Luận văn Hoạt động Marketing trong nghệ thuật biểu diễn ở nhà hát Tuổi Trẻ trình bày cơ sở lí luận về marketing trong nghệ thuật biểu diễn và tổng quan về nhà hát tuổi trẻ; đồng thời nêu thực trạng marketing trong nghệ thuật biểu diễn tại nhà hát tuổi trẻ; qua đó đề ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động này.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH
‘TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOL "m1
TRAN HONG HAI
HOAT DONG MARKETING TRONG NGHE THUAT BIEU DIEN
Ở NHÀ HÁT TUÔI TRẺ
Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số : 603106 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM THỊ THÀNH HÀ NỘI - 2014
Trang 2dẫn khoa học của TS Phạm Thị Thành Những nội dung trình bày trong,
luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa
từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết
quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, tháng 12 năm 2014 'Tác giả luận văn
Trang 3LỜI CAM DOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TÁT
MO DAU
Chương 1: CO SO LY LUAN VE MARKETING TRONG NGHE THUAT
BIEU DIEN VA TONG QUAN VE NHA HAT TUOI TRE
1.1 Cơ sở lý luận về marketing 1.1.1 Khái niệm về marketing
1.1.2 Vai trò của marketing 13
1.2 Cơ sở lý luận về marketing trong nghệ thuật biểu diễn
1.2.1 Khái niệm về marketing trong nghệ thuật biểu diễn 14 1.2.2 Đặc điểm về marketing trong nghệ thuật biểu diễn 18
1.2.3 Vai trò về marketing trong nghệ thuật biểu diễn 19
1.2.4 Các công cụ của marketing trong nghệ thuật biểu diễn 22
1.3 Tổng quan về Nhà hát Tuổi trẻ
1.3.1 Giới thiệu tóm tắt về Nhà hát Tuôi trẻ 25 1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Nhà hát Tuổi trẻ 26 1.3.3 Cơ cấu lao động của Nhà hát Tuổi trẻ 28 1.3.4 Số liệu tài chính của Nhà hát Tuổi trẻ 29 1.3.5 Khái quát về hoạt động marketing của Nhà hát Tuổi trẻ 30
Chương 2: THỰC TRẠNG MARKETING TRONG NGHỆ THUẬT BIÊU
Trang 42.3 Đánh giá thực trạng marketing trong nghệ thuật biểu diễn ở Nhà hát
Tuoi tré 51
2.3.1 Khách quan 51
2.3.2 Đánh giá của Nhà hát Tuổi trẻ về marketing trong các hoạt động 3
2.3.3 Đánh giá của tác giả
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG MARKE
TRONG NGHỆ THUẬT BIẾU DIỄN Ở NHÀ HÁT TUỔI TRẺ
3.1 Định hướng hoạt động marketing trong nghệ thuật biểu diễn ở NỊ
Tuổi trẻ
3.1.1 Mục tiêu trong ngắn hạn 62
3.1.2 Định hướng phát triển marketing trong dai han 65
3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến marketing trong nghệ thuật biểu diễn ở
Nhà hát Tuổi trẻ
3.2.1 Yếu tố bên trong
3.2.2 Yếu tố bên ngồi ¬
Trang 61 Ly do chon dé tai
Trong thời đại ngày nay, marketing là một phương pháp cốt yếu và phổ biến trong quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị
trường Phương pháp quản trị kinh doanh này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của thị trường nội địa mà còn được ứng dụng cả trong kinh doanh trên thị trường quốc tế; không chỉ trong kinh doanh các sản phẩm hữu hình mà cả kinh doanh dich vu Những triết lý của marketing hiện đại còn được ứng dụng vào cả những hoạt động chính trị, xã hội Tính phổ biến đó của việc ứng dụng marketing hiện
đại Một mặt, phản ánh vai trò của nó trong đời sống kinh tế xã hội, mặt khác,
còn khẳng định tính không thể thay thế được của phương pháp quản trị kinh
doanh này đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Trong thập kỷ vừa qua, cùng với những thay đồi lớn lao của xã hội Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường là nhiều biến đổi trong lĩnh vực văn hóa
có ảnh hưởng không nhỏ tới các tổ chức văn hóa nghệ thuật của Việt Nam
Cũng giống như nhiều nước khác trong khu vực, Việt Nam đang tìm cách giải quyết hợp lý, uyên chuyển mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, bởi vì không có con đường nào khác tiến lên chuẩn xác, bảo đảm hơn mà lai xem
nhẹ những kinh nghiệm lịch sử văn hóa của dân tộc mình Vấn đề đặt ra là
phải đánh giá đúng những mặt mạnh, mặt yếu trong nghệ thuật biểu diễn của mình, trên những đặc điểm này mới có thể bảo tồn, nuôi dưỡng và phát triển nghệ thuật biểu diễn ngày càng nâng cao trong bối cảnh xã hội chuyển dịch theo cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam
'Cũng như nhiều nhà hát ở Việt Nam khi còn trong cơ chế bao cắp, công, tác tổ chức chiến lược marketing trong nghệ thuật chưa được đánh giá đúng
Trang 7
chức biểu diễn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Nếu trước đây, khán giả tìm đến nhà hát, thì nay các nhà hát phải tự đi tìm khán giả cho mình, đó
chính là sự chuyển mình của các nhà hát trong cơ chế cũ sang cơ chế mới
Marketing là một triết lý kinh doanh được thâm nhập vào Việt Nam chỉ
những năm gần đây Trên thực tế còn có
ít các doanh nghiệp thực thi một
cách thành công triết lý kinh doanh này Điều đó, ngoài tính mới mẻ của lý
thuyết còn có nhiều nguyên nhân, dién hình là: người ta nhận thức chưa đúng
và chưa đủ tầm quan trọng của lý thuyết này, người ta còn lẫn lộn giữa triết lý
kinh doanh theo cách thức marketing hiện đại với triết lý kinh doanh khác, đặc biệt là quan điểm tập trung vào bán hàng Tính chất cạnh tranh của thị
trường ngày cảng gay gắt chắc chắn sẽ là một trong những nguyên nhân trọng
yếu góp phần khắc phục hiện tượng trên
Nhằm đóng góp một chút ý kiến trong công tác marketing trong nghệ thuật biểu diễn nói chung và Nhà hát tuổi trẻ nói riêng tác giả luận văn xin
chọn đề tài “Hoạt động marketing trong nghệ thuật biểu diễn ở Nhà hát
Tuổi trể" làm luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu vấn đề
'Về lĩnh vực marketing trong nghệ thuật biểu diễn Tác giả luận văn đã tiếp thu những kiến thức từ nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến
hoạt động marketing văn hóa nghệ thuật xuất hiện trên các trang tạp chí, bio in, báo điện tử và một số công trình nghiên cứu tập trung vào các hướng như:
Nghiên cứu khái niệm marketing nghệ thuật “Hiểu rõ hơn về marketing
nghệ thụ
Nghiên cứu marketing nghệ thuật: “Những vấn đề về lý thuyết và thực hành”
(marketing nghệ thuật, từ lý thuyết đến thực hành) của tác giả Đỗ Thanh Thủy
Trang 8
Phan Văn Tú
Nghiên cứu ứng dụng marketing trong quản lý văn hóa nghệ thuật (“Ung dung marketing trong quản lý văn hóa nghệ thuật") của tác giả (Chủ
biên) Phạm Hồng Toàn
Nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing trong nghệ thuật biểu diễn “Khảo sát thực trạng hoạt động marketing trong nghệ thuật biểu diễn tại nhà
hát Tuổi Trẻ - Hà Nội và sân khấu Idecaf thành phố Hồ Chí Minh đề tài
nghiên cứu khoa học” của tác giả Trương Nhuận
Nghiên cứu "Hoạt động marketing của một số nhà hát ở Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Thị Anh Quyên
Nhìn chung trong các tài liệu trên, chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên
cứu bản chất, chức năng và tầm quan trọng của marketing trong lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn càng chưa có tài liệu nào đề cập đến hoạt động marketing trong biểu diễn nghệ thuật ở Nhà hát Tuổi trẻ Bởi vậy, đề tài mà tác giả nghiên cứu là đề tài mới, đầu tiên nghiên cứu về vấn đề hoạt động marketing trong nghệ thuật biểu diễn ở Nhà hát Tuổi trẻ nhằm nâng cao chất lượng cho
tô chức này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu và ứng dụng marketing cho hoạt động biểu diễn của
các nhà hát nói chung và Nhà hát Tuổi trẻ nói riêng mà người viết chọn đề tài này với mục đích nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan, để
Trang 9thuật biểu diễn
+ Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng và phát
triển khán giả ở Nhà hát Tuổi trẻ
+ Nghiên cứu các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác marketing trong
hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở Nhà hát Tuổi trẻ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
~ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài của luận văn này người viết chỉ hướng vào những hoạt động
marketing trong nghệ thuật biểu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ khoảng 10 năm trở
lại đây và những giải pháp cho 10 năm tới trong tương lai - Phạm vi nghiên cứu
+ Công tác phát triển thị trường khán giả
+ Công tác tuyên truyền quảng cáo trong nghệ thuật biểu diễn
+ Địa điểm biểu diễn và chất lượng chương trình biểu diễn
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, tác giả của luận văn đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước về vấn để văn hóa nghệ thuật
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu; -+ Phương pháp quan sát,
Trang 106 Đóng góp của đề tài 6.1 Về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của đẻ tài sẽ góp phần hệ thống lại những vấn đẻ lý luận về marketing trong nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam nói chung và ở Nhà hát Tuôi trẻ nói riêng như:
- Khái niệm về marketing,
- Những nguyên tắc marketing trong nghệ thuật biểu diễn
~ Tâm quan trọng của quá trình xây dựng chiến lược marketing trong
nghệ thuật biểu diễn
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học, giúp những ai quan
tâm đến hoạt động marketing của Nhà hát Tuổi trẻ thấy rõ được thực trạng hoạt động của nó; hiểu thêm nguyên nhân kìm hãm hoạt động này Đồng thời tham khảo được các giải pháp nâng cao hoạt động marketing góp phần hoàn
thiện hoạt động này trong thực tế 7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Sơ sở lý luận về marketing và tổng quan về Nhà hát
Tuổi trẻ
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing trong nghệ thuật biểu ở Nhà hát Tuổi trẻ
Chương 3: Đặc điểm, định hướng và những vấn đề đặt ra đối với
Trang 11BIEU DIEN VA TONG QUAN VE NHA HAT TUOI TRE
1.1 Cơ sở lý luận về marketing
1.1.1 Khái niệm về marketing
Marketing bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh, nghĩa đen của nó là “làm thị trường” Thuật ngữ “marketing” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường trường Đại học Michigan ở Mỹ, đến năm 1910, tắt cả các trường Đại học tổng hợp ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học này Suốt trong gần nửa thế kỷ, marketing chỉ được giảng dạy trong phạm vi các nước nói tiếng Anh Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, nó mới được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản Quá trình quốc tế hoá của Marketing đã phát triển rất nhanh Ngày nay, các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao đều cần phải có sự hiểu biết
và vận dụng marketing hiện đại
Định nghĩa tổng quát về marketing của Philip Kotler: “Marketing là
một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những như câu và mong muốn của họ thông qua trao đổi ”
Định nghĩa này bao trùm cả marketing trong sản xuất và marketing xã hội Để hiểu rõ hơn về định nghĩa trên, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm:
Nhu cu (Needs): là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con
người cảm nhận được Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, giải trí Nhu
cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra, Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người
Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn
Trang 12Một quy trình quản lý, ở đó các tổ chức đạt được mục tiêu của mình
bằng cách thoả mãn nhu cầu của thị trường [4, tr.2]
Marketing văn hoá nghệ thuật cũng được xây dựng trên cơ sở hàng loạt các khái niệm cơ bản như: nhu cầu, mong muốn, yêu cầu, sản phẩm, trao đôi và thị trường
Để hiểu rõ marketing văn hoá nghệ thuật, cần hiểu kỹ các khái niệm cơ
bản nêu trên:
Nhu cầu: Nhu cầu của con người nói chung được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, nhu cầu là "sự phản ánh
một cách khách quan các đòi hỏi về vật chất, tỉnh thần của đời sống con
người phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội trong từng thời iy ” (27, tr261]
Theo Philip Korler: “Như cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tap”
[20, tr9] Nó được phân thành nhiều loại, trong đó có nhu cầu văn hóa
Nhu cầu văn hoá nhằm hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá:
nhu cầu xem phim, nhu cầu đọc sách, nhu cầu sáng tạo nghệ
thuật Nhu cầu văn hoá nảy sinh và phát triển trên cơ sở con
người đã được thoả mãn ở một chừng mực nhất định các nhu cầu cơ bản, mặt khác nó còn là nhu cầu xuất phát từ nội tâm con người, ở
việc hoàn thiện phẩm chất, nâng cao trình độ thẩm mỹ và văn hoá nói chung [19, tr.267]
Bởi vay, nhận biết nhu cầu văn hóa nói chung và nhu cầu nghệ thuật nói riêng của các đối tượng khán giả nhất là đối tượng khán giả mục tiêu là
Trang 13Mong muốn: Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, mong muốn là “ước ao có được” [16, tr.176]
Còn theo một số nhà nghiên cứu marketing thì mong muốn được hiều là: Hình thái nhu cầu của con người ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn Ước muốn được hình thành dựa trên những yếu tố như: văn hố, tơn giáo, nhà trường, gia đình và cả doanh nghiệp Như vậy, mong muốn cũng
phát sinh từ tâm lý con người nhưng có ý thức Mong muốn của con người thường đa dạng hơn rất nhiều so với nhu cầu [14, tr.28]
'Ở một góc độ khác, mong muốn được hiểu là “Miu cẩu gắn với ước
muốn, hình thức biểu hiện nhu câu tự nhiên do yế:
định” [14, tr28] cá tính và văn hoá quy
'Yêu cầu: là cái cần phải đạt tới, là sự đòi hỏi Nhiệm vụ của marketing
cụ hi
nghiên cứu các yêu :ó chiến lược thỏa mãn các yếu tố đó
Sản phẩm: Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, sản phẩm được
hiểu là “Kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình , sản phẩm có thể là
vật chất hoặc phi vật chất” [27, tr.723] Nhiệm vụ của marketing là phải xác
định chính xác những lợi ích mà khán giả cần được thoả mãn để cung cấp những sản phẩm nghệ thuật đảm bảo mang lại cho khán giả lợi ích mà họ cần
Trao đôi: Hiểu theo nghĩa thông thường, trao đổi là quá trình bàn bạc, thoả thuận giữa hai bên muốn nhận một thứ mà mình mong muốn và đưa lại
cho bên kia một thứ có giá trị tương đương
Thị trường: Hiểu theo góc độ kinh tế, thị trường được “Hình thành khi có
sự tiếp xúc giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ và
được xác định bằng quan hệ cung câu về hàng hoá và dịch vụ” [27, tr215] ‘Theo Gerri Morris thì thị trường cho sản phẩm văn hoá nghệ thuật bao
gồm những người có nhu cầu và mong muốn mà chúng ta có thê thoả mãn
Trang 14Qua các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu marketing văn hoá nghệ thuật là một quy trình quản lý mà nhờ đó các tổ chức văn hoá nghệ thuật hoạt động có hiệu quả hơn
Marketing trong nghệ thuật biểu diễn
Marketing là một triết lý kinh doanh thâm nhập vào Việt Nam chỉ những năm 90 của thế kỷ trước Nghệ thuật biêu diễn muốn phục vụ được công chúng một cách tốt nhất cũng cần phải làm cho nó hoạt động một cách
hiệu quả
Marketing trước tiên được xem như quảng cáo hoặc bán vé áp dụng cụ
thể cho mỗi vở diễn hoặc chương trình riêng biệt Nhiều nhà hát hiểu được khán giả của họ muốn gì nhưng lại không có kế hoạch thực thi các biện pháp marketing nghệ thuật đề phát triển khán giả của họ Trong khi đó, sự hiểu biết về khán giả và nhu cầu của chính họ là một tiền để quan trọng để các nhà hát
nghệ thuật có chiến lược phát triển khán giả Bởi bản thân sản phẩm - một
chương trình nghệ thuật biểu điễn hay - chưa phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thành công của nhà hát Đối với đông đảo khán giả, một chiến lược marketing nghệ thuật đúng đắn hướng tới công chúng chính là sự tông hợp của rất nhiều yếu tố họ nhận được bao gồm: sự tiện ích của môi trường phục vụ, dịch vụ đi kèm, những đáp ứng hoàn hảo các nhu cầu thưởng thức, thị hiếu
'Việc nắm bắt thị hiếu của khán giả một cách nhanh nhạy trở thành công việc rất quan trọng đối với chiến lược marketing trong nghệ thuật biểu diễn, đã bắt đầu dần dần hình thành một mối quan hệ mang tính cung cầu có hiệu
quả ở các chương trình biểu diễn nghệ thuật, lễ hội theo đơn đặt hàng, theo kịch bản giữa các công ty tô chức sự kiện, tô chức biểu diễn và các nhà hát,
đơn vị nghệ thuật vốn đang lúng túng trong quá trình hoạt động biểu diễn
Trang 15thiết lập được các quan hệ chặt chẽ với các tầng lớp công chúng khác nhau
trong xã hội, thành lập được các câu lạc bộ khán giả để đón nhận những ý
kiến phản hồi về các chương trình biểu diễn nghệ thuật, ra mắt những sản
phẩm đa dạng, pha trộn giữa các loại hình nghệ thuật biểu diễn cũng đã thu hút được một lượng khán giả mới cho các nhà hát
1.2.2 Đặc điễm về marketing trong nghệ thuật biễu diễn
Quản lý nghệ thuật marketing nhận thấy bản thân sản phẩm cốt lõi - một
chương trình nghệ thuật biểu diễn hay - không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn
đến thành công của nhà hát Đối với một khán giả, thì tổng hợp toàn bộ những gì
họ nhận được (bao gồm những dich vụ ngoại vi như nhà hàng ăn uốr
lạ, cửa hàng
souvenir, phòng hội thảo ) sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng của họ, có nghĩa là tất cả những nhu cầu của họ đã được đáp ứng hay chưa, họ có còn muốn tiếp tục đến xem hoặc giới thiệu về nhà hát đó với bạn bè của họ hay không
“Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, các nhà sáng tạo, quản lý văn hóa nghệ thuật phải nghiên cứu tạo nên các sản phẩm văn hóa nghệ thuật để vừa
phục vụ công chúng của mình, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng một nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam theo định hướng của
Đảng Vì thế họ cần nhất thiết phải tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để trên cơ sở nắm vững nhu câu thị hiếu và các đặc trưng văn
hóa nghệ thuật mà xây dựng sản phẩm của mình vừa đáp ứng thị hiếu và vừa
hướng dẫn thị hiếu công chúng
Việc tồn tại và phát huy tác dụng của sản phâm văn hóa nhất thiết trải qua sự sàng lọc, điều chỉnh nhất định Sự sàng lọc, điều chỉnh đó không chỉ bằng hàng rào kiểm sốt thơng thương mà còn bằng bản lĩnh và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Vì thế, khi ứng dụng các nguyên lý marketing vừa phải
Trang 16và thị trường có mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau Vì thế, hiểu
được nhu cầu thị trường để gắn chặt chẽ hoạt động của các tổ
nghệ thuật với thị trường sẽ làm cho hoạt động của các tổ chức có hiệu quả cao lức văn hóa
Điều này được thực hiện tốt thông qua cầu nói marketing Bởi marketing
giúp các tổ chức văn hóa nghệ thuật nhận biết được các yếu tố thị trường, nhu cầu của khách hàng, khán giả về sản phẩm, dịch vụ và sự biến động của chúng Nhờ có marketing mà các tổ chức văn hóa nghệ thuật có thể phối hợp, định hướng được hoạt động của tắt cả các bộ phận và toàn thể cán bộ công
nhân viên và đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ vào việc ngày càng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng
1.2.4 Các công cụ của marketing trong nghệ thuật biểu diễn
Đối với các tô chức hoạt động biêu diễn nghệ thuật, hoạt động marketing bao gồm 7 yếu tố tương ứng với những loại nhu cầu khác nhau của khán giả
Đây có thể được coi là những tiện ích mà khán giả tìm kiếm và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn cung cắp
* Produet (sản phim): Theo Philip Kotler “Sin phdm là những gì có thể cung cấp cho thị trường nhằm thỏa mãn như cầu hay ước muốn của thị trường, bao gồm hàng hóa vat chat, dich vu, kinh nghiệm, sự kiện, con người, địa điểm, tài sản, tổ chức, thông tin và ý tưởng” [21, tr 358]
* Theo nghĩa rộng, sản phẩm được định nghia: “Ld moi thứ có thẻ chào bán trên thị trường để được chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thoả
mãn được một mong muốn hay như cầu” [23, tr4§5]
* Từ góc độ người tiêu dùng thì sản phẩm là: “Mới tổng thể trọn gói
các lợi ích mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm” [23, tr485]
Philip Kotler cho rằng khái niệm sản phẩm không chỉ bao hàm các
Trang 17
hoà nhạc), địa điểm (Nhà hát Lớn), tổ chức (các hội, như Hội nghệ sỹ Sân
khấu ) và ý tưởng (phát triển năng khiếu âm nhạc ở trẻ em khiếm thính Trên
cơ sở đó, có thể coi: “Sản phẩm văn hoá nghệ thuật là một tổng thể các lợi ích nhất định, có thể được bán trên thị trường, được người tiêu dùng mua và
sử dụng để đáp ứng như cầu văn hoá, nghệ thuật” [14, trl 16]
*Price (giá cả): “Giá là khối lượng tiển tính cho một sản phẩm hoặc là
tổng giá trị mà người tiêu dùng bỏ ra để nhận được các lợi ích từ việc có hay
không sử dụng sản phẩm” [14, tr.129] Nó được xác định bởi một số yếu tố
trong đó có thị phần, cạnh tranh, chỉ phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận cửa khách hàng với sản phẩm Việc định giá ra thu nhập trong khi các yếu tố khác tạo nên chỉ phí và giá thành Đây cũng là yếu tổ linh hoạt có thể thay đổi theo nhiều tiêu chí khác nhau, chính vì vậy tổ chức,
doanh nghiệp cần phải thiết lập mục tiêu về giá và xác định chiến lược giá * Place (Phân phối hay địa điểm): Tùy theo ngữ cảnh có tô chức sử
dụng thuật ngữ “place" là kênh phân phối sản phẩm hay địa điểm bán sản phẩm Trong các tổ chức nghệ thuật, thuật ngữ này được hiểu là hệ thống bản
vé và địa điểm biểu diễn Chúng có thẻ là các kênh, địa điểm bán vé,
diễn vật chất cũng có thê là các cửa hàng ảo trên Internet Việc cung cấp sản
phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những
khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào
* Promotions (xúc tiến hỗn hợp hay còn gọi là truyền thông marketing): là tắt cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm
hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ và quan hệ công chúng
+ Quảng cáo: là việc các tổ chức sử dụng các phương tiện truyền
Trang 18dich vụ của họ Nói cách khác, quảng cáo ià việc truyền đạt các thông điệp về đặc điểm và lợi ích của sản phẩm nhằm thuyết phục các phân đoạn thị trường mục tiêu
Marketing trực tiếp thường nhằm đến việc bán hàng trực tiếp không qua khâu trung gian Ban đầu, marketing xuất hiện dưới hình thức thư gửi
trực tiếp và các tờ rơi giới thiệu chương trình nghệ thuật để khán giá đặt mua
vé qua bưu điện Hiện nay có nhiều hình thức marketing trực tiếp như: qua điện thoại, qua internet, trả lời trực tiếp trên truyền hình
+ Khuyến khích tiêu thụ: “Là những công cụ động viên, thường là ngắn hạn, nhằm kích thích người tiêu dùng mua các sản phẩm và dịch vụ nhanh hơn và nhiều hơn” [20, tr.751] Nếu như quảng cáo tạo ra sự hiểu biết và quan tâm về sản phẩm hay chương trình thì kích thích tiêu thụ lại đưa ra những
hình thức khuyến khích việc mua hàng để có thể hoàn tắt chu trình phân phối
Chính vì vậy, quảng cáo và khuyến khích tiêu thụ thường được sử dụng phối
hợp để hỗ trợ cho nhau,
+ Quan hệ công chúng (PR- Publie Relaion): “Là những nỗ lực có kế hoạch để hình thành và củng cổ thiện chí và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng của nó" [5, tr.28]
'Có thể hiểu quan hệ công chúng là việc quản lý truyền thông đề xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa một tô chức, một cá nhân nhằm tạo có
thể gây dư luận không tốt (Quan hệ công chúng gắn liền với một số hoạt động
như: Quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện, hoạt động truyền thông, vận động,
hành lang, tham mưu )
Trang 19và quan hệ công chúng để thu hút khách hàng (khán giả) đến với sản phẩm của tổ chức,
Tập hợp các công cụ marketing được các chuyên gia marketing gọi là
marketing hỗn hợp Nói một cách khác khai niém “marketing hén hợp
(marketing mix) được hiểu là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp ste dung dé dat được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu ” [19, tr.114]
Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden - chủ
tịch hiệp hội marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ marketing hỗn hợp Năm 1960, nhà tiếp thị nổi tiếng E
Jerome McCarthy, đề nghị xây dựng mô marketing hỗn hợp theo 4P (viết tắt 4 chữ cái tiếng Anh : product (san pham), price (gid ca), place (dia điểm), promtion (xúc tiến hỗn hợp hay còn gọi là truyền thông marketing)
Mô hình này cho đến nay đã được sử rộng rãi
1.3 Tổng quan về Nhà hát Tuỗi trẻ
1.3.1 Giới thiệu tôm tắt về Nhà hát Tuổi trẻ (Lịch sử hình thành, địa
ch và cơ sở vật chất)
* Lịch sử hình thành
Nha hat Tuổi trẻ thành lập tháng 4/1978 theo quyết định số 20B/VH-QĐ của Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Hơn
phần ba thế kỷ hoạt động, Nhà hát Tuôi trẻ đã gặt hái được nhiều thành tích,
không những được khán giả và dư luận báo chí đánh giá cao mà ngay cả các đơn vị nghệ thuật trong cả nước cũng công nhận Tiếng tăm của Nhà hát Tuổi
trẻ không chỉ vang vọng trong phạm vi toàn quốc mà con lan truyền đến Việt Kiều và nhiều nước trên thế giới Đó chính là phần thưởng lớn lao cho sự nỗ
Trang 20
đại, sự thay đổi của nền kinh tế thị trường và nhu cẫu thưởng thức nghệ thuật
của khán giả trong giai đoạn hiện nay
Sự thay đôi của nền kinh tế hiện nay có ảnh hưởng không nhỏ đối với
sự phát triển của Nhà hát Đời sống nghệ sĩ bắp bênh, công chúng không còn đến các tụ điểm giải trí để thương thức nghệ thuật nhiều như trước nhưng nhà hát không nản lòng, đội ngũ cán bộ và nghệ sỹ đã bắt nhịp được với xu thé
phát triển của các loại hình nghệ thuật mới để vừa làm mới mình, vừa thỏa mãn nhu cầu luôn thay đổi của khán giả
Tuy nhiên, những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật nói chung và với những nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ nói riêng thì thời gian làm việc của họ cũng chính là khoảng thời gian rảnh rỗi của công chúng,
họ ưa lối sống tự do và sáng tác theo cảm hứng, rất nhạy cảm trong quan hệ
ứng xử đặc biệt trong cơng việc
Ngồi những điểm nổi bật của nguồn nhân lực trong Nhà hát Tuổi trẻ
thì chúng ta cũng cần phải nói đến những điểm còn yếu kém, cần khắc phục
của nguồn nhân lực này như: tác phong làm việc còn chậm chạp, khả năng sáng tạo chưa phong phú
1.3.4 Số liệu tài chính của Nhà hát Tuổi trẻ
cs, |S6 budi biểu diễn | _ „ |Đoanh thu (triệu đồng)
Năm |Số tiết Thực | SỐ người
Trang 21
wam [S68 si buỗi siete Số người Doanh thu (triệu đồng)
mục |Kếhoạch| nạn xem |Kếhoạch| Thực hiện 2008 | 8 300 | 603 | 332.000 | 650 | 1.118.000 2009 8 350 635 610.000 700 2.500.000 2010 10 350 650 700.000 700 gan 4 ty dong 201 | 13 | 350 | 665 | 750000 | 700 |gan4 ty ding 2012 13 350 645 765.000 700 6,3 tỷ đông 2013 13 350 662 770.000 700 7,4 tỷ đồng
Nguồn: Phòng Kế toán Nhà hát Tuổi trẻ]
1.3.5 Khái quát về hoạt động marketing của Nhà hát Tuổi trẻ Tổ chức môi trường nghiên cứu Nhà hát tuổi trẻ
‘Cac mặt hoạt động của Nhà hát Tuổi trẻ trong suốt 35 năm qua đã đem
lại nhiều hiệu quả tốt đẹp cho xã hội Trong giai đoạn hiện nay, điều kiện vui
chơi của trẻ em còn hạn hẹp thì Nhà hát Tuổi trẻ chính là ngôi nhà dành cho
các em đến vui chơi và xem nghệ thuật, để rồi thông qua các chương trình
nghệ thuật các em sẽ phân biệt được thiện - ác; phải - trái; việc nên làm và không nên làm; hướng dẫn và giáo dục tính thẩm mỹ cho các em, thu hút các
em đến với các sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần bồi
dưỡng nhân cách để sau này các em trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội: Nhà hát Tuổi trẻ đã thực sự trở thành người bạn của tuổi trẻ cả nước
Đối với trẻ em bị thiệt thòi vì khuyết tật hay mồ côi cha mẹ, Nhà hát Tuổi trẻ đã phân công nghệ sỹ đến giúp các em tập luyện văn nghệ, tham gia
Trang 22miễn phí trên 100 buổi cho các em thuộc đối tượng trẻ em thiệt thòi và những, em ở những vùng khó có điều kiện đến nhà hát thưởng thức nghệ thuật
'Cũng thông qua các chương trình nghệ thuật, Nhà hát Tuổi trẻ đã đưa
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với tuổi trẻ nói riêng và đến
với khán giả mọi tầng lớp nói chung Các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu
cực được nêu ra và bị lên án; các gương người tốt việc tốt được ca ngợi thông
qua xây dựng các hình tượng nhân vật tích cực, góp phần đảo tạo ra những con người có tài, có đức làm chủ xã hội trong tương lai
'Các đợt biểu diễn phục vụ đồng bào miền núi, bộ đội nơi biên giới - hải đảo chính là món ăn tỉnh thần mà hiệu quả không thể tính bằng giá trị vật chất đưa được ánh sáng văn hoá của Đảng và nhà nước đến với đồng bảo vùng sâu vùng xa để đồng bào hiểu được cái hay, cái đẹp, cái đúng của con đường mình đang đi là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang và là niềm
hạnh phúc của các nghệ sỹ Nhà hát Tuôi trẻ
Các đợt biểu diễn của Nhà hát Tuôi trẻ ở nước ngoài một mặt nhằm
giao lưu, giới thiệu văn hoá của Việt Nam ra các nước trên thể giới, mặt khác
tiếp thu tỉnh hoa văn hoá thế giới để phục vụ khán giả trong nước Bên cạnh đó Nhà hát Tuôi trẻ biểu diễn phục vụ bà con Việt kiều chương trình nghệ thuật đặc sắc để bà con hiểu hơn về cuộc sống của đồng bảo trong nước, sự đổi mới không ngừng của tổ quốc và ngày càng tin tưởng, yêu mến cội nguồn
của mình đó chính là hiệu quả không nhỏ đối với xã hội
Đối với công tác phong trào, Nhà hát Tuổi trẻ luôn sẵn sàng cử cán bộ
đến với các cơ quan, xí nghiệp, trường học, công ty để giúp các cơ sở
phong trào văn hoá nghệ thuật, góp phần nâng cao đời sống văn hoá cơ sở cho
người dân, đẩy mạnh phong trào văn hoá quần chúng Qua các phong trào này
đã góp phần thúc đầy phong trào thi đua và tuyên truyền nhằm đây mạnh các
Trang 23Đối với khán giả cả nước, Nhà hát Tuổi trẻ luôn lấy tỉnh thần phục vụ nghệ thuật cho nhân dân lao động là chủ yếu, không chạy theo xu hướng thương mại hoá nghệ thuật, vì vậy đã thu hút được nhiều lượt người xem, thâm chí có những chương trình biểu diễn phục vụ hằng vạn khán giả
Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, các công tác xã hội khác cũng được Nhà hát Tuổi trẻ thực hiện rất I Đó là những phong trào thỉ đua gìn giữ vệ sinh môi trường; giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tham gia các phong trào phòng chồng tệ nạn xã hội; thường xuyên quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai; trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, Nhà hát Tuổi trẻ đặc biệt quan tâm đến chính sách người có công với cách mạng nên đã đóng góp kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho mẹ Việt Nam_anh hùng Nguyễn Thị Kim của Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tăng quả cho mẹ Ngoài ra,
trong các đợt đi biêu diễn ở các địa bản trên cả nước, các đoàn thường trích tiền doanh thu đề ủng hộ trẻ em bị chất độc màu da cam và trẻ em bị khuyết tật của địa phương Trong suốt 36 năm qua, Nhà hát Tuôi trẻ đã đóng góp hàng trăm
triệu cho công tác từ thiện và qua các đợt phát động này một mặt góp phần giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác có tác dụng giáo dục tình thương yêu con người cho mỗi cán bộ, nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ
Với mục đích: nghệ thuật cho Tuổi trẻ, vì Tuổi trẻ, Nhà hát Tuổi trẻ đã
đem đến cho quảng đại quần chúng nhân dân và đặc biệt là thiếu nhỉ, thanh niên và học sinh - sinh viên những món ăn tỉnh thần không thể thiếu trong cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đắt nước
Xác định chiến lược marketing Nhà hát Tuổi trẻ
Hoạt động marketing đã giúp nhà hát ngày càng có nhiều vở diễn đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, góp phần tăng doanh thu
Trang 24hội diễn trẻ em thiệt thòi và đạt
liều thuốc rất hữu hiệu chữa trị
ốt về mặt tỉnh thần Đây chính là
thững mặc cảm của các em với xã hội, đưa các
ết qua ra
uỗi trẻ đã biểu diễn
em hoà nhập với cộng đồng Riêng năm 2007, Nhà hát
miễn phí trên 100 buổi cho các em thuộc đối tượng trẻ em thiệt thòi và những em ở những vùng khó có điều kiện đến nhà hát thưởng thức nghệ thuật
'Cũng thông qua các chương trình nghệ thuật, Nhà hát Tuổi trẻ đã đưa
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với Tuổi trẻ nói riêng và đến
với khán giả mọi tằng lớp nói chung Các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu
cực được nêu ra và bị lên án; các gương người tốt việc tốt được ca ngợi thông
qua xây dựng các hình tượng nhân vật tích cực, góp phần đảo tạo ra những con người có tải, có đức làm chủ xã hội trong tương lai
Các đợt biểu diễn phục vụ đồng bào miền núi, bộ đội nơi biên giới - hải đảo chính là món ăn tỉnh thần mà hiệu quả không thể tính bằng giá trị vật chất đưa được ánh sáng văn hoá của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào vùng sâu vùng xa để đồng bào hiểu được cái hay, cái đẹp, cái đúng của con đường mình đang đi là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang và là niềm hạnh phúc của các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ
2.1.2 Thực trạng về đối thủ cạnh tranh:
Là một Nhà hát còn trẻ nhưng bộ máy lãnh đạo của Nhà hát Tuổi trẻ
ln đồn kết, vững vàng vượt qua mọi khó khăn ở các thời kỳ khác nhau để
thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước giao cho Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới,
trường, tình hình
sân khấu nói chung gặp nhiều khó khăn, các đơn vị nghệ thuật trong cả nước
đứng trước sự phát triển của kinh tế vận hành theo cơ chế
hoạt động cằm chừng hoặc không hoạt động được Nhưng Nhà hát Tuổi trẻ là đơn vị nghệ thuật duy nhất của Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn ở khắp mọi
Trang 25
Bên cạnh đó là việc duy trì biểu diễn thường xuyên tại Rạp Tuôi trẻ, nhất là các buôi sáng chủ nhật giành cho thiếu nhĩ
“Tuy nhiên, Nhà hát Tuổi trẻ không chạy theo xu hướng thương mại hóa
nghệ thuật Một mặt tích cực dàn dựng những tiết mục có chất lượng nghệ thuật
đáp ứng nhu cầu thưởng thức của lớp khán giả trẻ, mặt khác từng bước nâng, trình độ thưởng thức nghệ thuật của khác giả lên một mức cao hơn Bên cạnh các
tiết mục phản ánh cuộc sống đời thường là các tiết mục có tính kinh điền như các
vở cổ điển của Việt Nam và thế giới nhằm tập huấn nâng cao nghề nghiệp cho
nghệ sĩ, đồng thời khẳng định vị thế của Nhà hát Tuổi trẻ trong giới sân khấu Chính vì vậy các tiết mục của Nhà hát được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt,
được tặng thưởng huy chương vàng tại các kỳ hội diễn sân khấu chuyên nghiệp
toàn quốc Cũng từ biêu diễn có hiệu quả về kinh tế nên chế độ bồi dưỡng cho nghệ sĩ cũng được cải thiện, từ hình thức đồng đều trong bao cấp chuyền sang
hưởng theo doanh thu, mức sống của diễn viên và cán bộ công nhân viên được
nâng cao, anh em càng thêm gắn bó và hết lòng xây dựng Nhà hát ngày càng
vững mạnh, có uy tín với khán giả và đồng nghiệp
Đối với chủ trương dàn dựng một loạt vở hài kịch ngắn được xuất phát
từ nhu cầu giải trí kết hợp với thưởng thức nghệ thuật hài kịch của khán giả Tuy nhiên cách làm hài kịch của Nhà hát Tuổi trẻ luôn có chất lượng nghệ thuật cao, có nội dung sâu sắc và có tính châm biếm xây dựng, không sa vào hài kịch nhảm nhí, làm hề hoặc nội dung sơ sài dễ dãi Chính vì vậy các chương trình hài kịch của Nhà hát Tuổi trẻ được khán giả đánh giá cao cả về nội dung, nghệ thuật và tính giải trí; báo chí ca ngợi, đồng nghiệp thán phục Cách làm này của Nhà hát Tuổi trẻ đã được một số đơn vị nghệ thuật cả Trung ương và địa phương làm theo Tuy nhiên nói đến hài kịch, khán giả cả
Trang 26Có được kết quả như vậy là do Ban giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ đã biết kết hợp sức mạnh của mỗi thành viên trong đơn vị; đoàn kết, dân chủ, không bè
phái là yếu tố quan trọng của thành công Bên cạnh đó là sự vận dụng các chính
sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn một cách sáng tạo Có thé đơn cử việc
dàn dựng tiết mục và biểu diễn: trước đây các đơn vị nghệ thuật (trong đó có
Nhà hát Tuổi trẻ) thường xây dựng tiết mục theo kế hoạch với nguồn ngân sách cấp của Nhà nước, vì vậy một năm có được từ 2 đến 3 chương trình là nhiều Nguồn kịch bản thường được tác giả giới thiệu, nếu thấy phù hợp thì quyết định dàn dựng, cách làm này rắt bị động và hạn chế nguồn kịch bản, hạn chế s
lượng tiết mục và cũng đồng nghĩa với việc hạn chế số buổi biểu diễn, lượt
người xem và doanh thu biểu diễn Để khắc phục tinh trạng đó, Nhà hát Tuổi
trẻ phát động các đoàn el động tìm kịch bản và tập, sau đó báo cáo tiết mục ở dang “thô” trước hội đồng nghệ thuật, nếu chất lượng tốt thì Nhà hát quyết định
đầu tư Chính vì vậy đã khắc phục tình trạng khan hiếm kịch bản và đầu tư xây dựng tiết mục có chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội Bên cạnh các tiết
mục được Nhà hát đầu tư hoàn toàn, là các tiết mục được các nghệ sĩ tranh thủ
tập ngoài giờ và tự hoạch toán vào buổi diễn, có nghĩa là từ tác giả, đạo diễn,
hoa si, nhạc sĩ đều không lấy tiền tác phẩm một lần mà lấy tiền theo từng buôi biểu diễn như các nghệ sĩ Đây là mô hình xã hội hóa từng phản đối với nghệ thuật mà Nhà hát Tuôi trẻ đã mạnh dạn thê nghiệm và bước đầu đạt được
hiệu quả tốt cả về kinh tế lẫn lợi ích xã hội Nhìn nhận hình ảnh cạnh tranh
Cả nước ta hiện có 129 nhà hát và đoàn nghệ thuật đang hoạt động,
riêng Hà Nội có tới 17 Nhà hát với nhiều thê loại nghệ thuật biểu diễn khác
nhau, áp đảo cả TP Hồ Chí Minh chỉ có 7 nhà hát
Hà Nội còn áp đảo cả về số lượng NSND, NSUT lẫn số HCV hội diễn Nghĩa là, cứ theo lý ấy mà suy thì hoạt động biểu diễn tại Hà Nội phải sôi
Trang 27Nhưng thực tế thì ngược lại: Các Nhà hát Hà Nội chi dn ào một chút
qua những kỳ hội diễn hay kỷ niệm, còn thường ngày thì “tắt lửa tối đèn” Các Nhà hát nghệ thuật truyền thống hầu như “biến mất” khỏi tầm quan sát của khán giả và báo chí, như Nhà hát Tuồng Trung ương, Nhà hát cải lương
Trung ương
Chất lượng nghệ thuật của Nhà hát Chèo Trung ương, Nhà hát Tuồng
Trung ương và giá vé xem các chương trình biểu diễn của hai nhà hát không phải là lý do dẫn đến nhà hát vắng khán giả Hoạt động marketing của các nhà
