1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn năng lực số ứng dụng đề tài các hệ thống thanh toán điện tử

32 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các hệ thống thanh toán điện tử
Tác giả Phạm Quỳnh Anh, Vương Thị Cẩm Ly, Dương Ngọc Mai, Khà Thị Mai Phương, Nguyễn Minh Thùy
Người hướng dẫn Giang Thị Thu Huyền
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Năng lực số ứng dụng
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 7,29 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN (8)
    • 1.1 Lịch sử hình thành thanh toán điện tử (8)
    • 1.2 Khái niệm thanh toán điện tử (8)
    • 1.3 Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán điện tử (8)
      • 1.3.1 Thẻ tín dụng – Credit card ( chiếm khoảng 90% tổng số dao dịch qua mạng Internet) (8)
      • 1.3.2 Thẻ ghi nợ - Debit card (11)
      • 1.3.3 Thẻ mua hàng – Charge card (12)
      • 1.3.4 Thẻ thông minh – Smart card (12)
      • 1.3.5 Ví điện tử (13)
      • 1.3.6 Tiền điện tử (14)
      • 1.3.7 Séc điện tử (15)
    • 1.4 Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) (17)
      • 1.4.1 Mô hình B2C (17)
      • 1.4.2 Khái quát quá trình thanh toán điện tử đối với mô hình (17)
      • 1.4.3 Các hình thức thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. 11 (18)
    • 1.5 Lợi ích của việc thanh toán điện tử (0)
      • 1.5.1 Đối với người tiêu dùng (0)
      • 1.5.2 Đối với các doanh nghiệp (0)
    • 1.6 Quản lý rủi ro trong thanh toán (0)
  • CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CỦA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ (22)
    • 2.1 Đối với sinh viên (22)
      • 2.1.1 Bạn có sử dụng thanh toán điện tử không? (23)
      • 2.1.2 Bạn sử dụng hình thức thanh toán nào nhiều hơn? (23)
      • 2.1.3 Bạn sử dụng hình thức thanh toán điện tử nào nhiều nhất? (24)
      • 2.1.4 Bạn sử dụng thẻ thanh toán nào nhiều nhất? (24)
      • 2.1.5 Bạn sử dụng ví điện tử nào nhiều nhất? (25)
      • 2.1.7 Bạn thấy thanh toán điện tử có tiện lợi không? (26)
      • 2.1.8 Theo bạn, hình thức thanh toán nào tiện hơn? (26)
      • 2.1.9 Theo bạn, thanh toán điện tử có an toàn không? (27)
    • 2.2 Đối với một phần mềm cụ thể: Giới thiệu ví điện tử Momo (27)
      • 2.2.1 Các giải thưởng đạt được (28)
      • 2.2.2 Chuyển tiền siêu tốc – Nhận tiền tức thì (28)
      • 2.2.3 Nạp tiền điện thoại siêu tiết kiệm - Chiết khấu đến 4% (29)
      • 2.2.4 Mua data 3G/4G siêu ưu đãi - Hoàn tiền đến 10% (29)
      • 2.2.5 Thanh toán hóa đơn siêu tiện - Không lo trễ hạn (29)
      • 2.2.6 Mua vé xem phim siêu lời tại tất cả các rạp (29)
      • 2.2.7 Thanh toán không tiền mặt khi mua sắm - Khỏi lo tiền lẻ (29)
      • 2.2.8 Thanh toán dịch vụ Apple siêu đơn giản (29)
      • 2.2.9 Du lịch - Đi lại dễ dàng, tìm mọi thứ chỉ trong 1 chạm (29)
      • 2.2.10 Bảo mật đa tầng, tiêu chuẩn quốc tế (29)
      • 2.2.11 Nạp và rút tiền dễ dàng từ tất cả ngân hàng và điểm giao dịch (30)
  • CHƯƠNG III: KẾT LUẬN (0)

Nội dung

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp khai thác mô hình ví điện tử nhưngtheo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện chỉ có 9 doanh nghiệp như: Momo,Airpay, Ngân Lượng… được cấp phép thử nghiệm l

TỔNG QUAN

Lịch sử hình thành thanh toán điện tử

- Thanh toán điện tử đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới cùng với sự phát triển của Internet Công nghệ là yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử cùng với sự phát triển của các trang thương mại điện tử, nhu cầu thanh toán điện tử được tăng cao và phát triển đến hiện nay.

- Thanh toán điện tử bắt nguồn từ những năm 1870, khi Western Union ra mắt hệ thống chuyển tiền điện tử vào năm 1871 Kể từ đó, mọi người đã chú trọng tới ý tưởng gửi tiền để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ mà không nhất thiết phải có mặt tại các điểm bán hàng.

- Tại Việt Nam, thanh toán điện tử ra đời năm 2008 với mô hình đầu tiên là ví điện tử Hiện nay có nhiều doanh nghiệp khai thác mô hình ví điện tử nhưng theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện chỉ có 9 doanh nghiệp như: Momo,Airpay, Ngân Lượng… được cấp phép thử nghiệm loại hình dịch vụ này.

Khái niệm thanh toán điện tử

- Khi kinh doanh trên mạng Internet bạn có thể tiến hành và quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà chỉ cần một chiếc máy tính với một trình duyệt và kết nối mạng.

- Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ Thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng, được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt.

- Tóm lại, thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.

Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán điện tử

Thẻ thanh toán được coi là phương tiện phổ biến nhất trong các phương tiện thanh toán điện tử, bao gồm 3 loại thẻ phổ biến như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ mua hàng Hiện nay có 4 nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận nhất đó chính là Visa, MasterCard, American Express và EuroPay.

1.3.1 Thẻ tín dụng – Credit card ( chiếm khoảng 90% tổng số dao dịch qua mạng Internet). Điều kiện để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng: Để chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, doanh nghiệp cần đảm bảo tính bảo mật qua mạng đối với các thông tin thanh toán thông qua giao thức SSL và SET Tiếp theo, doanh

1 nghiệp cần có Tài khoản chấp nhận thanh toán điện tử (Merchant Account) và cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway).

- Merchant Account là một tài khoản đặc biệt, cho phép chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này.

- Payment Gateway là một chương trình phần mềm cho phép chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hóa quá trình thanh toán thẻ tín dụng.

- Giao thức SSL (Secure Socket Layer) là giao thức sử dụng các chứng thực điện tử để xác thực và mã hóa thông điệp dữ liệu nhằm đảm bảo tính riêng tư hay bí mật của các thông tin dùng trong thanh toán điện tử.

Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến:

- Người mua hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàng sẽ nhập vào các thông tin thẻ tín dụng lên trang web của người bán.

- Các thông tin thẻ tín dụng được gửi thẳng tới ngân hàng mở Merchant Account (hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu tại máy chủ của người bán.

- Ngân hàng mở Merchant Account gửi các thông tin thẻ tín dụng tới ngân hàng cấp thẻ tín dụng.

- Ngân hàng cấp thẻ tín dụng sau khi kiểm tra các thông tin sẽ phản hồi lại cho ngân hàng mở Merchant Account Phản hồi có thể là chấp nhận thanh toán (ghi có cho tài khoản của Người bán) hoặc từ chối.

- Dựa trên phản hồi của Ngân hàng cấp thẻ tín dụng, người bán sẽ thực hiện đơn hàng hoặc từ chối.

Phân bổ chi phí trong quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng như thế nào?

- Với những giao dịch thông thường, nếu giao dịch có giá trị 100 USD thì doanh nghiệp sẽ chỉ thu được khoảng 96 USD, 1.34 USD chi phí cho Ngân hàng mở Merchant Account, mạng xử lý 0.16 USD và 2.5 USD cho Ngân hàng phát hành thẻ.

- Với những giao dịch có giá trị nhỏ (khoảng dưới 20 USD, các chi phí giao dịch tối thiểu có thể được áp dụng (thường là 25-35 cent hoặc 2% - 3% giá trị giao dịch) Đăng ký Merchant Account để chấp nhận thanh toán điện tử:

- Nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ thanh toán điện tử Đó là các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng Những đơn đặt hàng đã hoàn tất sẽ được gửi từ website của người bán đến ngân hàng thông qua cổng thông tin điện tử Để đảm bảo an toàn, các ngân hàng thường yêu cầu người bán khi mở tài khoản Merchant Account phải thực hiện một khoản đặt cọc lớn, thêm vào đó là phí tối thiểu hàng tháng và các phí thu trên những giao dịch được thực hiện.

- Nhà cung cấp trung gian dịch vụ thanh toán điện tử

Hoạt động với tư cách là một trung gian giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp trực tiếp Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ này và phải trả một tỉ lệ chiết khấu từ 2% đến 3% đối với từng giao dịch Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, các ngân hàng chưa cung cấp dịch vụ này do còn thiếu các định chế về pháp lý.

- Bên thứ ba cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử

Nhà cung cấp thứ ba chuyển quá trình thanh toán thẻ tín dụng từ đơn đặt hàng trên trang web của bạn bằng chính tài khoản của họ.

Những dịch vụ này thường được những nhà kinh doanh trực tuyến với quy mô nhỏ quan tâm, đặc biệt là những người mới bắt đầu tiếp cận với hình thức kinh doanh này Rất đơn giản bởi vì, tuy chi phí cho các giao dịch kiểu này thường cao hơn chi phí phải trả cho những nhà cung cấp trực tiếp, nhưng doanh nghiệp sẽ không phải trả phí dịch vụ tối thiểu hàng tháng và không phải đặt cọc bất kỳ một khoản tiền nào mà chỉ phải trả chi phí trên những giao dịch được thực hiện.

Ví dụ: VietNam Airlines bán vé máy bay qua mạng-Vietnam Airlines thực hiện bán vé trực tuyến trên website vào tháng 12/2008 và đến tháng 6/2009 sẽ đưa các dịch vụ, tiện ích phục vụ khách hàng vào website Khi triển khai bán vé máy bay trực tuyến, Vietnam Airlines sẽ áp dụng hình thức thanh toán chính trên 5 loại thẻ tín dụng phổ biến nhất thế giới (Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club) Thông qua hình thức thanh toán này, khách hàng khi mua vé sẽ trả tiền bằng thẻ tín dụng ngay trên website của Vietnam Airlines sau khi điền đầy đủ mọi thông tin về tài khoản cá nhân của mình Khi thực hiện hình thức thanh toán này, Vietnam Airlines cam kết mọi hoạt động thanh toán sẽ diễn ra an toàn, đảm bảo mọi tiện ích và quyền lợi tối đa cho khách hàng, mọi thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn và bí mật để khách hàng có thể yên tâm với việc mua vé trực tuyến.

Lợi ích của thẻ tín dụng:

- Tận hưởng chính sách trả góp linh hoạt

- Có thể sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp

- Xây dựng điểm tín dụng cá nhân

1.3.2 Thẻ ghi nợ - Debit card.

Thẻ ghi nợ ( là thẻ chỉ tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi) mang bản chất là một thẻ ATM (rút tiền mặt, chuyển khoản, xem số dư tài sản, in sao kê,…), khi quá trình thanh toán được thực hiện, tiền trong tài khoản của người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định Thuận lợi đối với người bán, họ có thể biết người mua có tiền để mua hàng thực sự hay không Còn đối với người mua, việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tức cho từng giao dịch.

Thẻ ghi nợ có các chức năng chính như sau:

- Truy vấn số dư tiện lợi, nhanh gọn

- Nạp – Chuyển – Rút tiền mặt

- Thanh toán hóa đơn online hoặc trực tiếp vô cùng đơn giản.

- In sao kê Ưu điểm thẻ ghi nợ:

- Độ bảo mật cao: Giao dịch rút tiền và thanh toán được xác thực qua mã PIN hoặc mã OTP.

- Quản lý chi tiêu hiệu quả: Dễ dàng xem số dư và quản lý chi tiêu tốt hơn.

- Thanh toán 24/7 mọi lúc mọi nơi

- Hưởng lãi suất từ số tiền có trong thẻ: Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng lãi suất không kỳ hạn cho tiền gửi trong thẻ ghi nợ.

Nhược điểm thẻ ghi nợ:

- Nếu để mất mã PIN và mật khẩu thẻ thì dễ mất tiền oan vào các giao dịch xấu.

- Thời gian hoàn tiền lâu, lên đến 45 ngày.

- Tiền trong thẻ ghi nợ là tiền của cá nhân, vì vậy đòi hỏi cá nhân quản lý thẻ chặt chẽ hơn.

- Ít chương trình ưu đãi và dịch vụ quà tặng từ ngân hàng phát hành.

