Vì vậy vai trò của nhà quản trị có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của một doanh nghiệp, phải tối đa hóa lợi nhuận và mang lại được hiệu quả kinh tế cao nhất.Nhận thức rõ được va
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một số khái niệm cơ bản về quản trị sản xuất
1.1.1 Khái niệm, vai trò của quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất là việc thực hiện các hoạt động có tính chất công nghiệp trên cơ sở phối hợp các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động đã có để tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Vai trò của quản trị sản xuất
Trong mối quan hệ với các lĩnh vực quản trị khác, quản trị sản xuất phải đối đầu với nhiều mục tiêu trái ngược nhau, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các lĩnh vực thương mại và lĩnh vực sản xuất như:
1.Mâu thuẫn về thời gian:
+ Thương mại: Càng nhanh càng tốt + Sản xuất: Càng nhanh sản xuất càng với giá thành cao
2 Mâu thuẫn về chất lượng:
+ Thương mại: Một sản phẩm càng tốt, càng dễ bán + Sản xuất: Một sản phẩm càng tốt, càng khó sản xuất
+ Thương mại: Giá thấp thì dễ bán+ Sản xuất: Giá thấp thì khó sản xuấtQuản trị sản xuất đứng giữa các mối quan hệ mâu thuẫn nêu trên, do vậy nó có vai trò đảm bảo cho các quan hệ được hài hoà, tương hợp với nhau.
- Mục tiêu của quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất là một lĩnh vực quan trọng đối với doanh nghiệp, nó cùng với quản tri marketing và quản trị nhân sự để tạo thành thế kiềng 3 chân của doanh nghiệp Quản trị sản xuất được thực hiện là nhằm vào các mục tiêu sau:
+ Rút ngắn thời gian cung cấp các sản phẩm.
+ Tăng cường độ tin cậy bằng chất lượng sản phẩm.
+ Tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp.
+ Giảm các chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
+ Góp phần động viên, khuyến khích người lao động để họ quan tâm đến kết quả chung của doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu trên, doanh nghiệp cần thực hiện theo 2 hướng sau:
Quản trị dòng thông tin:
Quản trị sản xuất đòi hỏi phải quản trị toàn bộ thông tin về quá trình cung ứng sản phẩm bao gồm các khâu: nghiên cứu, thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất, theo dõi tái sản xuất, Các thông tin cần phải đủ tin cậy, chính xác và lựa chọn sao cho đúng với từng bộ phận và từng người liên quan.
Quản trị dòng vật chất:
Tức là quản trị việc cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm Việc quản trị này phải thực hiện theo các yêu cầu sau:
+ Tuân thủ các kế hoạch đã đề ra
+ Giảm chu kỳ sản xuất sản phẩm bằng cách tác động tới mọi giai đoạn của quá trình sản xuất
+ Giảm đến mức tối thiểu các loại dự trữ.
Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại
Căn cứ theo tiêu thức này người ta phân chi sản xuất thành 4 loại:
- Sản xuất loạt trung bình
Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất
- Sản xuất liên tục (Flow shop)
Là quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó Trong đó các thiết bị máy móc được lắp đặt theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng dòng.
- Sản xuát gián đoạn (Job shop)
Là một hình thức tổ chức sản xuất ở đó người ta xử lý, gia công, chế biến một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, tuy nhiên số loại sản phẩm lại đa dạng phong phú Quá trình sản xuất được thực hiện nhờ các thiết bị vạn năng và được láp ráp theo các xưởng chuyên môn.
- Sản xuất theo dự án (Production Per Project)
Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc nhất vì vậy quá trình sản xuất cũng là duy nhất, không có tính lặp lại.
Nguyên tắc của tổ chức sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn với chất lượng tốt.
Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng
- Sản xuất để dự trữ: Là loại hình sản xuất mà DN cứ theo nguyên mẫu để sản xuất vừa chào hàng, tìm người mua
- Sản xuất theo yêu cầu: Theo hình thức này, quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi xuất hiện những đơn đặt hàng cụ thể
Phân loại theo tính tự chủ
- Thiết kế chế tạo sản xuất: Loại hình sản xuất này là doanh nghiệp tự thiết kế các sản phẩm của mình, sau đó tự sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm đó
- Thầu sản xuất : Đó là việc doanh nghiệp chỉ thực hiện một bộ phận các công việc sản xuất của người cấp thầu
- Gia công thuê: Là loại hình sản xuất giống như thầu sản xuất.
