1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn năng lực số ứng dụng ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn trường Học viện Ngân hàng đã đưa bộ môn Năng lực sốtích hợp vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô giảng dạy, những người đã hướng dẫn

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGHỆ ĐẠI TRÀ

HÀ NỘI-12/2023

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGHỆ ĐẠI TRÀBÀI TẬP LỚN

HÀ NỘI-12/2023

BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ PHẦN TRĂM CÔNG VIỆC

Họ và tên Mã sinh viên Tỷ lệ phần trăm công việc Nguyễn Đoàn Mai Anh 26A4032361

Du Tố Chi 26A4032371 Nguyễn Khánh Duy 26A4032375 Trần Thảo My 26A4032827 Phạm Ánh Tuyết 26A4032841

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn trường Học viện Ngân hàng đã đưa bộ môn Năng lực sốtích hợp vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô giảng dạy, những người đã hướng dẫn vàtruyền đạt phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết để chúng em hoàn thành bài tậplớn này một cách tốt nhất.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Lê Thị Hồng Nhung đã đồng hành cùng sinh viênlớp K26QTDLA trong học phần Năng lực số ứng dụng và tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thànhbài tập lớn kết thúc học phần này Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên bản báo cáo sẽ không tránhđược những thiếu sót, kính mong cô nhận xét, góp ý để bản báo cáo của chúng em được hoàn thiện,đầy đủ hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin giới thiệu với cô và mọi người đề tài: “Ứng dụng của trí tuệ nhân tạotrong giáo dục” Chúng em chọn đề tài này vì nhận thấy được tính thiết thực và thực trạng việc ứngdụng AI của nhà trường trong giảng dạy cũng như của hầu hết học sinh, sinh viên trong học tập.

Chúng em xin cam đoan rằng những nội dung được trình bày trong bài tập lớn môn Năng lựcsố ứng dụng này hoàn toàn là do bản thân chúng em thực hiện, tất cả các nội dung của đề tài là kếtquả nghiên cứu của chúng em và không phải là kết quả sao chép từ bất kì bài tập lớn nào có trướcđó Bài tập lớn được thực hiện với sự hỗ trợ và tham khảo từ các tài liệu, giáo trình liên quan đến đềtài có trích nguồn rõ ràng

Trong quá trình thực hiện đề tài này vẫn còn có nhiều thiếu sót nhưng những nội dung trìnhbày trong bài tập lớn này là biểu hiện kết quả của chúng em đạt được dưới sự hướng dẫn của giảngviên Lê Thị Hồng Nhung.

Hà Nội, Ngày 15 Tháng 12 Năm 2023 Đại diện

Nguyễn Đoàn Mai Anh

Trang 5

2.3 Phân loại công nghệ AI 3

2.3.1 Máy phản ứng (Reactive Machine) 4

3.2 Các vấn đề liên quan của ứng dụng AI trong lĩnh vực giáo dục 9

CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ .15

4.1 Cần hoàn thiện hệ thống chính sách để AI có thể phát triển bền vững 15

4.2 Đảm bảo sự đồng bộ và công bằng khi phát triển AI trong giáo dục đại học 15

4.3 Đảm bảo năng lực của giảng viên khi ứng dụng AI vào giáo dục đại học 16

4.4 Những vấn đề về phát triển dữ liệu khi ứng dụng AI 17

4.5 Triển khai AI trong giáo dục phải gắn với những nghiên cứu kỹ lưỡng về giáo dục 17

4.6 Vấn đề đạo đức trong truy cập, thu thập và khai thác dữ liệu 17

CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ ROBOT ỨNG DỤNG TIÊU BIỂU TRONG GIÁO DỤC 19

5.1 Doulingo 19

5.1.1 Giới thiệu 19

5.1.2 Cách thức hoạt động 19

Trang 6

5.1.3 Một vài chức năng nổi bật: 20

5.2.3 Ưu điểm và Nhược điểm 23

5.3 Trợ lý ảo Apple: Siri 23

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, khoa học Công nghệ ngày càng đạt được những thành tựu to lớn, kéo theođó là sự phát triển vượt bậc trong các ngành nghề có ứng dụng khoa học kỹ thuật Giờđây, Công nghệ đóng một vai trò vô cùng thiết yếu cho đời sống của chúng ta Hàng ngànsáng chế được ra đời nhằm cải thiện đời sống cũng như giúp ích cho con người trongnhiều lĩnh vực như học tập , sản xuất, dịch vụ Nhất là trong lĩnh vực học tập , nhữngnăm gần đây Việt Nam đã có rất nhiều phương pháp cải tiến trong giáo dục để giúp thếhệ tương lai phát triển hơn , sử dụng nhiều thiết bị AI để giúp các bạn học sinh thuận lợihơn trong việc tìm tòi và nâng cao mức hiểu biết

1 Mục tiêu nghiên cứu

- Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giáo dục

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các ứng dụng của hệ thống phần mềm giáo dục (AI) như: zoom, duolingo,

- Phạm vi nghiên cứu: Giảng viên, giáo viên với học sinh, sinh viên hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận, tập trung làm sang tỏ lý luận.- Phương pháp phân tích tổng hợp.

Trang 8

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÈ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà khoa học tiếp tụcnghiên cứu và cho ra đời nhiều loại máy móc có khả năng vượt bậc phục vụ cho đờisống, nhu cầu của con người Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến một thuậtngữ vô cùng phổ biến hiện nay “Trí tuệ nhân tạo” Các nhà nghiên cứu khoa học khôngngừng phát triển, cải tiến công nghệ này để mô phỏng các hành động của máy móc dựatheo trí tuệ của con người Từ đó, ứng dụng công nghệ này vào các lĩnh vực của đời sốngđể có nâng cao chất lượng sống, đáp ứng được mong muốn của con người Và có lẽ vớisự phát triển về trí tuệ, khả năng sáng tạo và trình độ tri thức của con người hiện nay,chúng ta không thể không nhắc đến lĩnh vực giáo dục Giáo dục là một lĩnh vực vô cùngquan trọng của từng nước trên thế giới tạo một xã hội loài người văn minh, phát triểncũng với các thành tựu rực rỡ trải dài xuyên suốt thời gian qua Để thúc đẩy nền giáo dụcngày càng đi lên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng “Trí tuệ nhân tạo” vàotrong giáo dục Vì vậy, nhóm 7 chúng em đã lựa chọn tìm hiểu về AI trong giáo dục.

1.2 Tình hình chung

Trên thế giới, lĩnh vực giáo dục luôn là vấn đề cần được quan tâm và cải thiện.Trong thời gian thế giới có nhiều biến động như dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố,….thìviệc sử dụng trí tuệ nhân tạo làm phương tiện để sử dụng hỗ trợ cho việc dạy vào họcngày càng trở nên phổ biến Không chỉ tạo môi trường mới hiện đại hơn cho giáo dục màcông nghệ này đem lại cho chúng ta chương trình giảng dạy chính xác với số liệu cùngcác thuật toán được lập trình một cách kĩ lưỡng mô phỏng lại một lớp học thực tế Việcứng dụng này đòi hỏi các nước trên thế giới cần có một bộ phận nghiên cứu khoa học vớitrình độ cao, chi phí và cơ sở vật chất cần được nâng cấp hoàn thiện, sự thích ứng của conngười trong việc ứng dụng công nghệ mới vào quá trình giảng dạy Hiện nay, việc sửdụng công nghệ này trong giáo dục mới bước đầu được phát triển ở một số quốc gia pháttriển trên thế giới, chưa có tính ứng dụng rộng rãi Mong rằng trong tương lai, con ngườita sẽ thấy được thành quả mà khoa học mang lại trong tất cả các lĩnh vực đặc biêt là vớigiáo dục.

