BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT--- TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG MỚI NEW ICT ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG MỚI (NEW ICT)
ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG MẢNG LOGISTICS
CỦA CÔNG TY VIETTEL POST
GVHD : Ths Trương Hoài Phan Học phần : 231BIE105103
TP Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Trương Hoài Phan - giảng viên bộ môn Công nghệ thông tin và Truyền thông mới (New ICT), người đã kiến tạo cho chúng em những kiến thức vô cùng bổ ích và gắn liền với thực tiễn Thầy đã vô cùng nhiệt huyết, tận tâm trong quá trình giảng dạy, giúp chúng em
có nền tảng vững chắc để hoàn thành bài tiểu luận này Nhóm chúng em xin trình bày chủ đề: “Ứng dụng kỹ thuật chuyển đổi số trong mảng Logistics của công ty Viettel Post” gửi đến thầy
Có lẽ kiến thức là kho tàng vô hạn, mà sự tiếp thu của con người là hữu hạn Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này, chúng em sẽ khó tránh khỏi những sai sót Nhưng sai sót lại chính là bài học quý để con người ngày một trở nên hoàn thiện hơn Vì vậy, mong thầy sẽ đưa ra những lời nhận xét, góp ý để chúng
em có thêm kinh nghiệm cho những bài tiểu luận sau này
Kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy của mình
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I Tổng quan về chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics 4
I.1 Khái niệm 4
1.1.1 Chuyển đổi số là gì? 4
1.1.2 Logistics là gì? 4
1.1.3 Chuyển đổi số trong mảng Logistics là gì? 5
I.2 Thực trạng 6
I.3 Cơ hội 7
I.4 Thách thức 8
II Ứng dụng chuyển đổi số trong mảng Logistics của Viettel Post: 9
II.1 Giới thiệu chung 9
2.1.1 Công ty Viettel Post 9
2.1.2 Quá trình chuyển đổi số của Viettel Post: 9
II.2 So sánh trước và sau chuyển đổi số 11
2.2.1 Cách thức tạo đơn 11
2.2.2 Hình thức tạo đơn 11
2.2.3 Tính minh bạch 11
2.2.4 Khả năng tiếp cận 11
2.2.5 Doanh thu và lợi nhuận 12
II.3 Câu chuyện: “Ứng dụng chuyển đổi số của Viettel Post trong mảng Logistics giúp ‘giải cứu’ nông sản Hải Dương”: 12
III Đánh giá ứng dụng chuyển đổi số trong mảng Logistics của Viettel Post 14
III.1 Ý nghĩa 14
III.2 Thách thức 16
III.3 Kết luận chung 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Cách đây hơn 20 năm, khi lần đầu tiên tiếp xúc với Internet, Việt Nam đã đặt những
“dấu chân” đầu tiên trên một miền không gian hoàn toàn mới - không gian mạng Kể
từ đó đến hôm nay, Việt Nam đã đi được một hành trình dài trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ của đất nước
Chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi toàn diện từ không gian thực lên không gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không gian số Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia
Logistics là ngành trọng yếu trong nền kinh tế, là nền tảng cho thương mại hàng hóa Hiện nay, chuyển đổi số trong logistics đang đứng trước một cuộc biến động lớn với rất nhiều cơ hội bứt phá Những doanh nghiệp nào sớm thích nghi với nó và tích cực tham gia vào việc ứng dụng các công nghệ mới thì sẽ nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường và không bị đào thải bởi các đối thủ cạnh tranh của mình
Nhận thức được vấn đề này, Viettel Post đã tích cực ứng dụng chuyển đối số trong mảng Logistics của mình từ năm 2018 đến này Chính điều này đã giúp cho Viettel Post có được những bước tiến vượt bậc và được kỳ vọng sẽ trở thành cánh chim đầu đàn giúp thay đổi diện mạo ngành Bưu chính chuyển phát số tại Việt Nam trong tương lai không xa
Lời mở đầu này bắt đầu cho hành trình đưa chúng ta sâu vào thế giới của Viettel Post, nơi chuyển đổi số không chỉ là một yếu tố hỗ trợ, mà còn là một thành phần quan trọng của chiến lược phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là trong mảng Logistics Chúng
ta sẽ cùng nhau khám phá cách Viettel Post đã ứng dụng CĐS trong mảng Logistics, những lợi ích và thách thức mà họ đã đối mặt, và câu chuyện đầy tính nhân văn của việc ứng dụng này trong thời kỳ dịch Covid 19 đã cứu những người nông dân một bàn thua trông thấy
Trang 5I Tổng quan về chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics
I.1 Khái niệm
1.1.1 Chuyển đổi số là gì?
- Trên thế giới, CĐS bắt đầu trở nên phổ biến từ năm 2017 Riêng ở Việt Nam, khái niệm CĐS bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018
- Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và
toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số; là việc ứng dụng công nghệ để thực hiện các quy trình một cách có hiệu quả hơn
- CĐS đã định nghĩa lại cách thức hoạt động của nhiều cá nhân, tổ chức; thay đổi mô hình quản lý từ truyền thống bằng giấy tờ thành các phần mềm trực tuyến, sử dụng các công nghệ như AI, IoT, Big data, vào việc thu mua, dự trữ, vận tải, phân phối, kho bãi, xử lý đơn hàng, thanh toán, chăm sóc khách hàng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm khách hàng
1.1.2 Logistics là gì?
- Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics (The Council of Logistics
Management) thì: “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền
bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu
Trang 6quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”
- Logistics gồm một chuỗi các hoạt động xoay quanh hàng hóa: nhận hàng,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá
- Ngành Logistics có quy mô 40- 42 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, với khoảng trên 3000 doanh nghiệp toàn quốc Đóng vai trò quan trọng như "mạch máu" của nền kinh tế quốc gia, logistics là ngành dịch vụ trọng yếu, tạo ra giá trị gia tăng cao và đóng vai trò cốt lõi trong thương mại hàng hóa, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
1.1.3 Chuyển đổi số trong mảng Logistics là gì?
- Là quá trình ứng dụng công
nghệ hiện đại nhằm tối ưu quá
trình sản xuất, cung ứng cũng
như vận chuyển các loại hàng
hóa và dịch vụ liên quan
- Các doanh nghiệp ngành
Logistics chuyển đổi số bằng
việc tiến hành số hóa dữ liệu,
ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và Big Data để phân tích dữ liệu từ đó giúp cắt
giảm chi phí vận chuyển, nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu rủi ro
và tăng doanh thu
- Thị trường logistics của Việt Nam trị giá khoảng 40-42 tỷ USD mỗi năm Dựa vào chuyển đổi kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có thể cắt giảm chi phí vận chuyển, nâng cao trải nghiệm khách hàng và giảm thiểu rủi
ro cũng như nâng cao doanh số Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể củng cố vị thế của mình trên thị trường đầy cạnh tranh này
Trang 7I.2 Thực trạng
- Theo Báo cáo Logistics của Bộ Công thương, trong năm 2020 lĩnh vực
logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 Các dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường bộ và vận tải đường sắt bị tác động nặng nề
➣Làm thay đổi sâu sắc các hoạt động trao đổi thương mại của con người Các hình thức mua bán trực tiếp đã bị hạn chế đến mức tối thiểu để làm giảm nguy cơ lây truyền của dịch bệnh Người dân phải hạn chế đi lại, tiếp xúc, từ
đó chuyển sang ưa chuộng các hình thức mua sắm trực tuyến (thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội Facebook, Zalo… nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày)
- Dịch Covid 19 khiến các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề về doanh số nhưng đồng thời đây cũng là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình CĐS ở nước ta
Theo một nghiên cứu của
Công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, quá
trình CĐS phải mất khoảng
5 năm để được áp dụng vào doanh nghiệp và người tiêu dùng Tuy nhiên, dưới tác động của dịch Covid, nó đã được thực hiện chỉ trong 8 tuần
Sau dịch Covid-19, quá trình CĐS của các doanh nghiệp càng được chú trọng đầu tư, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển
- Theo khảo sát từ VALOMA năm 2023, 81% doanh nghiệp cho rằng CĐS rất
quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, nhìn toàn ngành Logistics Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp đạt được bước chuyển mình mạnh mẽ
Trang 8vẫn còn khá ít Thống kê của FPT cũng chỉ ra có đến 70% doanh nghiệp Việt Nam CĐS thất bại và dưới đây là những rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang đối mặt
- Bức tranh chuyển đổi số ở Việt Nam cho thấy đây không phải xu hướng mà là tầm nhìn chiến lược dài hạn của mọi tổ chức, doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trong vòng 5 – 10 năm tới
- “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2020 đã xác định logistics là
một trong tám lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số
➢Logistics với vị thế là một ngành kinh tế mũi nhọn đang là động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, yêu cầu chuyển đổi số (CĐS) đang trở nên cấp bách.Tuy nhiên, những kết quả và thành công ban đầu trong CĐS của các doanh nghiệp logistics còn rất khiêm tốn, đòi hỏi họ cần phải đưa ra những chiến lược khả thi nhằm chinh phục được công cuộc CĐS
I.3 Cơ hội
- Với sự bùng nổ của công nghệ số
và Cách mạng công nghiệp 4.0,
ngành Logistics đang có rất nhiều
cơ hội bứt phá để đóng góp nhiều
tiềm lực hơn cho nền kinh tế nếu
được đẩy mạnh quá trình CĐS
- CĐS đã làm thay đổi bộ mặt của
ngành Logistics, từ việc ứng dụng
các phương pháp truyền thống với hiệu quả thấp, đến việc áp dụng các công nghệ tân tiến, mang lại hiệu suất đáng kinh ngạc và nguồn doanh thu lớn Nó chính là bước ngoặt để các doanh nghiệp vươn mình và phát triển lớn mạnh
- Việc ứng dụng CĐS trong mảng Logistics đã mang lại rất nhiều lợi ích:
● Tăng hiệu quả hoạt động: Cải thiện được quá trình vận chuyển, lưu trữ,
quản lý hàng hóa và thông tin với mức độ chính xác và tốc độ nhanh hơn
Trang 9Điều này giúp giảm thiểu lỗi phát sinh và tăng tính hiệu quả của quá trình hoạt động
● Tăng doanh thu: Theo nghiên cứu của Deloitte, chuyển đổi số có khả
năng tăng doanh thu của một tổ chức lên đến 22% Có tới 56% CEO doanh nghiệp logistics khẳng định chuyển đổi số sẽ giúp họ tăng doanh thu
● Tiết kiệm chi phí: Nhờ việc áp dụng công nghệ tự động hóa, ngành
Logistics có thể giảm thiểu thời gian lao động và khối lượng công việc đáng kể, qua đó có thể giảm chi phí nhân lực
● Nâng cao chất lượng dịch vụ: Chuyển đổi số giúp giảm thiểu thời gian xử
lý công việc, tăng tốc độ giao hàng và cung cấp sự phản hồi nhanh chóng, đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng
● Tăng tính cạnh tranh: Chuyển đổi số mở ra không gian phát triển mới
cho các doanh nghiệp, tạo ra giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có; đồng thời nó giúp doanh nghiệp thu hút được mạng lưới khách hàng đa dạng, đến từ nhiều vùng miền trên thế giới
I.4 Thách thức
- Song song với những cơ hội, trong nỗ lực chuyển đổi số Logistics vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức Đặc biệt phải kể đến:
● Tài chính: Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics
Việt Nam, 90% doanh nghiệp logistics Việt Nam có vốn dưới 10 tỷ đồng, 5% có vốn từ 10 - 20 tỷ đồng Với quy mô vốn như vậy, việc đầu tư vào các giải pháp công nghệ số đắt đỏ là rất khó khăn
● Nhân lực: thiếu hụt, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu Phần lớn họ
chưa được đào tạo bài bản về chuyển đổi số, dẫn đến việc thiếu kiến thức
về các công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo (AI),, dữ liệu lớn (big data),
● Khách hàng: Đã quen với cách mua bán truyền thống, ít tiếp xúc với nền
tảng công nghệ hiện đại
● Công nghệ: mức độ áp dụng khoa học công nghệ ở Việt Nam chưa cao,
các doanh nghiệp chỉ vận dụng một cách đơn lẻ, chưa có tính đồng bộ Các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều tại Việt Nam
Trang 10II Ứng dụng chuyển đổi số trong mảng Logistics của Viettel Post: II.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Công ty Viettel Post
- Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính
Viettel (Viettel Post) là một doanh
nghiệp bưu chính, chuyển phát
nhanh hàng đầu Việt Nam, được
thành lập vào ngày 01/07/1997 với
tiền thân là Bộ phận Bưu chính trực
thuộc Công ty Điện tử Viễn thông
Quân đội (Viettel) Tại thời điểm
này, Bộ phận Bưu chính chỉ có 05 cán bộ nhân viên với 10 khách hàng đầu tiên
là các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn Hà Nội và cung cấp dịch vụ phát báo
- Năm 2016, Viettel Post bắt đầu thâm nhập thị trường Logistics.
- Năm 2017, họ đẩy mạnh việc xây dựng mạng lưới hệ thống kho hàng trên khắp
toàn quốc bao gồm kho huyện/tỉnh/vùng, phát triển hệ thống quản lý kho hàng cùng với việc áp dụng mô hình 5PL bao gồm: Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS)
- Viettel Post sở hữu mạng lưới rộng khắp tại 63/63 tỉnh thành trên toàn quốc tới tận thôn, xã, hải đảo với hơn 5.000 bưu cục, văn phòng giao dịch, điểm phục
vụ Viettel Post cũng có mạng lưới quốc tế với hơn 200 đối tác tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ,mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thương mại điện tử
2.1.2 Quá trình chuyển đổi số của Viettel Post:
- Diễn ra từ năm 2018 bằng việc ứng dụng công nghệ như AI, Big data cùng các sản phẩm số như MyGo, Vỏ Sò,
- Năm 2019, Viettel Post đạt doanh thu 344 triệu USD, tăng gần 60% so với năm
trước đó Giá trị của công ty đã tăng gấp 15 lần so với thời điểm công ty hoàn thành cổ phần hóa
Trang 11Năm 2020, Viettel Post nhận giải
Bạc IBA Stevie Awards 2020 tại hạng mục Công ty có tăng trưởng tốt nhất năm.
Tại thị trường Việt Nam, đơn vị đã
2 năm liên tiếp đứng ở vị trí doanh nghiệp logistics uy tín nhất Hệ sinh thái Logistics của Viettel Post dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, Forwarding,…), thương mại điện tử xuyên biên giới… đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cho các khách hàng doanh nghiệp lớn trong ngoài nước
- Năm 2021, điểm trường thành số của Viettel Post đạt mức 3.0 (theo tiêu chí
của TM Forum) - mức thực thi - thể hiện doanh nghiệp đã có chiến lược về CĐS 1 cách rõ ràng và triển khai hiệu quả tại các bộ phận trong tổ chức
- Cũng trong năm này, Viettel Post lần lượt khai trương Trung tâm Logistics miền Nam và kho Fulfillment.
➔Đánh dấu bước phát triển mới của Viettel Post trong lộ trình chuyển dịch từ
Tổng công ty Bưu chính chuyển phát trở thành Tổng công ty Logistics, tiến tới
mục tiêu trở thành doanh nghiệp Logistics số 1 Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ cao vào năm 2025
- Theo Tổng giám đốc Viettel Post Trần Trung Hưng: “CĐS giúp Viettel Post tạo dựng hệ sinh thái khép kín các sản phẩm dịch vụ số cho khách hàng, giúp giải quyết vấn đề của khách hàng; đồng thời tối ưu năng suất lao động, cắt giảm chi phí, tăng thu nhập cho người lao động.”
Trang 12II.2 So sánh trước và sau chuyển đổi số
2.2.1 Cách thức tạo đơn
- Trước CĐS: Khách hàng mang bưu phẩm ra bưu cục hoặc gọi qua tổng đài để
nhân viên đến lấy
- Sau CĐS : Khách hàng tạo đơn trực tuyến thông qua tính năng Chatbot Điểu
này không chỉ giúp cho quá trình tạo đơn diễn ra nhanh chóng, chính xác; mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn nhân lực: Mọi thắc mắc của khách hàng đều được giải đáp bằng AI (trí tuệ nhân tạo)
2.2.2 Hình thức tạo đơn
- Trước CĐS: Viết tay để tạo đơn hàng (tên người gửi, người nhận, thông tin
hàng hóa ) => tốn công sức, mất nhiều thời gian
- Sau CĐS : Tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và Big data tăng tốc độ tạo đơn trực
tuyến gấp 3 lần
2.2.3 Tính minh bạch
- Trước CĐS: Thấp vì khách hàng không nắm bắt được thông tin của quá trình
giao hàng
- Sau CĐS : Quy trình được số hoá, công nghệ sẽ kiểm soát và xác định cụ thể
đường đi của bưu phẩm, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho khách hàng trong việc giám sát đơn hàng của mình
2.2.4 Khả năng tiếp cận
- Trước CĐS: Sự tiếp cận khách hàng bị hạn chế, phụ thuộc vào vj trí địa lí.
Thời gian giao hàng lâu, tốn kém chi phí nhân công và đòi hỏi nguồn nhân lực lớn Tỉ lệ sai sót cao, năng suất thấp
- Sau CĐS : Độ tiếp cận khách hàng cao, với mạng lưới bưu cục rộng khắp cả
nước Ngoài ra, Viettel Post còn cung cấp nhiều kênh trực tuyến gồm: website, app, MXH…
Quy trình giao hàng ứng dụng các công nghệ: băng chuyền chia chọn tự động (công suất 42.000 bưu phẩm/giờ), robot lấy hàng tự động, đóng gói tự động…Thời gian toàn trình của bưu phẩm được rút ngắn từ 4 - 6 giờ, nhân lực
và chi phí nhân công được cắt giảm 48%, tiết kiệm được 86% nhân lực Tỉ lệ sai sót thấp, năng suất cao