Quy trình quản trị sản xuất
1.2.1 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm
- Nghiên cứu tình hình thị trường, dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm nhằm trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào? Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì?
- Kết quả dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn lực sản xuất cần có Đây là căn cứ để xác định có nên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo thoả mãn được nhu cầu đã dự báo một cách tốt nhất ?
1.2.2 Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ
Nếu như dự báo là khâu đầu tiên quyết định sẽ sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì những kết quả của nó sẽ làm cơ sở quan trọng thứ hai cho thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ
- Thiết kế và đưa sản phẩm mới ra thị trường 1 cách nhanh chóng.
- Thiết kế sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp
- Thiết kế quy trình công nghệ là việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết như máy móc, thiết bị, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ
1.2.3 Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp nhằm xác định quy mô công suất dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp Hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
- Xác định đúng năng lực sản xuất làm cho doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trên thị trường để phát triển sản xuất
- Xác định năng lực sản xuất không hợp lý sẽ gây lãng phí rất lớn, tốn kém vốn đầu tư hoặc có thể cản trở quá trình sản xuất sau này
- Quy mô sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu, đồng thời là nhân tố tác động trực tiếp đến loại hình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của các doanh nghiệp
1.2.4 Xác định vị trí đặt doanh nghiệp (Định vị doanh nghiệp)
- Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Định vị doanh nghiệp được đặt ra đối với những doanh nghiệp mới xây dựng hoặc trong những trường hợp mở rộng quy mô sản xuất hiện có, cần mở thêm những chi nhánh, bộ phận sản xuất mới.
- Để xác đinh vị trí đặt doanh nghiệp cần tiến hành hàng loạt các phân tích đánh giá những nhân tố của môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sau này
1.2.5 Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
Bố trí sản xuất là xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị một cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tính đến các yếu tố tâm sinh lý và các yếu tố xã hội
1.2.6 Lập kế hoạch các nguồn lực
Lập kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản xuất, trên cơ sở đó lập kế hoạch về nguồn lực sản xuất nói chung và kế hoạch về bố trí lao động, sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục, với chi phí thấp nhất
1.2.7 Điều độ sản xuất Điều độ sản xuất là bước tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đã đặt ra, là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp Điều độ sản xuất là quá trình xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng người, từng công đoạn sản xuất, nhằm đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch đã vạch ra.
1.2.8 Kiểm soát hệ thống sản xuất
Trong chức năng kiểm soát hệ thống sản xuất có hai nội dung quan trọng nhất là kiểm tra kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho
Lập kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng những yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất một hay nhiều sản phẩm đã định.
Kế hoạch sản xuất cân đối giữa nhu cầu và khả năng có thể của doanh nghiệp từ đó lên kế hoạch cho các công việc sẽ thực hiện thời kỳ kế hoạch.
Kế hoạch sản xuất cũng vạch ra các biện pháp để huy động các nguồn lực thực hiện các công việc đã đặt ra.
Theo góc độ thời gian thì kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp cũng bao gồm ba bộ phận cấu thành:
- Kế hoạch dài hạn: nhằm xác định một định hướng cho sự phát triển sản xuất và kinh doanh mà doanh nghiệp cần theo đuổi trong một khoảng thời gian tương đối dài từ 3-5 năm; thường được xây dựng cho nhóm sản phẩm, họ sản phẩm.
- Kế hoạch trung hạn: là một quyết định có tính chiến thuật nhằm điều tiết trung hạn quá trình sản xuất, là cầu nối giữa các quyết định chiến lược có tính chất dài hạn và các quyết định có tính chất ngắn hạn Kế hoạch trung hạn đề cập đến việc quyết định về khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất trong trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Kế hoạch ngắn hạn: thường được xây dựng cho thời gian ngắn hạn (kế hoạch ngày, tuần, tháng, ); là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp
1.3.3 Các yêu cầu và căn cứ để lập kế hoạch sản xuất
1.3.3.1 Những yêu cầu đối với công tác lập kế hoạch sản xuất
- Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp cần quán triệt yêu cầu hiệu quả.
- Lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu hệ thống đồng bộ
- Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu
“vừa tham vọng vừa khả thi” Trong nền kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu lợi nhuận là tối cao, do vậy để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch để thực hiện các phương án đó Tuy nhiên, các kế hoạch được đề ra phải có khả năng thực thi
- Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu “kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế” Tức là hệ thống mục tiêu kế hoạch phải được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu thay đổi của môi trường và điều kiện kinh doanh.
- Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu kết hợp đúng đắn các loại lợi ích kinh tế trong doanh nghiệp kể cả lợi ích xã hội
1.3.3.2 Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp a Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nên các kế hoạch sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp đề ra phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước Nếu hoạt động của doanh nghiệp mà đi ngược lại xu thế phát triển, vi phạm những lợi ích chung của nền kinh tế nó sẽ bị đào thải. b Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường , doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh thì phải lấy thị trường là trung tâm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thị trường chính là nơi quyết định sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ?
Kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường phải phản ánh được qui mô, cơ cấu đối với từng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, có tính đến tác động của các nhân tố làm tăng hoặc giảm cầu để đáp ứng yêu cầu của công tác lập kế hoạch.
Những kết quả điều tra nghiên cứu này có thể tập hợp theo mức giá để xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp với phân đoạn thị trường hoặc theo khách hàng để đảm bảo sự gắn bó giữa sản xuất với kinh doanh c Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng nguồn lực có thể khai thác.
Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh thời kỳ trước và dự báo khả năng tương lai ứng với các nguồn lực có thể khai thác được, đặc biệt là dựa vào những lợi thế vượt trội của doanh nghiệp về các mặt chất lượng sản phẩm , kênh tiêu thụ hợp tác liên doanh, khoa học công nghệ so với đối thủ cạnh tranh sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phương án kế hoạch
1.3.3.3 Nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp a Nội dung
- Xác định khối lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm: phải biết cần sản xuất những sản phẩm như thế nào, số lượng bao nhiêu để đáp ứng kế họach marketing và tồn kho của doanh nghiệp.
TÌM HIỂU CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ KHÍ XÂY DỰNG AMECC
- Vốn điều lệ khi niêm yết: 50.000.000.000 đồng
- Vốn điều lệ hiện nay: 600.000.000.000 đồng
- Địa chỉ: Km 35 quốc lộ 10, Xã Quốc Tuấn,
Huyện An Lão, TP Hải Phòng
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0200786983 do Sở KH&ĐT TP Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01/02/2008
- Người đại diện: NGUYỄN VĂN THỌ
- Website: https://amecc.com.vn
- Quản lý bởi: Cục Thuế Thành Phố Hải Phòng
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CHÍNH
(Nguồn: trang web công ty)
Tư vấn thiết kế: Dịch vụ tư vấn thiết kế các công trình công nghiệp, dân dụng, kết cấu thép, nhà tiền chế, hệ thống cao áp và hạ áp, giá đỡ ống, bồn bể, cầu trục, thiết bị nâng, và các thiết bị phi tiêu chuẩn
Gia công chế tạo: Công ty gia công, chế tạo kết cấu thép thiết bị phi tiêu chuẩn, các loại nhà thép tiền chế, cột thép, ống công nghệ hạ áp và cao áp, các loại bồn bể áp lực, cầu trục, thiết bị nâng, cầu hành khách sân bay, hệ thống băng tải, kết cấu cầu, công ten nơ
Cung cấp các sản phẩm mạ kẽm, kẽm phi hợp kim, vật liệu bọc lót chống mài mòn, các chủng loại vật liệu bằng kim loại (thép tấm, thép hình, thép mạ, ống thép, bu lông, dây hàn, que hàn )
Dịch vụ vận chuyển :Với đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, sở hữu các loại xe trọng tải lớn, hiện đại
Xây lắp :Xây dựng và lắp đặt các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, xi măng,phân đạm, lọc dầu, hoá chất, nhà máy sản xuất thép, nhà máy xử lý nước,công trình thuỷ lợi, công trình hàng hải, các công trình dân dụng.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty
(Nguồn: Website của công ty)
2.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ): Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty và pháp luật
Hội đồng quản trị (HĐQT):.Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
Ban Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc: là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc điều hành và tiến hành các hoạt động kinh doanh và các hoạt động hàng ngày của Công ty
Ban kiểm soát Ban kiểm soát: Quyền và nghĩa vụ của Ban Kiểm soát do
Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
2.2.2 Phòng tổ chức hành chính
Bộ phận Tổ chức nhân sự:
− Lập kế hoạch, tổ chức tuyển dụng và quản lý lao động hàng năm
− Lập kế hoạch và tổ chức dạy nghề, bồi dưỡng nghề, mở lớp đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động
− Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên toàn Công ty
− Thống kê tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình về số lượng, chất lượng lao động, số lượng ngành nghề, lao động dôi thừa.
