Lý do chọn đề tài:Nguồn nhân lực đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tổ chức, là yếu tố mang tínhquyết định, có tính sáng tạo, có thể nói: “con người là nguồn lực của mọi nguồn lực”
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
GIẢNG VIÊN: TS Vũ Hồng Vân SINH VIÊN: Phạm Thanh Tuấn Kiệt - 2221000518
Lê Phạm Đức Thịnh - 2221000699 Hoàng Thế Anh - 2221000353
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
GIẢNG VIÊN: TS Vũ Hồng Vân SINH VIÊN: Phạm Thanh Tuấn Kiệt - 2221000518
Lê Phạm Đức Thịnh - 2221000699 Hoàng Thế Anh 2221000353
Trang 3MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
1 Phạm Thanh Tuấn Kiệt 2221000518
100%
3 Hoàng Thế anh 2221000353
- Chương 3: Đánh giá công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
- Phần 3: Kết Luận
100%
Trang 4Mục lục
Mục lục 3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài: 5
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: 5
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 5
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
3 Đối tượng nghiên cứu: 5
4 Phạm vi nghiên cứu: 5
5 Phương pháp nghiên cứu: 6
6 Bố cục đề tài: 6
PHẦN 2: NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 7
1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 7
1.1.1 Khái niệm công việc 7
1.1.2 Khái niệm phân tích công việc 7
1.2 CÁC YÊU CẦU CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 7
1.3 Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 7
1.4 Những thông tin cần thiết khi phân tích công việc 9
1.5 Các bước phân tích công việc 9
1.5.1 Xác định mục đích của phân tích công việc 9
1.5.2 Thu thập các thông tin cơ bản có sẵn 10
Trang 51.5.3 Lựa chọn các công việc tiêu biểu 10
1.5.4 Thu thập thông tin cần thiết để phân tích công việc 10
1.5.5 Xử lý thông tin 10
1.5.6 Soạn thảo bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc 11
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 12
2.1 Giới thiệu cơ bản về Công ty cổ phần Kinh Đô 12
2.1.1 Tổng quan về công ty: 12
2.2 Thực trạng công tác phân tích công việc trong Công ty cổ phần Kinh Đô: 14
2.2.1 Quy trình phân tích công việc tại công ty 14
2.2.2.1 Bản mô tả công việc: 16
2.2.2.2 Bản tiêu chuẩn công việc: 16
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CÓ PHẢN KINH ĐÔ: 17
3.1 Đánh giá và đề xuất giải pháp 17
3.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân 17
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 17
3.2 Một số giải pháp nhằm cải tiến công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô 17
PHẦN 3: KẾT LUẬN 19
Trang 7PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Nguồn nhân lực đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tổ chức, là yếu tố mang tínhquyết định, có tính sáng tạo, có thể nói: “con người là nguồn lực của mọi nguồn lực”.Điều đầu tiên mà một nhà quản trị nhân sự tốt cần làm đó là hoạt động phân tích côngviệc, đây là yếu tố cốt lõi của nhà quản lý nhân sự, Phân tích công việc là công cụ đểlàm tốt những công tác khác của quản lý nhân sự như : thiết kế công việc, kế hoạchhóa nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động, bố trí lao động, đánh giá thực iện công việc,thù lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,… Quản lý nhân sự đã xuất hiện
từ lâu và đóng một vai trò quan trọng trong mỗi tổ chức đối với các nước phát triển,điều này đã được thực hiện hàng trăm năm qua Còn đối với các nước đang phát triển,
cụ thể là Việt Nam hiện nay, phân tích công việc là khái niệm khá mới mẻ và xa lạ
Chính vì vậy nhóm chúng em xin được thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động phân
tích công việc của CTCP Kinh Đô”.
