1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chiến lược định vị thương hiệu của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam

61 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Uniqlo Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung - NT, Hà Nguyễn, Nguyễn Quỳnh Anh, Hoàng Thị Như Hằng, Trần Văn Mẽo, Dương Thị Tuyền, Trần Ngọc Đạt
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Thu
Trường học Trường Đại Học Tài Chính
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Định Hướng Ứng Dụng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 5,98 MB

Nội dung

Định vị có nghĩa là tìm ra "vị trí" thích hợp trong tâm trí của một nhóm người tiêu dùng hoặc phân khúc thị trường, để họ nghĩ về một sản phẩm hoặc dịch vụ theo cách mà họ cảm thấy thươn

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN UNIQLO VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN NHÓM: MÔN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Thị Thu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Giảng viên bộ môn Quản trị Thương hiệu – T S Ngô Thị Thu đã truyền đạt những kiến thức quý báu để chúng tôi vận dụng vào bài tiểu luận Cảm ơn Cô đã tận tình hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách chỉnh chu nhất về cả hình thức lẫn nội dung Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tài Chính - Marketing đã tạo điều kiện để chúng tôi có những môn học với kiến thức thực tiễn, áp dụng được trong thực tế, phù hợp với nhu cầu mong muốn học tập của bản thân

Với những kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những sai sót khi làm bài tiểu luận này, chúng tôi mong Cô sẽ góp ý để bài tiểu luận được tốt hơn

Xin chân thành cảm ơn

Trân trọng!

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

……… ………

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày… tháng… năm 2024

Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC HÌNH ẢNH v

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa thực tiễn 3

6 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Định vị thương hiệu 4

1.1.1 Khái niệm về định vị thương hiệu 4

1.1.2 Tầm quan trọng của định vị thương hiệu 4

1.2 Thiết lập cơ sở định vị thương hiệu 5

1.2.1 Phân khúc thị trường mục tiêu 5

1.2.2 Điểm tương đồng và điểm khác biệt 6

1.3 Các chiến lược định vị thương hiệu 9

1.3.1 Định vị rộng 9

1.3.2 Định vị đặc thù 9

1.3.3 Định vị giá trị 10

1.3.4 Định vị tổng giá trị đối với thương hiệu sản phẩm 10

1.4 Quy trình định vị thương hiệu 11

1.4.1 Xác định khách hàng mục tiêu 11

1.4.2 Bản chất cạnh tranh trên thị trường 12

1.4.3 Xác định các điểm tương đồng POP và điểm khác biệt POD 13

1.5 Lựa chọn chiến lược định vị 15

1.5.1 Quyết định chiến lược định vị 15

1.5.2 Xác định những lợi ích quan trọng trong cảm nhận của khách hàng 15

1.5.3 Tạo ra giá trị và tính cách thương hiệu 16

1.5.4 Lý do tin tưởng thương hiệu 16

Trang 6

1.5.5 Thể hiện sự khác biệt 16

1.5.6 Phát biểu định vị (Brand Mantra) 17

1.6 Mô hình Brand Key 18

CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN UNIQLO VIỆT NAM 20

2.1 Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn UNIQLO Việt Nam 20

2.1.1 Tổng quan về công ty UNIQLO 20

2.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn UNIQLO Việt Nam 21

2.1.3 Câu chuyện thương hiệu của UNIQLO 23

2.2 Chiến lược định vị thương hiệu của UNIQLO Việt Nam 25

2.2.1 Khách hàng mục tiêu của UNIQLO Việt Nam 25

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh của UNIQLO Việt Nam 27

2.2.3 Thuộc tính sản phẩm của UNIQLO Việt Nam 35

2.2.4 Thiết lập sơ đồ định vị 40

2.2.5 Phương án định vị thương hiệu 44

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 7

Discover more from:

Document continues below

Quản trị thương hiệu

Trường Đại học Tài chính -…

103 documents

Go to course

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP…

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Điểm tương đồng – POP và điểm khác biệt – POD 6

Hình 1 2 Sơ đồ định vị 14

Hình 1 3 Sơ đồ lựa chọn chiến lược định vị 15

Hình 1 4 Mô hình Brand Key 19

Hình 2 1 Logo công ty UNIQLO 20

Hình 2 2 Biểu đồ Spider Web Diagram UNIQLO 34

Hình 2 3 Sơ đồ định vị thương hiệu UNIQLO tại Việt Nam 44

Hình 2 4 Mô hình kinh doanh của UNIQLO 45

Hình 2 5 Bảng giá của 3 hãng thời trang UNIQLO, H&M, ZARA 48

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Phân khúc khách hàng mục tiêu của UNIQLO Việt Nam 26 Bảng 2 2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) của Uniqlo 32 Bảng 2 3 Bảng đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của UNIQLO 41

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hoá thì thương hiệu của doanh nghiệp hoặc của một sản phẩm - dịch vụ đã trở thành một loại tài sản vô hình và vô cùng quý giá Bởi vì, một thương hiệu mạnh sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị đáng kể và có thể giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn thử thách trong giai đoạn đầy biến động như hiện nay Định vị thương hiệu (Brand positioning) là trọng tâm của chiến lược marketing Đó là

"hành động thiết kế các đặc điểm và hình ảnh của công ty để nó chiếm một vị trí khác biệt

và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu" Chiến lược định vị thương hiệu là nền tảng giúp định hướng, xây dựng chiến lược thương hiệu một cách chính xác, cụ thể và tương ứng với nguồn lực của doanh nghiệp, giúp hạn chế tối đa sự lãng phí về nguồn lực, tiết kiệm thời gian, kinh phí

Định vị có nghĩa là tìm ra "vị trí" thích hợp trong tâm trí của một nhóm người tiêu dùng hoặc phân khúc thị trường, để họ nghĩ về một sản phẩm hoặc dịch vụ theo cách mà họ cảm thấy thương hiệu trở nên phù hợp ở cả lý tính và cảm tính với nhóm khách hàng mục tiêu

và phân khúc thị trường để tối đa hóa lợi ích tiềm năng cho công ty Định vị thương hiệu một cách hiệu quả có thể điều hướng chiến lược marketing bằng cách làm rõ thương hiệu bao gồm những thành tố nào, cách thương hiệu trở nên độc đáo cũng như tương đồng đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó thuyết phục khách hàng mục tiêu thực hiện hành động mua và sử dụng sản phẩm của thương hiệu

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về thời trang cũng dần thay đổi và ngày càng phức tạp hơn để có thể đáp ứng Có rất nhiều khách hàng mua quần áo dựa vào

sở thích, những cũng có những người mua vì xu hướng, hoặc thể hiện đẳng cấp cá nhân,…

Vì vậy, thành công và sự nổi tiếng của một thương hiệu thời trang ngày nay phụ thuộc vào rất nhiều chiến lược marketing của công ty

Mặc dù thời trang là một ngành có sức cạnh tranh khóc liệt, nhưng UNIQLO lại là thương thiệu thời trang đang đứng hàng đầu Nhật Bản và đứng TOP thứ 4 trên thế giới Điều này chứng minh thương hiệu thời trang này đã có chiến lược định vị rất đúng đắn Để tìm hiểu được sự thành công trong chiến lược định vị thương hiệu của UNIQLO và ứng

Trang 11

dụng vào trong thực tiễn Trên cơ sở đó, đề tài “Chiến lược định vị thương hiệu của Công

ty trách nhiệm hữu hạn UNIQLO Việt Nam” được lựa chọn để làm đề tài tiểu luận nhóm cho môn học Quản trị thương hiệu

2 Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể

2.1 Mục tiêu chung:

Bài tiểu luận phân tích về chiến lược định vị thương hiệu của Công ty trách nhiệm hữu hạn UNIQLO Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, đưa ra cơ sở lý thuyết về khái niệm định vị thương hiệu, cơ sở thiết lập định

vị thương hiệu và giới thiệu về các chiến lược định vị thương hiệu

Thứ hai, phân tích chiến lược định vị thương hiệu của Công ty UNIQLO Việt Nam Thứ ba, kết luận và rút ra bài học kinh nghiệm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích chiến lược định vị thương hiệu của Công ty UNIQLO Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Công ty trách nhiệm hữu hạn UNIQLO Việt Nam

Về thời gian: Từ khi UNIQLO thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 2019 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tìm kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu (Nguyễn Tấn Đại, 2007) Trong quá trình làm bài tiểu luận, tìm kiếm nguồn tài liệu là việc rất quan trọng Cùng với

sự phát triển của công nghệ thông tin có thể giúp dễ dàng tìm kiếm mọi thứ trên Internet Tuy nhiên, những thông tin này lại khó kiểm chứng nguồn gốc và độ tin cậy Vì vậy, để đánh giá và chọn lọc nguồn tài liệu có giá trị tham khảo về mặt khoa học, cần qua 2 bước: tìm kiếm và đánh giá chọn lọc kết quả tìm kiếm

o Phương thức tìm kiếm qua truy cập thông tin trên mạng Internet

+ Gõ từ khoá liên quan của nghiên cứu vào ô truy cập

+ Thêm dấu ngoặc kép để thu gọn kết quả tìm kiếm

+ Thêm dấu gạch nối trước một từ để loại chúng ra khỏi danh sách tìm kiếm

Trang 12

+ Trong cụm từ khoá, kèm theo tên hoặc địa chỉ một trang web có chứa nội dung tương tự

mà người nghiên cứu đã viết

+ Tìm kiếm nâng cao bằng Google Scholar hoặc Google Book

o Đánh giá chọn lọc kết quả tìm kiếm dựa vào:

+ Tính chính xác và khách quan khoa học của tài liệu (các đuôi gov; edu; “library”…) + Quy trình công bố thông tin được tổ chức với sự phản biện khoa học chặt chẽ + Uy tín, kinh nghiệm xuất bản khoa học của các đơn vị phát hành tài liệu

+ Uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác giả

5 Ý nghĩa thực tiễn

Về đánh giá thực tiễn: Trên cơ sở những dữ liệu tìm kiếm có chọn lọc, tiểu luận đã phân tích được chiến lược định vị thương hiệu của Công ty UNIQLO Việt Nam Qua những phân tích trong bài tiểu luận có thể rút ra được những ưu điểm trong việc định vị thương hiệu từ

đó áp dụng vào thực tiễn

6 Kết cấu đề tài

Kết cấu bà ểu lu n bao gi ti ậ ồm 3 chương:

Chương 1 Đưa ra cơ sở lý thuyết về định vị thương hiệu, cơ sở thiết lập và các chiến lược định vị thương hiệu

Chương 2 Phân tích chiến lược định vị thương hiệu của Công ty UNIQLO Việt Nam Chương 3 Kết luận

Trang 13

CHƯƠNG 1 SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Định vị thương hiệu

1.1.1 Khái niệm về định vị thương hiệu

Theo Brandchannel: Định vị thương hiệu là một vị trí nổi bật thương hiệu hướng tới trong bối cảnh cạnh tranh để đảm bảo rằng các cá nhân tại t ị trường mục tiêu có thể phân hbiệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh Định vị thương hiệu liên quan đến khai thác các yếu tố của arketing hỗn hợpm

Theo Kotler và Keller (2013): Định vị thương hiệu là những hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh của thương hiệu doanh nghiệp/sản phẩm, qua đó chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm trí của khách hàng mục tiêu

Như vậy, có thể hiểu định vị thương hiệu là tổng hợp của tất cả các hoạt động để xác định vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh Định vị không chỉ là tạo ra cái mới hoặc khác biệt, mà còn là để tác động đến tâm trí và kiểm tra lại các kết nối hiện có

Quyết định định vị đòi hỏi phải xác định một khung tham chiếu (bằng cách xác định thị trường mục tiêu và bản chất của cạnh tranh) và tối ưu các điểm ngang bằng - POP và điểm khác biệt - POD của doanh nghiệp Nói cách khác, các nhà quản trị marketing cần xác định được:

(1) Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

(2) Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

(3) Thương hiệu của doanh nghiệp và đối thủ có gì giống nhau

(4) Thương hiệu của doanh nghiệp khác với đối thủ cạnh tranh như thế nào 1.1.2 Tầm quan trọng của định vị thương hiệu

Trang 14

hàng ghi nhớ một cách nhanh chóng và lâu dài, quá trình này sẽ tạo ra lợi ích tối ưu về hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp khi khách hàng cân nhắc giữa các sản phẩm trên thị trường

• Định vị là yêu cầu của cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh của thị trường càng gay gắt thì càng yêu cầu doanh nghiệp phải xác định vị trí của mình trên thị trường bằng các hoạt động định vị thương hiệu Dựa trên sự khác biệt được xác định trong định vị thương hiệu, doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trường bằng các hình ảnh độc đáo, khác biệt, mang lại lợi ích riêng cho khách hàng

so với đối thủ cạnh tranh

• Hiệu quả của hoạt động truyền thông

Định vị thương hiệu giúp các hoạt động truyền thông truyền tải một chuỗi các thông điệp nhất quán nhằm xây dựng thương hiệu bao gồm các thành tố cụ thể, đi vào trong tâm trí của khách hàng mục tiêu và giúp họ ghi nhớ được thương hiệu Khi thực hiện định vị thương hiệu, nhà quản trị sẽ làm rõ được những điểm khác biệt, độc đáo của sản phẩm phù hơp với những lợi ích mà khách hàng mục tiêu mong muốn từ đó các hoạt động truyền thông trở nên hiệu quả, thông suốt, gây chú ý và mang lại nhiều giá trị hơn

1.2 Thiết lập cơ sở định vị thương hiệu

1.2.1 Phân khúc thị trường mục tiêu

Việc xác định phân khúc thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu là việc quan trọng đầu tiên mà các nhà quản trị cần thực hiện Các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau sẽ

có những lối suy nghĩ và trải nghiệm thị trường khác nhau đối với các thương hiệu mà họ

đã từng bắt gặp hoặc sử dụng Để nắm bắt được những thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường, hoặc sức mạnh của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, nhà quản trị cần thực hiện phân khúc thị trường mục tiêu nhằm tìm ra khoảng trống còn lại phù hợp với xu hướng cũng như

sự quan tâm của khách hàng

Phân khúc thị trường chia thị trường thành các nhóm người tiêu dùng riêng biệt với nhu cầu và hành vi tiêu dùng khác nhau theo từng phân khúc Việc phân khúc thị trường có mức

độ chi tiết như thế nào phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, bởi vì khi doanh nghiệp phân khúc càng chi tiết thì các nhà quản trị càng có cơ hội tiếp cận chính xác

Trang 15

nhu cầu của phân khúc đó trong các chương trình tiếp thị Mặc dù vậy, lợi thế này có thể yêu cầu chi phí lớn của việc giảm tiêu chuẩn hoá

1.2.2 Điểm tương đồng và điểm khác biệt

Điểm tương đồng (Point of Parity – POP) và điểm khác biệt (Point of Difference – POD)

là những điểm mà thương hiệu c n xác đ nh mầ ị ột cách rõ ràng để đưa ra nh ng tuyên ngôn ữđịnh v phù h p dành cho khách hàng mị ợ ục tiêu Khi xác định rõ ràng được những điểm khác biệt phù hợp v i thương hiệu và khách hàng mục tiêu, nhà quản trị có th công b các ớ ể ố đặc điểm về lý do lựa chọn thương hi u “lý do đệ ể tin tưởng”

Hình 1 1 Điểm tương đồng – POP và điểm khác biệt POD

1.2.2.1 Điểm tương đồng (Point of Parity – POP)

Điểm tương đồng (POP) là những đặc điểm mà các thương hiệu chia sẻ với nhau Khi thực hiện định vị thương hiệu, doanh nghiệp không nên tạo những điểm khác biệt quá xa

so với những điểm tương đồng trong một ngành hàng cụ thể Có hai loại hình tương đồng

có thể nhắc đến là: (1) điểm tương đồng ngành hàng, (2) điểm tương đồng cạnh tranh

Điểm tương đồng ngành hàng: Trong cùng một lĩnh vực, sản phẩm hoặc dịch vụ kinh

doanh luôn có những đặc điểm cần thiết, nhưng không nhất thiết phải đầy đủ, để khách hàng mục tiêu lựa chọn thương hiệu Có nghĩa là, một điểm tương đồng ngành hàng cho thấy tính chung về nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể Điển hình như sản phẩm mì gói phải có bao bì bắt mắt, tính tiện lợi và tính nhanh chóng

Trang 16

Điểm tương đồng cạnh tranh: được sử dụng để phủ nhận điểm khác biệt của đối thủ

cạnh tranh, đặc biệt là về giá cả sản phẩm Nói cách khác, nếu như một thương hiệu có thể cạnh tranh sòng phẳng với thương hiệu đối thủ và còn có những đặc điểm riêng biệt của riêng mình trong những yếu tố khác thì thương hiệu đó được xem là mạnh mẽ và khó có thể bị đánh bại

1.2.2.2 Điểm khác biệt (Point of Difference – POD)

Điểm khác biệt (POD) được định nghĩa là các thuộc tính hoặc lợi ích mà người tiêu dùng liên kết chặt chẽ với một thương hiệu, đánh giá tích cực và tin rằng họ không thể tìm thấy ở mức độ tương tự với một thương hiệu đến từ đối thủ cạnh tranh

Có rất nhiều loại liên kết khác trong mà khách hàng và thương hiệu sử dụng để kết nối với nhau, tuy nhiên có thể phân chúng làm ba loại như sau:

- Liên kết về thuộc tính sản phẩm: bao gồm các chức năng, lợi ích và cảm nhận mà khách hàng nhận được từ sản phẩm

- Liên kết về hình ảnh thương hiệu: Bao gồm cảm xúc, trải nghiệm, các hệ thống nhận dạng thương hiệu, chiến dịch truyền thông

- Điểm khác biệt POD thường được định nghĩa theo lợi ích của người tiêu dùng Những lợi ích này thường có "bằng chứng" cơ bản quan trọng hoặc lý do để tin

“reason to believe” (RTBs)

Thương hiệu phải đưa ra một lý do thuyết phục và đáng tin cậy để thương hiệu được người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn hơn là các thương hiệu cạnh tranh Khi xác định một thuộc tính hoặc lợi ích cho một thương hiệu có thể đóng vai trò là điểm khác biệt hay không,

có ba cân nhắc chính Ba điểm mà nhà quản trị phải xem xét khi xây dựng POD là (1) Sự đáng mong chờ đối với khách hàng, (2) khả năng phân phối và (3) tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Sự đáng mong chờ đối với khách hàng: Các doanh nghiệp hầu như nhận thức được

phải xây dựng một hoặc một loạt các điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường Tuy nhiên, chỉ khác biệt là chưa đầy đủ, sự khác biệt nhất thiết phải gắn liền với người tiêu dùng và quan trọng với nhu cầu của người tiêu dùng theo thời gian

Trang 17

Các thuộc tính “rõ ràng” như sự vượt trội hoặc khác biệt lý tính của sản phẩm thường không thể tồn tại được lâu dài vì nhu cầu của người tiêu dùng nhanh chóng thay đổi Tuy nhiên,

đó cũng đã là một điểm thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm từ thương hiệu của đối thủ sang thương hiệu của công ty

Khả năng phân phối: Tiêu chí về khả năng phân phối diễn tả khả năng mà một

thương hiệu có thể tạo ra và duy trì thường xuyên những hoạt động truyền thông liên quan đến thương hiệu mà doanh nghiệp mong muốn đưa vào trong tâm trí của khách hàng Khả năng phân phối yêu cầu nguồn lực to lớn từ nội bộ và tính sáng tạo cũng như nắm bắt thị

trường của doanh nghiệp

Tính khả thi (feasibility): Thương hiệu có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với những cam kết trong sự khác biệt mà họ đã công bố cho khách hàng mục tiêu là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi thiết lập POD Sản phẩm và các hoạt động marketing phải được thiết kế theo cách hỗ trợ cho yếu tố “sự đáng mong chờ đối với khách hàng”

Tính thông đạt (Communicability): tính thông đạt được thể hiện qua những nội dung truyền tải về tính khác biệt của sản phẩm trong các chiến dịch truyền thông Thách thức của các nhà quản trị thương hiệu là phải tìm được chính xác những hình thức, ngôn ngữ và cách biểu đạt phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu được lựa chọn

Tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh: Cuối cùng, khách hàng mục tiêu phải cảm

thấy POD mà thương hiệu lựa chọn thực sự đặc biệt và vượt trội Khi doanh nghiệp quyết định tham gia vào thị trường với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, doanh nghiệp cần phải xác định được một cơ sở khả thi, lâu dài để tạo ra được sự khác biệt so với những thương hiệu đang tồn tại Thương hiệu phải xác định được các yếu tố tiên quyết để tạo ra những sự

khác biệt cố hữu mà khó có thể bị đánh bật ra khỏi thị trường

- Quan trọng: Nhóm khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang nhắm tới phải cảm thấy thương hiệu đáp ứng được những sự cấp thiết trong nhu cầu của họ

- Sự phân biệt: Đạt được sự phân biệt rõ ràng đối với thương hiệu của đối thủ cạnh tranh

- Tính vượt trội: Các tính năng vượt trội của sản phẩm so với các thương hiệu cạnh tranh

Trang 18

- Tính dễ truyền tải: thông điệp truyền tải phù hợp và dễ hiểu với khách hàng mục tiêu

- Tính tiên phong: Chưa có thương hiệu cạnh tranh nào nắm bắt điểm khác biệt này trước đó

- Khả năng thanh toán: Điểm khác biệt mà thương hiệu xây dựng là điểm mà khách hàng sẵn sàng chi trả để có được

- Khả năng sinh lời: Thương hiệu có thể sinh ra lợi nhuận trong thời gian lâu dài

1.3 Các chiến lược định vị thương hiệu

1.3.1 Định vị rộng

Dựa trên sự khác biệt: Doanh nghiệp trở thành nhà sản xuất sản phẩm độc đáo, khác

biệt so với các sản phẩm hiện có của đối thủ trên thị trường Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này có khả năng thoả mãn một hoặc một số nhu cầu nhất định của khách hàng theo cách mà đối thủ không thể hoặc khó có thể làm được Từ đó, mức giá mà doanh nghiệp đặt

ra có thể cao hơn so với thị trường

Dựa trên ưu thế giá thành: Những khác biệt trong công tác quản lý nội bộ và quản lý

các chuỗi cung ứng đầu vào hiệu quả khiến cho giá thành trở nên tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường, từ đó khai thác được các nhóm khách hàng có sự nhạy cảm về giá cả và thu hút họ trở thành khách hàng Doanh nghiệp muốn có được ưu thế này cần phải là những doanh nghiệp kinh doanh trên quy mô lớn và có khả năng tối ưu hoạt động sản xuất để có giá thành thấp nhằm vượt qua các đối thủ khác

Khai thác thị trường chuyên biệt: Doanh nghiệp có thể xây dựng định vị thương hiệu

bằng cách phục vụ một nhóm đối tượng có đặc điểm cụ thể mà trong đó sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có ưu thế vượt trội

1.3.2 Định vị đặc thù

Định vị đặc thù là cách thức định vị thương hiệu dựa trên những gì mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có chất lượng, kết quả, uy tín, sử dụng bền, an toàn, nhanh, dễ sử dụng, thuận tiện, kiểu dáng, phong cách,… phù hợp nhất đối với phân khúc thị trường mục tiêu

Các đặc điểm đặc thù có thể lưu ý khi xây dựng phương thức định vị này như:

- Nhấn mạnh đặc điểm cấu tạo nổi bật

Trang 19

- Lợi ích điển hình sản phẩm có thể mang lại

- Kết hợp hai hoặc nhiều thuộc tính

- Nhấn mạnh thời điểm sử dụng sản phẩm

- Tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu

- So sánh (không trực tiếp) với các sản phẩm

- Định vị nổi bật

- Phong cách kinh doanh

1.3.3 Định vị giá trị

Người tiêu dùng mục tiêu trong hành trình trên thị trường sẽ cân nhắc nhiều sản phẩm

và so sánh các thương hiệu với nhau, từ đó các thương hiệu có thể định vị họ bằng những giá trị lượng hoá mà người tiêu dùng cân nhắc khi đặt lên bàn cân về sự thoả đáng thích hợp cho nhu cầu của họ

Người tiêu dùng có thể bỏ ra chi phí cao hơn để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng tốt hơn của họ: Khi sản phẩm của thương hiệu được định hình về chất lượng tốt hơn so với mặt bằng chung thì thương hiệu hoàn toàn có thể định vị sản phẩm ở một mức giá cao hơn nhưng vẫn đảm bảo người tiêu dùng cân nhắc sử dụng sản phẩm của họ thay vì các sản phẩm khác

Sản phẩm trong mắt người tiêu dùng có mức giá ngang bằng nhưng chất lượng tốt hơn: Doanh nghiệp hiện tại đang có vị trí khó cạnh tranh về giá cả so với các thương hiệu khác thì có thể sử dụng cách định vị nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng giá không đổi và không đổi trong một thời gian dài để gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu

Giảm chất lượng nhưng giữ nguyên giá: Có nhiều hình thức để giảm chất lượng sản phẩm, ví dụ như bao bì nhỏ hơn, giá đơn vị tăng nhưng số lượng trong một kiện hàng cũng tăng… miễn là hình thức này không vượt ngưỡng giá phù hợp dành cho khách hàng mục tiêu mà vẫn đảm bảo được khả năng đáp ứng nhu cầu của họ

1.3.4 Định vị tổng giá trị đối với thương hiệu sản phẩm

Doanh nghiệp có thể thực hiện định vị một cách toàn diện thông qua định tổng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Có nghĩa là, một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể bao gồm nhiều tính năng ưu việt so với các sản phẩm trên thị trường và thương hiệu sẽ truyền

Trang 20

tải các tỉnh năng này đi một cách toàn diện trong xuyên suốt quá trình thực hiện định vị của mình Hoặc doanh nghiệp cũng có thể truyền tải những thông điệp nhằm khuếch trương chế

độ hậu mãi nhằm tăng cường những giá trị hữu dụng một cách toàn diện của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang cung cấp cho khách hàng

1.4 Quy trình định vị thương hiệu

Về cơ bản, thiết lập một chiến lược định vị thương hiệu cũng giống như thiết lập các chiến lược marketing khác khi cùng nhau dựa trên STP (Segmentation, Targeting & Positioning) Như vậy, để thương hiệu của doanh nghiệp công bố thành công những tuyên ngôn để thuyết phục khách hàng về việc tại sao họ phải chú ý, cân nhắc, mua và trung thành với sản phẩm của thương hiệu Doanh nghiệp phải xác định được các bước thực hiện bắt đầu từ khách hàng, thị trường và những điểm tương đồng cũng như khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ hiện hữu trên thị trường

Quy trình định vị thương hiệu gồm các bước:

(1) Xác định khách hàng mục tiêu

(2) Xác định bản chất cạnh tranh trên thị trường

(3) Xác định các điểm tương đồng và khác biệt

(4) Lập sơ đồ định vị

1.4.1 Xác định khách hàng mục tiêu

Việc xác định khách hàng mục tiêu là xác định chân dung khách hàng mà thương hiệu của doanh nghiệp đang nhắm đến, từ đó là tiền đề để khai thác những yêu cầu đặc biệt hoặc thầm kín của khách hàng nhằm thiết kế một chiến lược định vị hiệu quả Để xác định được

họ khách hàng mục tiêu là ai một cách chính xác, nhà quản trị cần phải trả lời rõ được - những câu hỏi 5W1H:

- Who: Ai là người mua/sử dụng/có quyết định mua sản phẩm? và ai là người mà thương hiệu gần đáp ứng?

- What: Khách hàng đang tìm kiếm điều gì hoặc lợi ích gì từ thương hiệu?

- Why: Tại sao khách hàng quan tâm đến thương hiệu hoặc động lực mua của họ là gì?

- Where: Khách hàng sống ở đâu, thuộc tầng lớp nào, có gần địa điểm mua sắm của thương hiệu hay không?

Trang 21

- When: Thời điểm hoặc tình huống mà sản phẩm được sử dụng?

- How: Khách hàng sử dụng sản phẩm như thế nào? Khách hàng đánh giá thế nào về sản phẩm và cảm xúc của khách hàng về sản phẩm là như thế nào?

Ngoài ra, sau khi phân tích cơ bản về những khía cạnh khách quan của khách hàng thì nhà quản trị phải xem xét những đặc điểm bên trong, những điều mà khách hàng có thể không nói hoặc chính họ cũng không biết – Insight Sự thành công của một hoặc một chuỗi các chiến dịch truyền thông đã được công chúng chứng kiến là dựa trên việc nắm bắt mối quan tâm thầm kín này

- Nhu cầu bí mật: Những điều, sự vật, sự việc hoặc cảm giác tri giác khiến cho người tiêu dùng cảm thấy xấu hổ nhưng không dám thừa nhận

- Nhu cầu theo thói quen: Là những nhu cầu tự nhiên, thường nhật và quen thuộc đến nỗi bị bỏ qua nhưng luôn có hiện hữu khi được nhắc đến

- Nhu cầu thuộc về trực giác: Là những nhu cầu xuất hiện mà không có lý do cụ thể

- Nhu cầu bất ngờ: Những nhu cầu chỉ được nhận ra khi sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó xuất hiện chứ không có sẵn trong tâm trí họ từ trước

- Nhu cầu không nhận thức được: Những nhu cầu được hình thành dưới sự tác động tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mà khách hàng không nhận thức được

1.4.2 Bản chất cạnh tranh trên thị trường

Xác định bản chất cạnh tranh trên thị trường chính là xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp đối với thương hiệu đang được thai nghén của doanh nghiệp Tương đồng với việc xác định khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh đang là ai và làm những gì, cũng như đoán định bước tiếp theo họ sẽ thực hiện để có được lợi thế trên thị trường Nhà quản trị phải xem xét kỹ lưỡng những gì mà các đối thủ đã làm trên một tham chiếu đồng bộ về khách hàng mục tiêu, thêm vào đó những chiến lược nào vẫn còn bị bỏ ng để nắm bắt được khoảng trống kinh doanh õ

Để phân tích được khe hở của thị trường và đối thủ cạnh tranh, các nhà quản trị có thể thực hiện các bước sau:

Trang 22

- Xác định đối thủ cạnh tranh: Đó là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp trên thị trường Họ là những thương hiệu đang có cùng một tệp khách hàng mục tiêu

- Đánh giá thị phần, sản phẩm: Đánh giá các đối thủ để xem xét khả năng của họ đang

ở mức độ nào, ví dụ như thị phần, thói quen tiêu dùng sản phẩm của khách hàng đối với sản phẩm của đối thủ và những tính chất ưu việt hoặc tính chất mà đối thủ chưa khai thác

- Phân tích chiến lược của đối thủ: Xem xét chiến lược mà đối thủ đã sử dụng để tìm kiếm những khoảng trống chiến lược mà doanh nghiệp có thể chiếm được nhằm lấy lợi thế khi thực hiện tuyên bố lời hứa của thương hiệu

- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu: đánh giá dựa trên sức mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh trong dài hạn qua các mô hình như SWOT, hoặc sơ đồ định vị trong quá trình phân tích STP

- So sánh, đối chiếu: bước cuối cùng là so sánh bản thân doanh nghiệp với đối thủ để hiểu rõ được những đặc điểm thị trường và quyết định các nước đi hợp lý Sau khi làm rõ được những nội dung trên, doanh nghiệp có thể biết được đối thủ là ai,

đã và đang làm gì và liệu chiến lược định vị của mình có phù hợp hoặc đã được sử dụng hay chưa, hoặc nếu thực hiện một chiến lược định vị thì thương hiệu của doanh nghiệp có thực sự có khả năng làm tốt hơn đối thủ hay không

1.4.3 Xác định các điểm tương đồng POP và điểm khác biệt POD

Đến bước này, khi nhà quản trị đã xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu và khung tham chiếu cạnh tranh, để đạt được vị trí thích hợp trên thị trường nhà quản trị cần phải xây dựng các thiết lập về điểm khác biệt và điểm ngang bằng

Như đã nhắc ở nội dung trước, POP và POD là những điểm khác biệt và ngang bằng mà thương hiệu cần xác định một cách rõ ràng để đưa ra những tuyên ngôn định vị phù hợp dành cho khách hàng mục tiêu Khi xác định rõ ràng được những điểm khác biệt phù hợp với thương hiệu và khách hàng mục tiêu, nhà quản trị có thể công bố các đặc điểm về lý do lựa chọn thương hiệu “lý do để tin tưởng”

Trang 23

Thiết lập sơ đồ định vị thông qua các đặc tính đặc thù của thương hiệu và các đối thủ cạnh tranh trên một đồ thị biểu diễn vị trí bao gồm trục giá và trục chất lượng (tuỳ vào đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ) hoặc hai trục biểu diễn hai yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành nên sự thành công thương hiệu trong mắt khách hàng mục tiêu Việc thực hiện sơ đồ sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn trực quan và lựa chọn được chiến lược phù hợp

Để tạo sơ đồ định vị, nhà quản trị cầ n:

- Xác định thị trường, đối thủ cạnh tranh trong ngành

- Xác định các thuộc tính quan trọng và phù h p vợ ới khách hàng mục tiêu và có thể phân biệt các sản phẩm cũng như thương hiệu với nhau

- Thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các kỹ thuật để đánh giá các tác đ ng và đánh ộgiá các dối thủ cạnh tranh

- Xây dựng sơ đồ bằng các thuộc tính đã phân tích trư c đó, biớ ểu di n các nội dung ễtrên sơ đồ

Trang 24

1.5 Lựa chọn chiến lược định vị

1.5.1 Quyết định chiến lược định vị

Doanh nghiệp có thể xem xét các điều kiện nội tại hiện có và kết quả xác định vị trí cạnh tranh trên thị trường để lựa chọn phương án định vị hợp lý Có hai cách để định vị là định vị dựa trên các sản phẩm hiện có và chiếm lĩnh vị trí còn trống trong thị trường

Hình 1 3 Sơ đồ lựa chọn chiến lược định vị

Chiếm một vị trí còn trống: thực hiện khi chưa có sản phẩm nào tương tự có mặt trên thị trường đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu

Cạnh tranh với các sản phẩm hiện có: doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh và lựa chọn lợi thế cạnh tranh phù hợp để chiếm lĩnh vị trí số 1 hoặc khác lạ trên thị trường mục tiêu như đã xem xét trong việc xác định POD và sơ đồ định vị

1.5.2 Xác định những lợi ích quan trọng trong cảm nhận của khách hàng Căn cứ theo lý thuyết về tháp nhu cầu Maslow và tháp giá trị thương hiệu, nhà quản trị

dễ dàng nhận biết được các đặc tính của sản phẩm có thể đáp ứng được mặt nào về lý tính

và cảm tính

Thương hiệu có thể sử dụng các lợi ích lý tính như công dụng sản phẩm, những đặc điểm nổi bật về giá trị vượt trội so với sản phẩm khác như dung tích lớn hơn, giá rẻ hơn, chất lượng tổng thể tốt hơn để trở thành điểm cạnh tranh trong ngành Điểm tối ưu của việc này

là tính dễ tiếp cận cũng như dễ dàng hiểu được đối với khách hàng mục tiêu Tuy nhiên đây

là những đặc điểm dễ dàng bị sao chép và đánh cắp bởi đối thủ Cũng vì nhóm khách hàng

Trang 25

bị ấn tượng bởi những lợi ích lý tính có xu hướng lựa chọn những sản phẩm theo lợi tức, việc xây dựng thương hiệu theo giá trị lý tính một mặt dễ thu hút nhóm khách hàng, mặt khác khó có thể trụ vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

Thay vào đó, thương hiệu đi theo hướng xây dựng các lợi ích cảm tính như tạo ra sự đồng điệu tâm hồn, sự cảm thông, tình bạn, hình tượng hoá thương hiệu như một thần tượng

có nhân cách sẽ mang tính lâu dài và khó bị sao chép Đương nhiên, những lợi ích về cảm tính về bản chất là đã sự trừu tượng, rất khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng một nhóm lợi ích hiệu quả trong tâm trí người tiêu dùng cũng như khó để khách hàng nắm bắt ý tưởng của thương hiệu qua các hoạt động truyền thông

1.5.3 Tạo ra giá trị và tính cách thương hiệu

Lý thuyết về truyền thông cho thấy mối liên hệ giữa thương hiệu và khách hàng là một mối quan hệ phức tạp, được xây dựng bởi các nhóm giá trị hiện hữu mà doanh nghiệp nỗ lực tạo dựng

Các nhóm giá trị này thường được xây dựng dựa trên mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, được gán những yếu tố nhân hoá để thương hiệu trở thành một người bạn thực sự, có thể giao tiếp và có thể tin tưởng được

Ví dụ như, một thương hiệu có thể mang một nhóm tính cách, sự gần gũi, trò chuyện thường xuyên, có phong cách, suy nghĩ, thói quen, có khả năng dẫn dắt hoặc tuyên bố điều

gì đó…

1.5.4 Lý do tin tưởng thương hiệu

RTB – reason to beliveve, lý do tin tưởng thương hiệu là tập hợp những cấu thành uy tín chung của một thương hiệu trên thị trường Những tập hợp này có thể là sự chứng thực bởi một tổ chức khác, danh tiếng có sẵn, sự kế thừa từ một thương hiệu uy tín khác, nguồn gốc xuất xứ, giá trị công nghệ hoặc giá trị văn hoá

1.5.5 Thể hiện sự khác biệt

Thể hiện sự khác biệt, nói cách khác là làm nổi bật POD mà doanh nghiệp đã xác định dành cho thương hiệu của mình Các điểm khác biệt có thể là sản phẩm, dịch vụ, nhân viên, hình ảnh… Ví dụ, sản phẩm giá rẻ hoặc nhân viên thân thiện, logo âm thanh (như chuông điện thoại đặc trưng của các hãng điện thoại)

Trang 26

Tuy nhiên, các nhà quản trị phải cố gắng làm sao thuyết phục khách hàng chấp nhận điểm khác biệt nhưng không quá nhắm vào điểm tiêu cực ở mặt còn lại của sự khác biệt này, điển hình là “giá rẻ” thường không đi kèm với “chất lượng” Vì vậy, các chiến dịch khác nhau, bao gồm phát biểu về nhiều sự khác biệt khác nhau được phát triển riêng lẻ để làm thoả đáng và che lấp những điểm tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình tuyên bố định

vị thương hiệu

1.5.6 Phát biểu định vị (Brand Mantra)

Để thiết lập tốt hơn những gì một thương hiệu đại diện, các nhà quản trị thường sẽ định nghĩa một câu phát biểu định vị (Brand Mantra) Phát biểu định vị là một cụm từ ngắn,

từ ba đến năm từ nắm bắt được bản chất hoặc tinh thần không thể chối cãi của định vị thương hiệu Nó tương tự như "bản chất thương hiệu" hoặc "lời hứa thương hiệu cốt lõi" và mục đích của nó là đảm bảo rằng tất cả nhân viên và đối tác tiếp thị bên ngoài thấu hiểu những nội dung cơ bản nhất về thương hiệu để khách hàng có thể điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp Ví dụ, triết lý thương hiệu của McDonald's về "Food, folks and fun" nắm bắt độc đáo bản chất thương hiệu và lời hứa thương hiệu cốt lõi của nó

Không có chính xác một cấu trúc xây dựng phát biểu định vị thương hiệu, vì vậy các nhà quản trị có thể lưu tâm đến một số nội dung hình thành phát biểu thương hiệu như sau: Phát biểu định vị thương hiệu có sức mạnh và sự hữu ích theo những ý nghĩa đã được chọn lọc Có thể trong trường hợp đối thủ cạnh tranh đã lựa chọn một trong một số tính chất của phát biểu định vị thương hiệu nhưng việc thương hiệu của doanh nghiệp thực hiện tốt hơn định vị của mình trong một khoảng thời gian dài, ví dụ như nhân viên thân thiện như là gia đình, sẽ là một chìa khoá thành công cho định vị thương hiệu

- Phát biểu định vị thương hiệu thường sử dụng các điểm khác biệt (POD) để thiết kế nên sự độc đáo của thương hiệu đó Tuy nhiên, những điểm ngang bằng (POP) cũng

có thể quan trọng khi nó mang tính gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp cận cũng như ghi nhớ lâu dài bởi khách hàng

- Đối với các thương hiệu trong ngành có sự thay đổi nhanh chóng (như công nghệ), phát biểu định vị thương hiệu là công cụ mở rộng ngành hàng phù hợp với xu thế khi các tuyên bố về chức năng thương xuyên thay đổi Mặt khác, với các ngành ít có

Trang 27

sự thay đổi, các nhà quản trị nên tập trung vào POD để nâng cao các yếu tố về cảm xúc hoặc thậm chí không sử dụng các tuyên bố về chức năng

1.6 Mô hình Brand Key

Mô hình brand key phổ biến trong định vị thương hiệu với vai trò là công cụ giúp nhà quản trị đảm bảo thương hiệu đi đúng hướng và nhất quán hoặc điều chỉnh những hoạt động cần thiết cho thương hiệu

(1) Định hướng thương hiệu: đảm bảo các hoạt động đi theo giá trị cốt lõi (2) Sự nhất quán: con người vận hành có thể thay đổi nhưng chiến lược định vị không thay đổi

(3) Tập trung: Nhận ra yếu tố quan trọng phù hợp cho thương hiệu

(4) Truyền cảm hứng: cho nội bộ doanh nghiệp và thêm vào giá trị cộng đồng

Mô hình chìa khoá thương hiệu Brand Key được xây dựng tạo nhóm ảnh hưởng và nhóm tạo lập, có thể xem xét yếu tố hình thành như sau:

Nhóm ảnh hưởng (External condition)

- Root Strengths – Điểm mạnh cốt lõi thương hiệu

- Competitive environment – Môi trường cạnh tranh

- Target – Thị trường mục tiêu

- Insight – Sự thấu hiểu khách hàng

Nhóm tạo lập (Consumer view of the brand)

- Benefits – Lợi ích

- Value, Beliefs and Personality – Giá trị, niềm tin và tính cách

- Reason to Believe – Lý do khách hàng tin tưởng

- Discriminator Điểm khác biệt –

- Essence – Giá trị cốt lõi thương hiệu

Các nhóm ảnh hưởng là nền tảng để xây dựng được mô hình POD và POP Nhà quản trị xây dựng POP và POD để xác định được các đặc điểm tối ưu sử dụng trong cạnh tranh về

sự khác biệt

Trang 28

Hình 1 4 Mô hình Brand KeyTrong rất nhiều sự khác biệt, nhà quản trị cần xem xét những điểm khác biệt mang lại lợi ích và tạo ra một giá trị hoặc niềm tin hoặc tính cách đặc biệt cho thương hiệu Từ POD

và POP, thương hiệu có thể xây dựng được các điểm chung và khác biệt sau đó tạo ra cốt lõi của một thương hiệu bao gồm sự liên quan và sự khác biệt trong mắt của khác hàng Ứng dụng các mô hình định vị thương hiệu, nhà quản trị có thể xây dựng một mô hình thương hiệu hoàn chỉnh phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp

Trang 29

CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNUNIQLO VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về ông C ty trách nhiệm hữu hạn UNIQLO Việt N am

2.1.1 Tổng quan về công ty UNIQLO

2.1.1.1 Thông tin chung

Công ty UNIQLO được thành lập vào năm 1949 tại thành phố tỉnh Yamaguchi - Nhật Bản, được xem là công ty hàng đầu trong ngành thời trang may mặc tại Nhật Bản với doanh thu luôn đứng TOP 4 của thế giới Sau thời gian phát triển, UNIQLO trở thành một công ty con hợp nhất 100% vốn của tập đoàn Fast Retailing từ tháng 11 năm 2005, một trong những tập đoàn thuộc nhóm hạng nhất của sàn chứng khoán Tokyo

• Tên Công ty: UNIQLO LIMITED CORPORATION

• Địa chỉ: Midtown Tower, Akasaka 9-7-1, Minato ku, Tokyo, Japan

-• Website: http://www.uniqlo.com/

• Ngành nghề kinh doanh: Thời trang bán lẻ

Hình 2 1 Logo công ty UNIQLO2.1.1.2 Phương châm ạt độ ho ng

Với phương châm hoạt động là cống hiến cho xã hội thông qua các sản phẩm và hoạt động kinh doanh của mình dựa theo tuyên bố về sứ mệnh của tập đoàn “Cải tiến sản phẩm may mặc - Thay đổi tư duy thông thường - Thay đổi thế giới” (Changing clothes, changing conventional wisdom, change the world), công ty luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao nhất, mang lại những giá trị mới và độc đáo nhất dành cho người tiêu dùng trên toàn thế giới

Trang 30

2.1.1.3 Tầm nhìn và triết lý kinh doanh của UNIQLO

Từ cuộc cách mạng công nghiệp, ngành dệt may luôn giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia Fast-Fashion xuất hiện đã vận dụng tối đa chiến lược

“Sự lỗi thời có kế hoạch” nhằm thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm của mình thường xuyên hơn Thay vì chạy theo xu hướng đó, UNIQLO đã truyền cảm hứng cho thế giới với triết lý đậm chất Nhật Bản, được biết tới với cái tên LifeWear

LifeWear được giới thiệu là phong cách thời trang có thiết kế hướng đến mục đích mang lại cuộc sống tốt hơn cho mọi người Dựa trên nhu cầu thực tế của cuộc sống, những trang phục hằng ngày đơn giản nhưng chất lượng cao, cùng với sự tinh tế trong từng chi tiết sẽ không ngừng được đổi mới, phát triển để mang tới sự thoải mái và tiện dụng tối đa 2.1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1963, Men's Shop Ogori Shoji được thành lập tại Ube, Yamaguchi

Năm 1984, Hitoshi Yanai lúc đó đang điều hành một cửa hàng thời trang nam là Men's

Shop Ogori Shoji ở Ube, Yamaguchi, đã mở thêm một cửa hàng mới là Unique Clothing Warehouse ở Fukuro-machi, Naka-ku, Hiroshima, tiền thân của UNIQLO Cái tên

"UNIQLO" ra đời từ đây, là cách viết rút gọn của "unique clothing"

Tháng 9 năm 1991, Men's Shop Ogori Shoji đổi tên thành Fast Retailing, và cho đến tháng

4 năm 1994, đã có hơn 100 cửa hàngUNIQLOhoạt động trên khắp nước Nhật

Hiện tại, UNIQLO đã có hơn 1400 cửa hàng ở khắp thế giới tập trung phần lớn tại Nhật Bản (hơn gần 840 cửa hàng), ngoài ra Uniqlo còn hoạt động ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Pháp, Mỹ,…

Công ty hoạt động kinh doanh theo phương thức S.P.A (Specialty Private-Label Apprarel), tham gia vào toàn bộ chuỗi giá trị từ quy trình thu mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch, sản xuất đến phân phối, bán lẻ và quản lý hàng tồn kho

2.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn UNIQLO Việt Nam

2.1.2.1 Thông tin chung

UNIQLO chính thức thành lập công ty tại Việt Nam, vào năm 2006 và tiếp tục đại diện cho tổng công ty trong lĩnh vực chính là quản lý sản xuất Sau hơn 9 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, công ty ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc thúc

Ngày đăng: 01/03/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w