Trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật đổi số, các tổ chức sẽ áp dụng các công nghệnhư Trí tuệ nhân tạo AI, Internet of Things IoT, Công nghệ điện toán đám mâyCloud Computing, Big Data và P
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỆ CHẤT LƯỢNG CAO
BÀI TẬP LỚN MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH
TÊN NHÓM: NHÓM 4
Trang 2HÀ NỘI – 12/2023
Trang 3HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỆ CHẤT LƯỢNG CAO
BÀI TẬP LỚN MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Yến
Danh sách nhóm:
STT Mã sinh viên Họ và tên Mức độ đóng góp
1 26A4013261 Vũ Khánh Nguyên (NT) 20%
2 26A4011496 Phạm Trần Hải Anh 20%
3 26A4010224 Đào Văn Tùng 20%
4 26A4013253 Nguyễn Đại Nghĩa 20%
5 26A4012876 Nguyễn Đức Mạnh 20%
HÀ NỘI – 12/2023
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới trường Học viện Ngân hàng đã đưa mônNăng lực số ứng dụng vào chương trình đào tạo và cô Nguyễn Thị Yến, giảng viênmôn Năng lực số ứng dụng thuộc khoa Hệ thống thông tin quản lý, đã đồng hành cùngsinh viên lớp K26CLCTCB trong học phần Năng lực số ứng dụng và tận tình hướngdẫn chúng tôi hoàn thành bài tập lớn kết thúc học phần này Do chưa có nhiều kinhnghiệm nên bài tập lớn sẽ không tránh được những thiếu sót, kính mong cô nhận xét,góp ý để bài tập lớn của chúng em được hoàn thiện, đầy đủ hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan nội dung được trình bày trong bài tập lớn môn Nănglực số ứng dụng này hoàn toàn do bản thân chúng em thực hiện, không phải là kết quảsao chép từ bất kì tài liệu, chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.Bài tập lớn được thực hiện với sự hỗ trợ và tham khảo từ các tài liệu, bài viết liên quanđến đề tài và có trích nguồn rõ ràng
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vềnội dung bài tập lớn của nhóm mình
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2023 Nhóm trưởng
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH 2
1.1 Khái niệm về chuyển đổi số 2
1.2 Khái niệm chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính 3
1.2 Lợi ích và hạn chế của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính 3
1.2.1 Lợi ích 3
1.2.2 Hạn chế 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH 5
2.1 Ở Việt Nam 5
2.2 Trên thế giới 5
2.3 Các công ty tài chính hàng đầu đã chuyển đổi số thành công 6
2.3.1 Square 6
2.3.2 PayPal: 6
CHƯƠNG 3: CÁC CÔNG NGHỆ SỐ PHỔ BIẾN ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH 7
3.1 Trí tuệ nhân tạo (AI) 7
3.2 Internet vạn vật (IoT) 7
3.3 Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) 8
3.4 Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) 8
3.5 Điện toán đám mây (Cloud Computing) 9
CHƯƠNG 4: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỤ THỂ 11
4.1 Chuyển đổi số trong quản lý tài chính 11
4.1.1 Quản lí dòng tiền và tài sản 11
4.2.1 Quản lý rủi ro tài chính 11
4.2 Chuyển đổi số trong giao dịch tài chính 12
4.2.1 Giao dịch trực tuyến 12
4.2.2 Thanh toán điện tử 12
4.3 Chuyển đổi số trong phân tích và dự báo tài chính 13
4.3.1 Phân tích dữ liệu tài chính 13
4.3.2 Dự báo tài chính dựa trên mô hình số 13
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH 15
5.1 Phân tích các thách thức, khó khăn trong quá trình chuyển đổi số 15
5.2 Đánh giá hiệu quả, lợi ích mà chuyển đổi số mang lại 16
5.3 Đề xuất giải pháp và hướng phát triển tiếp theo 16
5.3.1 Giải pháp 16
5.3.2 Hướng phát triển tiếp theo 17
