1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn năng lực số ứng dụng dự án bảo mật trong thanh toán điện tử

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm thanh toán điện tửMột cách ngắn gọn, thanh toán điện tử là việc chúng ta giao dịch trên môi trường số, từnhững hoạt động như nạp - rút tiền, chuyển tiền hay thanh toán hóa đơn,

Trang 3

HÀ NỘI - 01/2023LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Giang Thị Thu Huyền - giảngviên hướng dẫn bộ môn Năng lực số ứng dụng lớp K25HTTTA Cô đã tận tình hướng dẫnchúng em trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành dự án cuối kì này.

Kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tạinhững hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài dự án này chắc chắn chúngem sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong nhận được những góp ý,nhận xét từ cô để bài dự án của chúng em được hoàn thiện nhất có thể.

Nhóm chúng em kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên con đường sựnghiệp giảng dạy của mình.

Nhóm 3 chúng em xin chân thành cảm ơn!

3

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm 3 chúng em xin cam đoan dự án “Bảo mật trong thanh toán điện tử” là côngtrình nghiên cứu của riêng nhóm em, dưới sự hướng dẫn của cô Giang Thị Thu Huyền Cáctài liệu chúng em đã sử dụng, những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,nhận xét, đánh giá được thu nhập từ các nguồn khác nhau và có ghi nguồn gốc rõ ràng.

Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vềnội dung bài tiểu luận của mình.

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2023 Nhóm 3

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 9

1.1 Thanh toán điện tử là gì? 9

1.1.1 Khái niệm thanh toán điện tử 9

1.1.2 Các hình thức thanh toán điện tử 9

1.1.3 Lợi ích khi thanh toán điện tử 12

1.2 Bài toán về bảo mật thông tin trong thanh toán điện tử 15

1.2.1 Bảo mật thông tin 15

1.2.2 Tác động của bảo mật thông tin đến hoạt động thanh toán điện tử 15

1.2.3 Những nguy cơ tiềm ẩn trong thanh toán điện tử 16

CHƯƠNG 2: BẢO MẬT TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 18

2.1 Thực trạng mất an toàn bảo mật trong thanh toán điện tử 18

2.1.1 Tình hình bảo mật trong thanh toán điện tử ở khu vực Đông Nam Á 18

2.1.2 Tình trạng mất an toàn bảo mật tại Việt Nam 18

2.1.3 Các mối đe dọa xung quanh việc bảo mật thanh toán điện tử 19

2.1.4 Thống kê hậu quả mất an toàn bảo mật 24

2.2 Các giải pháp bảo mật thông tin trong thanh toán điện tử 25

2.2.1 Giải pháp đối với người tiêu dùng 25

2.2.2 Giải pháp đối với các ngân hàng, tổ chức 26

2.2.3 Các khuyến nghị về an toàn thông tin trong thanh toán điện tử 29

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Hình 1 Tỷ lệ người dùng sử dụng hình thức thanh toán điện tử năm 2021 9Hình 2 Mô hình thanh toán qua cổng thanh toán 11Hình 3 Các hình thức thanh toán 11Hình 4 Tỷ lệ các hình thức lừa đảo tại Việt Nam tháng 4 năm2022 19

Hình 5 Các mối đe dọa mạng 22Hình 6 Sơ đồ tổng quan chiến dịch tấn công mã hóa tống tiền vào các cơ sở dữ liệu kếtoán 23Hình 7 Số máy tính Việt Nam bị nhiễm 5 dòng mã độc phổ biến nhất năm 2022 24Hình 8 Số vụ tấn công phishing được ghi nhận tại Đông Nam Á trong năm 2021 và 2 quý

2022 25Hình 9 Hình mẫu các loại chữ kí số 30

Hình 14 Giao dịch thanh toán nội địa qua Internet và giao dịch Mobilebanking 41

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, các công nghệ ngày mộtphát triển và hiện đại, hình thức thanh toán điện tử (hay còn được biết đến với cách gọi E-payment), thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên vô cùng phổ biến Ngay ở Việt Nam,việc thanh toán điện tử đã dần quen thuộc kể cả đối với những vùng nông thôn

Bên cạnh sự phát triển và phổ biến rộng rãi của thanh toán điện tử thì luôn tồn tạinhững góc khuất, những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn về vấn đề bảo mật Bảo mật trong thanhtoán điện tử luôn là điểm nóng khiến nhiều người quan tâm bởi trên thực tế, đã có rất nhiềutrường hợp thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng bởi lỗ hổng bảo mật cũng như sự thiếu hiểu biết vàcảnh giác của người dùng Do đó, các biện pháp để hoàn thiện hệ thống bảo mật trong thanhtoán điện tử là vô cùng cấp thiết, quan trọng.

Dựa trên những tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm 3 chúng em đã chọn đề tài “Bảo mật trongthanh toán điện tử” làm dự án cuối kì của mình

8

Trang 8

BẢNG BÁO CÁO

STTMã sinh viên Họ và tênVai tròĐánh giá đóng gópKý tênNhiệm vụTỷ lệ

1 25A4041484 NguyễnNgọc MinhChâu

viên Làm word, powerpoint, thuyết trình phần 1.1 chương 1, tổng hợp word

2 25A4042241 Nguyễn

Thị Thuyết Thànhviên Làm word, powerpoint, thuyết trình phần 1.2 chương 1, tổng hợp powerpoint

3 25A4041491 Tạ Quỳnh

Giang Thànhviên Làm word, powerpoint, thuyết trình phần 2.1 chương 2

4 25A4041873 NguyễnThu Minh

Làm word, powerpoint, thuyết trình phần 2.2 chương 2

5 25A4041496 Phùng

Thúy Hiền Trưởngnhóm Làm word, powerpoint, thuyết trình chương 3, tổng hợp word

20%

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Thanh toán điện tử là gì?

1.1.1 Khái niệm thanh toán điện tử

Một cách ngắn gọn, thanh toán điện tử là việc chúng ta giao dịch trên môi trường số, từnhững hoạt động như nạp - rút tiền, chuyển tiền hay thanh toán hóa đơn,

Thường thì, việc thanh toán điện tử sẽ được thực hiện nhờ các cổng thanh toán trựctuyến giữ vai trò trung gian và liên kết với các ngân hàng thương mại, hoặc qua các tàikhoản ngân hàng trực tuyến.

“Theo báo cáo triển vọng thị trường kỹ thuật số Statista, Trung Quốc là quốc gia có tỷlệ người dùng sử dụng hình thức thanh toán điện tử cao nhất thế giới với hơn 500 triệungười, chiếm 39,5% dân số Xếp vị trí thứ hai là Hàn Quốc với tỷ lệ 29,9% và theo sau làViệt Nam với 29,1%”

Hình 1 Tỷ lệ người dùng sử dụng hình thức thanh toán điện tử năm 20211.1.2 Các hình thức thanh toán điện tử

a Thanh toán bằng thẻ

Thẻ thanh toán là thẻ do ngân hàng phát hành, là một phương tiện thanh toán khôngdùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử đụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền muahàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ Thẻ thanh toán là phươngthức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng

10

Trang 10

máy tính kết nối giữa Ngân hàng tổ chức tài chính với các điểm thanh toán Nó cho phépthực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham giathanh toán Về cơ bản, có ba loại thẻ:

- Thẻ tín dụng (Credit Card): Khi sử dụng thẻ này, ngân hàng sẽ cấp cho người dùngmột hạn mức, bạn có thể thoải mái chi tiêu trong hạn mức đó mà không cần thiết phải có tiềntrong tài khoản Điều này có thể hiểu là người dùng đang “vay” tiền của ngân hàng và vì thế,người dùng có nghĩa vụ trả lại tiền khi đến cuối kì hạn Nếu số tiền được trả lại đúng hạn,người dùng sẽ không mất phí, tuy nhiên nếu thanh toán khoản nợ trễ hạn, ngân hàng sẽ tínhthêm phí trả chậm cao cùng với lãi suất Bạn chỉ có thể mở thẻ khi chứng minh được khảnăng tài chính và trải qua quá trình xét duyệt tương đối khắt khe.

