Trở thành một thương hiệu thời trang toàn cầu với những sản phẩm khôngchạy theo xu hướng thị trường, Uniqlo tập trung vào chất lượng quần áo và nỗ lực tạo nên trang phục đời thường phù h
Tổng quan doanh nghiệp
Giới thiệu sơ lược về Uniqlo
Uniqlo là một thương hiệu thời trang đến từ Nhật Bản, được chính thức thành lập bởi Tadashi Yanai vào năm 1984 Uniqlo được biết đến là một công ty chuyên thiết kế may mặc và bán lẻ trang phục hàng ngày, nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng tốt, thiết kế đơn giản, tiện dụng và giá cả phải chăng
Thương hiệu này đã trở thành một trong những công ty thời trang hàng đầu thế giới với sự tăng trưởng mạnh mẽ từ 387 cửa hàng trên toàn cầu năm
2015 lên đến 1,241 cửa hàng năm 2018.
Tầm nhìn
“Uniqlo là một công ty Nhật Bản hiện đại, truyền cảm hứng cho thế giới trong phân khúc quần áo hàng ngày” nhằm tạo ra một thế giới thời trang đa dạng phù hợp cho tất cả mọi người với phong cách thiết kế hướng đến mang lại cuộc sống tốt hơn dựa trên nhu cầu thực tế của cuộc sống - những trang phục hằng ngày đơn giản.
Trở thành một thương hiệu thời trang toàn cầu với những sản phẩm không chạy theo xu hướng thị trường, Uniqlo tập trung vào chất lượng quần áo và nỗ lực tạo nên trang phục đời thường phù hợp với từng tính cách và lối sống khác biệt của mỗi người nhằm mang lại sự tự tin, thoải mái và phong cách cho họ.
Sứ mệnh
"Made for all" - câu khẩu hiệu của Uniqlo: Sự cam kết của Uniqlo đối với việc tạo ra những sản phẩm thời trang chất lượng cao, đơn giản và tiện dụng, nhằm mang lại sự thoải mái và tự tin cho tất cả mọi người phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, hoặc phong cách
Tập trung thay đổi cách mọi người sống và tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn: Uniqlo tin rằng quần áo có sức mạnh tăng cường cuộc sống của mọi người và mang lại sự tự tin, thoải mái và phong cách.
Xây dựng một môi trường làm việc đa dạng và kích thích sáng tạo, nơi mọi người có thể phát triển và thể hiện bản thân: Công ty tạo ra những cao giá trị cá nhân
Bảo vệ môi trường và xã hội: Thương hiệu đã cam kết sử dụng các vật liệu và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường, đồng thời thực hiện các chương trình xã hội nhằm hỗ trợ cộng đồng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Triết lý kinh doanh
Khách hàng là trên hết: “Mang đến thứ khách hàng cần và tạo ra khách hàng mới Chỉ khi có khách hàng chúng ta mới có công việc Vì thế, khách hàng là trung tâm của những việc ta làm Điều này rất hệ trọng đối với chúng tôi” Đóng góp cho xã hội: “Chỉ sau khi tạo ra một sự khác biệt tích cực trong xã hội, bạn mới có thể trở thành nhà điều hành một doanh nghiệp đúng đắn”
Phân tích môi trường kinh doanh
Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài
1 Thị trường thời trang Việt Nam phát triển nhanh và mạnh mẽ
Thống kê của Business Monitor International, độ lớn thị trường thời trang bao gồm quần áo và giày dép ở Việt Nam trong năm 2018 là 3,8 tỷ USD, trong đó chi tiêu cho quần áo chiếm hơn 3,5 tỷ USD.
Cùng với đó, sự thành công của các thương hiệu đi trước như Zara, H&M cũng đã minh chứng được sức hấp dẫn và tiềm năng của thị trường thời trang Việt Nam Năm 2016, thương hiệu thời trang thế giới Zara tiên phong mở cửa hàng đầu tiên và tạo nên hiện tượng trong giới trẻ Việt Doanh thu từ thị trường Việt Nam năm 2018 tăng gần gấp đôi so với năm 2017 và gấp gần 4 lần thị trường Thái Lan (xếp thứ ba trong danh sách những thị trường chủ lực của Mitra Adiperkasa) Tổng kết sau 3 năm có mặt tại Việt Nam, Zara thu về doanh số gần 3.100 tỷ đồng, với biên lợi nhuận gộp bình quân hàng năm khoảng 40%
Trong khi đó, H&M vào thị trường Việt Nam năm 2017, tuy không có doanh thu bằng Zara, nhưng với việc mở 4 cửa hàng sau 1 năm thì H&M cũng có sự phát triển đáng kể về tỷ lệ tài chính qua từng năm, cụ thể năm
2018 hãng đã gấp 4,3 lần năm 2017.