Ví dụ: Thẻ ghi nợ Vietcombank Connect24:

Quy trình thanh toán bằng thẻ ghi nợ như sau:

• Bước 1: Khách hàng chọn mua hàng hóa, dịch vụ

• Bước 2: Xác thực thẻ và tài khoản (Tên chủ thẻ, số thẻ, ngày phát hành…)

• Bước 3: Xác thực chủ thẻ qua OTP (One Time Password)

• Bước 4: Thông báo kết quả giao dịch.

1.3.3 Thẻ mua hàng – Charge card.

Là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu và tiến hành thanh toán các khoản chi tiêu đó định kỳ, thường vào cuối tháng; là các loại thẻ đặc biệt dùng cho nhân viên các công ty, chỉ được dùng để mua các mặt hàng thông dụng như văn phòng phẩm, máy tính, bảo trì máy móc,…

Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)

- B2C là viết tắt của cụm từ Business To Consumer trong tiếng Anh, ý chỉ kinh doanh cho đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân.

- B2C là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng Hầu hết các doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng đều có thể được gọi là doanh nghiệp B2C.

- B2C trở nên vô cùng phổ biến trong thời gian bong bóng dot-com cuối thập niên 90 khi nó chủ yếu được sử dụng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến sản phẩm và dịch vụ người tiêu dùng thông qua mạng Internet.

- B2C theo truyền thống được gọi là mua sắm tại các trung tâm thương mại, ăn uống tại nhà hàng, trả tiền cho việc xem phim, Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Internet đã tạo ra một kênh kinh doanh B2C dưới hình thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa qua dịch vụ Internet.

1.4.2 Khái quát quá trình thanh toán điện tử đối với mô hình

1.4.3 Các hình thức thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Trị giá thanh toán tiền hàng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thường có giá trị nhỏ, nên hình thức thanh toán điện tử trong mô hình này khá đa dạng. Ngoài việc sử dụng các loại thẻ thanh toán đã nêu ở phần trên, các hình thức thanh toán khác cũng được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt tại thị trường Việt Nam, là dịch vụ ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking/ Mobile Banking) và dịch vụ thanh toán POS (Point of sales – điểm bán hàng chấp nhận thanh toán thẻ).

- Thanh toán qua ATM được coi là giải pháp bước đầu cho hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ cho thanh toán ngân hàng phát triển mạnh kể từ năm 2002 Sau 5 năm, các ngân hàng đã hình thành một mạng lưới máy giao dịch tự động ATM và đơn vị chấp nhận thẻ khá rộng Trong bối cảnh số lượng tài khoản cá nhân ngày một tăng, mạng lưới thanh toán, loại hình thẻ ngày một mở rộng theo nhu cầu của người tiêu dùng.

- Dịch vụ ATM là hình thức thanh toán tiền giữa doanh nghiệp là các ngân hàng và người tiêu dùng là những cá nhân sử dụng dịch vụ.

- Ngoài ra rút tiền, các loại giao dịch thường có tại ATM như: Đổi mã pin Chuyển khoản Vấn tin tài khoản

Gửi tiền có kỳ hạn Thanh toán hoá đơn Thanh toán thẻ tín dụng

Các doanh nghiệp hiện nay còn phát triển, sáng tạo ra hình thức rút tiền bằng mã QR tại cây ATM mà không cần dùng đến thẻ Theo đó, hình thức này:

- An toàn hơn, tránh được việc bị sao chép thông tin so với việc rút tiền bằng thẻ.

- Không cần mang theo thẻ ATM vật lý, quên thẻ ATM bạn vẫn có thể rút tiền tại cây ATM Tiện lợi cho những người quên mang thẻ hoặc thẻ bị mất, gãy.

- Thời gian giao dịch rút tiền đơn giản và được rút ngắn hơn

- Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối mạng và có cài đặt ứng dụng Internet Banking của ngân hàng.

- Có thể gửi tiền cho cả người không có tài khoản ngân hàng với mã giao dịch.

Dịch vụ ngân hàng trực tuyến:

- Hơn 80% dân số đang sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh điện thoại thông minh ở khắp mọi nơi Đây chính là nền tảng để các ngân hàng phát triển mô hình Mobile Banking.

- Nắm bắt lấy cơ hội này, đa số các ngân hàng đều đã ra mắt ứng dụng Mobile Banking của riêng mình để người dân có thể thuận tiện giao dịch Người tiêu dùng không cần phải mang theo tiền mặt khi đi mua sắm như trước.

- Họ có thể thanh toán hoá đơn chỉ với một chiếc điện thoại đã được cài đặt sẵn ứng dụng của các ngân hàng và có kết nối mạng Hệ thống thanh toán qua Mobile Banking đang được các nhà cung cấp dịch vụ nâng cấp để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Ngoài ra, họ cũng tích cực giới thiệu các tính năng mới nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

- Hình thức thanh toán này được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch thường ngày như trả tiền ăn uống, vé xem phim, thanh toán hóa đơn mua sắm, Có thể coi đây là hình thức được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.

Dịch vụ thanh toán POS

- POS là từ viết tắt của Point Of Sale, thuật ngữ dùng để chỉ điểm phân phối hàng hoá (điểm bán lẻ) do một cá nhân hay doanh nghiệp điều hành, ví dụ như các cửa hàng tạp hoá, chuỗi cửa hàng thời trang, cửa hàng trưng bày và mua sắm đều là một điểm POS.

- Sử dụng máy POS chủ thẻ chỉ cần “quẹt” thẻ lên máy được đặt tại quầy tính tiền tại mỗi siêu thị,hoặc của nhân viên giao nhận của thegioididong.com.sau đó khách nhập số PIN, nhập số tiền cần thanh toán, sau đó ký tên xác nhận lên biên lai, hoàn tất quá trình thanh toán.

- Cùng để thanh toán cho các đối tượng hàng hóa giống với dịch vụ thanh quán qua ngân hàng trực tuyến nhưng POS hầu như được sử dụng ở các cửa hàng, hệ thống lớn bởi chi phí mua máy nhiều hơn so với việc tạo mã QR Song, hình thức thanh toán này cũng đem lại rất nhiều sự tiện ích cho doanh nghiệp:

- Áp dụng cho hầu hết mọi ngành kinh doanh Chẳng hạn như tạp hóa, quần áo, điện thoại, nội thất, đồ gia dụng, mỹ phẩm, văn phòng phẩm,

- Tích hợp nhiều tính năng vượt trội như quản lý kho, doanh thu, hóa đơn, khách hàng,

- Cập nhật liên tục thông tin hàng hóa, hoạt động kinh doanh và báo cáo cuối tuần, tháng, năm.

Quản lý rủi ro trong thanh toán

có thể tránh trường hợp này bằng cách lưu trữ các dữ liệu này trên một máy tính độc lập, không thể truy cập trực tiếp được từ Internet.

Thanh toán Điện tử đang là xu hướng mới trong mua sắm hiện nay trên toàn thế giới và cả Việt Nam Phương thức thanh toán này được dự báo sẽ thay thế hình thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố năm

2021 Trong đó, thành phố sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng công nghệ và dịch vụ thanh toán điện tử, phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm,dịch vụ tài chính do các tổ chức được cấp phép cung ứng, Tại thành phố Hồ ChíMinh, người dân đã có thói quen thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, khi tỷ lệ thanh toán qua ví điện tử, Internet Banking, Mobile Banking trích nợ tự động ngày càng chiếm ưu thế.

ỨNG DỤNG CỦA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

Đối với sinh viên

Để có thể thấy rõ được ứng dụng to lớn của hình thức thanh toán điện tử, nhóm chúng em đã làm một mẫu khảo sát để thăm dò việc sử dụng hình thức thanh toán điện tử Đối tượng khảo sát ở đây là các bạn sinh viên trong lớp K24KTDNB.

Và dưới đây là câu trả lời từ mẫu khảo sát mà chúng em nhận được:

2.1.1 Bạn có sử dụng thanh toán điện tử không?

Qua khảo sát cho thấy, hình thức thanh toán điện tử đang được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi Có đến 94,7% các bạn sinh viên đang sử dụng các hình thức thanh toán điện tử.

2.1.2 Bạn sử dụng hình thức thanh toán nào nhiều hơn?

Kết quả khảo sát chỉ ra, bên cạnh sự phổ biến và rộng rãi của các ứng dụng thanh toán điện tử, thì vẫn có nhiều bạn sinh viên lựa chọn hình thức thanh toán truyền thống 63,2% các bạn làm khảo sát trả lời sử dụng hình thức thanh toán điện tử nhiều hơn và có 36,8% các bạn sử dụng hình thức thanh toán truyền thống nhiều hơn.

2.1.3 Bạn sử dụng hình thức thanh toán điện tử nào nhiều nhất?

Hiện nay có rất nhiều hình thức thanh toán điện tử giúp người tiêu dùng có thể sử dụng một cách thuận tiện, dễ dàng Đối với các bạn sinh viên thực hiện khảo sát, có 4 hình thức thanh toán điện tử chủ yếu mà các bạn hay dùng: 48,7% các bạn dùng các loại thẻ để thanh toán, 44,7% các bạn dùng ví điện tử để thanh toán, 5,3% các bạn dùng tiền điện tử và có 1,3% các bạn dùng séc điện tử để thanh toán các hóa đơn.

2.1.4 Bạn sử dụng thẻ thanh toán nào nhiều nhất?

Từ kết quả khảo sát cho thấy, có 4 loại thẻ thanh toán được các bạn sinh viên sử dụng nhiều nhất, đó là: hẻ tín dụng với 73,7% các bạn sử dụng, thẻ thông minh với 14,5% các bạn sử dụng, thẻ mua hàng với 6,6% các bạn sử dụng và cuối cùng là thẻ ghi nợ với 5,3% các bạn sử dụng.

2.1.5 Bạn sử dụng ví điện tử nào nhiều nhất?

Những năm gần đây, ví điện tử là một trong những ứng dụng được nhiều người quan tâm bởi tính tiện lợi, nhanh chóng và nhiều ưu đãi Nhờ vào những lợi ích mà ví điện tử mang lại trong cuộc sống bận rộn hiện nay, các bạn sinh viên tham gia khảo sát có rất nhiều sự lựa chọn về loại ví điện tử mình dùng như: có 34,2% các bạn sử dụng Shoppepay, 25% các bạn sử dụng Momo, 15,8% các bạn sử dụng Viettelpay, 11,8% các bạn sử dụng Zalopay, 1,3% các bạn sử dụng Shoppepey và 11,8% các bạn không sử dụng ví điện tử.

2.1.6 Bạn sử dụng thanh toán điện tử với những mục đích chi trả nào?

Qua khảo sát cho thấy, sinh viên sử dụng hình thức thanh toán điện tử rất thường xuyên Các hình thức thanh toán điện tử đa số được sử dụng để phục vụ các nhu cầu cơ bản như giải trí (59,2%), ăn uống (60,5%), mua sắm (78,9%), chuyển tiền (67,1%), thanh toán tiền học (56,6%), thanh toán các hóa đơn như điện, nước,mạng, phí điện thoại (48,7%)…

2.1.7 Bạn thấy thanh toán điện tử có tiện lợi không?

Với tốc độ phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hiện đại đã giúp con người trở nên dễ dàng hươn trong việc kinh doanh thương mại, cũng như thanh toán trực tuyến thay vì dùng tiền mặt Có tới 98,7% các bạn tham gia khảo sát cảm thấy thanh toán điện tử tiện lợi hơn, còn lại 1,3% các bạn tham gia khảo sát chưa cảm thấy được sự tiện lợi từ thanh toán điện tử.

2.1.8 Theo bạn, hình thức thanh toán nào tiện hơn?

Trong cuộc sống bây giờ, chúng ta có thể lựa chọn nhiều hình thức thanh toán khác nhau thay vì lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt Và đối với các bạn sinh viên tham gia cuộc khảo sát này, có 94,7% các bạn cho rằng thanh toán điện tử tiện lợi hơn Còn lại 5,3% các bạn sinh viên cho rằng thanh toán truyền thống tiện lợi hơn thanh toán điện tử.

2.1.9 Theo bạn, thanh toán điện tử có an toàn không?

Việc sử dụng thanh toán điện tử thay cho thanh toán truyền thống đang dần dần trở thành xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam Và theo như kết quả khảo sát cho thấy, đối với các bạn sinh viên tham gia khảo sát, có 86,8% các bạn sinh viên cảm thấy hình thức thanh toán điện tử là an toàn, còn lại 13,2% các bạn sinh viên chưa cảm thấy an toàn khi sử dụng các hình thức thanh toán điện tử.

Đối với một phần mềm cụ thể: Giới thiệu ví điện tử Momo

Ví điện tử MoMo là một ứng dụng tài chính cho phép chuyển nhận tiền Siêu nhanh, dễ dùng, an toàn tuyệt đối! Ví MoMo giúp bạn thanh toán mọi nhu cầu, mọi lúc mọi nơi và HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ như nạp tiền điện thoại tất cả nhà mạng, thanh toán các hóa đơn điện nước - internet - vay tiêu dùng, vé xem phim, vé máy bay và hàng trăm dịch vụ khác.

2.2.1 Các giải thưởng đạt được:

- “Sản phẩm thanh toán di động tốt nhất Việt Nam 2017” – “Best mobile Payments Product in Vietnam for 2017” do Tạp chí Asian Bankerc(Singapore) bình chọn.

- “Sản phẩm công nghệ tiêu biểu 2015” do Tạp chí Thế giới Vi tính ( PC World) bình chọn.

MoMo tự hào là ví điện tử số 1 Việt Nam với hơn 23 triệu người tin dùng. Với Ví MoMo, bạn hoàn toàn an tâm thanh toán và chuyển tiền trên di động mọi lúc, mọi nơi Đặc biệt, tặng ngay gói quà 500.000đ cho khách hàng lần đầu tiên tải, nhập mã HELLOMOMO và liên kết ngân hàng với Ví MoMo.

Ngoài ra, Ví MoMo đáp ứng tất cả nhu cầu thanh toán hằng ngày: Nạp tiền điện thoại, mua data 3G/4G, mua vé xem phim, đặt vé máy bay, tàu xe, thanh toán mọi hóa đơn đến quét mã QR khi thanh toán dịch vụ trực tuyến và trực tiếp tại Siêu thị, Cửa hàng, Nhà hàng.

2.2.2 Chuyển tiền siêu tốc – Nhận tiền tức thì.

- Chuyển tiền đến Ví MoMo hoàn toàn miễn phí, chỉ cần số điện thoại người nhận; miễn phí rút tiền về ngân hàng liên kết.

- Chuyển tiền đến 45 ngân hàng nội địa tiện lợi, nhanh chóng, hoàn toàn bảo mật; nhận tiền tức thì, 24/7 (bao gồm cả cuối tuần và ngày lễ).

2.2.3Nạp tiền điện thoại siêu tiết kiệm - Chiết khấu đến 4%.

- Mua/Nạp tiền điện thoại tất cả các nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone, Vietnamobile, Gmobile trên Ví MoMo – Chiết khấu đến 4%.

2.2.4 Mua data 3G/4G siêu ưu đãi - Hoàn tiền đến 10%

- Nạp/Mua mã thẻ data 3G/4G của nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone với nhiều gói data để lựa chọn - Hoàn tiền đến 10% cho mỗi gói data.

2.2.5Thanh toán hóa đơn siêu tiện - Không lo trễ hạn

- Thanh toán các loại hóa đơn Điện, Nước, Internet, Truyền hình cáp, Dịch vụ công, Viện phí, Bảo hiểm, Phí chung cư, Vay tiêu dùng, Vay trả góp (Home Credit, Fe Credit, HD Saison, Doctor Đồng…).

- Lưu hoá đơn, tự động nhắc nợ mỗi kỳ hạn và quản lý chi tiêu.

2.2.6 Mua vé xem phim siêu lời tại tất cả các rạp

- Dễ dàng đặt vé xem phim của tất cả các cụm rạp CGV Cinemas, Lotte Cinema, Galaxy Cinema, BHD Star Cineplex, Cinestar, Mega GS, DCine với giá vé cực lời.

2.2.7 Thanh toán không tiền mặt khi mua sắm - Khỏi lo tiền lẻ

- Thanh toán bằng mã QR chỉ vài chạm tại chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị (Circle K, Ministop, FamilyMart, Co.opmart, LOTTE Mart…), chuỗi ăn uống (The Coffee House, Phúc Long, Gogi House, Kichi Kichi…).

- Thanh toán dễ dàng khi mua sắm trực tuyến trên Tiki, Lazada, Yes24, Chợ Tốt…

2.2.8 Thanh toán dịch vụ Apple siêu đơn giản

- Thanh toán tất cả trò chơi, ứng dụng, nhạc, phim, sách, gia tăng dung lượng iCloud và thanh toán các dịch vụ Apple với Ví điện tử MoMo.

2.2.9 Du lịch - Đi lại dễ dàng, tìm mọi thứ chỉ trong 1 chạm

- Đi khắp mọi nơi bằng máy bay, tàu, xe thật tiện lợi Tìm kiếm và đặt phòng khách sạn, điểm đến phổ biến chỉ vài chạm.

2.2.10 Bảo mật đa tầng, tiêu chuẩn quốc tế

- Ví điện tử MoMo được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép và quản lý hoạt động, là đối tác chiến lược của 25 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

- Đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế: PCI DSS cấp độ cao nhất; 2FA, SSL/TLS,Tokenization; Bảo mật nhiều tầng khi đăng nhập & thanh toán: mã xác thực OTP, xác thực vân tay/khuôn mặt, tự động khóa ứng dụng và tự động ngăn chặn giao dịch có dấu hiệu gian lận.

- Tiền trong MoMo là tiền thật, được bảo chứng bởi Ngân hàng Vietcombank – Có thể nạp, rút 24/7.

2.2.11 Nạp và rút tiền dễ dàng từ tất cả ngân hàng và điểm giao dịch

- Liên kết trực tiếp với 25 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, ACB, TPBank, VPBank, Eximbank, OCB, VIB, Shinhan Bank, SCB, Thẻ nội địa Sacombank, VRB, BAOVIET Bank, ABBANK, OceanBank, MBBank, PVcomBank, VietCaptial Bank, Nam Á Bank, SHB, Bắc Á Bank, HDBank, SAIGONBANK.

- Nạp tiền từ thẻ ATM nội địa thông qua cổng Napas của tất cả các ngân hàng & thẻ thanh toán quốc tế Visa, MasterCard, JCB.

- Nạp và rút tiền tại các chuỗi điểm giao dịch Circle K, Ministop, Viettel Post, F88, FPT Shop, và hơn 4000 điểm giao dịch MoMo trên toàn quốc. Ứng dụng Ví MoMo hiện nay đã có mặt trên 2 hệ điều hành phổ biến: iOS và Android với hơn 10 triệu người dùng ứng dụng Ví điện tử Là nền tảng thanh toán di động cũng như thúc đẩy nền kinh thanh toán tế không tiền mặt, MoMo mang đến hàng trăm dịch vụ thanh toán, mua sắm chỉ với một chạm.

Thanh toán điện tử - xu hướng thanh toán trong tương lai đã và đang được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới Đặc biệt là Việt Nam - đất nước thân yêu của chúng ta đang chứng kiến mức tăng trưởng trong lĩnh vực ngân hàng điện tử và thanh toán điện tử nhanh hơn so với bất kỳ thị trường nào khác trên thế giới, đặc biệt là các thị trường trong khu vực Số liệu thống kê tình hình kinh tế các nướcAsean năm 2020, cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng người dùng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại cao nhất so với các nước trong khu vực, lên tới73% Ngân hàng cũng là ngành có tỷ lệ chuyển đổi số cao nhất với 51% người dùng thường xuyên và 21% người dùng mới Với những lợi ích đáng kể mà thanh toán điện tử mang lại thì nó ngày càng được ưa chuộng Nhiều chuyên gia nhận định, trong năm 2022, thị trường ví điện tử sẽ cạnh tranh khốc liệt, có thể thúc đẩy các nhà cung cấp ví điện tử sáp nhập thành một vài siêu ứng dụng (super app) hàng đầu trong khu vực và địa phương nhằm thống lĩnh thị trường Không chỉ thế, nhiều siêu ứng dụng và nhà cung cấp dịch vụ thuộc các nhóm ngành kinh tế khác (như thương mại điện tử, bán lẻ và dịch vụ tài chính) cũng sẽ bắt tay cùng hợp tác Và theo dự báo của AppotaPay, thị trường thanh toán không dùng tiền mặt trong 3-5 năm tới sẽ phát triển rất mạnh Trong đó, Ví điện tử sẽ là những dịch vụ mũi nhọn giúp thanh toán không dùng tiền mặt tiếp cận và chiếm lĩnh được tới thị phần rộng lớn còn lại trong bức tranh thanh toán trực tuyến ở Việt Nam Giữa xu thế cạnh tranh khốc liệt của toàn ngành, thương hiệu ví điện tử nào có hệ sinh thái tốt sẽ chiếm lĩnh thị phần, trong khi các ví còn lại không có hệ sinh thái sẽ phải cạnh tranh bằng mọi phương diện Như vậy, thanh toán điện tử ngày càng được yêu thích và trở nên thông dụng trong cuộc sống của chúng ta.

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w