Bộ phận hành chính & Y tế:
− Quản lý văn phòng, trang thiết bị, máy văn phòng
− Quản lý con dấu, quản lý bản gốc sổ đăng ký cổ đông, giấy chứng nhận đăng ký của Công ty
− Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, tạp vụ.
− Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp toàn công ty,tiếp đón khách
− Quản lý công tác y tế, khám sức khỏe định kỳ
Bộ phận An ninh & Bảo vệ:
− Thực hiện công tác Bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn vật tư thiết bị máy móc
− Quản lý hệ thống Camera giám sát và các trang thiết bị an ninh khác
− Tổ chức quản lý và giám sát việc ra vào cổng của hàng hóa và con người
Bộ phận quản lý Cổ đông:
− Quản lý danh sách cổ đông
− Tổ chức các cuộc họp cổ đông định kỳ và bất thường
2.2.3 Phòng quản lý máy và an toàn lao động:
Bộ phận Quản lý & Sửa chữa máy
− Lập và thực hiện kế hoạch đầu tư, mua sắm máy móc thi công
− Quản lý về chất lượng, số lượng, điều động, sửa chữa, bảo dưỡng … đối với toàn bộ phương tiện thi công, máy móc thiết bị có tính khấu hao.
− Quản lý công tác bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, toàn bộ trang thiết bị khác bao gồm hệ thống điện, nước … nhà xưởng, văn phòng
− Kiểm kê định kỳ thiết bị máy móc
Bộ phận an toàn lao động
– Vệ sinh môi trường (an toàn lao động – vệ sinh môi trường)
− Giám sát các hoạt động sản xuất thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật lao động về công tác an toàn lao động – vệ sinh môi trường
− Làm việc với các tổ chức chính quyền, đơn vị bên ngoài có liên quan đến công tác an toàn lao động – vệ sinh môi trường
− Đôn đốc, kiểm tra và theo dõi các đơn vị thực hiện
2.2.4 Phòng quản lý dự án:
− Lập kế hoạch đầu tư
− Lập dự án đầu tư đối với các hạng mục đầu tư của Công ty
− Đôn đốc, giám sát công tác triển khai đầu tư
− Quyết toán chi phí đầu tư
Bộ phận Kỹ thuật thi công / Bộ phận khối lượng & Định mức / Bộ phận Giao hàng & Thanh toán:
− Quản lý, giám sát và đôn đốc công tác triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư / Nhà thầu chính bao gồm:
+ Lập kế hoạch chi phí cho các Hợp đồng sản xuất kinh doanh của công ty làm cơ sở để duyệt các dự trù, đề nghị cấp vật tư chính, phụ, thiết bị, dụng cụ
+ Lập / kiểm tra các kế hoạch sản xuất, biện pháp thi công trình khách hàng phê duyệt
− Quản lý, giám sát và đôn đốc công tác triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký với nhà thầu phụ, các hợp đồng khoán với các đơn vị thi công của công ty bao gồm:
+ Lập, giám sát và đôn đốc tiến độ thực hiện Hợp đồng
+ Kiểm tra, xác nhận khối lượng giá trị hoàn thành trình Tổng giám đốc, Giám đốc Dự án phê duyệt
+ Kiểm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng và theo dõi công nợ của các đơn vị thi công, nhà thầu phụ
2.2.5 Phòng quản lý chất lượng:
Bộ phận QA - Đảm bảo chất lượng:
− Lập các Hồ sơ liên quan đến quản lý chất lượng cho từng Dự án, từng chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, Nhà thầu chính, Khách hàng
− Lập, hướng dẫn, thống nhất với các đơn vị thi công, nhà thầu phụ về quy trình, biểu mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm
− Lập, tập hợp các Mẫu thử theo các Quy trình để tổng hợp, giới thiệu sản phẩm với Khách hàng
Bộ phận QC - Kiểm soát chất lượng:
− Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đầu vào cho toàn bộ vật tư, hàng hóa được nhập vào công ty
− Chịu trách nhiệm kiểm tra và quyết định chất lượng toàn bộ sản phẩm, bán sản phẩm được sản xuất trong công ty và từ bên ngoài
2.2.6 Trung tâm tư vấn thiết kế
− Chịu trách nhiệm toàn bộ các công tác khảo sát, thiết kế
− Bóc tách, liệt kê chi tiết các Hợp đồng của Công ty đã ký với Khách hàng
− Phối hợp với khách hàng để giải quyết các khúc mắc về thiết kế, yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh
2.2.7 Phòng kinh doanh (thuộc ban kinh doanh thương mại):
Bộ phận kinh doanh & Tiếp thị:
− Thực hiện nghiệp vụ nghiên cứu và phát triển thị trường, marketing và quảng bá thương hiệu của Công ty
− Nghiên cứu, lập cơ sở dữ liệu về các loại đơn giá, định mức cho các loại vật tư, hàng hóa, dịch vụ.
− Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý thông tin, thực hiện lập hồ sơ thầu, báo giá
− Chủ động liên hệ thường xuyên và duy trì mối quan hệ với các Khách hàng
Bộ phận Quan hệ công chúng & Công nghệ thông tin
− Cập nhật Website của Công ty, quảng bá thương hiệu và năng lực của Công ty trên các loại phương tiện thông tin
− Cập nhập và báo cáo định kỳ các thông tin thị trường, đấu thầu, dự án từ tất cả các nguồn thông tin
− Thực hiện công tác mua sắm đối với các hạng mục mua sắm được phân công
− Định kỳ cập nhập báo cáo đơn giá các loại vật tư thiết bị phục vụ công tác kinh doanh bán hàng
2.2.8 Phòng vật tư thiết bị (thuộc ban kinh doanh thương mại ):
Bộ phận Xuất nhập khẩu:
− Thực hiện toàn bộ các công tác liên quan đến nhập khẩu hàng hóa phục vụ SXKD.
− Thực hiện toàn bộ các công tác liên quan đến xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa của công ty
Giám đốc dự án (GĐDA):
− Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác triển khai thực hiện dự án.
− Đại diện công ty trong toàn bộ giao dịch với khách hàng, nhà thầu phụ, đơn vị thi công, đơn vị thi công trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng
− Phê duyệt giao nhiệm vụ thi công cho các đơn vị thi công, nhà thầu phụ trong phạm vi thực hiện của dự án
Các thành viên ban dự án (Thành viên Ban dự án)
− Các Thành viên Ban dự án có trách nhiệm làm việc theo điều hành của GĐDA trong phạm vi dự án với vai trò đại diện thực hiện toàn bộ chức năng nhiệm vụ của đơn vị quản lý.
− Các Thành viên Ban dự án có trách nhiệm kiểm soát công việc, xác nhận trên toàn bộ tài liệu dự án theo chức năng nhiệm vụ của Đơn vị quản lý trước khi trình Trưởng đơn vị kiểm tra và GĐDA phê duyệt
2.2.10 Phòng tài chính kế toán:
Bộ phận Tài chính kế toán:
− Quản lý tài sản, nguồn vốn kinh doanh của Công ty
− Kiểm duyệt các chứng từ thanh toán
− Lập báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo quyết toán quý và quyết toán năm
− Theo dõi và lên kế hoạch công nợ phải trả
− Theo dõi và thu hồi công nợ
Bộ phận kho − Quản lý toàn bộ vật tư thiết bị của công ty
− Kiểm duyệt các chứng từ liên quan đến xuất, nhập vật tư
− Lập báo cáo định kỳ về tình hình quản lý vật tư thiết bị
− Tham gia lập định mức tiêu hao, sử dụng vật tư thiết bị
− Quản lý, lưu trữ các các bản gốc của tài liệu liên quan đến xuất nhập hàng hóa.
Quy trình lập kế hoạch sản xuất của công ty
2.3.1 Đặc điểm sản xuất của công ty
Loại hình sản xuất của công ty:
Công ty có 2 loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu là:
- Sản xuất đơn chiếc: đóng tàu thuyền,các công trình kiến trúc, khuôn dập,…
- Sản xuất theo dự án ( theo yêu cầu ): đây là hình thức sản xuất chủ yếu của công ty Khách hàng yêu cầu hoặc gửi bản thiết kế để công ty thực hiện theo yêu cầu Và các dự án do công ty đấu thầu được.
Sản phẩm chủ yếu của công ty:
Công ty AMECC tập trung vào các ngành nghề chính là gia công chế tạo, phủ tráng kim loại, xây lắp các thiết bị công nghiệp và được coi là "ông lớn" trong ngành kết cấu thép, trúng nhiều hợp đồng lớn với đối tác trong và ngoài nước.
Các sản phẩm chủ yếu của công ty đã và đang xây dựng, lắp ráp và cung cấp nguyên vật liệu:
- Xây dựng Cầu Bạch Đằng
- Xây dựng Cầu Cửa Lục 1 và 3
- Dự án lắp dựng nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng
- Dự án công nghiệp nhà máy lọc dầu DOS BOCAS MEXICO
- Tổ hợp sản xuất VINFAST
- Khu công nghiệp LG - Hải Phòng
- Công ty Chế tạo giàn khoan Dầu khí là đối tác của Công ty AMECC cùng thực hiện công trình Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn do Tập đoàn SCG (Thái Lan) làm chủ đầu tư, tổng vốn đăng ký khoảng 5,4 tỷ USD.
- AMECC là công ty đang thực hiện nhiều dự án lớn liên quan đến cầu đường, nhiệt điện, gia công kết cấu thép như: Dự án Hangar số 3 tại Sân bay Nội Bài,
Dự án Nhà máy Hóa chất Sarawak - Malaysia, Nhà máy LG INOTEK, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án Nhà máy Nhiệt điện 3… Doanh thu năm
- Trước đó, AMECC cũng được Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn lựa chọn thực hiện Gói thầu Cung cấp thiết kế, thiết bị, vật tư, dịch vụ kỹ thuật, gia công, lắp đặt và mua sắm trong nước với giá trúng thầu 358,2 tỷ đồng.
Một nền kinh tế phát triển bền vững có sự góp phần không nhỏ của ngành cơ khí chế tạo Đây được xem là ngành sản xuất và chế tạo những loại máy móc và trang thiết bị sản xuất hiện đại Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới cùng với sự thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vì thế, nhu cầu cung ứng thiết bị và máy móc hiện rất lớn, cơ hội kinh doanh lĩnh vực này ngày càng mở rộng Công ty AMECC lôn cố gắng mở rộng lĩnh vực và thị trường của mình nên ngoài thị trường cơ khí xây dựng công ty hiện cũng đang hoạt động trên thị trường xây lắp
Hiện nay công ty đã có quan hệ với hơn 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường tiềm năng và cũng là thị trường xuát khẩu chủ yếu như: Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật, Hàn, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Mexico, Myanma,… Còn đối với thị trường nội địa công ty đã thành lập nhiều trung tâm sản xuất và vận chuyển tiêu thụ hàng hóa, mở rộng hệ thống hoạt động kinh doanh tại các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Công ty đã da dạng hóa cách tìm kiếm khách hàng của mình, chào hàng gia dịch qua Internet, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các buổi đấu thầu trong nước,….
Tiềm năng về lao động, vốn
- AMECC JSC có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giàu kinh nghiệm và năng động, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đội ngũ công nhân lành nghề, và thợ hàn đạt chứng chỉ quốc tế.
* AMECC JSC có 2 nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép với tổng diện tích 210.000M2, và năng lực gia công chế tạo khoảng 30.000 tấn/năm.
* AMECC JSC có Công ty cổ phần mạ kẽm AMECC chuyên mạ kẽm nhúng nóng, với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, cho ra những sản phẩm mạ có độ bền cao, với chiều dày lớp mạ lờn đến 130àm.
* AMECC JSC có Công ty cổ phần thương mại AMECC Wei Sheng chuyên cung cấp các chủng loại vật liệu bằng kim loại (thép tấm, thép hình, thép mạ, ống thép, bu lông, dây hàn, que hàn ) với chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
* AMECC JSC đang đồng hành cùng cả nước phát triển ngành công nghiệp chế tạo, xây lắp, mục tiêu trở thành nhà thầu chính cho các dự án lớn, trọng điểm của quốc gia.