hát được hưởng ngân sách bao cấp nói chung và hai nhà hát này nói riêng
chưa mấy khởi sắc Cụ thê, các nhà hát chưa có bộ phận chuyên trách đảm
nhiệm hoạt động marketing, chưa có chiến lược marketing Như vậy, chỉ tập
trung vào sản phẩm, tức xây dựng những vở diễn có chất lượng nghệ thuật
cao với giá vé hợp lý cũng chưa phải là chiến lược hiệu quả để thu hút khán giả đến với nhà hát Để đàn dựng một vở diễn thu hút đông đảo khán giả đến xem, các nhà hát phải xây dựng và thực hiện chiến lược marketing từ những giai đoạn đầu tiên như: nghiên cứu nhu cầu văn hóa nghệ thuật của khán giả
(nghiên cứu thị trường), xây dựng ý tưởng sản phẩm (chủ đề, kịch bản, đạo diễn, diễn viên, ) quảng bá sản phẩm, Cần phải thực hiện chiến dịch quảng
bá cho sản phẩm nghệ thuật song song với quá trình xây dựng sản phẩm (dàn
dựng vở diễn), ví dụ gửi thông cáo báo chí, đăng tin trên một số chương trình
truyền hình, chứ không phải trước ngày công diễn mới vội vàng treo may băng rôn khẩu hiệu và phát tờ rơi
Bên cạnh đó, một số nhà hát được hưởng ngân sách bao cấp đã thành công hơn nhờ thực hiện một số chiến lược marketing Ví dụ: Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, biểu diễn loại hình nghệ thuật tương đối “kén” khán giả
nhưng những năm gần đây đã thu hút được ngày cảng đông đảo công chúng
Trang 28Song song với các chương trình phản ảnh đời sống xã hội trong nước,
Nhà hát Tuổi trẻ đã dàn dựng thành công nhiều vở kịch kinh điên của thế giới
nhằm giới thiệu tỉnh hoa nghệ thuật nhân loại với khán giả Việt Nam, đó là các vở: “Rômêô và Juliet" thành Tứ Xuyên”; bê”; “Âm mưu và tình yêu” cùng các vở kịch kinh điển của Việt Nam như các vở “Rừng trút
tell : “Trưởng giả học làm sang”; “Người tốt
“Lôi Vũ”; “Macbet”; “Con cáo và chùm nho”; “Nhà búp
ũ Như Tô” và giành được nhiều huy chương vàng
tại các kỳ hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc hoặc giành giải cao tại các kỳ liên hoan sân khấu quốc tế
Năm 2006, được sự ủng hộ của Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã quyết định cho Nhà hát Tuổi trẻ thành lập Đoàn kịch hình thể Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đoàn kịch hình thể đã cho ra mắt khán giả hai chương trình gây sự chú ý đặc biệt đối với công chúng và trong giới nghệ thuật, đó là vở: “100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử” và "Vườn thiên đàng”, trong đó vở *100 phút cuối cùng của Hàn Mặc
Tử” tham gia Liên hoan sân khấu quốc tế do Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam
ất cao
tô chức được ban tô chức và bè bạn quốc tế đánh giá
Kế từ khi thành lập cho đến nay, nhìn chung tốc độ và chất lượng dàn dựng tiết mục ở Nhà hát Tuôi trẻ luôn được duy trì đều đặn ở mức cao Ngay cả trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 là thời kỳ chuyền đổi cơ chế
quản lý kinh tế, tình hình hoạt động sân khấu nói chung bị khủng hoảng thì
Nhà hát Tuôi trẻ vẫn dàn dựng đều đặn các chương trình nghệ thuật có chất
lượng; vẫn biểu diễn với số buổi và lượt người xem vượt mức kế hoạch dé ra
Đặc biệt từ năm 1993 đến nay, mỗi năm Nhà hát Tuôi trẻ biểu diễn từ 400 đến gần 700 buôi, phục vụ hàng triệu lượt người xem Đó là kết quả mà khó có
Trang 29Cái tên Nhà hát Tuổi trẻ không những được khán giả khắp mọi miễn yêu quí mà ngay các đơn vị nghệ thuật, các đồng nghiệp cũng phải ngợi khen thành tích Nhà hát Tuổi trẻ đã đạt được
2.2.2 Giá
Giá cả là một căn cứ rất quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm Các câu hỏi như mức giá nào là phù hợp với thị trường mục tiêu? nhóm nào trung thành với mức giá cao, trung bình, thấp ? có nên lựa chọn chính sách giá phân
biệt? Những loại giá nào khuyến khích việc tăng khối lượng mua ? Khan gia quan tâm đến các chương trình kết hợp giữa giá và các hình thức khuyến mại như thế nào? Tuy nhiên, một sản phẩm được tung ra thị trường dù tốt đến
mấy, dù giá thành có rẻ, nếu không được khách hàng ưa chuộng thì tắt yếu
nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm đó cũng thất bại Do đó, đáp ứng được nhu
cầu, thị hiểu và tập quán của khán giả là một công việc rất phức tạp, mang ý
nghĩa quyết định thành hay bại của bất kỳ tổ chức văn hóa nghệ thuật nào Trong những biến đông của cơ chế thị trường và đáp ứng nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ đòi hỏi của khán giả về các chương trình biểu diễn nghệ thuật
một cách đa dạng, việc linh hoạt thay đổi một cách uyễn chuyển giá vé xem
biểu diễn nghệ thuật cho các chương trình biểu diễn cụ thể cũng đã là một đòn
bẩy kích thích đáng kể để tăng nguồn thu nhập cho Nhà hát Các chương trình nghệ thuật biểu diễn cho thiếu nhỉ, các vở kịch nói và các chương trình ca
nhạc nhẹ tuỳ theo mức đầu tư kinh phí dàn dựng chương trình và địa điểm thuê biểu diễn để quyết định giá vé bán phù hợp với các mức khác nhau: từ
50.0004, 70.000đ, 120.000đ, 150.000đ, 200.000 đ Mặc khác, việc kết hợp
kêu gọi các nhà tài trợ phối hợp trong việc sản xuất chương trình cũng nhằm làm giảm giá vé để tăng lượng phục vụ khán giả, nâng cao hiệu suất xã hội của những chương trình nghệ thuật Trong nhiều năm, việc kết hợp với các
Trang 30đã tạo cho Nhà hát Tuôi trẻ sản xuất được nhiều chương trình có chất lượng,
nghệ thuật nhưng lại giảm giá vé, thu hút được một số lượng khán giả tăng
hơn 30% so với các qui trình biểu diễn trước đây
Năm 2012 đến nay, Nhà hát kết hợp với Ngân hàng SHB và Hiệp hội
doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội (HASMEA, với hơn 60 doanh nghiệp) thành lập hội những người yêu sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ, hội viên khi mua 1 vé tại Nhà hát Tuổi trẻ được tặng 1 vé, được giảm 20% đến 25% các sản phẩm của
doanh nghiệp, được hưởng các ưu đãi của Ngân hàng SHB Tắt cả những nỗ lực trên nhằm mang lại nhiều lợi ích nhất cho khán giả
3.2.3 Phân phối
“Trong nền kinh tế ngày nay, hầu hết những người sản xuất không bán hàng hóa của mình một cách trực tiếp cho những người sử dụng cuối cùng XXen vào giữa là những nhà trung gian marketing thực hiện những chức năng khác nhau và mang lại những cơ hội khác nhau Những người marketing hợp thành một kênh marketing (kênh thương mại hay kênh phân phối ) được xem như những tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử dụng hay tiêu dùng Nó vượt qua những ngăn cách cả về thời gian, không gian và quyền sở hữu xen giữa hàng hóa và dịch vụ với những người sử dụng chúng
Nhà hát Tuổi trẻ nằm ở trung tâm của thành phó, thuận lợi cho giao
thông, trường học va trình độ dân trí cao Nhà hát Tuổi trẻ sử dụng các hình thức trực tiếp giao dịch với khán giả thông qua văn phòng của Nhà hát Đặc
điểm này đem lại những ưu nhược điểm sau:
* Uu điểm
- Tạo thuận lợi cho việc giao dich với khán giả
Trang 31~ Rút ngắn được khoảng cách giữa Nhà hát với khán giả
- Khán giả sẽ được sử dụng dịch vụ trực tiếp của Nhà hát mà không cần
qua trung gian, điều này góp phần giảm chỉ phí cho khán giả cũng như tăng doanh thu cho Nhà hát
* Nhược điểm
~ Do chưa có bộ phận chuyên trách về marketing nên thông tin của vở diễn cũng như chương trình mới chưa được khán giả nắm bắt cụ thể, chính xác
2.2.4 Quảng bá
'Với bất cứ một vở diễn hoặc chương trình ca nhạc nào trước khi ra mắt phục vụ công chúng, khâu tuyên truyền, thông tin, quảng cáo trên báo chí, truyền
hình, đài phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc bằng băng
rôn, tờ rơi, áp phích chiếm một phần không nhỏ trong tông kinh phí của một
chương trình biểu diễn, thông thường từ 15% - 20% Có lẽ vì không đánh giá
đúng mức tầm quan trọng của công việc này mà nhiều nhà hát có những chương
trình rất hay vẫn không bán được vé bởi thiểu những thông tin về vở diễn
Quảng cáo, in ấn, thư từ trực tiếp, tranh áp phích, quan hệ với báo chị
xúc tiễn sản phẩm, bán hàng qua điện thoại, những chương trình giáo dục phổ
biến kiến thức vẻ nghệ thuật, những bảng quảng cáo, truyền miệng, thông tin
điện tử và nhiều hình thức khác tất cả đều đem lại hiệu quả trong việc dua
những thông điệp đến với những phân đoạn mục tiêu Cái khó trong công tác
marketing là phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất đề có thê tiếp cận và
giao tiếp được với các phân đoạn thị trường mục tiêu
2.2.5 Con người
Trang 32tích là 1.288 mét vuông; trong đó có 01 Rạp hát với 618 ghế
sử dụng phục vụ cho 04 đoàn nghệ thuật của nhà hát và phối hợp phục vụ các ôi, công năng,
chương trình nghệ thuật giao lưu văn hóa trong và ngoài nước
+ Một phòng kho đề trang trí đạo cụ sân khấu cấp 4 đặt tại Vân Hỗ với
diện tích 100 mét vuông (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức giao quan lý từ năm 2003);
+ Nhà hát Tuổi trẻ đang tiến hành thuê thiết kế trình Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cho xây dựng Nhà hát Tuổi trẻ mới trên mảnh đất được
UBND thành phố Hà Nội giao tại Mỹ Đình với diện tích 6.700 mét vuông
+ Sân khấu rạp Tuôi trẻ so với nhu cầu thưởng thức của khán giả thuộc
loại trung bình ở Thủ đô, không có chỗ gửi xe máy và ô tô cho khán giả (Do nằm trong ngõ) không có không gian phục vụ khán giả trong lúc chờ xem
biểu diễn, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động biểu diễn nghệ
thuật và khả năng tự chủ tài chính, cản trở đến tiến độ xã hội hoá trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ nói riêng và hoạt động của nghệ thuật biểu diễn nước nhà nói chung
* Với hơn 200 Cán bộ, nghệ sỹ, nhân viên làm việc, tập luyện, biểu
diễn thường xuyên cả ngày lẫn đêm tại rạp Tuôi trẻ là quá tải, dẫn đến những
tình trạng sau:
~ Cơ sở vật chất, kiến trúc xây dựng của nhà hát xuống cấp
~ Trang thiết bị xuống cấp, thiếu, lạc hậu (âm thanh - ánh sáng, thiết bị điều hòa được trang bị trong thời gian 1997 đến nay đã quá lâu
~ Địa điểm khuất lắp trong khu dân cư
- Chật chội, không đủ điện tích phục vụ sáng tạo nghệ thuật Không có
kho chứa trang trí, phục trang tại rạp cho cả 4 đoàn biểu diễn, mỗi đoàn hoạt
Trang 33Bảng 2.1 Cơ sở vật chất của nhà hát tui trẻ đáp ứng như cầu Điều kiện Đồng ý Không đồng ý Tỷ lệ Số Tỷ lệ phiếu | (%) phiếu | (%) Đã đáp ứng được yêu | 76 26,9 207 73,1 cầu Chưa đáp ứng được yêu | 207 3,1 76 26,9 cầu
(Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2014, N = 283 phiếu)
~ Giá cả ngày một leo thang Kinh phí đầu tư nghệ thuật mỗi ngày một
hạn hẹp ảnh hưởng tới chất lượng các chương trình
~ Lương nghệ sĩ quá bắt cập với nhu cầu đời sống khiến các nghệ sỹ buon chai mưu sinh, không còn toàn tâm, toàn ý sáng tạo cùng nhà hát dắn
đến tình trạng thiếu vắng người tài
~ Trước sự cạnh tranh khốc liệt với các làn sóng nghệ thuật ngoại nhập
hấp dẫn, các phương tiện truyền thông sinh động, hiện đại, các chương trình thực tế của đài truyền hình hấp dẫn khiến thực trạng sân khấu cũ kỹ, lạc
hậu sẽ cảng làm cho các hoạt động sáng tạo sân khấu khó khăn hơn vì không có khán giả
- Kinh phí nhà hát hạn hẹp nên không có điều kiện tập huấn nâng cao
nghiệp vụ biểu diễn và trau dồi kiến thức chính trị, xã hội Báo động nguy cơ
“nghiệp dư hóa” sân khấu Vắng người xem, diễn ít, lương thấp, thu nhập kém nên diễn viên không có điều kiện trau dồi nghiệp vụ Do đó rất cần có
những đi
những diễn viên có đời còn trẻ, cần độ chín về nghệ thuật khi tiến hành dân in đào tạo được sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch cho
dựng những tiết mục mang tính kinh điển để đạt hiệu quả nghệ thuật khi có kế
hoạch triển khai các dự án hợp tác quốc tế dàn dựng những vở kịch có tính
Trang 342.3 Đánh giá thực trạng marketing trong nghệ thuật biểu diễn ở Nhà hát Tuổi trẻ
2.3.1 Khách quan
Một là; Chất lượng vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ đã đạt được nhiều sự
yêu thích của khán giả, chất lượng vở diễn của nhà hát ngày càng được nâng
cao, các chương trình nghệ thuật đa dạng có uy tín nhất định trong khối
nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch
Hai là; giá vé hợp lý đáp ứng khả năng của khán giả, những người có
thu nhập trung bình vẫn có thê đến với nhà hát
Ba là; Hoạt động xúc tiến và khuyếch trương thương hiệu được nhà hát chú trọng đã đem lại hiệu quả cao trong thời gian gần đây
Bốn là; Việc lựa chọn các kênh phân phối vé như Hotdeal, nhóm mua,
cing mua va ticbook giúp nhà hát đa dạng hơn trong bán vé: Nhà hát đã nhận
thấy kênh trực tiếp giúp cho các nhân viên của nhà hát nhận được thông tin của
khán giả một cách nhanh chóng và rất thuận lợi trong việc bán vé qua điện thoại,
trực tiếp Những thông tin này mang tính chất xác thực nhát, đó là những nhận xét của khán giả về chất lượng của các vở diễn và các dịch vụ trong nhà hát, từ
đó nhà hát có thể biết khuyết điểm để khắc phục yếu điểm của mình Hạn chế
Thứ nhất, chất lượng dịch vụ của nhà hát chưa đa dạng, không có các dich vụ khác đi kèm
Chất lượng vở diễn của nhà hát được đánh giá là cao nhưng chưa thực
sự thoả đáng đối với mọi đối tượng khán giả bởi thị hiểu nghệ thuật của khán
giả khác nhau Mặt khác, chá lượng của các đơn vị khác tương đối phong,
Trang 35Công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện đúng quy trình nên việc góp ý cho ban giám đốc những phản hồi của khán giả về chất lượng
chương trình, chất lượng dịch vụ chưa tốt
Thứ hai, giá vé vẫn còn cao với đại đa số khán giả, đặc biệt là đối với
những người dân có mưa thu nhập trung bình Chưa thực hiện được đa dạng hoá giá vé
Thứ ba, Hoạt động bán vé còn thấp do nhà hát chưa xây dựng được các
kế hoạch cụ thê, chưa có được những vở diễn mang tính chất được nghiên cứu kỹ từ thi trường Tỉnh thần phục vụ, cung cấp thông tin cho khán giả, lấy
thông tin từ khán giả của nhân viên nhà hát còn chưa cao
Thứ tư, xúc tiến hỗn hợp vẫn chưa thể hiện được vai trò là cầu nối thông tin giữa nhà hát với khán giả Các hoạt động xúc tiến mang tính chất tự
phát nhiều hơn là một hoạt động được định hướng cụ thể Các hoạt động còn đơn giản, không mang tính chất là một công cụ của Marketing
Bảng 2.2 Giá vẻ tại nhà hắt tuổi trẻ Đồng ý Không đồng ý Giá về Số Tỷ lệ Số Ty lệ phiếu (%) phiếu (%) Đất 78 275 205 72,5 Hợp lý 161 568 12 432 Rẻ 34 15,7 249 843
(Nguén: Diéu tra x h6i học của tác giả năm 2014, N = 283 phiếu) Qua bảng số liệu trên ta thấy giá vé của nhà hát tuổi trẻ tương đối hợp lý, điều này là một thuận lợi để thu hút khán giả đến với Nhà hát
Trang 36Qua bảng số liệu có thể công tác tiếp thị biểu diễn của Nhà hát
được thực hiện khá sớm với sự phong phú, đa dạng trên nhiều phương thức quảng cáo, điều này đem lại hiệu quả cho hoạt động Marketing nói riêng thu nhập của Nhà hát nói chung
Năm 2000 Nhà hát Tuổi trẻ đã chuyển từ các chương trình chính kịch
sang các chương trình hài kịch gắn liền với đời sống “Đời cười”, “Kẻ khóc người cười” được coi là thành công và là hiện tượng của sân khấu lúc bấy giờ Còn giờ đây, khi thấy nhu cầu thưởng thức của khán giả đã bão hoà với sân khấu thì chính Nhà hát Tuổi trẻ lại đi tiên phong trong việc quay trở về với việc dựng những vở kịch nghiêm túc, những vớ tâm lý xã hội truyền thống
(Lơi Vũ, Hồng hơn mong manh, Bóng tối phù dung, Đứa con tôi, Cuộc đời
tôi, Một nửa thiên đường ) Việc nắm bắt nhanh nhạy thị hiếu khán giả chính là yếu tố tạo nên thành công của nhà hát
Người phụ trách công tác tổ chức biểu diễn của nhà hát, nhưng đồng
thời cũng phải có trách nhiệm phản ánh với Ban giám đốc và người chỉ đạo
nghệ thuật của nhà hát những diễn biến trong nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
của khán giả
Nhà hát Tuổi trẻ có đối tượng chính là thanh thiếu niên chiến lược phát triển khán giả và công tác tiếp thị là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của nhà hát Hầu hết các trường đại học, tiểu học trong địa bàn Hà Nội đều có
quan hệ với phòng tổ chức biểu diễn của nhà hát Trước khi công diễn một
tiết mục mới, nhà hát đều mời đại diện của họ đến xem và đóng góp ý kiến cho chương trình sao cho phù hợp với đối tượng phục vụ Vì vậy mà các
chương trình “Ước mơ xanh” cho thiếu nhỉ năm 2000 và “Ngôi nhà của bế”
năm 2002 đều biểu diễn và bán hết vé cho khoảng hơn 50 suất diễn liên tục
Trang 37* Việc Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Ban văn nghệ Đài Truyền hình
Việt Nam thành lập Câu lạc bộ khán giả trẻ qui tụ hơn 500 hội viên là cán bộ trí thức, sinh viên, nghệ sĩ, giáo viên trên địa bàn thành phố Hà Nội thường
xuyên sinh hoạt định kỳ góp ý kiến phản hồi về các chương trình nghệ thuật
của Nhà hát Tuổi trẻ đã thực sự mở rộng những ảnh hưởng của thương hiệu nhà hát đến với khán giả Bảng 2.4 Hình thức quảng cáo của Nhà hắt mổi trẻ Tân xuất Đồng ý Không đồng ý Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ phiếu (%) phiếu (%) Chua hap dẫn 21 74 261 92.6 Íthấp dẫn 98 346 185 654 Tương đôi hấp đãi 1T 392 172 60,8 Rat hap dẫn 53 18,8 230 812
(Nguén: Diéu tra xã hội học của tác giả năm 2014, N = 283 phiêu)
Hàng năm, kịch mục Nhà hát Tuổi trẻ có khoảng 10 chương trình của cả bồn đoàn biểu diễn (2 đoàn kịch, 1 đoàn kịch hình thị
1 đoàn ca múa nhạc), trong đó 6 chương trình được dàn dựng bằng kinh phí Nhà nước cấp, 4 chương
trình bằng kinh phí tự có thu từ nguồn hoạt động biểu diễn của nhà hát
Các chương trình nghệ thuật của Nhà hát Tuổi trẻ trong những năm gần
đây thu hút được khán giả Còn chú tâm cho những chương trình lớn, gây ấn tượng như Rừng trúc, Vũ Như Tô, Lôi Vũ đòi hoi rit nhiều công sức của
đạo diễn, nghệ sĩ, điễn viên và đòi hỏi Nhà nước đầu tư rất lớn Chẳng hạn “Lôi Vũ” dựng mắt 4,5 tháng, nhưng hiệu quả kinh tế chưa chắc đã cao (200
vé/đêm diễn so với các vở khác vé bán hết rạp) Sau thế hệ những đạo diễn
đàn anh, hiện nay lớp nghệ sĩ trẻ như Lê Khanh, Chí Trung, Lan Hương cũng đang bước đầu trong công tác đạo diễn chương trình cho nhà hát, có thể
hy vọng nhiều vào họ
Trang 38Voi ất cứ một vở diễn hoặc chương trình ca nhạc nào trước khi ra mắt
phục vụ công chúng, khâu tuyên truyền, thông tin, quảng cáo trên báo chí, truyền
hình, đài phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc bằng băng
rôn, tờ rơi, áp phích chiếm một phần không nhỏ trong tông kinh phí của một
chương trình biểu diễn, thông thường từ 15% - 20% Có lẽ vì không đánh giá đúng mức tẩm quan trọng của công việc này mà nhiều nhà hát có những chương,
trình rất hay vẫn không bán được vé bởi thiếu những thông tin về vở diễn Bang 2.5 Hình thức tuyên truyền trong quảng cáo của Nhà hát tuổi trẻ Đồng ý Hình thức | Số phiếu Tỷ lệ Số (%) phiếu Báo, tạp chí | 18 63 265 Đài 9 31 274 Ghi hình i 43 272 Pano 23 81 260, Ấp phích 42 148 241 Bảng hiệu 14 49 269) Tờ rơi 49 173 234 Tờ gấp 37 13,0 246 Truyền hình | 26 91 257 Dia 23 81 260 Mạng 34 183 249 internet
(Nguén: Diéu tra xã hội học của tác giả năm 2014, N = 283 phiéu) Quảng cáo, in ấn, thư từ trực tiếp, tranh áp phích, quan hệ với báo chí, xúc tiến sản phẩm, bán hàng qua điện thoại, những chương trình giáo dục phổ biến kiến thức vẻ nghệ thuật, những bảng quảng cáo, truyền miệng, thông tin
điện tử và nhiều hình thức khác tất cả đều đem lại hiệu quả trong việc dua
Trang 39
Địa điểm biểu diễn va giá về
* Địa điểm biểu diễn: Do tình hình ngày càng phát triên của Nhà hát Tuổi trẻ với 4 đoàn biểu diễn đã lớn mạnh, gây uy tín rộng rãi trong công
chúng khán giả cả nước Do điều kiện nhà hát chỉ có một địa điểm biểu diễn là rạp Tuổi trẻ Nhận thay công tác tổ chức biểu diễn cần được chú trọng cải cách trở thành một công nghệ khoa học và năng động mới có thể đáp ứng được nhu
cầu phục vụ khán giả cũng như phát huy được hiệu quả năng suất của các đoàn
biểu diễn trước tình hình nhiều đơn vị bạn cùng hoạt động mạnh không những
trên sân khấu Thủ đô, mà còn ở các tỉnh, thành phố trong cả nước Phòng Tổ chức biểu điễn cần được củng cố phát huy tính “cạnh tranh lành mạnh” giải
quyết tốt “đầu ra” cho những chương trình đã được “sản xuất”
Đã có những thời điểm cùng một lúc, ngoài việc sử dụng tạp Tuôi trẻ,
"Nhà hát Tuổi trẻ phải thuê 2 địa điểm khác để phục vụ cho các chương trình
biểu diễn của nhà hát như rạp Hồng Hà, Nhà văn hóa học sinh - sinh viên Trong xu hướng tạo dựng thương hiệu và địa điểm diễn lâu dài, có định, Nhà
hát Tuổi trẻ cũng đã đầu tư cho rạp Hồng Hà như một địa điểm biểu diễn thứ hai của riêng mình tại địa bàn Thủ đô Chính vì lý do đó, trong cùng một
tháng biểu diễn số buổi hoạt đông và số lượng khán giả được phục vụ đã tăng
gấp 3 lần so với trước đây chỉ thụ đông thay nhau luân phiên biểu diễn tại một
địa điểm cố định Mặt khác, việc mở rộng địa bàn biểu diễn về phía Nam với
các chuyến lưu diễn định kỳ thường xuyên của tất cả các đoàn nghệ thuật
trong Nhà hát cũng làm tăng số lượng buổi biểu diễn, số khán giả phục vụ và
nguồn thu nhập một cách chính đáng trong Š năm trở lại đây 2.3.3 Đánh giá của tác giả
Nhận định điểm mạnh và yếu
Trang 40Nhà hát Tuổi trẻ là một trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Với 35 năm kinh nghiệm xây dựng,
và phát triển đã tạo được niềm tin trong tâm trí khán giả (S1)
Nhà hát có năng lực tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhu cầu
thưởng thức của đông đảo khán giả trong và ngoài nước, cũng như hợp tác với các tổ chức văn hoá trong nước và quốc tế Việc hợp tác với các tổ chức văn hóa nghệ thuật lớn phần nào đã nói lên năng lực của Nhà hát Tuổi trẻ (S2)
Nhà hát có một đội ngũ cán bô, nghệ sĩ, diễn viên năng động sáng tao, tâm huyết trong công việc công với một đội ngũ công nhân viên, diễn viên, kỳ thuật thực hiện chuyên nghiệp đảm bảo cung cấp những sản phẩm, dịch vụ
với chất lượng tốt nhất cho khán giả đã tạo được sự hài lòng và an tâm cho khách hàng đến với rạp Tuôi trẻ (S3)
Nhà hát đã tạo được tiếng vang trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đáp ứng nhu cầu của khán giả (S4)
Nguồn gốc của điểm yếu (Weakness)
Hoạt động tìm kiếm khán giả mới của nhà hát không hiệu quả do sử dụng hình thức gửi thư và tờ rơi đến khán giả nên sau khi gửi tờ rơi nha hát đã
tiến hành đồng thời hoạt động tuyên truyền biểu diễn việc làm này đã làm cho
chỉ phí tìm kiếm khán giả tăng do đó làm giảm đi khả năng cạnh tranh của nhà hát (W1)
Nguồn vốn cũng là vấn đề mà nhà hát đang quan tâm Việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả sẽ gây ra các ảnh hưởng trực tiếp với sự tồn tại và
phát triển của nhà hát Chính vì vậy Nhà hát đang tiến hành các hoạt động
nghiên cứu để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả hơn thông qua việc đầu
tư mở rộng hoạt động tô chức biểu diễn (W2)
Việc nghiên cứu thu thập dữ liệu tuy có được nhiều kết quả nhưng việc