1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học quản trị sản xuất và chất lượng tên Đề tài quy trình sản xuất bánh tráng gạo

42 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Sản Xuất Bánh Tráng Gạo
Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm, Trần Kim Loan, Lê Thị Ngọc Diễm, Trần Thanh Sang
Người hướng dẫn TS. TRẦN ĐÌNH AN
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Chuyên ngành QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
Thể loại Tiểu luận môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 4,28 MB

Nội dung

Để tồn tại và phát triển, việcquản trị sản xuất và chất lượng đã trở thành một yếu tố sống còn, đóng vai trò then chốt trong việc duytrì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh ngh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG

TÊN ĐỀ TÀI: Quy Trình Sản Xuất Bánh Tráng Gạo

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS TRẦN ĐÌNH AN

SV THỰC HIỆN (SỐ NHÓM): Nhóm 10

STT MSSV Họ và tên Lớp Đóng góp (%) Ký tên

1 2200008096 Trần Thị Ngọc Trâm 22DMK3B 100%

2 2200008106 Trần Kim Loan 22DMK3B 100%

3 2200008537 Lê Thị Ngọc Diễm 22DMK3B 100%

4 2200008161 Trần Thanh Sang 22DMK3B 100%

TP HỒ CHÍ MINH Tháng 8 – 2024

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

2 Nội dung

2.1 Giới thiệu về sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm 2.0

2.2 Dự báo nhu cầu, hoạch định công suất 2.5

2.3 Xác định địa điểm công ty, bố trí mặt bằng 2.0

2.4 Các hoạch định, quản trị tồn kho, quản trị chất lượng 2.0

GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 5

LỜI DẪN ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 7

1 Giới thiệu về dự án sản xuất kinh doanh được thực hiện 7

1.1 Lý do chọn đề tài 7

1.2 Giới thiệu về sản phẩm 7

2 Quy trình hoạt động của vận hành 7

2.1 Giới thiệu khái quát về qui trình hoạt động của vận hành 7

2.2 Nếu (giả định) các thành phần chính của quá trình vận hành sản xuất, kinh doanh cho sản phẩm được thực hiện 8

2.3 Quy trình công nghệ của hoạt động sản xuất (lưu đồ quy trình, thuyết minh các công đoạn) 9

CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU 15

1 Tiếp cận dự báo 15

1.1 Khái niệm dự báo và xác định nhu cầu sản xuất: 15

1.2 Ý nghĩa của công tác dự báo nhu cầu sản xuất: 15

1.3 Tổng quan về dự báo, nhu cầu và vai trò của dự báo 15

2 Các phương pháp dự báo: 16

2.1 Phương pháp hoạch định 16

2.2 Phương pháp dự báo định lượng: 16

CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT SẢN XUẤT 18

1 Dự báo nhu cầu công suất 18

2 Quyết định công suất 20

3 Phân tích hòa vốn 24

CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNG ĐỊA ĐIỂM CÔNG TY 25

1 Khái quát về định vị doanh nghiệp 25

2 Tầm qua trọng của định vị doanh nghiệp 25

3 Hai loại định vị để lựa chọn cho việc định vị vùng và định vị địa điểm 26

CHƯƠNG 5: BỐ TRÍ MẶT BẰNG 28

CHƯƠNG 6: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP 30

1 Kế hoạch trung hạn (3 tháng): 30

2 Các chiến lược hoạch định tổng hợp: 30

2.1 Chiến lược bị động: 30

2.2 Chiến lược chủ động: 31

3 Phương pháp hoạch định tổng hợp 32

CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ TỒN KHO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TỰ 33