* AMECC JSC cho ra đời những sản phẩm cơ khí với chất lượng tốt, đáp ứng tất cả những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng
- Nguồn vốn của công ty tăng hằng năm Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.3.3 Kết quả sản xuất của công ty trong thời gian gần đây
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây Đơn vị tính: đồng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,464,473,681,391 2,334,636,308,949 2,621,440,531,923 -129,837,372,442 94.73 286,804,222,974 112.28 Giá vốn hàng bán 2,295,056,281,887 2,151,511,221,961 2,409,684,635,675 -143,545,059,926 93.75 258,173,413,714 112.00
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 169,417,399,504 183,125,086,988 211,755,896,248 13,707,687,484 108.09 28,630,809,260 115.63
Doanh thu hoạt động tài chính 6,589,690,913 9,612,841,405 11,840,187,599 3,023,150,492 145.88 2,227,346,194 123.17 Chi phí tài chính 78,429,972,460 50,783,117,419 74,122,172,300 -27,646,855,041 64.75 23,339,054,881 145.96
Chi phí quản lí doanh nghiệp 40,675,534,188 76,611,769,129 66,614,661,136 35,936,234,941 188.35 -9,997,107,993 86.95
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 56,901,583,769 50,347,237,129 57,877,772,293 -6,554,346,640 88.48 7,530,535,164 114.96 Thu nhập khác 2,891,240,431 3,000,646,971 3,423,381,975 109,406,540 103.78 422,735,004 114.09 Chi phí khác 4,075,338,099 9,556,527,123 4,231,616,403 5,481,189,024 234.50 -5,324,910,720 44.28
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 55,717,486,101 43,791,356,977 57,069,537,865 -11,926,129,124 78.60 13,278,180,888 130.32 Chi phí thuế TNDN 11143497220 8,758,271,395 11413907573 -2,385,225,825 78.60 2,655,636,178 130.32
Lợi nhuận sau thuế TNDN 44,573,988,881 35,033,085,582 45,655,630,292 -9,540,903,299 78.60 10,622,544,710 130.32
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 2,46 nghìn tỷ đồng năm
2020 xuống 2,33 nghìn tỷ dồng năm 2021 và đạt 2,6 nghìn tỷ đồng vào năm
2022 Giá vốn hàng bán năm 2021 giảm 143,54 tỷ đồng so với năm 2020 Còn giá vốn hàng bán năm 2022 tăng 258,17 tỷ đồng và đạt 112.28% so với năm
2021 Theo như báo cáo thì lợi nhuận gộp của năm 2022 là cao nhất lên tới 211,75 tỷ đồng Có thể thấy lợi nhuận gộp của năm 2022 tăng 15,6% so với năm
2021 do dịch bệnh và nền kinh tế của thế giới đã dần trở nên ổn định hơn làm cho lượng tiêu thụ cũng trở nên tăng trở lại
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 cao hơn so với 2 năm còn lại là do khi dịch bệnh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng khiến cho công ty phải bỏ ra số tiền lớn để tổ chức làm việc vừa đảm bảo án toàn cho mọi người.Trong năm
2022, lợi nhuận sau thuế của đạt 45,66 tỷ đồng, tương ứng tăng 30,32% với năm
Năm 2022, ngoài diễn biến về dịch bệnh Covid-19, lạm phát cũng đang là thách thức lớn và có nguy cơ kéo dài trong vài năm, đây có thể là khó khăn cho nên kinh tế Việt Nam nói chung và ngành cơ khí nói riêng Ngành cơ khí hiện vẫn còn trong giai đoạn khó khăn và phục hồi khá chậm Cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2020-2022
Năm Chỉ tiêu Kế hoạch
Biểu đồ 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng giai đạn 2020-2022
Giá trị sản lượng giai đoạn 2020-2022 giảm dần qua các năm như trên biểu đồ
Do giai đoạn 2020-2021 thị trường biến động mạnh mẽ, diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 ảnh hướng lớn đến nền kinh tế thị trường của Việt Nam Ngành cơ khí còn gặp khó khăn và phục hồi chậm Chính sách bảo hộ ngành còn nhiều yếu tố hạn chế, đối với các dự án lớn có sự cạnh tranh khốc nghiệt giữa các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước Vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng Và năm 2022 công ty đã đạt 101,22% so với kế hoạch do nhà nước đã cố gắng tạo điều kiện cho ngành cơ khí xây dựng cũng như các dự án đấu thầu công ty ngàng càng gia tăng.
Biểu đồ 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu giai đoạn 2020-2022
Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất ở công ty
Về mặt xác định căn cứ lập kế hoạch: AMECC đã xác định tương đối đầy đủ các căn cứ cho việc lập kế hoạch Đây đều là những căn cứ quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu kế hoạch Tuy nhiên, Công ty mới chỉ sử dụng có hiệu quả: Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty AMECCvà Căn cứ vào năng lực hiện có của công ty.
