Lênin, người đã dựa vào những thành tựu mới của khoa học tự nhiên và kế thừa những giá trị triết học duy vật trong quá khứ để đưa đến một định nghĩa đúng nhất, đầy đủ và bao hàm nhất cho
lOMoARcPSD|38895030 ĐẠI HỌC QUỐCGIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MARX-LENIN HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ KIM HÂN MSSV: 2256191024 LỚP: N3_NHẬT BẢN HỌC_CLC GVHD: TS NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 NỘI DUNG THỰC HIỆN CÂU HỎI: I Cơ sở lý luận nào để rút ra nguyên tắc Khách quan, nguyên tắc Toàn diện? Phân tích các cơ sở đó Chọn một trong hai nguyên tắc, vận dụng phân tích một hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay II Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Tại sao nói: nguồn nhân lực có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của xã hội? Nêu những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay? III Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội tác động như thế nào đến con người Việt Nam hiện nay Chứng minh bằng thực tiễn BÀI LÀM: CHƯƠNG I: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1.1 Khái niệm và bản chất của vật chất Vật chất là một phạm trù nằm trong nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học Lênin, người đã dựa vào những thành tựu mới của khoa học tự nhiên và kế thừa những giá trị triết học duy vật trong quá khứ để đưa đến một định nghĩa đúng nhất, đầy đủ và bao hàm nhất cho đến hiện tại: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác." [V I Lênin (1980), Toàn tập, t 18, Sđd tr 151] Như vậy, quan niệm cơ bản về vật chất có thể hiểu như sau: "Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức" [PGS TS Phạm Văn Đức (Chủ tịch Hội đồng, 2021, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 128] 1 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Hiện thực khách quan là cơ sở cho tính trừu tượng của vật chất, vì thế, nó tồn tại bên ngoài ý thức của con người và tách rời hẳn khỏi hiện thực cụ thể của nó Và cũng vì thuộc về hiện thực, thuộc về cái nhìn khách quan, vật chất không thể là hư vô mà phải có sự định hình nhất định, dù con người không thể nhận thức được vật chất thì nó vẫn tồn tại Nói cách khác, vật chất chính là những gì đã và đang tồn tại, hiện hữu thực sự xung quanh con người "Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào giác quan của con người thì đem lại cho con người cảm giác" [PGS TS Phạm Văn Đức (Chủ tịch Hội đồng), 2021, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 130] Ta có thể hiểu, vật chất là cầu nối để con người có ý thức đến xung quanh, tác động ý thức để khẳng định sự tồn tại của vật chất thông qua giác quan, sự phản ánh, cảm giác sao chép hoặc chụp lại của con người Để làm được điều đó, vật chất phải biểu dạng, tồn tại trong hiện thực dưới những dạng thực thể Những thực thể này mang trong mình những đặc điểm vốn có của nó, để từ đó tác động, phản ánh lên nhận thức con người Tuy nhiên, không phải mọi sự vật, hiện tượng nào cũng tác động trực tiếp mới đến được với giác quan đó để con người có thể nhận biết Đó có thể là thông qua dụng cụ, kỹ thuật khoa học hoặc bằng khoa học mới cảm giác được, tức vật chất vẫn có thể tác động đến con người thông qua con đường gián tiếp "Thứ ba, vật chất là cái mà chẳng qua ý thức là sự phản ánh của nó." [PGS TS Phạm Văn Đức (Chủ tịch Hội đồng, 2021, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 131] Trong triết học của Mác-Lênin, hiện thực là nơi tồn tại khách quan của vật chất, mà vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác Trong khi hiện tượng vật chất tồn tại độc lập với hiện thực khách quan thì hiện tượng vật chất thường có xu hướng xuất phát từ hiện tượng vật chất Vì thực tế, ta không thể nào đưa ra được nhận thức về một sự vật, hiện tượng nào đó nếu ta chưa tiếp xúc hay được tác động với sự vật, hiện tượng ấy lần nào 1 2 Khái niệm và bản chất của ý thức 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan Nhờ có tương tác giữa não bộ và thế giới vật chất, sự phản ánh được biểu hiện dưới nhiều dạng hoạt động, cảm giác khác nhau Sao chép là một ví dụ, phản ánh cho hành vi lặp lại y chang, ít sai khác nhưng chỉ làm giống được một mặt, một phần của đối tượng Để sáng tạo, biến thế giới hiện thực khách quan thành cái nhìn chủ quan, ý thức bao giờ cũng cần đến sự sao chép Từ sao chép, con người mới có cảm xúc, có phản ứng chuyển đổi, biến đổi những sự vật, hiện tượng mà mình đã tiếp nhận Tức là, ý thức còn là hình ảnh chủ quan được phản ánh dựa trên khách quan Đây là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý Não bộ, theo như các nhà duy vật tầm thường thế kỷ XVIII (Phôgtơ, Môlétsốt, Buykhơne ) cho rằng: “Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật”, nghĩa rằng ý thức là cái tinh túy, đã được chắt chiu, cóp nhặt từ nhiều sự cảm ứng, tiếp xúc chứ không phải rập khuôn nguyên vẹn của hiện thực khách quan Mọi vật chất dưới lăng kính của cái nhìn chủ quan đều được cải biến, nhờ vậy mà con người mới có thể nắm bắt và tiên đoán sự tồn tại, phát triển của các sự vật, hiện tượng không thực tế Ý thức ra đời trong quá trình con người cải tạo thế giới nên tóm lại, ta khẳng định rằng ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào con người 1 3 Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 1 3 1 Vật chất quyết định ý thức Thứ nhất, vật chất là nguồn gốc cho sự ra đời và tồn tại của ý thức Từ lâu, ý thức đã luôn gắn liền với sự xuất hiện của con người mà vật chất chính là tiền đề "sinh ra" ý thức Bộ óc con người chính là dạng vật chất có tổ chức cao nhất, đồng thời cũng là cơ quan chứng minh rõ ràng cho ý thức con người Sự vận động, phát triển của trí não đã quyết định đến những hành vi sau này của con người (từ loài vượn cổ tiến hóa thành con người, biết chế tạo công cụ, vũ khí để lao động, sinh tồn ) 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Thứ hai, vật chất quyết định nội dung ý thức Ý thức, suy cho cùng dưới bất kì hình thức nào cũng là phản ánh từ hiện thực khách quan Cho nên điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó, chỉ khác là, khi được "vận chuyển" vào trí óc con người đã có chút thay đổi nhờ vào sự vận động, phát triển khách quan phản chiếu vào ý thức thì ý thức mới có nội dung của riêng nó Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới vật chất được xem xét là thế giới của con người hoạt động thực tiễn Chỉ có hoạt động thực tiễn mới là động lực mạnh mẽ nhất để thay đổi tính chất, độ sâu sắc của nội dung tư duy Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức Con người vốn luôn sống trong một xã hội không ngừng vận động và phát triển nên dĩ nhiên ý thức con người không thể bước lùi hay dần trở nên lạc hậu Đời sống xã hội ngày càng văn minh, khoa học ngày càng phát triển nên ý thức của con người cũng ngày một tiến bộ Điều đó đồng thời chứng minh rằng, vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành và phát triển đến đó, vật chất mà biến đổi thì ý thức biến đổi theo 1 3 2 Ý thức có tính độc lập và tác động ngược trở lại vật chất Điều này được thể hiện ở các khía cạnh sau: Một, tuy ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc con người, do vật chất sinh ra nhưng khi đã ra đời thì ý thức cũng có quy luật vận động riêng, phát triển riêng mà không hoàn toàn lệ thuộc vào vật chất Ý thức một khi ra đời thì có tính độc lập tương đối nhưng nhìn chung vẫn thường thay đổi chậm hơn so với sự phát triển của vật chất Hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người Quan niệm này đồng thời cũng chứng mình rằng sự tác động giữa hai phạm trù này là tác động hai chiều mà ở đó ta lấy hoạt động thực tiễn của con 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 người làm điểm chính Nhờ vào các hoạt động thực tiễn mà ý thức có thể làm biến đổi các điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan Ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại Nhưng ngược lại, phản ánh sai lệch hiện thực khiến ý thức đi theo chiều hướng xuyên tạc, gây ra nhiều tác động tiêu cực vào thế giới vật chất Bốn, xã hội ngày càng phát triển nên ý thức cũng ngày càng được chú trọng và nâng cao Trong bối cảnh hiện đại hóa ngày nay, các tư tưởng, hành động và nhận thức về xã hội, chính trị, kinh tế là hết sức quan trọng bởi đây là những lực lượng trực tiếp sản xuất, góp phần xây dựng đời sống của con người và đất nước 2 NGUYÊN LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 2 1 Định nghĩa Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hay giữa các mặt, các yếu tố của sự vật, hiện tượng trong thế giới Trong đó thì: a Sự quy định: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những tính chất riêng với những mối liên hệ đan xen, chồng chéo lẫn nhau, song, ở một khía canh, yếu tố nào đó vẫn có sự tương đồng mật thiết với nhau (A như thế nào thì B như thế đấy) Ví dụ: Điểm tương đồng giữa con sâu và quả táo là đều cần chất dinh dưỡng để phát triển b Sự biến đổi: Các mối quan hệ bị ràng buộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, để từ đó chúng phải tác động lẫn nhau (A tác động đến B, B cũng tác động đến A) Ví dụ: Khi ta đói, não vừa là cơ quan tác động đến dạ dày nhưng cũng là cơ quan bị tác động bởi dạ dày c Sự chuyển hóa lẫn nhau: Những thay đổi trong tương tác tất yếu có thể làm cho thuộc tính của đối tượng trong một số trường hợp còn có thể bị biến mất 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 hoặc làm tiến hóa lẫn nhau Ví dụ: Thỏ ở vùng ôn đới có tai, các chi, đuôi nhỏ hơn thỏ vùng nhiệt đới 2 2 Bản chất a Tính khách quan: Trong thế giới vật chất, mối liên hệ của đối tượng không tuân theo ý muốn chủ quan nào, cá nhân nào mà tự nó tồn tại Liên hệ là cái khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng mà không cá nhân nào cản được Ví dụ: Quá trình trao đổi chất giữa con người với tự nhiên luôn diễn ra (ăn, uống, hít thở ), đó là sự tất yếu, khách quan trong cuộc sống b Tính phổ biến: Mối liên hệ tồn tại ở mọi nơi, ở đâu, chỗ nào cũng xuất hiện, tồn tại từ trong tự nhiên, xã hội, tư duy của sự vật, hiện tượng mà còn đến các mặt, các yếu tố, các quá trình mỗi sự vật, hiện tượng Ví dụ: Khi giải đề toán, ta cũng phải dùng kiến thức của văn học để phân tích nó c Tính đa dạng, phong phú: Những mối liên hệ xuất hiện muôn hình, muôn vẻ Nó có thể là mối liên hệ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, bên trong hoặc bên ngoài, hời hợt hoặc sâu sắc Đó là nhờ vào tính đa dạng trong sự vận động, phát triển của chính các sự vật, hiện tượng quy định Các vai trò khách nhau thì mối liên hệ cũng khác nhau Ví dụ: Đều loài cá sống dưới nước nhưng có loại cá chỉ sống được ở nước ngọt và ngược lại, có những loại cá chỉ sống ở nước mặn 2 3 Nguyên tắc Toàn diện Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại giữa nhiều mối liên hệ, tác động qua lại đan xen, chằng chịt với nhau Nên khi muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng nào đó ta phải tuân thủ theo nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu cụ thể của nó Nội dung thứ nhất, ta cần phải hiểu biết về chính đối tượng, đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất, tức là nhìn vào "tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác" [V I Leenin (1981), Bút ký triết học Toàn tập, t 29, Sđd tr 239] Đồng thời, vì đối tượng tồn tại trong nhiều mối quan hệ nên cần phải nắm bắt 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 được tất cả các mối liên hệ của đối tượng, đặc biệt là phải biết chọn lọc những mối liên hệ cơ bản trực tiếp chủ yếu của đối tượng Nội dung thứ hai, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, tức chỉ thấy một phần, một mặt của đối tượng mà quy kết bản chất đối tượng hay dễ sa vào ngụy biện, gán ghép vô tắc, đánh tráo các mối liên hệ với nhau Ngoài ra, muốn toàn diện còn đòi hỏi ta phải có quan điểm lịch sử cụ thể, phải đặt đối tượng và mối liên hệ vào đúng không gian, đúng thời gian của mối liên hệ 2 4 Vận dụng thực tiễn trong hiện tượng sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay 2 4 1 Mạng xã hội tồn tại với các mối liên hệ không thể tách rời Mạng xã hội là một trang web hay nền tảng điện tử cho người sử dụng có thể kết nối thông tin trực tuyến Thông qua mạng xã hội, con người có thể nắm bắt được các thông tin, tin tức và xu hướng mới mà mình quan tâm, theo dõi một cách nhanh nhất chỉ thông qua một chiếc điện thoại hoặc máy vi tính Sự tiện lợi cũng như khả năng kết nối cộng đồng của mạng xã hội đã dần đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, tạo nên nhiều mối liên hệ có thể kể đến như: + Tác động đến đời sống xã hội: số lượng người dùng ngày càng tăng cao, lên đến 72 triệu người (Trung tâm Truyền thông Đa Phương tiện - Báo Lao Động, 2021), tạo thành sự phổ biến, là một phần trong văn hóa cộng đồng + Tác động đến kinh tế: xuất hiện các kiểu kinh doanh online, mua sắm trực tuyến, động lực để các hình thức quảng cáo kỹ thuật số trở nên đa dạng, phát triển, doanh thu từ 58.93 triệu $ (tăng 9,1%) (Lao Động Media, 2021), chưa kể riêng đến các lĩnh vực mua sắm đồ ăn, thức uống, quần áo khác + Tác động đến giáo dục: mạng xã hội là nơi để con người vừa trao đổi kiến thức vừa học hỏi, chia sẻ cái mới thông qua các nguồn tin trên khắp thế giới Tại Việt Nam, mạng xã hội còn là công cụ để giao bài tập, lưu giữ bài học Điển hình như đại dịch Covid-19 vừa qua, số lượng các nền tảng mạng xã 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 hội được áp dụng vào việc học trực tuyến rất nhiều như: Google Meet, Zoom, Microsoft Teams 2 4 2 Mạng xã hội với những hệ quả khôn lường + Theo Tạp chí Lý luận chính trị điện tử thì "Thời gian trung bình người Việt sử dụng mạng xã hội là 2 giờ 28 phút mỗi ngày Con số này cũng lớn hơn nhiều so với trung bình các nước khác trên thế giới", điều này thể hiện rằng ở Việt Nam ta đã dần có dấu hiệu lệ thuộc mạng xã hội, đặc biệt là ở độ tuổi 13 trở lên Các thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ (UNICEF Việt Nam, 2021) + Cùng với khả năng lan truyền thông tin nhanh, mạng xã hội dễ bị các thế lực xấu lợi dụng để lấy cắp thông tin người dùng, gây nhiễu loạn các nguồn tin chính thống, tuyên truyền chống phá 2 4 3 Kết luận Việc sử dụng mạng xã hội là một con dao hai lưỡi song nó còn phụ thuộc vào ý thức của người sử dụng bởi bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có hai mặt của nó Chính vì thế để mạng xã hội trở thành một môi trường trực tuyến tiện ích, văn minh ở Việt Nam, ta cần chủ động học cách ứng xử trên văn hóa mạng, biết chọn lọc thông tin để tiếp nhận đồng thời cũng nên cân bằng với cuộc sống thực tế CHƯƠNG II: QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 1 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT 1 1 Khái niệm phương thức sản xuất Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất ra của cải vật chất ở những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau của loài người Phương thức 8 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 sản xuất được cấu thành qua hai bộ phận là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Thông qua các mối quan hệ sản xuất vật chất xã hội, phườn thức sản xuất biểu hiện sự tác động giữa người với người, giữa con người với tự nhiên để sáng tạo nên của cải vật chất phục vụ cho yêu cầu của con người và xã hội 1 2 Khái niệm lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần tham gia vào quá trình sản xuất, là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất Là yếu tố động, lực lượng sản xuất liên tục biến đổi, liên tục phát triển khách nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau Cụ thể là: a Người lao động: là con người biết sử dụng công cụ lao động để sáng tạo, cải biến vật chất thành sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người và xã hội Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất a Tư liệu sản xuất: là điều kiện vật chất cần thiết để con người sử dụng trong quá trình lao động sản xuất, gồm có đối tượng lao động và tư liệu lao động Đối tượng lao động là những vật chất sẵn có, bị tác động, trải qua quá trình lao động sản xuất để kết tinh thành sản phẩm Tư liệu lao động là cái do con người sáng tạo ra, có phương tiện lao động và công cụ lao động Đặc biệt, công cụ lao động luôn là yếu tố động và cách mạng, con người muốn sử dụng nó hiệu quả trong quá trình lao động sản xuất thì phải luôn cải tiến, sáng tạo không ngừng 1 3 Khái niệm quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (và tái sản xuất xã hội), bao gồm: a Quan hệ phân phối sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm lao động xã hội, có vai trò làm "chất 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 xúc tác" thúc đẩy tốc độ kinh tế hoặc ngược lại, có thể làm trì hoãn quá trình sản xuất b Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức sản xuất và phân công lao động Quan hệ này quyết định trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội (quy mô, tốc độ, hiệu quả) c Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội Đây là quan hệ trung tâm ,cơ bản của quan hệ sản xuất vì nó luôn có vai trò quyết định các quan hệ khác 1 3 Nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 1 3 1 Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất Quá trình vận động và phát triển của con người và tư liệu sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất biến đổi từ trình độ này sang trình độ khác cao hơn Cơ sở cho mối liên hệ đó chính là do tính năng động, cách mạng phát triển của công cụ lao động, do vai trò của người lao động - lực lượng sản xuất hàng đầu và do tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử Khi một lực lượng sản xuất trở thành lực lượng sản xuất mới, nhưng trước đó, công cụ lao động lại luôn là yếu tố động buộc con người phải cải tiến và phát triển, đã dẫn đến mâu thuẫn, không còn sự phù hợp với quan hệ sản xuất cũ (cách sỡ hữu không còn phù hợp; nguồn vốn cần được mở rộng; cách thức quản lý điều hành phải có cơ chế mới; ) Và khi quan hệ sản xuất cũ buộc phải thay đổi dể phù hợp với lực lượng sản xuất mới, nó sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, từ đó sản sinh ra hình thái mới của kinh tế xã hội, tiến bộ hơn, cao cấp hơn Như vậy, sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sự phù hợp trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thường xuyên biến động và cái luôn ổn định 10 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 1 3 2 Quan hệ sản xuất có khả năng tác động ngược lại với lực lượng sản xuất Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất được thể hiện thông qua mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đây là một đòi hỏi khách quan, tất yếu của nền sản xuất, mà trong đó quan hệ sản xuất quy định những yếu tố có khả năng tác động lại lực lượng xã hội (muc đích xã hội của sản xuất, xu hướng phát triển, ) để từ đó gián tiếp điều khiển, thôi thúc hướng đi của lực lượng sản xuất hoặc là kìm hãm, hoặc là tiến lên Cụ thể thực tế qua các biểu hiện như: cách thức sở hữu mới; cách thức quản lý phân công lao động mới, Sự tác động của biện chứng này diễn như một quy luật chung, từ phù hợp đến không phù hợp và rồi đi đến sự phù hợp mới hơn 2 NGUỒN NHÂN LỰC CÓ VAI TRÒ HÀNG ĐỀU TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI Lịch sử của xã hội loài người có thể hiểu như một quá trình vận động, phát triển của việc lao động sản xuất và tái sản xuất xã hội Chính trong quá trình ấy, con người dần bộc lộ bản chất của mình và thể hiện một vai trò quan trọng - là lực lượng thúc đẩy sự phát triển của xã hội Con người còn là một thực thể với các mối liên hệ xã hội Trong đó, hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người chính là lao động sản xuất Nó chỉ xuất hiện ở con người, được con người thực hiện không chỉ nhằm thõa mãn nhu cầu vật chất, tinh thân mà còn để cải tạo giới tự nhiên, giới xã hội và cải tạo cả chính bản thân con người Còn trong quan hệ sản xuất, phải có con người thì các quan hệ xã hội mới diễn ra, thúc đẩy xã hội di lên, đồng thời cũng đưa con người tiến đến trình dộ cao hơn Chỉ có con người mới là đối tượng họ quyết định, trau dồi, không ngừng hoàn thiện chính mình Những thay đổi trong các yếu tố như giáo dục, đào tạo, đều được 11 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 xuất phát từ cơ sở ở con người - vừa là yếu tố thúc đẩy, vừa là yếu tố thực hiện Chính vì thế, cho đến nay, nguồn nhân lực vẫn luôn dóng một vai trò quyết định cho phát triển xã hội vì chỉ có con người mới là chủ điểm bắt đầu và kết thúc của lực lượng sản xuất, là yếu tố quyết định nhất trong quá trình sản xuất nói riêng và xã hội nói chung 3 THÀNH TỰU TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM Việt Nam đã và đang áp dụng rất hiệu quả trong việc phát triển nguồn nhân lực trong và ngoài nước Tiêu biểu là ở lĩnh vực làm gốm của Việt Nam ta Sự phát triển trong hệ thống sản xuất đã có nhiều sự thay đổi kể từ khi nghề làm gốm xuất hiện và tồn tại cho đến nay Có nhiều cơ sở cho thấy, lịch sử của nghề làm gốm luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố xã hội và con người chính là chủ thể quyết định điều đó Nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam đã xuất hiện cách đây từ hàng ngàn năm, thông qua các văn hóa hậu thời kỳ đồ đá, đặc biệt ở các vùng văn hóa như Hòa Bình, Phùng Nguyên, Đông Sơn, (An Ngân, Tinh hoa nghề gốm xưa và nay, Tạp chí Con số & Sự kiện, 2021) Người Việt Nam bắt đầu chế tạo gốm men thông qua sự phổ biến từ Trung Hoa Ngành nghề này liên tục có sự chuyển biến trong quy mô và tổ chức sản xuất Bắt đầu ở niên đại thế kỉ I - III, nghề làm gốm chuyển dần từ hình thức tự túc, tự cấp với quy trình sản xuất đơn giản sang hình thức sản xuất có quy mô, trung tâm sản xuất lớn Nguyên nhân là vì lúc này, các người thợ thủ công đã biết kết hợp truyền thống gốm Đông Sơn với kỹ thuật sản xuất tiên tiến của người Trung Hoa Ở đây, ta có thể thấy nhờ sự tiếp nhận, trau dồi hợp lý mà nguồn nhân lực nước ta đã làm hình thức sản xuất mới ra đời Giai đoạn gốm Việt Nam phát triển nhất là vào thời Lý - Trần (niên đại thế kỷ XIV), nghề gốm phổ biến ở nhiều tỉnh nhưng đặc trưng nhất là gốm ở thời kỳ này 12 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 mang tính độc lập, có cải biến mạnh mẽ nhưng đồng thời vẫn mang tính bản địa của người Việt Gốm thời Lý - Trần được sản xuất nhằm phục vụ từ cung đình đến dân gian nên đều được sản xuất số lượng lớn, có yêu cầu nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất (hình dáng, hoa văn trang trí phải ra sao, kỹ thuật nung cho từng loại gốm, ) Phương tiện lao động của nghề gốm ở thời đại này đã có sự cải tiến mới bằng việc sử dụng các lò cóc, lò nằm, Cho đến hiện tại, nghề làm gốm vẫn còn tồn tại và phát triển với nhiều phương thức sản xuất mới Khác biệt nhất là ở công cụ sản xuất, tại làng gốm Bát Tràng hiện nay, thay vì dùng tay nặn hình, tạo dáng thủ công thì giờ đây người nghệ nhân có thể dùng các khuôn đúc sẵn thông qua máy móc Quá trình trang trí hoa văn của gốm xưa là thủ công, vẽ tay bởi người nghệ nhân nhưng nay họ có thể mua những hoa văn đã được in sẵn rồi dán lên sản phẩm và hấp trong lò men CHƯƠNG III: Ý THỨC XÃ HỘI 1 TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI 1 1 Khái niệm tồn tại xã hội Tồn tại xã hội là toàn bộ những sinh hoạt vật vất và điều kiện vật chất được hình thành trong quá trình phát triển xã hội, là các mối quan hệ xã hội được phản ánh thông qua ý thức xã hội Hai mối quan hệ cơ bản nhất của tồn tại xã hội là quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa cộng đồng với nhau 1 2 Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội Tồn tại xã hội bao gồm các mối quan hệ cơ bản như phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, mật dộ dân số, tác động qua lại lẫn nhau để tạo thành điều kiện sinh tồn và yếu tố để phát triển xã hội Trong đó, phương thức sản xuất là yếu tố quan trọng nhất Vai trò của nó cũng được C Mác khẳng định thông qua Lời tựa của cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị: "Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói 13 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 chung Không phải ý thúc của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ" Như vậy, có thể xác định rằng, tồn tại xã hội là cơ sở hình thành của hầu hết ý thức xã hội, sử dụng các điều kiện kinh tế - sản xuất để quy định cho sự phát triển của xã hội loài người Ngoài ra, tồn tại xã hội còn chi phối đến các mặt nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức xã hội Dựa theo mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mỗi yếu tố của tồn tại xã hội đều có thể được các ý thức xã hội khác nhau phản ánh dưới nhiều hình thức khác nhau Song, việc phản ánh không phải lúc nào cũng là sự phản ánh thụ động mà có những ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội Đó chính là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 1 3 Khái niệm ý thức xã hội Ý thức xã hội là khái niệm về các hình thái tồn tại khác nhau của tinh thần, về việc xã hội tự nhận thức về mình, bao gồm các mặt như tư tưởng, quan điểm, tình cảm của cộng đồng xã hội Ý thức xã hội phản ánh đậm văn hóa tinh thần, dấu ấn đặc trưng trong quá trình phát triển xã hội mà nó hình thành 1 4 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 1 4 1 Nguyên nhân hình thành Để chứng minh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, triết học không xem xét bản chất của sự phản ánh của ý thức xã hội là thụ động mà ngược lại, mối quan hệ ấy là sự tác động đa chiều, phản ứng trở lại với tác động gây ra ra nó Vì trong xã hội, không phải ý thức xã hội nào cũng bắt nguồn từ tồn tại xã hội mà có những ý thức xã hội tự nó tồn tại, tự tác động lẫn nhau Đó có thể là những ý thức được sinh ra từ bản chất của ý thức - sự phản ánh sáng tạo thế giới quan hay từ quy luật vận động riêng khi ý thức bắt đầu có sự độc lập riêng 1 4 2 Biểu hiện Biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được biểu hiện dưới nhiều phương thức khác nhau bao gồm: 14 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 1 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội: Theo triết học, tồn tại xã hội tác động đến ý thức xã hội Tuy nhiên, không phải sự tác động nào cũng diễn ra ngay trong tức khắc mà trái lại, có những ý thức xã hội muốn biển đổi thì phải trải qua một quá trình rất dài, phức tạp, điển hình như sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng Đó là những tồn tại tâm lý - yếu tố khó thay đổi căn bản Ta chú ý được 3 nguyên nhân chính: Một, vì tốc độ phát triển của tồn tại xã hội thường nhanh hơn ý thức xã hội, mà ý thức xã hội chỉ có thể dần biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi Hai, hệ lụy của tính bảo thủ luôn dai dẳng cùng với sức mạnh của truyền thống, thói quen cũng là yếu tố gây kiềm hãm sự biến đổi của ý thức xã hội Có thể sự thay đổi của xã hội đã hoàn tất, vật chất được cải tiến nhưng tâm lý, tư tưởng con người vẫn còn ở thời đại trước, chưa thể làm quen, thay đổi đời sống tinh thần theo thời đại mới Ba, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm người, những giai cấp nhất định nên nó được lưu giữ, truyền lại cho đời sau để tiếp tục lợi ích đó Ví dụ: Ở các nước Châu Á nói chung và Việt nam nói riêng hiện nay, hình thức "trọng nam khinh nữ" vẫn còn tồn tại dù hiện nay xu hướng bình đẳng giới đã được phổ cập rộng rãi 2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội: Theo triết học Mác - Lênin, vẫn có nhiều trường hợp ý thức xã hội vượt lên cùng với hiện tại hoặc trên hiện tại Thực tế, đặc biệt là trong tư tưởng của lĩnh vực khoa học hay triết học, tùy vào các điều kiện nhất định mà có thể vượt trước với sự phát triển của xã hội có thể vận dụng, dự báo trước được xu hướng phát triển của thế giới Đó là vì vai trò của ý thức đã được phản ánh đúng trong tường hợp này, tìm ra được xu thế khách quan, tất yếu để phát triển xã hội Ví dụ: Con người có thể đã tiên đoán trước sự phát triển của lĩnh vực trí tuệ, robot nhân tạo trong tương lai từ thời rất cổ xưa Đơn cử như trong thần thoại 15 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Hy Lạp có Talos - cỗ máy hình người khổng lồ được đúc bằng đồng tương ứng với bản chất robot ngày nay, Pandora - người nhân bản, [Khôi Nguyên, Thần thoại Hy Lạp đã dự đoán trước các công nghệ tương lai?, báo Dân Trí, 2018] 3 Ý thức xã hội có tính kế thừa: Đời sống tinh thần của xã hội luôn có tính được truyền lại, dựa vào cơ sở từ sự giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa, tư tưởng khác trong cộng đồng người hoặc kế thừa truyền thống của thời đại trước để hình thành Từ đó, ta hiểu biểu hiện của nó là: a Một, lịch sử phát triển đời sống tinh thần xã hội cho thấy rằng không phải quan điểm, lý luận nào cũng đột nhiên có mà nó có tính kế thừa, dựa vào cơ sở từ sự giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa, tư tưởng của cộng đồng người khác nhau hoặc kế thừa từ thời đại trước b Hai, do ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển nên ta không thể xem xét một hiện tượng, tư tưởng, quan điểm nào đó nếu chỉ dựa vào một lĩnh vực nào đó của nó mà không chú ý toàn diện, khách quan của vấn đề ấy c Ba, trong xã hội có giai cấp thì tính kế thừa của ý thức xã hội gắn liền với giai cấp đó Những giai cấp khác nhau thì tiếp thu, kế thừa những ý thức xã hội khác nhau Cụ thể, những giai cấp tiên tiến thì tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và ngược lại d Bốn, ý thức xã hội tuy có tính kế thừa nhưng đồng thời cũng có tính sàng lọc Sự mâu thuẫn này dẫn đến xung đột giữa các quá trình phát triển xã hội khi các quan niệm, tư tưởng khác nhau cùng va chạm với nhau Cho nên quá trình đời sống tinh thần của xã hội là một quá trình không ngừng biến chuyển, luôn có mâu thuẫn để thay đổi chứ không phải là sự lặp lại của các thời đại trước Ví dụ: Trước khi tìm ra con đường cứu nước thích hợp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa rất nhiều quan điểm, tư tưởng tiến bộ ở đất nước khác như: đọc bản Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp (1789), tìm hiểu chủ 16 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn (1905), tiếp thu các tinh hoa của Nho giáo, Phật giáo để có thể hoàn thiện được đường lối và tư tưởng đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 4 Ý thức xã hội có tính quy định lẫn nhau: Ý thức luôn có sự tác động trở lại với vật chất nên tương tự với điều đó, ý thức xã hội cũng có sự tác động qua lại với tồn tại xã hội hoặc tự tác động với các ý thức xã hội lẫn nhau Đó là vì giữa ý thức và tồn tại không có sự tuyệt đối hóa hay tính quy định một chiều, tùy theo lĩnh vực, hoàn cảnh mà chúng vừa có thể tách rời, dộc lập với nhau nhưng cũng vừa có sự liên kết, chi phối lẫn nhau Lịch sử phát triển xã hội cũng cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại khác nhau sẽ có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu, trở thành yếu tố chi phối mạnh nhất trong thời địa đó Sự tác động ấy được biểu hiện dưới 2 xu hướng: Tác động tích cực: Sự tác động phản ánh đúng khách quan, làm thúc đẩy xã hội phát triển Tác động tiêu cực: Sự tác động sai lệch, phiến diện và phản ánh lạc hậu làm kiềm hãm sự phát triển đời sống xã hội Ví dụ: Ở các nước Hồi giáo, tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong xã hội và đời sống, tiêu biểu là ảnh hưởng nhiều nhất đến pháp luật Tiêu biểu trong luật Hồi giáo có quy định giờ đánh răng, phê phán những ai giao kết hợp đồng thương mại vào sáng ngày thứ sáu trước buổi cầu kinh buổi trưa, Có thể xem pháp luật trong đạo Hồi đã vốn là tôn giáo 2 TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Ý thức xã hội lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội: Tập tục "cầu tự"của những gia đình hiếm muộn, muốn sinh con trai nối dõi Đây là một quan niệm lạc hậu 17 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 ở Việt Nam khi người dân tin rằng việc sinh con trai là hoàn toàn nhờ đến thần linh trong khi thực tế rằng, điều này liên quan , phụ thuộc đến phạm trù sinh học 2 Ý thức xã hội vượt trước so với tồn tại xã hội: Hiện nay, đối với đối nội, đường lối của Đảng có thể được vận hành chặt chẽ, đúng đắn là do kế thừa những tinh hoa của tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng các quan điểm thiết thực của triết học Mác - Lênin Còn ở đối ngoại, Nhà nước ta luôn tích cực tham gia vào xu hướng hòa nhập quốc tế, biết rút kinh nghiệm từ những thực tiễn hạn chế của các nước khác trong lịch sử để từ đó có hướng đi ngoại giao phù hợp đó là hợp tác và cạnh tranh lành mạnh thông qua kinh tế 3 Ý thức xã hội kế thừa của ý thức xã hội trước để lại: Truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam đã kế thừa những di sản mà cha ông để lại để tiếp tục phát huy tinh thần dân tộc Song, khác với tinh thần yêu nước thời xưa là phải đấu tranh giải phóng dân tộc, phải "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" thì hiện nay, lòng yêu nước chính là biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho đất nước, biết phổ biến những nét văn hóa, dặc trưng của đất nước đến thế giới 4 Ý thức xã hội chịu sự chi phối của ý thức xã hội khác: Ý thức chính trị chi phối đời sống xã hội Việt Nam nhiều nhất Nhằm duy trì mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa, Đảng ra sức tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam được trang bị lập trường chính trị đúng đắn Mặt khác, các tôn giáo khi hoạt động phải được thông qua sự cho phép của Nhà nước Các bộ luật chống phản động được ban hành nhằm để giữ trật tự và duy trì an ninh xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 18 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 2 Lao Động Media (2021), Chuyển đổi số tại Việt nam và những thống kê ấn tượng đầu năm 2021, https://specials.laodong.vn/chuyen-doi-so-tai-viet-nam-va- nhung-thong-ke-an-tuong-2021/, truy cập ngày 26/1/2023 3 Tạp chí Lý luận chính trị điện tử (2022), Sử dụng mạng xã hội trong truyền thông chính trị ở Việt Nam, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien- dan/item/4465-su-dung-mang-xa-hoi-trong-truyen-thong-chinh-tri-o-viet- nam.html#:~:text=Theo%20B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20T%E1%BB%95ng %20quan,%25%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%202021),,truy,cập ngày 26/1/2023 4 UNICEF Việt Nam (2021), Mạng xã hội có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên?, https://www.unicef.org/vietnam/vi/nh%E1%BB%AFng-c%C3%A2u- chuy%E1%BB%87n/m%E1%BA%A1ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i- c%C3%B3-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-x%E1%BA%A5u- %C4%91%E1%BA%BFn-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-t%C3%A2m- th%E1%BA%A7n-c%E1%BB%A7a-thanh-thi%E1%BA%BFu-ni%C3%AAn, truy cập ngày 26/1/2023 5 Tạp chí Con số & Sự kiện (2021), Tinh hoa nghề gốm xưa và nay, https://consosukien.vn/tinh-hoa-nghe-gom-xua-va-nay.htm, truy cập ngày 1/2/2022 6 Báo Dân Trí (2018), Thần thoại Hy Lạp đã dự đoán trước các công nghệ tương lai?, https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/than-thoai-hy-lap-da-du-doan- truoc-cac-cong-nghe-tuong-lai-20181010061736833.htm, truy cập ngày 8/2/2022 19 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)