1 Hệ thống tồn kho 33

2 Phương pháp quản trị tồn kho 33

3 Hoạch định nhu cầu vật tư 34

CHƯƠNG 8: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG 35

1 Quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất 35

2 Phương pháp lấy mẫu kiểm tra và đánh giá sản phẩm 36

2.1 Mục đích của việc lấy mẫu kiểm tra và đánh giá 36

2.2 Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên 36

2.3 Phương pháp lấy mẫu hệ thống 36

2.4 Quy trình kiểm tra và đánh giá mẫu 36

2.5 Đánh giá kết quả và cải tiến quy trình 37

Trang 4

3 Các tiêu chuẩn hệ thống và quản lý hoặc tiểu chuẩn kỹ thuật (ngành) áp dụng quản lý hoạt động

doanh nghiệp 37

3.1 Tiêu chuẩn hệ thống và quản lý 37

CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN 40

CHƯƠNG 10: TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 6

LỜI DẪN ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực lớn từ sự cạnh tranhkhốc liệt không chỉ từ đối thủ trong nước mà còn từ các thị trường quốc tế Để tồn tại và phát triển, việcquản trị sản xuất và chất lượng đã trở thành một yếu tố sống còn, đóng vai trò then chốt trong việc duytrì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Quản trị sản xuất không chỉ liên quan đến việc tạo

ra các sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả, mà còn bao gồm việc quản lý và tối ưu hóa toàn bộ chuỗicung ứng để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng và linh hoạt

Chất lượng sản phẩm cũng đóng một vai trò quyết định trong việc xây dựng uy tín thương hiệu và lòngtrung thành của khách hàng Trong thời đại mà khách hàng ngày càng khắt khe và có nhiều lựa chọn, chỉnhững sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng mới có thể chiếm lĩnh thị trường Quản lý chất lượngkhông chỉ đơn giản là việc kiểm soát và duy trì các tiêu chuẩn đã đặt ra, mà còn bao gồm việc liên tụccải tiến để đáp ứng những thay đổi về nhu cầu và mong đợi của khách hàng

Tiểu luận này sẽ đi sâu vào việc phân tích các phương pháp và chiến lược quản trị sản xuất và chấtlượng, từ đó đánh giá tác động của chúng đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Thông qua việcnghiên cứu các mô hình lý thuyết, áp dụng vào các trường hợp cụ thể và phân tích những bài học kinhnghiệm từ thực tiễn, tiểu luận sẽ làm sáng tỏ vai trò quan trọng của quản trị sản xuất và chất lượng trongviệc nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh thịtrường hiện đại

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

1 Giới thiệu về dự án sản xuất kinh doanh được thực hiện

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, ngành thực phẩm Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt làcác sản phẩm truyền thống như bánh tráng gạo Bánh tráng không chỉ là một món ăn quen thuộc trongvăn hóa ẩm thực Việt Nam mà còn ngày càng được ưa chuộng ở thị trường quốc tế nhờ vào hương vịđộc đáo và tính ứng dụng đa dạng trong ẩm thực Tuy nhiên, để cạnh tranh trên thị trường, việc đảm bảochất lượng sản phẩm đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất là vô cùng quan trọng

Ngoài ra, bánh tráng gạo là một sản phẩm có tính chất đặc thù, yêu cầu sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuậttruyền thống và công nghệ hiện đại Điều này đặt ra những thách thức đáng kể trong việc duy trì chấtlượng đồng nhất trong quy trình sản xuất hàng loạt Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tiểu luậnkhông chỉ giúp làm rõ các yếu tố quan trọng trong quản trị sản xuất và chất lượng của sản phẩm bánhtráng gạo, mà còn có thể đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao giá trịsản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu

1.2 Giới thiệu về sản phẩm

Bánh tráng gạo là một sản phẩm truyền thống tiêu biểu của ẩm thực Việt Nam, gắn liền với đời sống vàvăn hóa của người dân qua nhiều thế hệ Được làm từ bột gạo, bánh tráng có hương vị đặc trưng và được

sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn như gỏi cuốn, nem, và các món ăn vặt khác Nhờ tính linh hoạt vàkhả năng kết hợp với nhiều nguyên liệu, bánh tráng gạo không chỉ phổ biến trong nước mà còn đượcxuất khẩu sang nhiều quốc gia, trở thành sản phẩm quen thuộc với bạn bè quốc tế

Quy trình sản xuất bánh tráng gạo truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo từ khâu chọn lựa gạo, xaybột, tráng bánh đến phơi khô Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp hóa, nhiều doanh nghiệp đã áp dụngcông nghệ hiện đại để gia tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Dù vậy, việcgiữ gìn chất lượng truyền thống trong khi mở rộng quy mô sản xuất vẫn là một thách thức không nhỏ.Bên cạnh đó, việc duy trì chất lượng đồng đều trong sản xuất hàng loạt đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từnguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng Điều này không chỉ đảm bảo sản phẩm đáp ứng cáctiêu chuẩn chất lượng mà còn giúp nâng cao uy tín và vị thế của bánh tráng gạo Việt Nam trên thị trườngquốc tế Chính vì thế, nghiên cứu về quản trị sản xuất và chất lượng của sản phẩm này là một bước điquan trọng để các doanh nghiệp duy trì và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt

2 Quy trình hoạt động của vận hành

2.1 Giới thiệu khái quát về qui trình hoạt động của vận hành

Bánh tráng gạo, một sản phẩm truyền thống phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, được sử dụng rộng rãitrong các món ăn hàng ngày như gỏi cuốn, bún thịt nướng, và nhiều món khác Quy trình sản xuấtbánh tráng gạo bao gồm nhiều bước từ việc lựa chọn nguyên liệu, chế biến, đến phơi khô và đóng góisản phẩm Mặc dù có nhiều loại bánh tráng khác nhau như bánh tráng mè, bánh tráng phơi sương,nhưng nhìn chung, các nhà sản xuất bánh tráng đều phải tuân theo một quy trình sản xuất nhất định.Chọn nguyên liệu: Nguyên liệu chính để sản xuất bánh tráng gạo là gạo tẻ, một loại gạo phổ biến ở ViệtNam, kết hợp với muối và nước sạch Gạo cần được chọn kỹ lưỡng, đảm bảo hạt gạo đều và không bị hưhỏng để đảm bảo chất lượng bánh tráng Mỗi loại gạo khác nhau sẽ ảnh hưởng đến độ dai, độ giòn, vàhương vị của bánh, do đó, quy trình chọn lựa gạo là một bước rất quan trọng trong quá trình sản xuất.Sản xuất bánh tráng từ gạo: Gạo sau khi được chọn lọc sẽ được ngâm trong nước để làm mềm, sau đóđem xay nhuyễn thành bột Bột gạo này sẽ được trộn đều với nước và một chút muối để tạo thành hỗn

Trang 8

hợp bột mịn Sau đó, hỗn hợp này sẽ được tráng thành những lớp mỏng trên khuôn tráng bánh, thườnglàm từ vải hoặc thép không gỉ, và sau đó hấp chín Bánh sau khi hấp sẽ được lấy ra và phơi khô dưới ánhnắng mặt trời hoặc trong lò sấy để bánh đạt độ giòn mong muốn Bên cạnh đó, công nghệ và thiết bịhiện đại ngày nay cũng được áp dụng để đảm bảo quy trình sản xuất hiệu quả và ổn định chất lượng sảnphẩm.

2.2 Nếu (giả định) các thành phần chính của quá trình vận hành sản xuất, kinh doanh cho sản phẩm được thực hiện

- Dây chuyền sản xuất

Lực lượng lao động

- Lao động chân tay: Công nhân thực hiện các công đoạn như tráng bánh, phơi bánh, và đóng gói

- Lao động trí óc: Quản lý, kỹ thuật viên, và kiểm soát chất lượng

Tài nguyên

- Công nhân: Thực hiện trực tiếp các bước trong quy trình sản xuất

- Máy móc thiết bị: Dùng để tráng bánh, hấp bánh và phơi bánh

- Gia công: Đóng gói sản phẩm sau khi bánh đã khô

- Vật tư: Các nguyên liệu như gạo, nước, và muối

Quy trình biến đổi

Quá trình biến đổi các thành phần nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh, cụ thể là bánh tráng gạo.Bánh tráng gạo là sự kết hợp của các nguyên liệu tự nhiên và công đoạn sản xuất thủ công hoặc dâychuyền tự động

Trang 9

Đầu ra của quá trình sản xuất là các bánh tráng gạo thành phẩm, có kích thước và độ dày khác nhau,được sử dụng trong ẩm thực.

2.3 Quy trình công nghệ của hoạt động sản xuất (lưu đồ quy trình, thuyết minh các công đoạn)

Lưu đồ quy trình sản xuất bánh tráng gạo

Trang 10

Quy trình công nghệ sản xuất bánh tráng gạo

Bánh tráng được doanh nghiệp sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính từ gạo Và có thêm một số thànhphần gia vị khác, bên cạnh đó kết hợp với nhà máy và quy trình sản xuất theo công nghệ đạt chuẩn để

Trang 11

cho ra một thành phẩm bánh tráng ngon và chất lượng nhất khi đến tay quý khách hàng Bên cạnh đó,doanh nghiệp luôn trong quá trình tìm tòi tạo ra nhiều sản phẩm bánh tráng mới và muốn tạo nên một thịtrường bánh tráng đa dạng trên thị trường Việt Quy trình sản xuất bánh tráng gạo gồm có 8 giai đoạn: + Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu chính để sản xuất bánh tráng gạo là gạo trắng hoặc gạo tẻ Gạo được chọn phải làloại gạo ngon, không bị mối mọt, ẩm mốc hay lẫn tạp chất và đảm bảo chất lượng và an toàn khi kháchhàng sử dụng Thông thường, doanh nghiệp sẽ chọn những loại gạo có độ dẻo vừa phải để tạo ra bánh cóđộ dai và không bị nứt khi phơi khô Sau đó chuẩn bị nước sạch, là yếu tố quan trọng trong quá trìnhngâm gạo và pha bột Chất lượng nước sẽ ảnh hưởng đến hương vị và độ mịn của bánh Cuối cùngchuẩn bị thêm muối I-ốt được thêm vào để ngâm chung với gạo tăng hương vị và tạo độ mặn nhẹ chobánh, giúp bánh không bị nhạt

Bước 2: Tiến hành ngâm gạo

Gạo sau khi được làm sạch sẽ được vận chuyển đến khu vực ngâm Tiến hành ngâm gạo trong nước sạch

từ 4 đến 6 giờ Thời gian ngâm phụ thuộc vào loại gạo và điều kiện thời tiết Quá trình ngâm gạo này giúp hạt gạo nở ra, trở nên mềm hơn, từ đó dễ dàng xay thành bột mịn Ngoài ra nếu muốn bánh có màu sắc và hương vị đặc biệt, doanh nghiệp có thể ngâm gạo với nước lá dứa hoặc nước cốt dừa

Trang 12

Bước 3: Quy trình xay gạo

Sau khi ngâm, gạo được vớt ra và đưa vào hệ thống máy xay bột công nghiệp Máy xay được thiết kế với công suất lớn và hoạt động liên tục, cho phép xử lý một lượng lớn gạo trong thời gian ngắn Hệ thống xay bao gồm các bánh răng nghiền mịn và hệ thống lọc tự động, giúp loại bỏ các hạt lớn chưa được nghiền mịn Kết quả là bột gạo đạt độ mịn cao, đều đặn, và sẵn sàng cho quá trình tráng bánh Để đảm bảo chất lượng bột, một số nhà máy còn sử dụng các hệ thống kiểm tra chất lượng bột tự động, giúpphát hiện và loại bỏ ngay những mẻ bột không đạt tiêu chuẩn

Bước 4: Quy trình pha bột

Bột gạo sau khi xay được đưa vào hệ thống pha với nước theo tỷ lệ nhất định để đạt được độ sánh vừa phải Nếu bột quá loãng, bánh sẽ mỏng và dễ rách, còn nếu quá đặc, bánh sẽ dày và không giòn.Muối cũng được thêm vào trong quá trình pha bột để tạo hương vị Lượng muối cần được cân đối để bánh không bị mặn quá, nhưng vẫn giữ được hương vị tự nhiên của gạo

Trang 13

Bước 5: Quy trình tráng bánh

Bột gạo đã pha được bơm qua các ống dẫn vào máy tráng bánh tự động Máy tráng bánh là một hệ thốngliên tục, trong đó bột gạo được đổ lên các bề mặt tráng bằng thép không gỉ, được làm nóng nhẹ để giữcho bột không bị kết dính.Lớp bột gạo được tráng thành một lớp mỏng, đều đặn trên bề mặt tráng Độdày của bánh được điều chỉnh thông qua tốc độ đổ bột và tốc độ di chuyển của bề mặt tráng Máy trángbánh hiện đại có thể điều chỉnh độ dày của bánh một cách tự động, đảm bảo mỗi chiếc bánh đều có độdày đồng nhất Sau khi tráng, bánh được chuyển ngay qua hệ thống hấp hơi nước Hệ thống này hoạtđộng bằng cách bơm hơi nước nóng vào bên trong một buồng hấp kín, nơi bánh được hấp chín trongvòng từ 1 đến 2 phút Nhiệt độ và thời gian hấp được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo bánh chín đều màkhông bị quá mềm hoặc quá cứng

Bước 6: Quy trình phơi bánh (sấy khô)

Thay vì phơi dưới ánh nắng tự nhiên như quy trình truyền thống, quy trình sản xuất công nghiệp sử dụng

Trang 14

hệ thống máy sấy công suất lớn để sấy khô bánh tráng Bánh sau khi được hấp chín sẽ tự động chuyểnvào buồng sấy Buồng sấy được điều khiển nhiệt độ và độ ẩm một cách chính xác, giúp bánh khô đều

mà không bị co rút hay nứt Quá trình sấy thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 giờ,tùy thuộc vào độ dày và loại bánh Và kết hợp với một số dây chuyền sản xuất hiện đại để tích hợp côngnghệ sấy chân không, giúp bánh khô nhanh hơn mà vẫn giữ được hương vị và màu sắc tự nhiên

Bước 7: Quy trình đóng gói

Sau khi sấy khô, bánh tráng được chuyển qua hệ thống làm nguội tự động, giúp hạ nhiệt độ bánh xuốngmức an toàn trước khi đóng gói Bánh được đưa vào hệ thống đóng gói tự động Trong hệ thống này,bánh tráng sẽ được xếp chồng lên nhau thành từng xấp theo số lượng hoặc trọng lượng đã định sẵn Sauđó, các xấp bánh sẽ được bọc màng co hoặc đóng gói trong các túi nhựa hoặc giấy, theo yêu cầu của thịtrường Hệ thống đóng gói cũng tích hợp các thiết bị in ấn, cho phép in trực tiếp thông tin sản phẩm nhưngày sản xuất, hạn sử dụng, và các thông tin khác lên bao bì Điều này giúp quản lý tốt hơn quá trình lưuthông sản phẩm trên thị trường và đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng

Trang 15

Bước 8: Quy trình bảo quản

Sau khi đóng gói, bánh tráng được chuyển vào kho bảo quản Kho bảo quản thường được duy trì ở nhiệtđộ mát mẻ, với độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ để tránh tình trạng bánh bị ẩm hoặc mốc Bánh trángđược xếp gọn gàng trên các kệ hoặc pallet, đảm bảo không bị chèn ép hoặc va đập, gây hư hỏng sảnphẩm Kho bảo quản thường được thiết kế để đảm bảo lưu thông không khí tốt, giữ cho bánh tráng luôn

ở tình trạng tốt nhất trong suốt thời gian bảo quản Quy trình quản lý kho cũng được tự động hóa với các

hệ thống quản lý hàng tồn kho (Warehouse Management System - WMS), giúp theo dõi chính xác sốlượng, tình trạng và thời gian lưu trữ của từng lô sản phẩm Điều này giúp đảm bảo rằng bánh tráng luônđược xuất xưởng đúng hạn, tránh tình trạng hàng tồn kho quá lâu

Trang 16

CHƯƠNG 2

DỰ BÁO NHU CẦU

1 Tiếp cận dự báo

1.1 Khái niệm dự báo và xác định nhu cầu sản xuất:

Dự báo là quá trình ước lượng, tính toán trước các tình huống có thể xảy ra trong tương lai dựa trên các

dữ liệu hiện có và các yếu tố ảnh hưởng Trong sản xuất, dự báo nhu cầu là việc ước tính số lượng sảnphẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẽ yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định

Thực tế thì dự báo nhu cầu sản xuất chính là một phần trong hệ thống hoạch định tài nguyên doanhnghiệp (ERP) Nó cho phép các doanh nghiệp sử dụng các dữ liệu trong quá khứ như thói quen muasắm, nhu cầu, chi tiêu của khách hàng ở từng thời điểm cụ thể để đưa ra các dự đoán trong tương lai.Đây là quá trình cụ thể hóa kết quả dự báo thành các kế hoạch sản xuất cụ thể, bao gồm việc xác địnhloại hàng hóa, số lượng, thời gian sản xuất và các nguồn lực cần thiết như nhân lực, nguyên vật liệu,máy móc, thiết bị,

1.2 Ý nghĩa của công tác dự báo nhu cầu sản xuất:

Dự báo nhu cầu sản xuất chính xác giúp doanh nghiệp điều chỉnh lượng sản xuất phù hợp với nhu cầuthị trường Điều này tránh được tình trạng thừa hàng tồn kho, gây lãng phí chi phí lưu kho và sản xuất,cũng như tránh thiếu hụt hàng hóa, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng

Dự báo nhu cầu cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng nguồn lực như nhân lực, nguyên vật liệu

và máy móc một cách hiệu quả Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lãngphí và nâng cao năng suất

Khi dự báo nhu cầu chính xác, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng sản phẩm luôn sẵn có để đáp ứng yêucầu của khách hàng Điều này giúp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng và cải thiện uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường

Dự báo nhu cầu là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược, bao gồm việc mở rộng sản xuất, pháttriển sản phẩm mới hoặc thâm nhập thị trường mới Những quyết định chiến lược này giúp doanh nghiệpduy trì và tăng cường vị thế cạnh tranh

Thị trường luôn biến động, và nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo Dự báo giúp doanh nghiệp dựđoán được các xu hướng mới, từ đó điều chỉnh sản xuất kịp thời để đáp ứng nhu cầu thay đổi, tránh mất

cơ hội kinh doanh

1.3 Tổng quan về dự báo, nhu cầu và vai trò của dự báo

Dự báo là quá trình ước tính, dự đoán các sự kiện trong tương lai dựa trên phân tích các dữ liệu lịch sử

và hiện tại Dự báo có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, tài chính, đến sản xuất, tiêu dùng, vàthậm chí cả quản lý rủi ro

Các phương pháp dự báo thường được sử dụng bao gồm:

Dự báo định lượng: Dựa trên các mô hình toán học và thống kê, sử dụng dữ liệu lịch sử để dự đoán

tương lai (ví dụ: phương pháp hồi quy, phân tích chuỗi thời gian)

Dự báo định tính: Dựa trên nhận định chuyên gia, phỏng vấn, điều tra thị trường, hoặc sử dụng các kỹ

thuật như phương pháp Delphi

Nhu cầu dự báo trong quy trình sản xuất giấy và vở là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuấthiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của thị trường Vai trò của dự báo giúp các doanh nghiệp trong

Trang 17

ngành giấy và vở có thể lập kế hoạch sản xuất, quản lý nguồn nhân lực và dự trữ nguyên liệu một cáchhợp lý.

2 Các phương pháp dự báo:

2.1 Phương pháp dự báo định tính:

Lấy ý kiến của ban điều hành:

Phương pháp dự báo dựa trên ý kiến của ban điều hành dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng củacác thành viên cấp cao trong doanh nghiệp về thị trường và ngành nghề Ban điều hành có thể dự đoánnhu cầu sản phẩm dựa trên các yếu tố chiến lược và xu hướng dài hạn mà họ quan sát được Phươngpháp này cung cấp cái nhìn tổng quan và có thể phản ánh các thay đổi lớn trong nền kinh tế hoặc chínhtrị có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm Tuy nhiên, dự đoán dựa trên ý kiến cá nhân có thể thiếu dữliệu cụ thể và có nguy cơ bị thiên lệch bởi cảm nhận chủ quan, do đó cần kết hợp với các phương pháp

dự báo khác để tăng cường độ chính xác

Lấy ý kiến của người bán hàng:

Phương pháp dự báo dựa trên ý kiến của đội ngũ bán hàng sử dụng thông tin từ những người thườngxuyên tiếp xúc với khách hàng và thị trường Đội ngũ bán hàng có khả năng cung cấp cái nhìn thực tế vềnhu cầu hiện tại và các xu hướng mới, đồng thời phản hồi trực tiếp từ khách hàng Phương pháp nàygiúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội hoặc vấn đề mới trong thị trường và điều chỉnh sản phẩm cũngnhư chiến lược tiếp thị cho phù hợp Thông tin thu thập từ đội ngũ bán hàng có thể bị ảnh hưởng bởi trảinghiệm cá nhân và không phản ánh toàn diện xu hướng thị trường, vì vậy cần kết hợp với các phươngpháp dự báo khác để có cái nhìn chính xác hơn

Lấy ý kiến của người tiêu dùng:

Lấy ý kiến của người tiêu dùng thông qua khảo sát và nhóm tập trung cung cấp thông tin chi tiết về nhucầu và mong đợi của thị trường Phương pháp này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sở thích và thóiquen tiêu dùng của khách hàng, từ đó điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị cho phù hợp Việc thựchiện khảo sát và nhóm tập trung có thể tốn thời gian và chi phí, và kết quả có thể bị ảnh hưởng nếunhóm nghiên cứu không được chọn lựa kỹ lưỡng hoặc không đủ đại diện

2.2 Phương pháp dự báo định lượng:

Bình quân di động giản đơn:

Là phương pháp xác định nhu cầu sản phẩm dựa trên kết quả trung bình ( trung bình cộng) của một số ítgiai đoạn trước đó hay kết quả trung bình của các thời kỳ trước đó thay đổi trong một thời gian nhấtđịnh Thích hợp cho các chuỗi thời gian mà sự biến động không lớn hoặc không có xu hướng mạnh,chẳng hạn như trong dự báo nhu cầu ngắn hạn cho một số sản phẩm ổn định

Bình quân di động có trọng số:

Dự báo nhu cầu của thời kỳ sau bằng số bình quân di động có nhân trọng số của những thời kỳ trướcđó Tương tự như bình quân di động giản đơn nhưng các giá trị gần hơn với thời điểm dự báo sẽ đượcgán trọng số lớn hơn, giúp phản ánh tốt hơn xu hướng hiện tại

San bằng mũ:

Nội dung phương pháp phương pháp này rất tiện dụng, nhất là khi dùng máy tính San bằng mũ làphương pháp dự báo dựa vào độ chính xác của kết quả dựa báo giai đoạn trước đó (t-1) rồi điều chỉnhcho phù hợp với giai đoạn dự báo (giai đoạn t) Kết quả dự báo giai đoạn t chính là kết quả dự báo củagiai đoạn t-1 cộng với sai số dự báo của giai đoạn t-1, dưới tác động của hệ số điều chỉnh (âm hoặcdương) được gọi là hệ số san bằng mũ

- Phương pháp san bằng mũ được chia thành 2 phương pháp cụ thể:

+ Phương pháp san bằng số mũ bậc 1 (giản đơn)

+ Phương pháp san bằng số mũ bậc 2 (san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng)

Trang 18

Hoạch định xu hướng:

Là một công cụ quan trọng trong dự báo định lượng, sử dụng kỹ thuật hồi quy tuyến tính để xác định và

dự báo xu hướng của dữ liệu theo thời gian Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong dự báo dài hạn khi

dữ liệu có xu hướng rõ rệt, giúp các nhà quản trị lập kế hoạch sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.Nó cho phép doanh nghiệp dự đoán nhu cầu tương lai, theo dõi xu hướng chất lượng sản phẩm, và xâydựng chiến lược kinh doanh dài hạn Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế nếu dữ liệu không có xuhướng hoặc bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngẫu nhiên, và yêu cầu sự hiểu biết sâu về thống kê Hiệu quả dựbáo cũng phụ thuộc vào giả định rằng xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục, điều này có thể không luôn chínhxác trong thực tế

Trang 19

CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT SẢN XUẤT

1 Dự báo nhu cầu công suất

Năm Giai đoạn (X) Nhu cầu về bánh tráng gạo ( gói) (Y) X 2 XY

Y=800+200×7= 800+1400= 2200

Trang 20

Năm Giai đoạn (X) Nhu cầu về bánh tráng

Trang 21

2 Quyết định công suất

Bảng biến phí bánh tráng gạo (500g/gói)

Hạn mục Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Phí năng lượng kg 0.5kg 10 5 quy trình chế biếnĐiện, nước cho

Mỗi thùng xốpchứa được 10 sảnphẩm

Ngày đăng: 03/11/2024, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w