Về mặt quy trình: quy trình lập kế hoạch của công ty xét về mặt lý thuyết đã bao gồm các bước cơ bản nhất, tuần tự và khoa học Quy trình trên đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về hoạt động kế hoạch hóa của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm riêng của ngành công nghiệp cơ khí xây dựng Việt Nam về năng lực máy móc, trang thiết bị, biến động thị trường và nguồn vốn kinh doanh Hơn thế nữa, quy trình lập kế hoạch sản xuất nêu trên còn là một công cụ quản lý hoạt động sản xuất, thực hiện, cho phép ban lãnh đạo công ty có thể thực hiện được chức năng quản lý chung của mình và những người lập kế hoạch có thể theo dõi, kiểm soát các nguồn lực của công ty cũng như quá trình thực hiện những mục tiêu đề ra Chính từ việc có thể kiểm soát được quá trình thực hiện những mục tiêu đã đề ra nó còn cho phép công ty có sự điều chỉnh kế hoạch cần thiết để phù hợp với những biến động của thị trường.
Về mặt nội dung: Nhìn chung nội dung kế hoạch sản xuất khá đầy đủ từ các căn cứ lập kế hoạch tới các chỉ tiêu kế hoạch mang lại tính tổng hợp cao và khoa học, giúp người đọc có thể có được cái nhìn tổng quan về những mục tiêu phát triển của công ty.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Về mặt xác định căn cứ lập kế hoạch: Công ty do có uy tín lớn trên thị trường nên hầu hết các hợp đồng là do khách hàng tự tìm đến hoặc do Tổng công ty giao xuống, vì vậy Tổng công ty chưa thực sự coi trọng hoạt động thị trường,chưa có được những dự báo ngắn hạn cũng như dài hạn mang tính chuẩn xác cao Mặc dù trong những năm qua công ty đã tiến hành công tác nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng chủ yếu là mang tính kinh nghiệm và hình thức của các nhân viên nghiên cứu thị trường Căn cứ lập kế hoạch dựa vào nghiên cứu thị trường chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược, chưa xem xét tất cả các yếu tố tác động đến thị trường sản phẩm của công ty nên đến khi xây dựng kế hoạch một số chỉ tiêu đạt được có sự chênh lệch lớn với kế hoạch đặt ra do có sự biến động trên thị trường Hoặc do không bám sát với nhu cầu thị trường nên trong quá trình thực hiện vẫn phải điều chỉnh kế hoạch khi thị trường thay đổi.
Tuy Tổng công ty tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn trước nhưng chưa xác định được đầy đủ các yếu tố tác động đến việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động Do đó căn cứ này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, đôi khi còn gây dự báo sai lệch cho việc lập kế hoạch.
Về mặt quy trình: lập kế hoạch sản xuất như đã đánh giá, nó đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, đánh giá này mới chỉ dừng lại ở việc so sánh, đối chiếu với lý thuyết Thực tế không phải tất cả các khâu đều được thực hiện đầu đủ và mang lại hiệu quả Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
- Hoạt động điểu chỉnh kế hoạc không được đúng mức và không được thực hiện một cách thường xuyên.
- Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chưa sâu sát
- Trong quy trình lập kế hoạch mặc dù đã có sự phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị nhưng nhìn chung sự phối hợp này chỉ mang tính hình thức, còn rất lỏng lẻo, chưa phối hợp sâu sắc, chủ yếu mang tính mệnh lệnh hành chính.
- Những chỉ tiêu mà được lập ra còn phụ thuộc vào những định hướng, mục tiêu phát triển mà cấp trên giao xuống nên nhiều khi nó không thực sự đúng với năng lực thực tế của đơn vị.
Về mặt nội dung: Thực tế với quy trình và căn cứ lập kế hoạch như đã nêu ở trên thì những chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty đặt ra và giao xuống các đơn vị thường lớn hơn những chỉ tiêu mà đơn vị đăng ký Nó đã gây rất nhiều khó khăn khi mà năng lực của các đơn vị có hạn vì vậy không thể hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Hơn nữa còn khiến cho bản kế hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, làm giảm tính khả thi và làm tăng tính mệnh lệnh hành chính của bản kế hoạch.