Việt Nam” mà không hình thái tư tưởng nào có thẻ thay thé được Văn học nghệ thuật có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa [3]

Bang và Nhà nước đã dành sự quan tâm lớn đến việc đổi mới và nâng cao

trình độ lãnh đạo, quản lý văn hóa, nghệ thuật; yêu cầu xây dựng một cơ chế

lãnh đạo và quản lý văn hóa nghệ thuật phù hợp với tình hình mới Nghị quyết của Đảng đã xác định phải:

Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo của

Trang 12

Kỳ họp gần đây nhất của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI diễn ra từ ngày 12-01-2011 đến ngày 19-01-2011 tại Thủ đô Hà Nội Nghị quyết nhấn mạnh:

Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng,

nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức

Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc

đồng thời tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại Nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc cơng nghiệp hố, hiện

đại hố, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước [10]

Nhóm thứ hai, Nghiên cứu về giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh,

thiếu niên nói chung, có các công trình:

- Huỳnh Thị Ngọc Hạnh (2005), Bước đâu tìm hiểu thị hiếu nghệ thuật trong âm nhạc của thanh thiếu nhiên thành ph Hỗ Chí Minh hiện nay, Khóa

luận Cử nhân Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

- Nguyễn Khánh Vinh (2004), Phong trào nhạc trẻ ở Thành phó Hô Chí Minh và việc nâng cao thị hiếu âm nhạc cho nhân dân, nhất là cho thanh, thiếu niên, Khóa luận cử nhân Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

- Văn Tùng (1995), Đổi mới nội dung, biện pháp giáo dục truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho Thanh thiếu niên, Đề tài khoa học mã số

03-95, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

~ Phạm Minh Hạc (1985), Phát trién giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội

- Đại học Văn hóa Hà Nội (1995), A4 học, Nxb VHTT, Hà Nội

Nhóm thứ ba, những nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý hoạt động

Trang 13

- Trần Thị Kim Định (1997), Nhà thiếu nhỉ thành phó Hỗ Chí Minh với việc bôi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Trường

Đại học Văn hoá, Hà Nội

- Bùi Tiến Quý (1998), Hoạt động câu lạc bộ với vấn đề xây dựng người

công nhân mới, Nxb Thành phô Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

- Bùi Tiến Quý (1988), “Thiết chế văn hóa với việc giáo dưỡng thanh, thiếu niên”, Nhân Dân

- Hội đồng đội Trung ương (1998), Báo cáo 10 năm thực trạng về cơ sở vật chất và quản lý hoạt động của các nhà thiếu nhỉ, Tài liệu nội bộ Trung ương

Đoàn

- Hội đồng đội Trung ương (2004), Những điều cần biết về công tác nhà

thiếu nhỉ, Nxb Thanh Niên, Hà Nội

Ngoài ra, còn một số các tà bài viết của các các tác giả trên các tạp

chí, quan tâm và nghiên cứu về thiếu nhỉ và sự tác động của nghệ thuật đến

thiếu nhỉ

Như vậy, nghiên cứu về sự tác động của nghệ thuật đến môi trường xã hội,

nhất là tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em là lĩnh vực đã được Đảng, Nhà nước và rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm Nhìn một cách tổng quát, các kết quả nghiên cứu mới chủ yếu tập trung trên các phương diện:

- Về lý luận: góp phan làm rõ khái niệm thị hiếu, thị hiếu nghệ thuật và

biểu hiện của thị hiếu nghệ thuật trong một số lĩnh vực: âm nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam

~ Bước đầu nghiên cứu công tác giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho một số

Trang 14

~ Về thực tiễn: Một vài nghiên cứu đã khảo sát vai trò của các thiết chế văn

hóa như Cung Văn hóa thiếu nhỉ, câu lạc bộ trong việc giáo dục thị hiếu âm

nhạc cho thiếu nhỉ

- Nghiên cứu vấn đề chính sách đối với việc bồi dưỡng, đào tạo phát triển năng khiếu, tài năng trong một số loại hình hoạt động nghệ thuật

Có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về

công tác giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhi, đặc biệt là nghiên cứu vấn

đề giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ ở Cung Văn hóa thiếu nhỉ Hải

Phòng, cũng như khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao công

tác giáo dục qua các hoạt động nghệ thuật Dù vậy, các kết quả nghiên cứu trên

có ý nghĩa rất quan trọng để chúng tôi kế thừa, tiếp tục nghiên cứu giải quyết vấn đề ở đề tai nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Muc dich

'Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động Cung Văn hóa thiếu nhỉ Hải Phòng với việc u nghệ thuật cho thiếu nhỉ, trên cơ sở đó

luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của Cung Văn hóa văn hóa trong công tác giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ thành phố Hải Phòng

Nhiệm vụ

~ Thứ nhất, Luận văn kế thừa những kết quả nghiên cứu, góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ thông qua

Trang 15

- Thứ hai, Luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng các hoạt động của Cung Văn hóa thiếu nhỉ Hải Phòng trong những năm gần đây với vi

giáo dục thị

hiếu nghệ thuật cho thiếu nhi thành phố, nghiên cứu những vấn đẻ đặt ra trong công tác giáo dục nghệ thuật cho thiếu nhỉ thời gian tới

~ Thứ ba, Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của Cung Văn hóa thiếu nhỉ thành phố trong công tác giáo dục thị

hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ ở Hải Phòng

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu công tác giáo dục nghệ thuật cho thiếu nhỉ là một vấn đề lớn,

trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, tôi xin được giới hạn vấn đề như sau:

về nội dung nghiên cứu và thời gian: tiếp cận nghiên cứu các hoạt động của

Cung Văn hóa thiếu nhỉ Hải Phòng tác động đến công tác giáo dục thị hiểu

nghệ thuật cho thiếu nhỉ trong những năm gần đây; vẻ không gian: nghiên cứu

vấn đề trong các hoạt động giáo dục thị hiếu nghệ thuật ở Cung Văn hóa thiếu

nhỉ của thành phố Hải Phòng Về đối tượng giáo dục được khảo sát: là các em

nhỉ đồng và thiếu nhỉ sinh hoạt ở Cung Văn hóa của Thành phó

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

của chủ nghĩa Mác — Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm về

xây dựng và phát triển nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê-so sánh, phương pháp logic-

Trang 16

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương l: Cung Văn hoá thiếu nhỉ với việc giáo dục thị hiếu nghệ thuật

cho thiếu nhỉ

Chương 2: Thực trạng hoạt động của Cung Văn hóa thiếu nhỉ Hải Phòng

với việc giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ

Trang 17

Chuong 1

CUNG VAN HOA THIEU NHI VOI VIEC GIAO DUC THI HIEU

NGHE THUAT CHO THIEU NHI

1.1 Quan niệm và đặc điểm của thị hiếu nghệ thuật

Giáo dục thị hiếu nghệ thuật về bản chất đó là giáo dục thị hiếu thẩm mỹ

bằng văn hóa nghệ thuật Việc làm rõ các khái niệm nghệ thuật, thị hiếu và thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật và những đặc điểm, hoạt động của Cung Văn hóa là cơ sở để làm rõ vai trò của giáo dục thi hiểu nghệ thuật cho thiếu nhĩ

1.1.1 Quan niệm về nghệ thuật

Nghệ thuật là một hình thái ý thức-xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, nảy sinh từ cơ sở hạ tầng phản ánh tồn tại xã hội, giúp con người nhận thức thế giới

trong sự phong phú, thâm mỹ của nó Nghệ thuật là sản phẩm được nảy sinh trong quá trình sáng tạo theo quy luật cái đẹp Khi xem nghệ thuật như một hình

thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng và lý giải nó trong mối quan hệ

biện chứng với cơ sở hạ ting, ta thấy nghệ thuật được nảy sinh từ cơ so ha ting

và do cơ sở hạ tầng quyết định, đồng thời có tác động ngược lại với cơ sở hạ tầng

Nghệ thuật là sản phẩm của con người-xã hội, không có nghệ thuật nếu không có con người-xã hội Nghệ thuật ra đời từ lao động, các nhịp điệu về

đường nét, hình khối, màu sắc, âm thanh được hình thành thông qua lao động,

để biểu đạt tư duy và suy nghĩ, và để giao tiếp giữa con người với con người, con người với các hiện tượng thiên nhiên Thông qua cách biểu đạt đó, con người được giải trí, giảm bớt sự nặng nhọc mà lao động đem lại, lâu dần trở thành một dạng hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của con người, hoạt

Trang 18

Nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ và hình tượng thấm mỹ

Ngôn ngữ là một trong những công cụ đặc biệt chuyển tải nghệ thuật Các từ của ngôn ngữ là kết quả của sự khái niệm hóa, trừu tượng hóa qua thính giác,

những xúc cảm mà năm giác quan nhận được với những tần số lặp đi lặp lại qua

thời gian Từ đó hình thành ngôn ngữ tiếng nói, ngôn ngữ hành động, các ký tự, tín hiệu nhằm chuyển tải ý nghĩa, tư tưởng Để thỏa mãn nhu cầu giao lưu bậc cao là giao lưu tư tưởng, ý nghĩ, tình cảm, nghệ thuật ra đời và được biểu lộ rit rõ trong văn chương, âm nhạc, hội họa Tiếp xúc với nghệ thuật là tiếp xúc với hình tượng nghệ thuật, mỗi tác phẩm nghệ thuật, mỗi hình tượng đều là

những phát kiến độc đáo của tác giả cả về nội dung lẫn hình thức, điều này cho

thấy hình tượng nghệ thuật là mặt chủ yếu thuộc bản chất nghệ thuật

Nghệ thuật với những hình tượng cụ thể cảm tính- sinh động, có tính khái quát và điển hình hoá luôn mang lại cho người đọc, người nghe, người xem có

thể biểu lộ sự đánh giá trực tiếp, tức thời bằng sự phản ứng mau lẹ gần như bản

năng của chủ thể thẩm mỹ Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật không thể đo được bằng công thức, nhưng con người bằng một cách nào đó đã tìm ra cách lý gi là tắm gương phản chiéu mi ¡ nghệ thuật rất thoả đáng Những tác phẩm có giá trị đối với đời sống xã hội

cách độc đáo về chiều sâu tâm hồn con người, về cuộc sống hiện tại và hướng tới tương lai, xây dựng cuộc sống mới theo mục

đích lý tưởng của con người

So với những môn khoa học khác, với các môn nghệ thuật, học đồng nghĩa

với thư giãn giúp nuôi dưỡng tỉnh thần và sẽ học tốt hơn các môn học khác, đồng thời nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ và giáo dục thâm mỹ cho thế hệ tương, lai Nghệ thuật nói chung thuộc về đời sống tình cảm, đây vốn là một mặt rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của lứa tuổi học sinh phỏ thông, nó

có thể vun đắp một hành trang đầy ắp lòng nhân ái và bao dung cho con người

Trang 19

hướng thẩm mỹ cho thế hệ trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi thiếu nhỉ có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của các em

1.1.2 Quan niệm thị hiễu và thị hiếu nghệ thuật Thị hiếu và thị hiếu thẫm mịỹ

Thị hiểu là sở thích trong mọi lĩnh vực đời sống của cá nhân và tập thê Sở

thích của con người rất phong phú, nhiều lĩnh vực: đời sống, đạo đức, tâm

hồn Sở thích gần như là thói quen của từng người trong sinh hoạt Con người

có sở thích tốt, sở thích xấu, sở thích lành mạnh, sở thích không lành mạnh Thị hiếu là một danh từ chỉ xu hướng ham thích, ưa chuộng (thường là của một số

đông người và trong một thời kì nhất định) về một lối, một kiểu nào đó đối với

những thứ sử dụng hoặc thưởng thức hằng ngày

Thị hiếu là một khái niệm bao hàm những nội dung hết sức đa dạng và phong phú Người Trung Quốc coi thị hiếu là sự thích thú Người phương Tây gọi là cảm giác, khẩu vị Còn chúng ta thường hiểu thị hiếu là sự lựa chọn, sở thích của cá nhân hoặc một nhóm người nào đó Có thể gọi thị hiếu là sở thích Người ta có thể thích món ăn này không thích món ăn kia, thích hoặc không thích kiểu nhà này hay kiểu nhà khác; thích hay không thích cách thức giao tiếp này hoặc cách giao tiếp kia Cho nên, sở thích được biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, lối sống, đạo đức, tinh thin va nghệ thuật

“Trong các sở thích đó có sở thích tốt, sở thích xấu có sở thích xuất phát từ

một nhu cầu lành mạnh hoặc không lành mạnh, giả tạo, thấp kém, cũng có loại sở thích không xấu, không có hại, có sở thích này bài xích sở thích kia Trong xã hội loài người, con người là một chỉnh thể, mỗi người là một cái riêng, cái đơn nhất, do vậy tồn tại sở thích cá nhân, thị hiếu cá nhân Và cũng như vậy thị

Trang 20

“Từ quan niệm về thị hiếu như trên, chúng tôi đồng tình với cách hiểu về thị hiếu thẩm mỹ như sau: “Thị hiếu thẩm mỹ là thái độ tình cảm khiến người ta

phải đánh giá trực tiếp, tức thời trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài trong cuộc

sống và nghệ thuật trên một quan điểm xã hội nhất định” [50]

Thị hiếu thắm mỹ biêu hiện thế giới quan, nhân sinh quan, trình độ tâm lý- xã hội của chủ thê khi thâm định những giá trị thẩm mỹ

Thị hiếu thâm mỹ là một hình thái cảm xúc của ý thức thẩm mỹ, là sự

thống nhất hài hòa giữa nhận thức và đánh giá đối với phẩm chất thẩm mỹ của các sự vật khách quan Thị hiếu thẩm mỹ góp phần vào việc nhận thức và đánh

giá cả một phạm vi hết sức rộng lớn những sự vật, những con người, những sự kiện, những sản phẩm lao động nghệ thuật

Có nhiều quan điểm khác nhau về thị hiếu thâm mỹ của con

người, ở góc độ cá nhân hay xã hội Có quan điểm tuyệt đối hoá vai

trò của thị hiểu cá nhân, năng lực bẩm sinh của cá nhân, hoặc tuyệt

đối hoá thị hiểu xã hội của các cộng đồng người như giai cấp, dân tộc, thời đại Chẳng hạn, Môngteskiơ cho rằng th

thu hút chúng ta chú ý tới đối tượng bằng tinh cảm” Ngược lại, Rútxô coi “Thị u thâm mỹ là “cái 'u thẩm mỹ là năng lực nhận xét về cái mà đông đảo mọi

người thích hay không thích” Còn Cantơ nhận thấy tính phức tạp và

tính cá nhân của thị hiếu thâm mỹ, nên ông đã cho rằng “về thị hiếu

không nên bàn cãi” [50]

Thực ra, thị hiếu thẩm mỹ vừa mang tính cá nhân và tính xã hội, là mối

quan hệ giữa cái riêng và cái chung và nó phụ thuộc vào những điều kiện lịch

Trang 21

xã hội Chẳng hạn, thời nguyên thủy khi tồn tại chế độ mẫu hệ, lúc đó thị hiếu

thẩm mỹ của toàn bộ bộ tộc hướng đến cái đẹp của hình tượng người đàn bà

theo chủ nghĩa phồn thực Trong nền văn hoá Hy Lạp-La mã cổ đại thì đó là

hình tượng người anh hùng, nhà triết học, nhà quán quân thể thao Thời kỳ

trung cô là cái đẹp và quyền năng tối thượng của Chúa Thời kỳ phục hưng là

sự ngưỡng mộ cái đẹp trong con người đẩy đặn, phúc hậu, những vẻ đẹp thuần

khiết, thanh tao mang tính bản thiện, trong sáng nhưng không lồ Và trong thời

đại văn minh của thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công

nghệ và vai trò của nền kinh tế tri thức, tính chất toàn cầu hóa cũng làm xuất hiện những thị hiếu thâm mỹ mới có tính chất đa dạng và phong phú hơn, nhất là đề cao yếu tố tri thức của con người

Thực chất, thị hiếu thẩm mỹ không phải là năng lực bẩm sinh hoặc thần bí và bất biến Thị u thẩm mỹ không chỉ được quyết định bởi những đặc điểm

của khách thể được cảm thụ còn bởi tính chất của chủ thể thụ cảm, đánh giá, sáng tạo Trong thị hiểu thẩm mỹ bao giờ cũng bao hàm sự thống nhất giữa yếu

tố khách thể và chủ thể

Xuất phát từ quan điểm thực tiễn của mỹ học hiện đại, chúng ta thấy có hai loại thị hiếu thâm mỹ bắt nguồn từ hai quan hệ cơ bản của đời sống Một loại thị hiếu thầm mỹ bắt nguồn từ đời sống thực tế, từ trong lao động sản xuất và

đấu tranh xã hội thường đánh giá đúng hơn các chân lý sinh động của cuộc

sống Ngược lại, loại thị hiếu không bắt nguồn từ cuộc sống, xa rời nghệ thuật lành mạnh là loại thị hiếu phiến diện, không có khả năng đánh giá đúng giá trị

và hướng phát triển của thị hiếu thẩm mỹ Hay nói một cách khác tiêu chuẩn để

phân biệt thị hiếu tốt với thị hiếu tồi là ở chỗ, sự đánh giá thị hiếu có phù hợp

với những giá trị thẩm mỹ khách quan hay không

Một thị hiếu tốt là năng lực có được khoái cảm do cái đẹp chân chính đưa

Trang 22

ngày, trong hành vi, cư xử của con người ở trong cuộc sống và trong nghệ thuật Cơ sở hình thành của một thị hiếu thâm mỹ tốt là cảm xúc thâm mỹ phát triển cao, là cảm xúc về tính mực thước, là khả năng biết thụ cảm sự hài hoà giữa hình thức và nội dung, biết nhận ra giá trị thâm mỹ của các hiện tượng xã hội, của các tác phẩm nghệ thuật dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến

Những phán đoán và đánh giá thị hiếu thâm mỹ bao giờ cũng mang tính chất cá nhân - tình cảm không lặp lại Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của thị hiếu thẩm mỹ trong xã hội Trong thị hiếu thâm mỹ, ở mỗi

người đều mang sự thích thú cá nhân và phản ứng trực tiếp, tức thời, mau lẹ

trước các đối tượng thâm mỹ Người thích sân khấu, kẻ yêu ca nhạc, người mê

thơ, văn chương, hội họa; lại có người thích chơi hoa, chim cảnh Thậm chí

trước các hiện tượng thẩm mỹ cụ thể, mỗi cá nhân lại rung động có những cảm xúc, cảm nghĩ khác nhau, vì nó thường phụ thuộc vào trạng thái tâm lý tình cảm cá nhân lúc cảm thụ, đánh giá

Mặc dù thị hiếu thẩm mỹ mang tính cá nhân, song những phán đoán, đánh giá thị hiếu thẩm mỹ lại bị chỉ phối bởi những quan điểm thâm mỹ, quan điểm chính trị, đạo đức, triết học và suy cho cùng chính tính xã hội của thị hiếu thâm mỹ lại có ý nghĩa định hướng những giá trị của mỗi cá nhân thành giá trị chung của toàn bộ xã hội Do đó, xây dựng một thị hiếu thẩm mỹ tốt thì giáo dục thâm

mỹ luôn phải gắn bó trực tiếp, chặt chẽ với giáo dục kiến thức, chính trị, đạo

đức, triết học, khoa học, tôn giáo

Trong xã hội có giai cấp thì thị hiếu thâm mỹ mang tính giai cấp Vì nó

phan ánh tình cảm, thị hiếu, quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ của giai cấp khác

nhau Mỗi giai cấp đều có mục đích riêng, tình cảm thâm mỹ, thị hiếu thâm mỹ mang đậm tính mục đích và lợi ích của giai cấp Sẽ không đúng nếu chúng ta

cho rằng thị hiếu không liên quan trực tiếp đến đấu tranh xã hộ

Trang 23

tập đoàn xã hội này, hay tập đoàn xã hội khác trước những hiện tượng thẳm my

nổi bật trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật Lợi ích của các giai cấp

khác nhau không chỉ được củng cố bằng các thiết chế chính trị, lập pháp, hệ tư

tưởng thống trị, mà còn có sự tham gia khẳng định những tiêu chí thẩm mỹ Do điều kiện tự nhiên và sinh hoạt xã hội mà mỗi dân tộc hình thành những phong tục tập quán riêng biệt Các tình cảm, xúc cảm, cách nghĩ của mỗi dân tộc đều

in đậm dấu ấn của nền kinh tế, lãnh thổ, ngôn ngữ, văn hoá và lịch sử hình thành nên thị hiếu thâm mỹ của các dân tộc

Đặc điểm nỗi bật của thị hiếu thẩm mỹ nó thể hiện trong hình thức đánh

giá trực tiếp, tức thời hoặc là sự phản ứng mau lẹ đối với các hiện tượng thẩm

mỹ của cuộc sống và nghệ thuật Đối với những hiện tượng thầm mỹ của cuộc sống, con người có khả năng đánh giá trực tiếp về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài cái cao cả; vì rằng chúng liên quan trực mật thiết với đời sống con người, là

ông rãi và lại thể hiện trong các sự vật, hiện tượng cá biệt, có

một giá trị xã hộ

hình tượng cụ thể cảm tính Sẽ không đúng nếu nghĩ rằng sự phản ứng mau lẹ

trong phán đoán thị hiếu lần đầu chúng ta hoàn toàn dựa vào tình cảm trực tiếp gần như bản năng, còn phán đoán lần sau hoặc tiếp theo chúng ta mới dựa vào

lý trí Thực ra qua thời gian, do kinh nghiệm và quá trình tích lũy những kinh nghiệm, những giá trị thẩm mỹ đã tạo thành tính én định trong thị hiếu Chính tính ồn định này đã giúp cho chủ thể thẩm mỹ phản ứng mau lẹ, đúng đắn trước

các hiện tượng thẩm mỹ xảy trong cuộc sống và trong nghệ thuật Quan niệm thị hiếu nghệ thuật

Từ quan niệm trên đây về thị hiếu, có thể thấy thị hiếu nghệ thuật chính là sở thích cảm thụ nghệ thuật của con người Hay nói cách khác, thị hiếu thẩm mỹ là khả năng của con người được thực tiễn xã hội rèn luyện trong việc đánh

giá bằng cảm xúc những tính chất thẩm mỹ khác nhau về cái đẹp, trong đánh

Trang 24

bằng cảm xúc các tác phẩm nghệ thuật Thị hiếu nghệ thuật chứa đựng cả

những tiêu chuẩn khác của việc đánh giá các tác phẩm nghệ thuật, trong số đó

có tiêu chuẩn về tính chân thực của sự phản ánh nghệ thuật, về giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tác động đến đời sống của con người mà nghệ thuật mang lại Thị hiếu thâm mỹ góp phần vào việc nhận thức và đánh giá cả một phạm vi hết sức rộng lớn những sự vật, những con người, những sự kiện, những sản phẩm lao động nghệ thuật Trong đó nghệ thuật là một trong những dạng

hoạt động thắm mỹ đặc biệt

Thị hiếu nghệ thuật là sự phát triển cao và là bộ phận quan trọng của thị

hiếu thấm mỹ Nếu tính đặc trưng của những loại hình nghệ thuật khác

nhau, người ta còn có thể phân biệt nhiều loại thị hiểu nghệ thuật, như các thuật ngữ “thị hiểu văn học”, “thi hiểu âm nhạc”

Thị hiếu nghệ thuật tác động sâu sắc đến đời sống tỉnh thần của con người

Ngay từ thuở nhỏ, tư duy hình tượng phát triển, ta tiếp xúc với màu sắc, hình

khối, âm thanh, nhịp điệu chính là sự cảm thụ thầm mỹ để rồi dần tiến tới hiểu

được giá trị nội dung trong tác phẩm nghệ thuật Thông qua đó, thị hiếu nghệ thuật là cơ sở để tiếp tục phát triển thị hiếu thẩm mỹ Người nào cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật, người đó sẽ cảm thụ tỉnh tế và sâu sắc hơn cái đẹp và

giá trị của cuộc sống

Thị hiểu thẩm mỹ của người Việt Nam được hình thành lâu đời trong môi trường thiên nhiên — xã hội — văn hoá Do ảnh hưởng của

nền nghệ thuật truyền thống, trữ tình và anh hùng ca, người Việt Nam có tâm hồn tế nhị, nhạy cảm, nhuần nhụy Đắt nước ta luôn đương đầu

với hiểm họa thiên nhiên và ngoại xâm, từ đó người Việt Nam hình thành nên tình cảm thiết tha yêu quê hương đất nước, yêu con người và thiên nhiên, trân trọng những đức tính cần cù, giản dị, kiên cường,

Trang 25

trong chiến đấu, thông minh trong lao động; có tâm hồn phong phú, ng; nhạy cảm về thị hiếu thẩm mỹ, phê phán

yêu đời, lạc quan, trào

cái xấu, khuyến khích cổ vũ cái đẹp Thị hiếu thẩm mỹ truyền thống của dân tộc ta là một thị hiếu tỉnh tế hướng tới cái nghệ thuật thanh

tao, trang nhã gắn với thiên nhiên, hoà vào thiên nhiên, hướng tới một

cái đẹp bình dị, hồn nhiên yêu đời như bản thân cuộc sống vốn rất vất

vả, nhưng yêu lao động, yêu thiên nhiên và yêu con người Thị hiếu

về hội họa: thích mầu sắc dịu dàng, nhẹ nhàng, sáng sa, thanh nhã, hài hoà, ưa thích những mầu sắc của thiên nhiên có nguồn gốc từ thiên

nhiên [50]

Về nghệ thuật âm nhạc, thị hiểu thưởng thức, sáng tạo âm thanh, nhịp điệu

của ông cha ta từ xưa đã gắn liền với nhịp điệu của cuộc sống lao động:

Thích giai điệu êm ả, dịu dàng, mượt mà nhưng lắng đọng có âm

sắc từ thiên nhiên, rút ra từ chất liệu thiên nhiên để tạo ra nhưng nhạc cụ truyền thống như: đàn nhị, đàn tranh, đàn nguyệt cầm, đàn bầu, sáo

trúc mà âm thanh của nó khi vang lên có âm hưởng của gió, của mưa,

của tiếng sóng vỗ, tiếng chim hót như lan toả, như vang vọng đâu đó

hơi thở của cuộc sống [50]

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, việc đòi hỏi một hệ giá trị và những chuẩn mực mới thích ứng với nó trên cơ sở tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại là tất yếu khách quan Bởi vậy, nghệ thuật tham gia việc mở rộng hệ giá tri tỉnh thần của dân tộc bao gồm cả sự du nhập những tỉnh hoa của nhân loại, những giá trị phổ biến của thời đại Phát huy những giá trị

thắm mỹ nghệ thuật truyền thống, một mặt phải xét đến thành quả được kết

tỉnh trong truyền thống dựng nước và giữ nước cũng như trong sự nghiệp đổi

Trang 26

Mắi quan hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu nghệ thuật

Giữa thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu nghệ thuật có sự gắn kết chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau Sự phát triển của thị hiếu thầm mỹ là tiền đề và là yếu tố

chủ đạo hình thành và xây dựng thị hiếu nghệ thuật Trình độ phát triển của thị hiếu nghệ thuật thể hiện trình độ phát triển của thị hiểu thẩm mỹ, biểu hiện sự

nhận thức giá trị cuộc sống và giá trị nghệ thuật của chủ thể,

Sự gắn kết chặt chẽ giữa thị hiểu thâm mỹ và thị hiếu nghệ thuật còn được

thể hiện ở việc phát triển thị hiếu thầm mỹ là tiền đề và là yếu tố chủ đạo hình

thành và phát triển thị hiếu nghệ thuật Ngay từ thuở nhỏ, tư duy hình tượng phát triển, ta tiếp xúc với màu sắc, hình khối, âm thanh, nhịp điệu chính là sự

cảm thụ thẩm mỹ để rồi dần tiến tới hiểu được giá trị nội dung trong tác phẩm

nghệ thuật Thông qua đó, thị hiếu nghệ thuật là cơ sở để tiếp tục phát triển thị hiếu thâm mỹ Muốn có thị hiếu nghệ thuật tốt, đòi hỏi chủ thể phải có hiểu biết

cặn kẽ mỗi loại hình nghệ thuật, nắm bắt được ngôn ngữ của nó để biểu hiện được quan điểm của mình trước những giá trị thâm mỹ đích thực Người nào

cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật, người đó sẽ cảm thụ tỉnh tế và sâu sắc

hơn cái đẹp và giá trị của cuộc sống

Với thị hiếu nghệ thuật, cái đẹp được cảm nhận ở đây chính là những cái dep trong cuộc sống mà nghệ thuật bằng cách này hay cách khác phản chiếu lại Đó chính là những xúc cảm thâm mỹ nghệ thuật do cái đẹp chân chính đưa lại, là nhu cầu thụ cảm và sáng tạo cái đẹp trong lao động, trong sinh hoạt hàng

ngày, trong hành vỉ, cư xử của con người ở trong cuộc sóng Những tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống thực tế, từ trong lao động sản xuất và đấu

tranh xã hội cũng thường đánh giá đúng hơn các chân lý sinh động của cuộc

Trang 27

1.2 Giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ

1.2.1 Chủ trương, chính sách của Đăng và Nhà nước về chăm sóc, giáo

dục thiếu niên, nhỉ đồng

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những truyền thống tốt

đẹp của dân tộc Việt Nam Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt

Nam dan chủ cộng hoà ra đời, dưới chế độ dân chủ nhân dân, truyền thống đó càng được nhân dân ta giữ gìn và phát huy, trở thành vấn đề có tính chiến lược, là mục tiêu quan trọng, nhất quán trong đường lối cách mạng Việt Nam

Bước sang thế kỷ XXI, thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã ban hành chính sách về trẻ em Ngoài quy định về Hiến pháp, Chính

phủ Việt Nam đã ban hành:

- Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ

về đây mạnh các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em

- Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác BVCSGD trẻ em

- Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26/2/2001 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam

giai đoạn 2001-2010

- Chỉ thị số 13/2001/CT-TTg ngày 31/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 10 năm thi hành luật BVCSGD trẻ em

- Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em

Trang 28

lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010,

- Quyết định số 03/2004/QĐ-DSGDTE ngày 1/6/2004 của Bộ trưởng, Chủ

nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về việc ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 được Quốc

hội Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004

- Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVCSGD trẻ em

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và nhiều nghị quyết, chỉ thị của

Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan đến trẻ em của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương

Chính sách về trẻ em trong giai đoạn này nhằm mục tiêu bảo đảm cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn, với 5 nguyên tắc cơ bản là: Không phân biệt đối

xử với trẻ em; các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện; bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã

dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em; trẻ em thuộc diện chính sách xã hội, có

hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp để được hoà nhập với gia đình, cộng đồng Cùng với những thành quả đạt được về sức khỏe và dinh dưỡng, giáo dục,

là những thành tựu đạt được về đời sống văn hóa, tỉnh thần cho thiếu nhỉ

“Theo thống kê, số lượng các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí của trẻ em tại các huyện, thị trấn tăng nhanh “Đến năm 2000, có 51% số huyện có các cơ sở

văn hóa, vui chơi, giải trí của trẻ em; số nhà thiếu nhỉ đã tăng từ 103 nhà năm 1991 lên 305 nhà năm 2000; có 8% số xã, phường trong cả nước có điểm văn

Trang 29

Các cơ quan xuất bản, báo chi đã bảo đảm 15% xuất bản phẩm dành cho

trẻ em Số lượng giờ chương trình truyền hình, phát thanh dành cho trẻ em tăng lên đáng kể, bình quân mỗi năm có 180 giờ truyền hình vì trẻ em, 12 phim hoạt

hình và hàng ngày đều có chương trình phát thanh thiếu nhỉ, hầu hết các tỉnh,

thành phố và 560/604 huyện, quận, thị xã có thư viện có phòng đọc hoặc có sách báo dành cho trẻ em Cơ quan Cục cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan sản xuất và phát sóng được 71 chương trình truyền hình, trong đó có 53 chương trình truyền hình “Vì trẻ em” và 18 chương trình “An sinh xã hội và

đầu tư” Bên cạnh đó, nhiều hoạt động, chương trình, đề án về bảo vệ, cham sóc trẻ em đều được thực hiện với chất lượng và tiến độ tốt đã góp phần giải quyết phần nào những vấn đề bức xúc và bảo đảm được cơ bản các quyền của trẻ em

Việc tăng cường các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí và giáo duc thé chất, tỉnh thần đã có hiệu quả tốt tới các thế hệ học sinh, tạo cơ hội cho trẻ em

phát triển nhân cách, văn hoá và được giáo dục đạo đức để trở thành người phát

triển toàn diện Hệ thống văn hoá thông tin, vui chơi giải trí ở cơ sở được xây dựng và mở rông đến xã, phường và thôn bản, gắn với sinh hoạt, hội họp và trung tâm dân cư tạo điều kiện cho nhân dân nói chung và trẻ em nói riêng

được hưởng thụ đời sống văn hoá, vui chơi giải trí bổ ích

Từ khi Luật giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em ra đời (2004), công tác

chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhỉ đồng, thiếu nhỉ đã đạt được nhiều thành tựu,

song cũng còn nhiều hạn chế Một trong những biện pháp để khắc phục đó là

giáo dục thiếu nhỉ qua hoạt động của các thiết chế văn hóa

1.2.2 Đặc điểm và vai trò của giáo dục thị hiểu nghệ thuật cho thiếu nhỉ

Ở Việt Nam, theo quy định nhỉ đồng và thiếu nhỉ là trẻ em từ 6 tuổi đến

Trang 30

các nước trên thế giới đều qui định đây là độ tuổi các em được giáo dục ở các trường phổ thông Trong chương trình giáo dục nói chung, giáo dục thị hiếu nghệ thuật là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao trình độ thẩm

mỹ cho các em

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn và lành mạnh cho thiếu nhỉ là nhằm làm cho mỗi cá nhân phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách, chuẩn bị cho

các em về mặt tỉnh thần, tạo ra năng lực cá nhân nhằm trang bị hành trang cho các em trong học tập, lao động, sáng tạo và cống hiến sau này Thông qua các

in hình thành khả năng nhận thức,

thưởng thức các giá trị thẩm mỹ nói chung, và giá trị nghệ thuật nói riêng

hoạt động văn hóa nghệ thuật, các em dai

Việc giáo dục thị hiếu thầm mỹ sẽ hình thành ở các em lối sống đẹp, sống tình

cảm, ứng xử có văn hóa trong các quan hệ xã hội Giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhi còn nhằm tạo môi trường lành mạnh cho các em trong thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật

Quá trình phát triển nhân cách thiếu nhỉ là quá trình lĩnh hội tri thức khoa

học, kinh nghiệm xã hội và giá trị văn hóa của nhân loại thông qua những loại hoạt động khác nhau, trong đó có hoạt động thưởng thức và tham gia nghệ thuật Việc hình thành cảm xúc thẳm mỹ lành mạnh cho thiếu nhỉ ngay từ thuở thơ bé là công việc hết sức quan trọng của các nhà giáo dục Nghệ thuật là lĩnh vực biểu hiện đậm nét nhất của giá trị thẩm mỹ Thông qua nghệ thuật để gửi

gắm những thông điệp về cuộc sống, về con người, về các giá trị Do đó để có

được trình độ đánh giá, cảm nhận rồi cao hơn nữa là sáng tạo, thì trước hết phải

có một năng lực thấm mỹ cơ bản về nghệ thuật Muốn như vậy, cần phải giáo

dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ ngay từ lứa tuổi đầu đời, đề từ đó có khả năng phân biệt cái xấu, cái đẹp, cái đúng, cái sai, cái cao cả và tầm thường đề từ

Trang 31

Nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật tác động tích cực đến sự phát triển các

phẩm chất đạo đức và các năng lực, hai mặt cơ bản của nhân cách con người

Học làm người là bài học theo mỗi chúng ta đi suốt cả một cuộc đời Ngay từ khi còn thơ bé, trong nôi tiếng bà, tiếng mẹ ru hời với những câu hát thân

thuộc đưa ta vào giấc ngủ chính là những giá trị về tình thương yêu, lòng nhân

ái hiển hòa của con người, giá trị của lao động, cái đẹp dung dị của quê hương, đất nước Thực chất giáo dục đạo đức là bằng hoạt động, hình thành xu hướng

đạo đức của nhân cách Mỗi phẩm chất đạo đức của các em là kết quả tác động

qua lại của nhiều hoạt động Tác động bằng nghệ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này Những hình tượng nghệ thuật phản ánh sâu sắc

những bài học đạo đức, giá trị của cuộc sống giúp các em rung cảm sâu sắc là những ấn tượng đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức đạo đức của

các em Những cảm xúc mãnh liệt đó nếu được tái hiện thường xuyên sẽ hình

thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp, là nền tảng vững chắc của những hành vi đạo đức trong cuộc sống sau này, phát triển thành những phẩm chất cao đẹp,

đáng quý của con người: trung thực, cao thượng, can đảm và giàu lòng nhân ái Chính vì vậy, công việc giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ là quá trình không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Định hướng cho các em sở thích, tình

cảm thẩm mỹ lành mạnh, đúng đắn với nghệ thuật từ nhỏ sẽ hình thành năng

lực cảm thụ, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật trong suốt quá trình phát triển sau này Muốn cho con người, trong đó có trẻ em, tiếp nhận và cảm thụ được đầy

đủ cái đẹp, nhất là cái đẹp trong nghệ thuật rất cần có sự hỗ trợ của người lớn,

của nhà trường, của các thiết chế văn hóa- nghệ thuật, đặc biệt là của các nhà

giáo dục

Trang 32

và cái phi nghệ thuật, có xúc cảm trước các tác phẩm nghệ thuật, biết thưởng thức và đánh giá Việc xuất hiện tràn lan các sản phẩm âm nhạc không có giá trị; các văn hóa phẩm độc hại (phim ảnh, truyện tranh, trò chơi) đã tác động

xấu đến thiếu nhỉ, gióng một hồi chuông báo động cho mọi cấp mọi ngành về sự phát triển lệch chuẩn của một bộ phận thiếu nhỉ hiện nay Tắt cả đều rất cần một sự định hướng đúng đắn

Giáo dục nghệ thuật là công việc của mọi cấp, mọi ngành, từ gia đình đến nhà trường và xã hội Ngay từ trong gia đình, người lớn hướng dẫn con mình từ việc nhỏ như lựa chọn chương trình tỉ vi, cùng trao đổi với chúng nội dung vừa

xem, vừa nghe; đưa con đến các trung tâm văn hóa- nghệ thuật trong lúc rảnh

rỗi; cho con tham gia các lớp học nghệ thuật ở Cung Văn hóa không chỉ nhằm định hướng nghề nghiệp mà cái quan trọng hơn là xóa mù nhạc, xóa mù họa

nâng cao chỉ số người cho con; cùng con thưởng thức các lễ hội văn hóa truyền

thống của từng vùng miền, như Lễ hội hoa của người Hà Nội, lễ hội Đền Hùng,

lễ hội đua thuyền trẻ em sẽ được tắm mình trong không gian văn hóa- nghệ thuật, được định hướng để có thị hiếu, tình cảm lành mạnh biết cảm thụ, quý

trọng, lưu giữ và sáng tạo các giá trị thẳm mỹ

Giáo dục thị hiếu nghệ thuật là một quá trình hoạt động chung của nhà giáo

dục và người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục có rung cảm trước

cái đẹp trong nghệ thuật, có kiến thức, quan điểm nhìn nhận cái đẹp trong nghệ

thuật, biết lựa chọn và chiêm ngưỡng nghệ thuật, có khả năng đồng sáng tạo và

sáng tạo nghệ thuật Đây là con đường cơ bản, có giá trị lâu dài có tác dụng ¡ dưỡng

định hướng thẩm mỹ đúng đắn cho thế hệ trẻ, phát hiện, ươm mim,

tài năng nghệ thuật Không chỉ dành cho những học sinh có năng khiếu nghệ

Trang 33

Giáo dục thị hiếu nghệ thuật có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở các em

thiếu nhỉ hứng thú và nhu cầu cao đối với các giá trị nghệ thuật, làm cho học

sinh làm quen với quá trình sáng tạo nghệ thuật, thức tỉnh và bồi dưỡng người

nghệ sĩ trong mỗi các em

Các tác phẩm nghệ thuật có giá trị phản ánh nhiều mặt của cuộc sống góp phần to lớn trong việc xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan cho thiếu nhỉ Các nhân vật trong tác phẩm, tình tiết, diễn biến tâm lý, kết cục câu chuyện

đều là những tác nhân trong giáo dục đạo đức cho học sinh Các giá trị nghệ

thuật chân chính, được tạo ra bởi nền văn hóa tiên tiến, có tác dụng hết sức to

lớn trong việc giáo dục những tư tưởng tiến bộ, những tình cảm đạo đức cao cả,

những tâm hỗn trong sáng và phong phú

Giáo dục thị hiếu nghệ thuật không những làm phát triển tư duy hình tượng

mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả của hoạt động trí tuệ, thúc đẩy lao động trí óc, nâng cao hiểu biết cái đẹp của lao động đồng thời kích thích mạnh mẽ thuật hiện thực XHCN, tỉnh thần g lao dong Trong, c phẩm ng!

anh dũng và vẻ đẹp của người lao động chiếm một vị trí quan trọng Sự phát triển của các chủ đề đó giúp thiếu nhỉ thể nghiệm những thành công và thất bại

trong lao động sản xuất cùng với các nhân vật trong tác phẩm

Giáo dục nghệ thuật và giáo dục thể chất hòa quyện với nhau trong nội

dung cũng như trong hình thức hoạt động, đặc biệt là trong các loại hình thể

dục thể thao, thể dục nghệ thuật, thể dục nhịp điệu, điền kinh nhẹ Hoạt động

thể dục và thể thao tạo nên những cảm giác thán phục về sự nhanh nhẹn, khéo léo, trang nhã, duyên đáng, đũng cảm, tự tin, vẻ đẹp của thân thể, vóc đáng của

con ngườ lac quan, yeu di c học nổi tiếng S Đacuyn đã

nói lên vai trò của nghệ thuật trong phát triển nhân cách con người như sau:

“Nếu tôi phải trải qua lần thứ hai cuộc sống của mình, thi tôi sẽ tự đặt cho mình

Trang 34

tuân lễ Mất mát những thị hiếu đó là sự mất mát một phần hạnh phúc của đời

người và có thể là ảnh hưởng tai hại không chỉ đến những năng lực trí tuệ và mà

còn có thể đến tính cách đạo đức nữa, vì rằng sự mất mát đó đã làm yếu đi mặt xúc cảm của bản chất người trong chúng ta”

Như vậy, giáo dục nghệ thuật chủ yếu hướng vào việc phát triển tình cảm

của con người, tạo nên sự lớn mạnh và phong phú về tâm hồn của con người, tổ

chức và điều chỉnh hành vi ứng xử của con người Trong nhà trường, việc giáo

dục thị hiểu nghệ thuật cho học sinh thông qua việc giảng dạy các môn học, đặc

biệt các môn học nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật Trong từng giờ âm nhạc,

mỹ thuật giáo viên cho học sinh tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc, mỹ thuật, đó chính là con đường hình thành cho học sinh xúc cảm, tình cảm thâm mỹ chân chính với từng tác phẩm, với nghệ thuật; hình thành năng lực quan sát, năng lực nhận xét, đánh giá và khêu gợi lòng ham muốn sáng tạo cái đẹp Trong từng giờ học, giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của âm nhac, mỹ thuật, như nhạc lý, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức; như đường nét, hình

khối, bố cục, màu sắc, như cách vẽ một bài trang trí, bài vẽ theo mãu, bài vẽ

tranh theo để tài, kiến thức về lịch sử mỹ thuật Đây chính là cơ sở, là nền

tang dé hoc sinh biết cảm thụ tác phẩm âm nhạc, mỹ thuật, biết nhận xét, đánh giá và sáng tác Ngoài giờ học, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh được tổ chức tham gia các hoạt động âm nhạc và mỹ thuật như các chương trình văn nghệ, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn trong năm; chào đón các sự kiện chính trị nồi bật đó chính là con đường hình thành năng lực sáng tạo cho thiếu nhi Tóm lại, với các môn nghệ thuật, học đồng nghĩa với thư

giãn giúp nuôi dưỡng tỉnh thần và sẽ học tốt hơn các môn học khác, đồng thời nuôi dưỡng tình cảm thầm mỹ và giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ tương lai

Có nhiều hình thức giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thiếu nhỉ, trong đó

Trang 35

Cung Văn hóa, đặc biệt là các hoạt động văn hóa nghệ thuật là một trong những

phương pháp hiệu quả của giáo dục thảm mỹ

1.3 Đặc điểm hoạt động của Cung Văn hóa thiếu nhỉ

1.3.1 Cung Văn hóa thiếu nhỉ trong hệ thống thiết chế văn hóa

“Trong hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, Cung Văn hóa hoặc Cung Văn hóa

có vai trò quan trọng đem lại hiệu quả thiết thực trong việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng Cung Văn hóa thiếu nhỉ là cơ sở giáo dục của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, là trung tâm hoạt động của Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh nhằm giúp cho thiếu nhỉ mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm tập thể để cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam Cung Văn hóa thiếu nhỉ nằm trong hệ thống giáo dục của nhà nước, do nhà nước thành lập và giao cho Đoàn Thanh niên quản lý

Hoạt động của Cung thiếu nhỉ có nhiều hình thức phong phú và đa dạng,

có khả năng thỏa mãn và thu hút nhu cầu văn hóa tỉnh thần của trẻ em Việc tổ

chức các dạng hoạt động phát triển năng khiếu nghệ thuật tại nhà thiếu nhỉ thành phố mang những nét đặc trưng riêng biệt và tùy thuộc vào sự hứng khởi

và không gò ép đối với các thành viên tham dự Các em đến sinh hoạt, học tập ở

các bộ môn năng khiếu nghệ thuật tại nhà thiếu nhỉ thông qua các dạng chơi

bằng hình thức xem biểu diễn văn nghệ, chơi bằng các hình thức tham gia vào

các lớp, các nhóm, câu lạc bộ năng khiếu ca, múa, đàn, vẽ, kịch, rồi

1.3.2 Các hoạt động của Cung Văn hóa thiếu nhỉ

Trang 36

và học tập cho thiếu nhỉ Cung thiếu nhỉ là cơ quan chủ yếu tập trung vào các

hoạt động rèn luyện trỉ thức văn hóa, tỉnh thần và thẻ chất như :

Hoạt động giáo dục nhận thức: Hoạt động Cung thiếu nhỉ mang đến cho

các em một số các kiến thức phổ thông cơ bản, kiến thức văn hóa- khoa học- xã

hội, bổ sung thêm những kiến thức trẻ được học tập ở nhà trường Với hình thức hoạt động phong phú, các thông tin mà các em tiếp nhận được ở nhà thiếu

nhỉ không giống như trường phổ thông theo trình tự, hệ thống mà được khái

quát và tổng hợp lại thành các bài học sinh động, thực tế, cuốn hút thỏa mãn

nhu cau tim hié

và mở mang kiến thức của thiếu nhỉ

Hoạt động giáo dục thẩm mỹ: Con người là hiện thân của cái đẹp, nhưng luôn ngạc nhiên về cái đẹp của chính mình và xung quanh mình Cái đẹp luôn

có một sức hấp dẫn kỳ lạ, thu hút sự chú ý của con người Nó được cảm nhận

bởi ý thức, ân sâu trong tiềm thức, vô thức Cảm nhận được cái đẹp trong cuộc

sống là hoạt động tỉnh thần thể hiện tính người nhất, nhân văn nhất, và giúp cho

cuộc sống con người trở nên có ý nghĩa Cái đẹp đó có trong thiên nhiên, trong tâm hồn, trong nghệ thuật, trong các sản phẩm lao động Vì vậy giáo dục cho

trẻ nhận biết được cái đẹp trong cuộc sống là yêu cầu rất quan trọng Hoạt động ở nhà thiếu nhỉ giúp trẻ tiếp cận với cái đẹp, hiểu và biết đánh giá đúng về cái đẹp, biết quý trọng, có ý thức bảo vệ, giữ gìn cái đẹp, từ đó tạo điều kiện để trẻ

sáng tạo ra cái đẹp

Hoạt động sáng rao: Sáng tạo là một đặc điểm tâm lý tích cực của trẻ Tham gia hoạt động ở nhà thiếu nhỉ, trẻ được tự do phát triển những ý tưởng của mình, kết hợp với sự trợ giúp của các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực

cụ thể, các em thực hiện được những ý tưởng ấy Kết quả thực hiện là bài học

giúp các em trưởng thành và có thói quen độc lập trong suy nghĩ, sáng tạo Các em được làm quen với các vấn đề kỹ thuật, công nghệ thông qua các bài tập

Trang 37

nghề nghiệp Đồng thời quá trình tham gia hoạt động ở nhà thiếu nhỉ giúp các

em có thói quen lao động, lao động có tổ chức, khoa học và sáng tạo

Hoạt động rèn luyện thể lực, phát triển cơ thể: Đối với tuôi thiếu niên,

đây là nhu cầu cần thiết Hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi vận động có tác dụng tốt cho việc rèn luyện thể lực, rèn luyện các tố chất của cơ thể như sức

bền, sự khỏe mạnh, sự dẻo dai, sự khéo léo nhanh nhọn, giúp cơ thể của trẻ phát

triển hài hòa cân

Hoạt động vui chơi, giải trí: Với mọi lứa tuổi khác nhau, trò chơi luôn lôi

cuốn và có sức hấp dẫn đặc biệt Song với thiếu nhỉ thì trò chơi đặc biệt chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của các em Hoạt động trò chơi gắn liền chặt

chẽ với hoạt động giáo dục ở nhiều mặt, đặc biệt là giáo dục thể lực Ngoài ra, bên cạnh các trò chơi, trẻ còn được tham gia các chương trình nghệ thuật ở

nhà thiếu nhỉ thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và thực sự là một sân chơi

thư giãn và bổ ích

Hoạt động văn hóa giao tiếp: Giao lưu được xem là một nhu cầu bẩm sinh

của con người Con người sinh ra và lớn lên, luôn có nhu cầu quan hệ, giao tiếp với người khác, với xã hội Không thể sống mà không có cá hoạt động giao tiếp

bên ngoài, hoặc khép kín mình trong một khuôn khổ nhỏ hẹp như gia đình Đặc

biệt đối với thiếu nhỉ, hoạt động giao lưu càng trở nên cần thiết, thông qua giao

lưu trẻ gia nhập vào các mồi quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và

hệ thống giá trị xã hội Được tham gia các hoạt động Cung Văn hóa thiếu nhỉ là

môi trường để trẻ thực hiện các mối quan hệ giao lưu với tập thể cùng tuổi, người lớn tuổi hơn Đây cũng là điều kiện để hình thành và phát triển các tố

chất trong trẻ như sự thông minh, sáng tạo, khả năng giao tiếp và học hỏi, rèn

Trang 38

13.3 Vai trò của Cung Văn hóa thiếu nhỉ với việc giáo dục thị hiếu

nghệ thuật cho thiếu nhỉ

Thứ nhất, các hoạt động của Cung Văn hóa đáp ứng nhu cầu học tập, vui

chơi giải trí của các em Hoạt động bồi dưỡng năng khiếu và giáo dục thị hiếu

thâm mỹ nghệ thuật có quan hệ tương hỗ với nhau Thông qua các hoạt động này các em được vui chơi theo sở thích của mình, song cũng được đào tạo

những kiến thức nền tảng cơ bản của các loại hình nghệ thuật Đồng thời những kết quả đó cũng góp phần tạo thành một hành trang vững chắc và quen thuộc để

từ đó với khả năng thâm mỹ được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi để các em

bước tiếp, bước sâu vào con đường nghệ thuật Những em có tài năng, khả năng

sẽ được bồi dưỡng, phát triển góp phần tạo nên uy tín và chất lượng hoạt động

đào tạo cung cấp nguồn cho các trường chuyên nghiệp, đặc biệt là các trường văn hóa nghệ thuật của thành phố và của cả nước

Thứ hai, các hoạt động của Cung Văn hóa góp phần phát hiện, bồi dưỡng

năng khiếu sáng tạo của các em Sự đa dạng hóa các loại hình hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, thiết thực của các em cũng chính là nét đặc trưng,

của hoạt động nhà thiếu nhỉ thành phố trong việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu và giáo dục thị hiếu nghệ thuật Hoạt động giáo dục của nhà thiếu nhi góp phần không nhỏ trong việc phát hiện kịp thời các em có năng khiếu nghệ thuật,

giáo dục và phát triển năng khiếu ấy phát triển tích cực phù hợp với các tiêu chí

thâm mỹ của nghệ thuật Năng khiếu nghệ thuật âm nhạc, vẽ, múa thường bộc lộ rất sớm và đòi hỏi có môi trường giáo dục, định hướng thị hiếu nghệ thuật một cách hợp lý mới có điều kiện bộc lộ và phát triển đúng hướng Để hình

thành thị hiếu nghệ thuật cũng như từ đó khuyến khích sự phát triển, sáng tạo

của các em thiếu nhỉ trong nghệ thuật, hướng trọng tâm là xây dựng các hình tượng phong phú và cao đẹp về con người và dân tộc Việt Nam Giáo dục thâm

Trang 39

giá trị văn hóa nghệ thuật của các nước trên thế giới song từ đó càng thêm yêu văn hóa nghệ thuật của quốc gia mình là nhiệm vụ quan trọng của các nhà thiếu

nhỉ Bởi thời thơ ấu là những trang đời có giá trị và ấn tượng sâu sắc theo suốt cuộc đời của mỗi con người trong quá trình tồn tại và phát triển Việc nhấn mạnh giáo dục thị hiếu nghệ thuật bằng nghệ thuật không có nghĩa là xem nhẹ

các lĩnh vực giáo dục khác Trong chương trình phải đưa vào hệ thống giáo dục và sách giáo khoa những kiến thức về nghệ thuật từ thấp đến cao, những kiến

thức về thẩm mỹ Kiến thức mỹ học không chỉ dành riêng cho các trường

chuyên nghiệp, các nhạc viện mà phải đầu tư để trở thành môn học phổ biến

trong các Cung Văn hóa thiếu nhỉ

Cung Văn hóa thiếu nhỉ là nơi giúp cho các em thiếu nhỉ phát triển được năng lực riêng của mình Bản thân mỗi em có một tính cách, khả năng riêng Các hoạt động nghệ thuật giúp các em nhận ra mình thích gì, có khả năng gì để

phát huy tối đa mặt mạnh của mình Được kích thích mạnh mẽ lòng ham muốn

hiểu biết, khả năng sáng tạo để tiếp thu kiến thức mới, thực hành kỹ thuật mới để tự đánh giá năng lực sở trường của mình, hình thành năng lực cá nhân, năng

lực tổ chức công việc, biết xử lý các mối quan hệ trong thực hié

công việc

Thứ ba, hoạt động của Cung Văn hóa góp phần định hướng thị hiếu nghệ

thuật, nâng cao trình độ thị hiếu thẳm mỹ cho thiếu nhỉ Ngoài ra hoạt động đó còn tạo ra hứng thú, khích lệ và phát triển tài năng của cá nhân Việc hình thành

khả năng và tính cách của thiếu nhỉ được thúc đây nếu các em tin rằng việc làm

của các em đang được mọi người quan tâm và công nhận Tính hiếu kỳ, ham

hiểu biết, thích khám phá cái mới, thích mạo hiểm dễ làm các em hứng thú

với các hoạt động giàu tính sự kiện, phong phú về hình thức ở nhà thiếu nhỉ Hoạt động ở nhà thiếu nhỉ giáo dục các em tính tích cực, sáng tạo, tỉnh thần trách nhiệm và tính tự lập Thông qua hoạt động nhóm, các em sẽ được rèn

Trang 40

thành viên trong nhóm, tăng cường trách nhiệm cá nhân, biết cách làm việc độc lập, sáng tạo Những thành công hay thất bại trong công việc là những bài học kinh nghiệm quý giá giúp các em lựa chọn chính xác hơn các biện pháp tối wu,

biết chịu đựng những thất bại, biết kiên trì khắc phục khó khăn

Thứ tr, ngoài ra hoạt động nhà thiếu nh còn giúp các em hình thành không

chỉ thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn mà còn hình thành và giáo dục nhân cách Các

hoạt động ở nhà thiếu nhỉ được tổ chức nhằm tác động đến tư tưởng, tình cảm, hành vi, giúp các em xác định thái độ sống của mình, hình thành quan điểm, lý

tưởng, nếp sóng, tính cách, những thói quen phù hợp với các giá trị đạo đức xã hội Tiếp nhận những hình thức mới, kỹ năng mới, kế thừa vốn kinh nghiệm của thế hệ trước, cân bằng tâm lý cá nhân và tâm lý cộng đồng Trẻ em lĩnh hội các

giá trị đạo đức không chỉ bằng sách giáo khoa, từ các bài giảng trên lớp, mà

trực tiếp từ cuộc sống, bằng các tắm gương sống động

Hoạt động ở nhà thiếu nhỉ còn tạo ra một khoảng không gian nghỉ ngơi thư

giãn tích cực cho trẻ em Sau những giờ học căng thăng, các em được tham gia

vào các trò chơi, thúc đầy sự phát triển thể chất và hình thành ý chí, tình cảm, gạt bỏ được cảm giác tự tỉ, nhút nhát, học tập được tính tự chủ, kỷ luật và tự giác Ngoài các hoạt động vui chơi, Nhà thiếu nhỉ còn tổ chức các chương trình

văn hóa nghệ thuật góp phần hình thành tình cảm trong sáng, biết cảm thụ cái

đẹp, đem đến sự thoải mái, lạc quan, thực sự là nơi trẻ em được hòa nhập trong một môi trường đậm đà các giá trị văn hóa

Tiểu kết chương 1

Nghệ thuật mang lại cho con người sự cân bằng trong cuộc sống và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của xã hội Giáo dục thiếu nhỉ thông qua việc định hướng thị hiếu nghệ thuật là một công việc quan trọng của các ngành giáo dục

Ngày đăng: 21/08/2022, 13:31

w