2 Việt Nam có dân số trẻ, nằm trong lực lượng lao động cao
Năm 2018, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,7 triệu người.Điều này cho thấy nguồn lao động dồi dào, có khả năng tài chính, do đó có khả năng chi trả cho nhu cầu mua sắm
Ngoài ra, người trẻ chính là lực lượng khách hàng tiềm năng của thị trường thời trang Họ có xu hướng quan tâm đến vẻ ngoài, dùng một phần thu nhập để mua sắm các sản phẩm thời trang như áo quần Trong khi người lớn tuổi thường “ ăn chắc mặc bền”, ít chi tiêu cho mua sắm các sản phẩm này hơn.
3 Sự tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của người Việt Nam đang tăng
Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 2085$, đến năm
2018 thì GDP bình quân đầu người của người Việt tăng lên 2566$, tăng trưởng gấp 1,23 lần so với 2015
Thu nhập tăng cao cho thấy khả năng tiêu dùng và chi trả của người Việt ngày càng gia tăng
Năm 2018, quy mô nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,7%), là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011
4 Người tiêu dùng Việt Nam thích những sản phẩm có tính ứng dụng cao
Người tiêu dùng tại Việt Nam ưu tiên các sản phẩm có nhiều công dụng, có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày ví dụ như quần áo họ mong muốn nó sử dụng đc trong nhiều tình huống, như vừa có thể mặc đi học, vừa có thể mặc đi chơi,
5 Sự ủng hộ trong hội nhập kinh tế và “nới lỏng” chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước.
Năm 2015 đánh dấu việc Việt Nam kết thúc đàm phán hàng loạt các hiệp định tự do thương mại với nhiều đối tác lớn như 11 quốc gia thành viên đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay với các quốc gia châu Âu qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU Đây là đòn bẩy phát triển kinh tế hiệu quả, mở đường cho ngành hàng may mặc của Việt Nam tiến vào các thị trường lớn trên thế giới Đối với Nhật Bản, trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng tăng, kể từ khi hai nước dành cho nhau quy chế thuế suất tối huệ quốc (năm 1999) Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản - ASEAN (AJCEP), VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển Năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 33,4 tỷ USD, tăng gấp gần 2 lần so với 10 năm trước Năm 2018, tổng giá trị xuất - nhập khẩu giữa hai nước đạt 37,860 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2017
6 Nhu cầu tiêu dùng gia tăng, người tiêu dùng chi tiêu nhiều cho mua sắm thời trang
Phân tích của Nielsen chỉ ra quần áo là mặt hàng ưu tiên thứ ba trong danh sách mua sắm của người dân Việt chỉ sau đồ ăn, thức uống, và khi đời sống ngày một khá hơn, họ có xu hướng chi nhiều tiền hơn cho nhu cầu thời trang, ăn mặc Đây chính là cơ hội “vàng” cho tất cả những thương hiệu trong “sân chơi” thời trang.