2

Trang 9

CHƯƠNG 2 : KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI2.1.Khái niệm

Bước vào cuộc sống hiện đại khi các trang thiết bị, máy móc trở nên phổ biến trêntoàn thế giới, con người chúng ta càng thêm từng bước đột phá với một loại máy mócmới có khả năng cũng như ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cuộc sống con người Có lẽ loạimáy móc này không còn xa lạ gì với ai trong chúng ta nữa khi các phương tiện truyềnthông, sách báo đã nhắc đến chúng rất nhiều lần trong thời gian gần đây Đó chính là “ Trítuệ nhân tạo “ Vây thì “ Trí tuệ nhân tạo “ được định nghĩa như thế nào? AI – ArtificialIntelligence hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo là một ngành khoa học , kỹ thuật chế tạo máymóc thông minh , đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh Mục đích của AI làtạo ra các hệ thống tự học có thể tìm ra ý nghĩa của dữ liệu Sau đó , AI áp dụng kiếnthức thu được để giải quyết vấn đề giống như con người Tóm lại, trí tuệ nhân tạo(Artificial Intelligence - AI) là một lĩnh vực trong khoa học máy tính mà nghiên cứu vàphát triển các giải pháp và hệ thống có khả năng tự học, tự đánh giá, và tự thích ứng Mụctiêu của AI là tạo ra các hệ thống thông minh có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mộtcách tương tự hoặc vượt trội so với con người Trí tuệ nhân tạo có thể áp dụng vào nhiềulĩnh vực khác nhau như các hệ thống tự động lái xe, robot hướng dẫn, hệ thống dịch thuậttự động, hệ thống phân tích dữ liệu, hệ thống nhận dạng giọng nói và hình ảnh, và nhiềuứng dụng khác Dù có tiến bộ mạnh mẽ trong thời gian gần đây, AI vẫn chỉ là một phầncủa công nghệ và còn rất nhiều thách thức và hạn chế phải vượt qua

Nói một cách dễ hiểu AI là việc sử dụng , phân tích dữ liệu đầu vào nhằm đưa ra sựdự đoán rồi đi đến quyết định cuối cùng.

2.2 Đặc điểm

Ưu điểm : Trí tuệ nhận tạo đang được nghiên cứu phát triển rộng rãi ở mọi nơi Đặcbiệt ở các nước phát triển AI được sử dụng rộng rãi nhiều hơn Trí tuệ nhân tạo có thể xửlí và hoàn thành được khối lượng công việc lớn với dữ liệu lớn hơn và nhiều vấn đề khóhơn cũng như đưa ra được những dự đoán chính xác hơn con người Đây là một trongnhững điểm mạnh nhất của AI Ngay cả các nhà khoa học cũng thấy khó xử lí một lượngdữ liệu lớn nhưng công nghệ AI có thể xử lí nhanh chóng dữ liệu đó và biến nó trở thànhthông tin có ích

Nhược điểm : Ngoài những điểm mạnh , AI còn có những nhược điểm riêng nhưviệc sử dụng AI rất tốn kém khi phải xử lí một lượng dữ liệu lớn cần thiết để lập trình cho

3

Trang 10

AI Khả năng giải thích sẽ là rào cản đối với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nhữnglĩnh vực yêu cầu những quy định nghiêm ngặt.

2.3 Phân loại công nghệ AI

Năm 2020, trí tuệ nhân tạo được chia thành 4 loại riêng biệt với nhau Đó là: Máyphản ứng, Bộ nhớ hạn chế, Lý thuyết tâm trí, Tự nhận thức Các loại này được chia gầngiống với cách chia hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow dựa theo nhu cầu con người,từ đó phân loại một cách cụ thể và logic

2.3.1 Máy phản ứng (Reactive Machine)

Đặc điểm

Trong các loại trên, máy phản ứng với cấp độ đơn giản nhất trong AI với khảnăng quan sát, phân tích những hành động, trạng thái khả nghi nhất của nó với sự vật, sựviệc để sau đó đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề Máy phản ứng thường hoạtđộng dựa trên các quy tắc được xác định từ trước và phản ứng với các kích thích cụ thểmà không có khả năng học hỏi hay thích ứng Nó không có những ký ức về những tươngtác trong quá khú và không tiến triển hành động theo thời gian

Cách dùng:

Cách để chúng ta sử dụng bộ nhớ hạn chế như sau:4

Trang 11

Ưu tiên vào dữ liệu cần thiết và loại bỏ thông tin ít quan trọng.Xử lý dữ liệu truyền trực tuyến, giảm thiểu như câu lưu trữ dữ liệu lớn.Chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ và xử lý từng phần một.

