1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng ma trận swot trong hoạch Định chiến lược của công ty cà phê trung nguyên

20 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng Ma Trận SWOT trong Hoạch Định Chiến Lược của Công Ty Cà Phê Trung Nguyên
Tác giả Võ Bích Loan, Trương Thành Luân, Huỳnh Phương Nhi, Nguyễn Ngọc Yến Nhi, Hoàng Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn Trần Đăng Thịnh, GVHD
Trường học Khoa Kinh Tế
Chuyên ngành Quản trị học căn bản
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 222,83 KB

Nội dung

Nhưng để có thể đưa ra được những chiến lược như thế, thì Phân tích ma trận SWOT là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách

Trang 1

KHOA KINH TẾ

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

***

ỨNG DỤNG MA TRẬN SWOT TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG

TY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN

Môn học: Quản trị học căn bản

Mã học phần: FUMA230806_02

GVHD: Trần Đăng Thịnh

Nhóm thực hiện:

2 Trương Thành Luân 23125074

3 Huỳnh Phương Nhi 23125089

4 Nguyễn Ngọc Yến Nhi 23125090

5 Hoàng Thị Hồng Nhung 23125092

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH SWOT 3

1.1 Khái niệm về ma trận SWOT 3

1.2 Quy trình phân tích SWOT 4

1.3 Ý nghĩa của việc áp dụng mô hình SWOT 7

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MA TRẬN SWOT TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN 9

2.1 Giới thiệu công ty cà phê Trung Nguyên 9

2.2 Ứng dụng ma trận SWOT cho công ty Cà phê Trung Nguyên 9

2.2.1 Điểm mạnh của Trung Nguyên 9

2.2.2 Điểm yếu của Trung Nguyên 11

2.2.3 Thách thức đối với Trung Nguyên 11

2.2.4 Phân tích ma trận SWOT cho Cà phê Trung Nguyên 12

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo Tổng cục Thống kê có đề cập về tình hình doanh nghiệp trong ba năm qua, nền kinh tế của Việt Nam nói chung, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những vấn đề chưa có tiền lệ, ảnh hưởng mạnh tới số lượng doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp ngừng hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam nói chung Còn nói riêng ở lĩnh vực doanh nghiệp cà phê hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn không kém khi giá cà phê trong nước tại ngày 20/4/2024 lại lập đỉnh mới khi chạm mốc 108.000 đồng/kg, tăng 2.900 đồng/kg so với ngày hôm trước Con số này, được dự báo sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng Với giá này, nhiều nông dân tỏ ra tiếc nuối vì không còn hàng

để bán Còn doanh nghiệp thì kêu lỗ, khi giá đầu vào tăng nhưng giá bán ra lại không thể thay đổi vì hợp đồng đã ký trước đó

Đứng trước những khó khăn đó, để có thể tồn tại trên thị trường, mỗi doanh nghiệp cà phê đều phải mang trong mình một màu sắc riêng, một sứ mệnh riêng và đặc biệt là có được những chiến lược sáng suốt và kịp thời Nhưng để có thể đưa ra được những chiến lược như thế, thì Phân tích ma trận SWOT là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức một cách hiệu quả, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu Với những lợi ích và ứng dụng rộng rãi, phân tích SWOT là đề tài nghiên cứu và ứng dụng

có giá trị cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Cà phê là một mặt sản xuất kinh doanh quan trọng Cà phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu dùng cà phê vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuất khẩu Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên nhanh chóng Ngành cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới

Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu thành công vượt bật tại Việt Nam trong thời gian qua Trung Nguyên đã thực hiện mọi cuộc xâm nhập thị trường ngoạn mục trong lịch sử xây dựng thương hiệu Việt Nam để trở thành là 1 trong những thương hiệu cà phê hàng đầu tại Việt Nam Tuy nhiên công ty cũng còn

Trang 4

gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu cà phê nổi tiếng khác trong nước và quốc tế

Chính vì thế nhóm chúng em chọn đề tài: “Ứng dụng mô hình SWOT cho

hoạch định chiến lược của công ty cà phê Trung Nguyên” Để từ đó đưa ra được

những hàm ý kiến nghị chiến lược giúp cho cà phê Trung Nguyên có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh trong và ngoài nước

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích khái niệm và vai trò của mô hình SWOT Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức, đối tác chiến lược từ đó đưa ra được giải pháp cho công ty cà phê Trung Nguyên

3 Phương pháp nghiên cứu

- Tham khảo tài liệu trên sách báo, truyền thông

- Phân tích và tổng hợp thông tin

4 Kết cấu đề tài

Tiểu luận kết cấu thành 2 chương, cụ thể như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận, ý nghĩa của phân tích SWOT

- Chương 2: Phân tích và ứng dụng mô hình SWOT cho hoạch định chiến lược của công ty cà phê Trung Nguyên

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH SWOT 1.1 Khái niệm về ma trận SWOT

SWOT là một trong những công cụ phân tích cơ bản được sử dụng để đánh giá tình hình môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp SWOT là viết tắt của của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threatnesses (nguy cơ) Cụ thể:

Strengths (điểm mạnh): đây là những yếu tố bên trong được xem là lợi thế của

tổ chức, mang tính tích cực và tổ chức có thể kiểm soát và thay đổi được Đây là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà tổ chức đang nắm giữ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh Ví dụ như nguồn nhân lực có trình độ cao, công nghệ sản xuất hiện đại, độc quyền, tài chính,,…Phân tích những yếu tố tích cực mà doanh nghiệp đang có nhằm nắm bắt và tận dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đó mong muốn Việc tận dụng điểm mạnh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ngược lại việc bỏ qua và không tận dụng triệt để sức mạnh của mình thì doanh nghiệp có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội để thành công và lãng phí những tiềm lực đang có

Weaknesses (điểm yếu): bao gồm những yếu tố bên trong được xem là điểm yếu

của tổ chức Dễ hiểu hơn, điểm yếu chính là những việc mà tổ chức đó làm chưa tốt, mang tính tiêu cực và gây khó khăn cho tổ chức, kìm hãm sự phát triển bền vững của

tổ chức Và tổ chức cần khắc phục được những điểm yếu này mới có thể hoàn thành mục tiêu của mình Ví dụ như vốn tài chính yếu hơn so với đối thủ cạnh tranh, thương hiệu chưa được nhiều người biết đến, nguồn lực giới hạn, công nghệ lạc hậu, đội ngũ nhân viên yếu kém, … Điều này cản trở tổ chức hoạt động một cách tối ưu nhất, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Phân tích điểm yếu để biết rõ rằng tổ chức chưa thể hiện tốt về những yếu tố nào, để kịp thời thay đổi và cải thiện Việc phân tích điểm yếu của tổ chức góp phần quan trọng nếu muốn phát triển tổ chức, trách lãng phí tài nguyên, nguồn lực, hạn chế mắc sai lầm khi đưa ra quyết định,…

Opportunities (cơ hội): là những yếu tố bên ngoài mang lại những thuận lợi hay

tạo điều kiện, hỗ trợ tốt cho việc kinh doanh của doanh nghiệp phát phát triển, tuy nhiên những yếu tố này doanh nghiệp có có thể kiểm soát được và doanh nghiệp cần phải biết tận dụng những cơ hội này để đạt được mục tiêu của mình Ví dụ: tiềm năng phát triển thương hiệu, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Switter,

Trang 6

Facebook; tham gia các FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu, gia tăng thu hút FDI, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tổ chức có thể hướng đến thị trường chưa phục vụ của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể,… Phân tích cơ hội nhằm xác định được đâu là những cơ hội tốt để tổ chức có thể có những hướng phát triển kế hoạch nhằm khai thác hiệu quả và nhanh hơn

Threatnesses (nguy cơ): là những yếu tố bên ngoài mang đến bất lợi cho doanh

nghiệp và gây ra những rào cản hay khó khăn cho sự phát triển của doanh nghiệp Phòng ngừa những nguy cơ để bảo vệ lợi ích là vấn đề cần thiết của mỗi doanh nghiệp nếu muốn phát triển Ví dụ như giá cả nguyên vật liệu tăng, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh, cụ thể hơn như là những qui định về chính sách nhập khẩu của các nước với những yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy buộc các doanh nghiệp muốn xuất khẩu ở Việt Nam phải đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm Phân tích các nguy cơ giúp tổ chức nhận biết và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, có kế hoạch để đối phó với những thách thức và giảm thiểu những tác động tiêu cực

1.2 Quy trình phân tích SWOT

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa

ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định Quy trình để phân tích SWOT cụ thể như sau:

Đầu tiên, liệt kê các điểm mạnh và điểm yếu của mình thông qua việc phân tích

từ môi trường bên trong của doanh nghiệp Môi trường bên trong bao gồm rất nhiều yếu tố như: nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ sản xuất, văn hóa doanh nghiệp,…Về nguồn nhân lực, cần phân tích cơ cấu trình độ đào tạo, giới tình, độ tuổi, ; trình đồ nguồn nhân lực như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kĩ năng, Việc phân tích nguồn nhân lực nhằm nắm rõ về chất lượng cũng như số lượng về nguồn nhân lực đang có và đang thiếu những gì để đảm bảo nguồn sáng tạo cững như chức năng tổ chức để thực hiện tốt các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu chung Về tài chính, phân tích nguồn lực tài chính, cơ cấu doanh thu của các đơn vị kinh doanh chiến lược, Phân tích tài chính nhằm biết được rằng tổ chức có đang hoạt đông tốt hay không,

Trang 7

đồng thời đưa ra những quyết định đầu tư, tài chính phù với với tình hình tài chính của công ty Bên cạnh đó, tổ chức cũng sẽ kịp thời đưa ra các biện pháp huy động nguồn vốn, khắc phục các vấn đề liên quan đến doanh thu của tổ chức Còn phải xem xét yếu

tố công nghệ sản xuất, đi đầu trong R&D (Research and Development), theo sau về công nghệ, bản quyền sáng chế, bí mật công nghệ,… Về yếu tố văn hóa doanh nghiệp, cần phân tích văn hóa doanh nghiệp như giờ làm việc, phúc lợi nhân viên, bố trí nơi làm việc, trang phục,… Không những thế, còn cả yếu tố kinh nghiệm, phân tích kinh nghiệm đã có trong quá trình phát triển doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức có cái nhìn sâu sắc hơn trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh, góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải cập nhật thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để thích ứng với những thay đổi của thị trường Cuối cùng, một yếu tố không thể thiếu đó chính là marketing Phân tích mảng marketing: thị phần, thương hiệu là điều vô cùng quan trọng Thị phần thương hiệu cao tức là doanh thu của một doanh nghiệp sẽ cao hơn, vì vậy khi phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường

Thứ hai, liệt kê các cơ hội và nguy cơ thông qua việc phân tích môi trường bên

ngoài của doanh nghiệp Môi trường bên ngoài này bao gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô, như :

a Môi trường vĩ mô

Kinh tế: mức tăng trưởng của GDP, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, lãi suất, các rào cản thương mại,…

Chính trị: chính trị ổn định hay bất ổn

Pháp luật: các quy định của pháp luật về kinh tế, thương mại, chuyển nhượng, sát nhập,

Văn hóa – xã hội : các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, các hành vi mua sắm

Dân số: cơ cấu dân số, sự dịch chuyển dân số giữa các vùng miền, quốc gia,… Khoa học công nghệ: sự phát triển của công nghệ, công nghệ mới,…

b Môi trường vi mô

Trang 8

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: đặc điểm của đối thủ, số lượng đối thủ, chiến lược, các hành vi cạnh tranh của đối thủ,…

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: các rào cản xâm nhập ngành

Sản phẩm thay thế: số lượng, tính chất, đặc điểm của các sản phẩm thay thế Nhà cung ứng: số lượng nhà cung ứng, tầm quan trọng của nhà cung ứng, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhà cung ứng

Nhà phân phối: số lượng, tầm quan trọng của nhà cung ứng, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhà phân phối

Khách hàng: các đặc điểm của khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, nhu cầu của khách hàng, mức độ trung thành của khách hàng với nhãn hiệu

Cuối cùng, dựa vào những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã liệt kê,

từ đó doanh nghiệp đưa ra các giải pháp, chiến lược cho doanh nghiệp Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản như sau:

SWOT O (Opportunities): Những

cơ hội

Liệt kê những cơ hội chủ yếu

T (Threats): Những

nguy cơ

Liệt kê những nguy cơ chủ yếu

S (Strengths):

Các điểm mạnh

Liệt kê những

điểm mạnh

Chiến lược SO:

Tận dụng những điểm mạnh để nắm lấy cơ hội

Chiến lược ST:

Dùng những điểm mạnh để vượt qua nguy cơ

W (Weakeness):

Các điểm yếu

Liệt kê những

điểm yếu

Chiến lược WO:

Khắc phục điểm yếu nhằm tận dụng thời cơ

Chiến lược WT:

Tối thiểu hóa điểm yếu

để tránh những nguy cơ

Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Chiến lược này là tận dụng điểm

mạnh nhằm giành lấy các cơ hội Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất dày dép có công nghệ tiên tiến giúp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý Nhu cầu đối với giày dép ngày càng được ưa chuộng và tiêu dùng tăng mạnh Doanh nghiệp đó có thể tận dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm sản xuất ra những dòng sản phẩm mới cao cấp hơn, tiết kiệm thời gian tung ra thị trường và với chất

Trang 9

lượng tốt doanh nghiệp đó có thể mở rộng thị trường xuất khẩu ra các công ty khác Qua đó cho thấy, doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh của mình đồng thời lựa chọn những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của mình

Chiến lược ST (Strengths – Threats): Đây thì là chiến lược tận dụng những

điểm mạnh để giảm thiểu những áp lực của các nguy cơ hay vượt qua các nguy cơ của doanh nghiệp Ví dụ như một doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh Nguy cơ biến động giá nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng đến lợi ích của công ty, tuy nhiên với nguồn vốn mạnh, doanh nghiệp trên có thể dự trữ nguông nguyên vật liệu để giảm thiểu tác động của biến động giá trên thị trường Việc tận dụng điểm mạnh một cách hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng chống rủi ro, bảo vệ lợi ích của công ty và phát triển bền vững qua những thời kì biến động kinh tế thị trường

Chiến lược WO (Weakeness – Opportunities): Chiến lược này đưa ra để khắc

phục những điểm yếu nhằm giành lấy các cơ hội Điển hình như một doanh nghiệp bán

lẻ điện máy chỉ có hệ thống bán hàng truyền thống, nhưng hiện tại, thị trường bán lẻ điện máy ngày càng mở rộng, nhu cầu mua hàng cũng ngày càng tăng, cùng với công nghệ thông tin phát triển mạnh; doanh nghiệp đó có thể xem xét việc mở rộng phân phối trên các sàn thương mại điện tử, đồng thời phát triển kênh bán hàng online trên website hoặc fanpage của doanh nghiệp

Chiến lược WT (Weakeness – Threats): Chiến lược đưa ra để khắc phục những

điểm yếu nhằm giảm thiểu những áp lực của các nguy cơ hay vượt qua các nguy cơ

Ví dụ như một doanh nghiệp bán lẻ có thương hiệu yếu trên thị thường, nguy cơ cao đối với doanh nghiệp là có sự xuất hiện của ngày càng nhều đối thủ cạnh tranh có thương hiệu mạnh, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp Để khắc phục vấn đề trên doanh nghiệp trên có thể xây dựng thương hiệu bằng cách tham gia các buổi triễn lãm giới thiệu sản phẩm, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, hay mời người nổi tiếng làm đại diện để tăng độ nhận diện, cung cấp chính sách chăm sóc khách hàng tốt

để thu hút khách hàng

1.3 Ý nghĩa của việc áp dụng mô hình SWOT

Việc áp dụng mô hình SWOT mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, có ý nghĩa to lớn trong quản lý và đưa ra kế hoạch một cách khách quan, chính xác, cải thiện chiến

Trang 10

lược và tận dụng triệt để các cơ hội để phát triển tổ chức ngày càng vững mạnh và có chỗ đứng trong xã hội Cụ thể:

Mô hình SWOT sẽ mang lại cho các tổ chức một cái nhìn một cách tổng quan, toàn diện nhất thông qua các yếu tố bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và yếu tố bên ngoài (cơ hội và nguy cơ) Điều này mang lại hiệu quả trong việc đưa ra các quyết định và giúp các tổ chức vận hành tốt hơn khi phát huy được tối đa những tiềm năng

và lợi thế cạnh tranh; thông qua mô hình tổ chức còn có thể khắc phục và cải thiện những thiếu xót từ bên trong Đồng thời, mô hình còn giúp nắm bắt kịp thời những cơ hội phát triển tốt, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và trách những rủi ro, thách thức tác động tiêu cực đến tổ chức, từ đó đưa ra những kế hoạch chủ động đối phó một cách có hiệu quả nhất Giúp doanh nghiệp hiểu rõ được vị thế của mình trong thị trường nhằm đưa

ra những chiến lược phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh Vận dụng SWOT trong

mô hình kinh doanh để hoạch định chiến lược kinh doanh, hay đánh giá đối thủ cạnh canh, phát triển sản phẩm mang lại những lợi ích tích cực cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 05/11/2024, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w