Theo khảo sát của Q&Me vào năm 2017, mật độ mua sắm tiêu dùng Việt phổ biến nhất rơi vào 2-3 lần / tháng Trong đó, 52% số người được khảo sát mua sản phẩm thời trang ít nhất 1 lần/ tháng
(Nguồn: Q&Me Viet Nam market research)
7 Chi phí nhân công lao động hợp lý và nguồn lao động dồi dào Đối với chi phí nhân công lao động vốn chiếm trung bình tới 55% tổng chi phí của các quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xếp hạng là thị trường có giá cả hợp lý đứng thứ tư sau Campuchia, Myanmar và Philippines với tổng chi phí nhân công trung bình là 108.196 USD mỗi tháng Chi phí hợp lý này giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia trong việc thiết lập hoạt động tại Việt Nam
Công nghệ đang cách mạng hóa cách thức hoạt động của doanh nghiệp, với việc sử dụng phân tích dữ liệu, trí thông minh nhân tạo,
Năm 2018 là năm lên ngôi của VR – Virtual Reality – thực tế ảo, và AR – Augmented Reality – thực tế tăng cường Người tiêu dùng giờ chỉ cần đứng ở cửa hàng hay ngồi nhà là có thể thử và biết trước sản phẩm khi sử dụng có hợp không, có kết hợp tốt với hiện trạng không, có đúng ý mình không. Công nghệ thực tế tăng cường (AR) cho phép khách hàng thử trang phục ảo trước khi hoàn tất mua hàng Một số công ty khởi nghiệp thậm chí còn giới thiệu gương tương tác trong phòng thử đồ, trình bày chi tiết sản phẩm bổ sung và cung cấp các lựa chọn thay thế về kích thước và màu sắc Ví dụ như thương hiệu thời trang Gap đã tung ra phòng thử đồ ảo Gap’s Dressing Room trên ứng dụng, cho phép người dùng chọn và thử đồ trên mannequin.
9 Xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
Doanh số bán hàng trên các nền tảng trực tuyến đóng góp đáng kể trong doanh thu của các thương hiệu thời trang Chính vì vậy, sự phát triển của các nền tảng mua sắm trực tuyến là cơ hội cho các doanh nghiệp.
Theo Statista, doanh thu TMĐT Việt Nam đạt 2,269 triệu USD và nằm trong top 6 nền TMĐT phát triển nhất toàn cầu năm 2018 Những con số ấn tượng trên đã củng cố niềm hy vọng thu quả ngọt của những đại gia TMĐT đối với một thị trường còn non trẻ như Việt Nam.
Số lượng khách hàng mua trên các trang TMĐT đã tăng 2,6% so với năm
2017 lên có số 49,8 triệu người Đáng chú ý là xu hướng mua sắm trên di động đạt 72%, nghĩa là cứ 10 người thì có 7 người đã từng mua sắm online trên các thiết bị di động Những ứng dụng mua sắm trên điện thoại này mang lại cho người dùng trải nghiệm mua sắm đơn giản, thuận tiện và mượt mà.
Xác định chiến lược kinh doanh
Ma trận SWOT
O1: Thị trường thời trang Việt Nam phát triển nhanh và mạnh mẽ
O2: Người tiêu dùng Việt Nam thích những sản phẩm có tính ứng dụng cao
O3: Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng
O4: Chi phí nhân công lao động hợp lý và nguồn lao động dồi dào
T1: Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
T2: Sự nhạy cảm về giá và thích đồ rẻ của người Việt T3: Sự thay đổi nhanh chóng và khó lường trong xu hướng thời trang Điểm mạnh Chiến lược SO Chiến lược ST
S1: Thương hiệu uy tín có độ nhận diện cao trong thị trường thời trang
S2: Danh mục sản phẩm đa dạng, sáng tạo có chất riêng, không chạy theo xu hướng thị trường, phù hợp nhiều lứa tuổi và thời tiết
S3: Luôn cải tiến và áp dụng công nghệ hàng đầu để phát triển sản phẩm nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng
S1,S2+O1: Phát triển thêm các sản phẩm đa chức năng để thu hút và tăng trải nghiệm khách hàng
S2+O4: Tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào để tăng năng suất sản xuất, cung cấp được nhiều sản phẩm hơn với số lượng lớn hơn S1+O3: Đẩy mạnh hoạt động bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam
S1,S2+T1: Tạo ra những chiến lược khác biệt hóa sản phẩm so với những thương hiệu khác S1,S2+T3: Không theo xu hướng mà luôn giữ chất riêng, sản xuất các sản phẩm đơn giản, chất lượng cao, phù hợp với tệp khách hàng lớn
S3+T1: Cải tiến công nghệ và tăng tính bền vững của sản phẩm để cạnh tranh về chất lượng với các đối thủ lớn Điểm yếu Chiến lược WO Chiến lược WT
W1: Giá bán của một số sản phẩm còn khá cao so với thu nhập người
W2: Phụ thuộc vào sản xuất bên ngoài còn nhiều, do đó sản phẩm có rủi ro không đồng đều chất
W2+O1: Tạo hệ thống quản lý chất lượng và an toàn trước khi đưa sản phẩm vào thị trường
W3+O3: Mở rộng hệ thống kênh bán hàng trực tuyến để
W1+T1,T2: Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với giá tiền
W2+T1: Cải thiện và chú trọng chất lượng sản phẩm lượng
W3: Khả năng tự chủ trong sản xuất còn kém tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận và nhiều lựa chọn cho khách hàng
Dựa vào bảng CPM, Uniqlo có điểm Qi là 2,93 ở ngưỡng giữa so với 3,18 (H&M) và 3,89 (Zara).Vì thế, chiến lược phù hợp cho Uniqlo là W-O hoặc S-T.
Dựa theo mục tiêu, tầm nhìn của Uniqlo, có thể thấy Chiến lược S-T là chiến lược phù hợp hơn vì: Uniqlo đã mở rộng thị trường vào nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Dưới sự cạnh tranh gay gắt của thời trang nhanh cùng với các đối thủ lớn đã thâm nhập thị trường Việt Nam trước đó, Uniqlo cần có sự khác biệt trong sản phẩm ở giai đoạn 2019-
2022 mà nhóm đề ra để giành được thị phần, đúng với tầm nhìn mà Uniqlo đã đề ra chính là “ Trở thành một thương hiệu thời trang toàn cầu với những sản phẩm không chạy theo xu hướng thị trường.” Dưới sự thay đổi nhanh chóng và khó lường trong xu hướng thời trang, việc giữ vững các sản phẩm tối giản với tính ứng dụng và chất lượng cao, hướng đến thời trang bền vững sẽ giúp Uniqlo có chỗ đứng nhất định trên thị trường
Ma trận QSPM
Môi trường Các yếu tố
Chiến lược S-T Đánh vào tệp khách hàng lớn Khác biệt hóa
Cải tiến công nghệ và tăng tính bền vững sản phẩm
Pi Pi Ti x Pi Pi Ti x Pi
1 Thị trường thời trang Việt Nam phát triển nhanh và mạnh mẽ 0,1
2 Việt Nam có dân số trẻ, nằm trong lực lượng lao động cao 0,07
3 Sự tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của người Việt Nam đang tăng 0,08
4 Người tiêu dùng Việt Nam thích những sản phẩm có tính ứng dụng cao 0,04
5 Sự ủng hộ trong hội nhập kinh tế và nới lỏng chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước 0,03 4 0,12 2 0,06 3 0,09
Nhu cầu tiêu dùng gia tăng, người tiêu dùng chi tiêu nhiều cho mua sắm thời trang
Chi phí nhân công lao động hợp lý và nguồn lao động dồi dào
9 Xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng 0,05
Cạnh tranh trực tiếp “gay gắt” với các đối thủ lớn từ quốc tế
Các thương hiệu Local Brand và làn sóng
12 Thị hiếu tiêu dùng thay đổi quá nhanh 0,1 2 0,2 4 0,4 4 0,4
13 Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế ngày càng nhiều 0,09
14 Xu hướng cá nhân hóa trong ngành thời trang 0,08 2 0,16 4 0,32 3 0,24
15 Môi trường bên trong Độ uy tín của thương hiệu 0,1 3 0,3 3 0,3 3 0,3
16 Sản phẩm có thiết kế đơn giản, dễ mặc 0,07 2 0,14 3 0,21 3 0,21
17 Sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng 0,1 4 0,4 3 0,3 3 0,3
18 Đầu tư công nghệ cải tiến sản phẩm để trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh 0,13 4 0,52 3 0,39 4 0,52
19 Theo kịp với sự phát triển của thương mại điện tử 0,03 3 0,09 2 0,06 1 0,03
20 Đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân viên một cách có hiệu quả 0,07 3 0,21 4 0,28 4 0,28
21 Dịch vụ chăm sóc luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng 0,09 4 0,36 2 0,18 2 0,18
22 Mô hình tích hợp chiều dọc dễ kiểm soát 0,1 3 0,3 3 0,3 4 0,4
Thiết kế sản phẩm thiếu trendy phù hợp xu hướng thời trang thị trường 0,13 1 0,13 4 0,52 3 0,39
Sản phẩm không có gắn logo để tăng tính nhận diện (như Zara, H&M), cản trở khả năng thu hút khách hàng 0,02 2 0,04 3 0,06 3 0,06
25 Phụ thuộc vào sản xuất bên ngoài còn nhiều 0,07 2 0,14 2 0,14 2 0,14
26 Việc bán lẻ trực tuyến chưa thật sự phát triển 0,09 2 0,18 2 0,18 2 0,18
Kết luận: Nhìn vào tổng số điểm trên QSPM, lựa chọn phù hợp nhất cho
Uniqlo trong giai đoạn 2019-2022 là Chiến lược cải tiến công nghệ (6,25>6,05>5,4).
Vì vậy, Chiến lược cải tiến công nghệ là chiến lược thực hiện của Uniqlo,còn chiến lược đánh vào tệp khách hàng lớn và chiến lược khác biệt hóa là chiến lược dự phòng Để thực hiện chiến lược trên, Uniqlo sẽ sử dụng chiến lược bộ phận chức năng chính là R&D và sản xuất, đồng thời kết hợp với chiến lược bộ phận bổ trợ là marketing và phát triển nhân sự.
Chiến lược hành động
T Chiến lược bộ phận chức năng
Các yếu tố Chiến lược cải tiến công nghệ và tăng tính bền vững sản phẩm Hướng hành động
Chiến lược sản xuất và R&D
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng nên mức sống, khả năng chi trả của người Việt cũng tăng
Nghiên cứu và áp dụng những công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất sản phẩm, cải thiện chất lượng vải, sợi dệt
2 Các đạo luật về môi trường đến việc giảm thiểu rác thải thời trang đang ngày càng được chú trọng
Cần có một số biện pháp để hạn chế rác thải trong quá trình sản xuất và phân phối đến tay người tiêu dùng của mình
3 Nhu cầu về thời trang của người tiêu dùng liên tục tăng nhanh và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường (H&M, Zara)
Nắm bắt cơ hội để đưa ra nhiều dòng sản phẩm mới mẻ, điển hình như công nghệ in, nhằm mang dấu ấn của thương hiệu đến với thị trường
4 Người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm thời trang nhanh
Chú trọng nhiều hơn nữa vào chất liệu sản phẩm của mình, tạo ra những sản phẩm bền vững, có thể sử dụng lâu dài và dễ bảo quản
5 Người tiêu dùng Việt Nam thích những sản phẩm có ứng dụng cao Phát triển những sản phẩm đơn giản, dễ mặc thường ngày, có thể sử dụng trong nhiều dịp
6 Công nghệ đang ngày càng phát triển và có thể được ứng dụng trong ngành thời trang Đầu tư công nghệ cải tiến sản phẩm để trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh bằng cách tích hợp công nghệ vào sản phẩm như sử dụng vật liệu thông minh, công nghệ may mặc tiên tiến, hoặc công nghệ IoT để tạo ra trải nghiệm mới cho khách hàng, tự động hóa quy trình sản xuất
7 Thích ứng với sự phát triển của thương mại điện tử Tập trung vào nâng cao trải nghiệm khi mua sắm trực tuyến của khách hàng như có thể sử dụng công nghệ AR (thực tế tăng cường) để cho phép khách hàng thử nghiệm sản phẩm trực tuyến
8 Thiết kế sản phẩm thiếu trendy phù hợp với xu hướng thời trang thị trường Đa dạng thêm các mẫu mã thời trang phù hợp với thời tiết Việt Nam theo mùa
9 Phụ thuộc vào sản xuất bên ngoài còn nhiều Mở thêm nhà máy sản xuất riêng và nâng cao công nghệ sản xuất
10 Sản phẩm không có gắn logo để tăng tính nhận diện, cản trở khả năng thu hút khách hàng
Thay vì gắn logo như các nhãn hiệu thời trang khác, Uniqlo cũng có thể xây dựng một lối đi riêng, dùng chất lượng để giữ chân và gây ấn tượng đối với khách hàng
Sự phát triển của thương mại điện tử và xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng tăng
Mở rộng quy mô của các kênh mua sắm trực tuyến
12 Khả năng cạnh tranh về giá giữa các thương hiệu có thể ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá những sản phẩm tồn kho, tổ chức nhiều dịp giảm giá kết hợp với ngày lễ, hoặc kết hợp với các sàn thương mại điện tử, nhưng vẫn phù hợp với khả năng tài chính
13 Các thương hiệu Local Brand và làn sóng “ủng hộ đồ Việt” Hợp tác với một số brand của Việt Nam cho ra mắt các bộ sưu tập mới chỉ dành riêng cho thị trường Việt Nam Vào các dịp lễ đặc biệt, ra mắt bộ sưu tập mang nét truyền thống của văn hóa Việt Nam
14 Việc bán lẻ trực tuyến chưa thật sự phát triển
Tăng cường tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng nhiều phương tiện như kết hợp với các KOLs nổi tiếng trên các social network nhằm củng cố sự tin dùng của khách hàng Tối ưu hóa giao diện người dùng, tốc độ tải trang, cải thiện công cụ tìm kiếm và tính năng thanh toán an toàn, thuận tiện
Chiến lược phát triển nhân lực
Chi phí nhân công ở Việt Nam hợp lí và nguồn lao động dồi dào
Mở rộng quy mô sản xuất ở Việt Nam, tận dụng và đào tạo nguồn nhân công giá rẻ để giảm chi phí sản xuất
16 Dịch vụ chăm sóc luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng (onl và off) Đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ kiến thức chuyên sâu Xây dựng chính sách đổi trả linh hoạt và dễ dàng để tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng Nâng cao độ tin cậy của khách hàng bằng cách giải quyết nhanh chóng và hợp lý khi giải đáp những thắc mắc của khách hàng bằng cách sử dụng công nghệ AI tạo ra chatbot
17 Phụ thuộc vào sản xuất bên ngoài còn nhiều Đầu tư xây dựng và đào tạo một hệ thống các nhà quản lý giỏi và thường xuyên để cử họ đến kiểm tra chất lượng của các nhà máy nước ngoài
3.3.1 Chiến lược R&D và sản xuất
1 Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng nên mức sống khả năng chi trả của người Việt cũng tăng
Mức sống tăng, do đó người Việt có thể chi trả nhiều hơn hoặc quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm quần áo có chất lượng cao với công nghệ cải tiến trong chất liệu sản xuất Uniqlo có thể nghiên cứu và áp dụng những công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất sản phẩm, cải thiện chất lượng vải, sợi dệt, nhằm mang đến sản phẩm chất lượng cao.
2 Các đạo luật về môi trường đến việc giảm thiểu rác thải thời trang đang ngày càng được chú trọng
Uniqlo cần có một số biện pháp, hành động để hạn chế rác thải trong quá trình sản xuất và phân phối đến tay người tiêu dùng của mình Cụ thể, hãng này có thể xem xét sử dụng những nguyên liệu tái chế hoặc tái sử dụng trong việc cải tiến sản phẩm của mình, có thể sử dụng các vật liệu tái chế trong đóng gói bao bì Bên cạnh đó, Uniqlo có thể phát triển công nghệ sản xuất, triển khai những mô hình sản xuất có trách nhiệm, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu lượng nước sử dụng và tối ưu hóa quy trình sản xuất
Uniqlo cần cải tiến công nghệ giúp gia tăng chất lượng của sản phẩm để sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, bền vững, có thể sử dụng được trong thời gian dài
3 Nhu cầu về thời trang của người tiêu dùng liên tục tăng nhanh và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường (H&M, Zara) Để có được lợi thế trên thị trường thời trang nhằm đáp ứng yếu tố cạnh tranh về công nghệ 4.0 đang ngày càng khốc liệt, Uniqlo cần thể hiện rõ được sự khác biệt hóa trong sản phẩm của mình, đồng thời những sản phẩm mà Uniqlo hướng đến vẫn phải đáp ứng xu hướng của thị trường Uniqlo cần nắm bắt cơ hội để đưa ra nhiều dòng sản phẩm mới mẻ, điển hình như công nghệ in, nhằm mang dấu ấn của thương hiệu đến với thị trường
4 Người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm thời trang nhanh
Bài học kinh nghiệm
Đánh giá chiến lược kinh doanh của Uniqlo giai đoạn 2019-2022
“Ba năm gian khó biết bao là tình” Uniqlo đã vô cùng thành công không chỉ với các chiến lược kinh doanh của mình mà còn chiếm trọn trái tim tiêu dùng của người Việt Nam Với những ai yêu và hiểu thì Uniqlo là hiện thân của phong cách sống - một phong cách sống hết sức giản dị nhưng chứa đầy sự thấu hiểu Kiểu dáng chỉ là câu chuyện nhỏ Ẩn sâu trong những sản phẩm thời trang dung dị đó là câu chuyện vô cùng ấm áp,khơi gợi nhiều suy nghĩ về sự thấu hiểu, chất liệu tái chế, “sống xanh” kèm những cam kết phát triển cùng cộng đồng.
Bài học kinh nghiệm
4.2.1 Xây dựng tầm nhìn chiến lược và phong cách rõ ràng cho thương hiệu ngay từ đầu là lấy chất lượng làm trọng tâm
Uniqlo đã định hướng cho mình một phong cách thời trang hiện đại và tinh tế ngay từ khi gia nhập vào Việt Nam (2019) Không chỉ thế mà còn nhận được sự ưa chuộng của rất nhiều người dùng Khẩu hiệu chính của Uniqlo là “Made for all” Đây được xem là một trong những điểm đặc biệt làm nên thành công trong chiến lược Marketing của Uniqlo tại Việt nam nói riêng và châu Á nói chung.
Tiếp tục phát huy và xây dựng tầm nhìn chiến lược trong các giai đoạn sắp tới, bởi vì thị hiếu của khách hàng thay đổi rất nhanh, nếu không tiếp thu và xây dựng tầm nhìn mới, có thể sẽ bị bỏ lại so với các thương hiệu khác.
4.2.2 Ưu tiên cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì mãi chạy theo xu hướng thị trường
Thực tiễn Áp dụng thành công công nghệ EX Quick Dry vào sản phẩm của mình Đây dòng công nghệ được thiết kế độc nhất về cấu trúc khô thoáng nhanh mà không ảnh hưởng đến bề mặt vải Công nghệ Quick Dry được thiết kế để tiết kiệm thời gian cho bạn, nó giúp hạn chế việc tiết mồ hôi ra nhiều khi bạn vận động, hoạt động ở cường độ cao và giúp khả năng khô thoáng nhanh hơn
HeatTech là công nghệ giữ ấm nhận được nhiều sự yêu thích tại UNIQLO nhờ đa dạng cấp độ giữ ấm linh hoạt Là kết quả đáng tự hào giữa UNIQLO và Toray Industries – nhà sản xuất sợi hàng đầu thế giới Ba năm kể từ năm
2019, Uniqlo đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ HeatTech cho nhiều lựa chọn phù hợp với từng thể trạng, hoàn cảnh như HeatTech,HeatTech Extra Warm, HeatTech Ultra Warm.
Thêm vào đó, những năm gần đây, Uniqlo nắm bắt được xu hướng thời trang của giới trẻ, cho ra đời công nghệ thiết kế áo thun UT Me → Điều này nhằm thu hút được lượng khách hàng yêu thích cái mới và tự thiết kế cho mình những sản phẩm theo ý thích.
Uniqlo đã rất thành công trong việc nghiên cứu và đề xuất những công nghệ hiện đại vào sản phẩm của mình và nhận được sự đón nhận đông đảo của khách hàng tiềm năng Bằng việc ưu tiên phát triển công nghệ hiện đại Uniqlo rất có triển vọng trong thị trường cạnh tranh trong tương lai.
4.2.3 Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống phân phối trên mạng lưới điện tử
Kể từ năm 2019, khi Uniqlo gia nhập vào thị trường Việt Nam đến năm
2022, Uniqlo vẫn gặp khó khăn trong mở rộng chuỗi cung ứng, việc bán lẻ trực tuyến chưa thật sự phát triển Trong khi nhu cầu công nghệ ngày càng nhiều, khách hàng có nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng Mặc dù trong giai đoạn 2021, Uniqlo đã thông báo chính thức khai trương cửa hàng online tại Việt Nam với hơn 15,000 sản phẩm đa dạng, nhưng vẫn chưa thật sự thành công bằng các thương hiệu khác
Ngoài ra, Uniqo chưa thật sự chú ý đến nhu cầu mua sắm của khách hàng tại thị trường Việt Nam Ví dụ như chương trình “Click and collect”, Uniqlo tạo điều kiện cho khách hàng mua sắm trực tuyến trên website sau đó đến cửa hàng để nhận hàng Tuy nhiên, khách hàng Việt Nam thích mua hàng và được giao đến tận nhà Vì thế, mặc dù Uniqlo thích ứng với việc bán hàng trực tuyến nhưng chưa thực sự phát triển.
Một đề xuất kịp thời cho Uniqlo trong giai đoạn này chính là đầu tư phát triển sản phẩm của mình trên các sàn thương mại điện tử với đa dạng sản phẩm và cách thức mua hàng thay vì chỉ có hai cách thức là là truy cập Website hoặc tải ứng dụng riêng Đồng thời, Uniqlo nên chú ý đến nhu cầu mua sắm của khách hàng tại thị trường Việt Nam Chỉ có như vậy, Uniqlo mới đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn, mang lại doanh thu cho mình, đồng thời đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng trong thời kỳ kinh tế đang dần ổn định.
4.2.4 Tiếp tục phát huy và áp dụng các đạo luật bảo vệ môi trường để giảm thiểu rác thải góp phần bảo vệ môi trường
Từ ngày 1/9/2020, Uniqlo thông báo phục vụ khách hàng bằng túi giấy tái chế thay vì túi nhựa khi mua sắm tại cửa hàng của mình.
Tháng 1/2021, Uniqlo đã triển khai chương trình tái chế tên là “Re.Uniqlo” để thu mua và tái chế các sản phẩm không còn sử dụng Khách hàng có thể mang sản phẩm Uniqlo cũ của mình đến các cửa hàng để được tái chế. Theo đó, với mỗi lần thu mua, khách hàng sẽ được tặng một phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo.
Mùa Xuân năm 2020, Uniqlo đã tung ra thị trường sản phẩm may mặc sử dụng loại sợi polyester được chế tạo bằng nhựa tái chế từ các vỏ chai đã qua sử dụng và có tính năng thoáng khí, nhanh khô Trong ngành công nghiệp may mặc, đã có nhiều sản phẩm được chế tạo từ nhựa tái chế, nhưng Fast Retailing cho biết sản phẩm của hãng có tính năng nổi trội hơn vì sử dụng các sợi cực đặc biệt cực kỳ nhỏ nhờ công nghệ loại bỏ tạp chất Sản phẩm này sẽ góp phần trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa và hướng tới một xã hội có tính bền vững
Uniqlo cần tiếp tục phát huy và đưa ra các chương trình nhằm giảm thiểu rác thải ngành thời trang ra môi trường.
4.2.5 Đầu tư vào mức độ nhận diện và uy tín của thương hiệu
Uniqlo vừa công bố ra mắt cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa thu 2019 Ngay từ ban đầu gia nhập thị trường Việt Nam, Uniqlo đã khẳng định được vị thế và mức độ uy tín của mình tại thị trường này khi mức độ nhận diện đứng thứ 4 sau các anh lớn như ZARA, H&M, Mango.Đồng thời Uniqlo được 55% người nhận diện và được nhận diện bởi nữ giới nhiều hơn nam giới nhờ vào hiệu ứng của mạng Internet, đại sứ thương hiệu và truyền miệng.
Bài học Để xây dựng được đế chế cho riêng mình, cái cần thiết nhất cũng là cái quan trọng nhất đó chính là xây dựng lòng tin và độ uy tín của mình trong lòng khách hàng bởi “không có khách hàng thì không có hoạt động kinh doanh nào cả”
4.2.6 Hạn chế phụ thuộc vào các nhà sản xuất bên ngoài
Thực tiễn Đây là điều mà UNIQLO đến nay vẫn chưa làm tốt được Uniqlo có 55 nhà máy tại Việt Nam và có khoảng 20% nhà máy may của Uniqlo tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thô từ Trung Quốc Ngoài ra Uniqlo chủ trương thuê ngoài bên thứ ba độc quyền thực hiện toàn bộ công đoạn sản xuất và gia công Điều này có thể gây nên một số thách thức và bất lợi cho quá trình ra mắt sản phẩm của Uniqlo