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IoTBig DataBlockchainCloud ComputingP2P
AIRobo-advisorsOne Touch
Internet vạn vật
Dữ liệu lớn Công nghệ chuỗi khối Điện toán đám mây Mạng ngang hàng Trí tuệ nhân tạo
Cố vấn tài chính tự động Thanh toán một chạm
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Đề tài
“Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính”
2 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và là xu thế tất yếu trên thế giới, được
dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộcđối với mỗi quốc gia và doanh nghiệp
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ làmột trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi
số trong các lĩnh vực khác nói riêng
Tại Việt Nam, thực tế cho thấy, trong thời gian qua, toàn ngành Tài chính đã tíchcực triển khai các nhiệm vụ, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực, qua đó đạt nhiều kết quả tíchcực, mang lại hiệu quả cho toàn xã hội góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục thuế,hải quan, giảm thiểu giấy tờ, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân Với tầm quan trọng như trên, chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Chuyển đổi sốtrong lĩnh vực tài chính” để thực hiện bài nghiên cứu của nhóm mình
3 Mục tiêu nghiên cứu
Giới thiệu về chuyển đổi số trong ngành tài chính từ khái quát đến cụ thể trong cáchoạt động tài chính nói riêng Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức cũng như hiệuquả mà chuyển đổi số đem lại cho lĩnh vực tài chính và đồng thời đưa ra các giải pháp
để tiếp tục phát triển
4 Kết cấu đề tài
Bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
- Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
- Chương 3: Các công nghệ số phổ biến được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính
- Chương 4: Chuyển đổi số trong các hoạt động tài chính cụ thể
- Chương 5: Phân tích và đánh giá kết quả chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
1
Trang 9NỘI DUNGCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC
TÀI CHÍNH
1.1 Khái niệm về chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật số vào hoạt độngkinh doanh, nhằm mục đích tối ưu hóa các quy trình, tăng cường hiệu quả hoạt động
và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo
Trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật đổi số, các tổ chức sẽ áp dụng các công nghệnhư Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), Công nghệ điện toán đám mây(Cloud Computing), Big Data và Phân tích dữ liệu (Data Analytics), Blockchain cùngnhiều công nghệ khác để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản trị tài chính, cải thiệntương tác với khách hàng, tăng cường trải nghiệm người dùng và nâng cao sự sáng tạo
Chuyển đổi số thường đi kèm với các thuật ngữ “số hóa tài liệu” và “số hóa quytrình”
Trong đó, số hóa tài liệu là việc chuyển đổi tài liệu từ dạng vật lý, thông thường làgiấy, sang dạng số Quá trình này bao gồm việc sử dụng các thiết bị như máy quét đểchụp hình ảnh của tài liệu và chuyển chúng thành dữ liệu số mà máy tính có thể lưutrữ, truy cập và xử lý
Còn số hóa quy trình là việc áp dụng công nghệ số để chuyển đổi các quy trình làmviệc truyền thống hoặc giấy tờ thành các quy trình tự động, dựa trên công nghệ Mụctiêu là làm cho các quy trình này hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, ít lỗi hơn và dễ dàngtheo dõi hơn
Chuyển đổi số để làm gì?
Phụ thuộc vào đặc thù kinh doanh và tầm nhìn chiến lược đặc trưng, mỗi doanhnghiệp đề ra những mục tiêu chuyển đổi số riêng biệt Các mục tiêu thường gặp trongquá trình chuyển đổi số mà nhiều tổ chức hướng tới, ví dụ như:
Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Lưu giữ và khai thác dữ liệu về khách
hàng, đưa ra các phân tích nhu cầu nhằm tăng khách hàng trung thành và tìm rakhách hàng tiềm năng
Tăng năng suất lao động: Tối ưu hóa các quy trình, đẩy nhanh quá trình xử lý
công việc nhằm tăng hiệu quả và chất lượng công việc
Quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ: Kết nối các bộ phận phòng ban,
các đối tượng liên quan một cách thuận tiện và hiệu quả
Tăng trưởng doanh thu: Sử dụng công nghệ nhằm phân tích, đánh giá tạo
động lực thúc đẩy doanh thu vượt trội
2
Trang 10Tạo nguồn thu mới: Ứng dụng công nghệ nhằm gia tăng cơ hội kinh doanh
trên các nền tảng mới
1.2 Khái niệm chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đề cập đến việc áp dụng công nghệ số và cáccông cụ số hóa để cải thiện và thúc đẩy các quy trình tài chính và dịch vụ ngân hàng.Đây không chỉ là việc áp dụng công nghệ mới, mà còn bao gồm sự thay đổi toàn diệntrong cách thức tổ chức hoạt động, cung cấp dịch vụ, và tương tác với khách hàng.Một số khía cạnh quan trọng của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính bao gồm:
Tài chính kỹ thuật số: Sử dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ tài chính
qua các kênh trực tuyến như Internet Banking, ứng dụng di động, thanh toánđiện tử, và các hình thức tài chính khác, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàngtrong giao dịch và quản lý tài chính cá nhân
Blockchain và tiền điện tử: Sử dụng công nghệ Blockchain để cải thiện tính
bảo mật và minh bạch trong giao dịch tài chính Các loại tiền điện tử và quytrình thanh toán dựa trên Blockchain đang dần trở thành một phần quan trọngcủa hệ thống tài chính kỹ thuật số
Dịch vụ tài chính công nghệ cao: Sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ để
tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới, như ứng dụng cho vay P2P, côngnghệ AI để phân tích dữ liệu tín dụng, hoặc Robo-advisors cho quản lý đầu tư
Phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo: Sử dụng các công nghệ này để phân
tích dữ liệu tài chính, dự đoán xu hướng thị trường, cung cấp tư vấn đầu tưthông minh và cải thiện quy trình quản lý rủi ro
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính không chỉ mang lại những lợi ích về tăngcường hiệu suất và tối ưu hóa quy trình, mà còn mở ra những cơ hội mới để cung cấpdịch vụ tài chính tiện lợi và linh hoạt hơn cho người tiêu dùng
1.2 Lợi ích và hạn chế của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính
1.2.1 Lợi ích
Tăng cường tiện ích và linh hoạt: Chuyển đổi số tạo ra những dịch vụ tài
chính trực tuyến tiện lợi cho người dùng, từ thanh toán điện tử, chuyển khoảnqua ứng dụng di động, đến quản lý tài chính cá nhân thông qua InternetBanking
Tối ưu hóa quy trình: Công nghệ kỹ thuật số giúp tối ưu hóa quy trình tài
chính, từ giao dịch, xác nhận thanh toán đến quản lý rủi ro, giúp tăng cườnghiệu suất và giảm chi phí
Tăng cường bảo mật và minh bạch: Sử dụng công nghệ Blockchain và mã
hóa dữ liệu giúp cải thiện bảo mật thông tin và minh bạch trong giao dịch tàichính
Phát triển dịch vụ tài chính mới: Chuyển đổi số tạo ra cơ hội cho sự đổi mới
và phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới như Fintech, tiền điện tử vàcác hình thức vay mượn trực tuyến
3
Trang 111.2.2 Hạn chế
Bảo mật và rủi ro: Mối đe dọa từ các cuộc tấn công mạng và việc lộ thông tin
cá nhân có thể gây nguy hiểm cho tài chính của người dùng và tổ chức tàichính
Khả năng tiếp cận và truy cập: Một số người dùng, đặc biệt là người cao tuổi
hoặc ở những khu vực có hạ tầng kỹ thuật số yếu có thể gặp khó khăn khi tiếpcận và sử dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số
Quản lý rủi ro và tuân thủ luật pháp: Sự phức tạp của công nghệ và quy định
pháp luật có thể tạo ra thách thức trong việc quản lý rủi ro và tuân thủ các quyđịnh về an ninh thông tin và bảo vệ dữ liệu
Sự lệ thuộc vào công nghệ: Từ việc cung cấp dịch vụ cho đến việc quản lý tài
chính, sự lệ thuộc vào công nghệ có thể tạo ra rủi ro khi xảy ra sự cố kỹ thuậthoặc mất mát dữ liệu
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích vượt trội nhưng cũng cần phải đối mặt vàquản lý các hạn chế và rủi ro tương ứng để đảm bảo rằng việc áp dụng công nghệ
kỹ thuật số trong lĩnh vực tài chính được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả
4
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH
2.1 Ở Việt Nam
Năm 2023, khi sự tăng trưởng liên tục trong việc sử dụng và kỳ vọng của ngườidùng về ngân hàng số các ngân hàng ngày càng chú trọng vào phát triển chiến lượctrên thiết bị di động, cung cấp các dịch vụ tối ưu cho người tiêu dùng bao gồm thanhtoán di động, gửi tiền di động, quản lý tài chính,
Tính đến cuối tháng 3/2023, Bộ Tài chính đã triển khai 792 dịch vụ công trực tuyến,trong đó 433 dịch vụ công trực tuyến một phần và 359 dịch vụ công trực tuyến toàntrình Cụ thể hơn, Kho bạc Nhà nước cung cấp dịch công trực tuyến đạt 100% số đơn
vị, 99.5% chứng từ chi ngân sách nhà nước bằng kênh điện tử, cung cấp thông tin tìnhtrạng xử lí hồ sơ dịch vụ công trực tuyến và biến động số dư tài khoản qua thiết bị diđộng
Lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở nước ta được xem là một trong những ngành có tốc
độ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo hàng đầu Hiện nay, ở Việt Nam, có trên 30%dân số sử dụng phần mềm giao dịch ngân hàng, chỉ đứng sau Trung Quốc (trên 41%).Việc ứng dụng chuyển đổi số của ngành tài chính - ngân hàng nước ta rất ấn tượng Để
có được kết quả này là nhờ hạ tầng công nghệ - viễn thông, hạ tầng số của nước ta thờigian qua được đầu tư và hết sức coi trọng Đây là sự cố gắng hết sức lớn, chứng tỏ sựnhạy bén của Chính phủ đối với chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo
Cụ thể hơn, ở nhóm “Big 4” các ngân hàng lớn nhất Việt Nam, quá trình chuyển đổi
số cũng diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây Đơn cử như Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ra mắt ứng dụng ngân hàng số VCBDigibank, là dịch vụ mới nổi bật với sự đồng nhất về trải nghiệm, dễ dàng trong thaotác, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật ưu việt Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam (Agribank) cũng tiên phong triển khai lắp đặt ATM đa chức năngtrên thị trường, từ đó, Agribank mở rộng tới các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, nhưngân hàng tự động Autobank, ứng dụng định danh khách hàng trực tuyến (eKYC),giao dịch rút tiền không cần thẻ để thay thế dần các phòng giao dịch hoạt động khônghiệu quả
2.2 Trên thế giới
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đang là xu hướng toàn cầu, các quốc gia và
doanh nghiệp trên thế giới đều đang chú trọng vào việc áp dụng công nghệ để cải thiệnhiệu suất và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Theo báo cáo của Cisco & IDC năm 2020 về mức độ trưởng thành số của các doanhnghiệp nhỏ và vừa tại 14 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ cókhoảng 3% các doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng đối vớihoạt động của mình, thấp hơn nhiều so với mức 22% năm 2019 Có tới 62% doanhnghiệp kỳ vọng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới,56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số giúp doanhnghiệp giữ được nhịp độ Thống kê này cho thấy các doanh nghiệp đã có nhận thức rõràng về tầm quan trọng của chuyển đổi số
Các ngân hàng và công ty tài chính trở nên số hóa hơn, nhu cầu của khách hàng đốivới dịch vụ ngân hàng số tăng Khách hàng tìm kiếm những cách tiếp cận hiệu quả để
5
Trang 13thực hiện các giao dịch tài chính một cách dễ dàng hơn vì vậy cá công ty tài chính vàngân hàng ứng dụng công nghệ như AI, tự động háo để đáp ứng nhu cầu cho kháchhàng
2.3 Các công ty tài chính hàng đầu đã chuyển đổi số thành công
2.3.1 Square
Square không chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán di động mà còn có nền tảng tài chínhđầy đủ với các sản phẩm như Square Capital, Square Cash App, và Square for Retail.Square đã chuyển đổi số thông qua một loạt các dịch vụ và sản phẩm tài chính kỹ thuật
số để cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Dưới đây là một sốcách mà Square đã thực hiện quá trình chuyển đổi số:
Thanh toán di động: Square bắt đầu với dịch vụ thanh toán di động, cung cấp cho
các doanh nghiệp nhỏ khả năng chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng thông qua thiết
bị đầu đọc thẻ có thể kết nối với điện thoại di động Điều này giúp nâng cao tínhtiện lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng
Square Capital: Square Capital cung cấp các khoản vay nhỏ cho các doanh nghiệp
dựa trên dữ liệu giao dịch của họ thông qua Square Điều này giúp doanh nghiệpnhỏ có được nguồn vốn mà không phải đối mặt với quy trình vay vốn truyền thống
Square Cash App: Square đã phát triển ứng dụng Cash App, một ứng dụng thanh
toán di động cho người tiêu dùng Cash App không chỉ cho phép người dùngchuyển tiền nhanh chóng mà còn cung cấp các tính năng như mua bán chứng khoán
và tiền điện tử
Square for Retail: Square cung cấp các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp bán
lẻ thông qua dịch vụ Square for Retail Điều này bao gồm quản lý hàng tồn kho,tích hợp trực tiếp với các dịch vụ thanh toán và quản lý dữ liệu khách hàng
Square Terminal và POS: Square Terminal và hệ thống Point of Sale (POS) của
Square cung cấp các giải pháp thanh toán tích hợp và linh hoạt cho các doanhnghiệp Họ giúp các doanh nghiệp tự động hóa quy trình thanh toán và quản lý kinhdoanh của mình
2.3.2 PayPal:
PayPal là một trong những công ty thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới, cung cấpdịch vụ chuyển tiền và thanh toán trực tuyến cho cá nhân và doanh nghiệp PayPal đãtrải qua một quá trình chuyển đổi số thành công bằng cách mở rộng và cập nhật dịch
vụ của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tài chính kỹ thuật số.Dưới đây là một số cách mà PayPal đã thực hiện chuyển đổi số:
Dịch vụ thanh toán trực tuyến: PayPal bắt đầu như một dịch vụ thanh toán trực
tuyến, cung cấp khả năng chuyển tiền và thanh toán trực tuyến cho người dùng vàdoanh nghiệp Họ đã phát triển giao diện thanh toán dễ sử dụng và an toàn
Mở rộng hệ thống thanh toán: PayPal đã mở rộng hệ thống thanh toán của mình
để bao gồm cả thanh toán di động và thanh toán trong cửa hàng với các dịch vụnhư One Touch và QR codes
Bảo mật và quản lý rủi ro: Để đảm bảo an toàn cho người dùng, PayPal đã liên
tục đầu tư vào các biện pháp bảo mật và công nghệ quản lý rủi ro, bao gồm xácminh hai yếu tố và giám sát giao dịch đáng ngờ
Phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế: PayPal cung cấp giải pháp chuyển tiền
quốc tế thông qua dịch vụ Xoom, giúp người dùng chuyển tiền một cách nhanhchóng và thuận tiện
6