Sử dụng cấu trúc dữ liệu hiệu quả, cho phép lưu trữ và truy xuất tối ưu.Nén dữ liệu để giảm dung lượng bộ nhớ.

Triển khai cơ chế bộ nhớ đệm

Chọn các thuật toán yêu cầu bộ nhớ thấp hơn khi vẫn đáp ứng được như cầu chotác vụ.

Xử lý song song để phân phối tác vụ trên nhiều tài nguyên.

2.3.3 Lý thuyết tâm trí ( Theory of Mind )

Đặc điểm

Con người chúng ta phát triển có những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc cũng nhưký ức riêng của từng cá thể Chúng được điều khiển bởi mô hình não, từ đó ảnh hưởng,tác động đến hành động, biểu cảm của từng người Dựa trên thuyết tâm lý này, các nhànghiên cứu về tâm lý học đã hy vọng phát triển các máy tính, robot có khả năng môphỏng, bắt chước các biểu cảm, suy nghĩ của con người Máy móc từ đó có thể nhậndạng, phân tích các vấn đề dựa trên góc độ tinh thần của con người để đưa ra những cáchgiải quyết phù hợp với tình huống tương tự con người Lý thuyết tâm trí của máy mócyêu cầu sử dụng các thông tin thu được từ con người như hành động, suy nghĩ , cử chi,hành vi,… Từ đó học hỏi và mô phỏng lại bằng cách máy móc giao tiếp hoặc phản ứngvới một tình huống Tuy nhiện, máy móc không có cảm xúc, niềm tin hay ý thức và chưacó khả năng thực sự hiểu biết về thế giới chủ quan dẫn đến nhiều hạn chế trong quá trìnhsử dụng của con người.

Cách dùng

Để sử dụng tính năng này của AI, chúng ta cần:Lập trình nhận dạng các mẫu, phản hồi tính hiệuPhát triển khả năng mô phỏng của máy móc

Cải thiện các thuật toán áp dụng với các tình huống khác nhauThiết kế nhận diện và dự đoán các vấn đề

Phân tích dựa trên những gì học hỏi được từ con ngườiLập trình phản ứng phù hợp

Kiểm tra, thử nghiệm và điều chỉnh để phù hợp nhất

5

Trang 12

2.3.4 Tự nhận thức ( Self-awareness )

Đặc điểm

Đây có lẽ là AI được phát triển cao nhất với khả năng tự nhận thức về bảnthân, có ý thức và hành xử như con người Chúng thậm chí có thể bộc lộ cảm xúc cũngnhư hiểu được cảm xúc, thái độ của con người hành vi ứng xử hoặc biểu cảm trên gươngmặt Từ đó, đưa ra được những phản ứng phù hợp trong từng tình huống, hoàn cảnh khácnhau Tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi trình độ, chi phí khá cao và hiện tại, công nghệnày vẫn chưa khả thi, ứng dụng trong đời sống một cách hiệu quả Trong tương lai, cácnhà khoa học sẽ tiếp tục đẩy mạnh và phát triển để hoàn thiện công nghệ này để “Trí tuệnhân tạo” phục vụ cho con người một cách đầy đủ và tốt nhất.

6

Trang 13

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TRONGLĨNH VỰC GIÁO DỤC

3.1.Thực trạng

*Thế giới

AI - trí tuệ nhân tạo đã và đang thay đổi mọi mặt trong cuộc sống Để đáp ứng nhucầu học tập ngày càng hiện đại hơn, hệ thống phần mềm giáo dục cũng đang được chútrọng tại nhiều quốc gia trên thế giới Nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp học tập vớiAI giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và đem lại nhiều hiệu quả Hơn 50% trường học vàtrường đại học trên thế giới hiện nay dựa vào AI để hỗ trợ hành chính Cùng với đó,nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập với AI đem lại nhiều hiệu quả Xu thế này đãthúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng trong E-Learning bằng cách cải thiện mức độ tươngtác của học viên thông qua các khóa học online, bài giảng trực tuyến, bài tập kết hợp tròchơi để nâng cao kỹ năng, Trong tương lai, thị trường giáo dục AI toàn cầu được dựđoán sẽ vượt 20 tỷ USD vào năm 2027.

*Trong nước7

Trang 14

Áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đại học, các trường/ viện nghiên cứu gia tăngcơ hội hợp tác cùng các doanh nghiệp, đồng thời triển khai hoạt động giảng dạy gắn liềnvới nhu cầu về nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp Qua đó, các trường/ viện có thể nắmbắt các thông tin, cập nhật chương trình giảng dạy, dự báo các ngành nghề mới theo xuhướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất để phù hợp với sự phát triển của thịtrường, xã hội.

Mới đây chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về AI đến năm2030, với mục tiêu từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo vàAI nằm trong Top 4 của khu vực ASEAN và trong Top 50 của thế giới Chiến lược nàynhằm mục đích xây dựng 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực và phát triển batrung tâm dữ liệu lớn và máy tính hiệu suất cao quốc gia.

3.2 Các vấn đề liên quan của ứng dụng AI trong lĩnh vực giáo dục

Việc tích hợp các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đã làm dấy lênnhiều cuộc thảo luận và đặt ra một số vấn đề liên quan Dưới đây là một số vấn đề chínhliên quan đến việc sử dụng AI trong giáo dục:

-Công bằng và Tiếp cận:

Sự chênh lệch về khả năng tiếp cận: Có mối lo ngại rằng không phải tất cả học sinhđều có quyền truy cập như nhau vào các công cụ giáo dục do AI cung cấp Các trườnghọc hoặc học sinh có nguồn lực hạn chế có thể gặp bất lợi, tạo ra khoảng cách kỹ thuật sốtiềm tàng.

-Quyền riêng tư và bảo mật:

Quyền riêng tư dữ liệu: Việc thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu gây lo ngại vềquyền riêng tư của sinh viên Bảo vệ thông tin nhạy cảm và đảm bảo rằng thông tin đókhông bị lạm dụng là rất quan trọng.

-Thiên vị và công bằng:

Xu hướng thuật toán: Hệ thống AI có thể kế thừa những thành kiến có trong dữ liệuđào tạo, có khả năng dẫn đến kết quả giáo dục sai lệch Điều cần thiết là phải giải quyếtvà giảm thiểu những thành kiến để đảm bảo cơ hội công bằng cho tất cả học sinh.

-Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Đào tạo và hỗ trợ: Việc tích hợp AI trong giáo dục đòi hỏi giáo viên và học sinhphải tiếp thu những kỹ năng mới Việc thiếu đào tạo và hỗ trợ phù hợp có thể cản trở việcsử dụng hiệu quả các công nghệ này.

-Những cân nhắc về mặt đạo đức:9

Trang 15

Sử dụng có đạo đức: Các ứng dụng AI trong giáo dục đặt ra các câu hỏi về đạo đứcvề việc sử dụng công nghệ phù hợp, bao gồm các vấn đề liên quan đến giám sát, quyền tựchủ và vai trò phán đoán của con người trong giáo dục.

-Tác động đến công việc:

Vai trò của giáo viên: Có mối lo ngại về tác động tiềm tàng của AI đối với vai trògiảng dạy truyền thống Mặc dù AI có thể hỗ trợ nhiều khía cạnh khác nhau của giáo dụcnhưng vẫn còn tranh cãi về việc liệu nó sẽ thay thế một số công việc nhất định hay tạo ranhững cơ hội mới.

-Khả năng thích ứng và tùy biến:

Giáo dục phù hợp: AI có thể cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa, nhưngcần đảm bảo rằng việc tùy chỉnh không dẫn đến sự cô lập hoặc hạn chế tiếp xúc với cácquan điểm đa dạng.

-Khả năng đánh giá

Độ tin cậy của các đánh giá: Hệ thống đánh giá và chấm điểm dựa trên AI có thể bịđặt câu hỏi về độ tin cậy và khả năng nắm bắt toàn bộ khả năng của học sinh, bao gồm cảkhả năng sáng tạo và tư duy phản biện.

-Chi phí và phân bổ nguồn lực:

Phân tích tài chính: Việc triển khai AI trong giáo dục có thể tốn kém Nhiều câu hỏiđược đặt ra về cách phân bổ nguồn lực và liệu rằng lợi ích có bù đắp được chi phí haykhông?

-Ảnh hưởng lâu dài đến việc học:

Kết quả học tập: Tác động lâu dài của AI đến kết quả học tập vẫn là một lĩnh vựcđang được nghiên cứu Vẫn còn những câu hỏi về tính hiệu quả của AI trong việc thúcđẩy sự hiểu biết sâu sắc và kỹ năng tư duy phản biện.

Việc giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận, hợp tác giữacác bên liên quan và đánh giá liên tục về tác động của ứng dụng AI trong giáo dục Tạosự cân bằng giữa đổi mới và sử dụng có đạo đức, công bằng và hiệu quả là điều cần thiếtđể tích hợp thành công AI vào giáo dục

Bên cạnh những vấn đề cần phải giải quyết trí tuệ nhân tạo (AI) còn có tác độngtích cực trong lĩnh vực giáo dục:

Cá nhân hóa khả năng học tập

Mỗi người đều có một phương pháp học và tiếp thu kiến thức khác nhau tùy vàokhả năng và năng lực của bản thân Hệ thống giáo dục hiện nay thì phần lớn chưa đáp

10

Trang 16

ứng được đầy đủ yêu cầu phù hợp với cá nhân từng người học Và với sự góp mặt của AIđã giúp giải quyết vấn đề này.Thêm vào đó, học sinh được tiếp nhận các bài giảng theonhững phương pháp khác nhau và điều chỉnh phù hợp nhất theo quy trình để giảm thiểugánh nặng kiến thức.

Tự động hóa nhiệm vụ

Không chỉ tạo ra quy trình giảng dạy phù hợp, trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra hệ thốngđiều khiển tự động hóa những việc trong môi trường giáo dục như giao bài tập về nhà,chấm điểm bài kiểm tra, thống kê điểm, làm giáo án và ghi chú cùng các nhiệm vụ quảntrị khác Bằng cách tự động hóa các công việc mang tính định kỳ, hệ thống phần mềmgiáo dục AI làm cho môi trường học tập tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đạt được hiệu quả.

Tìm kiếm thông tin,giải đáp thắc mắc

Khác với giáo viên, AI có thể hoạt động liên tục 24/7 để giải đáp thắc mắc, góp ý vàchỉnh sửa bài tập cho học sinh Các công cụ được AI hỗ trợ - chẳng hạn như ChatGPT -có thể trở thành những trợ lý đắc lực cho giáo viên Chúng có thể thực hiện các nhiệm vụcơ bản, dễ hiểu cực kỳ tốt với tốc độ nhanh Ngoài ra, Chatbot AI là minh chứng về cáchAI trong giáo dục sử dụng dữ liệu để tự động thông báo và cung cấp thông tin hỗ trợ khicần thiết, cấp quyền truy cập vào tài liệu học tập và hỗ trợ 24/7.

Khả năng sáng tạo, đa dạng hóa nội dung

Tương tác nhiều chiều: Áp dụng những trò chơi tương tác vào giáo án, bài kiểm trađể học viên hiểu, nhớ bài, tra cứu dễ dàng hơn Người học không chỉ nhìn, chép mà còn

11

Trang 17

nghe, chạm, phản xạ cùng những kiến thức mới giúp quá trình tiếp thu, ghi nhớ và ôn tậptrở nên dễ dàng hơn.

Mô phỏng hóa thông tin: Trí tuệ nhân tạo có thể hình ảnh hóa, chụp lại, chép lại, sửdụng văn bản tùy chỉnh theo tính chất thông tin Bởi lẽ AI biết đánh giá và chọn cáchtruyền tải nội dung dưới hình thức nào là dễ hiểu nhất Bằng cách thông qua các dữ liệuvà công cụ sẵn có, các khái niệm, công thức toán học hay thí nghiệm hóa học cũng đượcminh họa một cách đơn giản, thực tế hơn.

Cập nhật liên tục: Không những sở hữu kho thông tin dữ liệu gốc rộng lớn, AI cònliên tục cập nhật kiến thức mới một cách nhanh chóng Ví dụ như trí tuệ nhân tạo có thểtruy cập những công trình nghiên cứu khoa học với đầy đủ thông tin, quá trình, kết luậncùng những quan điểm của chuyên gia trong ngành Song song với đó, AI còn “biết” hiệnnay công trình này đã được ứng dụng, phát triển thêm như thế nào.

Học trực tuyến, học từ xa

Trí tuệ nhân tạo và giáo dục song hành với nhau, bổ sung cho việc giảng dạy truyềnthống và hiện đại AI đơn thuần hỗ trợ các chuyên gia bằng cách tự động hóa một sốnhiệm vụ, ứng biến quá trình dạy và học cho các cá nhân Các trường học và tổ chức giáodục cung cấp các khóa học trực tuyến thông qua nền tảng và công cụ kỹ thuật số, chophép học viên học tập mọi lúc, mọi nơi Ví dụ: Coursera, edX, Udemy, Các lớp học trựctuyến trên Zoom, Teams, Google Meets, giúp học sinh, sinh viên có thể tham gia họctập mọi lúc, mọi nơi, trao đổi kiến thức, thảo luận hoặc tương tác với nhau một cách dễdàng Theo nghiên cứu của ngành, e-Learning toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độtăng trưởng kép hàng năm là 9,1% vào năm 2026.

12

Trang 18

ZOOM và TEAMỨng dụng AI trong thi cử, kiểm tra

Hệ thống phần mềm AI có nhiều tác dụng tích cực trong các kỳ thi và phỏng vấn đểgiúp phát hiện hành vi đáng ngờ và cảnh báo cho giám thị Mỗi cá nhân được trí tuệ nhântạo AI giám sát thông qua camera, trình duyệt web và micro, đồng thời chương trình AIsẽ thực hiện phân tích thao tác gõ phím, khi có bất kỳ di chuyển, hành động bất thườngnào hệ thống sẽ cảnh báo, giúp phát hiện hành vi đáng nghi ngờ và phản ánh ngay chogiám thị coi thi Điều này chống gian lận trong thi cử và đảm bảo tính công bằng cho mỗithí sinh.

Truy cập thích ứng

Nhờ ứng dụng công nghệ AI trong giáo dục, giờ đây, thông tin có thể được cung cấpcho bất cứ ai ở bất cứ nơi đâu khi có truy cập kết nối Internet.Theo một cuộc khảo sát gầnđây cho thấy, hơn 60% doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực giáo dục phát triển ứng dụnghọc tập dựa trên AI/ML được hỗ trợ bởi các công cụ và tính năng hiện đại như hỗ trợ đangôn ngữ (giúp dịch thông tin sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, tạo sự thuận tiện chongười bản địa trong việc dạy và học).AI còn đóng vai trò quyết định trong việc thuyếtgiảng cho học giả khiếm thị hoặc khiếm thính Hiện nay, AI cung cấp những công cụchuyển đổi như biên dịch bản trình bày, cung cấp phụ đề theo cho các bài giảng.

13

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN