1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quảhoạt động tài chính để đưa ra quyết định đầu tưcổ phiếu của công ty cổ phần sữa việt nam(vinamilk)

49 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Trang 4

PHỤ LỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 1 Thông pháp lý của tin Công ty

 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

 Tên tiếng Anh: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY  Tên viết tắt: VINAMILK

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 4103001932 cấp lần đầu ngày 20/11/2003 Đã được điều chỉnh nhiều lần và lần gần nhất là Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 0300588569 ngày 26/10/2020.

 Vốn điều lệ: 20,899,554,450,000 đồng (Hai mươi nghìn tám trăm chín mươi chín tỷ, năm trăm năm mươi bốn triệu, bốn trăm năm mươi nghìn đồng).

 Người đại diện pháp luật: Mai Kiều Liên - Chức vụ: Tổng Giám đốc  Địa chỉ: Số 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh  Điện thoại: (028) 54 155 555 Fax: (028) 54 161 226

 Website: https://www.vinamilk.com.vn/

 Email: vinamilk@vinamilk.com.vn

2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

 Năm 1976: Tiền thân là công ty Sữa, Cafe Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công Nghiệp thực phẩm, với 6 đơn vị trực thuộc là nhà máy sữa thống nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, nhà máy cafe Biên Hòa, Nhà máy bột Bích Chi và Lubico;

 Ngày 29/04/1993: Công ty Sữa Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 420/CNN/TCLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ theo loại hình Doanh Nghiệp Nhà Nước;

 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được cổ phần hóa dựa trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam;

 Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng;

0

Trang 6

 Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk;

 Ngày 26/03/2007: Công ty Cổ phần Sữa Lam Sơn được thành lập theo Giấy phép kinh doanh số 2603000521 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp;

 Ngày 24/06/2010: Công ty Cổ phần Sữa Lam Sơn được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một Thành Viên Sữa Lam Sơn;

 Vào ngày 20/8/2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Giấy phép đăng ký kinh doanh điều chỉnh số 0300588569 phê duyệt gia tăng vốn cổ phần lên 3.530.721.200 ngàn đồng Việt Nam;

 Vào ngày 19/4/2011, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Giấy phép đăng ký kinh doanh điều chỉnh số 0300588569 phê duyệt việc chuyển trụ sở chính và gia tăng vốn cổ phần lên 3.565.706.400 ngàn đồng Việt Nam;

 Vào ngày 23/8/2011, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Giấy phép đăng ký kinh doanh điều chỉnh số 0300588569 phê duyệt gia tăng vốn cổ phần lên 3.708.255.500 ngàn đồng Việt Nam;

 Vào ngày 30/11/2011, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Giấy phép đăng ký kinh doanh điều chỉnh số 0300588569 phê duyệt việc tăng thêm ngành nghề kinh doanh và địa điểm kinh doanh;

 Trong tháng 12/2011, Công ty tăng vốn cổ phần lên 5.561.147.540 ngàn đồng Việt Nam bằng cách phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1.

 Năm 2014: Góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan.

 Năm 2015: Vinamilk tăng cổ phần tại Công ty Sữa Miraka (New Zealand) từ 19.3% lên 22.8%.

 Năm 2016: Mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, tăng sở hữu lên 100% Khánh thành Nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN.

1

Trang 7

 Năm 2017: Đầu tư vào ngành đường với việc nắm 65% cổ phần của CTCP Đường Việt Nam (tiền thân là CTCP Đường Khánh Hoà) và 25% góp vốn vào CTCP Chế Biến Dừa Á Châu.

 Ngày 12/10/2018: Tăng vốn điều lệ lên 17,416,877,930,000 đồng.

 Năm 2019: Đầu tư nắm giữ 75% cổ phần của Công ty Cổ phần GTNFoods, qua đó tham gia điều hành Công ty Cổ phần Sữa Mộc Châu.

 Ngày 26/10/2020: Tăng vốn điều lệ lên 20,899,554,450,000 đồng.

3 Ngành, nghề kinh doanh; Triết lý kinh doanh và mục tiêu; Chiến lược pháttriển của Công ty

Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

Chi tiết: Sản xuất sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác

5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Chi tiết: kinh doanh kho, bến bãi

Bán buôn đồ uống

Chi tiết: Kinh doanh sữa đậu nành, nước giải khát, mua bán rượu (không hoạt động tại trụ sở), mua bán bia (không hoạt động tại trụ sở),mua bán đồ uống (không hoạt động tại trụ sở)

0150 Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp Chi tiết: Trồng trọt, chăn nuôi (không chăn nuôi tại trụ sở) 4933

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Chi tiết: vận tải hàng hóa nội bộ bằng ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Chi tiết: theo quy định tại điều 11.3 Luật Kinh doanh Bất động sản năm2014

1104 Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

2

Trang 8

Chi tiết: sản xuất đồ uống, nước giải khát, sữa đậu nành

8620 Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa

Chi tiết: Phòng khám đa khoa (không hoạt động tại trụ sở)

0119 Trồng cây hàng năm khác Chi tiết: trồng trọt

2029 Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Kinh doanh hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh)

Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Kinh doanh nguyên liệu; Sản xuất rượu (không hoạt động tại trụ sở); sản xuất bao bì (không hoạt động tại trụ sở); sản xuất sản phẩm nhựa (không hoạt động tại trụ sở)

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

- Kinh doanh thực phẩm công nghệ; Sản xuất thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-xay – phin – hòa tan (không hoạt động tại trụ sở); - Sản xuất, chế biến và gia công thực phẩm chức năng và nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (không hoạt động tại trụ sở)

2790 Sản xuất thiết bị điện khác Chi tiết: Kinh doanh thiết bị phụ tùng, vật tư 1103 Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia Chi tiết: Sản xuất bia (không hoạt động tại trụ sở) 4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

- Mua bán bao bì (không hoạt động tại trụ sở), mua bán sản phẩm nhựa

(không hoạt động tại trụ sở)

- Bán buôn nguyên liệu, hương liệu, các chất phụ gia, chất ổn định, chất màu và hóa chất dùng trong ngành công nghệ thực phẩm (không hoạt động tại trụ sở)

- Bán buôn hóa chất công nghiệp: keo hóa học, keo dán, băng dính, mực in (không hoạt động tại trụ sở)

- Bán buôn mật ong và các sản phẩm từ mật ong (không hoạt động tại trụ sở)

- Bán buôn pallet gỗ, pallet nhựa các loại (không hoạt động tại trụ sở) - Bán buôn bìa carton, bao bì giấy (không hoạt động tại trụ sở) - Bán buôn chuyên doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (bán buôn các loại vitamin, men, khoáng chất, yến và các sản phẩm từ yến,

3

Trang 9

không hoạt động tại trụ sở).

- Bán lẻ thực phẩm khác (thực hiện theo Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/07/2009 và Quyết định 79/2009/QĐ-64/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệtquy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn Thành phố HồChí Minh)

Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết:

- Bán lẻ đồ uống có cồn: rượu mạnh, rượu vang, bia; 50

- Bán lẻ đồ không chứa cồn: các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc không có ga như: côca côla, pépsi côla, nước cam, chanh, nước quả khác;

- Bán lẻ nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác; - Bán lẻ rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không

- Mua bán thực phẩm chế biến (không hoạt động tại trụ sở) - Mua bán chè uống (không hoạt động tại trụ sở)

- Mua bán cà phê rang – xay – phin – hòa tan (không hoạt động tại trụ sở)

- Bán buôn đường (trừ các loại đường nhà đầu tư nước ngoài không được phân phối theo quy định pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) (không hoạt động tại trụ sở) - Bán buôn các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột và cácloại hạt

- Bán buôn mứt, bánh, kẹo, socola, cacao và các sản phẩm từ cacao - Bán buôn thực phẩm công nghệ (không hoạt động tại trụ sở) - Bán buôn các loại trà (chè) khác đã hoặc chưa qua chế biến (không hoạt động tại trụ sở)

- Bán buôn dầu, mỡ động thực vật (không hoạt động tại trụ sở) - Bán buôn các loại rau, củ, quả và các sản phẩm chế biến từ rau, củ,

4

Trang 10

quả; bán buôn các loại nước ép rau, quả (không hoạt động tại trụ sở) - Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt; bán buôn thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản (không hoạt động tại trụ sở)

- Bán buôn trứng, các sản phẩm từ trứng, hạt tiêu và các gia vị khác (không hoạt động tại trụ sở)

- Bán buôn thực phẩm chức năng (không hoạt động tại trụ sở)

Sản xuất đường

Chi tiết: Sản xuất đường mía và các loại đường khác (không hoạt động tại trụ sở).

5630 Dịch vụ phục vụ đồ uống Chi tiết: Quán cà phê, giải khát

5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động Chi tiết: Dịch vụ ăn uống

- Bán lẻ hàng hóa sử dụng để lau chùi, quét dọn, làm vệ sinh như chổi, bàn chải, khăn lau,

- Bán lẻ hàng hóa phi lương thực, thực phẩm chưa được phân vào nhóm nào (trừ bán lẻ hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao, tiền kim khívà các hàng hóa khác mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị cấm và hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên)

(Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/07/2009 vàQuyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh)

4791 Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet

Chi tiết:

- Bán lẻ túi, hộp, thùng và các loại bao bì khác dùng để đựng hàng hóaqua kênh internet

- Bán lẻ các loại hàng hóa khác qua internet (trừ bán lẻ hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao, tiền kim khí và các hàng hóa khác mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị cấm kinh doanh và bị hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên)

5

Trang 11

(Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/07/2009 vàQuyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh)

Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống

Chi tiết: Bán buôn ngô và các loại hạt ngũ cốc khác (trừ gạo), (không hoạt động tại trụ sở)

Bán buôn kim loại và quặng kim loại

Chi tiết: Bán buôn đồng, chì, nhôm, kẽm và kim loại màu khác dạng nguyên sinh và bán thành phẩm: thỏi, thanh, tấm, lá, dải, dạng hình để tạo nên bao bì đóng gói sản phẩm (không hoạt động tại trụ sở)

Bán buôn tổng hợp

Chi tiết: Thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn): thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm chức năng), các nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm Không bao gồm hàng hóa mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị cấm kinh doanh và bị hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh và các đồ dùng khác cho gia đình (không bao gồm các hàng hóa mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị cấm kinh doanh và bị hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên)

Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng

lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

Chi tiết: bán lẻ nhiều loại hàng hóa (không bao gồm các hàng hóa mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị cấm kinh doanh và bị hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên), trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp (không hoạt động tại trụ sở)

(theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/07/2009 và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh)

4772 Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa

6

Trang 12

hàng chuyên doanh (không hoạt động tại trụ sở)

Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Thực hiện quyền phân phối bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm chức năng), các nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm

Không bao gồm hàng hóa mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị cấm kinh doanh và bị hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3.2 Triết lý kinh doanh và mục tiêu của Công ty

 Triết lý kinh doanh và mục tiêu của Công Ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công Ty nhằm: (1) tối đa hóa lợi ích và nâng cao giá trị của Công Ty trong sự hài hòa lợi ích của các Cổ Đông; (2) không ngừng nâng cao đời sống, thu nhập và môi trường làm việc của người lao động; và (3) đảm bảo lợi ích của các bên liên quan khác nhằm hướng đến việc phát triển bền vững và có trách nhiệm

3.3 Chiến lược phát triển:

Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:

 Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao: Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.

 Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam: Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt ở khu vực

7

Trang 13

thành thị Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.

 Trở thành Công ty Sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á: Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.

4 Thông tin cổ phần và cổ đông

 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được niêm yết trên thị trường chứng khoán chính của Thành phố Hồ Chí Minh (“HOSE”), Việt Nam vào ngày 19/01/2006.

 Tại ngày 11/01/2022, số lượng cổ phần của Công ty như sau:

Vốn điều lệ đăng ký 20,899,554,450,000 đồng Vốn thực góp của cổ đông 20,899,554,450,000 đồng Tổng khối lượng cổ phần đã phát hành và niêm yết 2,089,955,445 cổ phần Loại cổ phần 1 quyền /cổ phần Số lượng cổ phiếu quỹ 0 cổ phần.

Loại phổ thông, mệnh giá 10,000 đồng /cổ phần Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành 2,089,955,445 cổ phần Giá trị vốn hóa trên thị trường 174,929 tỷ đồng.

 Thống kê danh sách cổ đông tại ngày 11/01/2022, số lượng cổ phần của Công ty

Trang 14

TỔNG CỘNG2,089,955,445 100

5 Hệ thống quản trị

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.

5.1 Sơ đồ tổ chức

9

Trang 15

5.2 Nhân sự chủ chốt:

 Hội đồng quản trị:

+ Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Chủ tịch Hội đồng quản trị (Thành viên độc lập), Chủ tịch Ủy ban Nhân sự, Thành viên Ủy ban Lương thưởng.

+ Bà Mai Kiều Liên: Thành viên Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược, Thành viên Ủy ban Nhân sự, Tổng Giám đốc.

10

Trang 16

+ Ông Lê Thành Liêm: Thành viên Hội đồng Quản trị, Thành viên Ủy ban Chiến lược, Giám đốc Điều hành Tài chính kiêm Kế toán trưởng.

+ Ông Alain Xavier Cany: Thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành, Thành viên Ủy ban Chiến lược, Thành viên Ủy ban Kiểm toán.

+ Bà Đặng Thị Thu Hà: Thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành, Thành viên Ủy ban Chiến lược, Thành viên Ủy ban Nhân sự.

+ Ông Michael Chye Hin Fah: Thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành, Thành viên Ủy ban Kiểm toán, Thành viên Ủy ban Lương thưởng.

+ Ông Đỗ Lê Hùng: Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán.

+ ông Lee Meng Tat: Thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành, Thành viên Ủy ban Chiến lược, Thành viên Ủy ban Nhân sự.

+ Bà Tiêu Yến Trinh: Thành viên Hội đồng Quản Trị độc lập, Chủ tịch Ủy ban Lương thưởng.

+ Ông Hoàng Ngọc Thạch: Thành viên Hội đồng Quản Trị, Thành viên Ủy ban Kiểm toán, Thành viên Ủy ban Lương thưởng.

 Tổng Giám Đốc: Bà Mai Kiều Liên  Ban Điều Hành:

+ Ông Trịnh Quốc Dũng: Giám đốc điều hành Phát triển vùng nhiên liệu + Bà Bùi Thị Hương: Giám đốc Điều hành Nhân sự - Hành chính & Đối ngoại + Ông Nguyễn Quốc Khánh: Giám đốc Điều hành Nghiên cứu và Phát triển + Ông Lê Thành Liêm: Giám đốc điều hành tài chính kiêm Kế toán trưởng + Ông Nguyễn Quang Trí: Giám đốc Điều hành Marketing.

+ Ông Lê Hoàng Minh: Giám đốc Điều hành sản xuất.

5.3 Đơn vị thành viên

 Công ty mẹ:

 Vinamilk là nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam về sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm sữa tự nhiên Bắt đầu chính thức hoạt động từ năm 1976 với trụ sở chính tại Tp Hồ

11

Trang 17

Chí Minh Đến nay, Vinamilk đã phát triển thêm 3 chi nhánh chính khác: Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ

Vinamilk Chi nhánh Hà Nội Tầng 11, Tháp B, Tòa nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội Vinamilk Chi nhánh Đà Nẵng Tầng 7 Tòa Nhà Bưu điện, 271 Nguyễn Văn Linh, Phường

Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Vinamilk Chi nhánh Cần Thơ 77 – 77B Võ Văn Tần, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Trung tâm sữa tươi nguyên liệu Củ Chi

Lô B14,1, B14,2 đường D4, Khu công nghiệp Đông Nam, Xã Hoà Phú, Huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh

 Phòng khám An Khang tại 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP HCM Đây là phòng khám điện tử (e-clinic) do Vinamilk đầu tư Tất cả các bộ phận đều được kết nối về dữ liệu và cho phép truy cập trực tuyến, giúp gia tăng lợi ích và sự thuận tiện cho bệnh nhân.

 Xí nghiệp kho vận hành Hồ Chí Minh tại 32 Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP HCM và Xí nghiệp kho vận hành Hà Nội tại Km 10/ Quốc lộ 5, Xã Dương Xa, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội Xí nghiệp là nơi tập trung của 2 bộ phận Kho và Vận: Kho gồm có nguyên liệu để sản xuất và thành phẩm để xuất; Vận là đội ngũ xe vận chuyển sữa đến tay người tiêu dùng Với phương châm “Vinamilk đem sản phẩm sữa chất lượng hàng đầu tới người dùng”, tất cả các quy trình bảo quản, bốc dỡ và vận chuyển đều được quản lý nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng.

 Các nhà máy sữa: Hướng tới mục tiêu trở thành 1 trong 30 doanh nghiệp sữa tiên tiến hàng đầu thế giới, Vinamilk chủ trương đầu tư các nhà máy với công nghệ tiên tiến nhất cả trong và ngoài nước nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, phù hợp với xu hướng cạnh tranh hiện đại Vinamilk sở hữu hệ thống các nhà máy sản xuất sữa hiện đại từ Bắc vào Nam, đặc biệt là 2 siêu nhà máy sản xuất sữa nước và sữa bột tại Bình Dương Ngoài ra, Vinamilk đầu tư vào 3 nhà máy tại Mỹ, Campuchia và New Zealand.

Nhà máy sữa Tiên Sơn Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Xã Hoàn Sơn, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

Nhà máy sữa Nghệ An Đường Sào Nam, Phường Nghi Thu, Thị Xã Cửa Lò, Nghệ An Nhà máy sữa Lam Sơn Khu Công Nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa Nhà máy sữa Đà Nẵng Lô Q, Đường số 7, Khu công nghiệp Hòa Khánh, Phường Hòa

12

Trang 18

Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng Nhà máy sữa Bình Định 87 Hoàng Văn Thụ, ,Tp Qui Nhơn, Tỉnh Bình Định

Nhà máy sữa Dielac Xa lộ Hà Nội, Khu Công Nghiệp Biên Hòa I, Phường Bình An, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Nhà máy sữa bột Việt Nam Số 9 Đại lộ Tự do, Khu công niệp VSIP1, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Nhà máy nước giải khát Việt Nam

Lô A, đường NA7, Khu Công Nghiệp Mỹ Phước II, Thị trấn Mỹ Phước, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Nhà máy sữa Việt Nam Lô A-4-CN, A-5-CN, A-6-CN, A-7-CN, Khu Công nghiệp Mỹ Phước 2, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Nhà máy sữa Sài Gòn Lô 1-18 Khu G1- Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Hương lộ 80, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP HCM

Nhà máy sữa Trường Thọ 32 Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP.

 Công ty Con và Liên kết trong nước và nước ngoài

 Vinamilk luôn hoạt động với mục tiêu đặt chất lượng lên hàng đầu Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng sữa chình là nguồn nguyên liệu Các công ty con được đầu tư và thành lập nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất

Tầng 9, Tòa nhà Vinatea, 92 Võ Thị Sáu, Phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà

Trang 19

Đoạn II, Xã An Phước, Huyện Châu Thành, Bến Tre

Công ty cổ phần APIS

Số 18A, VSIP II-A, đường 27, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, Phường Vĩnh Tân, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

Số 10724, giao lộ Lower Azusa và

El Monte Boulevards, Cali-fornia 91731-1390, Mỹ

ANGKOR DAIRY PRODUCTS CO., LTD.

Lô P2-096 và P2-097, Đặc khu kinh tế Phnom Penh (PPSEZ), Quốc lộ 4, Khan posenchey, Phnom Penh, Vương Quốc Campuchia

Khangsy Farm, Unit No.04, Ban Ven-Ban Phanh, Paek District, Xieng Khouang Province, Lao PDR

DEL MONTE VINAMILK DAIRY PHILIPPINES INC.

5th Floor, JY Campos Centre, 9th Avenue corner 30th Street, Bonifacio Global City, Taguig, Metro Manila

 Trang trại bò sữa:

 Vinamilk đang sở hữu hệ thống trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam và đang đầu tư để phát triển các dự án trang trại ở nước ngoài.

TRANG TRẠI BÒ SỮA TUYÊN Thôn Đát Khế, Xã Phú Lâm, Huyện Yên Sơn, Tỉnh 14

Trang 20

QUANG Tuyên Quang TRANG TRẠI SỐ 1 - TỔ HỢP

TRANG TRẠI BÒ SỮA THỐNG NHẤT THANH HÓA

Khu phố Sao Đỏ, Thị trấn Thống Nhất, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

TRANG TRẠI SỐ 2 - TỔ HỢP TRANG TRẠI BÒ SỮA THỐNG NHẤT THANH HÓA

Khu phố Sao Đỏ, Thị trấn Thống Nhất, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

TRANG TRẠI BÒ SỮA THANH HOÁ Thôn Bàn Lai, Xã Xuân Phú, Huyện Thọ Xuân,

TRANG TRẠI BÒ SỮA TÂY NINH Tổ 60, Ấp Long Thịnh, Xã Long Khánh, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh

TRANG TRẠI BÒ SỮA VINAMILK

TRANG TRẠI BÒ SỮA VINAMILK ĐÀ LẠT - TRANG TRẠI SÔ 3

Tổ dân phố 3, Thị trấn Di Linh, Huyện Di Linh,

Trang 21

6.1 Những thuận lợi của công ty:

 Xu hướng tự chủ vùng nguyên liệu tiếp tục phát triển: Để đáp ứng nhu cầu sữa tươi 100% ngày càng tăng lên, các doanh nghiệp trong nước tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu tự quản lý và khai thác Theo số liệu gần nhất do Cục chăn nuôi công bố, vào thời điểm 31/12/2020, cả nước có 331.368 con bò sữa, tăng 4,29% so với cùng kỳ Các công ty đầu ngành như Vinamilk gần đây đã giới thiệu hệ thống trang trại Green Farm tại Quảng Ngãi với quy mô 4.000 con và chuẩn bị đưa vào khai thác trong năm 2023 tổ hợp trang trại tại Lào với quy mô giai đoạn 1 lên đến 24.000 con Các công ty có quy mô nhỏ hơn như Sữa Mộc Châu cũng mở rộng quy mô trang trại hiện hữu lên 2.000 con và có kế hoạch xây dựng trang trại sinh thái mới quy mô 4.000 con.

 Tiêu thụ sữa chua và sữa nước dẫn dắt tăng trưởng ngành sữa Tiêu thụ sữa chua đạt mức tăng trưởng tốt nhất ngành sữa trong năm 2021 (Euromonitor), được thúc đẩy nhờ nhận thức của người dân về khả năng của sữa chua giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và sức đề kháng, và nhận thức này càng tăng cao trong thời gian dịch bệnh bùng phát Đối với sữa nước, sản phẩm có tỷ trọng lớn nhất trong ngành sữa, nhu cầu duy trì ổn định do các sản phẩm sữa nước được xem là nguồn thực phẩm dễ tiêu thụ và đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ Bên cạnh đó, tiêu thụ sữa đặc trong năm 2021 tăng trưởng nhẹ, phần lớn nhờ tiêu thụ tại gia tăng lên dựa trên thói quen sử dụng sữa đặc khi pha cà phê và chế biến các món tráng miệng Đối với sữa bột, nhu cầu trong năm 2021 chịu áp lực bởi hai yếu tố, thứ nhất là tỷ lệ sinh tiếp tục xu hướng giảm, và thứ hai là một số phụ huynh chuyển sang mua sữa nước cho con thay cho sữa bột vì sữa nước có mức giá dễ tiếp cận và phù hợp cho các thành viên khác trong gia đình cùng sử dụng, nhờ đó tiết kiệm ngân sách chi tiêu trong thời kỳ khó khăn kinh tế; tuy nhiên, yếu tố thứ hai có thể chỉ duy trì trong ngắn hạn cho đến khi tăng trưởng kinh tế quay về mức trước đại dịch.