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung, vai trò, ý nghĩa của phân tích công việc trong hoạt động quản trịnguồn nhân lực
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa một số khái niệm về: công việc, vị trí công việc, phân tích công việc, Tìm hiểu vai trò, các yêu cầu của phân tích công việc
Tìm hiểu các bước phân tích công việc và phương pháp thu thập thông tin trong phântích công việc
3 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động phân tích công việc trong tổ chức
4 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết
7
Trang 8Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2024 đến tháng 4/2024
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp xử lý thông tin
6 Bố cục đề tài:
Ngoài phần mục lục, lời cảm ơn, lời cam đoan, phần mở đầu, tài liệu tham khảo vàphần kết luận, đề tài Quản trị nguồn nhân lực “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂNTÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ” bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về phân tích công việc
Chương 2: Liên hệ thực tiễn công tác phân tích công việc trong Công ty cổ phần KinhĐô
Chương 3: Đánh giá công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô:
8
Trang 9PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
1.1.1 Khái niệm công việc
Công việc (Job) là tất cả các vị trí giống nhau về hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn cóquan hệ với nhau mà người lao động phải thực hiện (Cảnh Chí Hoàng & Cộng sự,2019)
1.1.2 Khái niệm phân tích công việc
Phân tích công việc là một quá trình có hệ thống mô tả và ghi lại thông tin về các hành
vi trong công việc, những hành động, và một số kỹ thuật công nhân (Steve Werner,Randall S Schulder & Susan E Jacksonm 2011)
1.2 CÁC YÊU CẦU CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Phân tích công việc được thực hiên trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Khi tổ chức mới thành lập
Thứ hai: Khi xuất hiện công việc mới
Thứ ba: Khi xuất hiện những thay đổi về nội dung trong công việc
Thứ tư: Khi áp dụng công nghệ mới, phương pháp mới
Thứ năm: Khi cần rà soát chu kỳ hoạt động
Yêu cầu đối với phân tích công việc:
Xác định chính xác công việc cần phân tích
Xác định được tính pháp lý của công việc
Đảm bảo tính hợp lý của công việc
Đảm bảo những công việc tương đương nhau sẽ có tiêu chuẩn giống nhau
1.3 Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
9
Trang 10Phân tích công việc cung cấp cho nhà quản lý bản tóm tắt những nhiệm vụ và tráchnhiệm đối với công việc nào đó, mối tương quan của công việc đó với các công việckhác trong tổ chức, kiến thức, kỹ năng cần thiết và các điều kiện để hoàn thành côngviệc
Phân tích công việc là công cụ để nhà quản lý làm bản mô tả công việc và bản tiêuchuẩn công việc Từ đó có cơ sở để tiến hành kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyểnchọn đào tạo, phát triển, đánh giá năng lực làm việc của người lao động và có cácchính sách đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Phân tích công việc sẽ tiết kiệm thời gian và sức lực qua việc tiêu chuẩn hóa công việclàm cho nhà quản trị có cơ sở để phân chia và làm kế hoạch hoạt động
Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việcnhư mối quan hệ của cấp trên, cấp dưới, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong khithực hiện công việc Nếu không phân tích công việc nhà quân trị sẽ gặp rất nhiều khókhăn, không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ các hoạt động giữa các bộ phận cơ cấutrong tổ chức, không thể đánh giá chính xác được yêu cầu công việc
Hình 1 1 Sơ đồ lợi ích của phân tích công việc
10
Trang 111.4 Những thông tin cần thiết khi phân tích công việc
Muốn phân tích công việc tối ưu nhất, bạn cần có những thông tin dưới đây:
Tình hình thực hiện công việc: Cơ sở thực hiện nhiệm vụ, phương pháp làmviệc, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành công việc,…
Yêu cầu nhân sự: Tiêu chuẩn về chất lượng lẫn số lượng nhân viên thực hiệnnhư trình độ chuyên môn, học vấn, nghiệp vụ, giới tính, kinh nghiệm,…
Công cụ, máy móc, trang thiết bị cần có hỗ trợ cho công việc đạt chất lượng tốtnhất
Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Dự trù khoảng thời gian, năng suất,… để đánhgiá tiến trình công việc của từng nhân viên
Điều kiện làm việc: Kiểm tra sức khỏe, tinh thần nhân viên, đến điều kiện củamôi trường như chế độ lương bổng, phụ cấp, đồng phục,…
1.5 Các bước phân tích công việc
Hình 1 2 Quy trình phân tích công việc
1.5.1 Xác định mục đích của phân tích công việc
Mục đích chung: Cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về công việc để phục vụ chocác hoạt động quản trị nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc, Mục đích cụ thể:
11
Trang 12Mô tả công việc: Xác định rõ ràng các nhiệm vụ, trách nhiệm, yêu cầu về kỹ năng,kiến thức và kinh nghiệm của công việc.
Tiêu chuẩn công việc: Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực và hiệu quả công việc.Đánh giá công việc: Xác định giá trị tương đối của các công việc trong tổ chức
Thiết kế hệ thống quản lý nhân sự: Cung cấp thông tin để thiết kế hệ thống tuyểndụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc, … phù hợp
1.5.2 Thu thập các thông tin cơ bản có sẵn
Tên công việc
Tính đại diện cho các nhóm công việc trong tổ chức
Mức độ quan trọng của công việc
Mức độ phức tạp của công việc
1.5.4 Thu thập thông tin cần thiết để phân tích công việc
Các yếu tố của điều kiện làm việc
Các hoạt động thực tế của nhân viên tiến hành tại nơi làm việc
Những phẩm chất mà nhân viên thực hiện công việc cần có
Các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật tại nơi làm việc
Các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc đối với nhân viên
1.5.5 Xử lý thông tin
Phân loại và sắp xếp các thông tin thu thập được
Phân tích và tổng hợp các thông tin
12
Trang 13 Xác định các yếu tố quan trọng của công việc
Đánh giá mức độ quan trọng và yêu cầu của các yếu tố
1.5.6 Soạn thảo bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc
Bản mô tả công việc là bản thông tin có liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm,quyền lợi, nghĩa vụ, của người thực hiện công việc, các mối quan hệ cần thiết,kết quả công việc khi hoàn thành
Bản tiêu chuẩn công việc: là bản thông tin có liên quan đến người thực hiệncông việc như: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chuyên môn, các kỹ năng, cánhân ngoại hình, ngoại ngữ,…
13
Trang 14CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
2.1 Giới thiệu cơ bản về Công ty cổ phần Kinh Đô
2.1.1 Tổng quan về công ty:
Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh,Việt Nam
Tell: (84) (8) 38270839
Fax: (84) (8) 38270839
Email: info@kinhdo.vn
Website: www.kinhdo.vn
Công ty Cổ phần Kinh Đô được thành lập vào năm 1993, trải qua 17 năm hình thành
và phát triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một trong những công ty thực phẩm lớnnhất Việt Nam với hệ thống 5 công ty, 4 nhà máy sản xuất các loại bánh như bánhCookies, Cracker, Bông lan, Bánh mì tươi, Kẹo, Sô-cô-la, Kem, Sửa và yoghurt.Thương hiệu Kinh Đô được nhiều người biết đến và là một trong 10 thương hiệu hàngđầu tại Việt Nam
Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập, đến nay Kinh Đô đã cótổng số nhân viên gần 8.000 người Tổng vốn điều lệ là 1.599 tỷ đồng Tổng doanh thunăm 2012 là 4.285 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 490 tỷ đồng Mục tiêu doanh thu năm 2013của Kinh Đô là 5.200 tỷ, lợi nhuận 600 tỷ đồng
Các sản phẩm mang thương hiệu Kính Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thôngqua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm 300 nhà phân phối và 200.000điểm bán lẻ với tốc độ tăng trưởng 20%-30%/năm Thị trường xuất khẩu của Kinh Đôcũng phát triển rộng khắp qua hơn 30 nước như Nhật, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc,Myanmar, Thái Lan, Nam Phi, Đài Loan, Hongkong Trung Quốc, Lào, Campuchia
Tầm nhìn: HƯƠNG VỊ CHO CUỘC SỐNG
14
Trang 15Kinh Đô mang hương vị đến cho cuộc sống mọi nhà bằng những thực phẩm an toàn,dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo.
Sứ mệnh: Sử mệnh của Kinh Đô đối với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm
phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm
bổ sung và đồ uống Chúng tôi cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinhdưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thịtrường thực phẩm
Với cổ đông, sứ mệnh của Kinh Đô không chỉ dừng ở việc mang lại mức lợi nhuận tối
đa trong dài hạn mà còn thực hiện tố việc quản lý rủi ro từ đó làm cho cổ đông an tâmvới những khoản đầu tư
Với đối tác, sứ mệnh của Kinh Đô là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thànhviên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông quacác sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo Chúng tôi không chỉ đáp ứng đúng xu hướngtiêu dùng mà còn thỏa mãn được mong ước của khách hàng
Chúng tôi luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọngtrong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhânviên Vì vậy Kinh Đô luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trung thành,
có khả năng thích nghi cao và đáng tin cậy Để góp phần phát triển và hỗ trợ cộngđồng, chúng tôi chủ động tạo ra, đồng thời mong muốn được tham gia và đóng gópcho những chương trình hướng đến cộng đồng và xã hội
Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty
15
Trang 162.2 Thực trạng công tác phân tích công việc trong Công ty cổ phần Kinh Đô:
2.2.1 Quy trình phân tích công việc tại công ty
Phân tích công việc là một hoạt động rất quan trọng, nó giúp cho người quản lý xácđịnh được các kỳ vọng của mình một cách cụ thể đối với người lao động, và làm cho
họ hiểu được các kỳ vọng đó; và nhờ đó người lao động cũng hiểu được các nhiệm vụ,nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc Công ty cổ phần Kinh đô đã tổchức thực hiện công tác phân tích công việc kể từ khi chính thức thành lập và đi vàohoạt động Hoạt động này được công ty rất chú trọng
Công tác phân tích công việc tại Kính đó được thực hiện theo cách thức sau:
- Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc điều hành chỉ đạo phòng nhân sự phối hợp vớicác phòng ban khác trong công ty thực hiện công tác phân tích công việc để đảm bảo
sự phân công rõ ràng trong nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn giữa những người lao
động làm các công việc khác nhau, để giúp cho người lao động hiểu rõ mình phải thựchiện những nhiệm vụ và trách nhiệm gi
- Phòng nhân sự sẽ có công văn đề nghị các trưởng phòng, ban khác trong công ty thựchiện công tác phân tích công việc cho tất cả các công việc trong phòng, ban mình.Trong đó có hướng dẫn, tại mỗi công việc cần nêu rõ cho người lao động cần phải thựchiện nhiệm vụ, trách nhiệm và có những quyền hạn nào Các trường phòng, ban khácchủ yếu bằng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, bằng sự hiểu biết về các công việc,bằng kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực của phòng, ban mình, một phần kết hợp vớithông qua hàng ngày làm việc với người lao động trao đổi, thảo luận với họ để bổ sungthông tin về những nhiệm vụ, trách nhiệm cản thực hiện, thực hiện chúng như thế nào,phạm vi quyền hạn ra sao từ đó các trường phòng, ban trực tiếp có các văn bản phântích công việc, cụ thể là bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc Văn bản này
sẽ được bản giao cho phòng nhân sự rồi phòng nhân sự đưa trình phó tổng giám đốcđiều hành công ty duyệt Sau khi được thông qua, bản mô ta công việc và bản tiêuchuẩn công việc được gửi tới các phòng, ban và lưu lại tổ chức nhân sự Mỗi vị trí
16
Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Trang 17công việc công ty có bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc đối với người thựchiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc riêng Mỗi bản này lại được chia thành 3loại đó là cán bộ quản lý, nhân viên, công nhân Trong bản mô tả này công ty tập trung
1 số nội dung như sau:
• Phần xác định công việc bao gồm chức danh công việc, người quản lý trực tiếp
- Phần tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc về công việc
• Các yêu cầu của công việc đối với người thực hiện như trình độ, kỹ năng, kinhnghiệm cần có để thực hiện công việc đó
- Các phòng ban khác trong công ty sẽ gửi đến phòng nhân sự bản mô tả công việc vàbản tiêu chuẩn công việc, để từ đó phòng Nhân sự có căn cứ trong việc tuyển dụngnhân lực cho các phòng ban khác
2.2.2 Bản phân tích công việc, tiêu chuẩn công việc cho 1 chức danh của công ty Kinh Đô
* Vị trí: Trưởng phòng Marketing
2.2.2.1 Bản mô tả công việc:
- Hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu, chiến lượcMarketing sản phẩm
- Quản lý và điều hành hoạt động của Bộ phận Truyền thông và Tiếp thị
- Xây dựng và mở rộng quan hệ đối ngoại với các cơ quan truyền thông, các tổ chức xãhội, chính trị Phối hợp với các bộ phận liên quan, các cơ quan truyền thông và đốitác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình sự kiện
- Quản lý thiết kế các hình ảnh, ấn phẩm, vật phẩm đảm bảo theo đúng chuẩn mựccông ty
- Tổ chức công tác thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu thông tin khách hàng
- Tham gia thiết kế sản phẩm và dự báo giá
- Quản lý ngân sách hoạt động hàng năm của bộ phận Truyền thông và Tiếp thị
17