1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn năng lực số ứng dụng electronic learning ứng dụng hệ thống lms vào dạy học trực tuyến của học viện ngân hàng

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mục tiêu nghiên cứuTìm hiểu về hệ thống học trực tuyến và việc sử dụng hệ thống LMS trongquá trình học tập của sinh viên Học viện Ngân Hàng.2.. Bên cạnh đó còn có các khóa họccùng thời g

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

BÀI TẬP LỚN

MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNGTÊN ĐỀ TÀI:

ELECTRONIC LEARNING- ỨNG DỤNG HỆ THỐNG LMS VÀO DẠY HỌCTRỰC TUYẾN CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh ThụyLớp: K25KTD

Danh sách nhóm

STTMã SVHọ và TênPhần trăm

đóng gópChữ ký125A4020788 Phạm Thị Hòa19%

225A4021069 Nguyễn Thị Thanh Huyền21,5%325A4021073 Trần Thị Ngọc Huyền21,5%425A4022184 Phan Thị Hoa Nhiên19%525A4020209 Đoàn Thị Thủy19%

Hà Nội-2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Thanh Thụyđã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập trong thời gian qua.Những kiến thức chúng em học tập được sẽ là hành trang tiếp bước cho chúngem sau này.

Trong quá trình hoàn thành bài tập lớn, do kiến thức của chúng em vẫncòn nhiều hạn chế và thiếu sót Vì vậy nhóm chúng em mong muốn nhận đượcnhững ý kiến và đóng góp của thầy để bài của nhóm chúng em được hoàn thiệnhơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan bài tập lớn là công trình nghiên cứu của nhóm Mọi sốliệu và tham khảo đều chính xác và được trích dẫn đầy đủ Chúng em xin chịutrách nhiệm về lời cam đoan này.

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Mục tiêu nghiên cứu 5

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 5

4 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN 6

1.1 Giới thiệu về dạy học trực tuyến 6

1.2 Đặc điểm của dạy học trực tuyến 6

2.1 Giới thiệu về Học viện Ngân hàng 8

2.2 Cách thức học tập của Học viện Ngân Hàng 8

2.2.1 Trước khi áp dụng dạy học trực tuyến 8

2.2.2 Khi áp dụng dạy học trực tuyến 8

2.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học trực tuyến tại Học viện Ngân hàng 9

3.1.2 Chức năng hoạt động của LMS 11

3.2: Triển khai LMS trong Học viện Ngân hàng 13

3.2.1 Cách thức sử dụng 13

3.2.2 Các chức năng khác của LMS 14

3.3 Kết quả sau khi sử dụng LMS tại Học viện Ngân Hàng 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về hệ thống học trực tuyến và việc sử dụng hệ thống LMS trongquá trình học tập của sinh viên Học viện Ngân Hàng.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống LMS.

- Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên Học viện Ngân Hàng.

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp.

4 Kết cấu đề tài

Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, bàitập lớn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về dạy học trực tuyến

Chương 2: Thực trạng dạy học trực tuyến tại Học viện Ngân HàngChương 3: Giải pháp

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN1.1 Giới thiệu về dạy học trực tuyến

Dạy học trực tuyến( E- learning) là hình thức giảng dạy và học tập trêncác lớp học thông qua Internet Các phần mềm nền tảng học trực tuyến ứngdụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh (laptop, smartphone,máy tính bảng, ) sẽ được sử dụng để phục vụ cho việc dạy học trực tuyến.

Ngoài việc được truyền tải kiến thức thông qua ứng dụng trên Internet thìngười học cũng có thể dễ dàng lấy các bài giảng tài liệu (dưới dạng văn bản,hình ảnh, video…) được người dạy đưa lên các nền tảng và người dùng có thểdễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi Bên cạnh đó còn có các khóa họccùng thời gian thực có sự tham gia và tương tác giữa giáo viên và học viên.[1]

1.2 Đặc điểm của dạy học trực tuyến

- Có thể giảng dạy và học tập thông qua các phần mềm công nghệ thôngtin.

- Có thể tương tác giữa người dạy và người học.- Có học, chấm điểm, thi và cấp chứng chỉ.

- Người dạy có thể tạo các khảo học và tải các tài liệu( video, văn bản) lêncác nền tảng dạy học trực tuyến Họ có thể cung cấp bài giảng miễn phí hoặctrả phí cho người học.

- Người học có thể tham gia các khóa học tập bất cứ địa điểm và thời điểmnào mà họ muốn.

1.3 Các hình thức dạy học trực tuyến1.3.1 Hình thức dạy học trực tuyến đồng bộ

Là hình thức mà tất cả người học cùng tham gia vào một lớp học ảo thôngqua các ứng dụng học trực tuyến hoặc vào các bài giảng phát trực tuyến, cáchọc viên và giảng viên sẽ cùng nhau tương tác trong một khoảng thời gianthực.

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1.3.2 Hình thức học trực tuyến không đồng bộ

Là hình thức mà học viên có thể vào học vào bất kỳ thời điểm khác nhauvà có thể tùy chỉnh âm thanh, tốc độ bài giảng để có thể phù hợp với bản thân.Đối với hình thức này, người học không cần tương tác trực tiếp với người dạy.

1.3.3 Hình thức học trực tuyến kết hợp

Hình thức này có thể áp dụng trong nhiều thời điểm và bao gồm cả học tậptrực tuyến trên lớp kết hợp với cả các khóa học, ứng dụng, thảo luận trực tuyếnhoặc các tài liệu, công cụ kỹ thuật nhằm bổ trợ việc học [2]

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆNNGÂN HÀNG

2.1 Giới thiệu về Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng (tên gọi quốc tế: Banking Academy of Vietnam, viếttắt: BAV, tiền thân là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng) được thành lậptừ năm 1961 Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập, có trụ sở chínhtại Hà Nội, phân viện Bắc Ninh, phân viện Phú Yên và cơ sở đào tạo Sơn Tây.Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Học viện Ngân Hàng đã pháttriển không ngừng Ban đầu từ một cơ sở đào tạo chuyên về lĩnh vực tài chínhngân hàng đến nay trường đã mở rộng theo hướng đa ngành Những năm gầnđây trường đã phát triển mạnh các hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế thông quacác chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên, liên kết đào tạo với nhiềutrường đại học có uy tín trên thế giới.[2]

2.2 Cách thức học tập của Học viện Ngân Hàng2.2.1 Trước khi áp dụng dạy học trực tuyến

Trước khi dịch bệnh bùng phát, nhắc đến đi học là đến trường học, họctrực tiếp, gặp trực tiếp thầy và trò Học sinh, sinh viên đến trường, đến lớp gặpmặt, trò chuyện trực tiếp với thầy cô, bạn bè, được trau dồi kiến thức trực tiếptừ thầy cô và cũng được kiểm tra tập trung như bình thường (kiểm tra trên giấyhoặc trên máy tính có giám thị coi thi) Tài liệu học tập của sinh viên được inthành những cuốn sách và sinh viên có thể mua tại trường Giảng viên giảngbài cũng có thiết kế bài giảng bằng slide, trên slide sẽ ghi ngắn gọn những điểmcần nắm bắt cho sinh viên tiện theo dõi Ngoài giờ học, trong giờ giải lao, sinhviên còn có thể nói chuyện, trao đổi với giảng viên về những việc chưa hiểu.Điều này tạo môi trường học tập tích cực, năng động cho mọi người Mọi việcdiễn ra bình thường như vậy, mọi người chưa bao giờ nghĩ rằng thay đổi cáchdạy và học đang thực hiện ở thời điểm đó.

2.2.2 Khi áp dụng dạy học trực tuyến

Khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Học viện ngân hàng đã nhanhchóng triển khai hình thức dạy học trực tuyến đến giảng viên và sinh viên Đây

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

là hình thức chưa từng được áp dụng trước đó Dạy học với hình thức này, yêucầu cao đối với cả người dạy và người học Giảng viên phải chuẩn bị giáo ánkhác phù hợp với hình thức, phù hợp với tình hình để có thể truyền tải kiếnthức một cách tốt nhất đến người học Giảng viên cần chuẩn bị slide bài giảng,file tài liệu để người học dễ dàng theo dõi hơn Về phía sinh viên, yêu cầu trangbị đầy đủ đồ dùng, thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu học như điện thoại,máy tính, laptop… Khi áp dụng hình thức này, giảng viên, sinh viên, cán bộquản lý của nhà trường không cần gặp nhau trực tiếp mà vẫn có thể dạy họcmột cách bình thường Để làm chủ tình hình lớp học, giảng viên áp dụng cáchình thức điểm danh, kiểm tra khác nhau tùy vào môn học sao cho hiệu quả Vídụ như, giảng viên vẫn có thể đưa ra các bài tập lớn, bài thuyết trình nhỏ ngaytrên lớp hoặc thiết kế bài tập thông qua các website online… Dần dần, do đạidịch vẫn chưa được kiểm soát, hình thức dạy trực tuyến trở nên phổ biến hơn,giảng viên và sinh viên đã có thể thích ứng được với hình thức này Và tại thờiđiểm đó, đây là hình thức học khả quan nhất đối với ngành giáo dục Đến bâygiờ, hình thức này không còn xa lạ đối với bất kì ai cả.

2.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học trực tuyến tại Học viện Ngân hàng

2.3.1 Ưu điểm

- Tiết kiệm chi phí học tập: thay vì phải mua nhiều tài liệu, sách vở để ghichép thì sinh viên có thế ghi chép qua các thiết bị thông minh như điện thoại,laptop,

- Linh hoạt địa điểm, thời gian dạy và học Thay vì phải đến trường để họctập và giảng dạy thì sinh viên và giảng viên có thể thực hiện ngay tại nhà.

- Giảng viên và sinh viên tương tác với nhau qua màn hình máy tính hoặcđiện thoại Việc học online giúp cho mọi người tiết kiệm được thời gian và chiphí đi lại, hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trong tình hình dịch bệnh

- Giúp tăng tính linh hoạt trong quá trình dạy và học Sinh viên và giảngviên có thể ghi lại hình của buổi học và xem lại bất cứ lúc nào

- Tạo không gian học tập thoải mái và phù hợp Trước kia bắt buộc phảitới trường khiến sinh viên cảm thấy nhàm chán, còn học trực tuyến thì khôngcố định địa điểm sẽ giúp sinh viên thoải mái, dễ chịu khiến tâm trạng tốt hơn từđó nâng cao chất lượng học tập.

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- Hệ thống cho phép sinh viên dễ dàng tham gia lớp học, giảng viên có thểquản lý và biết được những sinh viên tham gia tiết học.

- Lưu trữ tài liệu học tập dễ dàng Thay vì có quá nhiều sách vở, tài liệumất nhiều diện tích chứa đựng thì học online sinh viên có thể lưu trữ thông quathiết bị điện tử dễ dàng và khoa học.

2.3.2 Nhược điểm

- Sự tương tác có nhiều khó khăn So với việc học trực tiếp có thể thoảimái tương tác, giao tiếp, trao đổi thông tin với giảng viên và bạn bè thì việc họctrực tuyến sẽ bị hạn chế.

- Khi ngồi học trước màn hình sự tập trung có thể bị giảm bởi một vài yếutố Học trực tuyến không có sự theo dõi trực tiếp của giảng viên, nên nhiều sinhviên bị xao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài như: mạng xã hội (facebook,zalo ) và việc ngồi học trước màn hình có thể gây chán nản, sinh viên có thểkhông nghe giảng, ăn uống hay ngủ ngay khi giờ học vẫn đang diễn ra.

- Dạy học trực tuyến làm cho một số giảng viên không thành thạo máytính gặp những khó khăn, từ đó có thể gây áp lực đến giảng viên, dẫn đến chấtlượng giảng dạy không được đảm bảo.

- Số lượng sinh viên đông có thể khiến cho tình trạng nghẽn mạng, hìnhảnh, âm thanh không ổn định, làm giảm chất lượng giờ học.

- Ngoài ra việc học trực tuyến còn phụ thuộc rất nhiều đến đường truyềnInternet, trong khi đó ở những khu vực miền núi thì đường truyền rất kém vàmột số sinh viên không có đủ điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ học tập

Trang 11

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 3.1.Giới thiệu về LMS3.1.1 Khái niệm về LMS

LMS là chữ viết tắt của Learning Management System, dịch ra tiếng Việtcó nghĩa là Hệ thống quản lý học trực tuyến Phần mềm này cho phép quản lý,vận hành hệ thống các tài liệu, hướng dẫn,cập nhật theo dõi, báo cáo và cungcấp các công nghệ giáo dục điện tử cho các khóa học hay chương trình đào tạo.

LMS có thể được biết đến là một tập hợp các công cụ phần mềm vi tínhđược thiết kế chuyên biệt để quản lý quá trình giảng dạy và học tập Hệ thốngnày cho phép tổ chức, quản lý, theo dõi, phân công nội dung - hoạt động giảngdạy - học tập,… hướng đến quản lý tổng thể các hoạt động của một chươngtrình đào tạo một cách hiệu quả Giá trị của hệ thống LMS chính là ở khả năngtạo một môi trường đào tạo trực tuyến, vận dụng các ứng dụng - công cụ trựctuyến (Web 2.0) đa dạng - phong phú để phục vụ vào mục đích giảng dạy vàhọc tập của một tổ chức (bao gồm trường học, công ty) Hệ thống LMS thườngđược triển khai trên mạng vi tính, cho phép nhiều người tham gia sử dụng cùnglúc mà không bị các rào cản về địa lý và thời gian [4]

3.1.2 Chức năng hoạt động của LMS- Chức năng quản lý lưu trữ dữ liệu số:

Đây là chức năng cho phép các chủ thể trên hệ thống E-Learning có thểđăng tải các khóa học cũng như các tài liệu số liên quan nhằm hỗ trợ ngườihọc Các dữ liệu số được đăng tải có hệ thống phân loại theo định dạng tập tin,theo thời gian đăng tải, dung lượng,… và được kiểm soát nội dung.

