Nội dung thực hiện Sinh viên thực hiện Nhóm tự đánh giá mức độ hoàn thành Nội dung 1: Khái niệm Công Nội dung 2: Quan điểm của Đảng về đường lối Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thời kì đổ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VIỆT NAM
MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT220514_23_1_33 NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 7 Thứ 4 - tiết: 10-11 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Trịnh Thị Mai Linh
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 2HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2023-2024
Nhóm 7 Thứ 4 tiết 10, 11
Tên đề tài: Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng cộng sản việt nam thời kỳ
đổi mới Việt Nam
STT
VIÊN
TỶ LỆ % HOÀN THÀNH
Ghi chú:
Tỷ lệ % = 100%
Nhận xét của giáo viên:
Ngày tháng năm
Giáo viên chấm điểm
Trang 3A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Bố cục của đề tài 2
B NỘI DUNG 3
I KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 3
1 Khái niệm Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa 3
1.1 Công nghiệp hóa 3
1.2 Hiện đại hóa 3
2 Quan điểm của Đảng về đường lối Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa 4
2.1 Các đường lối trước đổi mới (1960 - 1986) 4
2.2 Chính sách, biện pháp thực hiện của đường lối sau đổi mới (1986- nay) 4
2.3 So sánh đường lối trước đổi mới và sau đổi mới 1986 8
3 Thành tựu và hạn chế về đường lối của Đảng 10
3.1 Thành tựu 10
3.2 Hạn chế 10
3.3 Giải pháp 12
II KIẾN THỨC VẬN DỤNG 13
1 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường 14
1.1 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với phát tiễn kinh tế tri thức 14
1.2 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa với bảo vệ môi trường 16
2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 17
Trang 4dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới 17 2.2 Đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong tình hình mới 18 2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững 19
3 Vai trò và trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 20
C KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5Nội dung thực hiện Sinh viên thực hiện
Nhóm tự đánh giá mức độ hoàn thành
Nội dung 1: Khái niệm Công
Nội dung 2: Quan điểm của
Đảng về đường lối Công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa thời
kì đổi mới
Nội dung 3: Thành tựu và hạn
KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Nội dung 1: Công nghiệp hóa
– hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức và bảo vệ
môi trường
Nội dung 2: Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước trong bối cảnh cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư
Nội dung 3: Vai trò và trách
nhiệm của sinh viên đối với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra mục tiêu quan trọng là xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Việc này không chỉ đánh dấu sự chuyển biến lớn về cách tiếp cận và quản lý kinh tế mà còn thể hiện sự thích ứng và đổi mới không ngừng của Đảng để phù hợp với bối cảnh thế giới
và nhu cầu phát triển nội địa
Khi nói về đường lối công nghiệp hóa và hiện đại hóa, không thể không nhắc đến các chính sách quan trọng đã được Đảng thực hiện Một trong những chính sách nổi bật nhất có thể kể đến là chính sách Đổi mới kinh tế, mở cửa, và thu hút đầu tư nước ngoài Việc mở cửa thị trường, giải phóng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích lũy vốn, kỹ thuật, và kiến thức quốc tế Điều này không chỉ giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn tạo ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững
Đường lối Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong thời kì đổi mới có tính thời sự và tính cấp thiết cao Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững Chủ đề này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta, từ đó có thể đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, đạt được nhiều thành tựu to lớn Qua đề tài này giúp chúng ta phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó đề xuất những giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn chủ đề "Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới Việt Nam" làm tiểu luận cuối kì môn Lịch
sử Đảng Việt Nam Tôi mong rằng qua tiểu luận của mình, tôi sẽ hiểu rõ hơn về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta, từ đó có thể đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Trang 72 Mục tiêu nghiên cứu
❖ Mục tiêu tổng quát: Hiểu rõ đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới Việt Nam; Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đề xuất những giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới
❖ Mục tiêu cụ thể:
• Làm rõ những nội dung cơ bản của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới Việt Nam, bao gồm:
- Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Mục tiêu, định hướng, nội dung, bước đi, giải pháp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
• Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
• Đề xuất những giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu, giáo trình, văn bản quy phạm pháp luật, các bài viết, nguồn thông tin có chọn lọc
- Phương pháp nghiên cứu lấy số liệu: thu thập số liệu có liên quan đến tiểu luận có thể lấy được từ nguồn thông tin đáng tin cậy từ đó phân tích, so sánh và đưa ra kết quả đúc kết được
4 Bố cục của đề tài
Kiến thức lý thuyết:
- Khái niệm Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
- Quan điểm của Đảng về đường lối Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thời kì đổi mới
- Thành tựu và hạn chế đường lối của Đảng
Trang 8Kiến thức vận dung:
- Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Vai trò và trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
B NỘI DUNG
I KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1 Khái niệm Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
1.1 Công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ trạng thái dựa vào nông nghiệp
và thủ công sang trạng thái tập trung vào sản xuất hàng loạt, tự động hóa trong các ngành công nghiệp và dịch vụ Nó bao gồm sự chuyển đổi từ sản xuất thủ công và nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn, hiệu quả hơn thông qua sự áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến Công nghiệp hóa nhằm nâng cao năng suất lao động, gia tăng giá trị gia công, giảm sự phụ thuộc vào nông nghiệp, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn diện
1.2 Hiện đại hóa
Hiện đại hóa là quá trình cải tiến và nâng cao cơ sở hạ tầng, nền kinh tế, và xã hội của một quốc gia hoặc tổ chức Nó liên quan đến việc thích ứng với các tiêu chuẩn và xu hướng tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp, văn hóa, giáo dục, và công nghệ Yếu
tố chính của hiện đại hóa:
sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao
yêu cầu của thị trường lao động và nâng cao trình độ tri thức của cộng đồng
đẩy sự phát triển bền vững, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về môi trường và xã hội
Trang 92 Quan điểm của Đảng về đường lối Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
2.1 Các đường lối trước đổi mới (1960 - 1986)
Trong thời kỳ này, quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước được thực hiện theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và bao cấp Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo con đường xã hội chủ nghĩa Để đạt được mục tiêu này, Đảng và Nhà nước đã đề ra một số đường lối, chính sách cơ bản sau:
- Tập trung phát triển công nghiệp nặng và coi đó là nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải, thủy lợi và điện lực
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân
Tuy nhiên, quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của nước ta trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, thách thức dẫn đến nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng Nguyên nhân của tình trạng này là:
- Mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho nền kinh tế thiếu tính năng động, hiệu quả
- Cơ chế quản lý kinh tế lạc hậu, thiếu tính linh hoạt, chưa thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân
- Nguồn lực đầu tư cho Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa còn hạn chế, phân bổ không hợp
lý
2.2 Chính sách, biện pháp thực hiện của đường lối sau đổi mới (1986- nay)
❖ Mục tiêu và quan điểm của Đảng
Đổi mới là điều kiện tiên quyết khách quan trong xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước
Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng
Trang 10VII
Xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có nền kinh tế phát triển cao, có cơ cấu kinh tế hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và của thế giới; có năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người cao Nước ta có nền khoa học và công nghệ tiên tiến, là nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa xã hội, lấy phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng
VIII
Xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, có cơ cấu kinh tế hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và của thế giới;
có năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người cao; có nền khoa học và công nghệ tiên tiến, là nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa là trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước
IX
Dẫn dắt đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo cơ sở để nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
Nguồn nhân lực, năng lực khoa học công nghệ được nâng cao, cơ sở hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng,
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh
Trang 11an ninh; Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành căn bản; Vị thế của nước
ta trên trường quốc tế đã được cải thiện
X
Nâng cao năng lực và khả năng lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu quả chiến đấu, sức mạnh toàn dân tộc, thúc đẩy toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển Đại hội đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, mở đường cho sự phát triển hơn nữa của đổi mới Đại hội đã xác định rõ hơn bản chất của Đảng
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa xã hội, lấy phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng
XI
Tiếp tục nâng cao và khả năng lãnh đạo của Đảng, phát huy chiến đấu, sức manh toàn dân tộc; thúc đẩy đổi mới toàn diện; xây dựng một hệ thống chính trị vững mạnh và trong sạch; phát huy tính dân chủ và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc;
phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; duy trì ổn định chính trị và xã hội; Tăng cường hoạt động đối ngoại ; Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
Tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa phải là
sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, lấy khoa học và công nghệ là nền tảng, đổi mới sáng tạo là động lực, hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu
Trang 12vào năm 2020
XII
Tăng cường và tiếp xây dựng một
hệ thống chính trị vững mạnh và trong sạch; phát huy tính dân chủ và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc; Đẩy mạnh đổi mới toàn diện, đồng bộ; Kiên quyết bảo vệ quê hương, giữ vững môi trường hòa bình; Phấn đấu và ra sức cố gắng để đưa nước ta có thể trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đại hội khẳng định phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng
bộ, có biện pháp phù hợp trên mọi lĩnh vực, nhất là giữa kinh doanh và chính trị, tiếp tục đổi mới tư duy, khơi dậy mọi khả năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển của đất nước, xác định và xử
lý tốt các yếu tố tạo thành động lực tổng thể cho đổi mới và hội nhập
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa xã hội, lấy phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa phải
Mục tiêu: Đất nước phát triển nhanh và bền vững, có nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội
nhập quốc tế sâu rộng, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phấn đấu đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển và có thu nhập trung bình cao; đến năm
2030, là nước đang phát triển và có thu nhập cao; đến năm 2045, sẽ trở thành nước phát triển
và có thu nhập cao
Quan điểm:
- Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng Việt Nam, là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và quốc tế
Trang 13- Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa phải được thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
- Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và thực tiễn của Việt Nam
- Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa phải gắn với xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thì Đảng và Nhà nước cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Tiếp tục thực hiện đổi mới, sáng tạo, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
- Thúc đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao
- Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, có lợi thế, có hàm lượng khoa học
và công nghệ cao
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
* Chính sách, biện pháp chủ yếu sau:
❖ Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường,
có sự quản lý của Nhà nước
Đây là một trong những chính sách quan trọng nhất của đường lối đổi mới Theo đó, Đảng ta đã tiến hành đổi mới hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế Đồng thời, Nhà nước tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, điều tiết vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
❖ Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Trang 14Đảng ta đã khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân Kinh tế nhà nước được phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, có đủ năng lực cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác
❖ Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân
Đảng ta xác định nông nghiệp, nông thôn là nền tảng của nền kinh tế Để phát triển kinh
tế nông nghiệp, Đảng ta đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp như: khuyến khích đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình; đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp
❖ Phát triển kinh tế biển, ven biển và hải đảo
Việt Nam có bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Để khai thác tiềm năng này, Đảng ta đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế biển, ven biển và hải đảo theo hướng bền vững, hiện đại, có giá trị cao
❖ Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập với kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của thời đại Để hội nhập thành công, Đảng ta đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp như: mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài; tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước và khu vực; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
2.3 So sánh đường lối trước đổi mới và sau đổi mới 1986
(1960-1986)
Đường lối sau đổi mới (1986-nay)
Mục tiêu
Xã hội chủ nghĩa hiện đại,
có nền sản xuất hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến của thế giới
Đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Phương hướng
Quá độ từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam