Tiềm năng thị trường Nhu cầu tiêu dùng cao: - Nhu cầu về nhà ở và bất động sản - Nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn, hữu cơ và đồ uống - Nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho cuộc
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Vốn đầu tư ban đầu: 1 tỷ VNĐ Địa điểm: tỉnh Bình Dương
Nhu cầu tiêu dùng cao:
- Nhu cầu về nhà ở và bất động sản
- Nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn, hữu cơ và đồ uống
- Nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho cuộc sống
- Nhu cầu về dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và thể chất
- Nhu cầu về dịch vụ giáo dục và đào tạo
Nguồn nhân lực dồi dào:
- Nhiều khu công nghiệp phát triển, thu hút lượng lớn lao động từ các tỉnh lân cận
- Có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và chương trình đào tạo chuyên sâu trong các ngành nghề
- Lao động có trình độ cao và chuyên môn.
Môi trường đầu tư thuận lợi:
- Vị trí chiến lược thuận lợi, Bình Dương nằm gần TP.HCM, là một trong các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam Vị trí này giúp cho việc giao thương và vận chuyển hàng hóa dễ dàng và thuận tiện.
- Hạ tầng được đầu tư và phát triển rất mạnh, bao gồm mạng lưới giao thông (đường bộ, đường sắt), điện lực, nước sạch và các khu công nghiệp hiện đại
- Bình Dương có nhiều khu công nghiệp lớn như KCN Sóng Thần, KCN Mỹ Phước, KCN VSIP, với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đa dạng ngành nghề sản xuất.
- Chính quyền Bình Dương thường xuyên có các chính sách hỗ trợ đầu tư, giảm thuế và các chiến lược hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương
- Bình Dương không chỉ tập trung vào một ngành công nghiệp mà phát triển đa dạng các ngành như chế biến, cơ khí, dệt may, điện tử, công nghệ cao và dịch vụ
Nhu cầu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe:
- Người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, cải thiện chất lượng cuộc sống do đó có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm hữu cơ, không chứa hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu.
- Sự đô thị hóa và tăng thu nhập của người dân Bình Dương cũng đi đôi với nhu cầu mua sắm các sản phẩm chất lượng cao, các sản phẩm sạch và an toàn.
- Thị trường bán lẻ và các kênh phân phối thực phẩm tại Bình Dương đang ngày càng phát triển và đa dạng hơn, bao gồm cả siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các chợ địa phương Điều này giúp các sản phẩm organic và thực phẩm hữu cơ tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng hơn.
- Giới trẻ và những người trẻ tuổi thường có xu hướng quan tâm đến các giá trị bền vững và môi trường Họ thường lựa chọn các sản phẩm organic để ủng hộ các nông dân và doanh nghiệp hữu cơ, đồng thời chăm sóc sức khỏe và môi trường.
1.1.2 Một số ngành tiềm năng
- Công nghiệp công nghệ cao và phần mềm
- Công nghiệp điện tử - viễn thông.
- Công nghiệp cơ khí - chế tạo.
- Công nghiệp dệt may và may mặc
- Công nghiệp thực phẩm và chế biến sản phẩm nông sản
- Y tế và chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo đại học, cao đẳng
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, còn đang trong quá trình phát triển và cải thiện Ô nhiễm môi trường do sự tăng trưởng nhanh chóng của các khu công nghiệp và đô thị hóa
Cạnh tranh khốc liệt với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Thị trường biến động liên tục.
Việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thường đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
1.2.1 Dự án Trồng rau thuỷ canh
Dự án trồng rau thủy canh chuyên cung cấp rau sạch đến các nhà hàng, các hộ gia đình, người tiêu dùng cá nhân, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm Dự án sẽ tập trung vào việc kinh doanh sản phẩm rau sạch với số lượng lớn, sỉ Tuy nhiên vẫn sẽ có thêm nguồn doanh thu từ việc bán lẻ, trực tiếp đến tay khách hàng, không qua nhóm trung gian.
Dự án trồng rau thủy canh với mục tiêu cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh Bình Dương những sản phẩm rau sạch với chất lượng tươi ngon với giả cả phù hợp Đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch và tạo thói quen sử dụng thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.Doanh nghiệp trồng rau thủy canh mở ra sẽ tạo điều kiện, công việc cho người dân tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương.
Ngoài ra, mục tiêu của dự án này còn là xây dựng thương hiệu riêng, được biết đến rộng rãi trong thị trường và ổn định doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp được hoạt động ổn định Đặc biệt, dự án trồng rau thủy canh còn có mục tiêu xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến trong nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu
Phát triển độ nhận diện thương hiệu qua thị trường mạng Internet Ngoài ra,việc hợp tác giữa các nhà hàng ăn uống với doanh nghiệp trồng rau cũng là cách doanh nghiệp marketing sản phẩm với các nhà hàng, siêu thị thực phẩm nhỏ, thông qua nhà hàng đang hợp tác Đặc biệt, trên từng bao bì, thùng giấy sản phẩm, doanh nghiệp sẽ in thêm khẩu hiệu khuyến khích người dùng sử dụng rau sạch, đảm bảo sức khỏe.
1.2.2 Dự án Xà phòng thiên nhiên
Dự án sản xuất xà phòng thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra thương hiệu xà phòng chất lượng, đa dạng về nguyên liệu thiên nhiên, tốt cho sức khỏe Đối tượng khách hàng của dự án này là những người đã và đang quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp có nguyên liệu từ thiên nhiên Các sản phẩm xà phòng được làm đa dạng hương liệu như: nghệ, khổ qua, chanh, matcha, quế.
Trong thời đại công nghiệp hiện đại hóa như ngày nay, những đặc tính vốn có của xà phòng bị loại bỏ do sản xuất công nghiệp sử dụng chủ yếu là hóa chất để giảm được chi phí thấp hơn nhưng thường kích ứng da Chính vì vậy, mục tiêu của dự án sản xuất xà phòng thiên nhiên là hướng đến, đề cao sức khỏe người tiêu dùng Dự án sản xuất xà phòng thiên nhiên sẽ tập trung vào chất lượng xà phòng thay vì đầu tư nhiều chi phí vào thiết kế bao bì sản phẩm, hình dạng xà phòng Dự án sẽ tạo nên thói quen tiêu dùng thông minh của khách hàng, ưu tiên các sản phẩm tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, mục tiêu của dự án còn là xây dựng thương hiệu xà phòng thiên nhiên uy tín, chất lượng và được biết đến rộng rãi trong thị trường, tăng doanh số bán hàng và đạt được lợi nhuận ổn định.
Dự án cũng sẽ mở rộng thêm đối tượng khách hàng hướng đến bằng cách mở ra các đợt sử dụng thử sản phẩm, khuyến mãi, để thu hút khách hàng
Doanh nghiệp sử dụng qua hình thức bán hàng online và offline để không bị hạn chế đối tượng khách hàng, giúp mọi người dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn.
1.2.3 Dự án Chăn nuôi gà công nghiệp
Dự án nuôi gà công nghiệp được xây dựng quy mô đủ lớn, tối thiểu 10.000 con gà để đạt hiệu quả kinh tế Thiết kế các chuồng trại, nhà xưởng đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, độ sáng, thông thoáng, an toàn Đầu tư hệ thống cấp điện, nước, xử lý chất thải hiện đại, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi như hệ thống theo dõi, điều khiển tự động Áp dụng các công nghệ xử lý, bảo quản thức ăn, trứng gà hiện đại để nâng cao chất lượng Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu sức lao động thủ công bằng tự động hóa.
Mục tiêu của dự án nuôi gà công nghiệp là sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường Đa dạng hóa sản phẩm, bao gồm trứng, thịt gà, các sản phẩm chế biến Phát triển kênh phân phối hiệu quả, tập trung vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xây dựng trang trại theo mô hình nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường Tái sử dụng, tái chế chất thải tối đa để giảm thiểu ô nhiễm Đảm bảo an toàn, chăm sóc phúc lợi động vật trong quá trình sản xuất.
Khu công nghiệp nuôi gà hợp tác cùng với các nhà hàng và quán ăn với giá ưu đãi, giá sỉ
Dự án nuôi gà công nghiệp sẽ sử dụng đồng thời các Website, Fanpage để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, nâng cao độ nhận diện sản phẩm của khách hàng đối.
1.2.4 Dự án Tiệm sữa hạt
Cửa hàng bán sữa hạt chuyên cung cấp các loại sữa kết hợp với các loại hạt có giá thành từ bình dân đến thượng hạng, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho việc mua thức uống Sản phẩm sữa hạt được nấu trực tiếp tại cửa hàng, đảm bảo nguyên chất và không có chất bảo quản, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Khách hàng sẽ yên tâm bởi sữa hạt được đựng trong lọ thủy tinh, đảm bảo không tiếp xúc giữa nhiệt độ nóng với nhựa
Cửa hàng mở ra dưới hình thức bán sản phẩm mang đi, hạn chế chi phí thuê mặt bằng cho cửa hàng Đặc biệt, khách hàng có thể đặt hàng qua các ứng dụng đặt hàng đồ ăn chuyên dụng hoặc Website, Fanpage trên Facebook của cửa hàng.
NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI
1.3.1 Dự án Trồng rau thuỷ canh o Tài chính
Doanh thu dự kiến: dựa trên nghiên cứu thị trường, ước tính doanh thu trung bình hàng tháng là 160 – 170 triệu đồng
Chi phí cố định và biến đổi: tổng hợp và ước tính chi phí thuê đất, máy móc thiết bị, cây giống, lương nhân viên, tiền điện nước, vận chuyển Tổng chi phí cố định và biến động hàng tháng là 50 – 100 triệu đồng
Lợi nhuận dự kiến: tính toán lợi nhuận bằng cách trừ tổng chi phí từ doanh thu Lợi nhuận dự kiến là khoảng 70 triệu đồng/ tháng
Thời gian hoàn vốn khoảng 1,2 năm. o Rủi ro
Rủi ro về tài chính: các rủi ro về tài chính như thị trường biến động, chi phí đầu tư cao, chi phí vượt ngân sách, thiếu hụt ngân sách.
Rủi ro về môi trường: biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nguồn nước bị nhiễm bẩn là những rủi ro về môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây.
Rủi ro về kỹ thuật: các rủi ro về kỹ thuật như hệ thống bị hỏng hóc( bơm nước hỏng, đường ống bị tắc,…), mất điện do trồng rau thuỷ canh cần nhiều có hệ thống hỗ trợ nếu một trong những hệ thống đó bị hỏng hoặc mất điện sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng.
1.3.2 Dự án Xà phòng thiên nhiên o Tài chính
Doanh thu dự kiến: dựa trên nghiên cứu thị trường, ước tính doanh thu trung bình hàng tháng là 100 – 150 triệu đồng.
Chi phí cố định và biến đổi: tổng hợp và ước tính chi phí nhà xưởng, kho, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lương nhân viên, tiền điện nước, vận chuyển, marketing Tổng chi phí cố định và biến động hàng tháng là 60 – 90 triệu đồng. Lợi nhuận dự kiến: tính toán lợi nhuận bằng cách trừ tổng chi phí từ doanh thu Lợi nhuận dự kiến là khoảng 60 triệu đồng/tháng
Thời gian hoàn vốn khoảng 1, 5 năm. o Rủi ro
Rủi ro về nguyên liệu: nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định, chất lượng sản phẩm không tốt, sự biến động giá cả nguyên vật liệu.
Rủi ro trong quá trình sản xuất: đo lường tỷ lệ nguyên vật liệu bị sai, không kiểm soát đúng nhiệt độ.
Rủi ro về cạnh tranh: sự cạnh tranh từ các thương hiệu xà phòng đã có chỗ đứng trên thị trường có thể ảnh hưởng đến lượng khách hàng và doanh thu
1.3.3 Dự án Nuôi cà công nghiệp o Tài chính
Doanh thu dự kiến: dựa trên nghiên cứu thị trường, ước tính doanh thu trung bình hàng tháng là 20 – 45 triệu đồng.
Chi phí cố định và biến đổi: tổng hợp và ước tính chi phí thuê đất, máy móc, con giống, lương nhân viên, tiền điện nước, vận chuyển Tổng chi phí cố định và biến động hàng tháng là 10 – 20 triệu đồng
Lợi nhuận dự kiến: tính toán lợi nhuận bằng cách trừ tổng chi phí từ doanh thu Lợi nhuận dự kiến là khoảng 15 triệu đồng/ tháng.
Thời gian hoàn vốn khoảng 2, 7 năm. o Rủi ro
Rủi ro về dịch bệnh: gà công nghiệp được nuôi trong môi trường có mật độ tập trung cao tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh và lây lan nhanh chóng Một số bệnh truyền nhiễm ở gia cầm như cúm gia cầm, bệnh Newcastle, vi khuẩn Salmonella,…
Rủi ro về biến động giá cả: do sự biến động của cung cầu, dịch bệnh cũng như giá nguyên liệu đầu vào.
Rủi ro về thị trường: xu hướng tiêu dùng của khách hàng bị thay đổi, sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng với các doanh nghiệp lớn trong chăn nuôi gà công nghiệp.
1.3.4 Dự án Tiệm sữa hạt o Tài chính
Doanh thu dự kiến: : dựa trên nghiên cứu thị trường, ước tính doanh thu trung bình hàng tháng là 80 – 100 triệu đồng.
Chi phí cố định và biến đổi: tổng hợp và ước tính chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị, nguyên liệu, lương nhân viên, tiền điện nước, vận chuyển và quảng cáo Tổng chi phí cố định và biến động hàng tháng là 50 – 70 triệu đồng.
Lợi nhuận dự kiến: tính toán lợi nhuận bằng cách trừ tổng chi phí từ doanh thu Lợi nhuận dự kiến là khoảng 30 triệu đồng/ tháng.
Thời gian hoàn vốn khoảng 2,5 năm o Rủi ro
Rủi ro về nguyên liệu: nguyên liệu có thể bị nhiễm khuẩn, nấm mốc hoặc thuốc trừ sâu; nguồn cung cấp nguyên liệu không được đảm bảo đúng chất lượng. Rủi ro về thời gian sử dụng: hạn sử dụng ngắn từ 3 – 4 ngày do không chứa chất bảo quản
Rủi ro cạnh tranh: sự cạnh tranh từ các dòng sữa hạt của các thương hiệu sữa có tiếng trên thị trường có thể ảnh hưởng đến lượng khách hàng và doanh thu.
Rủi ro vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.3.5 Dự án Cửa hàng Organic o Tài chính
Doanh thu dự kiến: : dựa trên nghiên cứu thị trường, ước tính doanh thu trung bình hàng tháng là 100 – 150 triệu đồng.
Chi phí cố định và biến đổi: tổng hợp và ước tính chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị, nguyên vật liệu, lương nhân viên, tiền điện nước, vận chuyển và quảng cáo Tổng chi phí cố định và biến động hàng tháng là 60 – 110 triệu đồng. Lợi nhuận dự kiến: tính toán lợi nhuận bằng cách trừ tổng chi phí từ doanh thu Lợi nhuận dự kiến là khoảng 40 triệu đồng/ tháng
Thời gian hoàn vốn khoảng 2 năm. o Rủi ro
Rủi ro về nguồn cung ứng: nguồn cung ứng không ổn định, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, thiếu hụt nguồn cung.
Rủi ro tài chính:chi phí đầu tư ban đầu cao do việc thiết lập cửa hàng, mua sắm thiết bị, nguyên liệu có chi phí cao; biến động giá cả nguyên liệu, thiếu hụt vốn, dòng tiền không ổn định.
Rủi ro vận hành: thiếu kinh nghiệm trong quản lý cửa hàng, khó khăn trong tìm nguồn cung ứng, hàng hoá dễ bị hư hỏng.
Rủi ro về thị trường: người dùng thay đổi xu hướng tiêu dùng, cạnh tranh với các của hàng organic khác trên thị trường.
Từ những nghiên cứu tiền khả thi cho thấy nên đầu tư vào dự án Trồng rau thuỷ canh và dự án Xà phòng thiên nhiên.
NGHIÊN CỨU KHẢ THI
Thông qua nghiên cứu tiền khả thi, chúng tôi quyết định chọn hai dự án tốt nhất là dự án Trồng rau thuỷ canh và dự án Xà phòng thiên nhiên để tiến hành nghiên cứu khả thi Chúng tôi quy định:
Dự án Trồng rau thuỷ canh: A
Dự án Xà phòng thiên nhiên: B
Dự kiến dự án hoạt động trong vòng 3 năm và dòng tiền thuần của dự án: Đơn vị: triệu đồng
Với lãi suất chiết khấu cho 2 dự án là 12%, ta thu được số liệu của các chỉ tiêu tài chính như sau: Đơn vị: triệu đồng
Dự án A 1906 96,3% 1 năm 12 ngày 1 năm 1 tháng 24 ngày
Dự án B 1711 81,6% 1 năm 3 tháng 12 ngày
Nhận xét: Các chỉ số tài chính đều cho thấy cả hai dự án có tính khả thi, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Xét về tổng thể, các chỉ số của dự án A đều lớn hơn dự án B cho nên nhóm chúng tôi quyết định đầu tư vào dự án A là dự án Trồng rau thuỷ canh.
Chương 1 phân tích tổng quan dự án với bước thực hiện đầu tiên là nghiên cứu thị trường Với vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ VNĐ, nhóm chúng tôi chọn địa điểm dự án là tỉnh Bình Dương, thông qua phân tích các tiềm năng thị trường cũng như các thách thức ở tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã đưa ra 5 dự án được cho là phù hợp: Dự án Trồng rau thủy canh, dự án Xà phòng thiên nhiên, dự ánChăn nuôi gà công nghiệp, dự án Tiệm sữa hạt, dự án Cửa hàng Organic Sau khi nghiên cứu dòng tiền khả thi và tính khả thi của các dự án, lúc này nhóm chúng tôi quyết định đầu tư dự án Trồng rau thủy canh.
MÔ TẢ THÔNG TIN DỰ ÁN
Giới thiệu sơ lược dự án
Tên dự án: Trồng rau thủy canh
Địa điểm kinh doanh: Bình Dương
Ngành nghề kinh doanh: Cung cấp thực phẩm rau tươi sạch.
Vị trí trong ngành: Vườn rau
Mục tiêu của vườn rau:
Đạt được lợi nhuận cao, thu hồi vốn từ năm đầu.
Cung cấp rau sạch, dinh dưỡng cao được trồng bằng phương pháp thủy canh cho người tiêu dùng, giúp cải thiện sức khỏe và cuộc sống.
Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường với phương pháp trồng thủy canh tiết kiệm nước, không chiếm diện tích đất, không sử dụng hóa chất nông nghiệp độc hại
STT LOẠI RAU ĐƠN GIÁ
Hoạch định tài chính dự án
• Vốn đầu tư ban đầu: 1.000.000.000 đồng
• Chi phí đầu tư ban đầu: 978.300.000 đồng
• Vốn lưu động dự trữ: 22.700.000 đồng
STT HẠNG MỤC SỐ LƯỢNG TỔNG TIỀN
1 Chi phí thuê mặt bằng (1 năm)
2 Chi phí đăng ký kinh doanh
Giấy phép đăng ký kinh doanh 2.000.000 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
3 Trang bị máy móc, thiết bị, vật dụng
Hệ thống phun sương, làm mát 1 50.000.000
4 Chi phí lắp đặt máy móc 15.000.000
5 Chi phí nguyên vật liệu
Dinh dưỡng thủy canh (1 năm) 16.800.000
6 Chi phí nhân viên (1 tháng) 35.000.000
TỔNG CHI PHÍ ĐỂ TRỒNG RAU THỦY CANH
Bảng 2 2: Chi phí dự án
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
2.2.1 Lập cấu trúc phân chia công việc( WBS)
1.1.0 DỰ ÁN TRỒNG RAU THUỶ CANH
1.2.0 Hoàn tất các thủ tục pháp lý
1.3.0 Tìm mặt bằng thuê phù hợp
1.4.1.1 Xây khung 1.4.1.2 Lợp màng 1.4.2 Giàn trồng
1.5.1 Hệ thống thông gió và cách nhiệt
1.5.2 Hệ thống tưới tiêu tự động
1.5.3 Hệ thống xử lý nước
1.5.3.1 Hệ thống lọc để loại bỏ tạp chất 1.5.3.2 Hệ thống khủ trùng bằng tia cực tím hoặc ozone 1.5.4 Hệ thống cấp và thoát nước
1.5.4.1 Hệ thống bơm nước sạch 1.5.4.2 Hệ thống thoát nước thải 1.5.4.3 Hệ thống xử lý nước thải 1.5.5 Hệ thống quạt nước
1.5.6 Hệ thống điện, ánh sáng
1.5.7 Hệ thống giám sát môi trường
1.5.7.1 Cài đặt cảm biến để đo nhiệt độ, độ pH, độ ẩm
1.5.7.2 Phân tích dữ liệu và điều chỉnh môi trường trồng phù hợp 1.5.7.3 Thiết bị kết nối cảm biến với máy tính để giám sát liên 1.6.0 Chọn giống cây trồng
1.8.0 Tiếp thị và quảng bá
1.8.1 Xây dựng chiến lược Marketing
1.8.2 Triển khai các hoạt Marketing
2.2.2 Lập bảng phân tích công việc
STT Tên công việc Ký hiệu
Thời gian bắt đầu Độ dài(tuần)
1 Tìm và thuê mặt bằng A Ngay từ đầu 2
2 Hoàn tất các thủ tục pháp lý B Sau A 2
3 Xây dựng nhà màng C Sau B 6
5 Xây dựng các khu hỗ trợ E Sau C 4
6 Lắp đặt các thiết bị cần thiết F Sau E 5
7 Trang bị máy móc G Sau D,F 2
8 Chọn nguồn cung ứng và đặt mua cây giống
9 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
10 Lên kế hoạch Marketing J Sau G 4
11 Đưa vào hoạt động K Sau J 1
Bảng 2 3: Bảng phân tích công việc
2.2.3 Lập ma trận trách nhiệm
Ma trận gán trách nhiệm (Responsibility Assignment Matrix - RAM) hiển thị các nguồn lực dự án được gán cho từng gói công việc hoặc hoạt động Ma trận gán trách nhiệm được sử dụng để minh họa các kết nối giữa các gói công việc hoặc các hoạt động và các thành viên trong nhóm dự án Trên các dự án lớn hơn, RAM có thể được phát triển ở nhiều cấp độ khác nhau.
Mô hình RACI là một công cụ đơn giản để xác định các vai trò và trách nhiệm và tránh nhầm lẫn về các vai trò và trách nhiệm đó trong một dự án (Wim,
2018) Từ viết tắt RACI là viết tắt của:
• R - Responsible: Chịu trách nhiệm thực thi. Đây là người/nhóm đóng vai trò thực thi gói công việc hoặc hoạt động nhằm đảm bảo gói công việc/hoạt động đó được hoàn thành Phải luôn có ít nhất
1 người/nhóm thực thi gói công việc/hoạt động thì gói công việc/hoạt động đó mới có kết hoàn thành (nếu không có ai chịu trách nhiệm thực hiện công việc thì công việc đó sẽ không thể hoàn thành) (Atoha, 2019) Đối với các gói công việc/ hoạt động lớn đòi hỏi cần nhiều người/nhóm thực thi thì có thể gán nhiều người/nhóm ở vai trò R - trách nhiệm thực thi cho gói công việc/hoạt động đó.
Do đó một gói công việc/hoạt động bất kỳ sẽ luôn có ít nhất một người/nhóm chịu trách nhiệm thực thi.
• A - Accountable: Có trách nhiệm giải trình. Đây là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với việc hoàn thành gói công việc/hoạt động (Wim, 2018) Thường đây là cấp trên của người/nhóm chịu trách nhiệm thực thi và chịu trách nhiệm cuối cùng cho sự thành công hay thất bại của gói công việc/hoạt động đó (Atoha, 2019) Cho dù dự án/hoạt động đó được hoàn thành bởi người/nhóm chịu trách nhiệm thực thi bất kỳ và đạt kết quả tốt hay xấu thì người chịu trách nhiệm giải trình sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng Nếu một dự án/hoạt động mà không có người chịu trách nhiệmgiải trình thì có rủi ro rất lớn là dự án/hoạt động đó thất bại, không hoàn thành đúng mục tiêu Nếu có từ 2 người trở lên chịu trách nhiệm giải trình cho một gói công việc/hoạt động thì cũng có rủi ro lớn là gói công việc/hoạt động đó sẽ thất bại do việc không phân định rõ trách nhiệm và do việc đùn đẩy cho nhau Do đó luôn chỉ có duy nhất một người chịu trách nhiệm giải trình cho bất kỳ một dự án/hoạt động! (Atoha, 2019).
• C - Consult: Tham vấn. Đây là các cá nhân, tổ chức được tham vấn, hỏi ý kiến để thực thi một gói công việc/hoạt động Người/nhóm chịu trách nhiệm thực thi cần tham vấn ý kiến, tham vấn chuyên gia đối với các cá nhân/tổ chức có vai trò C để có thể thực thi một dự án/ hoạt động (Atoha, 2019).
• I - Inform: Thông báo. Đây là các cá nhân, tổ chức mà cần được thông báo thông tin về một gói công việc/hoạt động Các thông tin về tiến độ, chi phí, chất lượng, nguồn lực, sẽ được người/nhóm chịu trách nhiệm thực thi thông báo đến các bên liên quan để các bên liên quan này nắm thông tin về dự án/ hoạt động đó (Atoha, 2019). Nếu không xác định rõ vai trò và trách nhiệm, các dự án có thể dễ dàng gặp rắc rối Biết được những gì ban quản lý dự án mong đợi ở họ sẽ giúp các thành viên trong nhóm dễ dàng hoàn thành công việc của họ đúng hạn, ngân sách và ở mức chất lượng phù hợp.
Chúng tôi sử dụng ma trận RACI để thảo luận về vai trò và trách nhiệm, để làm cho chúng đồng ý với nhau và để trao đổi về chúng.
Hoạt động Quản lý dự án
Lên kế hoạch dự án
Mua sắm nguyên liệu, thiết bị
Quản lý chăm sóc cây trồng
Thu hoạch I A I R Đánh giá và báo cáo
Bảng 2 4: Ma trận trách nhiệm
2.2.4 Hoạch định tiến độ dự án
Bảng 2 5 : Bảng hoạch định tiến độ dự án
2.2.5 Lập kế hoạch ngân sách
Bảng 2 7 : Kế hoạch ngân sách dự án: Triển khai sớm
Bảng 2 8 : Kế hoạch ngân sách dự án: Triển khai muộn
Biểu đồ 2 1 : Biểu đồ hoạch định ngân sách dự án
Chương 2 của đề tài Dự án Trồng rau thủy canh tại Bình Dương tập trung vào phân tích chi tiết dự án với các nội dung chính sau: Giới thiệu dự án trồng rau thủy canh cung cấp rau sạch, dinh dưỡng cao nhằm cải thiện sức khỏe và giảm ô nhiễm môi trường Dự án bao gồm nhiều loại rau như rau muống, rau cải bẹ xanh, rau cải ngọt, xà lách và rau dền Về tài chính, tổng vốn đầu tư ban đầu là
1 tỷ đồng, với chi phí đầu tư 978.300.000 đồng và vốn lưu động 22.700.000 đồng Các khoản chi phí bao gồm thuê mặt bằng, giấy phép kinh doanh, trang bị máy móc, chi phí nhân viên, marketing và chi phí phát sinh khác Mô tả công việc từ hoàn tất thủ tục pháp lý, xây dựng cơ sở vật chất, lắp đặt hệ thống, chọn giống cây trồng, tuyển dụng và đào tạo nhân viên, đến lập kế hoạch marketing và đưa vào hoạt động được thể hiện chi tiết qua bảng phân tích công việc và sơ đồ mạng Cuối cùng, ma trận trách nhiệm RACI được sử dụng để phân định rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong dự án, đảm bảo mọi công việc được thực hiện đúng hạn và đạt chất lượng yêu cầu.
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CHO DỰ ÁN ĐẠT KẾT QUẢ CAO
Nâng cao năng suất, chất lượng rau thuỷ canh: Giúp rau phát triển mạn, chất lượng tốt, ngon và tươi.
Giảm thiểu chi phí sản xuất: Mục tiêu là tìm cách trồng mà không tốn quá nhiều tiền Từ việc tiết kiệm nước, phân bón cho đến tối ưu hoá các công đoạn các công đoạn trồng trọt, chúng ta cần giảm thiểu chi phí mà vẫn hiệu quả cao. Tăng hiệu quả kinh tế của dự án: Khi năng suất tăng và chi phí giảm, chúng ta sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ dự án Hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao, lợi nhuận tốt hơn. Đảm bảo an toàn thực phẩm: Cần đảm bảo rau thủy canh không chỉ ngon mà còn phải an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không có chất độc hại hay hóa chất không an toàn.
Bảo vệ môi trường: Thực hiện các biện pháp thân thiện với môi trường, giảm tác động xấu đến đất, nước và không khí.
3.1.2.1 Lựa chọn hệ thống thuỷ canh phù hợp
Lựa chọn hệ thống thuỷ canh phù hợp với diện tích, điều kiện khí hậu, nguồn nước và nguồn vốn của dự án.
Một số hệ thống thuỷ canh phổ biến bao gồm:
Hệ thống NFT: Hệ thống sử dụng màng dinh dưỡng mỏng chảy liên tục qua các rễ cây, giúp cung cấp dinh dưỡng và oxy cho cây một cách hiệu quả Ưu điểm: Tiết kiệm nước, dinh dưỡng, dễ dàng tự động hóa.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao, cần có máy bơm.
Hệ thống giàn đứng: Hệ thống này tận dụng tối đa không gian theo chiều dọc, thích hợp cho những khu vực có diện tích hạn chế, cây trồng được cố định trên các giá đỡ hoặc giàn, dung dịch dinh dưỡng được cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Ưu điểm: Dễ dàng lắp đặt, phù hợp với diện tích nhỏ.
Nhược điểm: Tốn nhiều công chăm sóc, dễ bị tắc nghẽn hệ thống tưới.
Hình 3 2 : Hệ thống giàn đứng
Hệ thống nổi: Hệ thống sử dụng các khay hoặc bề nổi để chứa cây trồng, rễ cây được ngâm trực tiếp trong dung dịch dinh dưỡng Ưu điểm: Dễ dàng theo dõi và chăm sóc rễ cây, tiết kiệm nước
Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao, cần có bể chứa dung dịch dinh dưỡng.
Hình 3 3 : Hệ thống nổi 3.1.2.2 Sử dụng dung dịch dinh dưỡng hợp lý
Dung dịch dinh dưỡng cần được pha chế theo công thức phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
Cần kiểm tra và điều chỉnh pH, EC của dung dịch dinh dưỡng thường xuyên để đảm bảo cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
Có thể sử dụng dung dịch dinh dưỡng mua sẵn hoặc tự pha chế từ các nguyên liệu như phân bón, muối khoáng
3.1.2.3 Quản lý môi trường trồng Ánh sáng: Cung cấp đủ ánh sáng cho cây quan hợp, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo.
Nên đặt hệ thống thủy canh ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời hoặc sử dụng đèn LED để bổ sung ánh sáng vào những ngày thiếu nắng.
Nhiệt độ: Giữ nhiệt độ trong nhà trồng rau ở mức phù hợp với từng loại cây
Hầu hết các loại rau đều phát triển tốt ở nhiệt đồ từ 20 – 30°C. Độ ẩm: Duy trì độ ẩm thích hợp cho cây phát triển.
Độ ẩm trong nhà trồng rau nên dao động từ 50-70%. pH nước: Theo dõi và điều chỉnh pH nước thường xuyên để đảm bảo cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
pH nước thích hợp cho hầu hết các loại rau là từ 5.5 – 6.5.
3.1.2.4 Sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại
Hệ thống tưới tự động: giúp tiết kiệm nước và thời gian chăm sóc
Hệ thống điều khiển nhiệt độ và độ ẩm: giúp duy trì môi trường trồng lý tưởng cho cây phát triển.
Hệ thống theo dõi và quản lý dinh dưỡng: giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách chính xác và hiệu quả
Hệ thống bẫy côn trùng tự động: giúp hạn chết sâu hại bệnh
3.1.2.5 Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại an toàn, hiệu quả như: sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, bẫy côn trùng,…
Vệ sinh nhà vưỡn thường xuyên để hạn chết mầm bệnh phát sinh.
Tăng cường sức đề kháng cho cây bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và tạo điều kiện môi trường sống thuận lợi.
3.1.2.6 Quản lý và vận hành dự án một cách hiện quả
Lập kế hoạch và ngân sách: Lập kế hoạch chi tiết cho dự án, bao gồm các hạng mục: công việc, thời gian thực hiện, kinh phí dự kiến.
Lập kế hoạch sản xuất theo từng vụ, dự trù nguồn nguyên liệu, nhân lực và chi phí vận hành.
Tuyển chọn nhân sự: tuyển chọn nhân sự có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng rau thủy canh
Tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư vận hành hệ thống, nhân viên chăm sóc cây trồng. Đào tạo nhân viên: đào tạo nhân viên về kỹ thuật trồng rau thủy canh, vận hành hệ thống, quản lý dịch hại,…
Tổ chức các khóa đào tạo định kỳ cho nhân viên đề cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất.
Theo dõi và giám sát: giám sát chặt chẽ các hoạt động trong dự án để đảm bảo tiến độ và hiệu quả
Theo dõi sự phát triển của cây trồng, chất lượng dung dịch dinh dưỡng, hoạt động của hệ thống tưới tiêu,… Đánh giá và hiệu quả: Đánh giá hiệu quả dự án định kỳ và điều chỉnh các biện pháp phù hợp khi cần thiết.
Phân tích dữ liệu sản xuất, đánh giá năng suất, chất lượng rau và điều chỉnh kỹ thuật chăm sóc, dung dịch dinh dưỡng.
3.1.2.7 Nghiên cứu và phát triển
Hệ thống thuỷ canh – Nghiên cứu và phát triển các hệ thống thuỷ canh mới, hiệu quả hơn, tiết kiệm nước hợn: nghiên cứu hệ thống thuỷ canh aeroponics giúp tiết kiệm nước hợn so với hệ thống NFT.
Dung dịch dinh dưỡng – Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp cho từng loại cây trồng và giai đoạn phát triển khác nhau: nghiên cứu dung dịch dinh dưỡng cho cây cà chua giai đoạn ra hoa kết trái cần hàm lượng kali cao hơn so với giai đoạn sinh trưởng.
Giống cây trồng – Nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất lợi: nghiên cứu giống rau xà lách chịu nhiệt tốt, thích hợp trồng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.
Quản lý dịch hại – Nghiên cứu và phát triển các phương pháp quản lý dịch hại an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường: Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học đề phòng trừ sâu bệnh cho rau.
An toàn thực phẩm – Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như HACCP, ISO để đảm bảo sản phẩm rau thủy canh đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: Áp dụng hệ thống HACCP để kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quả trình sản xuất rau thủy canh.
3.1.2.8 Thu hoạch rau đúng thời điểm
Cần thu hoạch rau khi đã đạt độ trưởng thành, đảm bảo chất lượng tốt nhất: thu hoạch xà lách khi đã trưởng thành, có màu xanh đậm và giòn, thu hoạch cà chua khi đã quá chín đỏ, có độ mền và vị ngọt.
Sử dụng các phương pháp thu hoạch phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến cây trồng: cắt hoặc hái rau một cách nhẹ nhàng, tránh làm dập nát rau.
3.1.2.9 Bảo quản và sơ chế rau sau thu hoạch
Cần bảo quản rau ở nơi khô ráo, thoáng mát: bảo quản rau trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – C
Sơ chế rau sạch sẽ trước khi sử dụng: rửa rau dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và vi sinh vật
3.1.2.10 Kết luận và đề xuất hướng phát triển cho dự án trồng rau thuỷ
Trồng rau thủy canh là một lĩnh vực tiềm năng với nhiều lợi ích cho môi trường và sức khỏe con người Để dự án trồng rau thủy canh đạt hiệu quả cao nhất, cần kết hợp các biện pháp tối ưu hóa môi trường, sử dụng công nghệ và thiết thị hiện đại, quản lý và vận hành dự án một cách hiệu quả, đồng thời chú trọng nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực quan trọng như hệ thống thủy canh, dung dịch dinh dưỡng, giống cây trồng, quản lý dịch hại, an toàn thực phẩm, kinh tế và thị trường. Đề xuất:
Mở rộng quy mô sản xuất: tăng diện tích canh tác, đa dạng hóa các loại rau trồng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Mở rộng mô hình trồng rau thủy canh tại các khu vực có diện tích đất trống trải, khí hậu phù hợp.
Liên kết với các doanh nghiệp: Hợp tác với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm thị trường.