6.2 Những khó khăn của công ty:

 Đại dịch Covid-19 tiếp tục kìm hãm sự tăng trưởng của ngành sữa trong năm 2021: GDP Việt Nam năm 2021 tăng 2,58% là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây do dịch

16

Trang 22

Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý 3/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước (năm 2020 tăng 1,7%, GSO) Theo đó, ngành hàng tiêu dùng nhanh ghi nhận mức giảm 3% về giá trị còn ngành sữa nhờ tính chất thiết yếu hơn vẫn duy trì mức tăng 1% (AC Nielsen).

 Dịch chuyển kênh phân phối: Năm 2021 chứng kiến sự dịch chuyển mua sắm từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại, xu hướng này diễn ra đặc biệt mạnh mẽ trong quý 3/2021 khi lệnh giãn cách xã hội yêu cầu các chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa tại các thành phố lớn phải hạn chế hoạt động và người dân chỉ được phép luân phiên mua sắm hàng hóa thiết yếu tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi Mức độ thâm nhập của mua sắm tạp hóa trực tuyến cũng tăng tốc và tiếp nối xu hướng đã nổi lên trước đại dịch Doanh số trực tuyến được thúc đẩy bởi người tiêu dùng trẻ có thu nhập tốt nhưng bận rộn và tâm lý chuộng giao hàng tận nhà để tránh tiếp xúc trong đại dịch.

 Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao: Giá nguyên vật liệu, thức ăn chăn nuôi, cước phí vận chuyển… đều tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu tích trữ hàng hóa tăng mạnh tại một số quốc gia lớn Một số nguyên liệu sản xuất sữa quan trọng như sữa bột gầy đã ghi nhận mức tăng giá 30-40% trong giai đoạn 2020-2021 (Global Dairy Trade) Xu hướng này có thể đảo chiều khi dịch bệnh được kiểm soát tại các vùng nguyên liệu quan trọng như New Zealand, Châu Âu, Mỹ giúp nguồn cung được cải thiện và tình hình giao thương quốc tế ổn định giúp giảm bớt chi phí vận chuyển.

7 Các sản phẩm chgnh và công nghệ sản xuất mới:7.1 Các sản phẩm chgnh của Công ty:

 Sữa tươi và sữa dinh dưỡng (Vinamik tiệt trùng, green farm)

 Sữa cho mẹ mang thai và bé (Grow Plus, Optinum, Colos gold, Yokogold)  Thực phẩm ăn dặm (Ridielac gold)

 Sữa cho người cao tuổi (Vinamilk canxiPro, Sure Gold, Kenko Haru, Sure Diecerna)

 Sữa chua ăn

17

Trang 23

 Sữa đặc (Ngôi sao, Ông thọ)

 Sữa thực vật (Sữa hạt óc chó, đậu đỏ, đậu nành, hạnh nhân)

 Nước giải khát ( Nước nha đam, chanh muối Vfresh, Nước dừa Cocofresh)  Kem (kem chân châu, ốc quế, subo, Delight cây, Twin cows)

 Đường Vietsugar và phô mai

7.2 Công nghệ sản xuất mới:

 Sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết vị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến  Nhà máy Sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm  Sữa tươi sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150m3/bồn)

Khu vực tiếp nhận sữa tươi nguyên liệuCác bồn chứa lạnh 150m3/bồn

 Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4oC và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho chế biến tiệt trùng UHT Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật.

18

Trang 24

 Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 oC, sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25 oC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin & khoáng chất của sản phẩm Sữa được chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng.

Hệ thống tiệt trùng UHT

 Các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành phẩm đến khu vực kho thông minh Ngoài ra, LGV còn vận chuyển các cuộn bao bì và vật liệu bao gói đến các máy một cách tự động Hệ thống robot LGV có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp của con người.

19

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w