- Thẻ ghi nợ (Debit Card): Dễ dàng thấy được, loại thẻ này được rất nhiều người sửdụng Khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ bắt buộc người dùng phải nạp tiền vào tài khoản đểsử dụng và chỉ được chi tiêu trong phạm vi số tiền đã nạp đó Có hai loại thẻ ghi nợ là thẻghi nợ nội địa (Thẻ ATM) và thẻ ghi nợ quốc tế (Visa Debit và Master Debit) Như tên gọi,thẻ ghi nợ nội địa chỉ có thể được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam trong khi thẻ ghi nợ quốctế có thể sử dụng ở nước ngoài, đi kèm với đó là độ bảo mật và hạn mức chi tiêu trong ngàycao hơn.

- Thẻ trả trước (Prepaid Card): Loại thẻ này có thể đăng ký mở bởi bất cứ ai, nó khôngliên kết tới tài khoản ngân hàng nào và cũng không cần đứng tên bản thân Vì vậy, loại thẻnày còn được sử dụng để làm quà tặng Tuy nhiên, thẻ chỉ có thể sử dụng khi còn tiền, mộtkhi hết tiền thì thẻ sẽ không sử dụng được nữa.

Thanh toán bằng thẻ là hình thức phổ biến nhất của thanh toán điện tử.b Thanh toán bằng các cổng thanh toán

Về cơ bản, đây là một loại hình dịch vụ cung cấp hệ thống kết nối an toàn giữa tàikhoản của người dùng với tài khoản của các website bán hàng Điều này không chỉ giúp cácgiao dịch trở nên nhanh chóng, thuận lợi mà còn có độ an toàn cao hơn Chúng ta có thể kểđến các cổng thanh toán như: MOMO, VNPay, Viettel Pay, OnePAY, Bên cạnh đó, một sốngân hàng cũng đã triển khai dịch vụ cổng thanh toán như Techcombank (F@st Mobipay)hay ngân hàng Đông Á (Ngân hàng Đông Á điện tử).

Trang 11

Hình 2 Mô hình thanh toán qua cổng thanh toán

Nguồn ảnh:TÍCH HỢP CỔNG THANHTOÁN CHO WEBSITE BÁN HÀNG | CO-WELL Asia)

c Thanh toán bằng điện thoại thông minh

- Thanh toán qua các ví điện tử: Đây là hình thức thanh toán có thể nói là rất phổ biếntại Việt Nam, đặc biệt là trong giới trẻ với các loại ví điện tử quen thuộc như: MOMO,VNPay, ZaloPay, VinID Pay, Nói một cách dễ hiểu thì ví điện tử là một tài khoản online cóthể dùng để nhận - chuyển tiền, thanh toán hóa đơn trực tuyến, đặt vé, Để sử dụng ví điệntử, người dùng bắt buộc phải sở hữu thiết bị di động thông minh tích hợp với ví điện tử cóliên kết tới tài khoản ngân hàng.

12

Trang 12

- Thanh toán sử dụng QR Code: Phương thức này khá đơn giản, các điện thoại đời mớihầu như đều trang bị chức năng quét QR hoặc người dùng cũng có thể sử dụng dịch vụ QRđược tích hợp trong ngân hàng di động (Mobile Banking) để quét mã và thanh toán Vì suốtquá trình không cần dụng tiền mặt và thậm chí là thẻ nên người dùng không cần lo về việc bịlộ thông tin cá nhân tại điểm thanh toán Đây là một hình thức rất phổ biến khi ta thanh toánbằng điện thoại.

1.1.3 Lợi ích khi thanh toán điện tử

Bản chất của hình thức thanh toán điện tử chính là hạn chế lượng tiền mặt lưu thôngtrong nền kinh tế, giảm thiểu chi phí xã hội Hoạt động này sẽ trực tiếp làm giảm số lượngtiền mặt đang được lưu hành trên thị trường hàng hoá bằng cách khuyến khích người tiêudùng thanh toán điện tử Ngoài ra, sử dụng hệ thống thanh toán điện tử tạo điều kiện cho sựđa dạng hoá các phương thức sử dụng tiền tệ và lưu chuyển dễ dàng ở phạm vi đa quốc gia.Tiền sử dụng là tiền điện tử không mất chi phí in ấn, kiểm đếm, giao nhận Tốc độ lưuchuyển tiền tệ qua ngân hàng nhanh và kiểm soát được quy trình rủi ro trong thanh toán.Việcxây dựng một hệ thống thanh toán tài chính tự động an toàn là điều kiện tiên quyết để thựchiện thành công thương mại điện tử, tiến tới nền kinh tế số hoá Hoạt động thanh toán điệntử mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người tiêu dùng, người bán hàng, doanhnghiệp.

Trang 13

- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Cũng nhờ ưu điểm tiện lợi, không phải mất thời gian,chi phí tới địa chỉ mua hàng hóa, dịch vụ nên thanh toán trực tuyến sẽ giúp bạn tối ưu chiphí, thời gian đi lại Bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian di chuyển tới địa chỉ cần thanhtoán mà chỉ cần thực hiện nhanh một số thao tác trên các thiết bị điện tử

- Hưởng nhiều ưu đãi: Khi thanh toán trực tuyến qua các ứng dụng của ngân hàng, víđiện tử… bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi như: hoàn tiền, tích điểm thưởng… Điều này gópphần đẩy nhanh tiến trình thương mại điện tử

- An toàn bảo mật thông tin: Nhiều người lo lắng khi thanh toán trực tuyến sẽ làm lộcác thông tin cá nhân/thông tin tài khoản Tuy nhiên, những đơn vị thanh toán trực tuyến sẽxây dựng cơ chế bảo mật thông tin tốt, an toàn để bảo vệ khách hàng và hệ thống dữ liệu củamình Do đó, các thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật cao Ngoài ra, thanh toán trựctuyến còn giúp bạn hạn chế nỗi lo khi giữ nhiều tiền mặt

- Thanh toán linh hoạt: Thanh toán trực tuyến có thể thực hiện qua đa dạng các phươngthức như: ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng giúp bạn linh hoạtlựa chọn thanh toán trực tuyến theo nhu cầu của bản thân.

Thanh toán trực tuyến mang lại sự nhanh chóng, tiện lợi và linh hoạt cho người dùng.b Với ngân hàng và các doanh nghiệp

Ngoài lợi ích mang lại cho cá nhân, thanh toán trực tuyến còn được coi là giải pháp“cứu cánh” để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, doanh nghiệp.

- Tăng doanh thu: Thanh toán trực tuyến giúp các đơn vị mở rộng phạm vi khách hàng,không chỉ bó hẹp ở phạm vi gần, mà có thể là hệ thống khách hàng cả nước hay thậm chínước ngoài Từ đó giúp các doanh nghiệp tăng đối tượng khách hàng và thúc đẩy tăng doanhsố.

- Giảm chi phí nhân lực: Hệ thống thanh toán online sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chếđược nhân lực cho việc thu tiền, quản lý tiền mặt Do đó, cắt giảm chi phí bán hàng, chi phíquản lý và tăng lợi nhuận để đầu tư phát triển kinh doanh.

- Giảm chi phí văn phòng: Mọi giao dịch thanh toán trực tuyến đều được lưu trên hệthống và không cần phải lưu trữ bằng giấy tờ Vì vậy, tiết kiệm chi phí lưu trữ hồ sơ theo thủtục, rút ngắn thời gian tác nghiệp và thuận tiện cho việc tìm kiếm và xử lý chứng từ.

- Mở rộng thị trường: Thông thường khi các ngân hàng mở một chi nhánh thì chủ yếuphục vụ khách hàng tại địa phương đó Tuy nhiên với thanh toán trực tuyến thì đối tượngkhách hàng ngân hàng phục vụ có thể được mở rộng trên phạm vi cả nước, mà không cầnphải mất chi phí mở rộng chi nhánh

14

Trang 14

- Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm: Với thanh toán online, các ngân hàng sẽ có điềukiện thuận lợi để phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp như: Internet banking,Mobile banking, Home banking, chuyển tiền, rút tiền, thanh toán tự động Đây là một ưuđiểm của ngân hàng số

- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Sự tiện lợi và nhanh chóng của thanh toán trực tuyếntạo nên cái nhìn thiện cảm cho khách hàng và doanh nghiệp Từ đó sẽ giúp nâng cao nănglực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

- Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa: Với các doanh nghiệp, mở rộng phạm vi kinhdoanh luôn là chiến lược lâu dài Nhờ áp dụng thanh toán trực tuyến, doanh nghiệp có thểsớm thực hiện được kế hoạch mà không cần phải mở thêm chi nhánh Điều này đồng nghĩavới việc doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí và gia tăng đối tượng khách hàng phụcvụ

- Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu đến toàn cầu: Không chỉ bó hẹp ở phạmvi trong nước, doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu của đơn vị thông qua thanh toántrực tuyến Những thông tin tài chính của doanh nghiệp có thể được hiển thị trên các ứngdụng thanh toán trực tuyến để người nước ngoài được biết và góp phần thúc đẩy hình ảnhđơn vị đến toàn cầu.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thiết lập và củng cố mối quan hệ kinh doanh:Chính nhờ ưu điểm của ngân hàng sốlà sự tiện ích, nhanh chóng của giao dịch trực tuyến màcác doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để mở rộng và thiết lập nhiều mối quan hệ kinhdoanh hơn, nhằm tạo sự thiện cảm với đối tác.

Có thể thấy, thanh toán online là giải pháp hữu ích để doanh nghiệp/ngân hàng mở rộngthị trường.

c Với kinh tế xã hội

Hạn chế thanh toán tiền mặt là một trong những mục đích cốt lõi của thanh toán trựctuyến Cũng nhờ chức năng này mà thanh toán online mang lại rất nhiều lợi ích cho kinh tếxã hội.

- Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử: Xu hướng thương mại điện tử là tất yếutrong thời công nghệ 4.0 như hiện nay Thanh toán trực tuyến đóng góp một phần quan trọngđể hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử, tạo nên môi trường thương mại an toàn, tiệnlợi và đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng cao khi dân số không ngừng tăng lên.

Trang 15

- Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa: Thanh toán điện tử giúp các giao dịchtiền tệ được thực hiện nhanh chóng, an toàn, đảm bảo Từ đó, góp phần thúc đẩy nền kinh tếphát triển nhanh và bền vững hơn.

- Hiện đại hóa hệ thống thanh toán: Sử dụng thanh toán trực tuyến là một trong nhữngcông cuộc chính của hiện đại hóa thanh toán Chính nhờ sử dụng tiền số hóa khi thanh toánonline mà các nhu cầu mua hàng hóa được đáp ứng tối đa.

1.2 Bài toán về bảo mật thông tin trong thanh toán điện tử

1.2.1 Bảo mật thông tin- Khái niệm:

Bảo mật thông tin là bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, tổ chức nhằm chống lại việc truycập, sử dụng, chỉnh sửa, phá huỷ, làm lộ và làm gián đoạn thông tin và hoạt động của hệthống một cách trái phép bởi những kẻ xấu hoặc tin tặc Việc bảo mật tốt những dữ liệu vàthông tin sẽ tránh những rủi ro không đáng có cho chính cá nhân và doanh nghiệp.

- Vai trò:

Đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, việc bảo mật thông tin là vô cùng quan trọngbởi nếu thông tin bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng, nguy cơ bịtống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm…, gây hậuquả cả về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cáccơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân.

1.2.2 Tác động của bảo mật thông tin đến hoạt động thanh toán điện tử

Bảo mật thông tin là một yêu cầu thiết yếu đối với bất kỳ hệ thống thanh toán điện tửnào trong bối cảnh tình hình an ninh mạng hiện nay Trong đó, bảo mật thông tin khách hàngđóng vai trò quan trọng trước quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của khách hàng,đồng thời nó mang lại niềm tin cho khách hàng khi tham gia hoạt động giao dịch trên mạng.Đây được xem như là vấn đề chiến lược và trọng tâm hàng đầu bởi việc sử dụng hệ thốngthanh toán điện tử hiện còn khá rủi ro về vấn đề bảo mật, tính riêng tư như việc rò rỉ các mãsố thông tin cá nhân, thông tin về thẻ tín dụng,… Vì vậy, việc xây dựng hệ thống bảo mật rấtcần thiết và cấp bách.

Để việc thanh toán điện tử đảm bảo an toàn thì bảo mật cần đáp ứng được các nhữngyêu cầu sau:

- Tính bảo mật: Bảo vệ dữ liệu không bị lộ ra ngoài một cách trái phép, đảm bảothông tin đó là duy nhất

16

Ngày đăng: 20/06/2024, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w