- Chức năng bảo mật:

Đây là chức năng rất quan trọng trong hệ thống LMS, giúp bảo vệ hệthống dữ liệu của các chủ thể một cách an toàn Hơn nữa, các thông tin cá nhânliên quan các chủ thể hoặc các dữ liệu liên quan đến tài chính cũng được bảovệ.

- Chức năng đáp ứng:

+ Tương thích với các loại thiết bị truy cập: Chức năng này hỗ trợ nhiềuthiết bị công nghệ truy cập hệ thống LMS như máy tính bàn, laptop, thiết bị diđộng, hay máy tính bảng,…

Trang 12

- Chức năng đa ngôn ngữ:

LMS được ứng dụng để phục vụ lợi ích học tập của tất cả mọi người trênthế giới, vì vậy hệ thống LMS đã được tích hợp chức năng chuyển đổi qua lạigiữa các ngôn ngữ.

- Kiểm soát đăng ký:

Khả năng kiểm soát và tùy chỉnh quá trình đăng ký học trực tuyến.

- Lịch:

Chức năng này thiết lập lịch cho các chương trình học tập trực tuyến nhưlịch học, lịch thi, thời gian của khóa học, …

- Chức năng quản lý giao dịch:

Hệ thống LMS sẽ kiểm soát các giao dịch phát sinh trong các khóa họctrực tuyến như: giao dịch giữa người học và người cung cấp dịch vụ E-learning(học phí); giao dịch giữa người cung cấp dịch vụ E-learning và tác giả của khóahọc (thù lao của người dạy hoặc tiền phân chia lợi nhuận của các khóa học) haycác giao dịch tiền ký gửi học theo hình thức ví điện tử,

- Chức năng quản lý tương tác, hỗ trợ:

+ Tương tác giữa các học viên:.Học viên có thể thông qua các hệ thốngchat, email hoặc SMS, để trao đổi thông tin, trao đổi tài liệu nhằm hỗ trợ họctập.

+ Tương tác giữa học viên với tác giả: Chức năng cho phép giữa học viênvà tác giả khóa học/chương trình đào tạo có thể trao đổi thông tin hoặc đánhgiá, nhận xét lẫn nhau.

+ Tương tác giữa học viên, giảng viên với quản trị hệ thống: Chức năngcho phép 2 chủ thể là người cung cấp kiến thức khóa học và người nhận khóahọc tương tác trao đổi với quản trị hệ thống Các vấn đề tương tác liên quannhư các quy định, chế độ,…

- Chức năng thi, kiểm tra:

Chức năng này cho phép các học viên tham gia kiểm tra năng lực học tậphoặc xếp loại sau khi trải qua quá trình học Các hình thức thi và kiểm tra phổ

Trang 13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP

biến trên hệ thống LMS như trắc nghiệm, nhiệm vụ tương tác thông qua các tròchơi thú vị,…

- Chức năng theo dõi, kiểm soát: Chức năng này cho phép người học

hoặc chủ thể trung gian quản lý người học có thể kiểm soát tiến trình học tậpcũng như năng lực người học qua từng giai đoạn.[4]

3.2: Triển khai LMS trong Học viện Ngân hàng3.2.1 Cách thức sử dụng

Học viện Ngân hàng đã triển khai hệ thống LMS từ học kỳ I năm học2022-2023

Bước 1 Địa chỉ hệ thống Đăng nhập hệ thống LMS tại địa chỉ:

Bước 2 Đăng nhập hệ thống

- Đăng nhập hệ thống LMS của trường bằng thông tin:+ Tên đăng nhập: Mã sinh viên + @hvnh.edu.vnVD: 25A4021 @hvnh.edu.vn

+ Mật khẩu đăng nhập: mật khẩu sử dụng trên cổng thông tin online sinhviên

- Nếu sinh viên quên mật khẩu trên cổng thông tin online sinh viên, liên hệphòng Quản lý người học (qlnh@hvnh.edu.vn) để được hỗ trợ và cấp lại.

Bước 3 Truy cập vào môn học

Sau khi đăng nhập thành công, hệ thống hiển thị danh sách các học phầnsinh viên đăng ký học

+ Dạng thời khóa biểu

+ Dạng list: chọn mục My Courses

Bước 4 Thông tin giảng viên giảng dạy

- Chọn mục Home

- Kéo thanh trượt xuống My courses

Bước 5 Truy cập vào học phần

- Sinh viên đọc, tham khảo tài liệu theo yêu cầu và thông báo của giảngviên trong hệ thống (mục Course - Genera - Forum)

- Thống kê số lượng sinh viên tham dự học phần (mục Participants) - Kiểm tra kết quả, trao đổi với giảng viên:

+ Sinh viên sử dụng chức năng Grade để xem kết quả (nếu giảng viên hiểnthị kết quả)

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:02

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN