Đề tài hoạch định chiến lược của công ty cổ phần mondelez kinh đô từ 2009 tới 2011

65 0 0
Đề tài hoạch định chiến lược của công ty cổ phần mondelez kinh đô từ 2009 tới 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Đề tài:

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY

TỪ 2009 TỚI 2011

Sinh viên thực hiện:

Hồ Thị Huỳnh Anh - 2121013106 Nguyễn Vũ Quỳnh Giang - 2121011794 Nguyễn Thị Thanh Ngân - 2121006623 Kiều Thị Mỹ Triều - 2121001615 Lìu Lý Kỳ Thành - 2121001654

Lớp học phần: 2331101006501 GVHD: ThS Đỗ Gioan Hảo

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Đề tài:

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY

TỪ 2009 TỚI 2011

Sinh viên thực hiện:

Hồ Thị Huỳnh Anh - 2121013106 Nguyễn Vũ Quỳnh Giang - 2121011794 Nguyễn Thị Thanh Ngân - 2121006623

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 2

1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC 2

1.1.1 Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược 2

1.1.1.1 Khái niệm quản trị chiến lược 2

1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh 2

1.1.1.3 Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh 2

1.1.2 Vai trò quản trị chiến lược 2

1.1.3 Phân loại chiến lược 3

1.1.3.1 Chiến lược cấp công ty 3

1.1.3.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 3

1.1.3.3 Chiến lược cấp chức năng 4

1.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 5

1.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp 5

1.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài - Ma trận EFE 5

1.2.2.1 Môi trường vĩ mô 5

1.2.2.2 Môi trường vi mô: 7

1.2.3 Phân tích môi trường bên trong - Ma trận IFE 10

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Kinh Đô 15

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 16

2.1.2.1 Đại hội đồng cổ đông 16

2.1.2.2 Hội đồng quản trị: 16

2.1.2.3 Ban kiểm soát 17

2.1.2.4 Ban điều hành: 17

Trang 4

2.4 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 24

2.4.1 Nghiên cứu phát triển R&D 24

2.4.2 Khả năng ứng dụng công nghệ (Khâu vận hành sản xuất) 25

Trang 5

CHƯƠNG III CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

KINH ĐÔ 49

3.1 CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 49

3.2 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 50

3.3 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 52

CHƯƠNG IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN CHỈNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 54

4.1 NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT 54

4.2 CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING 54

4.3 PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ 55

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Ma trận BCG 13

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kinh Đô 16

Hình 2.2: Dự báo nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 22

Hình 2.3: Thị phần doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên thị trường Việt Nam 30

Hình 2.4: Sản phẩm của Công ty bánh kẹo Biên Hòa 31

Hình 2.5: Các giấy chứng nhận về thực phẩm của Công ty bánh kẹo Biên Hòa 32

Hình 2.6: Sản phẩm của Công ty bánh kẹo Quãng Ngãi 32

Hình 2.7: Giấy chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao của Công ty bánh kẹo Quãng Ngãi 33

Hình 2.8: Sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà 34

Hình 2.9: Lễ công bố Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao của Công ty bánh kẹo Hải Hà 34

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế, doanh nghiệp nước ta đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID – 19, các hoạt động đối ngoại vẫn diễn ra liên tục, sôi động và còn là điểm sáng nổi bật của năm 2023 Cho đến nay Việt Nam đã có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện – đối tác chiến lược với các nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cùng với các nước G20, bởi bậy trên thị trường hiện nay xuất hiện hiện tượng trong một khu vực địa lý tập trung hàng hóa từ nhiều nước Người tiêu dùng không những đa dạng sự lựa chọn mà đồng thời còn tạo nên một mối thách thức đối với các doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa/ dịch vụ Bởi lẽ đó, các doanh nghiệp ngày nay cần giữ cho mình một con đường phát triển đúng đắn, không ngừng khẳng

định vị thế của mình trên thị trường

Công ty cổ phần Kinh Đô là công ty lớn, một doanh nghiệp có vị thế trong nhóm ngành chế biến và kinh doanh thức ăn nhẹ tại Việt Nam Là công ty tư nhân có lợi nhuận cao nhất trong số các công ty trên thị trường chứng khoán Nhưng trong hoàn cảnh trên thị trường đang và có tiềm năng thu hút rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham gia và hoạt động rất tốt trong nhóm ngành này, Công ty Kinh Đô cần phải có định hướng chiến lược khôn khéo và thực hiện hiệu quả nhằm không chỉ đứng vững vị trí hiện tại mà còn tiếp tục đổi mới, phát triển trong tương lai Với mong muốn nâng cao kiến thức và vận dụng những kiến thực học được trong việc góp phần tìm ra hướng đi của Kinh Đô, chúng em xin chọn đề tài “Chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Kinh

Đô” cho bài tiểu luận kết thúc môn này

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC

1.1.1 Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược

1.1.1.1 Khái niệm quản trị chiến lược

Theo James Stoner và Stephen Robbins (Cuối thập niên 80, thế kỉ trước): “Quản trị chiến lược là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”

Theo Nguyên Văn Hội ( 2014):”Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các yếu tố của môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.”

1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực trong những thị trường xác định để khai thác tốt cơ hội kinh doanh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh để tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp

1.1.1.3 Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh

Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định

1.1.2 Vai trò quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp xác định rõ ràng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của mình

Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chủ động nhằm khai thác nhanh chóng các cơ hội, ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro từ môi trường bên ngoài, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu bên trong doanh nghiệp

Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với việc không có quản trị

Trang 9

1.1.3 Phân loại chiến lược

1.1.3.1 Chiến lược cấp công ty

Chiến lược phát triển tập trung: là chiến lược tập trung vào việc nâng cao khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các sản phẩm và dịch vụ hiện tại Bao gồm: Tập trung vào việc thâm nhập thị trường, tập trung vào phát triển thị trường, tập trung vào phát triển sản phẩm

Chiến lược phát triển hội nhập/tăng trưởng ổn định: chiến lược nhằm mở

rộng quy mô và thị phần của doanh nghiệp thông qua việc đầu tư vào các giai đoạn của quá trình sản xuất và kinh doanh, hoặc vào việc cạnh tranh hoặc chiếm ưu thế trên thị trường Bao gồm: Chiến lược hội nhập dọc về phía trước,chiến lược hội nhập lạc về phía sau, chiến lược hội nhập ngang

Chiến lược đa dạng hóa: là loại chiến lược trong đó doanh nghiệp đầu tư để

mở rộng phạm vi sản phẩm/thị trường hay đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mới Bao gồm: Đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa theo chiều ngang, đa dạng hóa hỗn hợp

Chiến lược suy giảm: là loại chiến lược nhằm giảm tốc độ và quy mô nhằm

củng cố hay bảo vệ những phần còn lại của doanh nghiệp khỏi những bất lợi trong điều kiện cạnh tranh Có 3 mức độ: Chiến lược thu hẹp, chiến lược cắt giảm, chiến lược thanh lý

1.1.3.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược chi phí thấp: Chiến lược chi phí thấp là chiến lược dựa trên khả

năng của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với mức chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh Chiến lược này có thể được thực hiện thông qua các cách thức như:

Trang 10

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là chiến lược tạo ra sản phẩm được xem

là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng Chiến lược này có thể được thực hiện thông qua các cách thức như:

Chiến lược tập trung: Chiến lược tập trung là chiến lược hướng vào khe hở thị

trường cụ thể mà có thể xác định về phương diện địa lý, loại khách hàng, hay bởi phân đoạn của tuyến sản phẩm Chiến lược này có thể được thực hiện thông qua các cách thức như:

1.1.3.3 Chiến lược cấp chức năng

Chiến lược marketing là một tập hợp các quyết định về cách thức doanh nghiệp

sẽ tạo ra, phân phối, thúc đẩy và định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đạt được mục tiêu kinh doanh Bao gồm: nghiên cứu thị trường, xây dựng thương liệu, quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng,…

Chiến lược tài chính: là tổng hợp các hoạt động xác định và tạo ra các nguồn

vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh tế cao Bao gồm: Kế hoạch tài chính, quản lý vốn, đầu tư, tài trợ,…

Chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D): nhằm phát triển những sản phẩm

mới trước các đối thủ cạnh tranh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hay cải tiến các quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả Bao gồm: nghiên cứu thị trường, nghiên cưu và phát triển sản phẩm, công nghệ,…

Chiến lược vận hành: bao gồm các hoạt động của quá trình sản xuất - vận hành

máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng, Bao gồm: quản lý chuỗi cung ứng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng,…

Trang 11

Chiến lược nguồn nhân lực: sử dụng các công cụ, phương tiện, phương pháp

và giải pháp khai thác hợp lý và hiệu quả năng lực, sở trường của người lao động nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức và từng người lao động Bao gồm: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển, quản lý hiệu suất, trả lương và phúc lợi,…

1.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

1.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp

Tầm nhìn: Tầm nhìn là nghệ thuật nhìn vào những điều tiềm ẩn, vị trí của tổ

chức trong tương lai Tầm nhìn là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt động đường dài của một doanh nghiệp.Một tầm nhìn tốt cần phải :rõ ràng và dễ hiểu , hấp dẫn và truyền cảm hứng, khả thi và thực tế

Sứ mạng: Là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích Là đặc điểm để phân

biệt các doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp Bước đầu tiên của quản trị chiến lược Một sứ mệnh tốt cần phải: đúng đắn, khác biêt, khả thi

Mục tiêu: Là những kết quả kỳ vọng (hay trạng thái mong đợi) mà doanh nghiệp

muốn đạt được tại những thời điểm xác định trong tương lai khi thực hiện chiến lược Một mục tiêu tốt cần phải: được đo lường được, khả thi, kịp thời

1.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài - Ma trận EFE

1.2.2.1 Môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế: Môi trường vĩ mô bao gồm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp,

không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến môi trường vi mô bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp Các yếu tố này cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo ra cơ hội và rủi ro cho hoạt động kinh doanh

Tình trạng của môi trường kinh tế vĩ mô quyết định sức khỏe và sự thịnh vượng của một nền kinh tế, và nó luôn có tác động đến các doanh nghiệp và ngành công nghiệp

thay đổi, xu hướng và ý nghĩa chiến lược của nó Môi trường kinh tế chỉ mô tả bản chất và phương hướng của nền kinh tế mà doanh nghiệp hoạt động

Trang 12

Định nghĩa về môi trường kinh tế cũng cần được hiểu một cách tương đối, vì các quốc gia hiện đang liên kết với nhau trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp ít nhiều phải kiểm tra, giám sát, dự báo và đánh giá mức giá lành mạnh ở các nền kinh tế bên ngoài quốc gia của họ

Nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong điều hành doanh nghiệp Tác động kinh tế đối với các công ty có thể thay đổi khả năng tạo ra giá trị và doanh thu của công ty

Yếu tố chính trị - pháp luật: Đặc điểm nổi bật về ảnh hưởng của yếu tố chính

trị và pháp luật đến các hoạt động kinh doanh thể hiện ở những mục đích mà thể chế chính trị nhắm tới Thể chế chính trị giữ vai trò lãnh đạo, kiểm soát mọi hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh Giống như con người, các tổ chức cũng chịu sự tác động của chính trị và pháp luật (Nguyễn Thị Ngọc et al., 2012b)

Môi trường chính trị và pháp luật của tổ chức bao gồm các quy định của chính quyền về hoạt động kinh doanh và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện luật pháp, chính sách có tác động quan trọng đến mọi chức năng kinh tế - xã hội Với vai trò là đối tượng quản lý của nhà nước, các tổ chức và công dân được phép thực hiện những việc mà pháp luật không cấm

Một lực lượng chính trị và pháp luật quan trọng khác ảnh hưởng đến các nhà quản trị và tổ chức là quá trình hội nhập chính trị giữa các quốc gia đã diễn ra trong vài thập kỷ qua Ngày càng có nhiều quốc gia hình thành các liên minh chính trị cho phép tự do trao đổi tài nguyên và vốn Các thỏa thuận quốc tế để loại bỏ các luật và quy định hạn chế và giảm giới hạn thương mại giữa các quốc gia đã và đang có tác động sâu sắc đến các tổ chức toàn cầu Sự giảm rào cản pháp lý về thương mại tạo ra cơ hội lớn cho các công ty bán hàng hóa và dịch vụ trên quy mô quốc tế Tuy nhiên, việc cho phép các công ty nước ngoài cạnh tranh trong thị trường nội địa để giành khách hàng cũng đặt ra thách thức nghiêm trọng do tăng cường sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh

Yếu tố văn hóa - xã hội: Giữa các tổ chức và môi trường xã hội có sự tương

tác mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau Các tổ chức hoạt động trong môi trường xã hội và được cung cấp các nguồn lực đầu vào từ xã hội Trong khi đó, sản phẩm và dịch vụ của

Trang 13

các tổ chức đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và xã hội nói chung Môi trường xã hội có các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả của tổ chức

Yếu tố công nghệ và kỹ thuật: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải không

ngừng cập nhật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường Sự thay đổi không ngừng này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tận dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Ngày nay, không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển nếu không tận dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học, kỹ thuật và công nghệ Bằng cách áp dụng những tiến bộ này, các doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại Công nghệ không ngừng biến đổi và ngày càng tiên tiến, tạo ra cả cơ hội và rủi ro đối với các doanh nghiệp

Yếu tố tự nhiên: Môi trường tự nhiên của Trái Đất đang suy giảm do tác động

của hoạt động kinh doanh và sản phẩm trên thị trường Bảo vệ môi trường đang trở thành một tâm điểm quan trọng trong chính sách quản lý toàn cầu Điều này tạo ra áp lực lớn cho các tổ chức phải quản lý và bảo vệ môi trường Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà quản lý cần nâng cao nhận thức quốc tế, phân bổ nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng các chiến lược để đối phó với nó, nhằm phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường quốc tế Đương đầu với sự cạnh tranh từ các tổ chức khác trên toàn thế giới Môi trường tự nhiên tác động đến nhà quản trị từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả chính phủ, người tiêu dùng, truyền thông đại chúng, đối thủ cạnh tranh và nhân viên Vấn đề môi trường đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược hành động của các nhà quản trị, và họ cần suy nghĩ dài hạn để đáp ứng yêu cầu của các tổ chức môi trường và thích ứng với thay đổi của thị trường

1.2.2.2 Môi trường vi mô:

Gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm tra được

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Tất cả các tổ chức, kể cả các công ty độc quyền,

đều phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh

Trang 14

Hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng đối với các công ty Các đối thủ cạnh tranh xác định tính chất và mức độ cạnh tranh, cũng như các chiến lược để có lợi thế trong ngành Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, cấu trúc chi phí cố định và đa dạng hóa sản phẩm Những yếu tố này tạo ra nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp để bảo vệ và giành thị phần, tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt Doanh nghiệp cần nhận thức rằng quá trình cạnh tranh không ổn định Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh mới và các giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh

Các doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để đánh giá mục tiêu tương lai của họ đối với bản thân và công ty chúng ta, chiến lược mà họ đang thực hiện, tiềm năng của họ để hiểu và ứng phó với các biện pháp phản ứng và hành động mà đối thủ có thể thực hiện

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Sự xuất hiện của đối thủ mới trong ngành kinh

doanh có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, vì họ tận dụng những năng lực sản xuất mới nhằm chiếm lĩnh thị phần và các nguồn lực cần thiết Cần nhớ rằng việc mua lại các công ty khác trong ngành với ý định xây dựng thị trường thường là dấu hiệu của

đối thủ mới xâm nhập

Mặc dù không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đối mặt với đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, tuy nhiên nguy cơ của đối thủ mới tham gia vào ngành cũng đồng thời ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp Ngoài ra, việc bảo vệ vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng bao gồm việc duy trì những rào cản hợp pháp để ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài Những rào cản này có thể là: ưu thế của quy mô sản xuất, sự đa dạng về sản phẩm, yêu cầu tài chính lớn, chi phí chuyển đổi cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập vào các kênh tiêu thụ vững chắc và lợi thế về giá thành mà đối thủ cạnh tranh không thể tạo ra Một rào cản khác để ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ tiềm ẩn là sự đối đầu mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp đã vững chắc trên thị trường Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động quản lý của mọi tổ chức Nghiên cứu cẩn thận và xác định các chiến lược phù hợp luôn

Trang 15

là yêu cầu khách quan đối với hoạt động quản lý trong mọi doanh nghiệp, cả hiện tại và trong tương lai

Khách hàng: Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh

Sự tín nhiệm và nhu cầu của khách hàng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp Đáp ứng đầy đủ nhu cầu và sở thích của khách hàng là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp

Khách hàng có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành hàng bằng cách đòi hỏi giá cả thấp hơn, chất lượng cao hơn và dịch vụ tốt hơn Điều này đặc biệt đúng

tranh trực tiếp với doanh nghiệp

Nếu không đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thay đổi vị thế của mình trong quá trình đàm phán giá hoặc tìm kiếm khách hàng có ít ưu thế hơn Đồng thời, việc phân loại và hiểu rõ về khách hàng hiện tại và tiềm năng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chiến lược kinh doanh, đặc biệt là các chiến lược liên quan đến marketing Các yếu tố như địa điểm, tâm lý khách hàng, và những thông tin khác cần được xem xét trong quá trình này

Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có khả năng đáp

ứng cùng một nhu cầu như sản phẩm hiện tại, mang lại cho khách hàng những đặc tính và lợi ích tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp Sản phẩm thay thế được coi là một thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành Những sản phẩm thay thế có đa dạng tính năng và công dụng, chất lượng tốt hơn và có giá thấp hơn có thể gây nguy hiểm Chúng có thể dẫn đến việc giảm giá bán, giảm lượng tiêu thụ sản phẩm và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí có thể loại bỏ hoàn toàn

Trang 16

các sản phẩm hiện có Những sản phẩm thay thế thường là kết quả của sự cải tiến công nghệ hoặc sự ra đời của công nghệ mới Doanh nghiệp cần phải theo dõi xu hướng phát triển của các sản phẩm thay thế để nhận biết những rủi ro mà sản phẩm thay thế có thể mang lại

Nhà cung cấp: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có khả năng đáp ứng cùng

một nhu cầu như sản phẩm hiện tại, mang lại cho khách hàng những đặc tính và lợi ích tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp Sản phẩm thay thế được coi là một thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành Những sản phẩm thay thế có đa dạng tính năng và công dụng, chất lượng tốt hơn và có giá thấp hơn có thể gây nguy hiểm Chúng có thể dẫn đến việc giảm giá bán, giảm lượng tiêu thụ sản phẩm và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí có thể loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm hiện có Những sản phẩm thay thế thường là kết quả của sự cải tiến công nghệ hoặc sự ra đời của công nghệ mới Doanh nghiệp cần phải theo dõi xu hướng phát triển của các sản phẩm thay thế để nhận biết những rủi ro mà sản phẩm thay thế có thể mang lại

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những doanh nghiệp đang tìm cách xâm nhập

vào thị trường trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới

1.2.3 Phân tích môi trường bên trong - Ma trận IFE

Nguồn nhân lực: Bao gồm các nhà quản trị và điều hành ở tất cả các cấp trong

công ty Phân tích nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ chức

Sản xuất: Hoạt động chính của doanh nghiệp liên quan đến việc tạo ra các sản

phẩm, dịch vụ có các yếu tố then chốt như sau: khả năng sản xuất chất lượng dịch vụ, chi phí sản xuất thấp làm hài lòng khách hàng

Tài chính: Phân tích, đánh giá hoạt động tài chính trong bối cảnh sử dụng các

nguồn lực vật chất trong nội bộ doanh nghiệp trong từng thời kỳ giúp doanh nghiệp quản lý được các hoạt động tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Marketing: Hoạt động marketing trong một doanh nghiệp bao gồm nghiên cứu

thị trường để xác định các cơ hội kinh doanh và lập kế hoạch phân phối sản phẩm và chiến lược định giá theo thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

Trang 17

Nghiên cứu và phát triển: Giúp doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả công nghệ

tiên tiến, tạo lợi thế cạnh tranh trong phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất trong kinh doanh

Hệ thống thông tin: Phân tích hệ thống thông tin giúp đánh giá xem thông tin

của doanh nghiệp có đầy đủ hay không và liệu thông tin được thu thập giữa các bộ phận có chính xác và kịp thời hay không

Văn hóa doanh nghiệp: Phân tích văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có

được cái nhìn tổng quan về nền văn hóa của mỗi quốc gia Điều này sẽ giúp công ty có những chính sách phúc lợi phù hợp cho người lao động

Xem xét lại mục tiêu: Sau khi phân tích môi trường bên trong và bên ngoài,

doanh nghiệp nên cân nhắc việc đặt lại mục tiêu cho phù hợp hơn với tình hình hiện tại

và xây dựng chiến lược để thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả

1.2.4 Ma trận SWOT – Ma trận SPACE

1.2.4.1 Ma trận SWOT

Các bước xây dựng ma trận SWOT:

yếu tố và hạn chế số lượng liệt kê

hội và phát huy điểm mạnh

Bảng 1.1: Bảng ma trận SWOT

Trang 18

Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh được các mối đe dọa

1.2.4.2 Ma trận SPACE

Các bước xây dựng ma trận SPACE:

tranh (CA), sự ổn định của môi trường (ES), sức mạnh ngành (IS)

số thuộc khía cạnh FS và IS Ấn định giá trị bằng số từ -1 (tốt nhất) tới -6 (xấu nhất) cho mỗi biến số thuộc khía cạnh ES và CA

ma trận SPACE

Trang 19

̶ Bước 5: Cộng 2 số điểm của trục x và đánh dấu điểm kết quả trên X Cộng 2 số điểm trên trục Y và đánh dấu điểm kết quả trên Y Đánh dấu giao điểm của 2 điểm mới trên trục xy này

1.2.5 Ma trận BCG

Hình 1.1: Ma trận BCG

Đặc điểm

doanh nghiệp đang hoạt động Tỷ lệ tăng trưởng thị trường trên 10% được xem là cao và dưới 10% được xem là thấp

tại so với SBU cạnh tranh

tỷ lệ tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối, kích thước to hay nhỏ của vòng tròn phản ảnh doanh số bán hàng hàng năm của SBU đó

Các bước xây dựng ma trận BCG:

Bước 1: Xác định 2 biến số quan trọng là:

Trang 20

-Tốc độ tăng trưởng của ngành ( % ) - Thị phần tương đối của doanh nghiệp

Bước 2: Xác định các SBU của DN

Mỗi SBU là 1 vòng tròn trên mặt phẳng BCG nhưng có độ lớn tỉ lệ thuận với mức độ đóng góp của SBU trong toàn bộ doanh thu của DN

Bước 3: Biểu diễn các SBU trên ma trận BCG

Để xác định được vị trí của từng SBU trên ma trận BCG thì cần phải xác định được 2 thông số của từng SBU là: Tỉ lệ tăng trưởng và thị phần tương đối của SBU đó

Trang 21

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MONDELEZ KINH ĐÔ

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Kinh Đô

Kinh Đô là công ty được thành lập vào năm 1993, do Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên đồng sáng lập Ban đầu đây là nơi chuyên sản xuất bánh mì, bánh tươi tại Quận 6, TPHCM Vào đầu thập niên 90, nhận thấy cơ hội từ sản phẩm snack từ Thái Lan, hai anh em họ Trần đã tận dụng cơ hội này để phát triển nên đã thành lập Công ty Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, nhập dây chuyền sản xuất snack từ Nhật Bản Snack Kinh Đô được lòng người tiêu dùng trong nước nhờ giá bán thấp hơn, lại phù hợp với khẩu vị của người Việt, chiếm ưu thế hơn Snack của Thái Lan Sau đó, Kinh Đô tiến hành phát triển mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm Những năm sau, Kinh Đô đầu tư vào các dây chuyền sản xuất bánh bánh Cookies, bánh mì tươi, bánh Cracker, bánh bông lan, …Tuy nhiên cuối năm 2014, Kido chuyển nhượng mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International (Mỹ) và đến tháng 7-2020, hết hợp đồng và công ty được trở lại kinh doanh trong lĩnh vực này

Khi Kido quay trở lại mảng bánh kẹo, ông Nguyên tin rằng, với kinh nghiệm làm bánh kẹo hơn 20 năm, với mức độ am hiểu người tiêu dùng, với khả năng sản xuất và hệ thống phân phối rộng khắp, trong vòng 2 năm tới, Kido sẽ trở thành doanh nghiệp bánh kẹo lớn thứ 2 của ngành

Hiện nay, bánh kẹo Kinh Đô đã được phân phối trên khắp 64 tỉnh thành với hơn 300 nhà phân phối, 200.000 điểm bán lẻ Sản phẩm Kinh Đô đã được xuất khẩu đến hơn 30 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore…

Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trang 22

 Tel.: (84) (8) 38270838

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kinh Đô 2.1.2.1 Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết và cổ đông khác theo quy định của Điều lệ công ty)

2.1.2.2 Hội đồng quản trị:

Trang 23

Là cơ quan quản lý công ty cổ phần Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phự hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Chủ tịch hội đồng quản trị là: Trần Kim Thành Phó chủ tịch thường trực: Trần Lệ Nguyên

Thành viên HDQT: Vương Bửu Linh, Trần Quốc Nguyên, Vương Ngọc Xiềm, Nguyễn Thị Xuân Liễu

Thành viên HDQT độc lập: Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Gia Huy Chương, NguyễnĐức Trí

2.1.2.3 Ban kiểm soát

Ban Kiểm soát: 3 người

Thành viên ban kiểm soát: Lương Mỹ Duyên, Lương Quang Hiển, Nguyễn Thị Ngọc Chi Do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ thẩn trọng trong điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính

2.1.2.4 Ban điều hành:

Do HĐQT bổ nhiệm gồm có Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám Đốc và Kế toán trưởng

Tổng Giám Đốc: Trần Lệ Nguyên

Trang 24

Phó Tổng Giám Đốc: Bùi Thanh Tùng, Mai Xuân Trầm, Trần Quốc Nguyên, Trần Tiến Hoàng, Vương Bửu Linh, Vương Ngọc Xiềm, Wang Ching Hua, Mã Thanh Danh, Nguyễn Thị Xuân Liễu

Giám Đốc: Vương Thu Bình, Lương Quang Hiển, Nguyễn Thị Mai Ngân Kế Toán Trưởng: Nguyễn Thị Oanh

Mỗi phòng ban thực hiện chức năng và nhiệm vụ khác nhau Đảm bảo sự phối hợp chắt chẽ nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty

2.1.3 Sản phẩm kinh doanh

Kinh Đô kinh doanh nhiều ngành sản phẩm khác nhau, những ngành sản phẩm của Kinh Đô bao gồm: Bánh Bông Lan,Bánh Mì, Snack, Bánh Crackers, Bánh Cookies, Sweets, Bánh Quế, Bánh Trung Thu, Sản phẩm Tết

Tình hình sản xuất kinh doanh

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của Kinh Đô từ 2003-2005

Đơn vị: tỷ đồng

Trang 25

Lãi gộp 161 202 230

Tầm nhìn: các slogan thay đổi theo mùa như: “Thấy Kinh Đô là thấy Tết”, “Bánh trung thu Kinh Đô tròn vị bánh, sáng mãi chuyện đêm trăng”, “Tết Trung thu – Tết của tình thân”, “Cho cuộc sống đẹp hơn mỗi ngày”

Với tâm niệm đó, tại Kinh Đô đều luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để hoàn thiện cuộc sống của mọi người mỗi ngày

Những thành công hiện có, đều từ sự yêu thương và ủng hộ của người tiêu dùng, Kinh Đô luôn nỗ lực để xứng đáng với những điều khách hàng dành cho mình

- Phân tích tầm nhìn:

+ Kinh Đô nhìn nhận được yêu cầu (đạt chất lượng cao và đảm bảo an toàn với các loại thực phẩm của khách hàng, Kinh Đô mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn về mặt chất lượng cùng sự tiện lợi

=> Điều này giúp Kinh Đô nhân ra phải luôn duy trì chất lượng sản phẩm lẫn giá trị tinh thần của sản phẩm đem lại cho khách hàng

Trang 26

=> Mục đích hướng tới của cả tổ chức

=> Tầm nhìn của Kinh Đô là đúng đắn Đảm bảo các yếu tố: rõ ràng, tập trung, khả thi, dễ dàng truyền tải và đáng khao khát

2.2.2 Sứ mệnh:

Sứ mệnh của Kinh Đô đối với người dân tiêu dùng là tạo ra các sản phẩm phù hợp, tiện lợi bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, cần thiết, các sản phẩm bổ sung và thức uống Chúng tôi cung cấp những thực phẩm thơm ngon, dinh dưỡng, an toàn, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí hàng đầu trên thị trường

- Sứ mệnh của Kinh Đô là mang lại mức lợi ích to lớn trong thời gian dài

- Kinh Đô tạo ra những giá trị vững chắc cho các thành viên trong tổ chức bằng cách đảm bảo một mức lợi ích phù hợp thông qua các dịch vụ, sản phẩm đầy tính sáng tạo Chúng tôi không chỉ đáp ứng đúng xu hướng tiêu dùng mà còn thỏa mãn được mong ước của khách hàng

2.2.3 Mục tiêu

2.2.3.1 Mục tiêu ngắn hạn

Đáp ứng nhu cầu thực phẩm dịp lễ Tết và các ngày khác hài lòng người tiêu dùng, củng cố và duy trì thương hiệu hàng đầu Tạo giá trị tinh thần và lợi ích khác cho xã hội

2.2.3.2 Mục tiêu dài hạn

Kinh Đô luôn có một mục tiêu dài hạn đó là dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thực phẩm, mục tiêu này được đặt ra cho cả tổ chức cùng nhau xây dựng và phát triển Với tiêu chí hướng tới người tiêu dùng, vì lợi chung của cộng đồng và cả lợi ích riêng của doanh nghiệp, Kinh Đô đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặc các quy định, quy tắc do nhà nước đề ra, đảm bảo đúng chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng tới thị trường các nước khác không chỉ trong khu vực ASEAN mà còn chiếm lĩnh ở cả thế giới

2.3 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Trang 27

2.3.1 Kinh tế

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn thế giới

Sau đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế lại lao xuống dốc, các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nhưng chỉ sau 1 đến 2 năm đã nhận thấy những điểm sáng trong nền kinh tế, báo hiệu sự phục hồi

Phản ánh sự phục hồi kinh tế, GDP năm 2022 tăng 8,02% so với cùng kỳ năm trước, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ năm 2011 đến năm 2022 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36% và đóng góp 5,11% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78% và đóng góp 38,24% Khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65% Trong khi kinh tế toàn cầu đang có nhiều thay đổi nhanh chóng và khó dự đoán, tăng trưởng của hầu hết các quốc gia, khu vực đi kèm với nhiều bất ổn, thách thức thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lại được đánh giá cao là một thành tựu Trên thực tế, trong 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2022, chúng ta đều đạt và vượt dự báo tăng trưởng theo các kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP Thực tế này phần nào chứng tỏ tính hiệu quả của các nỗ lực quản lý nhằm hỗ trợ phục hồi và nâng cao khả năng phục hồi kinh tế Tổng số công ty tạm ngừng hoạt động có thời hạn vào năm 2022 là 73,8 nghìn công ty, tăng 34,3% so với năm 2021 Gần 50,8 nghìn doanh nghiệp đã ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 5,5% Số công ty hoàn tất thủ tục giải thể tăng 11,2% lên 18.600 công ty Trung bình mỗi tháng có 11,9 nghìn công ty rời khỏi thị trường.Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 và một số khuyến nghị

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đưa ra dự báo cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, theo hai kịch bản, như sau:

Trang 28

Hình 2.2: Dự báo nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023

Theo kết quả dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể đạt 6,47% theo kịch bản 1 và 6,83% theo kịch bản 2 Xuất khẩu cả năm dự kiến tăng 7,21% theo Kịch bản 1 và 8,43% theo Kịch bản 2 Thặng dư thương mại dự kiến lần lượt là 5,64 tỷ USD và 8,15 tỷ USD Tỷ lệ lạm phát trung bình năm 2023 dự kiến lần lượt là 4,08% và 3,69%

2.3.2 Chính trị pháp luật

Môi trường chính trị ổn định, hệ thống luật pháp càng ngày được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh

Chính phủ đã có những khuyến khích, chính sách điều chỉnh thương mại theo những nguyên tắc, luật lệ chung, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục, chính sách cạnh tranh

Có các chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm chủ lực của ủy ban nhân dân TP.HCM, chính sách đầu tư vào các tỉnh có nguồn lao động dư thừa, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp niên yết trên thị trường chứng khoán

2.3.3 Văn hóa – Xã hội

Đối với người Việt Nam từ lâu đã xem việc biếu bánh kẹo vào dịp lễ Trung Thu, Tết cổ truyền là hủ tục truyền thống và tôn trọng mọi người, khách đến nhà không thể thiếu ly trà miếng bánh, điều đó thể hiện sự hiếu khách của gia chủ Từ nét văn hóa của người Việt, ta có thể nhận thấy cơ hội kinh doanh sản xuất lĩnh vực

Trang 29

bánh kẹo rất có tiềm năng, phù hợp với điều kiện xã hội nguồn lực dồi dào phát triển của đất nước

Về lối mua sắm, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhận thấy rằng tần số mua sắm sẽ giảm bớt vì ngày càng ít người tiêu dùng mua sắm hàng ngày ở các chợ và bắt đầu mua số lượng theo tuần Thẻ tín dụng cũng được sử dụng nhiều hơn

Sở thích đi du lịch của người dân cũng là điểm thu hút đối với nhà sản xuất bánh kẹo Du lịch tăng kéo theo đó là nhu cầu bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẳn gia tăng

2.3.4 Khoa học - Công nghệ

Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ khoa học công nghệ không hiện đại, tối tân như các nước lâu đời

Tình độ khoa học – công nghệ ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng sản xuất, năng suất làm việc của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất tạo thành nhu cầu thường nhật của xã hội

Việc sử lý, chuyển giao kiến thức- thông tin diễn ra nhanh chóng nhờ sự phát triển của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ thông tin có vai trò rất lớn Nhận thấy điều đó, một số doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư máy móc thiết bị vào cơ sở sản xuất của mình, tạo tiền đề cho công nghệ xâm nhập và phát triển tại đất nước

Bên cạnh đó, nhà nước cũng có các chính sách, các hoạt động hỗ trợ cho phát triển công nghệ kỹ thuật đất nước như: mời chuyên gia công nghệ về hướng dẫn, mua công nghệ nước ngoài, các quỹ học bổng nghiên cứu tại các quốc gia phát triển

2.3.5 Ma trận EFE

Bảng 2.2: Ma trận EFE

Trang 30

STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan

tăng dân số

tăng & lãi suất giảm

2.4 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

2.4.1 Nghiên cứu phát triển R&D

Bộ phận nghiên cứu và phát triển của Kinh Đô quy mô hung hậu, có hơn 30 chuyên gia nghiên cứu từ các trường danh giá trong và ngoài nước

Trang 31

Sự phát triển của xã hội hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, thay đổi để phù hợp với nhu cầu xã hội, bắt kịp xu hướng chớp nhoáng của giới trẻ mới có cơ hội trong tình hình hiện nay

Các bộ phận nghiên cứu luôn cho ra mắt các sản phẩm, bao bì mới, thu hút chú ý của người tiêu dùng Kèm theo đó là phát triển cả về hương vị lẫn độ dinh dưỡng của thực phẩm Luôn tiếp thu ý kiến khách hàng, đổi mới cho phù hợp nhu cầu, đây cũng là nét văn hóa đặc trưng vốn có thu hút sự quan tâm và ủng hộ của người tiêu dùng

2.4.2 Khả năng ứng dụng công nghệ (Khâu vận hành sản xuất)

Hiện Kinh Đô đang sản xuất trên dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực Châu Á Thái Bình dương

Kinh Đô biết cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý nhất với tình hình xã hội hiện nay, đảm bảo năng suất và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương Kinh Đô bố trí mặt bằng sản xuất hiệu quả, logic đảm bảo các hoạt động sản xuất trơn

tru

2.4.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực hung hậu, từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm đến nhân viên chăm sóc khách hàng, chuyên nghiệp và tạo sự uy tín không chỉ đến từ thương hiệu mà còn là thái độ, phong cách đối với người tiêu dùng

Kinh Đô là thương hiệu nổi tiếng, lâu đời không chỉ vì hương vị sản phẩm mà còn ở khía cạnh Kinh Đô đối với nhân viên của mình

Có các chính sách thu hút nhân tài, các tiêu chí đáng giá phải phù hợp với các vị trí làm việc như: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, tính cách, sở thích,… Các chính sách phù hợp và đảm bảo mọi mặt cho nhân viên của Kinh Đô

2.4.4 Văn hóa

Giá trị và mục tiêu

Trang 32

Văn hóa doanh nghiệp của Kinh Đô có thể dựa trên giá trị và mục tiêu nhất định Công ty chú trọng việc mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao, lấy được niềm tin và sự hài lòng từ khách hàng Tiếp nhận đóng góp để đổi mới, sáng tạo là một phần quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp

Lãnh đạo

Văn hóa doanh nghiệp phản ánh triển vọng và tầm nhìn của lãnh đạo Lãnh đạo thúc đẩy môi trường làm viêc sáng tạo, tích cực, khuyến khích sụ phát triển cá nhân tạo một cộng đồng đoàn kết

Tinh thần đồng đội và cộng tác:

Văn hóa doanh nghiệp có thể khuyến khích tinh thần đồng đội và cộng tác giữa các thành viên trong tổ chức Thúc đẩy môi trường hỗ trợ, trao đổi thông tin, ý tưởng, cộng tác trong dự án và nhiệm vụ

Kính trọng cá nhân:

Thành viên trong tổ chức tôn trọng và công bằng Công ty đặt giá trị cao và sự đa dạng dân tộc, giới tính, tuổi tác, năng lực, …

Trách nhiệm xã hội và môi trường:

Kinh Đô có thể có một tầm nhìn rõ ràng về trách nhiệm xã hội và môi trường Công ty có thể đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, chú trọng đến bảo vệ môi trường và tham gia vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa

2.4.5 Marketing

Chiến lược marketing của Kinh Đô về sản phẩm (Product)

Về chiến lược marketing sản phẩm Kinh Đô, Kinh Đô không chỉ chú trọng vào sản phẩm mà còn quan tâm đến hầu hết các yếu tố tạo nên bộ nhận diện thương hiệu Bánh trung thu Kinh Đô lấy yếu tố truyền thống làm giá trị cốt lõi, tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường Trong đó, các dòng sản phẩm truyền thống như vi cá, giăm bông gà rán, lạp xưởng, đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, nước cốt

Ngày đăng: 04/04/2024, 14:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan